TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)

TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)
TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)

Sunday 8 November 2015

thầy chùa = thầy bùa & TRAI ĐÀN BẠT ĐỘ CHẨN TẾ CÔ HỒN = TÀ PHÁP


 


lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll
Thôi, đừng thèm thương ghét ai hết, bỏ hết, quên hết đi thì đời sau không gặp lại. Người đã làm khổ mình, nếu ta cứ giận hoài là nuôi lớn thêm nỗi khổ, chớ có được gì đâu. Như vậy bỏ hết lợi hơn hay ôm ấp lợi hơn? Biết bỏ là lợi, nhưng đa số chịu ôm chớ không chịu bỏ. Giữ hoài không nỡ bỏ, biết nó khổ nhưng vẫn ôm giữ nên Phật nói chúng sanh đáng thương.
HT. Thích Thanh Từ 
lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll
Tôi mong tất cả Tăng Ni là người lãnh đạo Phật tử, quí vị đi và dẫn dắt Phật tử cùng đi đúng theo con đường đức Phật đã đi.
Đừng đi sai, đừng đi lệch, uổng một đời tu, không biết mai kia có gặp lại Phật pháp không?
Làm sao chúng ta đứng vững và luôn luôn không bị những luồng gió nhơ nhớp của thế gian
làm lem luốc,
phải trong sạch vững vàng trên con đường đạo. Đó là chỗ tha thiết mong mỏi của tôi.
HT Thích Thanh Từ
lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll
 

Giặc thầy chùa cúng cô hồn đâu khác thầy bùa - thầy chùa y như thầy bùa

Thỉnh cầu chư vị đã đang và sẽ tổ chức
 Lễ Trai Đàn Bạt Độ Chẩn Tế Cô Hồn (Pháp Hội Dược Sư - Pháp Hội Địa Tạng)
hoan hỷ giải thích 2 thắc mắc sau đây:
1. Căn cứ vào Kinh Điển nào để tổ chức các lễ hội này ?
2. Đức Phật khi còn tại thế giảng giải rõ ràng
không cứu thoát được bất cứ người nào khi nghiệp báo đã trổ ra.
Các vị sư đời nay có khả năng hơn đức Phật hay sao?
   
lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll
Hai links trên đây liên quan đến Văn Tế Thập Loại Chúng Sinh
của Cụ Thi Hào Nguyễn Du (1765-1820)
không phải Kinh Phật
căn cứ vào đây để tổ chức Lễ Trai Đàn Bạt Độ Chẩn Tế Cô Hồn
thu tiền bá tánh
chính là tà sư hành tà đạo đem tà pháp vào chốn thiền môn 
gạt gẫm bá tánh chơn chất đặt lòng tin nơi chùa chiền
 lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll

Kính mời tham khảo
CÔ HỒN VÔ THƯỢNG SƯ FASHION SHOW

lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll
Trong kinh Phật thường dạy: “Ta không có quyền ban phước xuống họa cho ai”. 
Ngài đã không có quyền ban phước xuống họa thì ta xin được phước, xin khỏi họa được không? 
Xin như vậy là trái với chủ trương, trái với lẽ thật đức Phật đã dạy.
llllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll 

TẾT ẤT MÙI 2015

 
 

 VP. PHAT-HOC TINH-QUANG CANADA
Kính mời viếng thăm 
DÂNG SỚ CẦU AN - TIỀN MẤT TẬT MANG
CÚNG SAO GIẢI HẠN - TAI NẠN VẪN TỚI
lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll
 
 Tập san PHTQ.30 (Tết Nguyên Đán Bính Thân 2016)
sẽ phát hành vào Ngày 08 Tháng 2 Năm 2016
llllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll

TIỀN LÀM ĐỘNG TÂM, TIỀN SINH BẤT TỊNH
Tỳ-Khưu Thích-Chân-Tuệ
Tu hành trong hoàn cảnh kinh tế thị trường hiện nay rất khó.
Tu trong xã hội Âu Mỹ với nền kinh tế thực dụng càng khó hơn.
Dịch xây chùa và phấn đấu làm trụ trì của các tu sĩ Việt nam tại các xứ Âu Mỹ đang diễn ra như 
một chiến trường.
Tiền! Tiền! Tiền! trở thành tiếng réo gọi, át tiếng cầu kinh và niệm chú.
Các thầy đã biến chùa chiền thành các “siêu thị Phật”. 
Thầy chưa có chùa thì lo vận động chạy đôn chạy đáo mua đất mua nhà xây chùa dựng tượng.
Thầy có chùa rồi thì có bao nhiêu là dự án xây dựng để kêu gọi Phật tử đóng góp.
Đồng tiền đã làm cho cửa Thiền thành chợ Trời buôn thần bán thánh.
Không có cách kiếm tiền phàm tục nào ngoài đời mà không có trong các chùa: 
Xổ số, lô tô, đại nhạc hội, tiệc ăn uống gây quỹ, bán đấu giá, ký sổ cúng dường hàng tháng, 
mượn vốn không lời… đang trở thành bệnh dịch
biến cửa chùa là nơi tôn nghiêm thành nhà hàng bán đồ ăn,
biến sân chùa thành sân khấu cho ca sĩ hát hỏng nỉ non uốn éo,
biến Phật đài trang nghiêm thành nơi bán và ký gởi tượng Phật.
Tất cả những phương tiện hoằng dương chánh pháp thiêng liêng của Phật giáo Đại thừa
đang biến thành dịch vụ thương mãi.
Cầu siêu: tiền. Dâng sớ cầu an: tiền. Ma chay, giỗ kỵ: tiền.
Xuống cấp thấp nhất là các thầy thu tiền và bỏ tiền vào túi.
Hình ảnh đọa lạc nhất là có những thầy chuyên nghiệp lên sân khấu, cầm micro thay vì nói pháp thì thao thao nói lời thuyết phục vận động xin tiền.
Ôi, hồng ân Tam Bảo, long thần hộ pháp làm sao mà tha thứ được.
Những Phật tử mê tín, đầu óc mù mờ u tối đã xem các thầy chùa như Phật thánh.
Họ không hiểu rằng đưa phương tiện vật chất vào tay nhà tu là đang làm thay cho ma quỷ tới phá đường tu thanh tịnh của quý thầy.
Khi đầu óc đã dính mắc lo nghĩ tới tiền, tới chùa to tượng lớn, tới thế giới màu mè hình tướng
thì vô hình chung nhà tu đã không còn an trú trong giới luật.
Đạo Phật Việt Nam đang đi sai đường trầm trọng vì đang lâm vào hai tình trạng cực đoan.
Số các thầy sống ở “cõi trên” thì lo nói toàn những chuyện cao siêu huyển hoặc.
Số các thầy đang đọa lạc vào tham ái thì biến đạo Phật thành mê tín dị đoan để làm phương tiện kiếm tiền.
Thật ra, các thầy ra ngoài giới luật chỉ là nạn nhân.
Thủ phạm chính là những người mang danh Phật tử mà không chịu hiểu Phật, đem vật chất làm sa đọa các thầy.
Xin các thầy tỉnh táo lại để khỏi trể đường tu.
Xin các đạo hữu Phật tử hãy cùng nhau đứng ra xây chùa dựng tượng.
Nhưng tuyệt nhiên xin đừng làm sa đọa quý thầy bằng cách đưa tiền, chính là đưa thuốc độc đến cho bậc chân tu.
Đức Phật và Thánh chúng ngày xưa ngày ngày khất thực,
chỉ cần có miếng ăn đạm bạc ngày một bữa mà nuôi sống xác thân để thanh tịnh tu hành.
Các thầy ngày nay ăn uống có kẻ hầu người hạ, bữa chính bữa phụ thật là đã lạc đường quá xa về xứ Phật.
Đôi điều chân thật nói ra, xin các thầy và Phật tử hoan hỷ suy gẫm.
VP.PHTQ.CANADA
lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll
Kính mời tham khảo thêm các bài viết sau đây:
Ý NGHĨA LỄ CẦU NGUYỆN
CẦU TRỜI CÓ ĐƯỢC GÌ ĐÂU
 lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll
Ý NGHĨA LỄ CẦU NGUYỆN  
TỲ KHƯU THÍCH CHÂN TUỆ



Trong các buổi lễ, Chư Tôn Đức cầu nguyện gì?


Trong các buổi lễ, Chư Phật Tử cầu nguyện gì?



