TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)

TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)
TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)

Saturday 1 March 2014

*** LOẠN ĐẦU NĂM - MẤT TIỀN MUA SỰ PHIỀN NÃO



Tôi mong tất cả Tăng Ni là người lãnh đạo Phật tử, quí vị đi và dẫn dắt Phật tử cùng đi đúng theo con đường đức Phật đã đi.
Đừng đi sai, đừng đi lệch, uổng một đời tu, không biết mai kia có gặp lại Phật pháp không?
Làm sao chúng ta đứng vững và luôn luôn không bị những luồng gió nhơ nhớp của thế gian
làm lem luốc,
phải trong sạch vững vàng trên con đường đạo. Đó là chỗ tha thiết mong mỏi của tôi.
HT Thích Thanh Từ
lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll
Phật Tử tin dị đoan cúng sao đầu năm bởi các sư quá cần tiền làm giàu không đổ mồ hôi 
- dịch vụ của bọn trọc này quá ư tàn nhẫn!!!

Loạn “cầu an, giải hạn” đầu năm: 
Mất tiền mua sự bực mình

Đã thành thông lệ, cứ đến dịp đầu năm là hầu như nhà nào cũng đến chùa để đăng ký làm lễ cầu an, dâng sao giải hạn cho người thân trong gia đình. 
Trong khi đó, giáo lý nhà Phật lại không khuyến khích việc này, đồng thời cũng không có quan niệm về dâng sao giải hạn.

Loạn giá, loạn thầy!
Theo tìm hiểu của chúng tôi, hầu hết các chùa đều tổ chức các khóa lễ cầu an, dâng sao giải hạn cho các phật tử. Tuy cách thức làm lễ này đều diễn ra như nhau nhưng mức giá mỗi nơi lại mỗi khác.

Tại Hà Nội, ở chùa Phúc Khánh, mỗi khóa lễ được thu theo đầu người, mức chung là 100.000 đồng/người. Trong khi đó, tại chùa Hòe Nhai và Chùa Một Cột, theo chị Nguyễn Thanh Hà (Bạch Mai, Hà Nội) thì mức giá lại có sự chênh lệch rõ nét: “Ban đầu, tôi đến Chùa Một Cột để đăng ký làm lễ cầu an, giải hạn.

“Đạo Phật chỉ có luật nhân quả, nếu ai làm điều thiện thì được ban phúc, ai làm điều ác sẽ gặp tai họa. Việc cúng sao giải hạn chỉ giải quyết được góc độ tâm lý của con người chứ không mang nghĩa hiện thực như phần lớn người hành lễ hiện nay đang tin tưởng”.

Hòa thượng
Thích Bảo Nghiêm
Người phụ trách việc đăng ký thu theo hộ gia đình, mỗi hộ là 3 triệu. Tôi không đăng ký mà quay về chùa Hòe Nhai thì mức giá ở đây lại khác hẳn. Mỗi hộ chỉ 200 nghìn đồng, nhà 2 người cũng như nhà 10 người. Ngoài ra còn được hướng dẫn cách thức làm lễ cho những người chưa biết rất tận tình…”.
Tuy nhiên, điều đáng ghi nhận ở chùa Một Cột là công tác tổ chức được làm khá tốt. Trong khi các chùa lớn như chùa Thanh Hà, Phủ Tây Hồ… tình trạng chen lấn, đốt vàng mã diễn ra tràn lan thì tại chùa Một Cột, người dân đến chiêm bái đều được nhà chùa chuẩn bị sẵn nhang khói để hành lễ. Đồ lễ cũng không được phép bán ở quanh chùa như phần lớn các chùa khác.
Có mặt tại chùa Một Cột sáng 11/2, PV Báo GĐ&XH cảm nhận không khí hành lễ vẫn diễn ra trật tự, đúng quy định, nhưng rất nhiều phật tử, du khách nước ngoài tỏ ra thắc mắc việc trong gian chính điện của chùa xếp sẵn khá nhiều các hình nhân - một nghi thức trong lễ cầu an giải hạn sắp được diễn ra ở đây. Bên ngoài sân chùa còn để sẵn hai con ngựa đồ mã lớn.

