Thế nào là Ái Ngữ?
TỲ KHƯU THÍCH CHÂN TUỆÁi ngữ chính là: lời nói dịu dàng, êm ái ngọt ngào, dễ nghe dễ thương, phát xuất từ lòng từ bi hỷ xả, phát xuất từ tâm thanh tịnh, phát xuất từ tấm lòng thương người như thể thương thân. Ái ngữ không phải là lời nói đầu môi chót lưỡi, không phải là lời nói hoa mỹ, không phải là lời nói tâng bốc khách sáo, cốt sao cho đẹp lòng người nghe, một cách không thực, đôi khi hàm chứa dụng ý bên trong. Ái ngữ có tác dụng đem lại an vui, bình yên thanh thản cho người nghe. Ái ngữ có tác dụng an ủi vỗ về những tâm hồn nhiệt não, âu lo sợ sệt.
Bởi vậy, chúng ta biết lời nói, cũng như tiếng cười, có khi gây được cảm tình tốt đẹp, cũng có khi gây nên ác cảm, oán thù giữa con người với nhau. Chỉ cần lỡ một lời nói, có khi hư hỏng việc lớn. Chỉ cần lỡ một lời nói, có khi bị vạ lây, bị thưa kiện, thậm chí, bị tù tội, chỉ vì người nghe không vừa tai, cho nên đặt điều đi cáo gian! Điều này cũng tùy người, tùy lúc, tùy tâm trạng, hay tùy cảm giác của người nghe nữa. Trong sách có câu: "Bệnh tòng khẩu nhập. Họa tòng khẩu xuất". Nghĩa là các bệnh, thường từ cửa miệng, nhập vào cơ thể, gây nên tác hại. Tai họa xảy đến, thường do lời nói, từ cửa miệng ra, gây nên tác hại.
Chúng ta biết rằng, ngoài danh và lợi, trên thế gian này, con người thường hay, tranh chấp với nhau, chỉ vì lời nói. Hai người nói chuyện, với nhau một lúc, không nhường nhịn nhau, không nhượng bộ nhau, chắc chắn đưa tới, tranh chấp cãi vã. Người có trí tuệ là người không bị lầm lẫn, không bị mê hoặc, vì những lời nói ngọt ngào, đầu môi chót lưỡi, không bị bực bội vì những lời nói trực ngôn thẳng thắn. Người có trí tuệ là người thực hiện được điều sau đây:
Lời nói chẳng động tâm ta. Dù lời nói ngọt hay là đắng cay.
Những lời nói đường mật ngọt ngào, chót lưỡi đầu môi, đôi khi dẫn dắt chúng ta đến cạm bẩy không ngờ, đến chỗ tan nát hạnh phúc gia đình, đến chỗ thân tàn ma dại, đến chỗ thân bại danh liệt, đến chỗ tán gia bại sản, đến chỗ tiêu tan sự nghiệp, có khi chết chẳng kịp ngáp, chẳng kịp hiểu tại sao! Những lời nói trực ngôn ngay thẳng, tuy không khéo léo, nhưng thường giúp đỡ chúng ta tỉnh ngộ, thoát khỏi những cơn mê lầm, không còn vướng vòng tà đạo! Khi tâm bình tĩnh thản nhiên trước mọi hoàn cảnh, chúng ta mới có thể làm chủ được lời nói, kiểm soát được hành động và chế ngự được tư tưởng của mình. Còn khi tâm loạn động, chúng ta càng nói càng tức giận thêm, càng làm càng sai trái thêm, càng suy nghĩ càng rối trí thêm. Bởi vậy cho nên, trong sách có câu:
Muốn nói bớt bảy còn ba.
Bớt hai còn một, mới là an vui.
Chư Tổ có dạy:
Nội cần khắc niệm chi công.
Ngoại hoằng bất tranh chi đức.