Nghi lễ có tác dụng rất lớn đối với các tôn giáo. Phật giáo dù không coi trọng, nhưng nghi lễ vẫn chi phối phần lớn các sinh hoạt Phật sự, đôi khi còn là hoạt động chính của một ngôi chùa, để đáp ứng nhu cầu của quần chúng và nhu cầu hoằng pháp.
Đối với cá nhân, khi lâm vào hoàn cảnh bức bách, khổ đau, bất trắc, bất như ý, con người thường cầu nguyện cho tai qua nạn khỏi, tìm sự bình yên trong tâm hồn qua cầu nguyện.
Lời cầu nguyện này chỉ giúp tâm trí được bình yên tạm thời. Nếu con người có học hiểu giáo lý của đạo Phật, thâm hiểu luật nhân quả, biết rằng: mọi chuyện gì xảy đến cho mình, đều do chính mình đã tạo nghiệp nhân trước đây, giờ phải nhận nghiệp quả, nghiệp báo (gọi chung là quả báo).
Việc may mắn đến, mình biết ngay rằng: 
đó là phước báo, do việc thiện lành chính mình đã làm.
Việc không may xảy đến, mình biết ngay rằng: 
đó là quả báo, do việc bất thiện chính mình đã làm.
Theo chánh pháp, nên biết rằng: chỉ có phước báo mới làm giảm bớt hay tiêu trừ quả báo mà thôi!
Cầu nguyện cho tai qua nạn khỏi, mà không tu nhân tích phước, không tu tâm dưỡng tánh, không dừng các nghiệp bất thiện, phỏng có được gì ?
Thí dụ chúng ta lỡ mượn nợ tiêu xài rồi (tạo nghiệp), bây giờ phải đền trả (gặp xui xẻo), chỉ có cách lấy tiền tiết kiệm (phước báo). Không có tiền tiết kiệm thì phải cầu nguyện trúng số để trả nợ chăng ?!
Người có phước báo nhiều, dù gặp tai nạn lớn lao như rớt máy bay, động đất, vẫn sống sót, gọi là số may mắn quá. Người có phước báo ít hơn, phải chịu thương tích hay xây xát chút đỉnh, gọi là còn hên quá. Người không có phước báo thì lãnh đủ quả báo.
Thời đức Phật còn tại thế, khi chư vị thánh tăng phải đền trả các nghiệp báo cuối cùng, đức Phật dạy trong Kinh Pháp Cú, như sau:
Dù lánh lên non núi,
xuống biển hay vào hang
khi nghiệp báo đã mang
không ai tránh thoát khỏi.
Theo quan niệm Phật giáo, cầu nguyện không phải là van xin đức Phật, Bồ tát,
thần thánh, hay năng lực linh thiêng huyền bí nào cả.
Cầu nguyện là tập trung tâm trí, nhất tâm chuyển đổi vọng niệm mê lầm, xấu ác trở nên thanh tịnh.
Cầu nguyện là một cách định tâm, định ý để chuyển hóa lòng mình, lòng người.
Cầu nguyện vì thế chính là phương pháp quán chiếu, nhìn lại con người thật của mình, quan sát tâm tình, trừ khử tà kiến mê tín,  khát vọng phàm tình, ích kỷ nhỏ nhen, ỷ lại yếu đuối.
Nếu hiểu chính xác ý nghĩa cầu nguyện thì cầu nguyện là một phương pháp tu tập, có giá trị tương đương với phương pháp thiền định, quán chiếu tự tâm.

- Cầu nguyện cho thế giới hòa bình, chúng sanh an lạc là lời cầu nguyện vị tha, đúng chánh pháp, trưởng dưỡng từ bi & trí tuệ.
 - Cầu nguyện cho mình, gia đình mình, đoàn thể mình, tôn giáo mình là lời cầu nguyện vị kỷ, phi chánh pháp, không từ bi & trí tuệ.
 - Nếu ai cầu cũng được như ý, thế giới sẽ loạn, nhân sanh đảo điên. Không làm việc cầu giàu có. Không tu hành cầu vãng sanh. Không học hành cầu đỗ đạt. Các bên thù nghịch cầu nguyện đối phương biến mất. Trái đất chỉ còn thú vật, đất đá, cây cỏ! Thảm họa của sự cầu nguyện phi chánh pháp là như vậy đó!
 - Trong chiến tranh thế giới 1 và 2, hai phe lâm chiến đều làm lễ cầu nguyện long trọng, xin Thượng đế giúp phe mình chiến thắng đối phương. Thượng đế bèn nghe theo lời cầu nguyện này, nên hai phe đều tả tơi thê thảm. Đó là thảm họa của sự cầu nguyện phi chánh pháp!
 - Đạo Phật trải qua nhiều năm tháng truyền bá xuyên qua nhiều quốc độ, nên mang cái vỏ mê tín của tôn giáo, và lập ra nhiều nghi thức, lễ hội, để tiếp cận với quảng đại quần chúng đang sống trong vô minh. Giáo lý đạo Phật rất siêu việt, nhiệm mầu khi áp dụng trong đời sống, không buộc ai phải thờ lạy, cúng kiến đức Phật với tâm cầu khẩn van xin, vòi vĩnh như đứa bé thơ.

Trái lại, đức Phật dạy: Tôn thờ Như Lai mà không hiểu Như Lai, chính là phỉ báng Như Lai vậy.
- Ngày nay, người theo đạo Phật, tu sĩ cũng như cư sĩ, nhân danh phát huy tín tâm của Phật tử, bày ra đủ thứ nghi lễ rườm rà, phức tạp, tạo vẻ linh thiêng huyền bí, giải thích hiện tượng thiên nhiên phi chánh pháp, đem kinh sách chữ nghĩa hù dọa những người ít hiểu biết, không thuyết giảng chánh pháp, lại tuyên truyền tà pháp.
 Chẳng hạn như: người ngồi xe lăn, chỉ nhờ tín tâm với tượng Phật ngọc mà phục hồi, đi đứng bình thường!
 - Tóm lại, người Phật tử dù tại gia hay xuất gia, có chút phước báu, có chút trí tuệ, ngoài tín tâm ban đầu qua các hình thức lễ hội, sinh hoạt Phật giáo, nên phát tâm tìm hiểu cốt tủy của lời Phật dạy, hướng tín tâm đến chỗ chánh tín. Không nên tiếp tục để các tà sư - mang hình tướng xuất gia hay tại gia - hướng dẫn tín tâm ban đầu đến chỗ mê tín.
Từ mê tín đến cuồng tín, chỉ cách một sợi tơ !
Mong lắm thay ! ! !

Tỳ-Khưu Thích-Chân-Tuệ
Chủ Nhiệm VP.PHTQ.CANADA
 Quan-điểm của Phật-Học Tịnh-Quang Canada

Các tôn giáo, tuy qua các hình thức lễ nghi phức tạp để phổ cập vào đại đa số quần chúng, đều có giá trị cao sâu. Người tin theo tôn giáo đó - dù là tu sĩ cấp cao - cũng chưa chắc đã hiểu rõ, nắm vững và thực hành trọn vẹn, huống là người theo tôn giáo khác.

Điều gì tôn giáo này công nhận, địa phương này chấp nhận, dân tộc này tuân theo; nhưng các tôn giáo khác không công nhận, các địa phương khác không chấp nhận, các dân tộc khác không tuân theo, đều chưa phải là chân lý tối thượng.

Chân lý tối thượng phải vượt lên trên tất cả các tôn giáo - kể cả Phật giáo - vượt lên trên tâm cố chấp của con người, chính là phương pháp mang lại sự bình an hiện tại trong tâm tư của cá nhân, hạnh phúc hiện tại trong gia đình và sự hòa bình hiện tại trong nhân loại.

Chân lý tối thượng đó phải được mọi người công nhận, không phân biệt màu da, sắc tộc, giai cấp, tôn giáo, tín ngưỡng, xuất xứ hay địa phương.

Do đó,
VP. Phật-Học Tịnh-Quang Canada chủ trương
Trong sự bàn cãi, tranh luận, chỉ nên xét việc - không xét người, chỉ nên góp ý về một vấn đề nào đó - không xét cá nhân, tác giả; và hoan nghênh, tiếp nhận các bài viết, tài liệu nhằm mục đích đem lại sự bình an cho cá nhân, hạnh phúc cho đời sống gia đình và hòa bình trong cộng đồng người Việt và nhân loại.

Phật-Học Tịnh-Quang Canada không chấp nhận các bài viết có tính cách gây chia rẽ, tạo hiềm khích, khiến bất an trong các diễn đàn, dù phát xuất bất cứ từ đâu.

NỘI DUNG
- Tuyên dương chánh pháp, giải thích chân lý tối thượng không phân biệt tôn giáo, 
kể c Phật giáo (còn hình thức tôn giáo là còn mê tín).
 
