TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)

TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)
TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)

Sunday 4 March 2012

***BÀI HỌC BỔ ÍCH (PHTQ SỐ 14)

BÀI HỌC BỔ ÍCH



Xin các bạn dành chút thời gian để đọc câu chuyện sau đây. Bổ ích lắm đó! Ngày xưa, có một cậu bé nóng tính. Bố cậu đưa cho cậu một túi đinh và dặn rằng: Cứ mỗi lần mất bình tỉnh, mất kiên nhẫn, hoặc cãi nhau với ai, thì cậu đóng một cái đinh vào khúc gỗ.

Ngày đầu tiên, cậu đóng 37 cái đinh vào khúc gỗ. Ngày qua ngày, vài tuần sau, cậu biết cách kềm chế, nên số đinh đóng vào khúc gỗ bớt dần. Lúc đó, cậu khám phá ra là: tự kềm chế dễ hơn là đóng đinh vào khúc gỗ. Cuối cùng, đến một ngày kia, cậu không phải đóng một cái đinh nào vào khúc gỗ nữa. Cậu đi gặp bố và thưa rằng: Hôm nay con không còn phải đóng cái đinh nào nữa hết!

Lúc đó, bố cậu mới bảo rằng: Ngày nào không mất kiên nhẫn, không mất bình tỉnh hoặc không cãi nhau với ai, thì con hãy nhổ một cái đinh ra khỏi khúc gỗ. Ngày lại ngày trôi qua, cuối cùng cậu bé đến gặp bố và thưa rằng: Con đã nhổ tất cả đinh khỏi khúc gỗ rồi!
Ông bố bèn dẫn cậu con đến khúc gỗ và bảo: Này con, con đã biết cách xử sự tốt rồi đó! Nhưng con hãy nhìn xem các lỗ đinh trên khúc gỗ. Khúc gỗ hiện nay không còn như trước kia nữa! Khi con cãi nhau với ai và nói điều gì xấu xa, con đã để lại cho người ấy một vết thương trong lòng, cũng như những vết đinh trên khúc gỗ này vậy. Con có thể đâm con dao vào một người rồi rút ra, nhưng mãi mãi vẫn còn một vết thương, vết thẹo, phải không? Dù con có xin lỗi bao nhiêu lần đi nữa, vết thương vẫn còn đó!

Một vết thương do lời nói gây ra cũng làm đau nhức như một vết thương trên thân thể. Huống nữa đó là một lời chụp mũ, vu khống, cáo gian, làm cho người ta tù tội, dở sống dở chết, danh dự bị tổn thương, hạnh phúc bị tan vỡ, cuộc đời còn lại chìm đắm trong phiền não khổ đau! Những người bạn là những viên ngọc quí hiếm, họ có thể làm cho con cười và khuyến khích con. Họ sẵn sàng lắng nghe khi con cần đến. Họ nâng đỡ và mở lòng ra với con. Con hãy làm cho các bạn của con thấy là con yêu thương họ đến đâu. Xin hãy gửi câu chuyện này đến tất cả những ai mà bạn coi như là bằng hữu, cho dù làm như vậy là bạn đã gửi câu chuyện này lại cho người đã gửi đến bạn. Nếu câu chuyện này trở lại với bạn, khi đó, bạn biết là bạn đã có được một vòng bằng hữu.
==============
Vài dòng sau đây để suy gẫm:


 Nếu bạn nhận được câu chuyện này từ một ai đó, điều đó có nghĩa là: có người đang mong muốn điều tốt cho bạn và bởi vì phía bạn, bạn cũng có những người thân thiết.
 Nếu bạn quá bận đến nỗi không dành ra được ít phút để gửi câu chuyện này đến cho những người khác và cứ nói rằng: Ngày mai tôi sẽ gửi!... Ngày mai đó có thể không bao giờ đến!


