TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)

TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)
TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)

Thursday 13 December 2012

***GIÁ TRỊ CỦA CON NGƯỜI (CƯ TRẦN LẠC ĐẠO 3)

 
 
Tôi mong tất cả Tăng Ni là người lãnh đạo Phật tử, quí vị đi và dẫn dắt Phật tử cùng đi đúng theo con đường đức Phật đã đi.
Đừng đi sai, đừng đi lệch, uổng một đời tu, không biết mai kia có gặp lại Phật pháp không?
Làm sao chúng ta đứng vững và luôn luôn không bị những luồng gió nhơ nhớp của thế gian
làm lem luốc,
phải trong sạch vững vàng trên con đường đạo. Đó là chỗ tha thiết mong mỏi của tôi.
HT Thích Thanh Từ
lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll

TỲ KHƯU THÍCH CHÂN TUỆ


Từ ngàn xưa cho đến ngày nay, từ phương đông sang đến phương tây, từ Á châu sang đến Âu châu, Mỹ châu, Phi châu và Úc châu, khi bàn về vấn đề giá trị của con người, người ta có vô số cách nhận định, có vô số căn cứ, có vô số cơ sở, có vô số thước đo, có vô số tiêu chuẩn, có vô số khía cạnh và có vô số căn bản, để bàn bạc, để thảo luận, để tranh cãi, để thẩm định giá trị của con người. Không ai đồng ý với ai. Không thời điểm nào giống thời điểm nào. Không địa phương nào hợp với địa phương nào. Không sắc tộc nào đồng quan điểm với sắc tộc nào. Không tôn giáo nào đồng ý với tôn giáo nào. 
 
Trong phạm vi xã hội, phải chăng con người có nhiều tài sản, tiền bạc, của cải thì có giá trị hơn?  Phải chăng con người có nhiều quyền thế, lắm chức tước, địa vị cao thì có giá trị hơn?  Phải chăng con người có kiến thức rộng, hiểu biết sâu thì có giá trị hơn?  Phải chăng con người có nghề nghiệp chuyên môn, bằng cấp cao thì có giá trị hơn? Phải chăng con người có nhiều danh vọng, nhiều tiếng tăm thì có giá trị hơn?  Phải chăng con người có sắc đẹp mỹ miều, duyên dáng thì có giá trị hơn?  Phải chăng con người có nhiều tài năng, khéo léo thì có giá trị hơn? 
 
Trong phạm vi tín ngưỡng hay tôn giáo, phải chăng người tu sĩ có giá trị hơn quảng đại quần chúng tín đồ?

Phải chăng vị tu sĩ nào tu nhiều năm, hay có phẩm trật cao thì có giá trị hơn?  Phải chăng tín đồ nào đi cúng kiến, lễ bái, xem lễ, cầu nguyện nhiều thì có giá trị hơn? Phải chăng người nào biết làm việc phước thiện, biết làm công quả, biết làm đồng công, biết giúp đỡ nhiều người, biết bố thí kẻ nghèo, biết cúng dường các bậc tôn túc, biết phân biệt phải trái, trắng đen thì có giá trị hơn? 
 
Trong muôn ngàn câu hỏi đó, trong muôn ngàn ý kiến của muôn triệu người, tự cổ chí kim, từ đông sang tây, từ Á sang Âu, vấn đề cần suy tư hiện nay của chúng ta là gì?  Đó chính là hai câu hỏi:
 
 Đâu là giá trị chân thật của con người?
Tìm hiểu giá trị chân thật của con người được ích lợi gì? 

Trong khi bàn về vấn đề giá trị của con người, thông thường người ta có thể xem xét về hai phương diện: vật chất và tinh thần. Về phương diện vật chất, người đời thường đánh giá cao những con người ăn mặc lịch sự, sang trọng, đúng thời trang, những con người sống trong những ngôi nhà cao, cửa rộng, những tòa biệt thự đồ sộ, nguy nga, tráng lệ, những con người đi trên những chiếc xe hơi lộng lẫy, đắt tiền, đầy đủ tiện nghi, những con người rộng rãi, hào phóng, xài tiền như nước.

Bên cạnh đó, người đời cũng thường đánh giá cao những con người có sắc đẹp quyến rủ, những con người dung mạo tuyệt trần, những con người có thân hình lực lưỡng, cân đối, những con người khỏe mạnh, tráng kiện, những con người có uy quyền, có thế lực, có danh vọng, những con người có địa vị trong xã hội, những con người có tài sản kếch sù, những con người có nhiều cơ sở làm ăn, buôn bán, kinh doanh khắp nơi, những con người hét ra lửa mửa ra khói, những con người tiền hô hậu ủng, những con người có kẻ ăn người ở, có kẻ hầu người hạ, phục dịch trong ngoài, những con người có sức mạnh vô địch, những con người có võ công tuyệt luân
 
Những con người như vậy sở dĩ được đánh giá cao, bởi vì đó là mục tiêu nhắm đến, là niềm mơ ước đạt được của hầu hết mọi người nam nữ, già trẻ, lớn bé, trên thế gian này. Bằng đủ mọi cách, mọi thứ, mọi phương pháp, mọi phương tiện, mọi mưu mô, mọi kế sách, mọi thủ đoạn, mọi chiến thuật, mọi chiến lược, mọi sách lược, con người trên thế gian này đều chỉ mong đạt được, đoạt được những điều mơ ước đó, dù có phải chà đạp lên sanh mạng hay nhân phẩm của người khác hay nhiều người khác. Lắm khi con người bất chấp sanh mạng và tiền đồ của cả một dân tộc, hay của cả nhân loại trên quả địa cầu này, chỉ vì những tiêu chuẩn giá trị trên đây. Thật thảm thương thay! 
 
Về phương diện tinh thần, người đời thường đánh giá cao những con người có nhiều bằng cấp chuyên môn, những con người có kiến thức rộng rãi, thông thuộc lịch sử đông tây kim cổ, những con người có sự hiểu biết bao quát mọi vấn đề trong cuộc sống, những con người có nhiều năng khiếu đặc biệt, những con người đạt được nhiều thành tích trong mọi lãnh vực, những con người có hình tướng trang nghiêm, đạo mạo, đàng hoàng, bề ngoài đứng đắn, từ tốn, chậm rãi, những con người thực hiện được những chuyện cao cả, những chuyện dị thường, những chuyện huyền bí, những chuyện kinh dị, những chuyện kinh thiên động địa, những chuyện không ai làm nổi, những chuyện không ai tưởng tượng nổi. 
 
Tất cả những con người kể trên được đánh giá là những con người có giá trị trong xã hội. Nói cách khác, giá trị của con người trong thế gian hiện nay được xem xét không ngoài hai phương diện: vật chất và tinh thần. Nếu không giàu sang thì cũng phải tài giỏi.  Nếu không quyền thế thì cũng dòng dõi quý phái, danh gia, vọng tộc.  Nếu không có chức thì cũng phải có bằng. Nếu không tốt tướng, khỏe mạnh, đẹp đẽ, mặn mà thì cũng phải nết na, duyên dáng, thùy mị, đạo đức. Chính vì những tiêu chuẩn qui định giá trị của con người như trên, cho nên cuộc đời trên thế gian này đầy dẫy những bất công, gian trá, phiền não và khổ đau. 
 
Nếu tiêu chuẩn qui định giá trị của con người là tiền tài, của cải, giàu sang thì tức nhiên những con người thuộc giới bình dân sẽ bị khinh khi, chà đạp. Như vậy, nhân phẩm không còn được tôn trọng, nhân quyền không còn được bình đẳng. Những con người không có nhiều tiền tài, của cải, giàu sang thường mang mặc cảm tự ti, thấp kém, dễ tự ái, cho nên lúc nào cũng sẵn sàng phản ứng, đối phó, đôi co, cãi cọ, bực bội, khi "thấy" người khác khinh dể mình, khi "nghe" người khác khinh dể mình, khi "nghi" người khác khinh dể mình. Đôi khi chưa thấy ai khinh dể mình, chỉ nghe thoang thoáng, nghe đồn đại, nghe phong thanh người khác khinh dể mình, hoặc nghi người khác khinh dể mình, thì mình đã nỗi trận lôi đình, nỗi giận đùng đùng, ầm ầm, tam bành lục tặc nỗi lên cuồn cuộn. Bởi vậy mới biết trong lòng mỗi người chúng ta, ai ai cũng đều có một ngọn hỏa diệm sơn cả. 