- Tìm hiểu đời sống an lạc & hạnh phúc trong ánh sáng từ bi & trí tuệ.
- Bài trừ mê tín lẫn lộn trong Phật giáo chẳng hạn như: dâng sớ cầu an, tiền mất tật mang, cúng sao giải hạn, tai nạn vẫn tới, niệm chú 108 biến vào chai nước, vào cát mạn đà la, 
úm ba la trị tà ma, trị bá bệnh, xem ngày tang lễ, xem tuổi tang chủ, cho bùa làm ăn, 
nhất bổn vạn lợi, gọi người trở về, hóa giải tai kiếp, soi căn xem tướng.

Ban Biên-Tập
VP. PHẬT-HỌC TỊNH-QUANG CANADA
llllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll
KHÔNG CẦN THỜ PHẬT - KHÔNG THẦN TƯỢNG MỘT NHÀ SƯ NÀO
CHỈ CẦN HỌC HIỂU & THỰC HÀNH GIÁO PHÁP 
LỜI DI HUẤN CUỐI CÙNG
CỦA ĐỨC PHẬT

Dưới đây là tóm tắt những lời dặn dò cuối cùng của Phật. Thật ra Phật đã đau yếu từ ba tháng trước và đã khởi sự dặn dò người đệ tử thân cận nhất là A-nan-đà. Phật bảo A-Nan-Đà tập họp các đệ tử để nghe giảng và thông báo trước sự tịch diệt của mình. Lúc ấy Phật đã 80 tuổi. Trong những tháng cuối cùng, Phật đã gầy còm và mệt mỏi, nhưng vẫn đi thuyết giảng như thường, tuy không còn đi xa được nữa. A-Nan-Đà xin Phật hãy tĩnh dưỡng trong những ngày còn lại, nhưng Ngài dạy rằng: 

«Thân ta tuy có kém mạnh khoẻ, nhưng lòng từ bi của ta, trí sáng suốt của ta không kém sút. Ta còn tại thế ngày nào thì ngày ấy không phải là một ngày vô ích».

Trong một khu rừng cạnh thị trấn Câu-thi-na (Kusinaga, còn viết là Kuçinagara), ngày nay là một thị trấn nhỏ tên là Kasia, cách 50 cây số về phía đông tỉnh Gorakhpur, và cách 150 kilomét về phía bắc đông bắc Varanasi (Bénarès), Phật nằm nghỉ giữa hai gốc cây sa-la. Ngài tự gấp áo cà sa làm bốn, rồi nằm nghiêng về phía tay phải, đầu hướng về phía bắc, mặt hướng về phía tây, hai chân duỗi thẳng, chân này gác lên chân kia. Sau đó Phật ngỏ những lời cuối cùng với các đệ tử để nhắc lại một lần nữa tầm quan trọng của Giáo Pháp.

Phật nhắc nhở các đệ tử phải hiểu rằng vị thầy của họ không phải là một nhân vật nào cả, dù đó là Phật, vị thầy đích thực của họ chính là Giáo Pháp.

Phật cất tiếng và nhắn nhủ các đệ tử đang ngồi chung quanh Ngài như thế này:

Này các đồ đệ, các con hãy tự làm đuốc để soi sáng cho các con, hãy trông cậy vào chính sức mạnh của các con; không nên lệ thuộc vào bất cứ ai. Những lời giảng huấn của ta sẽ làm ngọn đuốc dẫn đường cho các con, làm nơi nương tựa cho các con; không cần phải lệ thuộc thêm vào những lời giảng huấn nào khác nữa.

Hãy nhìn vào thân xác các con, các con sẽ thấy cái thân xác đó ô uế biết chừng nào. Khi các con hiểu được rằng lạc thú lẫn đớn đau của thân xác cũng chỉ là cội nguồn chung của khổ đau, khi hiểu được như thế, các con sẽ không thể nào tự buông lỏng cho dục vọng chi phối các con.

Hãy nhìn vào tâm thức các con, các con sẽ thấy cái tâm thức đó biến dạng không ngừng.

Vì thế các con sẽ không thể nào tự buông rơi vào chính những ảo giác của tâm thức, để rồi tự duy trì những kiêu căng và ích kỷ do tâm thức tạo ra, nhất là khi các con đã hiểu rằng những xúc cảm đó nhất định chỉ mang đến khổ đau mà thôi.

