TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)

TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)
TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)

Thursday 1 August 2013

TẬP SAN TỪ BI & TRÍ TUỆ (PHẬT HỌC TỊNH QUANG) SỐ 23 VU LAN 2013


Tôi mong tất cả Tăng Ni là người lãnh đạo Phật tử, quí vị đi và dẫn dắt Phật tử cùng đi đúng theo con đường đức Phật đã đi.
Đừng đi sai, đừng đi lệch, uổng một đời tu, không biết mai kia có gặp lại Phật pháp không?
Làm sao chúng ta đứng vững và luôn luôn không bị những luồng gió nhơ nhớp của thế gian
làm lem luốc,
phải trong sạch vững vàng trên con đường đạo. Đó là chỗ tha thiết mong mỏi của tôi.
HT Thích Thanh Từ
lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll

THƯ NGỎ

Kính thưa Quí vị độc giả,

Chư Tôn Đức Ban Biên Tập PHTQ trân trọng cảm niệm công đức và phước đức của Quí vị đã phát tâm bảo trợ và giới thiệu tập san.

Đạo Phật truyền bá trải qua thời gian khá dài hơn 2500 năm, trải qua khắp các nơi trên thế giới từ Á Châu, sang Âu Châu, Mỹ Châu và Úc Châu.

Với chủ trương mọi người đều có Phật Tánh, đều có thể thành một vị Phật, cho nên, đạo Phật truyền bá đến đâu đều thích hợp với văn hóa dân tộc địa phương đó. Cốt tủy của giáo lý đạo Phật nêu rõ con người làm chủ nghiệp lực, vận mệnh. Muốn cuộc sống được an lạc hạnh phúc, con người cần phải giữ gìn tam nghiệp thân khẩu ý được thanh tịnh.

Vấn đề cầu nguyện trong đạo Phật có ý nghĩa tăng trưởng tâm từ bi và ánh sáng trí tuệ đối với bản thân, bản tâm và đối với tha nhân, chứ không có nghĩa cầu khẩn, van xin để được chư Phật ban cho điều mong ước.

Nên nhớ, theo lịch sử, ngay khi còn tại thế, đức Phật không có khả năng cứu được gia tộc Thích Ca, đức Phật cũng không có khả năng cứu các vị đại đệ tử - khi nghiệp báo đến. 

Thực ra, không có vị giáo chủ hay thượng đế thần linh nào cứu được bất cứ ai trên đời, khi nghiệp báo đến với họ. Chỉ có phước báo của chính người nào, cứu người đó mà thôi.

Do đó, con ngườì cần nên học hỏi để hiểu rõ giáo lý và đem áp dụng vào đời sống hàng ngày, để tạo phước báu. Chính phước báu do con người tạo ra trước đây, qua việc cứu người giúp đời - đúng theo chánh pháp - trở lại thành phước báo giúp con người tai qua nạn khỏi mà thôi. Chánh tín đúng nghĩa phải là như vậy. []

Tâm nguyện của PHTQ là tạo thiện duyên, hiểu rằng Phật Pháp tại thế gian, được an lạc hạnh phúc, giác ngộ chân lý, giải thoát khổ đau. Điều nào tôn giáo này công nhận, các tôn giáo khác không công nhận, chưa phải là chân lý. Chân lý tối thượng vượt qua các nghi lễ, các hình thức của tôn giáo, nhất là vượt qua tâm cố chấp, giúp con người sống đời an nhiên tự tại.

Văn-Phòng Phật-Học Tịnh-Quang Canada ấn tống và phát hành miễn phí Tập san Từ Bi & Trí Tuệ, 3 số mỗi năm, vào các dịp sau:
            Tết Nguyên Đán,
            Đại Lễ Phật Đản,
            Đại Lễ Vu Lan.