Hãy trao tặng người khác nhiều hơn những gì họ mong đợi và làm với tất cả sự tinh tế.
Khi nói với người khác rằng: Tôi quí mến bạn, hãy nói nghiêm túc
Khi nói với người khác rằng: Tôi xin lỗi bạn, hãy nhìn vào mắt người đó.
Hãy nói chậm rãi, nhưng suy nghĩ nhanh.
Nếu có ai đặt ra cho bạn một câu hỏi mà bạn không muốn trả lời, hãy mỉm cười và bảo họ: Tại sao bạn lại muốn biết?
Xin nhớ rằng tình yêu lớn lao nhất và những thành công ngoạn mục nhất đều có những liều lĩnh đáng giá. Dù có thua thiệt hay mất mát, xin đừng đánh mất bài học này.
Đừng xét đoán người khác qua các lời trách móc của họ. Đừng để cho một chút bất đồng, hay một phút bốc đồng, làm hỏng mất một tình bạn cao đẹp.


Hãy mỉm cười khi trả lời điện thoại. Người gọi bạn sẽ cảm nhận được điều đó qua giọng nói của bạn.
Xin nhớ rằng: không đạt được điều bạn muốn, khi bạn muốn, đôi khi lại là may mắn!
Xin nhớ ba chữ “T” :
     Tôn trọng chính mình (tự trọng)
     Tôn trọng những người khác
     Trách nhiệm về các hành vi của bạn.
Hãy gửi bài viết này cho 5, 10, 15 người, hay hơn nữa, bạn sẽ cảm thấy tâm hồn của bạn sẽ khác đi, cuộc đời bạn sẽ khá hơn, những ước mơ từ lâu sẽ bắt đầu thành sự thật.

CHUYỆN TRONG NHÀ
- Má ơi ! Hôm nay là ngày giỗ Ba. Lúc Ba còn sống, Ba ăn chay trường, sao thằng Bá, chồng con Hà, đem con gà quay để trên bàn thờ cúng Ba, con phải nói cho nó biết mới được !

- Thôi ! Này con ơi ! Nó là rễ, đâu có biết chuyện đó, con đừng nói gì hết, mích lòng nhau không nên. Nó có lòng tưởng nhớ tới Ba, đem dâng cúng tấm lòng là được rồi, phẩm vật đâu quan trọng, lát nữa tụi nó đem xuống ăn uống với nhau, vui vẻ trong nhà, tốt lắm rồi con ơi !

- Dạ, con nghe lời Má, cám ơn Má nhắc nhở, dạy dỗ cho, nên con mới biết con cố chấp quá.  []

SUY NGẪM

Tâm không cố chấp, mọi việc hanh thông.

 

CHUYỆN TRONG ĐỜI

- Sao mùa hè năm nay, anh mua bông cho em trồng nhiều quá vậy? Anh mới trúng số phải hông, vui vẻ quá há ?
- Anh hổng có trúng số gì ráo á ! Anh mới nghĩ ra chuyện này: anh thấy trong một đám tang của bà vợ, ông chồng mua thiệt nhiều bông hoa đẹp, nhưng bà vợ chết rồi, có thưởng thức gì được đâu ?
- À, em hiểu rồi! Anh muốn tặng bông hoa đẹp lúc này, cho em ngắm, em thưởng thức, em trồng cho vui mắt, phải vậy hông ? Anh yêu của em dễ ..xương quá hỉ ?! []

  

CHUYỆN TRONG ĐỜI

- Má ơi, con đói bụng quá, Má lấy cơm cho con ăn đi nha.
- Ý da ! Hổng được đâu con ơi ! Hôm nay là ngày giỗ Ông Ngoại, chờ cúng xong, mình mới được ăn, như vậy mới phải phép, con biết không, coi chừng Bà Ngoại rầy đó, con !
- Nè má xấp nhỏ ! Lấy cơm cho bọn nhỏ ăn trước đi, không sao đâu. Mai mốt có cúng giỗ tao, tụi bây nhớ cho xấp nhỏ ăn trước đi, để tụi nó đói bụng, tội nghiệp ! []

 

