TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)

TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)
TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)

Monday, 23 October 2017

Đạo Phật Là Đạo Giác Ngộ -Tôn Giáo Là Mê Tín & Gạt Gẫm


TÔN GIÁO LÀ MÊ TÍN - NHỒI SỌ -
GẠT GẪM TÍN ĐỒ U MÊ
SATURDAY 2016.6.18
Các bài viết có đăng trong
 Đặc sắc nghi lễ ban phước cho vũ khí của Quân đội Nga
rải nước thánh dõm - bọn giặc nhà thờ cuồng tín - lưu manh - độc ác - gạt gẫm - mê tín dị đoan -
Đặc sắc nghi lễ ban phước cho vũ khí của Quân đội Nga - Ảnh 6.
Ý NGHĨA LỄ CẦU NGUYỆN

TÔN GIÁO LÀ MÊ TÍN VÀ GẠT GẪM

- Nếu ai cầu cũng được như ý, thế giới sẽ loạn, nhân sanh đảo điên. Không làm việc cầu giàu có. Không tu hành cầu vãng sanh. Không học hành cầu đỗ đạt. Các bên thù nghịch cầu nguyện đối phương biến mất. Trái đất chỉ còn thú vật, đất đá, cây cỏ! 
Đó là thảm họa của sự cầu nguyện phi chánh pháp!

- Trong chiến tranh thế giới 1 và 2, hai phe lâm chiến đều làm lễ cầu nguyện long trọng, xin Thượng đế giúp phe mình chiến thắng đối phương. Thượng đế bèn nghe theo lời cầu nguyện này, nên hai phe đều tả tơi thê thảm.  
Đó là thảm họa của sự cầu nguyện phi chánh pháp!



SATURDAY 2017.3.04
Kính thưa Quí Vị độc giả bốn phương,
Hôm nay VP.PHTQ.CANADA bàn về vấn đề tu hành đạt đạo là thế nào?
Các vị Cao Tăng khi nhập diệt (chết) phải như thế nào mới gọi là đạt đạo theo quan niệm của bá tánh?

Bá tánh trên thế gian thường thích chuyện thần thông, phép lạ, kỳ dị.
Chẳng hạn như:
làm phép cứu người chết sống lại, hô phong hoán vũ, trục hồn ma quỉ nhập xác
Chẳng hạn như:
đi qua sông nước bằng chân không, biết chỉ chỗ chôn hài cốt của người chết,
lạy tượng phật ngọc què cũng chạy được,
cầu nguyện van xin đức mẹ hay bồ tát quán âm bệnh gì cũng hết
Chẳng hạn như:
tượng đức mẹ khóc chảy máu mắt, chúa hiện ra trên vách tường,
bồ tát quán âm hiện ra trên mây,
tượng bồ tát quán âm từ biển Phú Yên ngoi lên, phù hộ dân làm ăn giàu có,
trị bá bệnh
Chẳng hạn như:
giáo chủ các tôn giáo phải có hào quang, đi trong đêm không cần đèn đuốc.
Chẳng hạn như:
giáo chủ bị đóng đinh chết thảm, hồn xác máu me bay thẳng lên trời và ba ngày sau sống lại.
Chẳng hạn như:
giáo chủ khi chết phải đứng hay ngồi kết già, hương thơm xông khắp phòng, chân tay mềm mại gọi là thoại tướng tốt
Chẳng hạn như:
cả đời không tắm, ngồi bàn chông, ngồi chảo dầu sôi.
(xem hình cuối trang)
Tất cả những chuyện tưởng tượng trên, các nhà ảo thuật đều làm được, nghĩa là các chuyện giả, gạt gẫm mắt thế gian, chứ không thật.

Nên nhớ rằng:
khi đức Phật thành đạo nơi cội bồ đề, ngay trên thế gian này, thân tướng bên ngoài không có gì khác lạ.
Cho nên, khi đức Phật đi đến chỗ năm anh em Kiều Trần Như, không ai thèm tiếp.
Đến khi đức Phật thuyết giảng bài pháp đầu tiên,
Năm anh em Kiều Trần Như
giác ngộ liền đảnh lễ xin thụ giáo, làm các vị đệ tử đầu tiên.
Các vị đệ tử của đức Phật tự tu tự chứng.
Khi nghiệp quả, nghiệp báo (gọi chung là quả báo) của từng cá nhân xảy đến,
đức Phật không cứu được
và chẳng có vị đệ tử nào than khóc, hay van xin, cầu khẩn đức Phật.
Do đó, người đắc đạo, đạt đạo hay thành đạo là người chuyển hóa được nội tâm.
Những người thân cận hay bá tánh chỉ cảm nhận được khi người đắc đạo:



bọn giặc nhà chùa hay bọn giặc nhà thờ
là bọn ngu dốt đội lốt tu sĩ
bọn này không thông giáo lý - không hiểu chánh pháp
bọn lưu manh này sinh sống kiếm tiền
bằng cách truyền bá mê tín dị đoan - bất chấp thủ đoạn -
bày đủ trò cúng kiến - lễ lạy - ban phép thánh
bọn tu sĩ này cũng là con người làm sao có phép thánh
bọn này bị bệnh cũng phải uống thuốc,
đi bệnh viện
hết thuốc chữa, bọn này cũng ra nằm nghĩa địa hay vô lò thiêu
bọn này phạm pháp cũng bị kết án bỏ tù
bọn này súng bắn cũng chết
bọn này xe cán không chết cũng bị thương
có gì gọi là phép lạ - phép thánh đâu
tin bọn này là ngu
bọn này tâm địa độc ác dã man
không kể sanh mạng bá tánh, tín đồ, tín hữu.



----- Forwarded Message -----
From: AnhKiet Le leanhkiet482@gmail.com
To: tuoitreVN@yahoogroups.com
Cc: tanthichnhu18@yahoo.com ; VP. PHẬT-HỌC TỊNH-QUANG CANADA ; VP.PHTQ_CANADA@yahoo.ca ; VP.PHTQ.CANADA.2016@gmail.com ; SAIGON_diendan@yahoogroups.com ; DAKAO@yahoogroups.com ; testing2k@yahoogroups.com ; bao_chi@yahoogroups.com ; tintuc_haingoai@yahoogroups.com
Sent: Wednesday, October 25, 2017, 11:09:50 PM EDT
Subject: Re: [tuoitreVN] BÁ TÁNH U MÊ - SƯ SÃI GẠT GẪM : giải thích qua đức tin nơi thượng đế = dân chúng mất tin tưởng [2 Attachments]

tôn giáo là ma túy đó.

2017-10-25 21:12 GMT-05:00 'VP. PHAT-HOC TINH-QUANG CANADA' cutranlacdao@yahoo.com [tuoitreVN] <tuoitreVN@yahoogroups.com>:


Đạo Phật Là Đạo Giác Ngộ

Đạo Phật là đạo của con người.
Đức Phật ra đời vì muôn loài,
trong đó chủ yếu là loài người.
Cho nên mọi hành động của Ngài đều nhắm đến con người.
Đạo Phật dạy chúng ta phải thấy được Chân Lý, đạt được lẽ thực,
nên nói tới đạo Phật là nói tới Đạo Giác Ngộ.
Tôi nhấn mạnh lại:
Đạo Phật là Đạo Giác Ngộ chớ không phải đạo của Lòng Tin.
Lâu nay chúng ta nhìn đạo Phật có vẻ huyền bí nhiều quá, mà đã huyền bí thì tăng trưởng lòng tin chớ không tăng trưởng trí tuệ.
Chúng ta theo đạo Phật là để tìm cầu sự giác ngộ, mà muốn được giác ngộ thì
phải vào đạo bằng trí tuệ,
bằng cái nhìn đúng như thật, chớ không thể nhìn khác hơn được.
Phật tử khi bước chân vào đạo Phật,
quý vị thấy Phật có dạy chúng ta điều gì huyền bí mầu nhiệm không?
Phật dạy chúng ta toàn những sự thật.
Ví dụ
Phật tử tại gia, Phật dạy phải giữ năm giới, rõ ràng có gì cao siêu huyền bí đâu, chỉ là những lẽ thực.
Nếu chúng ta sống giữ được như thế thì
mình là một con người tốt,
hiện tại gây ảnh hưởng tốt với gia đình xã hội,
mai kia cũng được sanh nơi tốt.
Đó là lẽ thực chớ không có gì huyền bí cả.
Bởi vì Đức Phật là một con người thực,
chứng nghiệm lẽ thực,
cho nên những gì Ngài nói cũng là lẽ thực. []


On Sunday, October 22, 2017, 10:34:36 PM EDT, tan thichnhu tanthichnhu18@yahoo.com wrote:

Nếu không có lòng tin thì làm sao giác ngộ . Trong kinh Kim Cang nói :
"tín tâm thanh tịnh tắc sanh thực tướng"
quý vị nghĩ sao ?
Đã gửi từ iPhone của tôi

Ngày 23 thg 10, 2017, vào lúc 07:13, 'VP. PHAT-HOC TINH-QUANG CANADA' cutranlacdao@yahoo.com [DiendanDanToc] DiendanDanToc@yahoogroups.com; viết:



---- Forwarded Message -----
From: 'VP. PHAT-HOC TINH-QUANG CANADA' cutranlacdao@yahoo.com [testing2k]
To: tan thichnhu tanthichnhu18@yahoo.com
Cc:
Sent: Monday, October 23, 2017, 9:38:29 AM EDT
Subject: [testing2k] Re: [DiendanDanToc] Đạo Phật Là Đạo Lòng Tin

Quí vị hiểu thế nào là tín tâm thanh tịnh chăng?
thế nào là thực tướng chăng?
thực tướng là gì mà có thể sanh?
Quí vị có lòng tin kiểu nào để giác ngộ?
giác ngộ cái gì?