Theo Hòa thượng Thích Hạnh Nhẫn, trụ trì chùa Cầm Sơn (Hà Tĩnh) thì trong lễ cầu an, giải hạn của chùa chỉ đơn thuần là sắm các lễ vật như hoa, quả, chè, xôi, đèn nến, sớ… Còn các hình nhân thế mạng không có trong lễ giải hạn. Nếu có thì nó mang màu sắc mê tín dị đoan chứ không phải trong quan niệm của Phật giáo.


Giáo lý nhà Phật không dạy “dâng sao, giải hạn”!
Theo Hòa thượng Thích Hạnh Nhẫn, quan niệm về dâng sao giải hạn thực chất là bắt nguồn từ Nho giáo của Trung Quốc. Trước đây chỉ có ở các đình, đền thực hiện nghi thức này. Nhưng sau này du nhập vào Phật giáo và được tiếp nhận ở góc độ làm lễ cầu an, với mong ước gia đình quý phật tử được an lạc hạnh phúc. Nghi thức của lễ cầu an là tụng kinh Phật, nương theo lời dạy của Ngài mà hành trì theo để cuộc sống được bình an hơn chứ không phải làm lễ để bài trừ được tai họa như nhiều người lầm tưởng.
Hòa thượng Thích Hạnh Nhẫn cũng cho biết, tại chùa Cầm Sơn tính đến thời điểm này có khoảng 200 hộ gia đình đăng ký làm lễ cầu an (mỗi hộ có từ 7-8 người). Nhưng khi làm lễ, trước khi tụng kinh cầu an, nhà chùa phải làm lễ sám hối, niệm một danh hiệu Phật là lạy một lần. Tổng cộng, các nhà sư phải niệm tên 1 vạn lần, tương ứng với 1 vạn lạy.

Chính vì vậy, việc đọc hết các tên của phật tử là điều không thể. “Với chùa Phúc Khánh, nơi có hàng nghìn người đăng ký làm lễ thì theo tôi hiểu, nếu đọc hết tên thì không có hòa thượng nào đủ sức đọc. Trên thực tế, Phật giáo chỉ quan niệm và khuyến thích việc cầu an cho phật tử, còn dâng sao giải hạn chỉ là giải quyết về mặt tâm lý, dùng từ “làm dịch vụ, thì hơi nặng, nhưng thực chất thì nó gần như thế” - Hòa thượng Thích Hạnh Nhẫn nói.

Theo quan niệm tử vi, mỗi năm có một vì sao chiếu mạng vào một tuổi của từng người. Với 9 vì sao, có những vì sao “hung tinh” như sao La Hầu, Thổ Tú, Kế Đô, Thái Bạch, Vân Hán; sao tốt là Thuỷ Diệu, Thái Dương, Thái Âm và Mộc Đức. Nhưng theo Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội đồng trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, trên đời này không có ngôi sao nào chiếu vào con người ta mà mang phúc hay mang họa đến cho người ấy.

Đạo Phật chỉ có luật nhân quả, nếu ai làm điều thiện thì được ban phúc, ai làm điều ác sẽ gặp tai họa. Việc cúng sao giải hạn chỉ giải quyết được góc độ tâm lý của con người chứ không mang tính hiện thực như phần lớn người hành lễ hiện nay đang tin tưởng.

Tuy nhiên, rất tiếc là các ngôi chùa hiện nay, kể cả chùa lớn như Phúc Khánh cũng chưa có những giải thích rõ ràng về tục dâng sao giải hạn để các phật tử hiểu thấu đáo, tránh đi màu sắc mê tín dị đoan hoặc quá đề cao vào nghi thức này, dẫn đến ngày càng có nhiều người đổ đến các chùa làm lễ giải hạn như một trào lưu, nhưng trên thực tế lại không hiểu đúng bản chất của nghi thức này.

Lão sư già này trì chú vào nước trị bá bệnh -
bọn trọc buôn thần bán thánh này thật quá đáng

Tại chùa Hương, càng về gần Rằm tháng Giêng, du khách thập phương đổ về trẩy lễ, cúng sao giải hạn càng nhiều. Các bãi giữ xe tại chùa Hương thu từ 30.000 - 50.000đ/xe. Các hàng thuốc Nam bên đường thi nhau quảng cáo thuốc chữa bách bệnh khiến nhiều khách hàng cả tin mua phải những gói thuốc không có nguồn gốc. Theo ghi nhận của chúng tôi, nhiều thầy bói dạo nhân cơ hội khách thập phương đổ về chùa Hương đông nên đã treo biển quảng cáo đoán vận số. Đội quân ăn mày mùa lễ hội tiếp tục hoành hành dù chính quyền nhiều lần khẳng định sẽ xóa bỏ hình ảnh xấu này tại mùa lễ hội 2014. Trong các hang động ở chùa Hương, tiền lẻ phủ kín cả lối đi, người dân cũng “không quên” nhét tiền ở bình hoa, tượng Phật.
 T.H