 Tâm trạng của những người không có nhiều tiền tài, của cải, giàu sang thường bất an, xáo trộn. Chỉ cần một lời nói, một cử chỉ hay một ý nghĩ "vô ý" nào đó cũng có thể làm bùng nổ những cuộc tranh luận, những cuộc tranh chấp, những cuộc tranh biện, những cuộc tranh đấu, những cuộc cãi vã giữa hai người, giữa hai nhóm người, giữa hai đoàn thể. Và như vậy thường dẫn đến chuyện ấu đả nhau, tìm cách chơi nhau cho đến chết, cho tán gia bại sản, cho sạt nghiệp luôn, cho dẹp tiệm luôn, cho đóng cửa báo luôn, cho tơi bời hoa lá nhà người, cho chúng khỏi ngóc đầu lên nổi. Hoặc con người tìm cách kiện tụng nhau, lôi nhau ra trước ba tòa quan nhớn quan nhỏ, tóc quăn mũi lõ, nhờ phân xử những bạn bè cũ người đồng hương, nếu như lời nói, cử chỉ hay ý nghĩ đó là "cố ý" miệt thị người khác nghèo hơn mình, ít tiền tài hơn mình, miệt thị nhóm người khác ít của cải, ít vốn liếng, ít tiền bạc hơn mình, miệt thị đoàn thể khác ít uy tín hơn đoàn thể mình.
 
Trái lại, những con người nhiều tiền lắm bạc thường kiêu căng, ngạo mạn, phách lối, coi trời bằng nắp vung, dễ gây ác cảm, thù hận đối với mọi người. Những con người thừa tiền lắm của thường có thái độ mục hạ vô nhân, họ nhìn đời bằng nửa con mắt, họ nhìn đời bằng cặp kiếng đen; dù rằng tiền bạc và của cải, họ đang sở hữu, không có xuất xứ trong sạch, không có xuất xứ rõ ràng, minh bạch và thực là không đáng hãnh diện, không đáng khoe khoang, không đáng tự hào chút nào cả!  Chính vì tiêu chuẩn qui định giá trị của con người là tiền tài, của cải, giàu sang, gây nên hậu quả an ninh của xã hội cũng bấp bênh, đạo đức suy đồi, tranh chấp triền miên. 

Cuộc đời đầy dẫy những phiền não và khổ đau, cho cả hai hạng người "có hay không có" tiền tài, của cải, giàu sang. Nếu tiêu chuẩn qui định giá trị của con người là quyền thế, địa vị, chức tước, phẩm hàm, danh giá, kiến thức, bằng cấp, tài năng, thì tức nhiên những con người thuộc giới bình dân sẽ bị khinh khi, chà đạp.  Như vậy, nhân phẩm không còn được tôn trọng, nhân quyền không còn được bình đẳng. Những con người không có quyền thế, địa vị, chức tước, phẩm hàm, danh giá, kiến thức, bằng cấp, tài năng,  thường mang mặc cảm tự ti, thấp kém, dễ tự ái, cho nên lúc nào cũng sẵn sàng phản ứng, đối phó, đôi co, cãi cọ, bực bội, khi "thấy" người khác khinh dể mình, khi "nghe" người khác khinh dể mình, khi "nghi" người khác khinh dể mình. 
   
Trái lại, những con người quyền thế, địa vị, chức tước, phẩm hàm, danh giá, kiến thức, bằng cấp, tài năng, thường kiêu căng, ngạo mạn, phách lối, dễ gây ác cảm, thù hận đối với mọi người.  Những con người quyền cao chức trọng, những con người ăn trên ngồi trước, những con người bằng này cấp kia, những con người có chức có tước, thường có thái độ mục hạ vô nhân, họ nhìn đời bằng nửa con mắt, họ nhìn đời bằng cặp kiếng đen; dù rằng quyền thế, địa vị, chức tước, phẩm hàm, danh giá, kiến thức, bằng cấp, tài năng của họ chỉ là dõm, là hư, là giả tạm, là hão huyền, và thực là không đáng hãnh diện, không đáng khoe khoang, không đáng tự hào chút nào cả! 
 
