Tôi mong
tất cả Tăng Ni là người lãnh đạo Phật tử, quí vị đi và dẫn dắt Phật tử cùng đi
đúng theo con đường đức Phật đã đi.
Đừng đi
sai, đừng đi lệch, uổng một đời tu, không biết mai kia có gặp lại Phật pháp
không?
Làm sao
chúng ta đứng vững và luôn luôn không bị những luồng gió nhơ nhớp của thế gian
làm lem
luốc,
phải trong
sạch vững vàng trên con đường đạo. Đó là chỗ tha thiết mong mỏi của tôi.
HT
Thích Thanh Từ
lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll
HT THÍCH THANH TỪ
Ở đời ai
cũng nghĩ mình khôn, nên nghe chê dại nổi tức liền. Trong xã hội này mọi người
đua nhau giành khôn, đã giành thì có tranh, có chống chọi nhau. Có tranh, có
chống chọi nhau thì thật khôn không? - Không.
Như có người nói anh hay chị ngu
quá, người nghe nổi tức lên, tức thì chửi lộn nhau, rốt cuộc hai người ngu hết.
Bây giờ người ta nói mình ngu, quí vị nên trả lời thế nào? Nói: phải, tôi là
người ngu. Người xưa bảo càng học càng thấy dốt, không ngu sao được? Trên thế
gian này muôn ức việc phải biết, mà chúng ta chỉ biết một ngành nghề chuyên môn
thôi, có khi ngay ngành chuyên môn còn biết chưa hết nữa, bao nhiêu việc khác
ta đâu có biết. Như người chuyên ngành may mặc chỉ giỏi may mặc, còn bên văn
phòng kế toán không biết. Người giỏi văn phòng kế toán không biết ngành khoa
học. Người ở ngành khoa học không biết ngành xây dựng. Muôn ngàn việc ở thế
gian, chúng ta chỉ biết nhỏ xíu thôi. Như vậy có phải ngu không? Tại sao nói
ngu mình không chịu. Mình biết một ít trong phạm vi giới hạn mà giành khôn với
người ta thì có phải là kẻ ngu chưa? Thế nên tôi nói người giành khôn trở lại
thành ngu.
Nếu biết
tu chúng ta nên hiểu trên cõi đời này, ai cũng có hiểu biết theo khả năng,
trình độ, kiến thức mà mình huân tập, ngoài phạm vi ấy ra mình chưa biết hết
các lãnh vực khác. Như vậy ai có nói ngu, ta nên chấp nhận. Người giành khôn
thật ra chỉ là tưởng tượng thôi, không có chân lý, không có lẽ thật. Chân lý lẽ
thật là tất cả chúng ta còn đang ngu. Mai mốt ai nói ngu mình không tức giận
nữa, đó là mình vượt khá hơn phàm tình rồi.
Chúng ta
muốn làm người tỉnh táo sáng suốt thì ai làm gì nói gì, mình phải tỉnh táo trả
lời. Như nghe người ta nói nặng mình là con bò, khi chưa hiểu đạo Phật tử giận
đỏ mặt, bây giờ hiểu đạo rồi, ta nói thế này: “Phải, vì tôi có uống sữa bò nên
có tế bào bò trong người tôi”. Nói thế có sanh chuyện cãi vã không? Ngược lại,
chúng ta không chịu ngu, lớn tiếng cãi lại với người kia, một lát thành điên
hết cả đám.
Người tu
là người tỉnh sáng, không phải ngu tối. Biết lẽ thật để mình không chống chọi
một cách vô lý, sanh thù oán nhau, đó là tu. Giả sử có người thấy Phật tử làm
gì trái ý họ, họ liền chửi “cha mầy”. Lúc đó quí vị nổi nóng liền, nói sao chửi
cha tôi. Nổi nóng có lợi gì, chỉ cần đáp lại: “Cám ơn anh, anh nhắc tới ba
tôi.” Cha mầy tức là ba mình, họ nhắc tới cha mình có tội lỗi gì đâu nên ta cám
ơn họ.
Người
khôn ngoan không phải nghe một câu trái tai liền phản ứng nóng giận, như vậy
chỉ càng trở thành khờ dại. Người ta hiểu lầm nói bậy, mình phải sáng suốt nhắc
họ. Một người sáng ở cạnh một người tối thì phải bình tĩnh để giúp người tối
sửa sai, như vậy mới gọi là người sáng. Đằng này người ta nói bậy, mình cũng
nói bậy theo, một hồi nổi nóng có thể đánh đập nhau nữa, hóa ra cả hai đều tối
hết. Đó là những điều vô lý do mê lầm, cố chấp mà ra.
Đối với
người mắng chửi mình thậm tệ, lúc đó ta nên nhịn hay nên chống cự lại? Lý lẽ
thì nói nhịn nhưng thực tế khó nhịn được. Một ít người cho rằng người ta mắng
chửi mà nhịn, đó là mình ngu. Nghĩ vậy nên họ không nhịn mà chửi lại cho hơn,
người kia chửi nặng chừng nửa ký, mình đáp lại một ký. Như vậy mới vừa, chớ đáp
lại nhẹ sợ thua người ta, sợ thiên hạ chê mình ngu. Vì thế người đời cứ đua
nhau giành khôn, ai cũng muốn nói cho hơn, chửi cho nặng, để mình được khôn.
Đức Phật thấy chúng sanh mê lầm tới như vậy thì thương xót không biết nói sao vừa.
