TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)

TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)
TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)

Saturday 3 January 2015

***Ý THỨC - VÔ THỨC




Tôi mong tất cả Tăng Ni là người lãnh đạo Phật tử, quí vị đi và dẫn dắt Phật tử cùng đi đúng theo con đường đức Phật đã đi.
Đừng đi sai, đừng đi lệch, uổng một đời tu, không biết mai kia có gặp lại Phật pháp không?
Làm sao chúng ta đứng vững và luôn luôn không bị những luồng gió nhơ nhớp của thế gian
làm lem luốc,
phải trong sạch vững vàng trên con đường đạo. Đó là chỗ tha thiết mong mỏi của tôi.
HT Thích Thanh Từ
lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll

TẾT ẤT MÙI 2015


VP. PHAT-HOC TINH-QUANG CANADA
Kính mời viếng thăm 
DÂNG SỚ CẦU AN - TIỀN MẤT TẬT MANG
CÚNG SAO GIẢI HẠN - TAI NẠN VẪN TỚI
lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll
 

Lê Sỹ Minh Tùng

Dựa theo quan niệm của những nhà tâm lý học Tây phương thì Vô thức là  khái niệm chỉ các hiện tượng tâm lý, hành vi, cảm nghĩ tồn tại ở một cá nhân nào đó mà cá nhân đó không nhận thức được, không diễn tả được bằng ngôn ngữ cho mình và cho người khác. Đó là những hoạt động của hệ thống thần kinh nằm ở ngoài tầng ý thức của con người. Trong trạng thái vô thức, ý thức của con người không hoạt động hoặc hoạt động một cách mờ nhạt. Lúc đó, hệ thống não bộ thần kinh không có kiểm soát về tính nguyên nhân và hậu quả, không đặt vn đề có mâu thuẩn hay nghi vấn mà cốt chỉ nhằm thỏa mãn đòi hỏi của bản năng và hành động xảy ra đó không có ảnh hưởng đến không gian và thời gian. Ngược lại những hành vi có ý thức luôn nằm trong phạm vi trách nhiệm, biết trước hậu quả sẽ xảy ra nghĩa là tại sao ta phải làm điều này và nó sẽ có kết quả ra sao về sau.

Trong sách Strangers to Ourselves: Discovering the Adaptive Unconscious viết bởi giáo sư Timothy D. Wilson trang 24 có dẫn chứng rằng: Cứ mỗi giây, năm giác quan của con người là mắt thấy, mũi ngửi, tai nghe, miệng nếm và thân cảm xúc tiếp nhận khoảng 11 triệu ý tưởng từ bên ngoài đưa vào tâm. Trong 11 triệu ý tưởng đó thì mắt thâu nhận trên 10 triệu ý tưởng để chuyển vào hệ thống não bộ. Nhưng hệ thống thần kinh não bộ trong một giây chỉ có thể phân tích 40 ý tưởng. Cho nên câu hỏi các nhà khoa học đặt ra là 10,999, 960 ý tưởng không được bộ óc phân tích kia sẽ đi về đâu và sẽ có tác dụng hay ảnh hưởng đến tầng ý thức của con người như thế nào? Do đó nhà tâm lý học Sigmund Freud mới gii thiệu tảng băng tâm lý mà trong đó ông ta lý luận rằng phần tiền ý thức (trí nhớ, và lưu giữ kiến thức) và phần vô thức chiếm đa phần trong tâm tư của con người. Vô thức luôn hối thúc, lấn áp ý thức để con người có những tư tưởng, lời nói hay hành vi không thể kiểm soát được. 

1)Ý thức kiểm duyệt và kiềm chế hành vi thúc đẩy bởi vô thức:
Thí dụ khi đi mua sắm ở Nordstrom thì hàng hóa ở đó rất mắc tiền, rất đẹp. Lúc mắt thấy một món hàng quý giá thì vô thức luôn thôi thúc, xúi dục ta đánh cắp món hàng đó bỏ vào túi bất chấp có bị bắt, vào tù ra khám. Ngược lại, nếu có ý thức tức là quay về sống với lương tâm mà nhà Phật gọi là tánh giác thì chúng ta từ bỏ ngay ý định bất chánh đó.
Thí dụ đang làm việc, cảm thấy đói bụng khiến bạn muốn đi ra ngoài để mua thức ăn. Nhưng nhờ ý thức được trách nhiệm của mình và những hậu quả có thể xảy ra nếu mình bỏ ngang việc đi ăn khiến chúng ta ngồi lại và tiếp tục làm việc. Thế thì vô thức thôi thúc chúng ta thỏa mản dục vọng cho bản ngã (cái Ta), nhưng ý thức giúp ta nhận thức thế nào là đúng, thế nào là sai.

2)Ý thức có thể hóa giải thông qua vô thức:
Trong cuộc sống hằng ngày, cánh cửa tâm hồn được thông qua bởi ánh mắt, lời nói, cử chỉ hay những lời nói bộc phát tưởng như vô tình ở người đối thoại có thể giúp chúng ta hiểu phần nào những ẩn chứa trong tâm hồn của họ.
Thí dụ anh A thầm yêu chị B từ lâu, nhưng vì điều kiện gia đình hai bên không phù hợp cho nên anh A chỉ còn cách dấu trong tim tình yêu thầm lặng của mình. Một hôm, vì uống rượu nhiều, không kiểm soát được suy nghĩ  cho nên anh A đã nói hết nỗi lòng của mình cho mọi người nghe. Ở đây, ý thức thể hiện việc anh A thầm yêu chị B bằng cách giấu, nhưng ý thức đó được biểu hiện qua lời nói vô thức khi uống nhiều rượu nghĩa là rượu vô thì lời ra, không kiềm chế được. 

Một thí dụ khác là việc điều tra về một vụ giết người. Khi nhân viên cảnh sát thẩm vấn nghi can thì người này có nhiều biểu tượng rất lạ như đổ mồ hôi, sợ hãi, nói năng không đồng nhất…Những dấu hiệu trên đều là biểu tượng của vô thức. Tuy hành vi giết người được che đậy bởi ý thức nhưng đã bị biểu hiện bằng những hành động vô thức. 