Chính vì tiêu chuẩn qui định giá trị của con người là quyền thế, địa vị, chức tước, phẩm hàm, danh giá, kiến thức, bằng cấp, tài năng, gây nên hậu quả an ninh của xã hội cũng bấp bênh, đạo đức suy đồi, tranh chấp triền miên.  Cuộc đời đầy dẫy những phiền não và khổ đau, cho cả hai hạng người "có hay không có" quyền thế, địa vị, chức tước, phẩm hàm, danh giá, kiến thức, bằng cấp, tài năng. 
 
Nếu tiêu chuẩn qui định giá trị của con người là bề ngoài sang trọng, đẹp đẽ, quí phái, hình tướng trang nghiêm, đạo mạo, uy nghi, thì tức nhiên những con người thuộc giới bình dân sẽ bị khinh khi, chà đạp.  Như vậy, nhân phẩm không còn được tôn trọng, nhân quyền không còn được bình đẳng. Những con người không có bề ngoài sang trọng, đẹp đẽ, quí phái, hình tướng trang nghiêm, đạo mạo, uy nghi, thường mang mặc cảm tự ti, thấp kém, dễ tự ái, cho nên lúc nào cũng sẵn sàng phản ứng, đối phó, đôi co, cãi cọ, bực bội, khi "thấy" người khác khinh dể mình, khi "nghe" người khác khinh dể mình, khi "nghi" người khác khinh dể mình. 
 
Tâm trạng của những người không có bề ngoài sang trọng, đẹp đẽ, quí phái, hình tướng trang nghiêm, đạo mạo, uy nghi, thường bất an, xáo trộn. Chỉ cần một lời nói, một cử chỉ hay một ý nghĩ "vô ý" nào đó cũng có thể làm bùng nổ những cuộc tranh luận, cãi vã giữa hai người, hai nhóm người, hai tông phái. Và như vậy thường dẫn đến chuyện ấu đả nhau, tìm cách chơi nhau cho đến chết, cho tán gia bại sản, cho sạt nghiệp luôn, cho dẹp tiệm luôn, cho đóng cửa báo luôn, cho tơi bời hoa lá nhà người, cho chúng khỏi ngóc đầu lên nổi. 

Hoặc con người tìm cách kiện tụng nhau, lôi nhau ra trước ba tòa quan nhớn quan nhỏ, tóc quăn mũi lõ, nhờ phân xử những bạn bè cũ người đồng hương, nếu như lời nói, cử chỉ hay ý nghĩ đó là "cố ý" miệt thị người khác xấu xí hơn mình, không sang trọng bằng mình, không oai phong bằng mình, không nỗi tiếng bằng mình, miệt thị nhóm người khác không quí phái bằng nhóm mình, miệt thị tông phái khác không được chính tông, chính phái, chân truyền như mình, không trang nghiêm, đạo mạo, uy nghi, đĩnh đạc như mình. 
 
Trái lại, những con người có bề ngoài sang trọng, đẹp đẽ, quí phái, hình tướng trang nghiêm, đạo mạo, uy nghi, thường kiêu căng, ngạo mạn, phách lối, dễ gây ác cảm, thù hận đối với mọi người. Những con người bộ vó trang nghiêm, những con người ra vẻ quí phái, những con người có tướng oai phong, những con người có tiếng có tăm, thường có thái độ mục hạ vô nhân, họ nhìn đời bằng nửa con mắt, họ nhìn đời bằng cặp kiếng đen, dù rằng bề ngoài sang trọng, đẹp đẽ, quí phái, hình tướng trang nghiêm, đạo mạo, uy nghi của họ chỉ là cái võ không ruột và thực là không đáng hãnh diện, không đáng khoe khoang, không đáng tự hào chút nào cả! 
 
Chính vì tiêu chuẩn qui định giá trị của con người là bề ngoài sang trọng, đẹp đẽ, quí phái, hình tướng trang nghiêm, đạo mạo, uy nghi, gây nên hậu quả an ninh của xã hội cũng bấp bênh, đạo đức suy đồi, tranh chấp triền miên. Cuộc đời đầy dẫy những phiền não và khổ đau, cho cả hai hạng người "có hay không có" bề ngoài sang trọng, đẹp đẽ, quí phái, hình tướng trang nghiêm, đạo mạo, uy nghi.
 