Người thế gian càng chửi, càng mắng, càng đánh nhau, thì càng điên đảo, càng
đau khổ thù hận, không có ngày cùng. Vậy mà họ đâu có biết, đâu chịu tỉnh!
Như chúng
ta vào bệnh viện tâm thần, thấy bệnh nhân đang chơi trước sân, mình đi ngang họ
kêu chửi, lúc đó quí vị xử trí thế nào? Mình không chọc ghẹo mà họ chửi, có nên
nổi tức không? - Dạ không. Sao vậy? - Vì biết họ là kẻ bệnh. Ta là người tỉnh,
nếu cự lộn với kẻ bệnh thì người ta sẽ nói mình thế nào? Chắc cũng muốn vô ở
trong đó rồi. Bị người điên chửi, chúng ta nhớ mình không phải người bệnh, nên
nghe chửi ta càng thương, càng tội nghiệp họ bệnh hoạn, mới nói bậy, làm bậy.
Đó là những người đáng thương.
Cũng vậy,
nếu Phật tử biết tu thì phải tỉnh táo. Người không biết tu họ giành khôn, giành
dại, nói bậy bạ, Phật tử nên thương hay nên giận? Thương nhẹ nhẹ chớ chưa
thương mạnh phải không? Người không biết đạo là mê, người biết đạo là tỉnh, một
người mê một người tỉnh chửi lộn với nhau thì khách bàng quan sẽ nói sao? Họ
chửi mà mình vẫn thản nhiên không giận, mới là người biết đạo lý, là người
tỉnh. Còn chửi lại người ta hóa ra mình cũng mê, làm sao nói tỉnh được.
Hồi xưa
đức Phật đi giáo hóa, hôm nọ tới một khu vực đạo Bà-la-môn. Đức Phật khất thực
xong, Ngài đến ngồi dưới gốc cây thọ trai. Thọ trai xong, những người trong xóm
đến ngồi xung quanh nghe đức Phật thuyết pháp. Sau khi nghe pháp xong họ phát
nguyện qui y Tam Bảo. Từ đó họ trở thành đệ tử Phật, không theo đạo Bà-la-môn
nữa. Ông thầy Bà-la-môn ở địa phương đó tức quá, hôm sau Phật đi khất thực, vừa
thấy Phật đi phía trước, ông theo sau kêu tên Phật chửi. Ông chửi từ đầu đường
đến cuối đường, Phật vẫn ung dung tự tại đi không trả lời câu nào hết. Tới cuối
đường, chịu hết nổi ông chận Phật lại hỏi:
- Cồ-đàm,
ông thua tôi chưa?
Phật liền
nói bài kệ:
Người hơn
thì thêm oán,
Kẻ thua ngủ chẳng yên,
Hơn thua hai đều xả,
Ấy được an ổn ngủ.
Kẻ thua ngủ chẳng yên,
Hơn thua hai đều xả,
Ấy được an ổn ngủ.
Người hơn
thì thêm oán, nếu
mình thắng người ta thua, người ta sẽ oán hờn mình. Kẻ thua ngủ chẳng yên,
mình nói không lại người ta thì thấy thua, về trằn trọc ngủ không được. Hơn,
thua hai đều xả, ấy được an ổn ngủ, chỉ bỏ hết hai cái hơn thua thì được an
ổn ngủ.
Phật bị
người ta chửi Ngài có nhục không? Chúng ta bây giờ sợ bị chửi nhục, nên phải
làm dữ với người chửi, làm dữ nên ai cũng là kẻ dữ hết. Bên người dữ phải có
người hiền, mới thấy ai tốt ai xấu, chớ người ta dữ mình cũng dữ thì còn ai hơn
ai. Người biết tu với người không biết tu đều ngang nhau thì giá trị sẽ thế
nào? Quí Phật tử nếu là người chân thật biết đạo thì phải nhường nhịn, bỏ qua
những điều kẻ khác nói nặng, giành hơn, như vậy mới thật là biết đạo, biết tu
hành.
Ta không
giành hơn với ai hết mà có thua không? Nếu ngày xưa đức Phật bị người ta chửi,
Ngài cũng nổi giận chửi lại thì bây giờ chúng ta có lạy Ngài không? Nhường nhịn
là nhục hay nhường nhịn là cao cả? Quí vị đánh giá lại xem. Mai kia có ai nặng
nhẹ mình, ta nhịn họ thì đừng nghĩ nhịn là nhục mà nhịn là cao cả. Còn kẻ giành
hơn nói lời nặng nhẹ người khác là kẻ thấp hèn. Chúng ta phải hiểu cho thật kỹ,
mai kia mới có thể vươn lên được.
Chúng ta
tu là người tỉnh sáng, nhận chân được lẽ thật thì không bao giờ chống đối lại
kẻ ngu khờ. Chống lại kẻ ngu khờ càng làm mất hết giá trị của mình. Nên nhớ
càng giành khôn trở lại càng ngu, càng nhận ngu trái lại càng khôn. Phật tử nên
hiểu thấu đáo ý nghĩa đó để tu, có thế chúng ta mới là người sáng suốt, người
thức tỉnh. Ngược lại, nếu không tỉnh táo sáng suốt thì chúng ta cũng mê như ai.
Thế mà ở trong chùa nhiều vị đi tu cũng còn cự cãi. Tôi không biết phải nói
sao! Chúng ta tu rồi phải trên thuận dưới hòa, giữ không khí yên ổn để tu, cãi
qua cãi lại làm gì. Phật không rước những người cãi lanh cãi giỏi đâu, Phật chỉ
rước những người tu hành đàng hoàng chân chánh. Đó là điểm thứ nhất tôi muốn
nói.
Đến điểm
thứ hai, trên đời này có ai là người toàn vẹn hết không? Có chăng, mười phần
tốt được năm sáu, còn ba bốn phần chưa được tốt. Vậy mà ai nói mình xấu liền
không chịu. Chúng ta chưa toàn vẹn, mà ai nói xấu cự liền. Muốn tốt mà cự với
người ta thành ra xấu mất rồi. Như vậy chúng ta phải làm sao? Khi nghe nói xấu,
ta nên trả lời: Phải, trăm điều tốt tôi làm chưa tới năm sáu chục điều nên xấu
là hợp lý thôi. Nếu ta nói như vậy, người kia cũng thấy họ chưa làm được điều
tốt gì, họ nhận ra mình cũng nói bậy. Đừng thèm cãi cự khi nghe ai nói xấu
mình, vì ta đâu có toàn vẹn mà cãi. Giả sử toàn vẹn thì càng không nên cãi, vì
còn cãi là còn chưa toàn vẹn. Đó là một điều cần yếu chúng ta phải nhớ để tu
trong lòng xã hội này.
Phật tử
biết tu đối với tốt xấu không giành, đối với nghèo giàu cũng không giành. Ai
cũng muốn mình giàu sang, khi nghe chê nghèo là không chịu, mà quên xét lại xem
mình giàu chưa? Ta chưa thật giàu mà ai chê nghèo lại không muốn, như vậy có
mâu thuẫn không? Nhiều người vì muốn được người ta nể nang mình giàu sang nên trau
chuốt bề ngoài. Ở nhà thiếu thốn đủ thứ, nhưng ra đường ăn mặc cho sang. Để làm
gì? Để đánh lừa thiên hạ, tôi không phải nghèo. Chẳng lẽ nghèo là cái xấu sao?
Nghèo mà đủ ăn, đủ mặc, đủ sống là tốt rồi, đừng làm điều hư, điều xấu thương
tổn đến xã hội thì đâu phải là người xấu. Còn người ăn mặc sang, nhìn thấy như
giàu mà làm thương tổn cho gia đình xã hội, như vậy có tốt chưa, có thật giàu
chưa?
Có một
điều tôi xin lưu ý tất cả quí Phật tử, có người nghèo xơ xác mà lại giàu, có kẻ
giàu kếch sù mà lại nghèo. Đó là ai? Dù người nghèo xơ xác nhưng gặp ai khổ, có
cơm họ chia cơm, có áo chia áo, đó là nghèo mà giàu. Còn những người giàu sang
cả, đi xe hơi lộng lẫy mà ai khổ, ai đói, họ không cần ngó tới, đó là giàu mà
nghèo. Tóm lại, người biết xử dụng đồng tiền, xử dụng của cải, biết chia sớt
cho kẻ nghèo, người đó có tâm rộng lớn nên tuy thiếu mà mình cảm thấy họ vẫn
dư. Còn những người nhiều tiền nhiều của mà không biết chia sớt với ai, luôn
luôn muốn bòn mót thêm thì tâm nghèo, vì chưa bao giờ họ thấy dư. Hiểu thế
chúng ta mới thấy ý nghĩa trong cuộc sống.
Người tuy
nghèo mà tình thương tràn đầy lai láng, họ giúp kẻ này người kia, do tâm rộng
lớn nên tuy giúp một ít, mà giá trị đáng ngàn vàng. Còn những người giàu sang
nhưng keo kiệt thì cũng chỉ là tôi tớ của tiền của mà thôi. Cho nên trong đạo
Phật quí trọng những người có ít tiền của mà dám làm những điều tốt, hơn là kẻ
có nhiều tiền của mà không có lòng tốt.
Có câu
chuyện một cô gái nghèo thế này. Hồi xưa, cô sanh ra cha mẹ mất sớm, cô phải đi
ăn mày. Cô lội khắp đầu đường xó chợ để kiếm cơm, tối trải chiếu nằm ngủ ở góc
phố, đời cô rất bi đát. Một hôm nghe nói người biết cúng chùa với tâm rộng rãi,
cúng cái gì chúng Tăng trong chùa đều hưởng được hết thì phước rất lớn. Cô kiểm
lại thấy hôm nay mình đi xin được hai đồng xu, bây giờ làm sao cúng được hết
chư Tăng. Cuối cùng cô nghĩ ra được một cách là mua hai xu muối.
Bấy giờ
Hòa thượng Trụ trì báo với đại chúng trong chùa hãy đánh chuông trống rước vị
đại thí chủ đến cúng dường. Chư tăng trong chùa nổi chuông trống theo lời dạy
của Hòa thượng, nhưng không thấy vị đại thí chủ nào ngoài cô gái ăn mày đem
cúng hai xu muối. Cô vô chùa, xuống nhà bếp nói với quí vị nấu bếp: “Cháu nghèo
lắm, xin được có hai xu, cháu nhịn ăn bữa nay để mua hai xu muối, nhờ quí bà
nêm nồi canh cho chư Tăng ăn, cháu có phước”. Nghe thế, mấy bà nhà bếp thương,
vui vẻ làm giùm cô. Sau khi chư Tăng ăn xong nồi canh rồi, cô cũng đi ăn mày
như mọi hôm.