Nghĩa là bên trong, chúng ta luôn luôn, chế ngự khắc phục, thúc liễm tâm niệm, lăng xăng lộn xộn. Mỗi khi những niệm, lăng xăng lộn xộn, khởi lên trong tâm, chúng ta liền biết, bỏ đi không theo. Mọi chuyện sẽ yên, an vui lợi lạc. Lúc đó gọi là: "Bản tâm thanh tịnh". Còn thế nào là: Tâm niệm lăng xăng lộn xộn? Đó là tâm niệm: phân biệt kỳ thị, tranh chấp hơn thua, tự cao tự đại, tự đắc tự ái, tự phong tự mãn. Nói chung đó là, những niệm do tâm: chấp ngã chấp pháp, đều là vọng niệm, lăng xăng lộn xộn. Hiểu biết như vậy, chính là công phu, tu tập thực sự, của người Phật Tử, tại gia xuất gia.
Đối với bên ngoài, chúng ta luôn luôn, giữ hạnh nhẫn nhịn, luôn luôn thực hành, hạnh nguyện lắng nghe, không lời phê phán, không hề tranh cãi, dù là chuyện lớn, chuyện nhỏ cũng vậy. Hiểu biết như vậy, chính là đức độ, tu tập thực sự, của người Phật Tử, tại gia xuất gia. Người nào muốn có, công đức thực sự, phải nên triệt để, thực hành lời dạy, của chư Tổ sư, chứ không phải là: đi chùa thiệt nhiều, cúng kiến thiệt nhiều, lễ lạy thiệt nhiều, làm phước thiệt nhiều, tưởng rằng như vậy, được nhiều công đức, phước đức hàng đầu. Thực chẳng phải đâu! Trong sách có câu:
Lời nói đổi trắng thay đen.
Thiên đàng địa ngục bon chen lối nào?
Trực ngôn tâm chẳng lao xao.
Giữ tâm thiền định, biết bao an lành.
Người đời gọi mình: là Ngài là Thầy, Cụ Ông Cụ Bà, Cô Bác Cậu Mợ, Chú Thím Dì Dượng, là gì chăng nữa, thậm chí là "thằng", thực cũng chẳng sao, người có lòng nào, tự họ biết lấy, mình chẳng bận tâm, an nhiên tự tại, dại gì lại giận, người dửng người dưng, không thân không thích, cũng chẳng mích lòng, lòng vòng thêm mệt!
Người đời thường nói: "Cái lưỡi không xương, nhiều đường lắc léo". Nghĩa là: cái lưỡi, của các con người, vốn không có xương, cho nên con người, muốn nói kiểu nào, muốn nói cách nào, muốn nói thế nào, tùy theo trường hợp, tùy theo hoàn cảnh, tùy theo nhân cách, của mỗi con người. Những người thường hay, nói ngược nói xuôi, không giữ uy tín, không giữ tư cách, không giữ lời hứa, người ta mỉa mai: đó là hạng người, trở mặt nuốt lời, như là người đời, trở bánh tráng nướng! []
CHUYỆN TU HÀNH
PHẬT HỌC TỊNH QUANG SỐ 16
- Thưa Thầy, tôi có nghe câu nói: Thứ nhứt thì tu tại gia. Thứ nhì tu chợ, thứ ba tu chùa.
Vô chùa tụng kinh, niệm Phật, ngồi thiền, thọ bát, bái sám, thì đúng là tu rồi, dễ hiểu quá. Còn tu tại gia, tu tại chợ là làm sao, thế nào, kính xin Thầy từ bi chỉ dạy cho. Cám ơn Thầy trước.
- Thông thường, ai cũng nghĩ vô chùa mới gọi là tu thì quả thật không sai. Nhưng chưa hẳn hoàn toàn đúng.
Người thường đi chùa, hoặc cạo tóc ở luôn trong chùa, nếu không tu sửa tâm tánh, vẫn tham lam, vẫn sân hận, vẫn si mê, có khi còn làm phách, dè bĩu, hay khinh khi người khác không biết tu như mình, rủa xả, mắng nhiếc người khác đọa địa ngục, phê phán không căn cứ, phỉ báng không tiếc lời, thích ăn trên ngồi trước, giành miếng ngon, lựa chỗ tốt, thì không gọi là tu được. Có chăng đó chỉ là hình tướng người tu, dù tại gia hay xuất gia, gọi là tu tướng mà thôi.