Kính mong Quí vị độc giả khắp nơi phát tâm gieo duyên với Tam Bảo, tùy tâm tùy hỷ, tùy duyên phát nguyện, bảo trợ phương tiện hoằng pháp này, như là một nhân duyên bố thí pháp, phước đức và công đức, tự lợi và lợi tha, tự độ và độ tha.
Sự đóng góp này dù số tịnh tài bao nhiêu, nhưng với tấm lòng vị tha rộng rãi, thì phước báu sẽ rất lớn, bao la, vô lượng vô biên. Ví như chỉ với một nhân hạt cam gieo trên mảnh đất từ thiện thì kết quả thu được biết bao nhiêu trái cam ngon ngọt sau này.
Đó chính là phước báo vậy. 
Con người tai qua nạn khỏi, chính là nhờ phước báo này, không phải nhờ phép lạ.

Quí vị phát tâm bảo trợ, hùn phước ấn tống, xin ghi chi phiếu trả cho PHAT HOC TINH QUANG và gửi về địa chỉ:

Phật-Học Tịnh-Quang
108 - 123 Railroad St.
Brampton, ON, L6X-1G9
CANADA

Ngưỡng nguyện thập phương thường trụ Tam Bảo thùy từ chứng minh công đức này và gia hộ quí vị độc giả cùng bửu quyến thân tâm an lạc, trí tuệ khai minh và cư trần lạc đạo.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mưu Ni Phật. 
Ban Biên-Tập PHTQ
           

 Hình bìa tập san PHTQ số 23

MỤC LỤC

1. Bộ Sách Cư Trần Lạc Đạo
2. Trang Mục Lục
3. Thư Ngỏ của Ban Biên Tập
5. Áp dụng chánh pháp 
6. Thích Thanh Từ - An Lạc Giải Thoát
18. Tu Theo Đạo Phật
21. Tha Thứ ; Buông Xả
24. Tham Sân Si ; Chân Lý là gì?
25. Gà Tây ; Gà Ta
26. Không ai hộ niệm - chết đi về đâu?
28. Kinh Pháp Bảo Đàn - Niệm Phật A-Di-Đà
32. Kinh Pháp Bảo Đàn - Gốc của sự tu hành
34. Người Đi Tìm Tình Thương
38. Chỉ Là Một Giấc Mơ
39. Thích Chân Tuệ - TỘI & NGHIỆP
60. Đại Hội & Đại Lễ 18-5 PGHH
61. Đại Hội & Đại Lễ 18-5 PGHH
62. Thích Nữ Chân Liễu - Vì Con Mẹ Có Được Hạnh Phúc
65. Phúc Ấm Con Ban
79. Nhà Chùa Làm Sao Tao Làm Vậy
82. Hôm giỗ đầu ông cụ nhà tớ
83. Cuồng Phong ở Oklahoma USA
87. Tánh tò mò không tốt đẹp
89. Dời đến đâu dơ đến đó
90. Biết Mình Có Phước
93. Có nên cúng cháo cho cô hồn không?
94. Cúng Kiến Không Phải Phật Giáo
110. Hũ hài cốt là con tin trong chùa
117. Nhạn quá trường không
118. 119.120. Trang Tri Ân Ban Bảo Trợ PHTQ.23




Thưa Hỏi PHTQ (22.7.2013)

Sent: 7/12/2013 8:38:26 A.M. Central Daylight Time
Subj: Xin thêm ý

Kính gởi : Thầy Tỳ Khưu Thích Chân Tuệ.
Thưa Thầy, thỉnh thoảng tôi thấy các Chùa có làm Lễ tắm PHẬT. Vậy điều nầy có chánh tín không ?.
Thật ra mình ở dơ từ tâm hồn đến thể xác, mới cần nên sám hối và tắm gội. 
Còn PHẬT là đấng đã hoàn toàn Giác ngộ rồi. Còn gì mà phải tắm rửa! 
Hơn nửa không thể nghịch lý, bởi người ở dơ không thể tắm cho người ở sạch.
Xin Thầy vui lòng phân tách, để mọi người cùng tu theo Chánh Tín.
Cám ơn Thầy
Trương Văn Thạo (PGHH)

SUNDAY 21.7.2013
Kính thưa quí vị,
Trong sinh hoạt chốn thiền môn, các nghi lễ có tánh chất hình thức tôn giáo đều là mê tín. Thí dụ: tụng chú vào chai nước trị bá bệnh, dâng sớ cầu an - tiền mất tật mang, cúng sao giải hạn - tai nạn vẫn tới, làm lễ vớt vong như vớt bèo trên biển cả sông hồ, làm lễ trai đàn bạt độ bắt ấn, múa may quay cuồng như bọn đồng bóng nhà quê, tuyên truyền tượng Phật Ngọc linh thiêng có chư thiên rải hoa mạn đà la, có ánh sáng trên nóc chùa. 