Qua một
thời gian cô lớn lên, được mười sáu tuổi. Bấy giờ trong triều có Thái tử mười
tám hay mười chín tuổi gì đó, nhà vua đang tìm người con gái xinh đẹp đoan
trang để cưới cho Thái tử. Vua ra lệnh cho các quan trong triều có con gái đem
đến để Thái tử chọn vợ. Thế là các tiểu thư con quan nô nức sửa sang để được
Thái tử chiếu cố. Nhìn tất cả các cô, Thái tử không vừa lòng ai hết. Cuối cùng
nhà vua sai bá quan đi khắp thành thị cho tới thôn quê, tìm người vừa ý với
Thái tử. Nếu ai tìm được người vừa ý Thái tử sẽ được ban thưởng.
Trong số
các quan đi tìm kiếm, có một vị đi tới khu vực cô gái ăn mày, ông nhìn lên thấy
có vầng mây đỏ quầng chỗ đó. Ông nghĩ đây chắc là người đại phước nên mây đỏ
xoay vầng trên đỉnh đầu. Tới nơi thấy đứa bé trùm chiếu ngủ, ông giở chiếu ra,
cô bé giật mình thức dậy. Ông hỏi cháu làm gì ở đây, nó thú thật vừa đi ăn mày
về, mệt quá nằm đại ngoài vỉa hè ngủ. Ông nhìn thấy nó cũng dễ thương nên nói:
“Bây giờ cháu nghe lời ông, theo ông về triều làm con nuôi của ông, chịu
không?” Cô bé mừng quá theo ông ngay. Sau một thời gian nuôi nấng đàng hoàng,
ông dẫn đến trình với nhà vua. Vua kêu Thái tử ra, vừa nhìn thấy cô bé Thái tử
đồng ý liền.
Chúng ta
thấy từ một cô gái ăn mày trở thành vợ của Thái tử. Sau này vua cha chết Thái
tử lên ngôi, cô trở thành Hoàng hậu. Khi làm Hoàng hậu cô tự xét, mình có phước
đức gì mà trở thành Hoàng hậu? Bấy giờ cô nhớ lại có lần cúng chùa hai xu muối,
có lẽ nhờ thế mà được ngôi vị hôm nay. Để đền ơn Tam Bảo, cô cho xe chở lụa là
tới chùa cúng nữa. Nhưng sao hôm nay cô không nghe tiếng chuông trống như ngày
xưa, dù phẩm vật bây giờ đầy ắp những thứ trân quí. Sau khi lễ Phật rồi, Hoàng
hậu trách Hòa thượng Trụ trì:
- Trước
kia tôi là kẻ ăn mày chỉ cúng có hai xu muối mà nghe trong chùa đánh chuông
đánh trống long trọng. Ngày nay tôi đã là Hoàng hậu đem cả xe đồ đạc tới cúng,
sao trong chùa lạnh ngắt thế này?
Hòa
thượng nói:
- Ngày
xưa khi Hoàng hậu còn là kẻ ăn mày, nhịn ăn để mua muối cúng dường chư Tăng,
lòng tốt lúc ấy rất rộng lớn. Hoàng hậu đã quên mình, chỉ nhớ đến chư Tăng nên
tôi cho đánh chuông trống đón. Còn ngày nay Hoàng hậu chở cả xe lụa là tới cúng
dường, nhưng của này là của dân, không phải của Hoàng hậu. Lấy của dân cúng
dường thì có gì để đánh chuông đánh trống?
Nghe vậy,
Hoàng hậu thức tỉnh mới biết phước của mình ngày xưa dù chỉ hai xu muối mà to
lớn vì nhịn đói mà cúng, của ít lòng nhiều. Còn ngày nay mình đem cả xe đến
cúng, của nhiều mà lòng ít vì đâu nhịn đói như ngày xưa. Hiểu thế rồi, Hoàng
hậu rất hối hận.
Qua câu
chuyện này, chúng ta thấy có ai không làm phước được đâu. Ăn mày còn làm được.
Phật tử đừng nói khi nào tôi giàu mới cúng chùa, như vậy là hứa suông, không
phải lòng tốt. Lòng tốt là nghèo khó mà biết làm chuyện phước đức, do tâm rộng
lớn mới được như thế. Như vậy không phải người giàu dễ làm phước, người nghèo
khó làm phước. Nghèo tới độ không có tiền mua hai xu muối sao? Ai có tâm rộng
lớn đều có thể làm phước được, còn tâm hẹp hòi dù có của nhiều mấy cũng không
làm phước được. Quí ở lòng mình, chớ không phải ở tài sản bên ngoài. Nhưng bây
giờ Phật tử có bệnh đi chùa năm bảy chị em, trong đó một hai người giàu họ cúng
nhiều, năm ba người nghèo cúng ít. Thế là người nghèo buồn, có khi còn đố kỵ
nữa. Họ nghĩ mấy người giàu phách, cúng nhiều cho thầy khen. Đó là những ý nghĩ
sai lầm, bỏ đi, đừng nuôi dưỡng trong tâm, không tốt.
Nhà Phật
dạy chúng ta tu, làm việc đạo phải hiểu rõ, không phải của nhiều hay của ít mới
được phước nhiều hay phước ít. Có khi chúng ta không có xu nào, nhưng thấy
người khác cúng dường, mình vui vẻ tán thán, phước cũng nhiều bằng người cúng
dường kia. Phước ở đâu lại? Từ tâm tùy hỉ lại. Nhà Phật nói công đức tùy hỉ rất
lớn. Chúng ta không có tiền của, thấy ai làm được việc phước mình vui vẻ, tán
thán, khích lệ, gọi là tùy hỉ.
Tại sao
công đức tùy hỉ lớn? Vì thế gian luôn luôn có tâm ganh tị, không muốn ai hơn
mình. Thấy ai hơn mình thì ghét, đó là tâm ganh tị. Người có của, có tâm rộng
rãi, giúp chùa lo cho đạo, mình phát tâm tùy hỉ tán thán, khen ngợi. Làm được
việc đó là mình phá tan tâm ganh tị. Bên cúng dường bố thí dẹp lòng tham, bên
tùy hỉ dứt tâm ganh tị, cho nên phước hai bên đều như nhau.
Chúng ta
thấy tán thán người làm việc phước có tốn hao gì đâu, mà nhiều vị không chịu,
phải hơn người ta mới chịu. Mình ít hơn, thấy khó chịu nên cũng đua nhau giành
phần hơn. Nhưng người nghèo làm sao giành hơn được. Do đó phải học tâm tùy hỉ.
Vì vậy người Phật tử chân chánh không sợ mình nghèo làm việc phước đức không
được. Ở đây có người nào không thể làm phước đức không? Nghèo giàu gì cũng làm
được hết. Chị khá thì chị đi chùa, cúng dường chùa. Tôi nghèo quá không có tiền
cúng chùa thì tôi tùy hỉ với chị. Khéo tu, biết tu, thì trường hợp nào chúng ta
cũng có công đức, phước đức hết. Người tùy hỉ, người bố thí đều được phước như
nhau, còn người thấy bạn cúng nhiều sanh tâm ganh tị được phước hay được tội?
Càng ganh tị càng thêm tội. Mình không làm, người ta làm mà còn đố kỵ thì xấu
quá. Chính tâm xấu ấy làm tăng tội.
Như vậy
trên đường tu, có mấy điều Phật tử phải nhớ, phải hành: điều thứ nhất đừng
giành khôn, điều thứ hai đừng giành hơn, thứ ba đừng sợ nghèo không làm việc
phước được, chỉ sợ tâm xấu, đố kỵ, keo kiệt thôi. Nên nhớ trong đạo Phật không
có ai không tu được, chỉ sợ không muốn tu thôi. Muốn tu, biết tu rồi hoàn cảnh
nào tu cũng được hết. Phật tử nghe quí thầy dạy bao nhiêu đó, cố gắng thực hành
để trở thành người Phật tử chân chánh.
Mong tất
cả quí Phật tử có mặt hôm nay đều hoan hỉ tập những hạnh lành như chúng tôi đã
nói, để được lợi ích cho mình và mọi người chung quanh. Làm sao mỗi ngày quí vị
càng trở thành một Phật tử chân chánh, thuần thành, không bị ai phê phán là
Phật tử mà còn dữ quá! Được vậy là đem tiếng tốt cho đạo, cũng đem tiếng tốt
lại cho mình và mọi người.
(Phật
Pháp tại Thế Gian Tập I)
XÉT VẤN ĐỀ THIỆN VÀ ÁC
Cái thiện và cái ác đi sát
với nhau !
Có những
chú chim được thả đi và bắt lại nhiều lần nên không còn sức bay nữa. Như các
đồng loại đáng thương của mình, nó nằm đó và chờ bị bắt lại, để rồi lại được
bán cho những người tới mua chim phóng sinh...
Phóng sinh động vật từ lâu đã trở thành nét đẹp văn hóa, là hành động đầy tính nhân văn của người Việt, nhất là đối với những người con nhà Phật và trong các tháng rằm lớn đặc biệt như mùa Vu Lan báo hiếu. Theo thuyết nhà Phật, phóng sinh tức là giải thoát, phóng thích, cứu lấy mạng sống của chúng sinh (điển hình là các loài vật như chim, cá…). Và khi phóng sinh cần có lễ quy y, sám hối cho con vật. Nghi lễ này thường diễn ra ngắn gọn nhưng đủ sức tế độ, không câu nệ kéo dài thời gian khiến con vật càng thêm đuối sức và có thể chết đi trong lúc làm lễ.
Tin vào
đạo lý này, nhiều người mộ đạo và có lòng từ bi thường đến chùa mua chim phóng
sinh trước và sau khi cầu nguyện – mong trời đất ghi nhận lòng thành và tích
đức qua hành động đẹp này. Tuy nhiên, hành động đẹp được khuyến khích, động
viên trong kinh sách từ ngàn năm nay hiện giờ đã không còn giữ nguyên được
những giá trị tốt đẹp ban đầu mà đang bị biến tướng. Sự biến tướng đó là một
công nghệ đầy tội ác đến từ những con người kinh doanh, buôn bán chim phóng
sinh.
Nếu như,
người ta bẫy chim – lưới cá để ăn thịt và bạn đến mua lại chúng, giải thoát
chúng về với cuộc sống thiên nhiên vốn dĩ chúng phải được sống thì đó là phóng
sinh làm phúc. Nhưng công nghệ đánh bắt chim với chủ ý buôn bán cho người phóng
sinh và kèm theo đó là hàng ngàn cách làm đầy thâm độc để lũ chim không bay
được đi xa, tiện cho việc đánh bắt lại của những người bán chim – thì đó rõ
ràng không đơn thuần là việc thiện nữa. Mà đúng hơn, chân thật hơn – người ta
gọi đó là tội ác. Chúng ta, vì những lầm tưởng trầm trọng về việc phóng sinh mà
đã vô tình gây nên tội lỗi.