Đức Phật không phải là thần linh
TIN THẦN LINH + TIN PHÉP LẠ 
= MÊ TÍN
(trích Tập san PHTQ.24 - Tết Nguyên Đán Giáp Ngọ)
Trên thế gian này, cuộc sống đầy dẫy những sự bất trắc, bất như ý, con người phải bon chen quanh năm suốt tháng để sống còn, phải tranh đấu một cách vất vả để vươn lên, để vượt qua những cơn sóng gió của cuộc đời, những bước thăng trầm của thế sự.
Con người thường mang tâm trạng hoang mang, âu lo, sợ hãi khi hướng về tương lai, không biết rồi đây ngày mai mình sẽ ra sao, cuộc đời của mình sẽ như thế nào, chuyện gì sẽ xảy ra cho mình và người thân của mình?
Cho nên con người thường mong muốn mọi chuyện được bình yên, suôn sẻ, may mắn, chuyện gì cũng đều tốt đẹp như ý.  Lòng mong muốn cao độ đó thường dẫn tới sự cầu nguyện, van xin Trời Phật ban cho những điều mơ ước vượt tầm tay, tưởng chừng như ngoài khả năng của con người.
Chúng ta cần nên biết rằng: Đức Phật không phải là thần linh, không ban phước giáng hoạ cho bất kỳ một ai. Cũng không có lý do nào Đức Phật ban phước lành cho riêng mình, mà không ban cho người khác. 

Thực ra, đạo Phật giảng dạy nhiều phương pháp hành trì, gọi là "vô lượng pháp môn", để giúp con người tự 
lực, mạnh mẽ vượt lên trên mọi sóng gió phiền não, khổ đau của cuộc đời, bước ra khỏi vòng trầm luân sanh tử,  tự tạo cuộc sống an lạc và hạnh phúc cho chính mình.
Trong Kinh Pháp Cú, Đức Phật có dạy:
"Hãy tự thắp đuốc lên mà đi. Thắp lên với Chánh Pháp". 
Nghĩa là: chúng ta hãy tự thắp sáng ngọn đuốc trí tuệ của chúng ta,  bằng cách học hiểu những lời dạy của Đức Phật, và đem áp dụng trong cuộc sống thực tế hằng ngày, để thấy được sự mầu nhiệm của Chánh Pháp, để tự cứu mình và giúp đỡ người khác. [] 
Ban Biên-Tập PHTQ CANADA




BỌN SƯ MA GIÁO NGÀY NAY ĐẦY DẪY CÁC CHÙA TRONG & NGOÀI NƯỚC
KHÔNG TRÁCH PHẬT TỬ QUÁ U MÊ
nên nhớ rằng: cầu nguyện có được gì đâu?
nếu cầu mà được - thì các tên trọc trong chùa ra làm thủ tướng, làm đại gia ... hết trơn


ca sĩ, mc loạn thiền môn 

- bọn trọc bây giờ khoái làm ca sĩ - 

cầm micro hát hỏng, làm mc, thay vì nói pháp, giảng pháp

cầu nguyện chưa thấy được gì - coi chừng cháy tóc - rụi chùa - bọn trọc hết chỗ làm ăn 




 

bọn này là kép cải lương làm ăn trong chùa - PG không có hình tướng quái đản kiểu này!





PHẬT GIẢ - PHÁP GIẢ - TĂNG GIẢ
LÀM SAO
TU THEO ĐẠO PHẬT 
TK THÍCH CHÂN TUỆ 


Đối với đạo Phật, tùy duyên mỗi người chọn cho mình một đường lối tu, thích hợp với căn cơ, trình độ, hoàn cảnh, sở thích, tâm nguyện. Trải qua hơn hai ngàn năm, hiện nay, Phật giáo trên thế giới còn truyền lại ba tông phái chính là: Tịnh Tông, Mật Tông và Thiền Tông.
Đó là ba tông phái có cách thực hành khác nhau.