Trải qua nhiều năm tháng truyền bá, cây cổ thụ chánh pháp bị quá nhiều loại dây leo, chùm gởi bám vào thân, cho nên tín đồ ngày càng bị bọn thầy chùa gạt gẫm, bởi không mấy người hiểu rõ cốt tủy, nắm vững chánh pháp.

Tuy nhiên, đối với nghi thức tắm Phật trong các lễ hội Phật đản hàng năm vào dịp rằm tháng 4 âm lịch, có một ý nghĩa vô cùng thâm sâu vi diệu theo như bài viết dưới đây. Nếu như, người ta hiểu lễ tắm Phật để cầu khẩn van xin đức Phật ban cho điều này, điều kia thì là vô cùng mê tín.

Đối với đức Phật hay con người nói chung, đều có hai phần tạm gọi là thể xáctâm thức.
Phần thể xác, bởi còn phải tiếp xúc với bụi trần, nên đức Phật hay con người đều phải rửa tay trước khi dùng bửa, đều phải tắm rửa thường xuyên để giữ thân được sạch sẻ.
Phần tâm thức, đối với đức Phật là bậc toàn giác, giác ngộ hoàn toàn, nên hằng thanh tịnh, trong sáng, sạch sẻ.

Còn đối với con người, phần tâm thức còn vô minh, u mê, cảnh trần lôi cuốn, lăng xăng lộn xộn, biến đổi vô thường. Chính vì thế con người trí tuệ có chánh tín - không mê tín - cần phải phát tâm tìm hiểu rõ ràng chánh pháp, sau đó áp dụng vào đời sống hàng ngày. Mục đích trước mặt, trước mắt, hiện đời của việc tu tâm dưỡng tánh theo lời dạy của đức Phật chính là: sự an lạc và hạnh phúc. Mục đích rốt ráo, cũng là cứu cánh của đạo Phật chính là: giác ngộ và giải thoát sinh tử luân hồi.

Do đó, con người làm lễ tắm tôn tượng Phật đản sanh để phát nguyện tu tâm dưỡng tánh là điều chánh tín. Trái lại là mê tín. Chánh tín và mê tín như hai mặt của một bàn tay, luôn luôn đi đôi, không bao giờ tách ra được.


Ý NGHĨA CỦA NGHI LỄ TẮM PHẬT


SUY NGẪM VỀ CUỘC SỐNG

 Danh vọng, uy quyền, nhan sắc, thời cuộc, tâm tư, như bóng mặt trời đang lên, rồi sẽ khuất dần nơi chân trời. Mọi chuyện trên đời đều biến chuyển, đều đổi thay, không có gì tồn tại vĩnh viễn, vĩnh cửu. Cũng như vọng tâm của con người thay đổi từng phút giây, tùy theo cảnh trần bên ngoài tác động, nay thương mai ghét, nay thân mai thù. 

Tu theo Phật - cốt tủy Phật giáo không phải chỉ là các hình thức cúng kiến lễ lạy phức tạp đượm màu mê tín - chính là trong cuộc sống hàng ngày, giữa các đợt sóng vọng tâm nổi lên không ngừng, thương ghét thân thù, con người phải nhận ra chính mình có chân tâm thường hằng không biến đổi theo cảnh trần bên ngoài. 

Chân tâm này ai cũng có - không phân biệt tôn giáo, xuất xứ - chỉ khi nào tâm bình lặng, không sóng gió, con người mới nhận ra.Chân tâm đưa con người lên cảnh giới niết bàn, an vui, tịch tĩnh.

Vọng tâm kéo con người vào cảnh giới đọa lạc, phiền não, khổ đau.Muốn dẹp vọng tâm, con người cần tìm hiểu lời Phật dạy, áp dụng vào đời sống hàng ngày. Vọng tâm ngày càng ít đi, con đường tu tập ngày càng sáng tỏ, trí tuệ khai mở, phiền não khổ đau không còn nữa, con người hưởng được đời sống an nhiên tự tại hiện tiền. 