Còn tu tại gia, tu tại chợ thì rộng rãi hơn, chiếm toàn bộ thời gian trong một ngày, dù là người tại gia hay xuất gia. Lúc nào cũng tự xem xét, hôm nay mình có làm tổn thương ai qua hành động, lời nói và trong tư tưởng. Chẳng hạn như tại chợ, mình có để xe nghinh ngang giữa đường, bất kể người khác có đi qua được hay không. Chẳng hạn như tại gia, mình có ngồi coi TV chờ ông chồng (hay bà vợ) mời ăn cơm, ăn xong coi TV tiếp, không phụ giúp làm cơm, không phụ giúp dọn bàn, dọn dẹp, rửa chén bát, có khi lại ỷ mình là người làm ra tiền, nuôi cả nhà! Tóm lại, tu tâm dưỡng tánh, hôm nay mình tốt hơn chính mình hôm qua, đó mới chính thực là tu.[]
- Thế nào gọi là tu?
- Trong cuộc sống hàng ngày, khi xài điện, nước, giấy, nên tiết kiệm, không lãng phí, dù tại gia, tại chợ hay tại chùa. Như thế gọi là tu đó.
CHUYỆN TRONG CHÙA
- Chị hai! Thầy nói em bị vong ma nhập, nó cứ xúi em nhẩy xuống sông hoài. Em thì không biết lội chết chắc?!
- Khi nào con ma đó có xúi em nữa, em nghe lời chị nói với nó vậy nè: Mầy nhẩy đi, tao không nhẩy. Vậy chết chắc là nó, không phải là em.
- Ừ có lý hén!
CHUYỆN TRONG NHÀ
- Anh ơi, anh đem đồ đi chợ vào nhà, anh làm một mình hết nha!
- Còn em, sao không phụ anh chứ?...
- Em bịnh!
- Bịnh gì lẹ vậy, vừa rồi em ăn một lúc hai tô phở mà!
- Bịnh làm biếng được không thì bảo nào?
CHUYỆN TRONG CHÙA
- Thầy nói anh nghiệp chướng nặng nề, không chịu đi chùa, lo đi làm kiếm tiền, coi chừng bị đọa đọa… đó!
- Em nói với Thầy dùm anh, ngày mai anh không đi làm nữa, anh sẽ đi chùa, nhưng không có tiền giúp chùa gây quỹ nữa, được không?
CHUYỆN TRONG ĐỜI
- Sách có câu: “Hoa hồng là rác, rác sẽ là hoa hồng”.
Câu đó đúng lắm! Nhớ hồi mới quen em, anh tặng “hoa hồng” cho em, quay lưng đi em cho vào thùng rác ngay. Nếu anh khôn một chút, tặng kim cương thì tốt rồi!
CHUYỆN TRONG CHÙA
- Thưa Thầy chồng con làm Bác sĩ lương hằng tháng rất cao, nhưng có điều là phải dùng những con thú như chim, chuột, thỏ, để thí nghiệm, như vậy có tội không vậy?
- Không được rồi! Nguy thay! Nguy thay! Tội lỗi! Tội lỗi! Bảo ông ấy bỏ “Job” liền lập tức đi nhá!
- Không được rồi! Nguy thay! Nguy thay! Thế thì cả nhà con chết đói rồi! Thầy ơi cứu con với! []
CHUYỆN TRONG CHÙA
- Thưa Thầy, tôi nghe nói hùn phước in kinh sách ấn tống, phát hành băng giảng, được rất nhiều công đức thù thắng, cho nên có nhiều cá nhân cũng như tổ chức, chùa viện quyên góp thực hiện. Tuy nhiên, tôi thấy trong nhiều chùa, số lượng kinh sách, băng dĩa phát không, tràn ngập, bỏ bừa bãi, không trang nghiêm. Trong đó có quá nhiều kinh sách, băng giảng không có nội dung tốt, thậm chí mê tín dị đoan, sai lạc giáo lý, chẳng những không lợi ích gì, còn góp sức truyền bá tà pháp. Kính mong quí Thầy cho biết tôn ý về vấn đề này.
Đáp:
Đúng như quí Đạo Hữu nhận xét, hiện nay tình trạng ấn tống kinh sách, băng dĩa rất được hưởng ứng, bởi nhiều lý do. Lý do trước hết là nhiều người hiểu rằng bố thí pháp (hùn phước ấn tống kinh sách, băng thuyết pháp) có công đức và phước đức trên tất cả các dạng bố thí khác. Hoặc, có nhiều người cầu khẩn, van xin, khấn vái điều gì đó cho gia đình hay cho công việc làm ăn, buôn bán, bèn bỏ ra chút tiền để in các loại gọi là “kinh sách” để hối lộ thần linh trước, cho được việc mình mong cầu.
Chẳng hạn trước đây vài năm, có người góp tiền in sách Niệm Phật vãng sanh lưu xá lợi. Nghe qua có vẻ Phật pháp, nhưng nội dung chứa đựng, xen lẫn nhiều tà pháp. Người không học hiểu giáo lý, không nghiên tầm kinh điển, kể cả một số nhà sư già cũng như trẻ, rất dễ nhầm lẫn, ngộ nhận rồi ngộ độc, và đem truyền bá nọc độc cho nhiều người khác.
Các vị trụ trì chân tu thực học không phổ biến các loại sách nhảm này trong phạm vi hoằng pháp và các vị Phật tử chân chánh không góp phần tội nghiệp in phát hành hay phổ biến các loại sách này.
Còn tâm mong cầu cho bản thân,
Muốn tâm được thanh tịnh, nhứt định con người phải tránh điều ác, phải làm điều lành. Việc tu tâm dưỡng tánh phải được thực hành suốt đời này. Thực hành như vậy nhưng kết quả sẽ tùy theo mức độ tu tập. Đâu thể nào khẳng định, người nào niệm Phật cũng đều vãng sanh. Đó là tà kiến.
- Thưa Thầy, tôi nghe nói hùn phước in kinh sách ấn tống, phát hành băng giảng, được rất nhiều công đức thù thắng, cho nên có nhiều cá nhân cũng như tổ chức, chùa viện quyên góp thực hiện. Tuy nhiên, tôi thấy trong nhiều chùa, số lượng kinh sách, băng dĩa phát không, tràn ngập, bỏ bừa bãi, không trang nghiêm. Trong đó có quá nhiều kinh sách, băng giảng không có nội dung tốt, thậm chí mê tín dị đoan, sai lạc giáo lý, chẳng những không lợi ích gì, còn góp sức truyền bá tà pháp. Kính mong quí Thầy cho biết tôn ý về vấn đề này.
Đáp:
- Các dạng bố thí gồm có: tài thí, pháp thí và vô úy thí. Tài thí có: ngoại tài (tiền bạc, của cải), và nội tài (các bộ phận của cơ thể). Pháp thí là bố thí chánh pháp, giúp người hiểu rõ chánh đạo, chánh kiến, chánh tín, sự thật của cuộc đời, để sống đời được an lạc và hạnh phúc, hơn nữa, đạt được giác ngộ và giải thoát. Và vô úy thí là giúp người vượt qua cơn sợ hãi, sợ chết, sợ đủ mọi thứ, ổn định được tâm bất an.
Trong các dạng bố thí vừa kể, bố thí pháp thù thắng nhất. Bởi lẽ, chánh pháp giúp đỡ con người trong kiếp này được khai mở trí tuệ, tránh tà pháp và mê tín dị đoan, biết tu tâm dưỡng tánh theo đúng chánh đạo, tránh tà đạo, nhận rõ tà sư và tà pháp. Cao cả nhất là chánh pháp giúp con người thoát ly được phiền não khổ đau trong sanh tử luân hồi.
Đúng như quí Đạo Hữu nhận xét, hiện nay tình trạng ấn tống kinh sách, băng dĩa rất được hưởng ứng, bởi nhiều lý do. Lý do trước hết là nhiều người hiểu rằng bố thí pháp (hùn phước ấn tống kinh sách, băng thuyết pháp) có công đức và phước đức trên tất cả các dạng bố thí khác. Hoặc, có nhiều người cầu khẩn, van xin, khấn vái điều gì đó cho gia đình hay cho công việc làm ăn, buôn bán, bèn bỏ ra chút tiền để in các loại gọi là “kinh sách” để hối lộ thần linh trước, cho được việc mình mong cầu.
Họ đâu biết rằng các loại sách rẻ tiền, các loại băng giảng tạp nhạp, hình thức bề ngoài có vẻ như đạo Phật, do chính các chùa in, các nhà sư giảng, nhưng nội dung rất phi chánh pháp, cho nên vô tình góp phần truyền bá tà pháp, mê tín dị đoan, làm cho nhiều người ngộ độc, tin theo, rất tai hại.
Chẳng hạn trước đây vài năm, có người góp tiền in sách Niệm Phật vãng sanh lưu xá lợi. Nghe qua có vẻ Phật pháp, nhưng nội dung chứa đựng, xen lẫn nhiều tà pháp. Người không học hiểu giáo lý, không nghiên tầm kinh điển, kể cả một số nhà sư già cũng như trẻ, rất dễ nhầm lẫn, ngộ nhận rồi ngộ độc, và đem truyền bá nọc độc cho nhiều người khác.
Thêm nữa, có vô số sách thuộc loại tà pháp, mê tín dị đoan, được in và bỏ bừa bải trong các chùa như: Bạch Y Thần Chú, Linh Cảm Thần Chú, Pháp Sám Đại Bi, Kinh Di Lặc cứu đời, Kinh Cứu khổ, Địa Mẫu chơn kinh, Kinh Hoàng Mẫu, Những điều linh ứng, Lời Nguyện,…
Các vị trụ trì chân tu thực học không phổ biến các loại sách nhảm này trong phạm vi hoằng pháp và các vị Phật tử chân chánh không góp phần tội nghiệp in phát hành hay phổ biến các loại sách này.
Chúng ta nên nhớ: nếu cầu nguyện mà được linh ứng (hữu cầu tắc ứng) thì trái với lý nhân quả nghiệp báo.
Mình làm mình hưởng. Mình làm mình chịu.
Ban Biên-Tập PHTQ.CANADA
CHUYỆN TU HÀNH
- Tôi có nghe giảng:
Người nào vãng sanh thì mừng cho người đó, người còn ở lại cứ tiếp tục lặng lẽ niệm Phật để chờ ngày mình vãng sanh. Nhiều lắm! Người vãng sanh nhiều đến nỗi chư Tổ còn dám nói rằng: "trăm người niệm Phật trăm người vãng sanh, ngàn người niệm Phật, ngàn người vãng sanh, muôn người niệm Phật muôn người vãng sanh".
... nhiều vị Tổ, vị nào cũng nói vậy cả. Các Ngài đều dạy: chỉ cần tin tưởng cho vững, tha thiết cầu nguyện vãng sanh, rồi chân thật trì danh niệm Phật thì ai cũng được phần vãng sanh. Tu Tịnh thì mục đích chính là hết báo thân cầu được vãng sanh về Cực lạc quốc.
Kính mong quí Thầy từ bi cho biết: các điều trên có thực chăng, có nên tin chăng, có đúng Chánh pháp chăng, hay đó chỉ là phong trào, cổ xúy cho người đời nhầm lẫn giữa lòng tin và lòng tham, tu ít muốn nhiều, thậm chí không biết tu là gì, chỉ cần niệm Phật vang rân, um trời, khàn tiếng, thì chắc được vãng sanh sao?
GIẢI ĐÁP:
- Trong Kinh Kalama, đức Phật có dạy rằng: chớ vội tin những gì người khác nói, dù đó là bậc bề trên, là giáo chủ, là lãnh tụ, là giáo hội trung ương tối cao, dù đó là điều được ghi trong kinh sách, dù đó là điều được nhiều người tin theo.
