TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)

TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)
TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)

Friday 15 November 2013

*** PHẬT HỌC TỊNH QUANG SỐ 24 (TỪ BI & TRÍ TUỆ)

Tôi mong tất cả Tăng Ni là người lãnh đạo Phật tử, quí vị đi và dẫn dắt Phật tử cùng đi đúng theo con đường đức Phật đã đi.
Đừng đi sai, đừng đi lệch, uổng một đời tu, không biết mai kia có gặp lại Phật pháp không?
Làm sao chúng ta đứng vững và luôn luôn không bị những luồng gió nhơ nhớp của thế gian
làm lem luốc,
phải trong sạch vững vàng trên con đường đạo. Đó là chỗ tha thiết mong mỏi của tôi.
HT Thích Thanh Từ
lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll


TẾT GIÁP NGỌ 2014

Ban Biên-Tập Phật-Học Tịnh-Quang Canada 

THƯ NGỎ

 Kính thưa Quí vị độc giả,

Chư Tôn Đức Ban Biên Tập PHTQ trân trọng cảm niệm công đức và phước đức của Quí vị phát tâm bảo trợ và giới thiệu tập san.

Nhân dịp Tết Nguyên Đán, nhiều sinh hoạt tín ngưỡng dân gian xâm nhập vào chùa chiền mang tính chất mê tín dị đoan, trái với chánh pháp. Chẳng hạn như dâng sớ cầu an, tiền mất tật mang, cúng sao giải hạn, tai nạn vẫn tới. Xin xăm bói quẻ, coi tuổi coi tay, tiên đoán vận mệnh, tử vi bói toán, xem ngày cưới hỏi, quan hôn tang tế, hái lộc đầu năm, là những tập tục, mê tín dị đoan, lâu đời trong chùa, không phải chánh pháp. Đó là tà pháp.

Có người một năm đến chùa một lần vào dịp tết. Họ cúng một ít tiền lẻ, một bó nhang, nhưng cầu khẩn van xin đủ điều. Nào là sức khoẻ, bình an, đầu năm chí những cuối năm, tai qua nạn khỏi, buôn may bán đắt, nhất bổn vạn lợi, thăng quan tiến chức, thi cử đỗ đạt. Họ không hề quan tâm, không cần biết cách áp dụng các điều Phật dạy vào trong đời sống hàng ngày một cách thiết thực, để được an lạc và hạnh phúc đúng theo chánh pháp.

Đến khi gặp chuyện bất trắc, bất như ý, tai nạn, bệnh hoạn, họ van vái tứ phương. Họ chạy vào chùa cúng tiền mang lễ vật, cầu xin chư tăng ni làm lễ cúng kiến để giải trừ tai nạn, xin được khỏi bệnh, tai qua nạn khỏi. Họ không biết rằng đó chính là nghiệp báo đã đến lúc xảy đến, ai cũng phải lãnh đủ, bởi không biết lo tu nhân tích phước. Chư tăng ni cũng không tránh khỏi làm sao cúng kiến giúp cho ai khác được?

Vậy, mọi người cần phải biết thế nào là đi chùa đúng theo chánh pháp, để khai mở trí tuệ, tự cứu chính mình, giải thoát phiền não khổ đau. []
Tâm nguyện của PHTQ là tạo thiện duyên, hiểu rằng Phật Pháp tại thế gian, được an lạc hạnh phúc, giác ngộ chân lý, giải thoát khổ đau. Điều nào tôn giáo này công nhận, các tôn giáo khác không công nhận, chưa phải là chân lý. Chân lý tối thượng vượt qua các nghi lễ, các hình thức của tôn giáo, nhất là vượt qua tâm cố chấp, giúp con người sống đời an nhiên tự tại.

Văn-Phòng Phật-Học Tịnh-Quang Canada ấn tống và phát hành miễn phí Tập san Từ Bi & Trí Tuệ, 3 số mỗi năm, vào các dịp sau:

            Tết Nguyên Đán,
            Đại Lễ Phật Đản,
            Đại Lễ Vu Lan.

