TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)

TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)
TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)

Sunday, 17 August 2014

Đọc Chuyện Thiền: TÂM PHẬT THẤY PHẬT - AI GANH TỊ ĐỐ KỴ AI?



Tôi mong tất cả Tăng Ni là người lãnh đạo Phật tử, quí vị đi và dẫn dắt Phật tử cùng đi đúng theo con đường đức Phật đã đi.
Đừng đi sai, đừng đi lệch, uổng một đời tu, không biết mai kia có gặp lại Phật pháp không?
Làm sao chúng ta đứng vững và luôn luôn không bị những luồng gió nhơ nhớp của thế gian
làm lem luốc,
phải trong sạch vững vàng trên con đường đạo. Đó là chỗ tha thiết mong mỏi của tôi.
HT Thích Thanh Từ
lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll


VP. PHAT-HOC TINH-QUANG CANADA

http://phtq-canada.blogspot.ca/2014/08/oc-chuyen-thien-ai-ganh-ti-o-ky-ai-tam.html

Đọc Chuyện Thiền: TÂM PHẬT THẤY PHẬT

AI GANH TỊ ĐỐ KỴ AI? 

Một hôm Tô Đông Pha đến chơi chùa, cùng ngồi thiền với nhà sư, trong khi ngồi thiền thấy an lạc xuất hiện. 
Xả thiền xong, Tô rất vui vẻ hỏi nhà sư:
- Ngài thấy tôi ngồi thiền như thế giống cái gì?
- Trông ngài giống như Đức Phật.
...
Tô nghe thế vui lắm. Thiền sư hỏi lại: 
- Thế ngài thấy tôi ngồi thiền giống cái gì? 
Tô đáp:
- Trông ngài ngồi thiền giống 1 đống phân bò.
Thiền sư nghe thế cũng hứng chí lắm.
  ===================
Tô Đông Pha cười suốt dọc đường về, nghĩ bụng hôm nay ta đã thắng lão hòa thượng đó 1 phen rồi.  Bị ta nói là đống phân bò mà không bẻ lại được câu nào cả.  Tô về khoe với em gái Tô tiểu muội:
 - Hôm nay anh đã qua mặt được lão sư già đó rồi.
Tô tiểu muội hỏi chuyện gì, Tô Đông Pha hào hứng kể lại.
Tô tiểu muội cười ầm lên, Tô Đông Pha càng hào hứng.
Tiểu muội nói: 
-Muội cười là cười huynh đó, huynh lại thua lão hòa thượng ấy rồi.
Tô ngạc nhiên hỏi thế nào. Tiểu muội đáp:
- Tâm lão hòa thượng là tâm Phật, nên thấy huynh cũng giống như Phật. Còn tâm của huynh thì toàn phân bò nên huynh thấy hòa thượng như đống phân bò thôi. Tâm huynh như thế làm sao mà bằng được tâm lão hòa thượng.
 lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll
On Thursday, August 14, 2014 5:20 PM, Nguyen Phuong Thao wrote:
 Quí ĐH có biết ai viết chuyện này chăng? và viết với mục đích gì?

lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll
 2014-08-14 20:17 GMT-04:00 Nien Vo
On Friday, August 15, 2014 1:04:33 AM, Nien Vo wrote: 
Xin ĐH vui lòng cho biết xuất xứ của bài viết và ý tưởng của bài viết này. Bạn bè chuyển đến không thấy ghi tác giả của bài. Sau khi đọc xong nội dung của bài, tôi nhận một điều là: tư tưởng biểu lộ ra lời nói và lời nói sẽ dẫn đến hành động. Lời nói của Tô Đông Pha chứng tỏ tư tưởng còn quá thấp kém và ganh tỵ nhỏ nhen, đi ngược lại tiếng tăm của Ông ta. Vị sư tư tưởng thoát tục, Ông cười Tô Đông Pha ở chỗ tâm còn quá thấp kém.  Tâm trong sáng, ý nghĩ và lời nói nhẹ nhàng thanh cao, ngược lại thì tâm không thể nào thanh thoát được. Ý nghĩ của tôi về bài viết này.
Lúc trai trẻ tôi lo cầm súng chống cộng. Quân đội tan rã tôi nằm trong trại cải tạo nhiều năm.
Qua Mỹ tôi có đến vài chùa.  Nhìn sinh hoạt của những nơi tôi đến, tôi cảm thấy lòng không vui.
Từ đó tôi chỉ đọc những bài vở, kinh sách.  Những bài của Thầy Thích Chân Tuệ rất hay, tôi rất quý, thường đọc và chuyển cho bạn bè. 
Lúc mới vào trại cải tạo, tôi có ăn ngủ chung cùng các thầy Tuyên Úy Phật Giáo, xem nhau như bạn. 
Lời ăn tiếng nói, cách xử sự khác xa một số vị bây giờ, tại Mỹ. 
Dù ăn ở chung cùng các vị Tuyên Úy, nhưng không ai dám hé môi nói chuyện đạo vì luôn luôn có antenne rình rập nghe ngóng để báo cáo.  Vì vậy sự hiểu biết về Phật Pháp của tôi gần như không có.
Kính mong được giảng giải. 
Chân thành cảm tạ.
lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll
FRIDAY 15/08/2014
Kính quí ĐH,
Rất cám ơn tôn ý của quí ĐH.
Bài viết này của một vị sư muốn đả phá thiền tông, ngồi thiền nhưng tâm tư còn muốn hơn thua về "hình tướng" bên ngoài. 
Nghĩa là tâm tư còn quá thấp kém.
Vị này ganh tỵ với giới cư sĩ tại gia, thực chất tu tập giỏi hơn ông ta nhiều, cho nên ông ta viết ra bài này để miệt thị giới tại gia (tâm Huynh sao bằng tâm Lão Hòa thượng được).
Nhiều người tưởng lầm là bài viết dạy đạo, bởi xem lướt qua, bài viết có vẻ như triết lý thiền tông. Chánh tà cách nhau chỉ sợi tơ.
Bài này lại hợp với đại đa số, tâm tư còn thấp kém, khen mình khinh người, cho nên được truyền tụng cho đến nay.
Vị sư này nếu thực sự "tư tưởng thoát tục" thì không thể khởi tâm "chê cười" bất cứ ai, cũng không thể "hứng chí" trong mọi hoàn cảnh. 
Hơn nữa, một vị học giả, thiền sư như Tô Đông Pha,
không thể cạn cợt nói lời phỉ báng vị thiền sư kia ngồi thiền
như đống phân bò.
Quá thô tháo đến mức vô giáo dục.
Có thể vị sư muốn nói rằng Tô Đông Pha "thử" nhà sư trụ trì,
nhưng nếu thế thì Tô Đông Pha không thể khởi tâm hơn thua với vị đó được. Chẳng qua là tác giả hư cấu câu chuyện thiền còn quá kém về lý thiền, lại muốn viết bài dạy về thiền.
Đáng tiếc thay.
Bài viết muốn nêu lên tu thiền thì không chấp những thô tháo bên ngoài của người khác, chỉ nhận được những ngụ ý bên trong sự việc.
Tóm lại, bài viết này có thể dùng dạy đạo cho đại đa số căn cơ bước đầu, nhưng nếu người đọc "hứng chí" như nhà sư kia thì kết quả hỏng bét.
Nhân đây cám ơn quí ĐH chia xẻ rất chính xác:
bên trong tâm tư (ý) của con người khó nhận thấy. Chỉ cần xem lời ăn tiếng nói (khẩu) và cách xử sự (thân) hàng ngày.
Thân Khẩu Ý là tam nghiệp, người tu tập cần thanh tịnh.
Vài hàng trao đổi để cùng nhau học hỏi thêm trên bước đường
tu học và tu tập, kính mong quí ĐH hoan hỷ.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Kính thư,
Tỳ-Khưu Thích-Chân-Tuệ
Ghi chú thêm: Bài viết được chuyển tới quí ĐH lần này, người chuyển đã sửa một chút, đó là bỏ tên vị lão sư Phật Ấn, trụ trì chùa. Tam sao thường thất bổn.
Cho nên, đối với Phật giáo, người muốn tu tập thực sự, nên cẩn thận với Phật giả, Pháp giả và Tăng giả.
lllllllllllllllllllllllllllllllllllllll 
On Sunday, August 17, 2014 12:02:32 PM, Nien Vo wrote:

Kính gởi

Thầy Thích Chân Tuệ,

Chân thành cảm tạ Thầy đã giảng cho ý nghĩa của bài viết, không ngờ bên trong lại có nhiều ẩn ý như vậy. Tôi năm nay 77 tuổi, có bạn đã 80 hơn đều có chung ý nghĩ là càng già càng nông cạn và ý nghĩ càng thu hẹp, không có được những ý nghĩ sâu xa và rộng rãi. Nếu không có sự giải thích của Thầy chắc không ai nghĩ ra được ẩn ý của bài viết.

Một lần nữa xin cảm tạ Thầy, kính chúc Thầy được nhiều sức khoẻ và an lạc và mong được học hỏi thêm những tư tưởng hay và những bài viết hướng dẩn cuộc sống thực tế, tránh được những cám dỗ mê tín.
Chân thành cảm tạ Thầy .
Niên Võ
llllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll
SUNDAY 17/8/2014
Kính quí ĐH,
Quí ĐH tuy nhiều tuổi nhưng vẫn tích cực tìm hiểu chánh pháp.
Đó là điểm hiếm thấy. Đó chính là phước báu. Nhiều người thụ động bình yên cho qua ngày. Những ý sâu xa này không thể phổ biến chung chung được, phải tùy cơ.
Nếu quí ĐH thích, xin cho địa chỉ bưu điện, VP. PHTQ. CANADA
sẽ kính gửi Tập san PHTQ.26 (Vu Lan) vừa phát hành,
có nhiều bài viết hữu ích.
Kính chúc quí ĐH cùng quí bửu quyến vạn sự cát tường.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Kính thư,
Tỳ-Khưu Thích-Chân-Tuệ
lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll