TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)

TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)
TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)

Tuesday 13 November 2012

***PHẬT THUYẾT "CHUYỆN ĐÀN BÒ SANG SÔNG"

Tuesday 13.11.2012
Kính thưa quí vị,
Ngày nay, những người tìm hiểu và tu hành theo đạo Phật rất nhiều, tu sĩ và cư sĩ.
Một số không ít, những nhà sư chân tu thực học đang cố gắng hoằng dương chánh pháp.
Các vị minh sư này muốn giúp đại đa số thấy được sự vi diệu nhiệm mầu của triết lý đạo Phật - 
không dành riêng cho người Phật tử.

Bất cứ ai hiểu được cách áp dụng trong đời sống hàng ngày 
đều cảm nhận niềm an lạc hạnh phúc ngay hiện đời.

Cho nên các vị chân sư không ngại nói thẳng những điều sai trái, mê tín dị đoan 
trong sinh hoạt chùa chiền khắp nơi, trong nước cũng như hải ngoại.

Việc hành đạo này đã thức tỉnh nhiều người, trước nay hiểu lầm rằng, đạo Phật chỉ truyền bá 
những chuyện mê tín dị đoan như: dâng sớ cầu an, tiền mất tật mang, cúng sao giải hạn, tai nạn vẫn tới, 
Phật ngọc linh thiêng cầu gì được nấy, trì chú vào chai nước uống khỏi bệnh, được an tâm, 
bần tăng xin tiền cất chùa bạc triệu đô la, triệu triệu Euro.

Tất nhiên, bọn tà sư chuyên gạt gẫm bá tánh, chuyên truyền bá mê tín dị đoan bực mình, 
mang tên giả tấn công một cách tàn độc, kể cả những vị lão làng, 
nhưng thất học, không tu, dù ở chùa cả 100 năm hơn.

Tuy nhiên, mọi người thời nay đều có trí tuệ, nhận xét được chánh tà, hiểu được đâu là chân lý 
và sẵn lòng từ bi tha thứ cho các tu sĩ hay cư sĩ lầm đường lạc lối nói trên.

Hội đủ « Từ Bi & Trí Tuệ », con người trên thế gian này chắc chắn qua được sông mê, 
đến bờ bên kia giác ngộ và giải thoát, sống đời an nhiên tự tại.

Kính mời viếng thăm:
http://phtq-canada.blogspot.com/
http://phathoctinhquang.chuaphat.com/
http://lotus-lantern-canada.blogspot.com/

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mưu Ni Phật
Kính thư,
Tỳ-Khưu Thích-Chân-Tuệ
VP.PHTQ.CANADA
108 – 123 RAILROAD ST.,
BRAMPTON, ON, L6X-1G9, CANADA
TEL: 647-828-1016
VP.PHTQ.CANADA Email: cutranlacdao@yahoo.com

Kính mời quí vị theo dõi bài viết sau đây.