Kính mong Quí vị độc giả khắp nơi phát tâm gieo duyên với Tam Bảo, tùy tâm tùy hỷ, tùy duyên phát nguyện, bảo trợ phương tiện hoằng pháp này, như là một nhân duyên bố thí pháp, phước đức và công đức, tự lợi và lợi tha, tự độ và độ tha.
Sự đóng góp này dù số tịnh tài bao nhiêu, nhưng với tấm lòng vị tha rộng rãi, thì phước báu sẽ rất lớn, bao la, vô lượng vô biên. Ví như chỉ với một nhân hạt cam gieo trên mảnh đất từ thiện thì kết quả thu được biết bao nhiêu trái cam ngon ngọt sau này.
Đó chính là phước báo vậy. Con người tai qua nạn khỏi, chính là nhờ phước báo này, không phải nhờ phép lạ.

Quí vị phát tâm bảo trợ, hùn phước ấn tống, xin ghi chi phiếu trả cho PHAT HOC TINH QUANG và gửi về địa chỉ:

Phật-Học Tịnh-Quang
108 - 123 Railroad St.
Brampton, ON, L6X-1G9
CANADA

Ngưỡng nguyện thập phương thường trụ Tam Bảo thùy từ chứng minh công đức này và gia hộ quí vị độc giả cùng bửu quyến thân tâm an lạc, trí tuệ khai minh và cư trần lạc đạo.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mưu Ni Phật.

Ban Biên-Tập PHTQ

BỘ SÁCH "CƯ TRẦN LẠC ĐẠO" TẬP 1,2,3.
MỤC LỤC TRỌN 3 TẬP

MỤC LỤC

TẬP-SAN PHTQ. SỐ 24 (XUÂN GIÁP NGỌ 2014)

1. Bộ Sách Cư Trần Lạc Đạo

2. Trang Mục Lục

3. Thư Ngỏ của Ban Biên Tập

5. Đức Phật không phải là thần linh

6. Suy Ngẫm Về Cuộc Sống

7. Xức nước hoa tượng Bồ Tát

9. Mọi việc trên đời này đều tùy duyên

 10. Thế nào là cuộc sống có ý nghĩa

15. Đầu Năm Đi Chùa Đúng Chánh Pháp 

27. Những sai lầm của người Phật tử

37. Cư-sĩ Từ-Giao Pháp Môn Niệm Phật

42. Cách xưng hô trong Phật Giáo VN

51. Đừng làm tổn thương người khác

52. Ánh Sáng Từ Câu Kinh Phật

60 & 61. Thiền Tự Hương Hải Canada

62. Nét Ðẹp Của Người Tu Tại Gia

65. Từ Bi & Bạo Lực

69. Làm Sao Giải Oán Nghiêp & Sám Hối

71. Tứ giả sám hối nghiệp chướng

75. Oan ức không cần biện bạch

81. Mê Tín Trong Dịp Tết Nguyên Đán

84. Giác Ngộ & Giải Thoát

89. Thế Nào Là Bậc Trưởng Lão

91. Tu trong đời sống hàng ngày

93. Sống Hạnh Phúc, Chết Bình An

98. Đức Phật dạy con như thế nào

108. Các pháp duyên sinh không thật

113. Lời nói chẳng mất tiền mua

117. Người ngu trên đời này
118. 119.120.

Trang Tri Ân Ban Bảo Trợ PHTQ.24

TẬP-SAN PHTQ. SỐ 24 (TỪ BI &TRÍ TUỆ)

  XUÂN GIÁP NGỌ

BAN BIÊN-TẬP
Tập-San
PHẬT-HỌC TỊNH-QUANG
Chân-Thành Tri-Ân
Chư Tôn-Đức Trưởng-Lão,
Chư Hòa-Thượng,
Chư Thượng-Tọa,
Chư Đại-Đức Tăng Ni
Chư Phật-gia Cư-sĩ