VP.PHTQ.CANADA
llllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll


Giác Ngộ và Giải Thoát
TK Thích-Chân-Tuệ

Trên thế gian này, đạo Phật đã có mặt hơn hai ngàn năm trăm năm lịch sử, khởi thủy từ Á châu truyền sang Âu châu và hiện nay đang phát triển mạnh mẽ tại Mỹ châu và Úc châu. Song song với đà phát triển của khoa học hiện nay, dân chúng ở các xứ văn minh và tiến bộ đang dần dần mất sự tin tưởng nơi các tôn giáo chủ trương thần quyền, thiếu căn cứ khoa học, giải thích mọi sự mọi việc qua đức tin nơi thượng đế mà thôi. Cùng với sự phát triển của khoa học, dân chúng ở các quốc gia Âu Mỹ Úc ngày càng đối diện với các khủng hoảng tinh thần, do nhiều áp lực, nhiều khó khăn, dồn dập xảy ra trong cuộc sống hằng ngày. Khoa học ngày càng đáp ứng tối đa các nhu cầu, những tiện nghi vật chất của con người. Trong khi đó, các tôn giáo hiện diện tại đây từ trước, không đáp ứng được những nhu cầu tinh thần, những vấn đề tâm linh của con người.

Cho nên, dân chúng ở các quốc gia Âu Mỹ Úc đã và đang hướng về tìm hiểu giáo lý của đạo Phật và thực hành những lời dạy của Ðức Phật trong đời sống hằng ngày. Từ đó, họ tìm được sự an lạc và hạnh phúc, ngay trong đời sống đầy dẫy những bất trắc và phiền não khổ đau. Họ phát tâm tu tập một cách tích cực, dưới nhiều hình thức, tu sĩ hay cư sĩ tại gia, họ viết sách, dịch kinh Phật Giáo để phổ biến cho mọi người cùng hiểu biết, để được giác ngộ và giải thoát. Nghĩa là họ đến với đạo Phật bằng trí tuệ, chứ không phải chỉ bằng niềm tin mà thôi.

Trong Kinh A Hàm, Ðức Phật có dạy:
"Tin tưởng Như Lai mà không hiểu Như Lai,
tức là phỉ báng Như Lai vậy".

Nghĩa là nếu chúng ta đến với Như Lai, tức là đến với Ðức Phật chỉ bằng niềm tin, chỉ biết tin tưởng Ðức Phật như là một vị giáo chủ đầy quyền năng, có thể ban phước như lời cầu nguyện của chúng ta, có thể ban cho chúng ta và gia đình một cuộc sống bình an, như ý, mà không chịu học hiểu giáo lý, tìm hiểu những lời dạy của Ðức Phật, để áp dụng vào đời sống hằng ngày, tức là chúng ta phỉ báng Ðức Phật. Tại sao vậy?

Bởi vì, nếu cầu nguyện, khấn vái, van xin, nhưng không toại nguyện, không công hiệu, không hữu hiệu, không hiệu quả, không kết quả như ý hoặc không có được đáp ứng gì cả, chúng ta sẽ nghĩ là Ðức Phật không linh thiêng, niềm tin không còn, dễ theo ngoại đạo.

Chắc chắn ai ai cũng biết: cuộc đời của các vị giáo chủ của các tôn giáo trên thế gian này đều không có bình an một cách tuyệt đối, theo cái nhìn tầm thường của chúng ta, các vị vẫn gặp chuyện bất trắc, vẫn bị người khác nhục mạ, vu cáo, ám sát, bỏ tù, xử án, kết tội, thậm chí giết chết thê thảm như một tội phạm hình sự! Như vậy, các vị giúp chúng ta được như ý, như lời cầu nguyện, khấn vái, van xin của chúng ta bằng cách nào? Cuộc đời của Ðức Phật cũng gặp những chuyện như vậy, cũng trải qua các giai đoạn của cuộc sống như mọi người khác trên thế gian: sanh, già, bệnh, chết.

Như vậy, Ðức Phật cứu khổ thế gian này bằng cách nào? Bằng hình thức ban phước theo lời cầu nguyện, van xin chăng? Bằng cách cứu độ cho những ai thờ phượng chăng? Bằng cách cứu độ cho những ai tụng vài thời kinh, niệm vài câu A Di Ðà Phật, hay đọc vài bài chú chăng?

Trong Kinh Pháp Cú, Ðức Phật có dạy:
"Hãy tự thắp đuốc lên mà đi, thắp lên ngọn đèn chánh pháp".

Nghĩa là tất cả chúng ta hãy tìm hiểu giáo lý của Ðạo Phật một cách tường tận, rồi áp dụng vào đời sống hằng ngày. Hãy đem ngọn đuốc trí tuệ của mình mồi với ngọn đuốc Chánh Pháp, để được giác ngộ và giải thoát, để được an lạc và hạnh phúc ngay hiện đời. Ðức Phật Thích Ca đã trải qua những tháng năm tu tập và giác ngộ ngay dưới cội cây bồ đề, trên thế gian này. Sau đó, Ðức Phật sống trọn cuộc đời, trong cảnh giới an lạc và hạnh phúc, tự tại và giải thoát, dù cho cuộc đời cũng gặp những sóng gió khó khăn, nhưng Ðức Phật không cảm nhận phiền não và khổ đau như tất cả chúng sanh khác.

Vì tâm đại từ đại bi, thương tất cả chúng sanh trầm luân trong sanh tử, Ðức Phật đem Chánh Pháp, là những điều Ngài đã giác ngộ được, giảng dạy trong nửa thế kỷ, ví như để lại những bản đồ cho tất cả chúng sanh biết con đường, biết phương pháp tu tập. Bất cứ ai áp dụng đúng đắn, kiên trì, đều được giải thoát khỏi vòng sanh tử luân hồi.

Toàn bộ Chánh Pháp của Ðạo Phật nhằm mục đích chỉ rõ cái khổ của cuộc đời, nguyên nhân gây ra đau khổ, tiếp theo chỉ rõ cảnh giới niết bàn tịch diệt và con đường dẫn chúng ta đến cảnh giới an lạc đó.

Trong kinh sách gọi đó là "Tứ Diệu Ðế", gồm có: khổ, tập, diệt, đạo.

Ðó chính là cách Ðức Phật cứu độ chúng sanh, ban phước cho chúng sanh vậy.

Do đó, chúng ta hãy tìm hiểu:
Tứ Diệu Ðế là gì?
Ðức Phật đã giác ngộ điều gì và giải thoát như thế nào?

1) Ðiều trước tiên Ðức Phật giác ngộ: cuộc đời là khổ. Thực vậy, chúng ta ai ai cũng đều công nhận cuộc đời "khổ nhiều vui ít". Những niềm vui trong cuộc sống thực là hiếm hoi. Trái lại, những điều phiền não, đau khổ, bất trắc, bất như ý, bất toại nguyện thì quá nhiều. Ngoài cái khổ vì thiếu ăn, thiếu mặc của những người nghèo đói do thiếu phước báo, cái khổ đến với mọi người trên khắp thế gian, không phân biệt già, trẻ, lớn, bé, nam phụ lão ấu, địa vị, học thức, giàu nghèo, địa phương, sắc tộc, tôn giáo, vua chúa hay thường dân, đời này hay đời trước. Cái khổ chung của tất cả mọi người trên thế gian đó là những gì?

Ðó chính là chúng ta khổ vì: sanh, già, bệnh, chết. Chúng ta khổ vì sanh ra trong cuộc đời dẫy đầy những chuyện bất như ý, khó khăn, đấu tranh, sóng gió và gian nan, vì tuổi già sức yếu, đi đứng khó khăn, vì bệnh hoạn đau đớn triền miên, vì cái chết đến bất ngờ, không như ý. Chúng ta muốn được luôn luôn bình an, trẻ mãi không già, khỏe mãi không đau, sống mãi không chết, nhưng nào có ai được như vậy đâu?

Chẳng những chúng ta khổ vì sanh, già, bệnh, chết, chúng ta còn khổ vì xa lìa người thân thương, vì gặp những người không ưa, những kẻ oán thù, vì cầu nguyện, van xin nhiều quá, mà chẳng được gì, vì ngũ ấm xí thạnh, nghĩa là cái thân xác ngày một to béo nặng nề một cách khổ sở, và quan trọng hơn, chúng ta khổ vì cái vọng tâm điên đảo đảo điên, cái vọng tưởng lăng xăng lộn xộn, thay đổi từng giây từng phút, không lúc nào ngừng nghỉ, ví như con vượn chuyền cây, như con ngựa chạy rong, như con trâu giẫm đạp lúa mạ của người.

Cái tâm ý điên đảo đảo điên, cái vọng tưởng lăng xăng lộn xộn, tạo tội tạo nghiệp này, là nguyên nhân chính dẫn chúng ta vào vòng sanh tử luân hồi.
Làm sao hàng phục và an trụ được cái tâm ý này chính là trọng tâm của đạo Phật.

Trong kinh A Hàm, Ðức Phật có dạy:
"Cuộc đời là biển khổ,
Nước mắt chúng sanh nhiều hơn bốn biển lớn".