Ngoài ra, do sự truyền thừa theo địa lý, còn chia ra 2 dòng truyền gọi là:
1. Bắc truyền (còn gọi là Bắc Tông, hay Đại Thừa, hay Phát Triển)
2. Nam truyền (còn gọi là Nam Tông, hay Tiểu Thừa, hay Nguyên Thủy)
Từ đó, có sự tranh chấp trong phương cách tu tập giữa các Tông phái hay hệ phái truyền thừa nói trên.
Thực ra chỉ có những người thành kiến cố chấp, kiến thức hẹp hòi, năng lực tu tập kém cỏi, dù tại gia hay xuất gia, mới lên tiếng khích bác hay công kích nhau mà thôi.

Muốn tu thì phải học. Người tu theo đạo Phật cần nên ra sức tìm hiểu tất cả các tông phái, trước khi quyết định chọn cho mình con đường thích hợp để tu tập. Người thích niệm Phật thì chọn Tịnh Tông. Người thích trì chú thì chọn Mật Tông.
Người thích tu thiền thì chọn Thiền Tông.

Tuy nhiên, tất cả các điều nói trên chỉ là các cách thực hành mà thôi.
Trước khi thực hành, người tu theo đạo Phật phải nắm vững giáo lý (lý thuyết).
Giáo lý đạo Phật bao gồm 37 phẩm trợ đạo (tứ niệm xứ, tứ chánh cần, tứ như ý túc, ngũ căn, ngũ lực, thất giác chi, và bát chánh đạo). Người nào chưa hiểu thấu rõ chánh đạo (giáo lý hay 37 phẩm trợ đạo) mà bàn chuyện tu hành, là người nằm mơ - chắc chắn sẽ lạc vào tà đạo.

Dù chọn con đường thực hành tu tập theo Tịnh Tông, Mật Tông hay Thiền Tông, người tu theo đạo Phật phải hiểu mục đích cứu cánh (hay cốt tủy của đạo Phật) là đạt được Bản Tâm Sáng Suốt, Chân Chánh và Thanh Tịnh (Giác Ngộ và Giải Thoát). 

Khi thực hành việc tu tập, phải cố gắng với tất cả nổ lực để đạt được mục đích cứu cánh nói trên, chứ không thể thực hành qua loa 10 câu niệm Phật, trì chú hay ngồi thiền, rồi hẹn kiếp sau tu tiếp. Hẹn kiếp sau tu tiếp là cách của các nhà tu lười biếng (giải đãi) truyền lại cho những người tu ít, mà muốn hưởng nhiều tối đa: vãng sanh tây phương cực lạc. Tu ít mong hưởng nhiều tối đa biểu hiện lòng tham không đáy, cộng thêm tâm ngu ngơ, si mê.

 Nếu có ai khuyên hay chỉ rõ thì những người này nổi sân ghê gớm. Tham sân si còn đủ, còn nhiều hơn khi chưa phát tâm tu nữa. Tại sao con người không nổ lực tu rốt ráo, nhìn rõ, dẹp bỏ tham sân si ngay trong kiếp này? Những người mang tâm cố chấp như vậy, dù sanh về cõi nào, dù theo pháp môn nào, cũng chỉ cảm nhận phiền não và khổ đau mà thôi, bởi chưa giác ngộ được gì và chẳng giải thoát được gì. Ví như cái đít ly bị dơ, dời đi nơi nào cũng làm dơ nơi đó - nếu không lau cho sạch trước khi dời đi. 


Tâm con người còn tràn đầy nghiệp chướng (tham, sân, si) cầu mong được lên cõi tịnh độ (chỗ sạch) cũng làm cho nơi đó trở thành uế độ (chỗ dơ).
Không nên hạ thấp giá trị của đạo Phật bằng cách nói năng hay suy nghĩ như sau: chỉ cần niệm Phật, trì chú hay ngồi thiền, là đủ rồi - không cần kinh sách (giáo lý). - Tại sao vậy? - Bởi lẽ, đức Phật Thích Ca Mưu Ni giảng dạy bao nhiêu kinh điển (giáo lý) - tất cả đều là vô dụng, không cần học hiểu sao? Thêm nữa, nếu không học hiểu sâu rộng giáo lý, làm sao người tu biết được chính xác đâu là lời Phật dạy, đâu là lời người sau thêm thắt, thêu dệt? Như vậy, làm sao phân biệt chánh đạo và tà đạo, chánh kiến và tà kiến, chánh pháp và tà pháp?