- Chỉ nên tin điều gì trải qua lý trí sáng suốt, cẩn trọng suy xét thấy khi thực hành điều đó sẽ đem lại lợi ích cho bản thân và cho mọi người chung quanh.
Chánh pháp của đạo Phật giúp đỡ con người giác ngộ được chân lý và giải thoát phiền não khổ đau. Chân lý là điều đúng với tất cả mọi người trên thế gian, không phân biệt tôn giáo hay tín ngưỡng.
Mình làm tốt mình hưởng.
Mình làm xấu mình chịu.
Gieo nhân nào gặt quả nấy.
Gieo gió thì gặt bão.
Sinh sự thì sự sinh.
Hiểu sâu, tin sâu lý nhân quả, con người sẽ giảm bớt phiền não khổ đau rất nhiều.
Khi gặp chuyện bất trắc, bất như ý xảy ra, mình biết ngay rằng mình đang gánh chịu hậu quả của việc xấu ác mình đã làm trong đời này, hay trong kiếp trước, chứ không phải do thượng đế trừng phạt vô duyên cớ, cho nên khỏi cần hối lộ, cúng kiến lễ vật, vô ích!
Do đó, để giảm bớt phiền não khổ đau, con người cần phải tích cực tu tâm dưỡng tánh, tích phước tích đức, gieo nhân thiện lành, để hưởng quả phước báu mà người đời thường gọi là gặp may mắn. Đồng thời, tránh làm điều xấu ác, tránh nghĩ điều xằng bậy, tránh nói lời sai trái. Làm khổ não người khác tức là gieo nhân bất thiện, ắt sẽ chịu quả chẳng lành.
Tu theo đạo Phật, dù theo pháp môn nào, thiền tông hay tịnh tông, mục đích chính yếu là: làm cho tâm thanh tịnh, không phải tâm mong cầu điều này điều khác.
Còn tâm mong cầu cho bản thân,
là còn tâm tham lam,
khó gặp chánh pháp.
khó gặp chánh pháp.
Khi được tâm thanh tịnh,
tương ưng tâm chư Phật,
tức đắc cảnh giới niết bàn thanh tịnh,
không phải mong cầu.
tương ưng tâm chư Phật,
tức đắc cảnh giới niết bàn thanh tịnh,
không phải mong cầu.
Muốn tâm được thanh tịnh, nhứt định con người phải tránh điều ác, phải làm điều lành. Việc tu tâm dưỡng tánh phải được thực hành suốt đời này. Thực hành như vậy nhưng kết quả sẽ tùy theo mức độ tu tập. Đâu thể nào khẳng định, người nào niệm Phật cũng đều vãng sanh. Đó là tà kiến.
Biết bao nhiêu người niệm Phật vang rân trầm bổng, tại chùa cũng như tại gia, mỗi tuần hoặc mỗi tháng một buổi, ngoài ra chẳng học hiểu lời chư Phật dạy trong kinh điển, không tu tâm dưỡng tánh, tham sân si kiêu mạn phiền não đầy dẫy, thậm chí tu sĩ trụ trì còn nổi sân trong buổi lễ, tại chánh điện, ngay sau thời niệm Phật, thử nghĩ làm sao tất cả đều được vãng sanh như ý. Người giảng tà pháp như thế, dù là tu sĩ hay cư sĩ, cũng là tà sư dẫn dắt người khác vào tà đạo. []
BBT. PHẬT HỌC TỊNH QUANG CANADA
SỐNG ĐỜI VUI ĐẠO
(Sống trong tương đối - Vui với tuyệt đối)
(Sống trong tương đối - Vui với tuyệt đối)
Thương ghét, phải quấy, đẹp xấu, đúng sai, hơn thua, chính là vọng tâm, vọng tưởng, vọng thức, vọng niệm. Ðó chính thực là con trâu, mà người tu theo Phật phải chăn phải dắt, phải kềm phải chế, phải điều phải khiển, phải thuần phải phục, thúc liễm luôn luôn. Chăn trâu thành công thì Tánh Giác hiển lộ. Ðiều quan trọng là: "Con người hãy chăn dắt con trâu, chớ để con trâu dẫn dắt con người! Nếu để con trâu dẫn dắt, không biết con người sẽ đi về đâu?". Cho nên mới có pháp tu gọi là "Pháp Môn Chăn Trâu", chính là nghĩa đó vậy.