Hãy nhìn vào tất cả các vật thể chung quanh xem có vật thể nào trường tồn hay chăng? Có vật thể nào không phải là những kết hợp sinh ra hay không? Tất cả sẽ gẫy nát, tan rã và phân tán. Các con chớ sợ hãi khi nhận thấy khổ đau cùng khắp mọi nơi, hãy noi theo những lời giáo huấn của ta, kể cả sau khi ta đã tịch diệt. Như thế các con sẽ loại bỏ được khổ đau. Thật vậy, cứ noi theo những lời giáo huấn của ta, rồi nhất định các con sẽ trở thành những đồ đệ thật sự của ta.

Này các đồ đệ của ta, những lời giáo huấn ta giảng cho các con, các con đừng bao giờ quên, đừng bao giờ để cho mai một đi. Phải bảo tồn những lời giáo huấn ấy, đem ra nghiên cứu và thực hành. Nếu theo đúng những lời giáo huấn ấy, các con sẽ đạt được an vui.

Những gì hệ trọng nhất trong những lời giáo huấn của ta là các con phải kiểm soát được tâm thức các con. Hãy gạt bỏ mọi thèm muốn và giữ cho thân xác đứng thẳng, tâm thức tinh khiết và ngôn từ chân thật. Nếu các con biết tự nhắc nhở là cuộc sống của các con chỉ là tạm bợ, các con sẽ đủ khả năng loại bỏ mọi thèm khát và hung dữ đưa đến khổ đau.

Nếu các con nhận ra được là tâm thức các con đang có xu hướng bám níu hay vướng mắc vào ham muốn, các con phải gạt bỏ ngay sự ham muốn và chận đứng sự cám dỗ đó. Các con phải làm chủ được tâm thức các con.

Tâm thức có khả năng biến một con người thành một vị Phật hay một con thú. Khi rơi vào sự lầm lẫn, ta có thể trở thành quỷ sứ, nhưng khi Giác ngộ ta sẽ thành Phật. Vì thế, các con phải kiểm soát lấy tâm thức các con và không đi lạc ra ngoài Chánh Đạo.

Để có thể giữ đúng như lời giáo huấn của ta, các con hãy kính trọng lẫn nhau và đừng cãi vả. Đừng bắt chước như nước với dầu xô đẩy lẫn nhau; hãy bắt chước như nước với sữa, có thể hoàn toàn hòa lẫn vào nhau.

Hãy cùng nghiên cứu với nhau, cùng giảng giải cho nhau, thực hành với nhau. Không nên phí phạm tâm thức của các con và thời giờ của các con trong sự cãi vả hay lười biếng. Hãy hân hoan đón nhận hoa thơm của giác ngộ vào lúc ra hoa và hái lấy quả ngọt trên đường ngay thật.

Những lời giáo huấn ta ban cho các con là do nơi kinh nghiệm của chính ta, và chính ta đã noi theo con đường đó. Các con nên tuân theo những lời giáo huấn ấy và giữ đúng như thế dù phải gặp hoàn cảnh khó khăn nào. Nếu các con xao lãng, có nghĩa là các con chưa hề gặp được ta, các con thật sự còn đang ở một nơi nào đó thật xa, dù cho trong lúc này đây các con đang ngồi bên cạnh ta cũng vậy.

Nhưng nếu ngược lại, các con chấp nhận và đem ra thực hành những lời giáo huấn của ta, thì dù cho các con ở thật xa trong một chốn tận cùng của thế giới, nhưng cũng giống như các con đang ở bên cạnh ta trong lúc này.

Hỡi các đồ đệ, phút cuối cùng của ta đã gần kề, phút xa lìa giữa ta và các con không còn bao lâu nữa. Tuy nhiên các con không nên than khóc.

Sự sống là một sự đổi thay không ngừng và không có gì cản trở được sự tan rã của xác thân. Cái sự thực đó, ta đang chứng minh cho các con thấy ngay trên thân xác của ta, thân xác ta sẽ tan rã như một cỗ xe hư nát. Đừng than khóc một cách vô ích, trái lại các con phải hân hoan khi nhận ra được cái quy luật biến đổi ấy và hiểu được rằng sự sống của con người chỉ là trống không mà thôi. Đừng cố gắng duy trì cái khát vọng phi lý, mong muốn những gì tạm bợ phải nhất định trở thành trường tồn.

Con quỷ của những dục vọng thế tục luôn luôn tìm cách đánh lừa tâm thức các con. Nếu có một con rắn độc trong phòng, các con sẽ không thể nào ngủ yên nếu chưa đuổi được nó ra ngoài. Các con phải cắt đứt những mối dây ràng buộc của thèm khát thế tục và dứt bỏ những mối dây đó như các con đã đuổi bỏ con rắn độc ra khỏi phòng. Các con phải bảo vệ thật cẩn thận tâm thức các con.