Trước khi rời khỏi những khu rừng, từ bỏ con sông, theo hương lộ đến các thôn làng, đức Phật còn định nói thêm một thời pháp ngắn về đàn bò và con sông nữa.
Ngay lúc ấy, nhị vị đại đệ tử là tôn giả Sāriputta và tôn giả Mahā Moggallāna từ đâu đó xuất hiện, đảnh lễ nơi chân của đức Đạo Sư.
Đức Phật mỉm cười hỏi:
- Hai ông có biết mấy thời pháp vừa rồi của Như Lai không?
Cả hai vị đồng đáp:
- Thưa, chúng đệ tử có nghe.
- Vậy thì Như Lai đã thuyết những gì?
Tôn giả Mahā Moggallāna đáp:
- Thưa, tỳ-khưu Sotthiya nói về mười loại cỏ thì đức Đạo Sư giảng thuyết về mười pháp cần phải thấy biết, liễu tri. Có pháp nên viễn ly, xa lánh, có pháp nên thực hành, y chỉ, có pháp nên đoạn tận, trừ diệt, có pháp nên huân tu, trưởng dưỡng.
- Đúng vậy! Còn thời pháp thứ hai?
Cũng tôn giả Mahā Moggallāna đáp:
- Thưa! Về mười một pháp của người chăn bò khéo giỏi, chính là mười một pháp làm cho một vị tỳ-khưu tồn tại, lớn mạnh trong pháp và luật của đức Thế Tôn.
- Đúng vậy! Còn bây giờ, khi nhìn con sông này, cái dòng nước đang trôi chảy kia, Như Lai chợt nghĩ đến đấy là dòng khổ đau, phiền não; là dòng vô minh ái dục, là dòng sinh tử vô tận, là dòng ma vương trùng trùng thì giáo pháp của Như Lai là nhằm để lội qua, bơi qua dòng sông ấy.
Có lần, tại bộ lạc Vajjī (Bạt-kỳ) tại Ukkacela, trên bờ sông Hằng, Như Lai đã có thuyết rồi đấy, ông có biết không, có nhớ không?
Tôn giả Sāriputta nói:
- Đệ tử có nhớ! Hôm ấy, đức Tôn Sư có nói rằng, Như Lai có cảm giác là đang dẫn một đàn bò sang sông. Và rồi, đức Tôn Sư đã thuyết một thời pháp về đề tài “Đàn bò sang sông” ấy.
- Vậy thì hôm ấy, Như Lai đã thuyết ra sao, ông có thể trùng tuyên cho đại chúng nơi này cùng nghe, được chăng?
Vâng mệnh đức Thế Tôn; và rồi tôn giả Sāriputta đã thiện thuyết như sau:
- Đại chúng huynh đệ! Hôm ấy, đức Thế Tôn đã kể chuyện rằng: Ngày xưa, này các tỳ-khưu! Tại Māgadha có người chăn bò ngu si, vô trí vào cuối tháng mùa mưa, y không để tâm quan sát phía bên này sông, không quan sát bên kia sông, cũng không thèm quan sát bến nước lội qua. Y đuổi đàn bò qua sông tại chỗ không thể lội qua được, nước lại đang trôi chảy cuồn cuộn.
Thế là cả đàn bò hớt hãi xô nhau tụ lại giữa dòng, quẫy đạp, kêu rống, tuyệt vọng giữa dòng nước dữ, chúng gặp tai nạn, có con bị cuốn trôi, có con bị chết đuối.



Cũng vậy, này các tỳ-khưu! Có những sa-môn hay bà-la-môn không khéo biết đời này với nhân với duyên với quả như vậy; không khéo biết đời sau với nhân với duyên với quả như vậy; không khéo biết ma chướng, ma giới, ma cảnh là đâu; không khéo biết lìa khỏi ma chướng, ma giới, ma cảnh như thế nào; không khéo biết cõi của thần chết, không khéo biết làm thế nào để bước ra khỏi cõi của thần chết; vậy mà chúng dám tự xưng là đạo sư, chân sư rồi giảng thuyết khắp cõi Diêm-phù-đề!

Những ai nghĩ rằng cần phải nghe, cần phải tin những vị này; tu tập, thực hành theo lời dạy bảo của họ thì sẽ gặp bất hạnh và đau khổ lâu dài, như đàn bò cùng quẩn tuyệt vọng trong dòng nước dữ của người chăn bò ngu si, vô trí kia vậy.

Cũng ngày xưa, này các tỳ-khưu! Tại Māgadha có người chăn bò thông minh, có trí, vào cuối tháng mùa mưa, y đi dọc theo con sông, cẩn thận quan sát chỗ nào dòng nước không chảy xiết, cẩn thận quan sát bờ bên này chỗ nào có bến nước dễ xuống, cẩn thận quan sát bờ bên kia chỗ nào có dốc thoải và đám cỏ bằng.

Sau khi nhìn ngắm kỹ càng một lần nữa, đầu tiên y cho những con bò đực già, những con đầu đàn khôn ngoan, giàu kinh nghiệm qua sông trước. Những con bò này sau khi lội cắt ngang dòng sông Hằng, qua bờ bên kia một cách an toàn, chúng đứng thảnh thơi ăn cỏ rồi đưa mắt ngước nhìn sang bên này bờ.

Người chăn bò thông minh, có trí, mỉm cười, rồi y lựa những con bò đực lớn mạnh, những con bò đực đã từng được huấn luyện kỹ càng tuần tự cho qua sông. Rồi nối đuôi theo sau là những con bò đực thanh niên, những con bò cái thanh nữ, những con bò thiếu niên, thiếu nữ, những con bò ấu nhi vừa chạy vừa kêu, những con bò con đang còn bú, mới sanh, cứ tuần tự theo lộ trình an toàn, sau trước cắt ngang dòng sông, sang bờ bên kia một cách tuyệt đối an toàn. 

Cũng vậy, này các tỳ-khưu! Có những sa-môn hay bà-la-môn khéo biết đời này với nhân với duyên với quả như vậy; khéo biết đời sau với nhân với duyên với quả như vậy; khéo biết ma chướng, ma giới, ma cảnh là đâu; khéo biết lìa khỏi ma chướng, ma giới, ma cảnh như thế nào; khéo biết cõi của thần chết, khéo biết làm thế nào để bước ra khỏi cõi của thần chết.

Những người như vậy, tuy họ chẳng tự xưng là đạo sư, là chân sư; nếu họ thuyết giảng tùy pháp, thuận pháp nơi này và nơi kia, thì các ngươi cần phải nghe, cần phải tin những vị này; tu tập, thực hành theo lời dạy bảo của họ thì sẽ gặp hạnh phúc và an lạc lâu dài, cũng như đàn bò an toàn sang sông, thảnh thơi gặm cỏ của người chăn bò thông minh, có trí kia vậy.

Và này chư vị tỳ-khưu! Những con bò đực già, đầu đàn, khôn ngoan, nhiều kinh nghiệm cho qua sông trước, cắt ngang dòng Gaṅgā là những ai vậy?
Chính họ là những bậc A-la-hán, đã đoạn trừ các lậu hoặc, tu hành thành mãn, các việc nên làm đã làm, đã đặt gánh nặng trên vai xuống, đã đạt được mục đích phạm hạnh, các hữu kiết sử đã hoàn toàn bị đoạn diệt, đã được giải thoát nhờ chánh trí. Những vị này, sau khi lội cắt ngang dòng sông ma vương, dòng sông sinh tử, dòng sông khổ đau phiền não; họ đã qua bờ bên kia một cách an toàn, thong dong nếm thưởng hương vị giải thoát.


Những con bò đực lớn mạnh, những con bò đực đã từng được huấn luyện kỹ càng tuần tự cho qua sông là những ai vậy?
Đấy là bậc A-na-hàm, những vị tỳ-khưu sau khi đoạn trừ năm hạ phần kiết sử, được hóa sanh tại cõi trời Ngũ tịnh cư rồi Niết-bàn tại đấy, không còn phải trở lại thế gian này nữa.
Rồi nối đuôi theo sau là những con bò đực thanh niên, những con bò cái thanh nữ, những con bò thiếu niên, thiếu nữ, những con bò ấu nhi vừa chạy vừa kêu, những con bò con đang còn bú, mới sanh, cứ tuần tự theo lộ trình an toàn, sau trước cắt ngang dòng sông, sang bờ bên kia một cách tuyệt đối an toàn; họ là những ai vậy?

Họ là các bậc Tư-đà-hàm, Tu-đà-hoàn.
Còn những con bò ấu nhi vừa chạy vừa kêu, những con bò con đang còn bú hoặc mới sanh chính là những tỳ-khưu, những tỳ-khưu-ni tùy tín hành, tùy pháp hành trong giáo pháp của Như Lai, trước sau họ đều sẽ sang bờ một cách an toàn và an vui như vậy.