Cuộc đời đầy dẫy những chuyện khổ đau, chúng sanh chìm đắm trong biển khổ, khiến cho nước mắt trong nhiều đời nhiều kiếp có thể so sánh với nước bốn biển lớn. Con người mãi mê đấu tranh, giành giựt, hận thù, bon chen, hơn thua trong cuộc sống, do lòng tham lam, sân hận, si mê, mà quên đi những khổ đau, cho đến khi nhắm mắt lìa đời, cũng chưa giác ngộ được. Ðó là nguyên nhân dẫn dắt chúng ta vào vòng sanh tử luân hồi.
* * *
2) Ðạo Phật nhận định cuộc đời là biển khổ, nhưng không đưa tới quan niệm tiêu cực, 
bi quan, yếm thế, chán đời. Ðức Phật dạy chúng ta nhận định như vậy để thức tỉnh, để tìm phương cách giải thoát, không còn chìm đắm trong những cơn vui giả tạm, ngắn ngủi, những danh vọng, quyền tước, vật chất của thế gian. Cũng như một vị thầy thuốc chẩn bệnh, định bệnh để tìm ra nguyên nhân gây bệnh và tìm cách chữa trị. Cho nên, ngay sau đó, Ðức Phật chỉ rõ nguyên nhân gây ra khổ đau.

Trong Kinh Viên Giác, Ðức Phật có dạy:
"Con người vì vô minh cho nên có hai thứ chấp:
chấp ngã và chấp pháp.
Ðó là hai nguyên nhân chính gây ra phiền não và khổ đau của cuộc đời".

Khi nào hiểu được một cách rõ ràng và phá trừ được hai nguyên nhân chính gây ra khổ đau, chúng ta sẽ tìm được an lạc hạnh phúc thực sự trong cuộc sống hiện tại.

Thế nào là "chấp ngã"? Chấp ngã có hai phần: vật chất và tinh thần. Về vật chất, chúng ta chấp cái thân xác tứ đại mấy chục ký lô này là "mình". Về tinh thần, chúng ta chấp cái tâm suy nghĩ, tính toán, suy lường là chính "mình". Nếu có người hỏi: chúng ta là ai? Chúng ta liền chỉ vào thân mình và trả lời: Tôi đây nè! Thực ra, cái xác thân tứ đại giả tạm này đâu phải là "mình". Cái xác thân tứ đại bao gồm những chất: đất, nước, gió, lửa, tụ hội với nhau trong một thời gian, từ khi cha mẹ sinh ra, cho đến khi chúng ta thở ra, mà không muốn hít vào nữa, thì ô hô tử vong! Thời gian đó ít năm, nhiều năm, ngắn dài tùy theo nghiệp duyên của mỗi người. Người đời thường gọi đó là: số mạng, định mạng, hay số mệnh, định mệnh. Có người được vài chục năm. Có người chỉ trong hơi thở! Lúc đó, hơi thở trở về với gió, hơi ấm trở về với vũ trụ, các chất lỏng như máu, mủ, nước tiểu trở về với nước, các chất cứng như thịt, xương trở về với đất. Cái gì là "mình" đây? Còn lại chỉ là cái xác không hồn, cái tử thi bất động. Cái xác thân tứ đại của chúng ta tan rã, trở về với tứ đại của vũ trụ. Nói nôm na là: cát bụi trở về với cát bụi.

Thậm chí, ngay khi còn sống hiện nay, nếu chúng ta không vay mượn tứ đại bên ngoài để bồi bổ từng ngày, từng giờ, từng phút, từng giây, thì chúng ta đâu tồn tại được. Luôn luôn mượn không khí thở ra hít vào, lát lát mượn ly nước, ngày ngày mượn vài ba chén cơm. Cái thân tứ đại muốn khỏe thì khỏe, muốn đau yếu thì đau yếu, chúng ta không thể làm chủ nó như ý muốn của chúng ta được. Vậy mà chúng ta cứ chấp chặt cái thân xác tứ đại là "mình", chúng ta dành trọn cuộc đời để yêu mến, cung phụng, săn sóc nó, thì quả là chúng ta quá mê muội, đang sống trong mộng tưởng, trong cơn mê, mà không biết đó thôi.
Chúng ta đã hiểu cái thân xác tứ đại không phải là mình, vậy còn cái tâm suy nghĩ, tính toán, suy lường có phải là mình chăng? Thực ra, cái tâm đó cũng không phải là "mình". Tại sao vậy? Bởi vì, có lúc chúng ta suy nghĩ rất hiền lành, thánh thiện, muốn giúp đỡ mọi người, muốn bố thí cúng dường, muốn trở thành người hoàn toàn tốt. Nhưng cũng có nhiều lúc, chúng ta tính toán, suy lường, muốn hơn người khác cho thỏa lòng ganh tị, đố kỵ, muốn thấy người khác suy sụp, gặp nạn cho thỏa lòng hơn thua, ganh ghét, tị hiềm. Vậy thử hỏi chúng ta là người thiện hay bất thiện? Chúng ta là một hay là hai?

Dù là khởi tâm thiện, hay khởi tâm bất thiện, chúng ta cũng khổ đau. Lúc tâm thiện khởi lên, muốn làm người tốt, muốn giúp đỡ người khác mà không được, thí dụ chúng ta muốn cứu người thân bị bệnh nan y, thầy thuốc đã bó tay, chúng ta sẽ đau khổ. Lúc tâm bất thiện khởi lên, muốn thấy người khác khổ đau, nguy nan, khốn đốn, mà họ vẫn cứ bình an, chúng ta sẽ đau khổ. Ðàng nào chúng ta cũng đau khổ cả! Lòng tự ái cao là một dạng của tâm chấp ngã. Do tâm tham ái, chấp ngã một cách mù quáng, chúng ta đã, đang và sẽ tạo tội tạo nghiệp không biết bao nhiêu trong nhiều đời nhiều kiếp. Ðó là nguyên nhân dẫn dắt chúng ta vào vòng sanh tử luân hồi.

Thế nào là "chấp pháp"? Chấp pháp cũng có hai phần: vật chất và tinh thần. Về vật chất, chúng ta chấp mọi thứ có hình tướng như cái nhà này, cái xe này là của mình. Về tinh thần, chúng ta chấp mọi thứ, mọi việc, mình làm, mình nói, mình nghĩ, cái gì của mình cũng là đúng, là nhất.

Về phương diện vật chất, chúng ta đang sống trong mộng tưởng, cho là cuộc đời này sẽ vĩnh viễn trường tồn, cho là những người thân sẽ mãi mãi ở bên mình, cho là những của cải vật chất như nhà cửa, xe cộ, vàng bạc, cơ nghiệp luôn luôn thuộc về mình. Cho nên, nếu người thân có ra đi, hoặc có mệnh hệ nào, nếu của cải vật chất có bị mất mát hư hao, thì chúng ta sẽ đau khổ!

Về phương diện tinh thần, chúng ta thường chấp chặt ý kiến của mình là đúng, việc mình làm là đúng, ai có ý kiến khác, ai làm khác là không đúng, là sai. Chúng ta thường cho là người khác lúc nào cũng phải suy nghĩ giống như mình, nên khi có người phát biểu khác đi, chúng ta khó chấp nhận được. Chúng ta không thấy những lỗi lầm, sai trái của mình, cho nên đau khổ, bực bội, vì chỉ thấy lỗi lầm của người.

Thí dụ trong gia đình, nếu người cha không nhận thấy lỗi của mình, chỉ biết la mắng con cái vì chúng không theo ý muốn của mình, bất chấp ý kiến của chúng, thì người cha đó chắc chắn sẽ phiền não đau khổ và làm cho mọi người trong gia đình cũng phiền não đau khổ theo. Chúng ta nên biết hai thế hệ khác nhau thì ý kiến, sự suy nghĩ, cảm giác đều khác nhau. Hơn nữa, chúng ta đừng chấp chặt các quan niệm xa xưa, cổ lổ, lạc hậu, không còn hợp thời nữa. Cứ chấp chặt như vậy chỉ đưa đến phiền não và khổ đau mà thôi. Chuyện vợ chồng cũng vậy. Chuyện cộng đồng cũng vậy. Chuyện quốc gia xã hội, cho đến chuyện thế giới, cũng không khác, chỉ vậy thôi. Khi bất cứ chuyện gì xảy ra, người nào, bên nào cũng có một phần lỗi, không nhiều thì ít, không bên nào vẹn toàn, không người nào toàn vẹn. Hiểu được như vậy, làm được như vậy, chúng ta sẽ bớt khổ đau nhiều lắm.

Trong cuộc sống gia đình cũng như ngoài xã hội, điều quan trọng là chúng ta phải biết quên mình vì người, thì mới có an lạc và hạnh phúc. Còn nếu tâm ý quá ích kỷ, chỉ biết có mình, gia đình mình, đoàn thể mình, tôn giáo mình, cái gì cũng vì mình hết trơn, thì chỉ có phiền não và khổ đau mà thôi. Muốn có một gia đình hạnh phúc, người cha phải biết hy sinh, lo lắng mọi nhu cầu vật chất lẫn tinh thần cho cả gia đình, người mẹ cũng phải biết hy sinh những vui thích cá nhân, hòa hợp với nhịp sống chung của gia đình, con cái phải biết nhớ ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ, phải biết nghe lời dạy dỗ, phải biết báo hiếu.