Tuy nhiên có rất nhiều nhà nghiên cứu đã cùng quan niệm rằng phần lớn tư duy của con người được bắt đầu từ vô thức bởi vì vô thức là nền tảng của ý thức. Trong đó, biết bao kính nghiệm, ký ức, tiềm năng đã được chất chứa trong cái kho vô thức. Họ lý luận rằng vô thức bao giờ cũng có trước vì đó là tiềm năng bẩm sinh mà ai cũng có, nhưng vấn đề là nó có được đánh thức hay không và đánh thức ở mức độ nào. Vì vậy, ý thức là cái có sau, được hình thành qua quá trình sống và phụ thuộc vào nhiều hoàn cảnh môi trường của cuộc sống. Sau cùng, các nhà phân tâm lý học (Psychoanalysis) mà trong đó Bác sĩ Freud là người dẫn đầu kết luận rằng “Vô thức và ý thức liên quan mật thiết với nhau, thiếu một trong hai đều dẫn tới tư duy què quặt. Nhưng quan trọng nhất là vô thức đóng vai trò thiết yếu trong quá trình sáng tạo của con người, góp phần tạo nên các thiên tài, vĩ nhân, thần đồng trong mọi lãnh vực từ âm nhạc, hội họa, kiến trúc, khoa học cho đến tâm linh…

Một thí dụ về khoa học là nhà bác học Mendeleev (1834-1907), người phát minh bảng phân loại tuần hoàn các chất hóa học sau một giấc ngủ. Đây không phải là sự ngẫu nhiên mà là kết quả của công trình nghiên cứu lâu dài của bộ óc. Với tất cả những kinh nghiệm nghiên cứu được cất giữ trong tầng vô thức và đúng một thời điểm nào đó thì từ trong tầng vô thức, những khám phá đó được bộc lộ mà chúng ta gọi là phát minh. Nói chung những thiên tài trong xã hội là những người có trực giác rất cao. Họ có khả năng trực nhận tri thức từ vô thức mà có những khám phá phi thường. Rất nhiều các phát minh sáng tạo khoa học, các luận thuyết khoa học được khám phá nhờ trực giác của những người có trực giác mạnh và nhạy bén. 


Một thí dụ khác là khi mới bắt đầu tập đi xe đạp, ban đầu chúng ta phải dùng ý thức để điều khiển các động tác như đạp bàn đạp, chuyển hướng và cố giữ thăng bằng…Đến khi thành thạo chúng ta ngồi lên xe là tự nhiên đạp bàn đạp, tay chuyển hướng mà không cần kiểm soát những hành tác theo ý thức nữa. Bởi vì những kinh nghiệm đó đã tiềm ẩn trong tầng vô thức mà con người chỉ cần đánh thức nó là có tác động ngay.
Trẻ em phần lớn sống bằng vô thức, rồi lớn lên thì ý thức đóng góp dần dần vào tiến trình tư duy của các em. Khoa học lý luận rằng vô thức đã có từ khi lọt lòng mẹ hay có thể từ khi còn nằm trong bụng mẹ. Điều này rất phù hợp với Phật giáo vì đạo Phật chủ trương rằng tuy con người mới kết tụ vào trong noãn bào của người mẹ thì Thức (ký ức, kinh nghiệm…của những đời quá khứ)(A lại da thức) đã theo sát đứa bé đó rồi. Vì thế khi sinh ra có những người rất giỏi về nhiều bộ môn khác nhau là như vậy. Có người là khoa học gia, luận sư, triết gia, kỷ sư, bác sĩ…Khi lớn lên chúng ta đi học, thực hành việc làm gì thì từ ý thức đó trở thành vô thức thông qua các hoạt động lập đi lập lại từ lúc nào. Sự tích tụ trong ký ức đó nhà Phật gọi là Uẩn.

Thế thì vô thức có thể chuyển hóa thành ý thức được không?
Khi còn bé vào Mall chúng ta thường đòi cha mẹ mua món đồ chơi cho bằng được. Nếu không thì khóc lóc…Như vậy hành động đòi mua quà của đứa bé là vô thức bởi vì nó không thể ý thức được hành vi của nó mà chỉ muốn thỏa mãn  ngã tính lúc đó mà thôi. Nhưng khi lớn lên, nó ý thức được vấn đề nên có sự chọn lựa thích ứng. Bây giờ nó mới biết vì sao nó thích nên có nên mua hay không.

Do vậy, giữa ý thức và vô thức không có một ranh giới rõ ràng nào cả. Chúng luôn chuyển hóa lẫn nhau và cũng vì mối quan hệ đó là động cơ chính giúp con người quân bình đời sống tâm linh, không còn căng thẳng quá.

Nói chung vô thức với tính đa dạng và phức tạp của nó vẫn là chủ đề cực kỳ khó hiểu đối với các nhà khoa họa nghiên cứu về khoa tâm lý và thần kinh. Tuy con người luôn tự hào về những khám phá khoa học về vũ trụ, về lượng tử, về vi tính…nhưng đối với cái bộ óc nhỏ và hệ thống thần kinh chằng chịt trong họ thì vẫn còn rất nhiều bí ẩn mà có lẽ con người không thể nào hiểu hết được.

Vô thức là một đề tài rất trừu tượng đã được nhà tâm lý học Sigmund Freud giới thiệu vào năm 1905 và sau đó có những nhà tâm lý học khác như Schopenhauer, Nietzsche..tiếp tục khai triển thêm.
Dựa theo định nghĩa của nhà tâm lý học Sigmund Freud thì “Vô thức là những sự kiện tâm linh cá nhân, chìm khuất trong góc tối của tâm hồn và không bao giờ biểu hiện, không thể dùng ý chí để điều khiển được. Nó là động cơ tiềm ẩn, có khi trở nên mãnh liệt, thôi thúc hành động đến mức không kiểm soát được, không hợp với lý trí. Vô thức được ví như phần chìm của tảng băng tâm linh, góp phần quyết định trong việc hình thành các khuynh hướng của mỗi cá nhân. Trong vùng vô thức liên tục diễn ra cuộc đấu tranh giữa bản năng với bản ngã, giữa phần "con" và "người" và bản năng sẽ bị dồn nén lại trong hàng rào kiểm duyệt (censure) không cho vượt qua lên tầng ý thức được. Nên những xung lực này chỉ biểu hiện phần nào trong các giấc mơ và phần lớn trong các chứng loạn thần kinh (névroses). Vô thức nằm ở đáy sâu tăm tối của tâm linh nên không thể thực nghiệm và không thể khảo sát được bằng các trắc nghiệm.
Để giải thích một cách cụ thể hơn, Freud, nhà tâm lý học gốc người quốc tịch Áo, khảo sát và sáng lập phân tâm lý học từ năm 1880. Ông đã viết thành sách năm 1905 và  phát họa vô thức dựa theo một họa đồ như sau:



Tuy nhiên, trong Phật giáo không có vấn đề vô thức vì tất cả mọi biến hành của tâm cho dù là ở trạng thái tiềm ẩn thì cũng không phải là vô thức.
Bây giờ hãy phân tích tảng băng tâm lý của Freud để xem nó có những trùng hợp nào với giáo lý Phật Đà chăng?

1)Mức ý thức: trong đó Freud bao gồm hai phần là suy nghĩ và nhận thức. Đây là phần ý thức tức là cái biết có phân biệt của Phật giáo.