Chăn trâu nghĩa là: áp dụng Chánh Pháp, vào trong cuộc sống, của mình hằng ngày, dẹp trừ vọng tâm, vọng tưởng vọng thức, vọng niệm liên miên, chuyển hóa ba nghiệp, thân khẩu ý mình, bất lương bất thiện, thành ra ba nghiệp, hoàn toàn thanh tịnh. Chăn trâu nghĩa là: không theo sức mạnh, sức kéo sức lôi, của tâm tham lam, sân hận si mê.
Ðây mới chính là ý nghĩa thiết yếu của việc tu tâm dưỡng tánh theo đạo Phật: Trong tâm khởi niệm, nếu giác kịp thời, liền biết không theo, đó là Chơn Tâm. Trong tâm khởi niệm, nếu còn mê muội, không giác kịp thời, liền theo niệm đó, trở thành vọng tâm. Cũng ví như là: Khi có gió thổi, mặt biển nổi sóng, gọi là biển động. Mặc dù có gió thổi, mặt biển vẫn bình yên, đó là biển thái bình, ví như bản tâm thanh tịnh. Tu theo đạo Phật, không phải chỉ có: cúng kiến lễ lạy, van xin cầu nguyện, không còn gì khác!
Nếu con người biết sẵn sàng tha thứ cho người khác, cũng như đã từng nhiều lần trong đời, tha thứ cho chính bản thân mình, thì cảnh giới thiên đàng niết bàn cực lạc chính là đây, ngay trên thế gian này!
Sinh sự thì sự sinh. Nhân nào thì quả nấy. Gieo gió thì gặt bão. Có lửa thì có khói. Cầu nguyện khấn vái chỉ đem lại sự bình an tâm hồn tạm thời mà thôi. Bình an thực sự chỉ có cho người thiện tâm. Thiên đàng hay địa ngục, tuy là hai tâm trạng khác nhau, nhưng tất cả thực sự chỉ là các trạng thái ở trong thâm tâm của tất cả chúng ta. Cũng ví như biển động hay biển lặng, tuy khác nhau, nhưng đều là hai trạng thái của biển mà thôi vậy. Cảnh giới tịch diệt an lạc đó không dành riêng cho bất cứ ai, không thuộc bất cứ tôn giáo nào, không thuộc bất cứ sắc dân nào, không thuộc bất cứ thời đại nào. Bất cứ ai dẹp được một phần các tâm niệm sanh diệt, thì người đó sống được một phần trong cảnh giới an lạc tịch diệt.
Quí vị muốn thỉnh trọn bộ 3 tập CƯ TRẦN LẠC ĐẠO
hoặc Tập San PHẬT HỌC TỊNH QUANG
xin liên lạc:
Tỳ-Khưu Thích-Chân-Tuệ
Chủ-Nhiệm PHẬT-HỌC TỊNH-QUANG CANADA
108 - 123 Railroad St.,
Brampton, ON, L6X-1G9, Canada.
**
Brampton, ON, L6X-1G9, Canada.
**
Tel: 647-828-1016
Email: cutranlacdao@yahoo.com
BỘ SÁCH CƯ TRẦN LẠC ĐẠO 3 TẬP
http://phtq-canada.blogspot.com/2011/04/bo-sach-cu-tran-lac-ao.html
Kính mời quí vị xem bài viết theo link:
TRĂM NGÀN MUÔN KIẾP KHÔNG DỄ GẶP
SÁNG SUỐT CHÂN CHÁNH THANH TỊNH
SUY NGẪM VỀ TỤNG KINH SIÊU THOÁT
MÊ TÍN TRONG DÂN GIAN