Mỗi khi
có người mua, chim phóng sinh bị người bán bóp chặt khi bắt ra khỏi lồng.
|
Do bị
cắt cánh, đánh thuốc nên chim không thể bay cao, bay xa mà chỉ có thể bay la
đà, thậm chí là đứng im, nằm một chỗ trên sân chùa.
|
Có thể
dễ dàng bắt lại những con chim phóng sinh yếu ớt này.
|
Với giá
bán 15.000 đồng/con, một lồng chim cứ bán ra rồi bắt lại để bán tiếp như thế
này có thể đem lại lợi nhuận cả chục triệu đồng cho những người kinh doanh
chim phóng sinh.
|
Người
viết đã từng có lần vô tình leo lên một ngọn đồi ở Tây Ninh trong chuyến đi
chụp ảnh và thật đau xót khi chứng kiến cảnh hàng trăm, hàng ngàn con chim se
sẻ chết tươi – chết khô ở dưới một gốc cây cổ thụ lớn. Đó là một cảnh tượng hãi
hùng và đau thương thật sự đối với tất cả những người trong đoàn. Theo một số
người dân trong khu vực cho biết, đa số chim chết trên đồi là do kiệt sức vì bị
đánh bắt và buôn đi bán lại nhiều lần. Đấy là những con chim may mắn (so với
những con bị đánh thuốc khác) vì còn có thể chết nơi núi rừng, nơi chúng sinh
ra và luôn mong muốn được tồn tại.
Đa số
những con chim bất hạnh sau khi bị đánh bắt thì chỉ có “chết trong tù”. Chúng
được cho ăn một loại thuốc khiến chúng yếu đi, chỉ bay được là đà trên khuôn
viên sân chùa và ngay sau đó vài phút sẽ bị bắt lại, nhốt vào lồng và bán cho
người thứ n, lần thứ n… cho đến khi chết.
Những
con chim hoảng loạn, dồn về một góc lồng chờ chết.
|
Một chú
chim chết ngay trong lồng.
|
Xác một
con chim phóng sinh nằm vất vưởng dưới bậc thềm.
|
Một con
chim phóng sinh chết ngay trên sân chùa và tan xác vì những bàn chân dẫm đạp
của khách đến viếng chùa.
|
Các bạn, đã bao giờ bỏ ra 5 phút đứng nhìn lũ chim bị nhốt chật cứng trong lồng ở các đền chùa và các tụ điểm phóng sinh chưa? Con gãy cánh, con một chân, con mù mắt, con gần trụi lông, và những con lờ đờ yếu đuối không thể đứng nổi… Khi có khách hàng, người bán sẵn sàng thò tay vào nắm đầu cả đám chim lôi ra ngoài và đếm đếm, tính tiền thật hả hê – mặc cho tiếng kêu hoảng loạn và đầy đau đớn vì bị bóp nghẹt của chúng.
Vậy chúng
ta, những người bỏ tiền ra mua chim phóng sinh là tạo đức hay tạo nghiệp – khi
lũ chim vô tội kia bị bắt, bị đánh thuốc cho đến chết là vì nhu cầu của chính
chúng ta, những người luôn nghĩ mình tích đức vì chúng? Chắc câu trả lời ở mỗi
người đều có. Chỉ mong rằng giới trẻ sẽ có cái hiểu đúng hơn và thực tế hơn về
việc thiện ở đời. Thiện tâm là tốt, nhưng thiện tâm vẫn cần có ý thức và tri
thức thì mới là đủ.
Sau mùa
lễ Vu Lan báo hiếu, đa số chim phóng sinh sẽ bị chết vì kiệt sức.
|
Phóng
sinh như thế bằng mười sát sinh!
|
“Truyền
thống phóng sinh chim giờ đây là một việc làm độc ác cần xóa bỏ” là một lời
thỉnh cầu thật sự chính đáng và cần được thực hiện ngay từ bây giờ để cứu những
chú chim vô tội, nếu bạn là một người thiện tâm đúng nghĩa. Vì phóng sinh như
thế, bằng mười sát sinh.
(Theo Trí
Thức Trẻ )
THƯA HỎI PHẬT PHÁP
Subject: To: [VP.PHTQ.CANADA] Một người sống cô đơn trong Nursing Home, KHÔNG
AI HỘ NIỆM chết sẽ đi về đâu - cõi lành hay cõi dữ ?
VP.PHTQ.CANADA GIẢI THÍCH
CÁCH TU THEO ĐẠO
PHẬT
Kính quí Đạo Hữu,
Con người ở đời có câu: vô công bất hưởng lộc.
Những người ở các quốc gia nghèo khó, mong ước được đến định cư nơi các
quốc gia giàu có, đều phải trải qua nhiều thử thách, phải hội đủ nhiều điều kiện về luật
lệ di trú, điều kiện về sức khoẻ, và nhiều điều kiện khác nữa.
Chuyện di trú là chuyện nằm mơ của hàng triệu triệu người trên thế giới.
Đâu phải ai cũng đạt được sở nguyện đâu?
Sau khi từ giã cõi đời, được về cõi thiên đàng, cõi cực lạc, là điều mơ
ước của tất cả mọi người trên trái đất này.
Quí vị đã làm những gì, tu học, tu tập được bao nhiêu phước đức &
công đức mà nhắm mắt tin
chờ được Đức A Di Đà & Thánh Chúng đến đón rước? Quí vị có biết điều
kiện nào để được về cõi Tây Phương cực lạc chăng?