Trong một quốc gia có hai, ba, hoặc nhiều phe nhóm đấu tranh, kình chống nhau kịch liệt, phe nào cũng muốn tiêu diệt phe kia, phe nào cũng cho mình là đúng nhứt, là yêu nước nhứt, thì quốc gia đó khó có thể tiến bộ được, dân chúng không thể sống trong an lạc và hạnh phúc được. Tại sao vậy? Bởi vì phe cầm quyền làm được bất cứ việc gì, cũng bị phe chống đối phá hoại, ngăn trở, phỉ báng, xuyên tạc. Chúng ta thường tự kỷ ám thị, không chịu nhìn nhận sự thật, chỉ vì sự thật không theo như ý của mình, của gia đình mình, của phe nhóm mình, của tôn giáo mình.
Trên thế gian này, người chủ muốn công nhân viên làm việc nhiều, nhưng phát lương ít; ngược lại, công nhân viên muốn làm việc ít, nhưng lãnh lương nhiều. Thế là đấu tranh và đau khổ! Trên thế gian này, người ta thường nhớ rất kỹ đã làm ơn, giúp đỡ cho bất cứ ai, bất cứ ở đâu, bất cứ lúc nào; nhưng lại không muốn nhớ bất cứ ai đã làm ơn, giúp đỡ mình. Trên thế gian này, trâu cột ghét trâu ăn, được làm vua thua làm giặc, có ít xích ra nhiều, chuyện bé xé ra to, chuyện có nói không, chuyện không nói có, lấy oán báo ân, ăn cháo đá bát, được chim bẻ ná, được cá quăng nôm, khen mình khinh người, là những "chuyện như thị", tức là những sự thực đương nhiên, không cần ngạc nhiên, nhiều không thể kể hết được. Hiểu được như thế và đừng làm như thế, chúng ta sẽ mỉm cười và bớt đau khổ nhiều lắm!

Chúng ta thường mơ ước, cầu nguyện cho cuộc đời được bình an, không sóng gió. Nhưng làm sao có thể như vậy được? Thực ra, cuộc đời cũng giống như mặt biển cả, sóng gió triền miên, khi nhiều sóng khi ít sóng, ít khi sóng lặng gió yên, cơn sóng này qua đi, thì cơn sóng khác lại đến. Việc này chưa xong, thì việc khác lại xảy đến. Ðiều quan trọng hơn cả là chúng ta cần nên biết áp dụng Chánh Pháp, để ứng xử mọi sự mọi việc, với tâm thiền định, bình tĩnh, thản nhiên, chấp nhận, thì chúng ta sẽ giảm bớt khổ đau. Do tâm tham ái, chấp pháp một cách mù quáng, chúng ta đã, đang và sẽ tạo tội tạo nghiệp không biết bao nhiêu, trong nhiều đời nhiều kiếp. Ðó là nguyên nhân dẫn dắt chúng ta vào vòng sanh tử luân hồi.
* * *
3) Sau khi chỉ rõ nguyên nhân của sự khổ đau, của sanh tử luân hồi, Ðức Phật chỉ bày cảnh giới niết bàn, thường hằng, tịch diệt, bình yên, thanh tịnh, an lạc và hạnh phúc cho những ai biết áp dụng Chánh Pháp vào đời sống hằng ngày.

Trong Kinh Ðại Bát Niết Bàn, Ðức Phật có dạy:
Chư hành vô thường.
Thị sanh diệt pháp.
Sanh diệt diệt dĩ.
Tịch diệt vi lạc.

Nghĩa là mọi sự mọi việc trên đời đều vô thường, không có gì tồn tại vĩnh viễn, gọi là pháp sanh diệt. Tất cả mọi sự mọi việc sanh ra, rồi cũng sẽ diệt đi, không có gì là vĩnh cửu, chuyện vui có tới rồi cũng đi, chuyện buồn có đến rồi cũng qua, thời gian sẽ xóa tan tất cả mọi sự mọi việc. Chuyện vui hay buồn đều làm tâm của chúng ta loạn động và bất an. Tâm của chúng ta dù khởi niệm từ bi, hay khởi niệm sân hận, rồi cũng lặng đi, tất cả đều là các tâm niệm sanh diệt. Chỉ có khi nào các tâm niệm sanh diệt như vậy diệt đi rồi, lặng mất rồi, không còn nữa, chúng ta sẽ được sống trong cảnh giới an lạc hạnh phúc, cảnh giới tịch diệt vi diệu.

* Trong Kinh A Di Ðà, Ðức Phật dạy: đó là cảnh giới của người đạt được "nhất tâm bất loạn".

* Trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm, Ðức Phật dạy: đó là cảnh giới của người có tâm "bất tùy phân biệt", của người không còn tranh chấp thị phi, phải quấy, hơn thua, đúng sai.

* Trong Kinh Tịnh Danh, hay Kinh Duy Ma Cật, Ðức Phật dạy: đó là cảnh giới của người đạt được "pháp môn bất nhị", của người không còn kẹt trong vòng đối đãi nhị biên, không còn thành kiến, định kiến, thiên kiến, biên kiến, tà kiến, ác kiến, đoạn kiến, thường kiến.

* Trong Kinh Kim Cang, Ðức Phật dạy: đó là cảnh giới của người đạt được "thân kim cang bất hoại", của người không còn kẹt vì các hình tướng giả tạm bên ngoài, của người đạt được "thực tướng".

* Trong Bát Nhã Tâm Kinh, Ðức Phật dạy: đó là cảnh giới của người đạt được "chư pháp bất sanh, bất diệt, bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giảm", hay là cảnh giới của người "hành thâm bát nhã và chiếu kiến ngũ uẩn giai không".

* Trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm, Ðức Phật có dạy: "Sanh diệt ký diệt, tịch diệt hiện tiền".

Nghĩa là khi nào tâm sanh diệt tiêu mất, không còn nữa, thì cảnh giới tịch diệt, tức là cảnh giới niết bàn hiện ra trước mắt. Cũng như khi nào mây đen tan mất, thì trăng sáng hiện ra trước mắt. Cũng như khi nào phiền não và khổ đau hết, thì an lạc và hạnh phúc hiện tiền. Nói một cách khác: "vọng tâm tiêu hết, chân tâm hiện tiền". Thực là đơn giản, dễ hiểu như vậy.

Cảnh giới tịch diệt an lạc đó không dành riêng cho bất cứ ai, không thuộc bất cứ tôn giáo nào, không thuộc bất cứ sắc dân nào, không thuộc bất cứ thời đại nào. Bất cứ ai dẹp được một phần các tâm niệm sanh diệt, thì người đó sống được một phần trong cảnh giới an lạc tịch diệt.

Cảnh giới này không thể nghĩ bàn, không thể dùng lời lẽ của thế gian để diễn tả trọn vẹn được, ai thực hiện được, sống được trong cảnh giới đó, thì tự người đó biết, cũng như người uống nước, nóng lạnh tự biết. Cảnh giới này còn gọi là "đạo".

Sách có câu: "đạo bất khả ngôn thuyết". Nghĩa là không thể dùng ngôn ngữ của thế gian này để diễn tả, để chỉ bày, để nói về "đạo". Sách cũng có câu: "ngữ ngôn đạo đoạn". Nghĩa là khi nói lên bằng ngôn ngữ thế gian thì đã mất "đạo" rồi.
* * *
4) Ðến đây, Ðức Phật chỉ dạy những phương pháp, những pháp môn để đạt được "đạo", tức là đạt được cảnh giới niết bàn tịch diệt đó. Vấn đề hiện giờ là: làm sao để các tâm niệm sanh diệt đó không còn khởi lên nữa, hoặc các tâm niệm sanh diệt đó có khởi lên, làm sao cho nó lắng xuống, tiêu mất? Nói cách khác: Làm sao hàng phục và an trụ được cái tâm ý này chính là trọng tâm của đạo Phật.

Toàn bộ giáo pháp của đạo Phật, chia ra 37 phẩm, gồm có: tứ niệm xứ, tứ như ý túc, tứ chính cần, ngũ căn, ngũ lực, thất bồ đề phần và bát chánh đạo. Chánh Pháp gồm 37 phẩm này giúp chúng ta đạt được "đạo" bằng trí tuệ, bằng sự quán chiếu, nhận thức được chân lý chứ không phải chỉ bằng niềm tin đơn giản mà thôi.
* * *
"Tứ Niệm Xứ" là bốn chỗ cần quán niệm luôn luôn. Quán thân bất tịnh, nghĩa là luôn luôn nhớ rằng thân xác tứ đại này chứa toàn những thứ nhơ nhớp, những thứ bất tịnh bên trong. Quán thọ thị khổ, nghĩa là luôn luôn nhớ rằng thọ nhận nhiều cảm giác, nhiều tự ái, ai nói gì cũng chấp chặt, thì tức nhiên là khổ. Quán tâm vô thường, nghĩa là luôn luôn nhớ rằng tâm ý con người đổi thay vô chừng, không cố định, nay vầy mai khác, chớ có chấp chặt làm chi cho khổ! Quán pháp vô ngã, nghĩa là luôn luôn nhớ rằng mọi sự mọi việc trên thế gian đều không nhứt định, không cố định. Thí dụ những quan niệm chồng chúa vợ tôi, trọng nam khinh nữ, chỉ đúng ở thời đại nào đó mà thôi, không có thực thể cố định, không đúng với mọi thời gian, không đúng với mọi không gian.

"Tứ chính cần" là bốn việc luôn luôn chuyên cần, chăm chỉ thực hành một cách chân chính. Ðối với việc bất thiện đã sinh, phải trừ dứt hẳn, đối với việc bất thiện chưa sinh, đừng cho sinh ra, đối với việc thiện chưa sinh, làm cho sinh ra, đối với việc thiện đã sinh, làm cho tăng trưởng.

"Tứ như ý túc" là bốn pháp thiền định, hay là bốn phương tiện đưa chúng ta đến chỗ như ý muốn, thành tựu viên mãn. Ðó là: dục, cần, tâm, quán. Nghĩa là: chúng ta phải có lòng thiết tha mong muốn, tìm cầu sự giải thoát, chúng ta phải chuyên cần, tinh tấn học hiểu giáo lý, chúng ta phải khắc chế tâm niệm đến chỗ bất loạn, chúng ta phải biết cách quán chiếu để giác ngộ chân lý, thấu hiểu lẽ thực.