Này các tỳ-khưu! Các ngươi nghĩ người chăn bò thông minh, có trí ấy là ai? Là Như Lai đấy! Còn hội chúng tỳ-khưu, tỳ-khưu-ni là đàn bò đang lần lượt cắt ngang dòng sông ma vương, dòng sông sinh tử, dòng sông phiền não khổ đau, để sang bờ bên kia một cách tuyệt đối an toàn.
Này đại chúng huynh đệ! Thế Tôn thuyết giảng như vậy xong, ngài còn nói thêm bài kệ:

Đời này và đời sau,
Như Lai khéo trình bày,
Cảnh giới ma, không ma
Thần chết, không thần chết
Bậc chánh giác, trí giả,
Biết rõ mọi thế giới,
Cửa bất tử rộng mở,
Dòng ma bị chặt ngang,
Nát tan và hư hoại,
Hãy sống sung mãn hỷ,
Đạt an ổn Niết-bàn!

Sau khi tôn giả Sāriputta thuyết xong, đức Phật khen ngợi:
- Quả thật là thiện thuyết, này Sāriputta! Nếu Như Lai có thuyết lại cũng chỉ thuyết được như vậy mà thôi. Ông quả thật là xứng đáng được hội chúng tỳ-khưu xưng tán là thượng thủ, là pháp chủ trong giáo hội của Như Lai! []




ADIDAPHAT,
Trong bài viết dưới đây Tỳ Kheo giải thích việc cầu nguyện theo quan điểm Phật Giáo rõ ràng dể hiểu.
Cầu nguyện là tập trung tâm trí, nhất tâm chuyển đổi vọng niệm mê lầm, xấu ác trở nên thanh tịnh.
Cầu nguyện là một cách định tâm, định ý để chuyển hóa lòng mình, lòng người.
Cầu nguyện vì thế chính là phương pháp quán chiếu,
nhìn lại con người thật của mình, quan sát tâm tình,
trừ khử tà kiến mê tín, khát vọng phàm tình, ích kỷ nhỏ nhen, ỷ lại yếu đuối.

Nếu hiểu chính xác ý nghĩa cầu nguyện thì 
cầu nguyện là một phương pháp tu tập, có giá trị tương đương với phương pháp thiền định,
quán chiếu tự tâm.
nhưng sau đó lại viết:

- Cầu nguyện cho thế giới hòa bình, chúng sanh an lạc là lời cầu nguyện vị tha, 
đúng chánh pháp, trưởng dưỡng từ bi & trí tuệ.
- Cầu nguyện cho mình, gia đình mình, đoàn thể mình, tôn giáo mình là lời cầu nguyện vị kỷ, 
phi chánh pháp, không từ bi & trí tuệ.
 - Nếu ai cầu cũng được như ý, thế giới sẽ loạn, nhân sanh đảo điên. Không làm việc cầu giàu có.........

người đọc cảm thấy hơi bối rối vì lúc thì bảo là: 
cầu nguyện là một phương pháp tu tập, có giá trị tương đương với phương pháp thiền định,
quán chiếu tự tâm.
sau thì lại nói:
- Cầu nguyện cho thế giới hòa bình, chúng sanh an lạc là lời cầu nguyện vị tha, 
đúng chánh pháp

nếu nói vậy thì lời cầu nguyện này được chấp nhận chứ?  
Xin Tỳ Kheo giải thích thêm dùm điểm này cho người đọc được tỏ tường hơn.
Xin đa tạ
Nam Mô A Di Đà Phật.
Kính
Vovitru

From: vovitru <vovitru@gmail.com>
To:
cutranlacdao@yahoo.com
Sent: Sunday, November 11, 2012 7:29:25 AM
Subject: Re: Ý NGHĨA LỄ CẦU NGUYỆN -
------------------------------------------

Ý NGHĨA LỄ CẦU NGUYỆN THEO LINK:
http://phtq-canada.blogspot.com/2011/05/y-nghia-le-cau-nguyen-phat-hoctinh.html

Sunday 11.11.12
Kính thưa quí vị,

VP.PHTQ.CANADA cảm tạ quí vị đã nêu lên thắc mắc về Ý NGHĨA LỄ CẦU NGUYỆN.
Vấn đề cầu nguyện là vấn đề tín ngưỡng trong dân gian khắp mọi nơi, từ nhiều thế kỷ qua.
Vấn đề này có hai mặt:
1. Đối với đại đa số, đó là phương tiện an tâm trong lúc con người gặp khổ nạn, bất trắc.
2. Đối với giáo lý cao siêu vi diệu nhiệm mầu, đó là phương tiện tu tập giải thoát sanh tử luân hồi.