CHUYỆN TRONG NHÀ

- Vinh à! Thứ hai, Mẹ sẽ đi thăm Bà Ngoại 2 tuần, con ở nhà nhớ cho mấy con chó ăn, nha.
- Chị Hai ơi, sao chị không lo cho thằng Vinh, mà chỉ lo cho mấy con chó không vậy ? Chị cưng mấy con chó hơn con chị à ?
- Hổng phải vậy ! Thằng Vinh nó biết tự lo kiếm ăn, mấy con chó đâu tự kiếm ăn được đó mà ! []
CHUYỆN TRONG CHÙA
- Chị hai! Thầy nói em bị vong ma nhập, nó cứ xúi em nhẩy xuống sông hoài. Em thì không biết lội chết chắc?!
- Khi nào con ma đó có xúi em nữa, em nghe lời chị nói với nó vậy nè: Mầy nhẩy đi, tao không nhẩy. Vậy chết chắc là nó, không phải là em.
- Ừ có lý hén!

CHUYỆN TRONG NHÀ
- Anh ơi, anh đem đồ đi chợ vào nhà, anh làm một mình hết nha!
- Còn em, sao không phụ anh chứ?...
- Em bịnh!
- Bịnh gì lẹ vậy, vừa rồi em ăn một lúc hai tô phở mà!
- Bịnh làm biếng được không thì bảo nào?




CHUYỆN TRONG ĐỜI
- Sách có câu: “Hoa hồng là rác, rác sẽ là hoa hồng”. Câu đó đúng lắm! Nhớ hồi mới quen em, anh tặng “hoa hồng” cho em, quay lưng đi em cho vào thùng rác ngay. Nếu anh khôn một chút, tặng kim cương thì tốt rồi!

CHUYỆN TRONG CHÙA
- Thưa Thầy chồng con làm Bác sĩ lương hằng tháng rất cao, nhưng có điều là phải dùng những con thú như chim, chuột, thỏ, để thí nghiệm, như vậy có tội không vậy?
- Không được rồi! Nguy thay! Nguy thay! Tội lỗi! Tội lỗi!..
 Bảo ông ấy bỏ “Job” liền lập tức đi nhá!
- Không được rồi! Nguy thay! Nguy thay! Không xong rôi!!..
 Thế thì cả nhà con chết đói rồi! Thầy ơi cứu con với! []


CHUYỆN TRONG CHÙA
- Thưa Thầy, tôi nghe nói hùn phước in kinh sách ấn tống, phát hành băng giảng, được rất nhiều công đức thù thắng, cho nên có nhiều cá nhân cũng như tổ chức, chùa viện quyên góp thực hiện. Tuy nhiên, tôi thấy trong nhiều chùa, số lượng kinh sách, băng dĩa phát không, tràn ngập, bỏ bừa bãi, không trang nghiêm. Trong đó có quá nhiều kinh sách, băng giảng không có nội dung tốt, thậm chí mê tín dị đoan, sai lạc giáo lý, chẳng những không lợi ích gì, còn góp sức truyền bá tà pháp. Kính mong quí Thầy cho biết tôn ý về vấn đề này.
Đáp:
- Các dạng bố thí gồm có: tài thí, pháp thí và vô úy thí. Tài thí có: ngoại tài (tiền bạc, của cải), và nội tài (các bộ phận của cơ thể). Pháp thí là bố thí chánh pháp, giúp người hiểu rõ chánh đạo, chánh kiến, chánh tín, sự thật của cuộc đời, để sống đời được an lạc và hạnh phúc, hơn nữa, đạt được giác ngộ và giải thoát. Và vô úy thí là giúp người vượt qua cơn sợ hãi, sợ chết, sợ đủ mọi thứ, ổn định được tâm bất an.
Trong các dạng bố thí vừa kể, bố thí pháp thù thắng nhất. Bởi lẽ, chánh pháp giúp đỡ con người trong kiếp này được khai mở trí tuệ, tránh tà pháp và mê tín dị đoan, biết tu tâm dưỡng tánh theo đúng chánh đạo, tránh tà đạo, nhận rõ tà sư và tà pháp. Cao cả nhất là chánh pháp giúp con người thoát ly được phiền não khổ đau trong sanh tử luân hồi.