Này các môn đệ của ta, giây phút cuối cùng của ta đã đến, tuy vậy các con phải hiểu rằng cái chết chỉ là sự tan rã của xác thân vật chất mà thôi. Thân xác được cha mẹ sinh ra, nó lớn lên nhờ thức ăn, nó không có cách gì tránh khỏi bịnh tật và cái chết.

Một vị Phật đích thực không mang thân xác con người, mà vỏn vẹn chỉ là sự Giác Ngộ. Chỉ có sự Giác Ngộ mà thôi. Thân xác con người phải tiêu tan, nhưng Trí Tuệ của Giác Ngộ sẽ trường tồn vô tận trong thực thể của Giáo Pháp, trên con đường tu tập Giáo Pháp. Nếu có ai chỉ thấy thân xác ta thì kẻ ấy không thấy ta một cách thật sự.
Chỉ có người nào chấp nhận những Lời Giáo Huấn của ta mới thật sự nhìn thấy ta.

Sau khi ta tịch diệt, Giáo Pháp thay ta làm vị thầy cho các con. Biết noi theo Giáo Pháp, ấy chính là cách các con tỏ lòng trung thành với ta.

Trong bốn mươi lăm năm sau cùng trong cuộc đời của ta, ta không hề giấu giếm điều gì trong những lời giáo huấn. Chẳng có một lời giáo huấn nào bí mật, không có một lời nào mang ẩn ý. Tất cả những lời giảng của ta đều được đưa ra một cách ngay thật và minh bạch.

Này các con yêu quý của ta, đây là giây phút chấm dứt. Trong một khoảnh khắc nữa ta sẽ nhập vào Niết Bàn. Những lời này là những lời dặn dò cuối cùng của ta cho các con.

Người chép lại những lời này của Phật xin chắp tay mong rằng:

- Vì Phật, chúng ta hãy đọc lại những lời nhắn nhủ trên đây thêm một lần.

- Vì tất cả chúng sinh, vì sự đau khổ của muôn loài, chúng ta lại đọc thêm một lần nữa.

- Để gởi đến từng đơn vị nhỏ nhoi nhất của sự sống, chúng ta lại đọc thêm một lần nữa, đọc thêm một lần nữa…

Chúng ta nguyện sẽ đọc lên và đọc lên cho từng chúng sinh một, ta đọc cho đến khi nào những lời dặn dò trên đây của Phật trở thành những lời dặn dò xuất phát từ chính tâm thức ta, để nhắn nhủ cho chính ta, nhắn nhủ những người chung quanh ta, kể cả những sinh linh nhỏ nhoi nhất của sự sống.

Khi những lời nhắn nhủ chân thật và tràn đầy Từ Bi trên đây của Phật trở thành làn hơi thở của chính ta, thì biết đâu lúc ấy ta cũng sẽ là một vị Phật. []
 llllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll
    Kính mời tham khảo
CÔ HỒN VÔ THƯỢNG SƯ FASHION SHOW
 llllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll
Giặc thầy chùa cúng cô hồn đâu khác thầy bùa - thầy chùa y như thầy bùa 
thầy chùa hành nghề thầy bùa - làm vua dõm - bá tánh nên lánh xa 



Hãy nhìn mặt bọn tà sư cô hồn dưới đây đang hành tà pháp
TRAI ĐÀN BẠT ĐỘ CHẨN TẾ CÔ HỒN 
- bọn trọc làm vua dõm trong chùa - gạt gẫm bá tánh từ trong nước xuất khẩu xuất cảng ra các chùa hải ngoại
tên trọc này đang diễn tuồng thương vay khóc mướn trên sân khấu Montreal Canada 2015

Tên trọc này là chủ tịch GHPGVNTN CANADA
Tên vua dõm này hành tà pháp ở VN 2007

Tên trọc bản mặt hình sự này ở Europe 2015

Tên trọc này ở Phoenix Arizona USA
bảng phong thần - phong hòa thượng ngu dốt - khoe chữ vô nghĩa
llllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll
 bọn giặc thầy chùa trên đây
đâu khác gì
bọn thầy bùa - thầy pháp - thầy cúng - trên sân khấu và đầy dẫy trong đời
dưới đây