Vài hàng nhắc nhở.
Kính mong quí vị sớm thức tỉnh, đừng nằm mơ ban ngày nữa.
Hãy cố gắng nhiều hơn nữa trong việc nổ lực tư tập. Tự lực mới thực là
tu.
Kính mời tham khảo thêm:
Đối với đạo Phật, tùy duyên mỗi người chọn cho mình một đường lối tu,
thích hợp với căn cơ, trình độ, hoàn cảnh, sở thích, tâm nguyện. Trải qua hơn
hai ngàn năm, hiện nay, Phật giáo trên thế giới còn truyền lại ba tông phái
chính là: Tịnh Tông, Mật Tông và Thiền Tông.
Đó là ba tông phái có cách thực hành
khác nhau.
Ngoài ra, do sự truyền thừa theo địa lý, còn chia ra 2 dòng truyền gọi
là:
1. Bắc truyền (còn gọi là Bắc Tông, hay Đại Thừa, hay Phát Triển)
2. Nam truyền (còn gọi là Nam Tông, hay Tiểu Thừa, hay Nguyên Thủy)
Từ đó, có sự tranh chấp trong phương cách tu tập giữa các Tông phái hay
hệ phái truyền thừa nói trên.
Thực ra chỉ có những người thành kiến cố chấp, kiến thức hẹp hòi, năng
lực tu tập kém cỏi, dù tại gia hay xuất gia, mới lên tiếng khích bác hay công
kích nhau mà thôi. Muốn tu thì phải học. Người tu theo đạo Phật cần nên
ra sức tìm hiểu tất cả các tông phái, trước khi quyết định chọn cho mình con
đường thích hợp để tu tập. Người thích niệm Phật thì chọn Tịnh Tông. Người
thích niệm chú thì chọn Mật Tông. Người thích tu thiền thì chọn Thiền Tông. Tuy
nhiên, tất cả các điều nói trên chỉ là các cách
thực hành mà thôi.
Trước khi thực hành, người tu theo đạo Phật phải nắm vững giáo lý (lý thuyết).
Giáo lý đạo Phật bao gồm 37 phẩm trợ đạo (tứ niệm
xứ, tứ chánh cần, tứ như ý túc, ngũ căn, ngũ lực, thất giác chi, và bát chánh
đạo). Người nào chưa hiểu thấu rõ chánh đạo (giáo lý hay 37 phẩm trợ
đạo) mà bàn chuyện tu hành, là người nằm mơ - chắc chắn sẽ lạc vào tà đạo.
Dù chọn con đường thực hành tu tập theo Tịnh Tông, Mật Tông hay Thiền
Tông, người tu theo đạo Phật phải hiểu mục đích cứu cánh (hay cốt tủy
của đạo Phật) là đạt được Bản Tâm
Sáng Suốt, Chân Chánh và Thanh Tịnh (Giác Ngộ và Giải
Thoát).
Khi thực hành việc tu tập, phải cố gắng với tất cả nổ lực để đạt được
mục đích cứu cánh nói trên, chứ không thể thực hành qua loa 10 câu niệm
Phật, trì chú hay ngồi thiền, rồi hẹn kiếp sau tu tiếp. Hẹn kiếp sau tu tiếp là
cách của các nhà tu lười biếng (giải đãi) truyền lại cho những người tu ít, mà
muốn hưởng nhiều tối đa: vãng sanh tây phương cực lạc. Tại sao con người không
nổ lực tu rốt ráo ngay trong kiếp này? Những người mang tâm cố chấp như vậy, dù
sanh về cõi nào, cũng chỉ cảm nhận phiền não và khổ đau mà thôi, bởi chưa giác
ngộ được gì và chẳng giải thoát được gì.
Ví như cái đít ly bị dơ, dời đi nơi nào cũng làm dơ nơi đó - nếu không lau cho sạch trước khi dời đi. Tâm con người còn tràn đầy nghiệp chướng (tham, sân, si) dù có được lên cõi tịnh độ (chỗ sạch) cũng làm cho nơi đó trở thành uế độ (chỗ dơ).
Ví như cái đít ly bị dơ, dời đi nơi nào cũng làm dơ nơi đó - nếu không lau cho sạch trước khi dời đi. Tâm con người còn tràn đầy nghiệp chướng (tham, sân, si) dù có được lên cõi tịnh độ (chỗ sạch) cũng làm cho nơi đó trở thành uế độ (chỗ dơ).
Không nên hạ thấp giá trị của đạo Phật bằng cách nói năng hay suy nghĩ
như sau: chỉ cần niệm Phật, niệm chú hay
ngồi thiền, là đủ rồi - không cần kinh
sách (giáo lý).
- Tại sao vậy? - Bởi lẽ, đức Phật Thích Ca Mưu Ni giảng dạy bao nhiêu kinh điển (giáo lý) - tất cả đều là vô dụng, không cần học hiểu sao? Thêm nữa, nếu không học hiểu sâu rộng giáo lý, làm sao người tu biết được chính xác đâu là lời Phật dạy, đâu là lời người sau thêm thắt, thêu dệt? Như vậy, làm sao phân biệt chánh đạo và tà đạo, chánh kiến và tà kiến, chánh pháp và tà pháp?