Như vậy, chúng ta phải công nhận rằng các yếu tố, các căn cứ, các tiêu chuẩn qui định giá trị của con người trên đây thường dẫn đến những vụ xáo trộn, những vụ tranh cãi, những vụ tranh chấp, những vụ tranh đấu, những vụ tranh biện, những vụ tranh luận, những vụ tranh đua, những vụ kiện tụng, những vụ con kiến đi kiện củ khoai, những vụ vạch áo cho người  xem lưng, những vụ vạch lá tìm sâu, những vụ đào xới tam đại tổ tiên người khác để sỉ vả, nhục mạ, mắng nhiếc, chửi bới, bêu riếu, những trận bút chiến, những sự chia rẽ, những hiện tượng phân hóa, những bất công trong xã hội.  Đồng thời, các tiêu chuẩn qui định giá trị của con người trên đây cũng dẫn đến những phiền não và khổ đau trong tâm tư của tuyệt đại đa số con người trên thế gian này trong mọi hoàn cảnh. 
 
Thí dụ như chỉ cần nghe người nào đó chê mình nghèo, chê mình bất tài, chê mình ngu, chê mình dốt, dù là chê trước mặt hay chê sau lưng, thì chúng ta cũng khó mà nhịn được.  Đôi khi, chưa nghe trực tiếp người nào nói, chỉ cần nghe đồn, nghe nói, hay tưởng tượng người nào đó nói xấu mình điều gì đó, mình chẳng bao giờ bận tâm dành một phút để suy xét xem mình có thực xấu như người ta nói đó hay không, nhiều khi chưa kịp suy nghĩ phải trái gì hết, thì ngọn hỏa diệm sơn trong lòng chúng ta đã bùng lên dữ dội, khó mà ngăn nổi. Cho dù có nhịn được bề ngoài, làm tỉnh ngoài mặt, chúng ta cũng khó lòng dẹp được những niệm sân, khởi lên trong tâm trí.  Cho dù có dẹp được những niệm sân đó trong tâm trí hôm nay, nhưng sau này, mỗi khi chúng ta nhớ lại cảm giác bị khinh chê đó, tâm trí cũng khởi những niệm sân, như thể câu chuyện mới vừa xảy ra vậy. 
 
Thí dụ như chỉ cần đọc báo, xem phim thấy tác giả hay đạo diễn nào đó viết lách, kể chuyện, dựng phim, ngụ ý châm biếm, khôi hài, chế giểu, đùa cợt, chê bai, khích bác, công kích những thói hư tật xấu của một nhân vật nào đó trong truyện hay trong phim, giống y chang như mình, hay na ná giống như mình, thì chúng ta khó mà nhịn được, khó mà dằn được cơn tức giận trào lên như sóng cồn ngoài biển cả, khó mà nín được, không thể không phản ứng, không thể không viết bài đáp lại, nhẹ thì đính chánh, thanh minh thanh nga, nặng thì mạt sát, hèn nhát thì sáng tác thư rơi, ném đá dấu tay, tuyên truyền rỉ tai, bươi móc đời tư, tam đại nhà người ta cho hả hê cái lòng dạ hỏa diệm sơn lâu đời của mình, cho đả cơn tức giận vô cùng vô tận trong lòng mình, còn chưa chịu thôi, nữa là phải nhịn hay sao? 
 
Nếu không làm vậy, chúng cho là mình ngu, không biết gì cả.  Chúng nó ngu chứ mình đâu có ngu dại gì!  Nhất định phải làm tới, phải làm cho ra nhẽ mới thôi.  Dại gì mà nhịn chứ!  Tại sao lại phải nhịn?  Nhịn thì nhục!  Cự thì đục!  Có khi người ta thực sự không có ý ám chỉ mình, nhưng mình cứ la toáng hoáng lên và nhận bừa rằng họ ám chỉ mình, để rồi tự mình chuốc lấy phiền não và khổ đau, ngày ăn không ngon, đêm ngủ chẳng được! 