"Ngũ căn" là năm pháp căn bản sinh ra các việc thiện. Ðó là: tín, tấn, niệm, định, tuệ. Nghĩa là: chúng ta phải có niềm tin sâu xa, vững chắc nơi Chánh Pháp vô thượng, tinh tấn tu tâm dưỡng tánh không hề biết mệt mỏi, luôn luôn có tâm niệm hiền thiện, từ bi hỷ xả, luôn luôn giữ sự bình thản, tỉnh thức, thiền định, bất loạn và luôn luôn dùng trí tuệ để suy xét mọi sự mọi việc, không tin tưởng bừa bãi, không mê tín dị đoan.

"Ngũ lực" là năm sức mạnh do năm pháp căn bản nói trên thành tựu được. Nghĩa là do tín lực chúng ta có niềm tin kiên cố, mạnh mẽ nơi Chánh Pháp, do tấn lực chúng ta có sức mạnh tinh thần bất thối chuyển, san bằng những trở ngại trên đường tu tập, do niệm lực chúng ta luôn luôn ghi nhớ những thiện pháp, do định lực chúng ta có được sự tập trung tư tưởng, và do tuệ lực chúng ta giác ngộ được con đường giải thoát khỏi sanh tử luân hồi.

"Thất bồ đề phần", còn gọi là "thất giác chi", là bảy phần hiểu biết, bảy điều dẫn đến chỗ giác ngộ. Ðó là: trạch pháp, tinh tấn, hoan hỷ, khinh an, niệm, định, xã. Trạch pháp là dùng trí tuệ chọn lựa sự thực hư, chơn giả của tất cả các pháp. Tinh tấn là tâm mạnh mẽ dứt trừ tất cả các nghiệp bất thiện, thực hành tất cả các nghiệp thiện. Hoan hỷ là tâm luôn luôn vui vẻ với mọi người, với mọi việc trên thế gian, không phân biệt gì cả, để tất cả chúng sanh đều hỷ kiến. Khinh an là tâm nhẹ nhàng, an lạc khi dứt trừ các phiền não, các cố chấp nặng nề, thoát ra ngoài vòng tục lụy của thế gian. Niệm là tâm luôn luôn nhớ nghĩ đến chư Phật, đến tất cả chúng sanh, vì tâm từ bi hỷ xả mà hành trì giới luật, làm các việc phước thiện. Ðịnh là tâm luôn luôn bình thản, không tán loạn, an nhiên, tự tại. Xã là tâm buông bỏ tất cả những hệ lụy của cuộc đời, tất cả những thành kiến, định kiến, thiên kiến, biên kiến, tà kiến, ác kiến, thường kiến, đoạn kiến, không chấp chặt những tư tưởng chật hẹp, ích kỷ.

"Bát chánh đạo" là con đường gồm tám điều chân chánh, dẫn đến mục đích cứu kính của đạo Phật: giác ngộ và giải thoát. Ðó là: chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định.
* * *
1) Chánh kiến là sự hiểu biết chân chánh, chẳng hạn như hiểu biết về lý nhân quả, lý nhân duyên, lý duyên khởi, trùng trùng duyên khởi. Sự hiểu biết này không bị chi phối bởi thành kiến, định kiến, tà kiến, ác kiến, thiên kiến, biên kiến, đoạn kiến, thường kiến. Người có chánh kiến là người thấy mọi sự mọi việc "đúng như thực".

Trong Kinh A Hàm, Ðức Phật có dạy:
Hãy đến với đạo Phật để thấy đúng như thực,
chứ không phải chỉ đến để mà tin.

Thấy "đúng như thực" nghĩa là sao? Nghĩa là:
* Mọi sự việc đều có nguyên nhân. Thí dụ khi thấy một cái cây mọc lên, chúng ta biết ngay là do hạt nhân nẩy mầm, không phải tự nhiên mà có. Khi được bình an, sung sướng, chúng ta hiểu là đang hưởng phước. Khi gặp tai nạn, trắc trở, chúng ta hiểu là đang đền trả quả báo. Tất cả việc phước hay họa là quả của nhân, do chúng ta gieo trước đây, đời trước hay đời này, chứ không do ông trời nào ban phước giáng họa bừa bải cả. Ðó là lý nhân quả.

* Mọi sự việc do nhân duyên sinh và cũng do nhân duyên diệt. Một cuốn sách do các nhân duyên có người viết, có giấy mực, có thợ in ấn, có thợ đóng bìa mà hình thành. Ðến khi do các nhân duyên bị mối mọt ăn, bị lửa đốt, bị thấm nước, cuốn sách đó sẽ bị hủy hoại. Cuốn sách không phải tự nhiên mà có, không phải tự nhiên mà mất! Ðó là lý nhân duyên.

* Mọi sự mọi việc không phải tự nhiên mà phát khởi. Có người hỏi thì mới có người đáp. Có người ăn quà mới có người bán quà. Có người bán quà mới có người ăn quà. Có chửi mắng người mới bị ăn bạt tai. Có chơi xấu người mới bị người chơi xấu. Có gió mới có sóng. Có sinh sự thì sự mới sinh. Có chuyện này xảy ra, mới có chuyện kia xảy ra, rồi có chuyện nọ xảy ra tiếp theo, cứ như thế liên tục không bao giờ dứt. Ðó là lý duyên khởi, trùng trùng duyên khởi.

2) Chánh tư duy là sự suy nghĩ chân chánh, theo đúng lẽ thực, không lợi mình hại người. Sự suy nghĩ này không bị chi phối bởi thành kiến, định kiến, thiên kiến, biên kiến, tà kiến, ác kiến, đoạn kiến, thường kiến.

Trong Kinh A Hàm, Ðức Phật có dạy:
"Không nên tin ngay tất cả những gì người xưa nói, tất cả những gì người có thế lực đạo cũng như đời nói, tất cả những gì người bề trên nói, tất cả những gì có nhiều người tin theo, có ghi trong sách vở.

Chỉ nên tin những gì có thể kiểm nghiệm được, đúng với chân lý, đúng với lẽ thực, thông qua trí tuệ sáng suốt, thấy có ích lợi cho bản thân và cho mọi người".

Bởi vậy, Ðức Phật dạy ba môn học phát sinh trí tuệ, đó là: "Văn-Tư-Tu". Nghĩa là chúng ta hãy nghe giảng, hãy đọc sách, hãy nghiên tầm, hãy học hỏi, rồi suy nghĩ, tư duy, quán chiếu cho chính chắn, thấu đáo, trước khi thực hành, tu tập theo.

3) Chánh ngữ là lời nói chân chánh, không lợi mình hại người, không thêu dệt, gây hiềm khích giữa các cá nhân hay tập thể, không xu nịnh, không trái lẽ thực, không thiên vị. Lời nói này dễ nghe, đem lại niềm vui cho kẻ khác, không bị chi phối bởi ác kiến, thành kiến, biên kiến, đoạn kiến, thường kiến. Người có chánh ngữ là người không nói những lời khiến kẻ khác đau khổ, phải xức dầu cù là, phải uống thuốc nhức đầu, dù cho họ là người thân hay kẻ thù hoặc bất cứ ai chăng nữa! Người có chánh ngữ là người biết giữ chữ tín, được lòng tin yêu của mọi người. Khi cần nói, chỉ nói pháp vô sanh, không nói pháp sanh diệt, thị phi.

4) Chánh nghiệp là hành động tạo nghiệp chân chánh, không mưu cầu lợi mình hại người. Dù cho người có hành động không tốt đối với mình, chúng ta cũng không có hành động trả đủa, vì làm như vậy chúng ta đâu có khác gì hơn người. Người ta viết báo chửi bới, vu cáo, bôi lọ, nhục mạ, phỉ báng. Chúng ta biết đó là hành động không chân chánh, thì chúng ta đừng làm y như vậy đối với người.

Trong Kinh A Hàm, Ðức Phật có dạy:
Tam nghiệp hằng thanh tịnh. Ðồng Phật vãng tây phương.

Nghĩa là giữ gìn ba nghiệp thân khẩu ý chân chánh, thanh tịnh, thì chúng ta theo chư Phật về cảnh giới tây phương cực lạc mà an hưởng.

5) Chánh mạng là mạng sống, cuộc sống chân chánh. Nghĩa là chúng ta chỉ làm những nghề chân chánh, không xâm phạm mạng người, tổn hại mạng vật để sinh sống. Người có chánh mạng là người sống cuộc đời có ý nghĩa, lợi mình lợi người, không lường gạt ai, không ăn không ngồi rồi, không sống bám vào kẻ khác, không sống bám vào xã hội, luôn luôn có tâm niệm phục vụ chúng sanh là cúng dường chư Phật.

6) Chánh tinh tấn là sự siêng năng, chuyên cần, chăm chỉ chân chánh, tức là làm tất cả những việc thiện và tránh tất cả việc bất thiện, luôn luôn tu tâm dưỡng tánh, 
không lúc nào ngơi nghỉ, mệt mõi, buông lung hay thối tâm.

Trong Kinh Ðại Bát Niết Bàn, Ðức Phật có dạy:
Chư ác mạc tác.
Chúng thiện phụng hành.
Tự tịnh kỳ ý.
Thị chư Phật giáo.
Trong kinh sách, tượng trưng cho sự siêng năng, tinh tấn một cách dũng mãnh, vượt ngoài ý chí tầm thường của thế gian, đó là Bồ Tát Ðại Thế Chí.

7) Chánh niệm là luôn luôn khắc chế tâm niệm bên trong, bên ngoài luôn luôn tránh sự đấu tranh, cãi vã.

Chư Tổ có dạy:
Nội cần khắc niệm chi công.
Ngoại hoằng bất tranh chi đức.