Đúng như quí Đạo Hữu nhận xét, hiện nay tình trạng ấn tống kinh sách, băng dĩa rất được hưởng ứng, bởi nhiều lý do. Lý do trước hết là nhiều người hiểu rằng bố thí pháp (hùn phước ấn tống kinh sách, băng thuyết pháp) có công đức và phước đức trên tất cả các dạng bố thí khác. Hoặc, có nhiều người cầu khẩn, van xin, khấn vái điều gì đó cho gia đình hay cho công việc làm ăn, buôn bán, bèn bỏ ra chút tiền để in các loại gọi là “kinh sách” để hối lộ thần linh trước, cho được việc mình mong cầu.
Họ đâu biết rằng các loại sách rẻ tiền, các loại băng giảng tạp nhạp, hình thức bề ngoài có vẻ như đạo Phật, do chính các chùa in, các nhà sư giảng, nhưng nội dung rất phi chánh pháp, cho nên vô tình góp phần truyền bá tà pháp, mê tín dị đoan, làm cho nhiều người ngộ độc, tin theo, rất tai hại. Chẳng hạn trước đây vài năm, có người góp tiền in sách Niệm Phật vãng sanh lưu xá lợi. Nghe qua có vẻ Phật pháp, nhưng nội dung chứa đựng, xen lẫn nhiều tà pháp. Người không học hiểu giáo lý, không nghiên tầm kinh điển, kể cả một số nhà sư già cũng như trẻ, rất dễ nhầm lẫn, ngộ nhận rồi ngộ độc, và đem truyền bá nọc độc cho nhiều người khác. Thêm nữa, có vô số sách thuộc loại tà pháp, mê tín dị đoan, được in và bỏ bừa bải trong các chùa như: Bạch Y Thần Chú, Linh Cảm Thần Chú, Pháp Sám Đại Bi, Kinh Di Lặc cứu đời, Kinh Cứu khổ, Địa Mẫu chơn kinh, Kinh Hoàng Mẫu, Những điều linh ứng, Lời Nguyện,…



Các vị trụ trì chân tu thực học không phổ biến các loại sách nhảm này trong phạm vi hoằng pháp và các vị Phật tử chân chánh không góp phần tội nghiệp in phát hành hay phổ biến các loại sách này. Chúng ta nên nhớ: nếu cầu nguyện mà được linh ứng (hữu cầu tắc ứng thì trái với lý nhân quả nghiệp báo. Mình làm mình hưởng. Mình làm mình chịu.


CHUYỆN TU HÀNH

Tôi có nghe giảng:
Người nào vãng sanh thì mừng cho người đó, người còn ở lại cứ tiếp tục lặng lẽ niệm Phật để chờ ngày mình vãng sanh. Nhiều lắm! Người vãng sanh nhiều đến nỗi chư Tổ còn dám nói rằng: "trăm người niệm Phật trăm người vãng sanh, ngàn người niệm Phật, ngàn người vãng sanh, muôn người niệm Phật muôn người vãng sanh".


... nhiều vị Tổ, vị nào cũng nói vậy cả. Các Ngài đều dạy: chỉ cần tin tưởng cho vững, tha thiết cầu nguyện vãng sanh, rồi chân thật trì danh niệm Phật thì ai cũng được phần vãng sanh. Tu Tịnh thì mục đích chính là hết báo thân cầu được vãng sanh về Cực lạc quốc.
Kính mong quí Thầy từ bi cho biết: các điều trên có thực chăng, có nên tin chăng, có đúng Chánh pháp chăng, hay đó chỉ là phong trào, cổ xúy cho người đời nhầm lẫn giữa lòng tin và lòng tham, tu ít muốn nhiều, thậm chí không biết tu là gì, chỉ cần niệm Phật vang rân, um trời, khàn tiếng, thì chắc được vãng sanh sao?