2)Mức tiền ý thức: gồm có Trí nhớ và lưu giữ kiến thức. Trí nhớ thì thuộc về Tưởng uẩn và lưu giữ kiến thức thì thuộc về Thức uẩn (A lại da thức).
-Tưởng uẩn (Perceptions): Tưởng là tưởng tượng, là suy tưởng. Vậy tưởng cái gì? Chấp có cái Ta, một bản ngã là tưởng. Chấp có ngã sở cũng là tưởng. Ngồi đây mà nhớ về quá khứ là tưởng, suy nghĩ về hiện tại là tưởng và lo lắng cho tương lai cũng là tưởng. Mở mắt nhìn thế gian là tưởng, tai nghe âm thanh là tưởng…Mở mắt không nhìn gì cũng là tưởng, nghĩ quanh nghĩ co là tưởng. Đến khi đi ngủ, nhớ trước nhớ sau là tưởng. Thậm chí ngay cả khi ngồi thiền mà đầu óc cứ quay cuồng nhớ nghĩ từ việc này đến việc khác là tưởng. Có tưởng là có vướng mắc, còn chướng ngại khiến cho trí tuệ bị ràng buộc khó phát triển.
Tưởng đóng vai trò rất quan trọng đối với các em học sinh, sinh viên. Tùy theo tác dụng rộng hẹp, hay sâu cạn của tưởng ảnh hưởng đến trí nhớ  của các em. Bởi thế có người học đâu nhớ đó công danh thành đạt, ngược lại cũng lắm người học trước quên sau. Thí dụ chúng ta trong quá khứ đã bị phỏng lửa cho nên bây giờ khi thấy lửa cháy liền hồi tưởng nên không dám sờ tay vào lửa nữa. Ngược lại, một đứa bé chưa bị phỏng nên khi thấy lửa nó liền đưa tay rờ. Đó là đứa bé đang sống với trực tâm tức là bằng thức chớ chưa có tưởng. Người còn trẻ, trí óc hoạt động tốt, tưởng rất nhạy bén nên vừa thoáng là nhớ ngay. Đến khi tuổi già, bộ óc trì trệ nên nhớ trước quên sau. Đó là chưa kể những người bị bệnh Alzheimer (lãng trí) dần theo thời gian phần nhớ trong bộ óc tức là tưởng uẩn gần như bị hư hỏng hoàn toàn cho nên họ không còn nhớ gì về quá khứ. Thậm chí ngay cả con cháu đến thăm họ cũng không nhận ra. Người trẻ thì tưởng về quá khứ ít, ham sống với hiện tại và mong cầu nhiều cho tương lai. Đến lúc về già thì tưởng rất nhiều về quá khứ, ít chấp nhận hiện tại và không còn mấy quan tâm về tương lai.


Một ngày nọ có một vị tu hành lên đò để sang sông. Ngặc nổi cô lái đò lại rất trẻ đẹp nên vị sư nầy cứ lấm liếc nhìn cô ta. Khi sang bến, thay vì phải trả tiền đò như những người khác, cô lái đò đòi tiền vị tu sĩ gấp đôi. Ngạc nhiên, vị tu sĩ hỏi :
-  Tại sao cô lại tính tiền tôi nhiều gấp đôi vậy? 
Cô lái đò đáp :
-  Khách đi đò thì họ chỉ đi đò nên tôi tính tiền có một, còn Ngài thì vừa đi đò vừa ngắm nghía tôi nên tôi phải tình tiền gấp đôi.
Sau khi hoàn thành Phật sự vị tu sĩ phải trở lại bến đò để về chùa, nhưng lần nầy vị tu sĩ lấy nón che mặt lại khi sang sông. Khi đến bến thay vì chỉ trả một đồng tiền đò thì cô lái đò lại đòi đến bốn đồng. Quá đỗi ngạc nhiên, vị tu hành hỏi:
- Tại sao lần này cô lại đòi tiền tôi quá nhiều thế?
Cô lái đò đáp :
- Khi qua sông thì Ngài chỉ lấy mắt nhìn tôi nên tôi đòi tiền gấp đôi, bây giờ trở về Ngài không nhìn tôi bằng mắt mà Ngài nhìn tôi bằng tâm tưởng. Cái nhìn của mắt có giới hạn nên tôi chỉ đòi hai đồng còn tâm tưởng thì vô biên vô lượng, ai biết Ngài đang nghĩ gì hay muốn làm gì nên tôi phải đòi tiền gấp bốn lần là như vậy.
Dựa theo Phật giáo, tưởng là nhóm tri giác có khả năng nhận biết đối tượng là gì, đây là khả năng kinh nghiệm của sáu giác quan và sáu đối tượng của giác quan. Sự nhận biết đối tượng có hai loại: một là nhận biết đối tượng bên ngoài như mắt thấy sắc nhận biết đó là cái nhà, chiếc xe, tai nghe âm thanh nhận ra tiếng chim hót, tiếng khen, lời chửi mắng...; hai là khả năng nhận biết đối tượng bên trong, tức là các đối tượng tâm lý như những khái niệm, hồi tưởng, ký ức, kinh nghiệm... Như vậy, tưởng uẩn là cái thấy, cái biết của mình về con người, hoặc sự việc hay sự kiện. Vì vậy, tri giác là một trong những tác dụng của thức.

Sự có mặt của tri giác là sự có mặt của kinh nghiệm. Tri giác tùy thuộc vào những kinh nghiệm đã qua cho nên khi thấy đóa hoa thì biết đây là đóa hoa bởi vì cái tri giác về đóa hoa đã có sẵn trong A lại da thức. Nhưng làm thế nào để biết đó là đóa hoa? Khi ý thức muốn so sánh thì Mạt na thức liền chuyển tư tưởng đó vào A lạ da thức và sau khi so sánh các kinh nghiệm của các đóa hoa đã có trong đó xong thì một lần nữa Mạt na thức liền chuyển ý tưởng đó cho tưởng uẩn thành ra “tri giác” tức là “sự thấy” hay là “sự nhận ra” vật đó là đóa hoa. Vì vậy tri giác dễ bị đánh lừa bởi kinh nghiệm, do vì thực tại thì luôn sinh động. Tại sao? Bởi vì  chúng ta chỉ thấy đóa hoa dựa theo quan niệm của mình chớ không thấy thật tánh của đóa hoa tức là “tự nó thật sự là”. Khi nhìn đóa hoa chúng ta cho rằng mình đang nhìn đóa hoa, nhưng đóa hoa là tên do mình đặt cho nó chớ tự nó “không phải là” đóa hoa “hay là” đóa hoa. Mà thật chất của nó chỉ là sự tổng hợp của đất, nước, gió, lửa qua trùng trùng duyên khởi kết thành hình tướng rồi chúng ta đặt tên hình tướng đó là hoa này hay hoa nọ. 

Do đó thật tánh của hoa là không tánh vì hoa là do sự kết hợp của trùng trùng duyên khởi chớ đóa hoa không tự nó có hay tồn tại được. Vì vậy cái biết của tri giác là cái biết “không thật” mà là cái biết của duyên khởi cho nên tri giác tồn tại có điều kiện, cho nên chúng vô thường, trống rỗng và do duyên sinh vì vậy tri giác đầy hư vọng mà chúng ta thường gọi là vọng tưởng. Con người thường đồng hóa mình với những gì mình ý thức và nhớ tưởng đến những kỷ niệm, ký ức, kinh nghiệm trong quá khứ khiến cho tham sân si phát sinh. Sự hiểu biết sai lầm này trở thành thói quen chất chứa trong tiềm thức khiến tâm con người phát sinh vô số vọng tưởng và biến cuộc sống trở thành điên đảo.
-Thức uẩn (Consciousness): Thức là có khả năng rõ biết, phản nh thế giới hiện thực. Khi giác quan tiếp xúc với đối tượng, thc nhận biết sự có mặt của đối tượng, thức không nhận ra đối tượng ấy là gì, là cái gì, màu gì... đó là chức năng của tri giác (tưởng); thức chỉ nhận biết sự hiện diện của đối tượng giống như tấm gương phản chiếu tất cả những hình ảnh đi ngang qua nó.