Nghĩa là con người có công phu tu tập, cố gắng dẹp bỏ tạp niệm trong tâm, con người có đức độ bên ngoài luôn luôn từ tốn, lễ độ, nhã nhặn, hiền hòa. Người có chánh niệm là người luôn luôn biết rõ ràng mình đang làm gì, đang nói gì, đang nghĩ gì, luôn luôn sống trong tỉnh thức, nhận biết ngay mỗi khi vọng niệm dấy khởi và không theo, luôn luôn nhớ và sống theo lời Phật dạy, luôn luôn sống với Chân Tâm Phật Tánh, với Bản Tâm Thanh Tịnh.

8)  Chánh định là sự bình tỉnh sáng suốt, do tam nghiệp thanh tịnh, do quán tâm từ bi để dẹp trừ lòng sân hận, mở rộng tình thương, do quán thân bất tịnh để dẹp trừ lòng tham ái, do quán lý nhân duyên để dẹp trừ lòng si mê, ngã chấp và pháp chấp, do quán giới phân biệt để khi sáu căn tiếp xúc với sáu trần, không khởi sáu thức, không sanh vọng niệm và do quán sổ tức, đếm hơi thở ra thở vào, để dẹp trừ tâm loạn động, tâm lăng xăng lộn xộn.

Người có chánh định do giữ gìn giới luật, sẽ phát sanh trí tuệ bát nhã, đưa đến giác ngộ và giải thoát. Ðó là tam vô lậu học "Giới-Ðịnh-Tuệ". Ngoài ra, chúng ta cũng đã biết dù khởi niệm thiện hay bất thiện cũng đều dẫn đến khổ đau, bởi vì vẫn còn kẹt hai bên, tức là nhị biên, người đời gọi là hai thái cực. Cho nên, Ðức Phật dạy "Pháp Môn Bất Nhị", giúp chúng ta lặng hết những tâm niệm dù thiện hay bất thiện, để không còn phiền não và khổ đau, để được an lạc và hạnh phúc, để được về cõi tây phương cực lạc, để được giác ngộ và giải thoát.
* * *
Tóm lại, chúng ta biết những điều Ðức Phật chứng ngộ và giảng dạy, được gọi là Chánh Pháp ghi trong các kinh điển, ví như các bản đồ giúp nhân loại biết phương pháp tu tập, để được giác ngộ và giải thoát, để được cuộc sống an lạc và hạnh phúc hiện đời. Chánh Pháp không dành riêng cho bất cứ ai, dù là Phật Tử hay không, dù là tu sĩ xuất gia hay cư sĩ tại gia. Mặc dù có người thờ phượng Ðức Phật, tin tưởng Ðức Phật mà không học hiểu 
Chánh Pháp, không áp dụng Chánh Pháp, thì cũng không ích lợi gì hiện đời cả.

Chư Tổ có dạy:
Tu mà không học là tu mù.
Học mà không tu là đãy sách.

Nghĩa là muốn hưởng an lạc và hạnh phúc, muốn được giác ngộ và giải thoát, chúng ta phải tu tập. Nhưng tu tập mà không chịu học hiểu Chánh Pháp cũng ví như người mù lại không có bản đồ, không người hướng dẫn, thì làm sao đi đến nơi đến chốn một cách an lành được. Bản thân đã tu mù, không nghiên tầm giáo lý, kinh điển đại thừa, mà còn dẫn dắt người khác tu tập, thì quả là đại họa, là phỉ báng đạo Phật, là sư tử trùng thực sư tử nhục. Trái lại, Chánh Pháp để áp dụng, thực hành chứ không phải để nói suông, để thảo luận, để tranh cãi. Người chỉ lo học hiểu để thỏa mãn kiến thức, mà không lo tu tập, không áp dụng vào đời sống hằng ngày, thì cũng chỉ có thể hiểu biết đến mức độ nào đó mà thôi, cũng ví như cái đãy, cái túi đựng sách có giới hạn vậy thôi. Những người đó cũng như những người đếm tiền trong ngân hàng, những người đếm bò cho chủ, trọn không có tiền và cũng không có bò.

Có câu chuyện giáo lý tối thượng thừa như sau: Có một anh mù, đến thăm người bạn, đến lúc trời tối mới ra về. Người bạn đưa cho cây đèn. Anh mù bèn nói không cần, bởi vì đối với anh, trời sáng cũng như tối, ban ngày cũng như ban đêm, không có gì khác, không phân biệt được gì cả. Người bạn khuyên hãy cầm cây đèn, để người khác thấy mà tránh. Anh mù nghe có lý bèn nhận cây đèn và ra về. Trên đường về, có người đi đụng phải anh. Anh mù bèn la lên: bộ không thấy cây đèn tôi đang cầm đây hay sao? Người kia đáp: Cây đèn của anh đã tắt từ lâu rồi!

Thế mới biết chúng ta cần cây đèn của chính chúng ta, để giúp chúng ta tai qua nạn khỏi, để giúp chúng ta giác ngộ và giải thoát khỏi vòng trầm luân, sanh tử luân hồi. Cây đèn do người khác trao cho, có khi không được hữu dụng. Cây đèn luôn luôn hữu dụng đó phải là cây đèn của chính chúng ta. Cây đèn đó chính là trí tuệ bát nhã của tất cả mọi người chúng ta vậy./.



5 Điểm Quan Trọng của Đạo Phật
(Trích Tập san Phật Học Tịnh Quang Số 22
- Trang 26)
Tỳ-Khưu Thích-Chân-Tuệ
Phật-Học Tịnh-Quang Canada

Ðức Phật Thích Ca đản sanh tại vườn Lâm Tỳ Ni thuộc xứ Ca Tỳ La Vệ, được gọi là Thái tử Tất Ðạt Ða (hay Sĩ Ðạt Tha), con của đức vua Tịnh Phạn và Hoàng hậu Ma Gia.

Ngài lớn lên trong hoàng cung, vâng lệnh song thân lập gia đình với Công chúa Gia Du Ðà La, và hạ sanh Thái tử La Hầu La.  Trong các chuyến xuất cung du ngoạn ngoại thành, Ngài chứng kiến các cảnh: sanh, lão, bệnh, tử trong nhân gian.  Từ đó, Ngài luôn luôn trầm tư mặc tưởng, muốn tìm phương tự độ và cứu giúp chúng sanh thoát khỏi cảnh trầm luân sanh tử, cho nên Ngài lìa bỏ hoàng cung, lên đường tìm đạo giải thoát.  Sau 6 năm tu khổ hạnh ở chốn rừng già, và 49 ngày đêm ngồi thiền định dưới cội cây bồ đề, tâm trí thanh tịnh, Ngài hoát nhiên giác ngộ, thành Phật, thành bậc vô thượng chánh đẳng chánh giác, vào năm Ngài được 35 tuổi.  Sau đó, Ngài đi khắp nơi thuyết pháp, đem chân lý giác ngộ giải thoát giảng dạy cho mọi người trong 45 năm ròng rã, và Ngài thị tịch, nhập niết bàn, năm 80 tuổi tại khu rừng ta la song thọ.

Toàn bộ lịch sử của Ðức Phật Thích Ca từ ngày đản sanh, đến thành đạo và nhập niết bàn, cũng như toàn bộ giáo lý của Phật giáo, không phân biệt tông phái, nêu lên những điểm quan trọng như sau:

1) Mọi người trên thế gian đều có thể trở thành một vị Phật, một bậc sáng suốt giác ngộ, không phân biệt dân tộc, nam nữ, xuất xứ, đẳng cấp, trẻ già, thời đại, đã có gia đình hay chưa, nếu người đó biết phát tâm tìm hiểu và tu tập theo đúng Chánh pháp, theo đúng bản đồ tu học.  Do đó, có hằng hà sa số các vị Phật, từ quá khứ, đến hiện tại và vị lai, chứ không phải chỉ có một vị Phật duy nhất làm giáo chủ là Ðức Phật Thích Ca, còn tất cả các loài chúng sanh khác đều phải thờ lạy theo tinh thần van xin, cầu khẩn một cách tiêu cực.
Đây chính là điểm nổi bậc của giáo lý đạo Phật vậy.

2) Ðức Phật không phải là vị thần linh hay thượng đế tưởng tượng chuyên ban phước ra ơn hay giáng họa trừng phạt.  Cho nên những ai cúng kiến, tin tưởng, thờ lạy Ðức Phật theo tinh thần van xin, cầu khẩn một cách tiêu cực, dù ở chùa hay ở nhà, đều không đạt được những ước muốn như ý.  Bởi vậy, cúng kiến nhiều thì buồn phiền nhiều, tin tưởng nhiều thì thất vọng nhiều, xin xỏ nhiều đau khổ nhiều.  Trái lại, những người sống đúng theo tinh thần những lời dạy của Ðức Phật, dù tại gia hay xuất gia, dù có thờ lạy Ðức Phật hay không, cũng đều được an lạc và hạnh phúc hiện thời, giác ngộ và giải thoát mai sau.
Đây chính là điểm chí công vô tư của giáo lý đạo Phật vậy.

3) Từ trước thời Ðức Phật xuất hiện trên thế gian này, cuộc đời vẫn thường đầy dẫy những sự đau khổ, bất trắc, đấu tranh, lừa đảo, chứ không phải chỉ có thời hiện tại mà thôi.  Do đó, giáo lý của đạo Phật thường được ví như chiếc thuyền, gọi là thuyền bát nhã, tức là thuyền từ bi & trí tuệ, giúp đỡ con người vượt qua bể khổ, sông mê, lướt qua bát phong của cuộc đời, đến bến bờ giác ngộ và giải thoát.  Ðức Phật vẫn sống ngay trên thế gian này, vẫn gặp bao nhiêu khổ nạn của cuộc đời, nhưng tâm trí của Ngài vẫn an nhiên tự tại, không cần phải đợi đến lúc về tây phương cực lạc hay thăng lên thiên đàng!
Ðây chính là cốt tủy của giáo lý đạo Phật vậy.