Nhiều nhà tu rao giảng: đây là lời Phật Thích Ca nói, chắc thật không sai, ai nghi ngờ phải mang tội. Người nào không rành giáo lý chắc chắn là tin ngay, không dám nghi ngờ, sợ mang tội. Thế là có người gạt gẫm và có người bị gạt gẫm. Thật đáng tiếc. Thật đáng buồn.

Ngoài ra còn có vấn đề Phật giả, Pháp giả và Tăng giả. Nếu không có nghiên cứu, không học hiểu giáo lý (kinh điển), thì làm sao người tu nhận ra, đâu là Tam Bảo (Phật, Pháp, Tăng) thật? Ngay trong Phật giáo, có những điều, có nhiều điều, tông phái này công nhận, các tông phái khác không công nhận. Đâu là chân lý? Đâu là gạt gẫm?

Tóm lại, con đường tu tập không phải quá khó khăn, nhưng không dễ nhận ra chân lý 
(chánh pháp).
Tùy tâm con người, sẽ có phương pháp tu tập (pháp môn) tương ứng, thích ứng.
Tâm con người chân thật sẽ gặp Tam Bảo thật, pháp tu thật (tu tâm).
Tâm con người giả trá điêu ngoa, lười biếng, tham lam ích kỷ, tức sẽ gặp tam bảo giả 
(tu tướng).
Con người lắng lòng, gạn lọc thân tâm, quán sát nội tâm, tìm được chân lý (chánh pháp, hay lẽ phải).
Đạo Phật phải hội đủ hai yếu tố: Từ Bi & Trí Tuệ. Thiếu một trong hai điều này, chưa phải, hay không phải là đạo Phật.

Tỳ-Khưu Thích-Chân-Tuệ
PHẬT-HOC TỊNH-QUANG CANADA 


 
LẠM DỤNG HAY LỢI DỤNG?
MINH THẠNH 

Suy nghĩ riêng của chúng tôi không phải hoàn toàn khác, tuy nhiên, vẫn coi nguyên nhân của vấn đề là ở chỗ khác. Vấn đề thầy cúng, về cơ bản, trách nhiệm không phải ở nhà chùa, mà nó nằm ở vấn đề sư giả, một dạng sư giả khác. Do đó, ở đây việc lạm dụng nghi lễ tuy có thể có, nhưng là thứ yếu. Vấn đề thật sự nằm ở chỗ lợi dụng nghi lễ Phật giáo.

Không xác định rõ là vấn đề nằm chủ yếu ở bên trong nhà chùa hay bên ngoài nhà chùa, thì Phật giáo Việt Nam chúng ta sẽ lúng túng trong cách giải quyết. Hệ quả của việc định vị vấn đề không chính xác thường là sự hạn chế của việc không giải quyết được vấn đề ở phần gốc, phần lõi, mà chỉ có thể chạm đến phần ngọn, phần vỏ…Nếu thế, thì vấn đề vẫn còn và tiếp tục phát triển.

Thực ra, nếu vấn đề thầy cúng còn nằm ở bên trong nhà chùa, thì vấn đề ít nặng nề và dễ giải quyết. Vì việc giải quyết vẫn nằm trong tay Phật giáo Việt Nam. Phật giáo Việt Nam vẫn giữ quyền chủ động.

Còn như vấn đề nằm bên ngoài nhà chùa, thì vấn đề trở nên phức tạp hơn nhiều. Nó đã trở thành một vấn đề xã hội có liên hệ đến Phật giáo. Giải quyết một vấn đề xã hội bên ngoài nhà chùa phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan, và dương nhiên không dễ đạt kết quả mong muốn. Lạm dụng nghi lễ là một vấn đề có thể còn nằm trong nội bộ Phật giáo. Còn lợi dụng là việc do một chủ thể ngoài Phật giáo tiến hành, vì khi đó chính Phật giáo bị lợi dụng.

Ở vấn đề thầy cúng, theo chúng tôi, có cả hai mặt, lạm dụng và lợi dụng. Nhưng phần lợi dụng là nguy hiểm hơn, khó giải quyết hơn.