Thích Thanh Từ, Thích Thanh Tâm, Thích Nhựt Minh, Thích Nhựt Hành, Thích Minh Tâm, Thích Minh Trí, Thích Thiện Huê, Thích Thiện Tâm, Thích Thắng Trí, Thích Thông Trí,  Thích Tâm Trí, Thích Tâm Quang, Thích Nữ Chân Liễu, Thích Nữ Hạnh Chiếu, Thích Nữ Hương Trí, Thích Nữ Như Tâm, Cư sĩ Chính Trực, Dr. Đặng Bạch Tuyết, Giác Chánh, Giác  Minh, Giác Tâm, Giác Thắng, Giác Thiện, Giác Tịnh, Minh Tân, Nguyên Chánh, Thanh Minh, Tuệ Tâm, Tuệ Thành, Tuệ Thông, Tuệ Trí, Từ Giao, Viên Phụng. []

DUY TUỆ THỊ NGHIỆP
HOẰNG PHÁP ĐỘ SANH


VP.PHTQ.CANADA đang chuẩn bị nội dung Tập san PHTQ.24 (Tết Nguyên Đán Giáp Ngọ 2014)
Văn-Phòng Phật-Học Tịnh-Quang Canada 
ấn tống và phát hành miễn phí Tập san Từ Bi & Trí Tuệ, 
3 số mỗi năm, vào các dịp sau: 

 
        Tết Nguyên Đán,
        Đại Lễ Phật Đản,
        Đại Lễ Vu Lan.
 

Tập san được phát hành hoàn toàn miễn phí (FREE) tại Toronto, Montréal, Hamilton, Brampton, Misissauga, Vancouver, Vaughan (Canada) và New York, Sterling, Houston, Anaheim, Seattle, Tucson, Katy, Garland, Stafford, Annandale, Lawrenceville, Arlington, San Jose, Evansville, Grand Junction, Lake Wood, Wichita, Wilmington, Watauga (USA) Adelaide, Brisbane, Canberra, Darwin, Perth, Melbourne, Sydney (Australia) Paris (France) Augsburg, Lunen (Germany) Georges Henri (Bruxelles).


Quí vị thiện hữu, phát tâm góp bài, đóng góp ý kiến, khởi tâm bảo trợ, hùn phước ấn tống, cúng dường tịnh tài, tùy duyên thỉnh sách, qua thư bưu điện, xin gửi cước phí $20/quyển,  hoan hỷ liên lạc:

Tỳ-Khưu Thích-Chân-Tuệ,
 108 - 123 Railroad St., Brampton, ON, L6X-1G9. Canada.
Tel: 647-828-1016.
 Email: cutranlacdao@yahoo.com

Trân trọng thông báo,
Ban Biên-Tập
PHẬT-HỌC TỊNH-QUANG CANADA




 TU TRONG ĐỜI SỐNG HẰNG NGÀY

TỲ KHƯU THÍCH CHÂN TUỆ
 
Có người tuyên truyền rằng các sư ngoại quốc, đọc thần chú rất linh thiêng, có thể giúp mình rửa sạch nghiệp, có thể giúp trị bệnh ung thư, dù ở bất cứ thời kỳ nào, nên rước thỉnh về nhà để bát cúng dường. Lại có người quảng cáo là có thể truyền nhân điện chữa lành bệnh ung thư mà bác sĩ từ chối, nhờ hào quang của Phật. Các chuyện này có thật không, có đúng giáo lý đạo Phật không, hay chỉ là mê tín dị đoan, lường gạt?
 Đức Phật có dạy:
Dù cho lên non
xuống biển vào hang
nghiệp báo đã mang
vẫn theo con người
như hình với bóng
không ai có thể
tránh được thoát được.

Con người thường thích chuyện linh thiêng huyền bí, nhất là những chuyện giúp mình chạy tội, tránh quả báo xấu của nghiệp nhân xấu đã gây nên, đã tạo ra trong đời. Nếu các chuyện này có thật, các sư ngoại quốc đó có thần lực ghê gớm, đâu có phải sống kiếp lưu vong, lang thang kiếm sống kiểu phi Phật pháp như thế đó!

Phật pháp là phương thuốc mầu nhiệm chữa trị tâm bệnh, chứ không chữa trị thân bệnh. Khi có thân bệnh, con người cần đến thuốc men, tây y hoặc đông y, cần đến bệnh viện, dưỡng đường để được bác sĩ, y tá, chuyên viên y tế chăm sóc. Khi có tâm bệnh, phiền não khổ đau, các bác sĩ đông hay tây y cũng phải tìm đến Phật pháp để chuyển hóa phiền não thành bồ đề, chuyển hóa khổ đau thành an lạc hạnh phúc.