Triết lý hay cốt tủy của đạo Phật chính là:
Tự mình cứu mình - Không ai cứu được mình - kể cả Đức Phật - cho nên cầu nguyện là vô ích.
Đạo Phật quan trọng LÝ NHÂN QUẢ và LÝ VÔ THƯỜNG.
Do nhân quả, sau khi đắc đạo và còn tại thế, ngay Đức Phật vẫn phải đền trả nghiệp quả và Đức Phật không cứu được dòng họ Thích Ca hay các đại đệ tử, khi nghiệp quả đã đến lúc họ phải đền trả.
Chỉ có PHƯỚC BÁO mới cứu được, giảm thiểu được NGHIỆP BÁO mà thôi. (Điểm này xin xem thêm bài giảng về PHƯỚC BÁU).

Tuy nhiên, để phổ biến sâu rộng giáo lý vi diệu nhiệm mầu, đạo Phật cũng phải mang hình thức của một tôn giáo. Nói đến tôn giáo chính là các hình thức cầu nguyện, các nghi lễ cầu nguyện.
Lời cầu nguyện «vô ngã vị tha»
là lời cầu nguyện đúng chánh pháp, chấp nhận được bởi trưởng dưỡng «từ bi & trí tuệ».
Lời cầu nguyện cho thế giới hòa bình, chúng sanh an lạc là lời cầu nguyện vô ngã vị tha.

Tuy nhiên, lời cầu nguyện cho cha mẹ hay thân nhân quá vãng được siêu sanh cực lạc quốc,
tuy bày tỏ lòng hiếu thảo, nhưng bấy lâu nay bị lợi dụng.
Người còn sống phải lo tu tập để tâm thức được nhẹ nhàng, khinh an, khi ra đi, khỏi cầu cũng siêu.
Các nhà sư sống có an chăng, chết có siêu chăng, làm sao nhà sư cầu siêu cầu an cho người có tiền bỏ ra thuê mướn dịch vụ cầu an, cầu siêu?
Các nghi lễ cầu siêu cầu an cũng chẳng qua là hình thức an ủi, khuyên giải thân nhân và cũng là cơ duyên tốt nhứt, thù thắng nhứt để giảng giải giáo lý, khuyên tang chủ phát tâm tu tập, đừng để đến lúc nằm trong quan tài mới nghĩ đến chuyện thỉnh sư cầu siêu.
Lúc đó các tà sư tha hồ bày trò, đặt chuyện, hăm he hù dọa, gây khó dễ, để tống tiền tang chủ.
Tang chủ cố gắng thỏa mãn nhà chùa, xong việc cúng thất, cả nhà đứng trước cổng chùa chửi thề ỏm tỏi, thề không bước tới cửa mấy thằng đầu trọc nữa.
Như vậy, cả tăng lẫn tục đều phiền não qua việc tang lễ.
Vấn đề tang lễ này cần viết dài hơn mới rõ ràng mọi việc, nay mai VP.PHTQ.CANADA sẽ phổ biến.

Kính mời viếng thăm:

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mưu Ni Phật
Kính thư,
Tỳ-Khưu Thích-Chân-Tuệ
VP.PHTQ.CANADA
108 – 123 RAILROAD ST.,
BRAMPTON, ON, L6X-1G9, CANADA
VP.PHTQ.CANADA Email: cutranlacdao@yahoo.com

10.2.2011
Kính Bạch Thầy,
Con tên Ngô Phúc, chữ nghĩa không biết nhiều, nếu có viết sai chính tả, mong Thầy thứ lỗi cho. Con có đôi lời tâm sự với Thầy, mong Thầy chỉ dạy cho.

Kính bạch Thầy, vợ chồng con từ hồi tuổi đôi mươi, đến nay, thường hay đi chùa lễ Phật, cúng dường Tam Bảo, đi du lịch đến nước nào cũng vậy, vợ chồng con sống rất hạnh phúc, có được bốn cháu, hai trai và hai gái rất ngoan. Cho đến một hôm, vợ chồng con đang hưởng thụ ở sau vườn, có hai ông cảnh sát đến gõ cửa và báo một tin buồn, là con trai út của con, đã đụng xe qua đời, vợ chồng con không tin, vì nó mới đi có khoảng một tiếng đồng hồ, nhưng đó là sự thật.