- Tại sao vậy? - Bởi lẽ, đức Phật Thích Ca Mưu Ni giảng dạy bao nhiêu kinh điển (giáo lý) - tất cả đều là vô dụng, không cần học hiểu sao? Thêm nữa, nếu không học hiểu sâu rộng giáo lý, làm sao người tu biết được chính xác đâu là lời Phật dạy, đâu là lời người sau thêm thắt, thêu dệt? Như vậy, làm sao phân biệt chánh đạo và tà đạo, chánh kiến và tà kiến, chánh pháp và tà pháp?
Nhiều nhà tu rao giảng: đây là lời Phật Thích Ca nói, chắc thật không
sai, ai nghi ngờ phải mang tội. Người nào không rành giáo lý chắc chắn là tin
ngay, không dám nghi ngờ, sợ mang tội. Thế là có người gạt gẫm và có người bị
gạt gẫm. Thật đáng tiếc. Thật đáng buồn.
Ngoài ra còn có vấn đề Phật giả, Pháp giả và Tăng giả. Nếu không có
nghiên cứu, không học hiểu giáo lý (kinh điển), thì làm sao người tu nhận ra,
đâu là Tam Bảo (Phật, Pháp, Tăng) thật? Ngay trong Phật giáo, có những điều, có
nhiều điều, tông phái này công nhận, các tông phái khác không công nhận. Đâu là
chân lý? Đâu là gạt gẫm?
Tóm lại, con đường tu tập không phải quá khó khăn, nhưng không dễ nhận
ra chân lý (chánh pháp).
Tùy tâm con người, sẽ có phương pháp tu tập (pháp môn) tương ứng, thích
ứng. Tâm con người chân thật sẽ gặp Tam Bảo thật, pháp tu thật (tu tâm). Tâm con người giả trá điêu ngoa, lười
biếng, tham lam ích kỷ, tức sẽ gặp tam bảo giả (tu
tướng).
Kính mong quí vị lắng lòng, gạn lọc thân tâm, quán sát nội tâm, tìm được
chân lý (lẽ phải). Đạo Phật phải hội đủ hai yếu tố: Từ Bi & Trí Tuệ.
Thiếu một trong hai điều này, chưa phải, hay không phải là đạo Phật.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mưu Ni Phật.
Kính thư,
Tỳ-Khưu Thích-Chân-Tuệ
THÔNG BÁO VP. PHTQ. CANADA
Ban Biên
Tập đang chuẩn bị nội dung Tập san
PHẬT HỌC TỊNH QUANG CANADA số 27 (Tết Nguyên Đán Ất Mùi 2015)
PHẬT HỌC TỊNH QUANG CANADA số 27 (Tết Nguyên Đán Ất Mùi 2015)
NỘI DUNG:
- Tuyên dương
chánh pháp, giải thích chân lý tối thượng không phân biệt tôn giáo, kể cả Phật giáo (còn hình
thức tôn giáo là còn mê tín).
- Tìm
hiểu đời sống an lạc & hạnh phúc trong ánh sáng từ bi & trí tuệ.
- Bài trừ
mê tín lẫn lộn trong Phật giáo chẳng hạn như: dâng sớ cầu an, tiền mất tật
mang, cúng sao giải hạn, tai nạn vẫn tới, niệm chú 108 biến vào chai nước, vào
cát mạn đà la, úm ba la trị tà ma, trị bá bệnh, xem ngày tang lễ, xem tuổi tang
chủ, cho bùa làm ăn, nhất bổn vạn lợi, gọi người trở về, hóa giải tai kiếp, soi
căn xem tướng.
TÂM NGUYỆN CỦA PHTQ.CANADA
là
tạo thiện duyên, hiểu Phật Pháp tại thế gian, được an lạc hạnh phúc, giác ngộ
chân lý, giải thoát phiền não khổ đau. Chân lý tối thượng vượt qua các nghi lễ,
các hình thức của tôn giáo, nhất là vượt qua tâm cố chấp, giúp con người sống
đời an nhiên tự tại.
PHTQ.CANADA
không giữ bản quyền. Quí độc giả tùy nghi, tùy thích, tùy duyên thưởng thức và
xử dụng các bài viết. Kính đa tạ quí vị viếng thăm. Mong gặp lại.
Quí vị
thiện hữu, phát
tâm góp bài, đóng góp ý kiến, khởi tâm bảo trợ, hùn phước ấn tống, cúng dường
tịnh tài, tùy duyên thỉnh sách qua thư bưu điện,
không qua điện thoại, gửi về VP.PHTQ.CANADA . Hoan hỷ liên lạc:
Tỳ-Khưu Thích-Chân-Tuệ,
108 - 123 Railroad St., Brampton, ON, L6X-1G9. Canada.
Tel:
647-828-1016. Email: cutranlacdao@yahoo.com
Trân
trọng thông báo,
Ban Biên-Tập
PHẬT-HỌC TỊNH-QUANG CANADA
Kính mời tham khảo thêm những bài viết sau đây:
LUẬN BÀN GIỮA MÊ VÀ NGỘ
LUẬN BÀN GIỮA MÊ VÀ NGỘ
CÚNG SAO GIẢI HẠN
ĐẦU NĂM ĐI CHÙA ĐÚNG CHÁNH PHÁP
SỐNG HẠNH PHÚC CHẾT BÌNH AN
LOẠN ĐẦU NĂM MUA SỰ PHIỀN NÃO
SỐNG SAO LỢI MÌNH LỢI NGƯỜI
LÀM SAO TU THEO ĐỨC PHẬT
LƯƠNG TÂM VÀ PHẬT TÂM