Khi tâm được bình yên, cuộc sống thoải mái, sức khỏe có thể tăng thêm, các bệnh có thể sớm chữa khỏi. Khi hết trần duyên, con người đã trải qua sanh, già, bệnh, thì ai cũng phải chết. Không thấu hiểu luật vô thường, mong kéo dài mạng sống khi không thể, con người dễ bị những tà sư, ma giáo lường gạt, tiền mất tật mang.

Tóm lại, trong cuộc sống, chúng ta cố gắng tu tâm dưỡng tánh, sống hạnh phúc, chết bình an. Thế thôi!

- Thường ngày, khi nói năng, nên cẩn trọng lời nói và cách nói, tránh làm người khác tổn thương danh dự, va chạm tự ái cá nhân, không nên làm người nghe khó chịu, dễ sanh giận hờn, dễ gây oán thù.  Như vậy gọi là tu đó.

- Bình thường, người đời nói năng với cấp trên, bề trên, khá cẩn thận và lễ độ. Nhưng với người dưới quyền, người đời thường hay cao giọng, lên giọng kẻ cả, không giữ gìn lời nói, không để ý cảm giác của người nghe, cho nên ít người ưa thích cấp trên, thường tìm cách xa lánh, chỉ có kẻ dua nịnh đến gần. 

Nếu mình có trách nhiệm, trong đời hay trong đạo, mà giữ được sự hòa nhã, tương kính, trong lời nói và cách nói, thì tất được người chung quanh cảm mến, thân cận, ưa thích gần gũi. Như vậy gọi là tu đó. ■




THA THỨ.

Một thiền sinh hỏi:
“Thưa sư phụ, con đau khổ vì cha mẹ tàn nhẫn, người yêu con ruồng bỏ, anh em phản bội, bạn bè phá hoại… Con phải làm sao để hết oán hờn và thù ghét đây?”
Vị sư phụ đáp:
“Con ngồi xuống tịnh tâm, tha thứ hết cho họ”.
Vài hôm sau, người đệ tử trở lại:
“Con đã học được tha thứ cho họ sư phụ ạ. Thật nhẹ cả người! Coi như xong!”
Sư phụ đáp:
“Chưa xong, con về tịnh tâm, mở hết lòng ra thương yêu họ”.
Người đệ tử gải đầu:
“Tha thứ thôi cũng đã quá khó, lại phải thương yêu họ thì… Thôi được, con sẽ làm”
Một tuần sau, người đệ tử trở lại, mặt vui vẻ hẳn, khoe với sư phụ là đã làm được việc thương những người mà trước đây đã từng đối xử tệ bạc với mình.
Sư phụ gật gù bảo:
“Tốt! Bây giờ con về tịnh tâm, ghi ơn họ. Nếu không có họ đóng những vai trò đó thì con đâu có cơ hội tiến hóa tâm linh như vậy”.
Người đệ tử trở lại, lần nầy tin tưởng rằng mình đã học xong bài vở.
Anh tuyên bố:
“Con đã học được và ghi ơn hết mọi người đã cho con cơ hội học được sự tha thứ!”
Sư phụ cười:
“Vậy thì con về tịnh tâm lại đi nhé. Họ đã đóng đúng vai trò của họ chứ họ có lầm lỗi gì mà con tha thứ hay không tha thứ.”

SUY NGẪM:
Câu chuyện thật ý nghĩa, chúng ta có thể nhận ra rằng tha thứ giúp cho chúng ta đóng lại những đau thương, bất công trong quá khứ và nhìn nhận các sự việc rõ ràng để buông xuống.
Tha thứ giúp cho chúng ta mở rộng lòng yêu thương, giúp cho ta nhìn lại chính mình đã làm hao phí năng lượng khi đánh mất lòng khoan dung.