A) Đối với Phật giáo Nguyên thủy, thức được hiểu như là dòng chảy liên tục của các ý niệm. Các ý niệm này tùy thuộc nhiều yếu tố khác mà phát sinh, Đức Phật gọi quá trình tuỳ thuộc phát sinh nầy là “duyên khởi” (paticasamupàda). “Thức” chỉ là một mắc xích trong 12 mắc xích duyên khởi  mà thôi. Đối với Phật giáo Nguyên thủy thì phần tâm linh chỉ có hai cái tâm:

1)Tâm thứ nhất là cảm giác, là cái biết chưa có sự phân biệt. Đó là nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức và thân thức. Cái biết này chính là cái biết của trực giác cho ta những cảm giác dễ chịu, khó chịu, không dễ chịu, không khó chịu. Tâm này còn gọi là tiền ngũ thức nghĩa là thấy sao biết vậy tức là trực tâm.
2)Tâm thứ hai là tư tưởng tức là ý thức. Nó mượn sự hoạt động của bộ óc để phát hiện tức là phân biệt tốt xấu, phải quấy, thịnh suy, vinh nhục, ngon dở, thân sơ…Tâm này là quan trọng và nguy hiểm nhất vì nó sai sử con người vào chỗ đọa lạc. Ý thức rất lanh lẹ cho nên nếu chúng sinh có suy nghĩ việc lành, việc tốt thì ý thức đứng đầu. Ngược lại, nếu chúng sinh tính toán tạo tác việc ác, việc bất thiện thì nó cũng đứng trên hết nghĩa là “Công vi thủ, tội vi khôi”. Vì thế nếu người tu vào thiền định, diệt được ý thức là thoát ly sinh tử tức là được liễu sanh thoát tử ngay.
Vì tầm quan trọng của ý thức, Đức Phật dạy trong Kinh Pháp Cú rằng:
Tâm dẫn đầu các Pháp
Tâm làm chủ tạo tác
Đối với tâm ô nhiễm
Nói năng hay hành động
Khổ não bước theo sau
Như bánh xe lăn theo
Dấu chân con vật kéo (Pháp Cú 1)
Ngược lại:
Tâm dẫn đầu các Pháp
Tâm làm chủ tạo tác
Đối với tâm thanh tịnh
An lạc bước theo sau
Như bóng không rời hình (Pháp Cú 2)


B) Bây giờ Phật giáo Đại thừa giới thiệu thêm hai tâm nữa. Ngoài sáu thức căn bản ở trên, ngài Vô Trước, Thế Thân của Duy Thức tông đã giới thiệu thêm Mạt na thức và A lại da thức để giúp chúng sinh thấy rõ công năng, sự vận hành của ý thức.
3)Tâm thứ ba là thức thứ bảy tức là Mạt na thức. Tâm này có công năng giúp cho ý thức chọn lựa sự so sánh, phân biệt những gì có lợi cho tự Ngã tức là  những gì có lợi cho Ta và cái của Ta nằm trong A lại da thức rồi sau đó quyết định sai năm thức đầu (nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức và thân thức) hành động và dĩ nhiên tác tạo ra nghiệp. Tuy thức thứ bảy có tính toán quyết định gì đi chăng nữa thì cũng do thức thứ sáu là ý thức thúc đẩy, xúi giục cho nên ý thức mới là thức nguy hiểm nhất. Thức thứ bảy này là thức ngu si nhất và thức thứ sáu là thức khôn ngoan nhất và cũng là tội lỗi nhất trong bát thức tâm vương. Vì thế Mạt na thức thường được gọi là tâm nghiệp, tâm đồng lõa dẫn dắt chúng sinh vào biển sinh tử luân hồi.
4)Tâm sau cùng là thức thứ tám tức là A lại da thức, là kho chứa tất cả kinh nghiệm, kiến thức, ký ức, kỷ niệm và tất cả những chủng tử thiện, ác, tốt, xấu và vô ký.
Có thể ví A lại da thức như là cái kho cũng như ông vua làm chủ cả giang san, vàng bạc, gấm vóc, lụa là, binh khí…Mạt na thức ví như ông đại tướng là người đánh nam dẹp bắc tức là tạo nghiệp, nhưng chính Mạt na thức lại biết rất rõ ràng những gì nhà vua cất giữ trong cái kho. Nhưng muốn đánh đấm hay phân phát cơm gạo cho ai thì phải có sự xúi giục, hướng dẫn, chỉ bảo của ông quân sư tức là ý thức. Ông quân sư bày vẽ theo hướng nào thì ông đại tướng thực hành theo hướng đó nghĩa là vào kho lương lấy tiền gạo ra phân phát cho quân lính. Sự phân phát thì do tiền ngũ thức thực hiện. Vì Mạt na thức lúc nào cũng tính toán và làm việc gì cũng nghĩ đến lợi cho A lai da thức nghĩa là lợi cho Ta và cái của Ta nên bị ý thức đánh lừa khiến con người sa vào hầm tăm tối, tạo tội nghiệp để phải chịu quả khổ đời đời.

A lại da thức là cái kho dung chứa tất cả những chủng tử của kinh nghiệm, ký ức, kiến thức và tất cả những chủng tử thiện ác hay vô ký. Mặt khác, A lại da thức làm căn bản cho các hoạt động tâm lý trở về sau khi không còn điều kiện hoạt động. Nhờ khả năng bảo tồn của A lại da thức mà các hiện tượng tâm lý phát khởi trở lại khi hội đủ các yếu tố. Có thể hiểu A lại da thức như là một cái kho chứa và Mạt na thức là người giữ kho. Chính Mạt na thức vào trong cái kho để chuyển các chủng tử ra hay vào mà Duy thức gọi là hiện hành hay biến hành và từ đó tưởng uẩn mới biết được vật đó là gì. Ngày nay, A lại da thức cũng giống như sự hoạt động của phần cứng (harddrive) của máy vi tính. Khi muốn lưu giữ  bất cứ dữ kiện (data)(document) nào, chúng ta bấm save thì dữ kiện đó được chuyển vào phần cứng và lưu giữ ở đó (chủng tử). Bây giờ nếu muốn mở (open) dữ kiện đó thì chỉ cần bấm vào tên thì dữ kiện đó sẽ được chuyển từ trong phần cứng và mở ra cho chúng ta xem (biến hành). Nếu muốn xóa đi, bấm chữ delete thì dữ kiện đó sẽ bị xóa ngay. Ngay cả khi máy vi tính bị hư (virus) thì phần cứng vẫn còn, không bị mất cũng như khi con người chết thì phần Thức vẫn còn và thoát ra (do nghiệp lực) để tái sinh vào một thân xác mới tương xứng với nghiệp báo của họ.

