TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)

TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)
TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)

Friday, 6 April 2012

***DIỆU ĐẠO NAN CẦU

                                 
TKN Thích Nữ Chân Liễu

 Ngài Viễn Công nói:  “Trong trời đất thực có những vật dễ sinh. Nhưng, một ngày ấm mà mười ngày lạnh, thì cũng chưa thấy vật nào có thể sinh được. Diệu đạo vô thượng rõ ràng ở nơi tâm, và ngay trước mắt mình, nên cũng dễ thấy được. Song cốt yếu là chí phải bền, làm phải tận lực thì ngay nơi mình, đứng, ngồi cũng có thể mong đợi mà đạt tới được. Nếu một ngày tin, mười ngày ngờ, sớm siêng tối nản, thì không những ngay trước mắt khó mà thấy được, tôi sợ rằng suốt đời cũng vẫn cách xa diệu đạo vậy”. (Thiền Lâm Bảo Huấn - Phẩm Tự Cường).

“Thiền Lâm Bảo Huấn”   là cơ duyên may mắn cho tứ chúng đồng tu, cảm nhận hỷ lạc trong mưa pháp, kiếp sống con người vén được màn vô minh, khổ đau phiền não do sự chiêu cảm từ nhiều đời kiếp luân hồi như được giải tỏa. Trên đời không có cuộc vui nào vui hơn sống trong biển giáo pháp.
Nhân thân nan đắc
Diệu đạo nan cầu.
(Thân người khó được
Diệu đạo khó cầu).
Từ khi được cha mẹ sanh ra, có được thân người đầy đủ trang nghiêm, đó là phước báo thiện lành. Hãy thường tư duy rằng trải qua nhiều đời nhiều kiếp ta mới được nhàn cảnh thân người như vậy. Nhưng đã sanh ra đời thì có khổ, nhờ đau khổ mà ta phát sinh tâm chán lìa sinh tử, kiêu căng tan biến, phát tâm thương xót những chúng sanh trong cõi luân hồi, tự hổ thẹn về việc ác và hoan hỷ làm điều lành.

Tuổi đời càng thêm lớn, chướng duyên, thuận duyên đưa đến càng nhiều, thân tâm có lúc an vui, có lúc phiền não, buồn giận, thương ghét, tự ti, tự tôn, tâm sanh diệt luôn luôn hiện hữu chi phối làm cho con người đôi khi quên mất mình và quên luôn thời gian đang lướt qua trước mắt, khi giật mình thì tóc đã đổi màu, vô thường kề ở bên mình. Tạo thiện nghiệp hay ác nghiệp đều theo luật nhân quả mà thọ sanh. Đường sinh tử luân hồi sáu nẽo không biết về đâu?!


Tâm đại từ đại bi của Đức Phật vì thương xót sự vô minh của chúng sinh mà thị hiện ra đời, để chỉ diệu đạo - con đường vi diệu - ngay trước mắt. Diệu đạo là những gì Đức Phật đã chứng nghiệm và đã trải qua bằng trí tuệ giác ngộ cao thượng của bậc chánh đẳng chánh giác. Diệu đạo không do mong cầu mà có được, cũng không do lễ bái khấn nguyện mà thấy được.


Trong Tăng chi bộ kinh, Đức Phật dạy:
“Ta không dạy ai đến để tin, nhưng đến để thấy và thực hành. Trong cuộc sống ta có thể tự giải thoát cho chính mình. Giải thoát không tự nhiên mà có, cũng không do cầu xin mà được, mà chỉ cần phát triển nổ lực vào trí tuệ. Ta không nên tin một cách mù quáng bất cứ việc gì mà chưa thông qua trí tuệ, phải sáng suốt nhận định một cách rõ ràng đứng đắn rồi mới hành trì. Nếu thấy bình an và hạnh phúc là giải thoát. Nếu thấy trói buộc và phiền não là sai đường”.



Tu theo Phật nghĩa là phải chuyên tâm giữ chánh niệm, không theo tạp niệm, như kẻ đội bát dầu trên đầu, bị người đưa gươm kề cổ dọa sẽ giết chết nếu đổ đi một giọt.


Bản chất thực sự của đời sống, là nguyên nhân sanh đau khổ và nguyên nhân sanh hạnh phúc, người tu thấy rõ bằng mắt rất chân và rất thật, thì khi ấy mới quyết tâm chuyển đổi trở nên con người đạo đức nhằm đưa đến giải thoát cùng tột, đồng thời đem về trạng thái quân bình cho cuộc sống. 


Giây phút hiện tại, chúng ta có thể nhận thức được thực tế cuộc đời không mơ hồ, không mộng tưởng điên đảo, thì sẽ cảm nhận và thấu hiểu được sự chân thật của diệu pháp không còn xa cách nữa, mà ở trong từng hơi thở, trong từng tâm thức vắng lặng vô trụ và vô niệm.