4) Ðạo Phật là một tôn giáo, cho nên cũng có những hình thức cúng kiến, lễ lạy, cầu nguyện, cốt để giúp đỡ những người đang đau khổ trên thế gian này tìm đến với đạo, trong những bước ban đầu.  Nếu như con người, dù tại gia hay xuất gia, đến với đạo Phật nhưng chỉ biết những hình thức cúng kiến, lễ lạy, cầu nguyện mà thôi, cứ đứng ở đó bao nhiêu năm trời, cho rằng như vậy là đủ rồi, không chịu bước thêm bước nữa, thì đau khổ vẫn hoàn khổ đau, có khác chi bao nhiêu người khác đâu? Bước đó chính là: phát tâm học hỏi, tìm hiểu Chánh pháp, xem Ðức Phật dạy những gì, để có thể áp dụng trong cuộc sống thực tế hằng ngày, đạt an lạc và hạnh phúc, thêm nữa đạt được: giác ngộ và giải thoát.
Ðây chính là chánh kiến và chánh tín của giáo lý đạo Phật vậy.

5) Các buổi lễ của Phật giáo, quan trọng nhứt là Lễ Phật Ðản, đều nhằm mục đích dẫn dắt con người đến với đạo, xoa dịu bớt những nỗi khổ đau của cuộc đời.  Và mục đích quan trọng hơn hết là:  Hãy bước vào cửa đạo, chứ không phải chỉ bước vào cửa chùa rồi thôi, hay vẫn cứ đi lang thang, lòng vòng bên ngoài, bằng lòng với các hình thức cúng kiến, lễ lạy, các buổi văn nghệ xổ số, các cuộc hành hương thương mại, các cuộc vận động in sách cầu vãng sanh lưu xá lợi, kêu gọi đóng góp tạo chùa to tượng lớn, mà không quan tâm việc tu học, không lo việc tu tâm dưỡng tánh, không biết đến Chánh pháp là gì?
Bước vào cửa đạo nghĩa là: phải biết tu học theo lời Ðức Phật dạy trong các kinh sách, để đạt giác ngộ và giải thoát, chứ không phải là: không chịu học hỏi, chỉ biết tu mù, bảo sao làm vậy, nói sao nghe vậy, người trước làm sao, người sau y vậy, chẳng hiểu ý nghĩa, nhiều điều hết sức, mê tín dị đoan!
Ðây chính là mục đích cứu cánh của giáo lý đạo Phật vậy. []

Tỳ-Khưu Thích-Chân-Tuệ
Ban Biên-Tập Phật-Học Tịnh-Quang Canada
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgHjvZeg9-ZEyamSGAe2t7M-CbYRr5DJNDZpp_LraBqvSW-rWUAvzwUk9PePaVsOSYjTTjVw0vUnbYN-i28kGzClpPl0GauuMgXsvylZa5aLlfYhXmt00lpg0a0Y924G9hq6pnggb5NDaM/s200/unn+%252853%2529.jpg

37 PHẨM TRỢ ĐẠO
Tỳ Khưu Thích Chân Tuệ

Chánh Pháp gồm 37 phẩm này giúp chúng ta đạt được "đạo" bằng trí tuệ, bằng sự quán chiếu, nhận thức được chân lý chứ không phải chỉ bằng niềm tin đơn giản mà thôi
Toàn bộ giáo pháp của đạo Phật, chia ra 37 phẩm, gồm có:

Tứ niệm xứ             (4)
Tứ như ý túc,          (4)
Tứ chính cần,         (4)
Ngũ căn,                 (5)
Ngũ lực,                  (5)
Thất bồ đề phần     (7)
và Bát chánh đạo.  (8)

* "Tứ Niệm Xứ"
Là bốn chỗ cần quán niệm luôn luôn.
Quán thân bất tịnh, nghĩa là luôn luôn nhớ rằng thân xác tứ đại này chứa toàn những thứ nhơ nhớp, những thứ bất tịnh bên trong.
Quán thọ thị khổ, nghĩa là luôn luôn nhớ rằng thọ nhận nhiều cảm giác, nhiều tự ái, ai nói gì cũng chấp chặt, thì tức nhiên là khổ.
Quán tâm vô thường, nghĩa là luôn luôn nhớ rằng tâm ý con người đổi thay vô chừng, không cố định, nay vầy mai khác, chớ có chấp chặt làm chi cho khổ!
Quán pháp vô ngã, nghĩa là luôn luôn nhớ rằng mọi sự mọi việc trên thế gian đều không nhứt định, không cố định. Thí dụ những quan niệm chồng chúa vợ tôi, trọng nam khinh nữ, chỉ đúng ở thời đại nào đó mà thôi, không có thực thể cố định, không đúng với mọi thời gian, không đúng với mọi không gian.

* "Tứ chính cần"
Là bốn việc luôn luôn chuyên cần, chăm chỉ thực hành một cách chân chính. Đối với việc bất thiện đã sinh, phải trừ dứt hẳn, đối với việc bất thiện chưa sinh, đừng cho sinh ra, đối với việc thiện chưa sinh, làm cho sinh ra, đối với việc thiện đã sinh, làm cho tăng trưởng.

* "Tứ như ý túc"
Là bốn pháp thiền định, hay là bốn phương tiện đưa chúng ta đến chỗ như ý muốn, thành tựu viên mãn. Đó là: dục, cần, tâm, quán. Nghĩa là: chúng ta phải có lòng thiết tha mong muốn, tìm cầu sự giải thoát, chúng ta phải chuyên cần, tinh tấn học hiểu giáo lý, chúng ta phải khắc chế tâm niệm đến chỗ bất loạn, chúng ta phải biết cách quán chiếu để giác ngộ chân lý, thấu hiểu lẽ thực.

* "Ngũ căn"
Là năm pháp căn bản sinh ra các việc thiện. Đó là: tín, tấn, niệm, định, tuệ. Nghĩa là: chúng ta phải có niềm tin sâu xa, vững chắc nơi Chánh Pháp vô thượng, tinh tấn tu tâm dưỡng tánh không hề biết mệt mỏi, luôn luôn có tâm niệm hiền thiện, từ bi hỷ xả, luôn luôn giữ sự bình thản, tỉnh thức, thiền định, bất loạn và luôn luôn dùng trí tuệ để suy xét mọi sự mọi việc, không tin tưởng bừa bãi, không mê tín dị đoan.

* "Ngũ lực"
Là năm sức mạnh do năm pháp căn bản nói trên thành tựu được. Nghĩa là do tín lực chúng ta có niềm tin kiên cố, mạnh mẽ nơi Chánh Pháp, do tấn lực chúng ta có sức mạnh tinh thần bất thối chuyển, san bằng những trở ngại trên đường tu tập, do niệm lực chúng ta luôn luôn ghi nhớ những thiện pháp, do định lực chúng ta có được sự tập trung tư tưởng, và do tuệ lực chúng ta giác ngộ được con đường giải thoát khỏi sanh tử luân hồi.

* "Thất bồ đề phần"
Còn gọi là "thất giác chi", là bảy phần hiểu biết, bảy điều dẫn đến chỗ giác ngộ.
Đó là: trạch pháp, tinh tấn, hoan hỷ, khinh an, niệm, định, xã.

*Trạch pháp là dùng trí tuệ chọn lựa sự thực hư, chơn giả của tất cả các pháp.
Tinh tấn là tâm mạnh mẽ dứt trừ tất cả các nghiệp bất thiện, thực hành tất cả các nghiệp thiện.

*Hoan hỷ là tâm luôn luôn vui vẻ với mọi người, với mọi việc trên thế gian, không phân biệt gì cả, để tất cả chúng sanh đều hỷ kiến.

*Khinh an là tâm nhẹ nhàng, an lạc khi dứt trừ các phiền não, các cố chấp nặng nề, thoát ra ngoài vòng tục lụy của thế gian.

*Niệm là tâm luôn luôn nhớ nghĩ đến chư Phật, đến tất cả chúng sanh, vì tâm từ bi hỷ xả mà hành trì giới luật, làm các việc phước thiện.

*Định là tâm luôn luôn bình thản, không tán loạn, an nhiên, tự tại.

*Xã là tâm buông bỏ tất cả những hệ lụy của cuộc đời, tất cả những thành kiến, định kiến, thiên kiến, biên kiến, tà kiến, ác kiến, thường kiến, đoạn kiến, không chấp chặt những tư tưởng chật hẹp, ích kỷ.

* "Bát chánh đạo"
Là con đường gồm tám điều chân chánh, dẫn đến mục đích cứu kính của đạo Phật: giác ngộ và giải thoát. Đó là: chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định.

1) Chánh kiến
Là sự hiểu biết chân chánh, chẳng hạn như hiểu biết về lý nhân quả, lý nhân duyên, lý duyên khởi, trùng trùng duyên khởi. Sự hiểu biết này không bị chi phối bởi thành kiến, định kiến, tà kiến, ác kiến, thiên kiến, biên kiến, đoạn kiến, thường kiến. Người có chánh kiến là người thấy mọi sự mọi việc "đúng như thực".

Trong Kinh A Hàm, Đức Phật có dạy:
"Hãy đến với đạo Phật để thấy đúng như thực,
chứ không phải chỉ đến để mà tin!"

Thấy "đúng như thực" nghĩa là sao?
Nghĩa là:

* Mọi sự việc đều có nguyên nhân.
Thí dụ khi thấy một cái cây mọc lên, chúng ta biết ngay là do hạt nhân nẩy mầm, không phải tự nhiên mà có. Khi được bình an, sung sướng, chúng ta hiểu là đang hưởng phước. Khi gặp tai nạn, trắc trở, chúng ta hiểu là đang đền trả quả báo. Tất cả việc phước hay họa là quả của nhân, do chúng ta gieo trước đây, đời trước hay đời này, chứ không do ông trời nào ban phước giáng họa bừa bải cả. Đó là lý nhân quả.