Tuy A lại da thức là một cái kho chứa nhóm, nhưng nó biến chuyển vận hành liên tục không ngừng nghĩ, có lúc chuyển chủng tử mới vào (nhân) và có khi đưa chủng tử ra gọi là biến hành tức là nhân bây giờ biến thành quả tạo nên sự khổ, vui cho con người. Vì sự biến chuyển này mà con người mới có thể tu sửa để trở thành Thánh nhân hay biến thành ác quỷ. Còn linh hồn là cố định, bất biến cho nên đạo Phật phủ nhận có một linh hồn sống giữ chết đem về. A-lại-da hàm chứa mọi nội dung của thức. Nội dung này luôn luôn biến đổi theo hoàn cảnh sống và theo hành động của chúng sinh. Chính đây là năng lượng, là sức mạnh gọi là nghiệp lực mà khi một người chết đi, nghiệp lực đẩy A-lại-da Thức (Thần Thức) nương gá vào một thân thể mới vừa tượng hình có hoàn cảnh phù hợp với nó. Đó là ý nghĩa của “linh hồn đi đầu thai” mà Phật giáo gọi là Thức đi đầu thai. 


3)Mức vô thức: Dựa theo bác sĩ Freud thì Mức vô thức gồm có các nỗi lo sợ, các động cơ bạo lực, các mong muốn tình dục không được thỏa mãn, các nhu cầu vị kỷ, các trải nghiệm gây xấu hổ, các mong muốn phi lý…Nói chung tất cả những gì Freud diễn tả ở tầng mức vô thức này không gì khác hơn là những tác ý của Hành uẩn. Nhưng ở đây, Freud chỉ nêu ra những tác ý bất thiện, những tham vọng bất chánh trong khi đó Hành Uẩn của Phật giáo còn bao gồm những tác ý thiện, chân chánh nữa. Vậy Hành Uẩn hoạt động như thế nào?
-Hành uẩn (Mental formations or Thought Process): Hành có nghĩa là tác ý, là ý muốn làm phát xuất từ bộ óc rồi sau đó mới chuyển thành tư tưởng, lời nói hay hành động. Thí dụ trước khi muốn đi, bộ óc phải có tác ý muốn đi rồi sau đó hệ thống thần kinh trung ương chuyển đến khiến đôi chân bước đi. Nói cũng vậy, trước khi nói phải có tác ý muốn nói hay suy nghĩ cũng phải có tác ý suy nghĩ trước khi tâm suy nghĩ về bất cứ đối tượng gì. Nhờ tác ý này mà thân thể của con người mới hoạt động theo ý muốn của mình được. Ngược lại khi về già tuy có tác ý muốn đi, nhưng thân quá yếu hay bệnh tật nên không đi được. Hoặc tác ý muốn nhớ lại kỷ niệm nào đó trong quá khứ, nhưng tưởng uẩn không còn hoạt động nhạy bén nên nhớ đầu quên đuôi, không đâu ra đâu cả. Tuy nhiên không phải có thân là ta có tác ý cho mọi hành tác của mình được. Thí dụ như tim thì luôn đập bất chấp ta muốn hay không. Máu phải lưu thông, hệ thống não bộ thần kinh lúc nào cũng hoạt động chằng chịt, rất phức tạp chẳng khác chi có hàng ngàn bộ máy vi tính hoạt động không ngừng từ trong bộ óc cho đến trên khắp thân thể của chúng ta.

Vì thế khi con người có những tư tưởng xấu ác, lời nói hung dữ hay hành động tàn ác thì trong tâm phải có tác ý bất thiện đó. Ngược lại nếu chúng ta có những tư tưởng tốt, lời nói hài hòa, hành động nhân ái thì đây là những tác ý thiện. Nói chung tập hợp của tất cả tác ý thiện hay bất thiện được thể hiện bằng tư tưởng, lời nói hay hành động thì gọi chung là hành uẩn. Ở đây, Đức Phật muốn chỉ rõ tận tường nguồn gốc phát sinh ra tư tưởng, lời nói hay hành động để con người có thể dùng tnh thức chánh niệm mà kiểm soát nó. Vì thế trong Kinh Tứ Niệm Xứ, Đức Phật dạy rằng: “ Khi tâm tham, ta biết tâm tham. Khi tâm không tham, ta biết tâm không tham. Sân và Si cũng vậy…” Khi thực hành chánh niệm (mindfulness) để biết rõ những biến hành (tác ý) của tâm thì con người bây giờ mới có thể làm chủ thân, khẩu, ý của mình được. Muốn luôn sống trong tỉnh thức chánh niệm thì con người phải nỗ lực liên tục, không gián đoạn, chứ không phải siêng năng tùy lúc tùy thời. Sự theo dõi, quán sát tâm của mình cũng ví như cha mẹ theo dõi con cái, lúc nào cũng luôn bảo vệ không cho chúng vấp ngã, làm bậy và dạy cho chúng biết và thực hành điều đúng. Thí dụ niệm Phật là thiền chỉ nghĩa là trong lúc hành giả niệm Phật thì tâm họ cột vào hồng danh chư Phật (tầm và tứ) khiến cho vọng tưởng tạm dừng lại (chỉ), nhưng khi hết niệm thì vọng tưởng phát tác trở lại tức thì khiến cuộc sống trở thành điên đảo. Vì thế nếu luôn sống trong tỉnh thức chánh niệm, hành giả sẽ làm chủ thân, khẩu, ý của mình. Từ đó cuộc sống sẽ nhẹ nhàng, thanh thoát, yên vui, tự tại, và sẽ không còn lo lâu, phiền não.
Thế thì dựa theo tinh thần Phật giáo, không có gì gọi là vô thức cả vì dựa theo định nghĩa của nhà tâm lý học Freud thì vô thức nằm gọn trong Hành uẩn rồi.

Ngày xưa Đức Phật dùng phương pháp Quán Niệm Hơi Thở để có thể nhập định và xuất định. Nhờ phương pháp Quán Niệm Hơi Thở mà Đức Phật chứng ngộ Niết Bàn và sau khi thành đạo, Ngài đã giảng dạy phương pháp này cho tất cả mọi người cho đến khi Ngài nhập diệt. Lý do để phát triển Quán Niệm Hơi Thở là vì chúng ta muốn chứng nghiệm thực tại tối hậu. Khi chú tâm vào hơi thở, chúng ta khám phá những gì mà chúng ta chưa biết về mình, nếu nói dựa theo khoa học là tìm ra ý thức những gì hãy còn trong vô thức. Nói cách khác, pháp môn Quán Niệm Hơi Thở có thể như là cây cầu nối tâm ý thức và tâm vô thức bởi vì hoạt động của hơi thở vừa có tính cách ý thức và vừa có tính cách vô thức. Khi vào định, chúng ta có thể kiểm soát hơi thở hoặc điều khiển hơi thở theo ý muốn của mình. Cao hơn nữa, hành giả có thể ngừng thở một thời gian. Nhờ duy trì ý thức về hơi thở, tự nhiên chúng ta bắt đầu ý thức được các chức năng hoạt động của thân thể mà trước đây chúng ta không hề hay biết (vô thức). Nhờ đó, chúng ta thật sự thâm hiểu sự vận hành trong ta (danh, sắc) nhằm giải thoát khỏi tham sân si bằng cách ý thức chúng rất rõ ràng.

