TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)

TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)
TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)

Friday 24 June 2016

Giảng sư Thích Pháp Hòa (Canada) giải thích điều kiện vãng sanh và Ý Nghĩa Tam Bảo.

[diendan_songvui] Kính mời nghe Giảng sư Thích Pháp Hòa (Canada) giải thích điều kiện vãng sanh và Ý Nghĩa Tam Bảo.

Kính mời tham khảo:
các nhà sư đại thừa thường tổ chức các Lễ Trai Đàn Bạt Độ, chẩn tế cô hồn, bình đẳng giải oan
Con người dù theo bất cứ tôn giáo nào
Hãy sống với tâm sáng suốt, chân chánh, thanh tịnh 
- không tôn giáo nào gạt gẫm được. []
BBT.PHTQ.CANADA - VP.PHTQ.CANADA

Con người dù theo bất cứ tôn giáo nào cũng phải ghi nhớ các điều trên đây.
Muốn thoát khỏi phiền não khổ đau, con người phải:
1. Tránh làm các điều ác, các việc bất thiện.
2. Siêng làm các việc phước thiện.
3. Giữ tâm ý trong sạch.

Ngoài ra, kính mời Quí vị tham khảo thêm các LINKs:
http://phtq-canada.blogspot.ca/2011/05/cau-troi-co-uoc-gi-au.html

VP. PHẬT-HỌC TỊNH-QUANG CANADA
cutranlacdao@yahoo.com




Ý NGHĨA CỦA TAM BẢO TRONG PHẬT GIÁO


Thế nào là Tam Bảo?
- Tam Bảo là ba điều quí giá, cao tột.
Tam Bảo Bên Ngoài là Phật Pháp Tăng (nhiều khi là Phật giả, Pháp giả và Tăng giả).
Tam Bảo Tự Tâmtâm sáng suốt, tâm chân chánh và tâm thanh tịnh.
Những điều Đức Phật dạy và những gì bản thân Ngài chứng đắc trong quá trình tu tập và hành đạo khổ hạnh,
đã để lại cho hàng đệ tử xuất gia, tại gia,
con đường đi đến Niết Bàn,
sự giải thoát hoàn toàn viên mãn.
- Phật: Bậc sáng suốt, giác ngộ cao tột,
tự giác, giác tha, giác hạnh viên mãn, phước đức và trí tuệ lưỡng toàn.

Phật là tự tâm sáng suốt của mỗi người.
- Pháp: Con đường chân chánh,
phương pháp lợi ích rốt ráo, pháp môn đưa đến giải thoát sanh tử, là cứu cánh để trau giồi giá trị phẩm hạnh, đạo đức, thánh thiện.

Pháp là tự tâm chân chánh của mỗi người.
- Tăng: Tăng già là tập thể thanh tịnh hòa hợp,
đời sống đơn giản trong sạch, quên mình vì lợi ích chúng sanh, cứu người giúp đời, tu hành theo Bồ Tát hạnh.

Tăng
còn là tự tâm thanh tịnh của mỗi người.  

Nên ghi nhớ:
tâm sáng suốt của mỗi người
tâm chân chánh của mỗi người
tâm thanh tịnh của mỗi người

AI AI CŨNG CÓ TÂM
SÁNG SUỐT, CHÂN CHÁNH, THANH TỊNH.

Cho nên, con người dù theo bất cứ tôn giáo nào  
Hãy sống với tâm sáng suốt, chân chánh, thanh tịnh - không tôn giáo nào gạt gẫm được. []

Tỳ-Khưu Thích-Chân-Tu
 BBT.PHTQ.CANADA - VP.PHTQ.CANADA



FRIDAY 2016.6.24
Kính mời nghe Giảng sư Thích Pháp Hòa (Canada)
 

(1:37:33)
Published on Jul 10, 2015
Quí vị phát tâm ghi lại bài giảng này của TT. Thích Pháp Hòa hoan hỷ gửi cho VP.PHTQ.CANADA
để phổ biến rộng rãi. Kính đa tạ.