LỢI DỤNG NHƯ THẾ NÀO?

Lợi dụng nghi lễ Phật giáo, đúng ra là lợi dụng hình thức Phật giáo, không hẳn là lợi dụng nghi lễ Phật giáo. Vì phần lớn “nghi lễ” được dùng không phải nghi lễ Phật giáo, chỉ có một phần nhỏ là nghi lễ Phật giáo.

Chỉ dùng một phần nhỏ là nghi lễ Phật giáo thì không thể gọi là lạm dụng được, mà rõ ràng là lợi dụng.

Trường hợp sau đây không phải là hiếm. Nhiều lần, tôi nghe nói có thầy tụng kinh cầu siêu bằng…cải lương, có đủ cả, từ vọng cổ xàng xê cho đến dân ca. Lý cây bông, Lý Đất giồng… mới du nhập vào cải lương. Và thực tế, không ít lần tôi gặp hiện tượng như thế. Thầy đây cũng không loại trừ đến từ chùa, nhưng phần lớn đến từ am, miếu, thất hay cả nhà riêng có gia đình sống chung. “Thầy” thường hớt tóc đinh, đắp y đỏ, hay có thể nhiều màu, đội mão tỳ lư, thoáng trông thì có vẻ trang nghiêm, nhưng chân có thể mang dép lê, dép nhựa…, càng đến gần thì vẻ xốc xếch hiên lên càng rõ nét.

Chúng ta có thể dùng từ nào để gọi kiểu thầy này, thay vì dùng từ thầy cúng? Thầy cũng dâng hương lên bàn thờ Phật, nhưng không tụng kinh, mà hát cải lương, cùng với ban đờn ca tài tử mà thầy đưa theo. Thời gian cúng rất dài có khi đến rất khuya, nên ở những trường hợp mà tôi nhìn thấy, gia chủ không có mặt, chỉ còn thầy hát cải lương và dàn nhạc. Thường là những thầy cúng như thế mang theo loa, ampli, nhưng không phải loa thùng, mà loa sắt dùng trong cổ động tuyên truyền, để đưa âm thanh đi xa, có thể đến mấy km trong đêm thanh vắng.

Không gian cúng đơn giản hay phức tạp tùy thầy. Có thầy mang đến tượng Phật A Di Đà rất to, có thầy mang đến tượng Bồ Tát Địa Tạng trong trang phục như thầy. Có thầy bày rạp, đốt đèn, treo phướn… chiếm cả một đoạn đường.

Như đã nói, thầy cúng loại đang nói đến ở đây sử dụng nghi lễ Phật giáo một cách tối thiểu, nên không thể nói là lạm dụng quá mức cần thiết. Thầy cúng chỉ lợi dụng hình tượng Phật, hình tượng Tăng (thầy) và nhu cầu cúng. Thầy cúng dạng sư giả được cấu tạo như vậy.

Vì thế, thầy chỉ niệm qua vài danh hiệu Phật cho có, rồi hát cải lương từ sáu câu vọng cổ đến tân cổ giao duyên, với những bài tân nhạc sửa lời. Có thể coi là một kiểu nhạc chế (còn cải lương việc đặt lại lời là điều đương nhiên). Nội dung lời bài tân nhạc, được diễn đạt theo lời mới, có nội dung đề cao chữ hiếu, nhắc nhở công lao người quá cố, thương tiếc đau buồn và có cả cầu vãng sinh cực lạc.

hình ảnh tên trọc ma tăng này bày trò thần thánh, bắt ấn làm phép trừ tà, gạt gẫm người ta

ma tăng này bày trò ma mị - quá nhiều trong cảnh chùa hiện nay

**********
 
GIỚI HẠNH NGƯỜI TU
SỐNG HẠNH PHÚC CHẾT BÌNH AN
ĐỨC PHẬT DẠY CON NHƯ THẾ NÀO?
THÁI ĐỘ SAI LẦM CỦA PHẬT TỬ
MƯỜI ĐIỀU TÂM NIỆM
TÙY DUYÊN & TỪ BI
PHẬT HỌC TỊNH QUANG SỐ 24 (TỪ BI & TRÍ TUỆ)
LUẬN BÀN GIỮA MÊ VÀ NGỘ
CÚNG SAO GIẢI HẠN
ĐẦU NĂM ĐI CHÙA ĐÚNG CHÁNH PHÁP