Tóm lại, hơi thở phản ảnh tâm trạng của con người. Khi tâm bình yên, thanh thoát, hơi thở đều và nhẹ. Ngược lại, khi tâm bị các trạng thái tiêu cực xâm chiếm, hơi thở nặng nề, thô tháo. Vì thế khi tâm bất an, lo lắng, buồn phiền chúng ta chỉ cần ngồi yên lặng, hít thở thật mạnh vài lần rồi sau đó thở đều và nhẹ thì mọi buồn phiền sẽ lắng diệu ngay.
Nói chung, những nhà tâm lý học trên thế giới ngày nay rất hồ nghi về trạng thái vô thức của tâm dựa theo định nghĩa của Freud. 
Thêm nữa, khi ngủ không phải là ở trạng thái vô thức bởi vì tuy mắt không mở, tai không nghe…nhưng ý thức vẫn hoạt động nên con người vẫn biết cho nên nếu ai la lớn, hay đánh mạnh thì ý thức tác động khiến chúng ta thức giấc.
Tuy khoa học ngày nay còn mò mẫm về ý thức và vô thức, nhưng Phật giáo đã có nhận định rất rõ ràng sự vận hành của ngũ uẩn mà trong đó tất cả những tác ý đều có thể dùng tỉnh thức chánh niệm để kiểm soát nó. Đức Phật dạy rằng Thức là tâm vương, là đầu dây mối nhợ cho bất cứ tư tưởng, lời nói hay hành động nào của con người. Còn Thọ, Tưởng, Hành là tâm sở, là những trợ duyên để tâm vương thực hành ý định đó. Sắc, thọ, tưởng, hành, thức là năm giềng mối bổ túc cho nhau bất khả phân ly. Nếu không có thọ, tưởng thì không thể có thức. Cũng như nếu không có sắc thì không thể nào có thọ hay tưởng được. Có biết những biến hành của tâm hành giả có thể làm chủ thân, khẩu, ý của mình thì cuộc đời sẽ không còn hệ lụy khổ đau.


Tuy con người là sự kết hợp của ngũ uẩn, nhưng mỗi uẩn là vô thường vô ngã nên toàn khối cũng là vô thường vô ngã tức là Không, chẳng khác nào như cây chuối không có lõi, chỉ là sự kết tập của các bẹ chuối. Đức Phật dạy rằng ngũ uẩn là vô Ngã tức là Không nên đừng dính mắc vào chúng, không xem chúng là Ta hay là Của Ta. Trong cuộc sống hằng ngày, có những lúc vui thì chúng ta gọi là Ta vui đến khi niềm vui biến mất và thay vào đó bằng những nỗi khổ niềm đau thì chúng ta gọi là Ta buồn, Ta khổ. Nếu thật sự có cái Ta thì chỉ có một cái Ta duy nhất, thế mà cái Ta đó tuần tự biến dạng thay đổi từ vui sang buồn rồi từ buồn sang vui, không bao giờ ngừng cả. Thậm chí có người còn chấp vào một cái Tôi cố định nào đó rồi bám chặc vào nó, sống giữ chết đem theo. Ví dụ người Việt Nam định cư ở Hoa Kỳ, sau nhiều năm đèn sách có người trở thành Kỷ sư, Bác sĩ, Luật sư… sau đó lập gia đình trở thành các đấng cha mẹ rồi già nua trở thành ông bà nội, ngoại…Thế thì dần theo thời gian, chúng ta tự xưng Tôi là ông này bà kia, Tôi là cha mẹ, Tôi về hưu và Tôi là ông bà nội ngoại… sau cùng Tôi bệnh và Tôi chết. Vậy cái Tôi nào là cái Tôi thật? Không có cái Tôi (tự Ngã) nào thật sự là Ta hay là của Ta cả mà tất cả những cái Tôi đó chỉ là do nhân duyên kiến tạo trong những điều kiện lúc bấy giờ. Khi nhân duyên hết thì cái Tôi giả tạm đó cũng biến theo mây khói. Thí dụ cái bằng bác sĩ treo trên tường đó, khi chết cũng chẳng ai đem nó theo. Ngay cả tấm thân mà chúng ta chắc chiu gọi là thân của Ta rồi rốt cuộc cũng phải trả lại hết cho thế gian, trở về với cát bụi.

Vì thế Đức Phật gọi cái Ta đó chỉ là ảo giác chớ không có chi là chân thật cả. Vì thế nếu con người chấp vào cái Ta thì họ sống trong điên đảo khổ đau.
Sau khi thành đạo, Đức Phật vẫn dựa vào thân ngũ uẩn để sống như tất cả mọi chúng sinh trên thế gian nghĩa là Ngài vẫn có thân, có bệnh, có cảm giác khổ vui, có trí nhớ, có suy nghĩ, có tâm…nhưng sự khác nhau giữa Đức Phật và chúng sinh là Ngài không dính mắc vào chúng, không xem chúng là Tự Ngã, là Ta hay là Của Ta. Đức Phật vẫn biết đấy chứ, nhưng Ngài hiểu biết cuộc đời đúng theo bản chất thật của nó (thực tánh pháp)  cho nên cái hiểu biết đó không phải là Ta, là tự Ngã. Đức Phật hằng ngày cũng phải đối diện với cuộc đời như tất cả mọi chúng sinh nghĩa là Ngài hằng ngày cũng ăn, cũng nói, cũng nghe, cũng thấy biết nhưng không bao giờ Đức Phật cho rằng Ta nghe, Ta thấy, Ta nói.. mà chỉ là sự vận hành của ngũ uẩn trong thế gian vì vậy trong Ngài rất thanh tịnh, không dính mắc bởi bất cứ hiện tượng gì cho nên Đức Phật lúc nào cũng sống trong thanh tịnh tự tại Niết bàn.

 Dựa theo tinh thần Phật giáo, tất cả mọi vật thể trên thế gian này đều là vô thường, vô ngã ngay cả những thứ mà chúng ta gọi là hạnh phúc hay khổ đau. Bởi vì nếu thật sự là hạnh phúc hay khổ đau thì chúng sẽ không bao giờ mất, nhưng đâu có hạnh phúc hay khổ đau nào vĩnh viễn ở mãi với Ta. Ngoại trừ những bậc giải thoát giác ngộ thì họ đạt đến đỉnh hạnh phúc tối thượng của cuộc đời mà ở trong đó sẽ không có hạnh phúc, cũng chẳng hề có khổ đau mà chỉ có thanh tịnh an lạc Niết bàn.