Welcome to diendan_songvui@yahoogroups.ca
Muon ghi ten gia nhap, click:
diendan_songvui-subscribe@yahoogroups.ca
             CHU TRUONG CUA DIEN DAN:
1. Trao doi kinh nghiem song vui, thong tin huu ich
2. Giu gin khong khi an vui - hoa nha - tuong kinh
Tran trong,
Ton Nu Thuy Huong
diendan_songvui@yahoo.ca
Moderator
 





HỎI ĐÁP VỀ CỐT TỦY CỦA ĐẠO PHẬT
Tỳ-Khưu Thích-Chân-Tuệ

----- Forwarded Message -----
From: Phan Le Han To: "
cutranlacdao@yahoo.com"
 
 Subject: Kính Thầy

Con không thấy hồi âm của Thầy, chắc Thầy bận việc?
Con đã đọc nhiều bài viết trên trang nhà "Phật Học Tịnh Quang" của Thầy rồi ạ.

Con muốn được nhìn thấy kiếp trước và kiếp sau của con thì phải làm thế nào? và làm thế nào để được nhìn thấy nhiều điều hơn nữa mà  mắt thường không thể nhìn thấy được ạ?

Vì con có quen 1 Phât tử ở Từ Liêm còn trẻ mà đã làm được điều ấy qua áp dụng pháp môn Mật Tông có thật không con rất nghi ng, con cũng đang đọc đến bài của Thầy là Mật Tạng Phật Giáo Việt Nam có những điều không nên tin, con muốn hiểu thêm về sinh lão bịnh tđược không ?

Cái bàn phím của con hay nhảy chữ quá, mặc dù con muốn viết thư dài cho Thầy, con đành ghi vài lời đến Thầy. Kính mong Thầy chỉ giúp cho con để con có thể chữa bệnh, hay chữa tâm linh cho Mẹ con và con gái của con ạ!

Mong hồi âm của Thầy!

Con, Lệ Hân pháp danh Phương Hòa (Hà Nội)


Mô Phật

Thầy rất bận việc, dĩ nhiên, nhưng Thầy không quên hồi âm đâu.
Giáo lý đạo Phật giúp con người tu tập để giảm bớt phiền não khổ đau trong cuộc đời.
Chẳng hạn như 
Đức Phật dạy: bớt lòng tham, bớt ham muốn vật chất, thì đời bớt khổ, bởi vì bớt bon chen, không giành giật.

Đức Phật dạy: bớt lòng sân hận, bớt hờn dỗi khi gặp sự bất trắc, không được sự như ý, hay khi không gặp người dễ thương, hoặc gặp rồi nhưng thương không dễ, thì con người sẽ ăn ngon và ngủ yên, và đời sẽ bớt khổ.

Đức Phật dạy: bớt lòng si mê, đừng tin những chuyện huyễn hoặc, huyền bí, linh thiêng nào cả, cũng đừng mong cầu thấy phép lạ, được phép lạ. Tại sao?

- Bởi vì đức Phật, đức Chúa hay bất cứ vị giáo chủ nào cũng chết.
Có vị nào sống đến ngày nay hay sống vĩnh viễn đâu?

Các vị giáo chủ hiện đời cũng sợ chết như ai, cũng bị lôi cổ té trong thánh đường lúc đang ban phép, ra ngoài công chúng cũng phải đi xe chống đạn.

Những chuyện phép lạ, hiển linh, huyền bí, thấy kiếp trước, biết kiếp sau,

tiên đoán năm này năm kia tận thế, niệm A Di Đà Phật để cứu trái đất khỏi tan nát, A Di Đà Phật hay A Mi Đà Phật mới linh thiêng, chữa người chết sống lại, rờ mắt người mù thành người mắt sáng, rờ chân người bại liệt thành lực sĩ chạy đua, rờ miệng người câm thành người chửi lộn số một, biến nước lã thành rượu ngọt, biến khúc cây thành bánh mì ngon, hình chụp thánh giá hiện ra trên sông biển, hình Phật bà hiện ra trên mây, hình đức Mẹ hiện trên vách tường tiệm cà phê ế khách, bức tranh thánh chảy máu mắt, chảy máu dầu olive, tượng đức Mẹ hay tượng Phật bà biết khóc, ánh sáng mạnđàla hay hoa mạnthùsa, hiện trên nóc chùa, trên tượng Phật ngọc 4 triệu đô la, hoa vô ưu nở trên tượng Phật đá, trên chuông đồng, trên khúc gỗ, trên cửa sổ, hóa thân Phật Quán Âm hay Phật Di Đà chỉ tái sanh ở Tây Tạng, Bồ Tát Văn Thù hay Bồ Tát Phổ Hiền chỉ hiện ra bên Trung Hoa, hành hương qua Ấn độ mới gặp Phật đá, mới tu đắc quả, mới thành Phật tượng.

 Đó chỉ là các mánh lới quảng cáo du lịch qua tôn giáo như vậy thiệt là hiệu quả vô cùng. Tại sao?

- Bởi vì toàn là những chuyện mê tín, huyễn hoặc, tào lao quá mức, do các vị tu sĩ chức sắc, thuộc giáo phẩm cao cấp, hay hàng lãnh đạo các giáo hội tôn giáo phịa ra, vì lợi danh, với mục đích lôi kéo tín đồ, gạt gẫm những người nhẹ dạ, những người còn sống trong vô minh (tham sân si), những người còn ham cầu nguyện cho mình, cho gia đình mình, cho đạo mình, ham vãng sanh cực lạc chỉ cần niệm Phật mười tiếng, chẳng cần biết đức Phật dạy những gì, chẳng cần học kinh điển, cho là xen tạp mất linh nghiệm, mà thôi. Than ôi!
Tuy nhiên, đạo Phật có dạy điều tối thượng mà các tôn giáo khác không có chỉ dạy.

Kính quí ĐH,



Hai anh võ sĩ theo 2 môn phái võ khác nhau, thường hay đố kị, chê bai, chỉ trích,thậm chí thách đấu nhau, tranh hơn thua.Đối với các bậc cao thủ trong võ học, đạt được tuyệt đỉnh công phu, các vị kính trọng nhau,bởi họ đều nhận ra, tiếp thụ được tinh hoa của võ học.

Cũng vậy, sự kỳ thị của 2 phe Bắc tông và Nam tông gây sự hiểu lầm cho nhiều giới.Phe nào cũng nói kinh điển của mình mới đúng, bởi sự tuyên truyền của các học giả.Tuy nhiên, nếu nghiên cứu kinh điển của cả hai, hành giả sẽ nhận được cốt tủy không khác,chỉ khác cách diễn tả và trình bày mà thôi, đều do người đời sau thời đức Phật ghi chép lại.

Chúng ta học Phật để tu tập, để áp dụng vào đời sống hàng ngày, cho nên,nếu kinh điển của bên nào thích hợp với hoàn cảnh, sở thích và căn cơ của mình, thì mình thực hành theo. Tuyệt đối không nên có tư tưởng bài xích như quí ĐH trình bày.Tại sao? Đạo Phật chủ trương: người nào cũng có Phật tánh bình đẳng.Cho nên, đối với các vị cao tăng đắc đạo, lời nói không khác lời Phật dạy.
Chúng ta nên y pháp, chớ nên y nhân, nghĩa là chẳng nên u mê tôn thờ thần tượng.Vấn đề còn lại là của người tu, làm sao nhận ra đâu là kinh thật, đâu là kinh giả.Muốn đạt tới trình độ đó, hành giả phải văn, tư, tu, thực hành công phu thực sự, để chứng đạo, ngộ đạo. Từ đó mọi thắc mắc đã có giải đáp do chính mình,chứ không phải chỉ là học giả nghiên cứu cho biết mà thôi.Học giả và hành giả khác nhau là như vậy.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Kính thư,Tỳ-Khưu Thích-Chân-Tuệ