* Mọi sự việc do nhân duyên sinh và cũng do nhân duyên diệt. Một cuốn sách do các nhân duyên có người viết, có giấy mực, có thợ in ấn, có thợ đóng bìa mà hình thành. Đến khi do các nhân duyên bị mối mọt ăn, bị lửa đốt, bị thấm nước, cuốn sách đó sẽ bị hủy hoại. Cuốn sách không phải tự nhiên mà có, không phải tự nhiên mà mất!
Đó là lý nhân duyên.

* Mọi sự mọi việc không phải tự nhiên mà phát khởi. Có người hỏi thì mới có người đáp. Có người ăn quà mới có người bán quà. Có người bán quà mới có người ăn quà. Có chửi mắng người mới bị ăn bạt tai. Có chơi xấu người mới bị người chơi xấu. Có gió mới có sóng. Có sinh sự thì sự mới sinh. Có chuyện này xảy ra, mới có chuyện kia xảy ra, rồi có chuyện nọ xảy ra tiếp theo, cứ như thế liên tục không bao giờ dứt.
Đó là lý duyên khởi, trùng trùng duyên khởi.

2) Chánh tư duy
Là sự suy nghĩ chân chánh, theo đúng lẽ thực, không lợi mình hại người. Sự suy nghĩ này không bị chi phối bởi thành kiến, định kiến, thiên kiến, biên kiến, tà kiến, ác kiến, đoạn kiến, thường kiến.

Trong Kinh A Hàm, Đức Phật có dạy:
"Không nên tin ngay tất cả những gì người xưa nói, tất cả những gì người có thế lực đạo cũng như đời nói, tất cả những gì người bề trên nói, tất cả những gì có nhiều người tin theo, có ghi trong sách vở.

Chỉ nên tin những gì có thể kiểm nghiệm được, đúng với chân lý, đúng với lẽ thực, thông qua trí tuệ sáng suốt, thấy có ích lợi cho bản thân và cho mọi người".
Bởi vậy, Đức Phật dạy ba môn học phát sinh trí tuệ, đó là: "Văn-Tư-Tu". Nghĩa là chúng ta hãy nghe giảng, hãy đọc sách, hãy nghiên tầm, hãy học hỏi, rồi suy nghĩ, tư duy, quán chiếu cho chính chắn, thấu đáo, trước khi thực hành, tu tập theo.

3) Chánh ngữ
Là lời nói chân chánh, không lợi mình hại người, không thêu dệt, gây hiềm khích giữa các cá nhân hay tập thể, không xu nịnh, không trái lẽ thực, không thiên vị. Lời nói này dễ nghe, đem lại niềm vui cho kẻ khác, không bị chi phối bởi ác kiến, thành kiến, biên kiến, đoạn kiến, thường kiến. Người có chánh ngữ là người không nói những lời khiến kẻ khác đau khổ, phải xức dầu cù là, phải uống thuốc nhức đầu, dù cho họ là người thân hay kẻ thù hoặc bất cứ ai chăng nữa! Người có chánh ngữ là người biết giữ chữ tín, được lòng tin yêu của mọi người. Khi cần nói, chỉ nói pháp vô sanh, không nói pháp sanh diệt, thị phi.

4) Chánh nghiệp
Là hành động tạo nghiệp chân chánh, không mưu cầu lợi mình hại người. Dù cho người có hành động không tốt đối với mình, chúng ta cũng không có hành động trả đủa, vì làm như vậy chúng ta đâu có khác gì hơn người. Người ta viết báo chửi bới, vu cáo, bôi lọ, nhục mạ, phỉ báng. Chúng ta biết đó là hành động không chân chánh, thì chúng ta đừng làm y như vậy đối với người.

Trong Kinh A Hàm, Đức Phật có dạy:
Tam nghiệp hằng thanh tịnh. Đồng Phật vãng tây phương.

Nghĩa là giữ gìn ba nghiệp thân khẩu ý chân chánh, thanh tịnh, thì chúng ta theo chư Phật về cảnh giới tây phương cực lạc mà an hưởng.

5) Chánh mạng
Là mạng sống, cuộc sống chân chánh. Nghĩa là chúng ta chỉ làm những nghề chân chánh, không xâm phạm mạng người, tổn hại mạng vật để sinh sống. Người có chánh mạng là người sống cuộc đời có ý nghĩa, lợi mình lợi người, không lường gạt ai, không ăn không ngồi rồi, không sống bám vào kẻ khác, không sống bám vào xã hội, luôn luôn có tâm niệm phục vụ chúng sanh là cúng dường chư Phật.

6) Chánh tinh tấn
Là sự siêng năng, chuyên cần, chăm chỉ chân chánh, tức là làm tất cả những việc thiện và tránh tất cả việc bất thiện, luôn luôn tu tâm dưỡng tánh, không lúc nào ngơi nghỉ, mệt mõi, buông lung hay thối tâm.

Trong Kinh Đại Bát Niết Bàn, Đức Phật có dạy:
Chư ác mạc tác.
Chúng thiện phụng hành.
Tự tịnh kỳ ý.
Thị chư Phật giáo.

Trong kinh sách, tượng trưng cho sự siêng năng, tinh tấn một cách dũng mãnh, vượt ngoài ý chí tầm thường của thế gian, đó là Bồ Tát Đại Thế Chí.

7) Chánh niệm
Là luôn luôn khắc chế tâm niệm bên trong, bên ngoài luôn luôn tránh sự đấu tranh, cãi vã. Chư Tổ có dạy:

Nội cần khắc niệm chi công.
Ngoại hoằng bất tranh chi đức.

Nghĩa là con người có công phu tu tập, cố gắng dẹp bỏ tạp niệm trong tâm, con người có đức độ bên ngoài luôn luôn từ tốn, lễ độ, nhã nhặn, hiền hòa. Người có chánh niệm là người luôn luôn biết rõ ràng mình đang làm gì, đang nói gì, đang nghĩ gì, luôn luôn sống trong tỉnh thức, nhận biết ngay mỗi khi vọng niệm dấy khởi và không theo, luôn luôn nhớ và sống theo lời Phật dạy, luôn luôn sống với Chân Tâm Phật Tánh, tức là với Bản Tâm Thanh Tịnh.

8) Chánh định
Là sự bình tỉnh sáng suốt, do tam nghiệp thanh tịnh, do quán tâm từ bi để dẹp trừ lòng sân hận, mở rộng tình thương, do quán thân bất tịnh để dẹp trừ lòng tham ái, do quán lý nhân duyên để dẹp trừ lòng si mê, ngã chấp và pháp chấp, do quán giới phân biệt để khi sáu căn tiếp xúc với sáu trần, không khởi sáu thức, không sanh vọng niệm và do quán sổ tức, đếm hơi thở ra thở vào, để dẹp trừ tâm loạn động, tâm lăng xăng lộn xộn.

Người có chánh định do giữ gìn giới luật, sẽ phát sanh trí tuệ bát nhã, đưa đến giác ngộ và giải thoát. Đó là tam vô lậu học "Giới-Định-Tuệ". Ngoài ra, chúng ta cũng đã biết dù khởi niệm thiện hay bất thiện cũng đều dẫn đến khổ đau, bởi vì vẫn còn kẹt hai bên, tức là nhị biên, người đời gọi là hai thái cực.

Cho nên, Đức Phật dạy "Pháp Môn Bất Nhị", giúp chúng ta lặng hết những tâm niệm dù thiện hay bất thiện, để không còn phiền não và khổ đau, để được an lạc và hạnh phúc, để được về cõi tây phương cực lạc, để được giác ngộ và giải thoát.

* * *
Tóm lại, chúng ta biết những điều Đức Phật chứng ngộ và giảng dạy, được gọi là Chánh Pháp ghi trong các kinh điển, ví như các bản đồ giúp nhân loại biết phương pháp tu tập, để được giác ngộ và giải thoát, để được cuộc sống an lạc và hạnh phúc hiện đời. Chánh Pháp không dành riêng cho bất cứ ai, dù là Phật Tử hay không, dù là tu sĩ xuất gia hay cư sĩ tại gia. Mặc dù có người thờ phượng Đức Phật, tin tưởng Đức Phật mà không học hiểu Chánh Pháp, không áp dụng Chánh Pháp, thì cũng không ích lợi gì hiện đời cả.

Chư Tổ có dạy: "Tu mà không học là tu mù. Học mà không tu là đãy sách".

Nghĩa là muốn hưởng an lạc và hạnh phúc, muốn được giác ngộ và giải thoát, chúng ta phải tu tập. Nhưng tu tập mà không chịu học hiểu Chánh Pháp cũng ví như người mù lại không có bản đồ, không người hướng dẫn, thì làm sao đi đến nơi đến chốn một cách an lành được. Bản thân đã tu mù, không nghiên tầm giáo lý, kinh điển đại thừa, mà còn dẫn dắt người khác tu tập, thì quả là đại họa, là phỉ báng đạo Phật, là sư tử trùng thực sư tử nhục.

Trái lại, Chánh Pháp để áp dụng, thực hành chứ không phải để nói suông, để thảo luận, để tranh cãi. Người chỉ lo học hiểu để thỏa mãn kiến thức, mà không lo tu tập, không áp dụng vào đời sống hằng ngày, thì cũng chỉ có thể hiểu biết đến mức độ nào đó mà thôi, cũng ví như cái đãy, cái túi đựng sách có giới hạn vậy thôi. Những người đó cũng như những người đếm tiền trong ngân hàng, những người đếm bò cho chủ, trọn không có tiền và cũng không có bò.