TÂM PHẬT - TÂM MA
  
Cùng nhìn một cảnh trên đời
Hai tâm Ma - Phật vực trời khác nhau
Tâm Ma sân hận cơ cầu
Nhìn đâu cũng thấy vực sâu oán thù
Tâm Ma chỉ thấy âm u
Nhìn ngày nắng thấy mịt mù đêm mưa
Nhìn buổi sáng, thấy buổi trưa
Nhìn rồng thấy rắn, nhìn thưa thấy dầy
Nhìn hoa nở thắm trên cây
Thấy toàn lá úa cành gầy không hoa
Tâm Ma không thấy Di Đà
Thấy toàn hùm sói độc xà, sân si
 *
 Tâm Phật thì rất từ bi
Thấy ai cũng đẹp, cảnh gì cũng vui
Nhìn cây thấy nụ hoa cười
Nhìn đêm thấy ánh nắng tươi của ngày
Thấy đời tháng mượn năm vay
Bến mê thương kẻ đắm say ôm đời
Nhìn trong sân hận dập vùi
Tâm Phật thương cảm, ngậm ngùi xót xa
Xót vì cùng chốn ta bà
Sao người không mở lòng ra đãi người
Trăm năm dài chẳng mấy mươi
Hãy nên lưu lại cho đời hương hoa

Đấy tâm Phật. Đấy tâm Ma
Khác nhau một cảnh nhìn ra hai hình.
  
Ngô Minh Hằng


GIẢI THÍCH CÁCH TU
THEO ĐẠO PHẬT

Kính quí Đạo Hữu,
Con người ở đời có câu: vô công bất hưởng lộc.
Những người ở các quốc gia nghèo khó, mong ước được đến định cư nơi các quốc gia giàu có, đều phải trải qua nhiều thử thách, phải hội đủ nhiều điều kiện về luật lệ di trú, điều kiện về sức khoẻ, và nhiều điều kiện khác nữa.
Chuyện di trú từ các nước nhỏ nghèo đến các nước lớn giàu là chuyện nằm mơ của hàng triệu triệu người trên thế giới. Đâu phải ai cũng đạt được sở nguyện đâu?

Sau khi từ giã cõi đời, được về cõi thiên đàng, cõi cực lạc, là điều mơ ước của tất cả mọi người trên trái đất này.

Con người đã làm những gì, tu học, tu tập được bao nhiêu phước đức & công đức mà nhắm mắt tin chờ được vãng sanh, được Đức Phật A Di Đà & Thánh Chúng đến đón rước?

Con người trên đời có biết điều kiện nào để được về cõi Tây Phương cực lạc chăng?

Vài hàng nhắc nhở.
Kính mong quí vị sớm thức tỉnh, đừng nằm mơ ban ngày nữa. Không lo việc tu học, tu tập, đến lúc lâm chung nghĩ đến việc hộ niệm cầu vãng sanh là tự gạt mình và gạt người khác.

Hãy cố gắng nhiều hơn nữa trong việc nổ lực tu học và tu tập. Tự lực mới thực là tu.
Đối với đạo Phật, tùy duyên mỗi người chọn cho mình một đường lối tu, thích hợp với căn cơ, trình độ, hoàn cảnh, sở thích, tâm nguyện.

Trải qua hơn hai ngàn năm, hiện nay, Phật giáo trên thế giới còn truyền lại ba tông phái chính là: Tịnh Tông, Mật Tông và Thiền Tông. Đó là ba tông phái có cách thực hành khác nhau.

Ngoài ra, do sự truyền thừa theo địa lý, còn chia ra 2 dòng truyền gọi là:
1. Bắc truyền (còn gọi là Bắc Tông, hay Đại Thừa, hay Phát Triển)
2. Nam truyền (còn gọi là Nam Tông, hay Tiểu Thừa, hay Nguyên Thủy)
Từ đó, có sự tranh chấp trong phương cách tu tập giữa các Tông phái hay Hệ phái truyền thừa nói trên.

Thực ra chỉ có những người thành kiến cố chấp, kiến thức hẹp hòi, năng lực tu tập kém cỏi, dù tại gia hay xuất gia, mới lên tiếng khích bác hay công kích nhau mà thôi. Muốn tu thì phải học. Người tu theo đạo Phật cần nên ra sức tìm hiểu tất cả các tông phái, trước khi quyết định chọn cho mình con đường thích hợp để tu tập. Người thích niệm Phật thì chọn Tịnh Tông. Người thích trì niệm chú thì chọn Mật Tông. Người thích tu thiền thì chọn Thiền Tông. Tuy nhiên, tất cả các điều nói trên chỉ là các cách thực hành mà thôi.

Trước khi thực hành, người tu theo đạo Phật phải nắm vững giáo lý (lý thuyết). Giáo lý đạo Phật bao gồm 37 phẩm trợ đạo (tứ niệm xứ, tứ chánh cần, tứ như ý túc, ngũ căn, ngũ lực, thất giác chi, và bát chánh đạo). Người nào chưa hiểu thấu rõ chánh đạo (giáo lý hay 37 phẩm trợ đạo) mà bàn chuyện tu hành, là người nằm mơ - chắc chắn sẽ lạc vào tà đạo.

Dù chọn con đường thực hành tu tập theo Tịnh Tông, Mật Tông hay Thiền Tông, người tu theo đạo Phật phải hiểu mục đích cứu cánh (hay cốt tủy của đạo Phật) là đạt được: Bản Tâm Sáng Suốt, Chân Chánh và Thanh Tịnh (tức là Giác Ngộ và Giải Thoát)
Khi thực hành việc tu tập, phải cố gắng với tất cả nổ lực để đạt được mục đích cứu cánh nói trên, chứ không thể thực hành qua loa 10 câu niệm Phật, trì chú hay ngồi thiền, rồi hẹn kiếp sau tu tiếp. Hẹn kiếp sau tu tiếp là cách của các nhà tu lười biếng (giải đãi) truyền lại cho những người tu ít, mà muốn hưởng nhiều tối đa: đó là vãng sanh tây phương cực lạc. Tại sao con người không nổ lực tu rốt ráo ngay trong kiếp này? Những người mang tâm cố chấp như vậy, dù sanh về cõi nào, cũng chỉ cảm nhận phiền não và khổ đau mà thôi, bởi chưa giác ngộ được gì và chẳng giải thoát được gì.  

Ví như cái đít ly bị dơ, dời đi nơi nào cũng làm dơ nơi đó - nếu không lau cho sạch trước khi dời đi. Tâm con người còn tràn đầy nghiệp chướng (tham, sân, si) dù có được lên cõi tịnh độ (chỗ sạch) cũng làm cho nơi đó trở thành uế độ (chỗ dơ).

Không nên hạ thấp giá trị của đạo Phật bằng cách nói năng hay suy nghĩ như sau: chỉ cần niệm Phật, niệm chú hay ngồi thiền, là đủ rồi - không cần kinh sách (giáo lý).  
- Tại sao vậy?
- Bởi lẽ, đức Phật Thích Ca Mưu Ni giảng dạy bao nhiêu kinh điển (giáo lý) - tất cả đều là vô dụng, không cần học hiểu sao?

Thêm nữa, nếu không học hiểu sâu rộng giáo lý, làm sao người tu biết được chính xác đâu là lời Phật dạy, đâu là lời người sau thêm thắt, thêu dệt? Như vậy, làm sao phân biệt chánh đạo và tà đạo, chánh kiến và tà kiến, chánh pháp và tà pháp?