Hỏi đáp Phật Pháp
From: Hiền Vũ Texas USA

To: cutranlacdao@yahoo.com
  
Kính bạch Thầy Thích Chân Tu

Là một PHẬT TỬ mỗi lần nhìn thấy hình tượng đức PHẬT đâu đó khắp nơi

trong lòng đều dâng lên một niềm thanh thản , một tâm an lạc ... có hai điều

mà con luôn làm bạn , rất thân thiết không bao giờ rời xa , chính vì vậy mà

con luôn luôn thấy đời đáng sống , nếu không muốn nói là yêu đời ,hai điều
đó là : KHỔ và CHẾT , KHỔ BẤT LY THÂN , TỬ BẤT LY THÂN , ngoài ra đều
ly thân hết , vợ con , nhà cửa , xe cộ , bạn bè , cha mẹ , anh em , danh vọng
tiển tài .v..v.. trong tất cả những điều trên , đáng qúy nhất là cha mẹ , mà còn
lìa bỏ ta thì thử hỏi những diều khác sẵn sàng từ bỏ ta ! ? đó là PHAO BUÔNG BỎ , học cách ôm phao này ta sẽ hóa gỉai hết mọi chướng
 Phật dạy : ĐỜI LÀ BỂ KHỔ , muốn không khổ NGÀI cho chúng sinh một cái phao để vượt qua
duyên ... do vậy bạch THẦY con không sợ KHỔ , và con cũng chẳng sợ CHẾT
bởi vì con đang chết hàng ngày , chết hàng giờ , đến khi máu ngưng chảy , tim
ngưng đập , lúc đó gọi là HẾT, nào ai biết sau khi chết đi về đâu.
Cho nên con người sợ mất tiền tài , danh vọng , vợ con ,bản ngã nên ai cũng sợ , chính vì thế lúc sống cứ ôm hết vào , sợ mất hạnh phúc nên ôm khư
khư ôm hết lâu dần thành nghiệp , ngiệp đó mang theo ... lúc ấy PHẬT cũng không cứu được
  Cuối cùng , tất cả mọi diều như ý hay bất như ý đến với ta, nhân tiện xin THẦY chỉ dạy thêm cho con PHÁP NHŨ , để TÂM BỒ ĐỀ thêm kiên cố.

  NAM MÔ THƯỜNG TINH TẤN BỒ TÁT MA HA TÁT

        Phật Tử: PD CHÂN HIỀN
TEXAS USA

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

SANH LÃO BỊNH TỬ

- Thế nào là cuộc sống có ý nghĩa?

.1) Sống lợi mình lợi người là cuộc sống có ý nghĩa.
.2) Sống không ưu tư, không phiền não trong mọi hoàn cảnh là cuộc sống có ý nghĩa.
.3) Sống trong tỉnh thức là cuộc sống có ý nghĩa.
.4) Sống trong an lạc và hạnh phúc là cuộc sống có ý nghĩa.
.5) Sống an trú trong hiện tại là cuộc sống có ý nghĩa.
.6) Sống trong giác ngộ và giải thoát là cuộc sống có ý nghĩa.

- Kính mời đọc:
.1) Sống lợi mình lợi người là cuộc sống có ý nghĩa.
Những việc gì mình không muốn người khác làm cho mình, thì mình đừng làm như vậy cho người ta. Chẳng hạn như mình không muốn bị người khác quấy rầy, không muốn đời tư bị bươi móc, thì mình đừng làm như vậy cho người ta. Chẳng hạn như mình không thích bị ai phê bình, chỉ trích, khinh khi, phỉ báng, thì mình đừng vạch lá tìm sâu, bới bèo tìm bọ, viết thư nặc danh, hăm dọa chửi bới người ta. Phải nên biết rằng: gieo nhân nào gặt quả nấy, đong đấu nào nhận đấu nấy!