GIẢI ĐÁP:

Trong Kinh Kalama, đức Phật có dạy rằng: chớ vội tin những gì người khác nói, dù đó là bậc bề trên, là giáo chủ, là lãnh tụ, là giáo hội trung ương tối cao, dù đó là điều được ghi trong kinh sách, dù đó là điều được nhiều người tin theo.
- Chỉ nên tin điều gì trải qua lý trí sáng suốt, cẩn trọng suy xét thấy khi thực hành điều đó sẽ đem lại lợi ích cho bản thân và cho mọi người chung quanh.
Chánh pháp của đạo Phật giúp đỡ con người giác ngộ được chân lý và giải thoát phiền não khổ đau. Chân lý là điều đúng với tất cả mọi người trên thế gian, không phân biệt tôn giáo hay tín ngưỡng.

Mình làm tốt mình hưởng. 
Mình làm xấu mình chịu. 
Gieo nhân nào gặt quả nấy. 
Gieo gió thì gặt bão.
Sinh sự thì sự sinh.

Hiểu sâu, tin sâu lý nhân quả, 
con người sẽ giảm bớt phiền não khổ đau rất nhiều.
Khi gặp chuyện bất trắc, bất như ý xảy ra, mình biết ngay rằng mình đang gánh chịu hậu quả của việc xấu ác mình đã làm trong đời này, hay trong kiếp trước, chứ không phải do thượng đế trừng phạt vô duyên cớ, cho nên khỏi cần hối lộ, cúng kiến lễ vật, vô ích! Do đó, để giảm bớt phiền não khổ đau, con người cần phải tích cực tu tâm dưỡng tánh, tích phước tích đức, gieo nhân thiện lành, để hưởng quả phước báu mà người đời thường gọi là gặp may mắn. Đồng thời, tránh làm điều xấu ác, tránh nghĩ điều xằng bậy, tránh nói lời sai trái. Làm khổ não người khác tức là gieo nhân bất thiện, ắt sẽ chịu quả chẳng lành.

Tu theo đạo Phật, dù theo pháp môn nào, thiền tông hay tịnh tông, mục đích chính yếu là: làm cho tâm thanh tịnh, không phải tâm mong cầu điều này điều khác.

Còn tâm mong cầu cho bản thân, 
còn tâm tham lam, 
khó gặp chánh pháp.
Khi được tâm thanh tịnh, 
tương ưng tâm chư Phật, 
tức đắc cảnh giới niết bàn thanh tịnh, 
không phải mong cầu.



Muốn tâm được thanh tịnh, nhứt định con người phải tránh điều ác, phải làm điều lành. Việc tu tâm dưỡng tánh phải được thực hành suốt đời này. Thực hành như vậy nhưng kết quả sẽ tùy theo mức độ tu tập. Đâu thể nào khẳng định, người nào niệm Phật cũng đều vãng sanh. Đó là tà kiến. Biết bao nhiêu người niệm Phật vang rân trầm bổng, tại chùa cũng như tại gia, mỗi tuần hoặc mỗi tháng một buổi, ngoài ra chẳng học hiểu lời chư Phật dạy trong kinh điển, không tu tâm dưỡng tánh, tham sân si kiêu mạn phiền não đầy dẫy, thậm chí tu sĩ trụ trì còn nổi sân trong buổi lễ, tại chánh điện, ngay sau thời niệm Phật, thử nghĩ làm sao tất cả đều  được vãng sanh như ý. Người giảng tà pháp như thế, dù là tu sĩ hay cư sĩ, cũng là tà sư dẫn dắt người khác vào tà đạo. []
Kính mời xem các bài viết theo link:
http://phathoctinhquang.chuaphat.com/


Quí vị muốn thỉnh tập san "PHẬT HỌC TỊNH QUANG" xin vui lòng liên lạc địa chỉ:
 PHẬT-HỌC TỊNH-QUANG CANADA
108 - 123 Railroad St.,
Brampton, ON, L6X-1G9, Canada.
Tel: 647-828-1016
*

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mưu Ni Phật

Kính thư,
Chủ Nhiệm: Tỳ-Khưu Thích-Chân-Tuệ