Trong kinh thường nói, chỉ có trí tuệ mới đem đến cho người tu một sự kiên nhẩn bền chí để đi đến giác ngộ và giải thoát mà thôi. Nhu cầu cuộc sống nếu biết đủ, sống thanh đạm, không đòi hỏi nhiều, không tranh chấp hơn thua được mất, thì người tu có rất nhiều thì giờ để tận dụng khả năng nghiên cứu, suy tư học đạo, giữ tâm ý trong sạch. Phụng trì giới luật, trang nghiêm thân tướng, ngày đêm suy nghĩ, sớm hôm thực hành thì không lo gì không thấy được diệu đạo vậy.


Theo như Ngài Viễn Công dạy, nếu như có ngày tu học tinh tấn, có ngày buông xuôi trì trệ, bản tánh dễ duôi, khiến con người rơi vào tình trạng giãi đãi, mất hết năng lực tự tin về mình, hiện tượng vọng tâm vọng niệm xấu ác, ganh tị đố kỵ sẽ xâm nhập và quấy nhiễu chế ngự người tu một cách dễ dàng. Diệu đạo suốt đời khó gặp, thật uổng phí một đời tu!


Khi bước trên đường đạo, chúng ta mang nhiều nghiệp bất tịnh của luân hồi cho nên hành động từ thân, khẩu, ý tha hồ tạo tác.  Do đó khi chuyển thân trên bước đường tu hành thường rơi vào trạng thái mê và tỉnh, thiện và ác lẫn lộn. 

Cho nên không phải xấu tốt ở bên ngoài không thôi, mà xấu tốt thiện ác nằm thật sự ở ngay trong tâm, biết xấu hổ, sợ quả báo, tâm an tịnh, siêng năng đem an vui cho mình và cho người, nhận thức sớm được chừng nào thì “diệu đạo” ngay trước mắt. 


Để giúp hành giả tiến đến đời sống thánh thiện và trọn lành vi diệu trên đường tu, Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni ban truyền các giới luật cao thượng. Giới luật mới nghe qua chừng như một sự răn cấm khắt khe, đầy những điều kiện khó khăn, nhưng khi thấu hiểu và cố gắng sống với thân tâm một cách chân thành và thực sự, thì giới luật giúp ích cho người tu rất nhiều. 


Khi ấy, giới là người bạn đạo chân thật, là phương pháp thực tập chánh niệm hữu hiệu nhất, là sự bảo vệ an lành nhẹ nhàng trong sáng của thế giới tuyệt đẹp, mà người tu theo Phật được thừa hưởng, như một chuỗi ngọc vô giá sáng ngời trí tuệ của Bồ tát Quán Tự Tại cúng dường Bồ Tát Quán Thế Âm trong phẩm “Phổ Môn” vậy.


Tóm lại, an lạc thay khi sống trong pháp vị, thật sự buông bỏ những lo âu phiền muộn, mưa pháp cam lồ liên tục đã nuôi dưỡng pháp thân huệ mạng. Phước báo thay tứ chúng đồng tu, đều hoan hỷ vì thấm nhuần được sự lợi ích khi đem vào cuộc sống tỉnh tu hằng ngày ở nơi trụ xứ. Mưa pháp làm hạt giống Phật tánh ở nơi mỗi người từ lâu bị chôn vùi khô cạn, nay như được nẩy mầm, đâm chồi kết lộc.


“Qua lẽ tuần hoàn của vũ trụ, sự vật có trải qua sự nghiêm khắc của mùa đông, khi sức sống trỗi dậy, trăm hoa đua nở, cây cỏ xanh tươi, mới thấy ánh xuân đầm ấm là quí. Tất cả hiện tượng tốt xấu của xã hội đều do tâm chúng ta sáng tạo. Chúng ta phải có tinh thần tự chủ. Tự thân chúng ta, luôn luôn phải thúc liễm, phải tỉnh thức, phải trong sạch hóa tâm hồn, hành động, nói năng, suy nghĩ, mới có thể đem lại lợi ích cho tha nhân, cho quốc gia, cho cộng đồng và cho nhân loại”.


Đối trước mười phương chư Phật, chư Bồ Tát, chư Hiền Thánh Tăng, con xin chắp tay đảnh lễ, chí thành cầu khẩn các Ngài trụ thế lâu dài và hãy vì chúng sanh đau khổ mê mờ mà đốt lên ngọn đuốc chánh pháp. []

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
TKN Thích Nữ Chân Liễu

                                               


Trí Tuệ Bát Nhã
khác với
Trí Tuệ Thế Ggian.

Trí Tuệ Thế Gian giúp con người đạt được trí thức trên đời, trở thành bác học, tiến sĩ, kỷ sư, bác sĩ, kts, luật sư, nhà văn, nhà báo, nhà thơ, nhà nghiên cứu, nói chung là trí thức thế gian.

Trí Tuệ Thế Gian có công năng giải quyết những nhu cầu vật chất, tiện nghi, phương tiện, trong đời sống hàng ngày, được thoải mái hơn, cao cấp hơn, sung sướng hơn.

Nhưng con người vẫn bị phiền não khổ đau trói buộc, dù con người hưởng thụ ở cấp bậc tột cùng trong thế gian, như vua chúa, các đại tỷ phú gia.