Sau đó, vợ chồng con phải chấp nhận sự thật đau buồn đó và tìm hiểu về việc an táng và con có đến chùa mời Thầy tụng kinh cầu siêu cho nó, nhưng chùa ở Canada chỉ làm lễ theo cuối tuần, không làm lễ theo đúng ngày, cho nên con có nhờ người cháu ở Việt Nam đi chùa mời Thầy ở bển tụng kinh đúng ngày cho nó và Thầy ở bển có mời Thầy thập phương Tăng tụng kinh cầu siêu vãng sanh cực lạc, làm đúng 49 ngày, và thờ ở ba chùa.

Và từ đó, vợ chồng con không còn thấy hạnh phúc nữa, và bắt đầu tìm hiểu về kinh sách. Vợ chồng con đi đến chùa, thấy người ta in kinh chú đại bi, kinh A Di Đà và CD thuyết pháp, giảng kinh v.v.. và có một Thầy ở Việt Nam gởi tặng cho vợ chồng con một quyển kinh đại thừa vô lượng thọ, trang nghiêm thanh tịnh bình đẳng giác, và vợ chồng con có tụng hằng ngày cho đến hôm nay.

Con có đọc được cuốn sách Từ Bi & Trí Tuệ của Thầy, trong đó có nói dâng sớ cầu an, tiền mất tật mang, cúng sao giải hạn, tai nạn vẫn tới, thì con thấy Thầy nói rất đúng, vì hằng năm, gia đình con thường đi chùa, cũng dâng sớ cầu an và cúng sao giải hạn, mà tai nạn xe cộ của con trai con, không giảm được phần nào, cũng phải mất mạng.

Cho nên vợ chồng con rất hoan hỷ và mong Thầy chỉ dạy thêm về vấn đề cầu siêu, con nghe nói, người mất trong vòng 49 ngày, nếu có người tụng kinh trai giới, cúng dường Thập phương Tăng, tụng kinh cầu siêu vãng sanh nơi cực lạc cho người đó, thì người đó sẽ được siêu thoát và vãng sanh tây phương cực lạc, có đúng như vậy không, mong Thầy chỉ dạy.

Và sau đây là con xin thưa với Thầy về vấn đề, chú đại bi, trong kinh sách có nói, nếu ai đọc tụng chú đại bi mà không linh ứng, thì chú đại bi không được gọi là đại bi thần chú. Nhưng trong sách Từ Bi & Trí Tuệ 15 của Thầy, lại nói là, nếu cầu nguyện mà được linh ứng, (hữu cầu tắc ứng) thì trái với lý nhân quả nghiệp báo, như vậy có nên đi chùa không, có nên thờ cúng tại gia không, và hằng ngày tụng kinh cầu vãng sanh tây phương cực lạc có được linh ứng không, con mong Thầy chỉ dạy.

Và sau đây con xin gởi tấm chi phiếu 150đ Canada xin thỉnh Bộ sách Cư Trần Lạc Đạo, trọn bộ 3 tập, xin Thầy hoan hỷ gởi cho, nếu có dư, xin được cúng dường ấn tống Tập san. Thành thật cám ơn Thầy và chúc Thầy nhiều sức khỏe.
Con
Ngô Phúc (Mississauga, Canada)

SUY NGẪM VỀ TỤNG KINH SIÊU THOÁT
CẦU TRỜI CÓ ĐƯỢC GÌ ĐÂU

Ý NGHĨA LỄ CẦU NGUYỆN

CHÁNH KIẾN VÀ CHÁNH TÍN
ĐẠO PHẬT BÌNH ĐẲNG VÀ TỰ DO TUYỆT ĐỐI
Ý NGHĨA CÚNG HOA, HƯƠNG, ĐÈN
PHẬT PHÁP TRỊ TÂM BỊNH CỦA CHÚNG SINH