Nhiều người mang hình tướng nhà tu rao giảng rằng: đây là lời Phật Thích Ca nói, chắc thật không sai, ai nghi ngờ phải mang tội. Người nào không rành giáo lý chắc chắn là tin ngay, không dám nghi ngờ, sợ mang tội. Thế là có người gạt gẫm và có người bị gạt gẫm. Thật đáng tiếc. Thật đáng buồn.

Ngoài ra còn có vấn đề Phật giả, Pháp giả và Tăng giả. Nếu không có nghiên cứu, không học hiểu giáo lý (kinh điển), thì làm sao người tu nhận ra, đâu là Tam Bảo (Phật, Pháp, Tăng) thật? Ngay trong Phật giáo, có những điều, có nhiều điều, tông phái này công nhận, các tông phái khác không công nhận. Đâu là chân lý? Đâu là gạt gẫm?

Tóm lại, con đường tu tập không phải quá khó khăn, nhưng không dễ nhận ra chân lý (chánh pháp). 

Tùy tâm con người, sẽ có phương pháp tu tập (pháp môn) tương ứng, thích ứng. Tâm con người chân thật sẽ gặp Tam Bảo thật, pháp tu thật (tu tâm). Tâm con người giả trá điêu ngoa, lười biếng, tham lam ích kỷ, tức sẽ gặp tam bảo giả (tu tướng).

Kính mong quí vị lắng lòng, gạn lọc thân tâm, quán sát nội tâm, tìm được chân lý (lẽ phải). Đạo Phật phải hội đủ hai yếu tố: Từ Bi & Trí Tuệ. Thiếu một trong hai điều này, chưa phải, hay không phải là đạo Phật.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mưu Ni Phật.
Kính thư,
Tỳ-Khưu Thích-Chân-Tuệ

Trong Kinh A Hàm, Đức Phật có dạy: Không nên tin ngay tất cả những gì người xưa nói, tất cả những gì người có thế lực đạo cũng như đời nói, tất cả những gì người bề trên nói, tất cả những gì có nhiều người tin theo, hay có ghi trong sách vở.

Chỉ nên tin những gì có thể kiểm nghiệm được, đúng với chân lý, đúng với lẽ thực, thông qua trí tuệ sáng suốt, thấy có ích lợi cho bản thân và cho mọi người.

Bởi vậy, Đức Phật dạy ba môn học phát sinh trí tuệ, đó là: Văn-Tư-Tu. Nghĩa là: lắng nghe rồi suy ngẫm và thực hành.

Văn nghĩa là con người hãy nghe giảng, hãy đọc sách, hãy nghiên tầm, hãy học hỏi.

Tư nghĩa là suy nghĩ, tư duy, quán chiếu cho chính chắn, thấu đáo.

Tu nghĩa là nhận rõ điều nào là chánh pháp trước khi thực hành, tu tập theo.

BBT.PHTQ.CANADA



THƯ NGỎ
Ban Biên-Tập Phật-Học Tịnh-Quang Canada
Kính thưa Quí vị độc giả,

Chư Tôn Đức Ban Biên Tập PHTQ trân trọng cảm niệm công đức và phước đức của Quí vị phát tâm bảo trợ và giới thiệu tập san.

Xưa nay, trong dân gian có rất nhiều tín ngưỡng khác nhau. Các tín ngưỡng dân gian nào, không đúng chánh pháp, xâm nhập vào các sinh hoạt chùa chiền, được gọi là mê tín. Mê tín là sự tin tưởng không căn cứ, không đúng chánh pháp.

Chẳng hạn như dâng sớ cầu an, tiền mất tật mang, cúng sao giải hạn tai nạn vẫn tới.

Muốn đời sống được bình an, con người phải ăn hiền ở lành, giữ gìn thân khẩu ý thanh tịnh, chứ không phải vào chùa nhờ sư dâng sớ cầu an thì được bình an, hay được khỏi bệnh. Nên nhớ nhà sư bị bệnh tật phải nhờ bác sĩ hay bệnh viện cứu chữa, đâu cần dâng sớ cầu an.
Muốn đời sống được bình an, con người phải tu nhân tích phước, cứu người giúp đời, giữ tâm thanh tịnh để có công đức và phước đức, tiêu trừ nghiệp báo và quả báo, chứ không phải cúng sao vào đầu năm thì được bình yên suốt năm. 

Nên nhớ nhà chùa hay nhà sư làm việc phi chánh pháp vẫn lãnh đủ quả báo, có cúng ngàn sao cũng vô dụng, tiền mất tật mang, tai nạn vẫn tới.
Tóm lại, bước đầu con người đến với chùa chiền do  các nhân duyên cầu an hay cầu siêu, khi bản thân hay gia đình có việc không may hay bất trắc xảy ra. Nhưng tất cả đó đều không thật, phi chánh pháp. Con người phải tìm học lời Phật dạy để nắm vững chánh pháp và sống đời đúng theo chánh pháp.[]

 
MỤC LỤC
1. Bộ Sách Cư Trần Lạc Đạo
2. Trang Mục Lục
3. Thư Ngỏ của Ban Biên Tập PHTQ
5. Tu theo Phật  
6. Thích Thanh Từ Cúng Dường Tam Bảo
11. Thích Chân Tuệ Không Có Có Không
16. Tà giáo và Chánh giáo
18. Trai Đàn Bạt Độ Pháp Hội Địa Tạng
20. Thích Chân Tuệ Thưa Hỏi Phật Pháp
24. Vài hiểu biết về chiếc áo cà sa
35. Thích Chân Tuệ 5 Điểm Quan Trọng
38. Thích Nữ Chân Liễu Sanh tử luân hồi là do dính mắc
40. Cái Thiện và Cái Ác
43. Chuyện Trong Chùa Trong Đời
44. It’s OK to yield
48. Thói Đời Là Như Thế
50. Thích Thanh Từ Người Khôn Kẻ Dại
60. Cúng Kiến Không Đúng Chánh Pháp
61. Lễ Hội Trai Đàn Pháp Hội Dược Sư
62. Thích Nữ Chân Liễu Xuân Bình Yên
66. Thị Phi Trong Cuộc Sống
68. Thi ân bất cầu báo đáp
69. Chết sẽ đi về đâu
73. Hạnh Phúc Đích Thực
77. Thích Thanh Từ Luân Hồi
90. Nếu có kiếp sau
92. Thích Chân Tuệ Dọn Kho Ăn Tết
105. Khiêm tốn
107. Chùa Việt Nam Texas USA
109. Thích Chân Tuệ Cầu Trời có được gì đâu
118. Trang Tri Ân Ban Bảo Trợ PHTQ.27

VP PHAT-HOCTINH-QUANG CANADA
Kính mời viếng thăm


PHTQ  SỐ 27 XUÂN ẤT MÙI
XUẤT GIA HAY TẠI GIA
CÚNG DƯỜNG TAM BẢO
PHÁP MÔN CHĂN TRÂU
Ý NGHĨA CHỮ TU (CƯ TRẦN LẠC ĐẠO 3)
PHÁP NHẪN BA LA MẬT
NGƯỜI DÀNH KHÔN LÀ DẠI