Tha thứ chính là một tiến trình tiến hóa tích cực của nội tâm, khi chúng ta thật sự đối diện và buông xuống những đau thương, mất mát, bất công… chúng ta sẽ không còn mang lòng oán hận, giận dữ…từ đó giúp cho chúng ta không nuôi dưỡng những niềm cay đắng, phẫn uất, trả thù…để rồi tạo thêm những điều bất thiện ở hiện tại và tương lai lại phải nhận sự khổ đau.

Qua đó, chúng ta nhận rõ tha thứ giúp cho chúng ta sống an ổn hiện tại và tương lai.
Vì vậy, có thể nói rằng “tha thứ cho người khác chính là tha thứ cho chính mình”,
vì khi chúng ta buông bỏ lòng thù hận, sẽ giúp cho tâm mình luôn bình an.
Tâm bình an sẽ là chất liệu để tạo dựng nên lòng yêu thương từ bi cho mình và cho tất cả.

Đọc và suy ngẫm câu chuyện một lần nữa, chúng ta thấy rõ như một trình tự khi bạn biết tha thứ , bạn sẽ có lại tình thương với những đối tượng đã gây cho mình đau khổ mà bấy lâu mình đánh mất vì thiếu lòng khoan dung , hiện khởi Tâm Từ Bi rộng lớn, nhớ ơn tất cả đã cho chúng ta sự thành tựu này và chợt nhận ra rằng “vạn pháp vốn bình đẳng”.

Trên bước đường tu tập của người con Phật, chúng ta phải cảm ơn những bậc thiện hữu tri thức đã đưa đến cho mình nghịch duyên để chúng ta có cơ hội nâng cao đời sống tâm linh của chính mình. Nghịch tăng thượng duyên là vậy!
Thật vậy, nếu lúc nào cũng thuận duyên, cũng đều được quí mến thì ta dễ dàng bị ru ngủ trong niềm tự hào, hãnh diện , ta đang biến mình thành nô lệ cho sự cống cao ngã mạn… tự đánh mất chính mình lúc nào không hay.

Vì vậy, vị Sư đã dạy người học trò của mình phải biết ghi ơn những người đã đem đến cho mình những phiền não, oan uổng…. để chúng ta có cơ hội nhìn lại chính mình, thực hành và chuyển hóa nội tâm, để nhận chân sự thật “chẳng có ai là người tha thứ và được tha thứ cả!”
Với tôi, việc học cách tha thứ và hành theo những lời dạy của Chư Phật, Chư Tổ không phải đơn giản và dễ dàng nhưng cũng không phải là quá khó nếu mình muốn và tôi đã bắt đầu cho những sự việc nhỏ nhất từ trong cuộc sống của chính mình với mọi người xung quanh…để có được sự bình an hạnh phúc chân thật!

Cổ Đức có câu này:   
Càng buông bỏ dưới chân này. Ấy là chỗ đứng càng ngày càng cao.
Tha thứ hay không tha thứ là lối suy nghĩ nhị biên.

Con người thường sống trong thế giới nhị biên nên thường phiền não và khổ đau.
Thế giới nhị biên là sự suy nghĩ: thị/phi, đúng/sai, phải/quấy, tốt/xấu, trắng/đen.
Người nào đạt được "thế giới bất nhị" hay hiểu được và hành được "pháp môn bất nhị"
người đó đạt an lạc và hạnh phúc, xa hơn, người đó đạt được "giác ngộ và giải thoát". 

BAN BIÊN TẬP PHTQ


 

MỜI THAM KHẢO THÊM NHỮNG BÀI VIẾT THEO LINKS:


THẾ NÀO ĐƯỢC GỌI LÀ TU
CHẤP NGÃ VÀ CHẤP PHÁP TRONG PHẬT GIÁO
VÔ MINH DẪN CHÚNG SANH VÀO SANH TỬ LUÂN HỒI
http://www.phtq-canada.blogspot.ca/2012/11/vo-minh-dan-chung-sanh-vao-luan-hoi.html 
CHỈ LÀ MỘT NẮM TRO
PHÁP SÁM HỐI CHÂN CHÍNH
BÁT PHONG XUY BẤT ĐỘNG

DỌN KHO ĂN TẾT
AN LẠC VÀ HẠNH PHÚC
DÂNG SỚ CẦU AN CÚNG SAO GIẢI HẠN