Khổ và Vui – Nỗi Trăn Trở của Kiếp Người
  Thích Chúc Đại
Qua cái nhìn thấu triệt và lời giảng giải cụ thể của Bậc Giác Ngộ về sự xuất hiện của bốn hạng người ở đời, chúng ta có thể nhận ra rằng, con người có mặt ở đời là do chiêu cảm của nghiệp quá khứ, nhưng con người cũng có thể chuyển hóa nghiệp quá khứ ngay trong hiện tại, bằng cách hướng đến điều thiện, hoan hỷ với điều thiện, biết tin sâu nhân quả. Chúng ta luôn ý thức rằng, những việc làm, lời nói và ý nghĩ của ngày hôm nay là chất liệu để tạo nên hạnh phúc hay khổ đau cho ngày mai.
Bên cạnh đó, chúng ta phải biết tin tưởng vào khả năng chuyển hóa, tức là ý thức con người sinh ra không phải bị đóng đinh trong một kết quả đã định, ai khổ đau thì mãi khổ đau, ai hạnh phúc thì luôn hạnh phúc. Mà chúng ta phải biết tu tập thiện nghiệp, huân tập thiện nghiệp, nuôi lớn và phát triển thiện nghiệp, dùng tuệ giác để chuyển hóa những khổ đau thành an lạc, chuyển hóa những bế tắc thành niềm hy vọng, chuyển hóa phiền não thành bồ đề. Nếu ý thức được như vậy, thiết nghĩ cuộc đời chúng ta sẽ có hướng đi mới, hướng đi của hạnh phúc và an lạc.
1. Dẫn nhập
Hạnh phúc và khổ đau không phải là đề tài mới mẻ trên mọi diễn đàn của mọi thời đại, nhưng nó cũng sẽ không bao giờ cũ đối với con người. Bởi con người luôn đang trên đường tiềm kiếm hạnh phúc, càng tìm kiếm thì con người càng trăn trở và thổn thức với biết bao câu hỏi tại sao…? Và làm thế nào…? Và dường như, sự ra đời của mỗi con người đều mang theo những kết quả khác nhau, có người được sinh ra trong hạnh phúc, lại cũng không ít người sinh ra trong sự bất hạnh. Nếu hạnh phúc hay khổ đau của kiếp người là kết quả của những gì đã làm trong quá khứ, thì liệu chúng ta có thể thay đổi được những kết quả ấy trong kiếp sống hiện tại không?  Lời giảng dạy của Đức Thế Tôn về khổ đau và hạnh phúc, được ghi lại bàn bạc trong Kinh Tạng, ở đây tác giả xin trích dẫn một bài kinh ngắn trong Tăng Nhất A Hàm, như một lời giải đáp cụ thể nhất cho vấn đề trên.
2. Khổ và Vui
Trong “Tăng Nhất A Hàm” , Phẩm Khổ Lạc, [i] Đức Thế Tôn đã khuyên dạy các thầy Tỳ kheo, có bốn hạng người xuất hiện trên cuộc đời này. Thứ nhất, có người trước khổ, sau vui; Thứ hai, có người trước vui sau khổ; Thứ ba, có người trước khổ sau khổ; Thứ tư, có người trước vui, sau vui.
Để giải thích rỏ cho bốn hạng người trên, kinh văn đã luận giải như sau:
Thứ nhất: Hạng người trước khổ, sau vui
Thế nào là người trước khổ sau vui? Hoặc có một người sinh nhà ti tiện, hoặc dòng sát nhân, hoặc giới thợ thuyền, hoặc sinh nhà tà đạo, cùng các giới bần khổ khác, áo cơm không đủ. Tuy họ sinh vào những nhà đó, nhưng người kia lại không có tà kiến, thấy rằng có bố thí, có người nhận, có đời này, có đời sau, có Sa-môn, Bà-la-môn, có cha, có mẹ, đời có A-la-hán, người lãnh thọ giáo pháp, cũng có quả báo thiện ác.