Còn chữ «Bát Nhã Tâm Kinh», nói đủ phải là: «Ma ha Bát nhã ba la mật đa tâm kinh», Mahàprajnàpàramità, nghĩa là bộ kinh Đại Bát Nhã gồm mấy trăm quyển, thu gọn thành bài kinh 292 chữ, thường đọc tụng trong các khóa lễ, có công năng chỉ rõ Trí Tuệ Bát Nhã - mà con người muốn tu giải thoát, nhất định phải đạt được.

Đạt được bao nhiêu phần, giải thoát bấy nhiêu phần. Đạt được toàn phần, viên mãn, giải thoát toàn phần, tức niết bàn - mà đức Phật đạt được ngay cội bồ đề, trên trái đất này - không cần đợi vãng sanh tây phương cực lạc (chết).

Như vậy Bát Nhã Tâm Kinh (heart sùtra-metta sutta) là bản kinh chỉ rõ thế nào là Tâm, thế nào là Trí Tuệ  (bát nhã).

Đạt được cứu cánh niết bàn này, con người sẽ không còn sợ hãi (vô hữu khủng bố), không còn mơ hồ điên đảo (viễn ly điên đảo mộng tưởng), đời sống hiện nay sẽ an nhiên tự tại, ngay trên thế gian này, ngay trong đời sống kiếp này.

Thực ra, vấn đề còn rộng lớn lắm, mấy dòng tâm sự này với các bạn không thấm vào đâu.

Cho nên, đính kèm bài viết  « Bát Nhã Tâm Kinh » để các bạn tham khảo thêm. Bài này chúng tôi viết hơn 20 năm nay, khi còn tu dưới hình thức cư sĩ tại gia, đã xuất bản thành tập sách nhỏ gọn, nay có nhiều điểm cần bổ túc, nhưng chúng tôi chưa có thời gian và chưa đủ duyên, mong các bạn cảm thông.

Kính chúc tất cả quí bạn hiền Trường Đại Học Kiến Trúc Saigon ngày xưa được vạn an và cư trần lạc đạo. []
Ban Biên-Tập PHTQ.CANADA


Thiện hay Ác

Theo từ điển, ác có nghĩa là hành động, lời nói hay ý nghĩ xấu, thường gây tai họa, đau khổ cho chính mình, cho người khác, hoặc cho cả hai, khiến người lánh xa, không ưa thích, có tác dụng xấu, bất lợi, đem đến hậu quả khó lường. Thiện có nghĩa là hành động, lời nói hay ý nghĩ tốt, thường đem lại an vui, hạnh phúc cho chính mình, cho người khác, hoặc cho cả hai, khiến người thương mến, thích thân cận, có tác dụng tốt, đem đến kết quả mong đợi.

Tuy nhiên ranh giới giữa thiện và ác lắm khi không rõ rệt, có thể dễ bị hiểu lầm. Chẳng hạn như một vị thầy dạy văn, dạy võ, dạy nghề hay dạy đạo, thường hay quở trách, la rầy học trò, xem qua có vẻ ác nhưng thực chất là việc thiện lành, vì đem lại tương lai cho đệ tử.

Trái lại, có người ăn nói nhỏ nhẹ, vui vẻ, hành động dễ cảm tình, trông qua có vẻ thiện, nhưng thực chất là việc xấu ác, vì làm hư người khác, dụ dẫn người khác vào chỗ sa đọa, mất hết tương lai. Sách có câu: Giáo đa tất oán. Ngọt mật chết ruồi, chính là nghĩa đó. Như vậy, muốn xét thiện hay ác, còn phải xét xem tâm con người muốn gì, khi hành động, nói năng hay suy nghĩ với mục đích gì. Người ngoài cuộc phê bình, phán xét đôi khi không chính xác, nên thận trọng.  Làm sao biết rõ việc nào thiện, việc nào ác.  Có những điều mà ở thời buổi này, địa phương này, tôn giáo này, xã hội này cho là điều thiện; ở thời buổi khác, địa phương khác, tôn giáo khác và xã hội khác cho là điều ác. []

BBT.PHTQ.CANADA
(trích phtq số 19 PHẬT ĐẢN 2012)



 Nhất Dạ Hiền Giả:
                
 Quá khứ không truy tìm

Tương lai không ước vọng.

Quá khứ đã đoạn tận,

Tương lai lại chưa đến,

Chỉ có pháp hiện tại

Tuệ quán chính ở đây.

Không động không rung chuyển

Biết vậy nên tu tập,

Hôm nay nhiệt tâm làm,

Ai biết chết ngày mai?

Không ai điều đình được,

Với đại quân thần chết,

Trú như vậy nhiệt tâm,

Đêm ngày không mệt mỏi,

Xứng gọi Nhứt dạ hiền,

Bậc an tịnh, trầm lặng.


ÂN OÁN CÕI ĐỜI

AN TÂM (HT THIỆN SIÊU)

BẤT TÙY PHÂN BIỆT

BÀN VỀ THIỆN VÀ ÁC

BÀI HỌC BỔ ÍCH