Tuy nhiên, con người cần phải nổ lực, phải tự lực, tinh tấn tiến tu, chứ không phải van xin cầu khẩn mà được đâu.Ví như mặt biển đầy sóng gió (vọng tâm nổi lên), không ai nhận ra mặt biển bao la bát ngát như khi thái bình (chân tâm).Ví như mặt trời luôn sáng tỏ (chân tâm sáng suốt) nhưng bị nhiều đám mây đen che khuất (vọng tâm mê mờ), nên con người chẳng nhận ra được. 

BAN BIÊN-TẬP PHTQ.CANADA





THẾ NÀO LÀ TAM BẢO?

- Tam Bảo là ba điều quí giá, cao tột.

Tam Bảo Bên Ngoài là Phật Pháp Tăng. (nhiều khi là Phật giả, Pháp giả và Tăng giả)
Tam Bảo Tự Tâmtâm sáng suốt, tâm chân chánhtâm thanh tịnh.

Những điều Đức Phật dạy và những gì bản thân Ngài chứng đắc trong quá trình tu tập và hành đạo khổ hạnh, đã để lại cho hàng đệ tử xuất gia, tại gia, con đường đi đến Niết Bàn, là sự giải thoát hoàn toàn viên mãn.

- Phật: Bậc sáng suốt, giác ngộ cao tột, tự giác, giác tha, giác hạnh viên mãn, phước đức và trí tuệ lưỡng toàn. Phật là tự tâm sáng suốt của mỗi người.
- Pháp: Con đường chân chánh, phương pháp lợi ích rốt ráo, pháp môn đưa đến giải thoát sanh tử, là cứu cánh để trau giồi giá trị phẩm hạnh, đạo đức, thánh thiện. Pháp là tự tâm chân chánh của mỗi người.
- Tăng: Tăng già là tập thể thanh tịnh hòa hợp, đời sống đơn giản trong sạch, quên mình vì lợi ích chúng sanh, cứu người giúp đời, tu hành theo Bồ Tát hạnh. Tăng còn là tự tâm thanh tịnh của mỗi người. []     

BBT.PHTQ.CANADA

Kính mời viếng thăm




THÔNG BÁO THUYẾT PHÁP

Theo chương trình hoằng pháp năm nay 2013, Văn Phòng Phật Học Tịnh Quang
sẽ tổ chức một khóa giảng pháp vào mùa hè năm nay với chi tiết như sau:

1. Địa điểm: Chùa Chánh Giác 300 Bathurst St., Toronto (South of Dundas St.W.)
2. Ngày giờ:10 giờ đến 12 giờ trưa các ngày Thứ Bảy 20-7, 27-7, 3-8, và 10-8-2013
3. Đề Tài: Tịnh Tu Khẩu Nghiệp (Phật Pháp Ứng Dụng Trong Đời Sống Thực Tế Hàng Ngày).
4. Phụ trách thuyết giảng:Tỳ-khưu Thích-Chân-Tuệ, Chủ-Nhiệm VP.PHTQ.CANADA

Kính mời Quí Phật Tử tham dự đông đủ.
NAM MÔ HOAN HỶ TẠNG BỒ TÁT MA HA TÁT
NAM MÔ CÔNG ĐỨC LÂM BỒ TÁT MA HA TÁT



TÁM ĐIỀU NGƯỜI TRÍ NÊN BIẾT RÕ
HÌNH THỨC MÊ TÍN KHÔNG PHẢI LÀ PHẬT GIÁO
NIỀM VUI KHI BIẾT CÁCH ĐÓN NHẬN
NĂM ĐIỂM QUAN TRỌNG CỦA ĐẠO PHẬT
THÂN BỆNH VÀ TÂM BỆNH
KHÔNG CÓ THẦN LINH TRONG ĐẠO PHẬT, ĐỪNG HIỂU SAI VỀ ĐỨC PHẬT
THẾ NÀO LÀ PHÁP NHẪN BA LA MẬT?
Ý NGHĨA CỦA CUỘC SỐNG