Nếu thấy có nhà nào rất giàu, thì họ biết đó nhờ báo đức bố thí, báo không phóng dật ngày xưa. Hoặc họ lại thấy nhà không áo cơm, biết những người này không tạo đức bố thí thường gặp bần tiện. Nay ta lại gặp bần tiện, không có áo cơm, đều do ngày xưa không tạo phước, mê hoặc người đời, hành pháp phóng dật. Duyên báo ác hạnh này, nay gặp nghèo hèn áo cơm không đủ. Khi thấy Sa-môn, Bà-la-môn tu pháp thiện, người ấy liền hướng về sám hối, sửa đổi những việc làm xưa. Nếu có của dư, đem chia cho người. Người này sau khi qua đời sinh về xứ thiện, lên trời. Nếu sinh cõi người thì lắm tiền nhiều của báu, không thiếu hụt. Hạng người này gọi là trước khổ sau vui.
Thứ hai: Hạng người trước vui sau khổ
Hạng người nào trước vui sau khổ? Ở đây, hoặc có một người sinh vào nhà hào tộc, hoặc dòng sát-lợi, hoặc dòng trưởng giả, hoặc nhà dòng họ lớn; hoặc sinh vào các nhà giàu sang, áo cơm đầy đủ. Nhưng người đó thường ôm lòng tà kiến tương ưng cùng biên kiến. Họ thấy như vầy, không có bố thí, không có người nhận, cũng không có báo đời này đời sau, cũng không có cha mẹ, đời không có A-la-hán, cũng không có người tác chứng, lại cũng không có báo thiện ác. Người đó có những tà kiến như vậy. Khi thấy nhà giàu sang, họ nghĩ, người này lâu nay vẫn có của báu này; người nam đã lâu vẫn là người nam, người nữ đã lâu vẫn là người nữ, súc sanh đã lâu vẫn là súc sanh.

Người ấy không thích bố thí, không giữ giới luật. Khi thấy sa-môn, bà-la-môn vâng giữ giới, người này nổi sân nhuế nghĩ, người ấy hư nguỵ, nơi nào sẽ có phước báo ứng?’ Người này sau khi qua đời sinh vào trong địa ngục. Nếu được làm người thì sinh vào nhà bần cùng, không có áo cơm, thân thể loã lồ, cơm áo thiếu thốn. Hạng người này gọi là trước vui sau khổ.
Thứ ba: Hạng người trước khổ sau khổ
Hạng người nào trước khổ sau khổ? Ở đây, có người sinh vào gia đình bần tiện, hoặc dòng sát nhân, hoặc giới thợ thuyền; hoặc sinh vào những gia đình hạ liệt, không có áo cơm. Nhưng người này thân ôm tà kiến, cùng tương ưng với biên kiến, nên họ thấy như vầy, Không bố thí, không có người nhận, cũng không có báo thiện ác đời này đời sau, cũng không có cha mẹ, đời không A-la-hán. Người ấy không thích bố thí, không vâng giữ giới. Khi thấy sa-môn, bà-la-môn, người ấy liền nổi sân nhuế đối với các bậc Hiền thánh.

Người này thấy người nghèo thì cho rằng đã vậy từ lâu; thấy người giàu thì cho rằng đã vậy từ lâu; thấy cha, xưa đã là cha; thấy mẹ, xưa đã là mẹ. Người này sau khi qua đời sinh vào trong địa ngục. Nếu sinh cõi người thì rất là nghèo hèn, áo cơm không đủ. Hạng người này gọi là trước khổ sau khổ.
Thứ tư: Hạng người trước vui sau vui
Thế nào là hạng người trước vui sau vui? Ở đây, hoặc có một người sinh vào nhà giàu sang, hoặc dòng sát-lợi, hoặc dòng bà-la-môn, hoặc sinh vào dòng quốc vương, hoặc sinh dòng trưởng giả, cùng sinh vào gia đình lắm tiền nhiều của. Nơi sinh ra không bị thiếu hụt. Người này sinh vào những nhà như vậy, nhưng người này lại có chánh kiến không có tà kiến. Họ có cái thấy này: Có bố thí, có người nhận, có đời này đời sau, đời có sa-môn, bà-la-môn, cũng có báo thiện ác, có cha có mẹ, đời có A-la-hán.

Người này khi thấy gia đình giàu sang lắm tiền nhiều của, liền nghĩ thầm, người này có được là nhờ ngày xưa bố thí. Hoặc lại thấy nhà nghèo hèn thì nghĩ, người này trước kia do không bố thí. Nay ta nên tuỳ thời bố thí, chớ để sau này sinh nhà nghèo hèn. Vì vậy nên người này thường thích bố thí cho người. Người này nếu thấy sa-môn đạo sĩ thì tuỳ thời thăm hỏi sức khỏe, cung cấp y phục, đồ ăn thức uống, giường nằm, thuốc men trị bệnh; thảy đều bố thí hết. Nếu sau khi mạng chung tất sinh xứ thiện lên trời. Nếu cõi người tất sinh vào nhà giàu sang, lắm tiền nhiều của. Hạng người này gọi là trước vui sau vui.

***Qua cái nhìn thấu triệt và lời giảng giải cụ thể của Bậc Giác Ngộ về sự xuất hiện của bốn hạng người ở đời, chúng ta có thể nhận ra rằng, con người có mặt ở đời là do chiêu cảm của nghiệp quá khứ, nhưng con người cũng có thể chuyển hóa nghiệp quá khứ ngay trong hiện tại, bằng cách hướng đến điều thiện, hoan hỷ với điều thiện, biết tin sâu nhân quả. Chúng ta luôn ý thức rằng, những việc làm, lời nói và ý nghĩ của ngày hôm nay là chất liệu để tạo nên hạnh phúc hay khổ đau cho ngày mai.

Bên cạnh đó, chúng ta phải biết tin tưởng vào khả năng chuyển hóa, tức là ý thức con người sinh ra không phải bị đóng đinh trong một kết quả đã định, ai khổ đau thì mãi khổ đau, ai hạnh phúc thì luôn hạnh phúc. Mà chúng ta phải biết tu tập thiện nghiệp, huân tập thiện nghiệp, nuôi lớn và phát triển thiện nghiệp, dùng tuệ giác để chuyển hóa những khổ đau thành an lạc, chuyển hóa những bế tắc thành niềm hy vọng, chuyển hóa phiền não thành bồ đề. Nếu ý thức được như vậy, thiết nghĩ cuộc đời chúng ta sẽ có hướng đi mới, hướng đi của hạnh phúc và an lạc.
3. Kết Luận
Khổ đau hay hạnh phúc luôn tồn tại và chi phối trong mỗi con người. Chỉ có điều, hạnh phúc hay khổ đau ấy không phải do ai ban tặng, cũng chẳng phải do một vị thần linh nào sắp đặt cả, mà do chính mình tạo ra. Khi thân, khẩu, ý khởi lên ác nghiệp thì con người sẽ gặt hái quả bất hạnh, bằng ngược lại…sẽ đưa con người sống trong hạnh phúc an vui. Vì vậy, mỗi người hãy “tự mình là hòn đảo của chính mình, nương tựa mình và nương tựa pháp”, nỗ lực hành trì thiện pháp, chuyển hóa những hạnh nghiệp bất thiện từ trong tâm thức của chính mình bằng ánh sáng của tuệ giác. Như vậy, con người sẽ không phải cất công đi tìm kiếm hạnh phúc mà hạnh phúc vẫn luôn hiện hữu một cách chân thật nhất ngay trong cuộc sống hiện tại này.
                                                                                                Virginia Beach 6.12.12
   
  Sen Trúc Lâm  

Chày
Thâm huyền chuyện Trúc Lâm Đại Sĩ
Giũ bỏ cung vàng ẩn non thiêng
Chày kình nhịp gõ nghe tiếng trúc
Đói lát măng le tựa giấc thiền

Chảy
Quê hương Hà hữu là đây chốn
Vui đạo tùy duyên ý nhiệm màu
Chảy mãi bên kia bờ Thiên Trúc
Quảy níp vân du nhẹ gánh sầu

Chạy
Sáng nay quay về nơi vườn giác
Nhìn núi từ xa chứa sắc vàng
Nhưng tâm chẳng động tìm châu báu
Chạy trút trần căn sạch giới lòng
Cư trần lạc đạo trong tâm ý
Nở cánh sen hồng nguyệt bóng chong.

ĐÌNH QUÂN



THẾ NÀO ĐƯỢC GỌI LÀ TU
CHẤP NGÃ VÀ CHẤP PHÁP TRONG PHẬT GIÁO
VÔ MINH DẪN CHÚNG SANH VÀO SANH TỬ LUÂN HỒI
NHỨT THIẾT DUY TÂM TẠO
PHẬT THUYẾT “CHUYỆN ĐÀN BÒ SANG SÔNG”
THÂN BỆNH VÀ TÂM BỆNH
KHÔNG CÓ THẦN LINH TRONG ĐẠO PHẬT, ĐỪNG HIỂU SAI VỀ ĐỨC PHẬT
THẾ NÀO LÀ PHÁP NHẪN BA LA MẬT?