.2) Sống không ưu tư, không phiền não trong mọi hoàn cảnh là cuộc sống có ý nghĩa.
Vì áp lực của cuộc đời thường đè nặng trong tâm tư, chúng ta bị ngoại cảnh chi phối quá nhiều, ngày ăn không ngon, đêm ngủ chẳng yên. Lúc thịnh thì vui, lúc suy thì buồn. Lúc nhục nhã thì bực, lúc danh dự thì khoái. Lúc xưng tán thì thích, lúc phê phán thì quạu. Lúc khổ thì than, lúc hân hoan thì chịu! Nở được nụ cười nhẹ nhàng, vô ưu, trầm tĩnh, trong mọi hoàn cảnh giúp chúng ta sống cuộc đời có ý nghĩa. Nụ cười thương yêu, nụ cười có ý thức bao giờ cũng đẹp đẽ và thường giúp con người sống cuộc đời có ý nghĩa một cách mầu nhiệm khó thể nghĩ bàn.

.3) Sống trong tỉnh thức là cuộc sống có ý nghĩa.
Chúng ta biết mình thực sự là ai, biết mình thực sự đang làm gì, biết mình thực sự đang nói gì, biết mình thực sự đang nghĩ gì. Chúng ta thường mang cái áo đời danh lợi, cho nên quên "con người chân thật" của mình, luôn luôn sống trong ảo tưởng. "Con người chân thật" là con người luôn luôn sống trong tỉnh thức, kiểm soát được hành động, lời nói và tư tưởng, không phân biệt nam nữ, giàu nghèo, trình độ, xuất xứ, đời sống, dân tộc. Sống trong tỉnh thức nghĩa là phải có chánh kiến, theo chánh tư duy, giữ gìn chánh ngữ, thực hành chánh nghiệp, sống với chánh mạng, có chánh tinh tiến, luôn luôn chánh niệm, có được chánh định.

.4) Sống trong an lạc và hạnh phúc là cuộc sống có ý nghĩa.
Cuộc sống không dính mắc, không sân hận, không si mê, không phiền não, không chấp chặt, không thành kiến, không kỳ thị, không tranh chấp, không hơn thua, không bon chen, không đua đòi. Khi có người mang lửa đến đốt, chúng ta đừng đưa bổi ra đón, thì sẽ không bị đốt cháy. Nghĩa là nếu bị người chửi mắng, hay khi nhận được thư, dù nặc danh hay chính danh, nặng lời nhục mạ, chúng ta không nổi cơn sân, dù ngoài mặt hay trong lòng, thì chúng ta được bình yên vô sự. Chúng ta không có được những gì mình thích, thì hãy thích những gì mình có. Ðược như vậy, ngày ăn ngon tối ngủ yên, và chắc chắn chúng ta sống cuộc đời an lạc và hạnh phúc.

.5) Sống an trú trong hiện tại là cuộc sống có ý nghĩa.
Chúng ta thường luyến nhớ quá khứ, mơ tưởng tương lai. Sống trong cuộc đời hiện tại, chúng ta nên biết rằng "mình đang sống", đang hít thở không khí, đang ở trong chánh niệm, sống với thiện tâm, sống không tà niệm. Ðược như vậy, tâm của chúng ta như dòng nước trong mát, không vướng bụi trần, không vương phiền não. Bình an dưới thế cho người thiện tâm.
Trong Kinh Kim Cang, Ðức Phật có dạy:
Quá khứ tâm bất khả đắc, hiện tại tâm bất khả đắc, vị lai tâm bất khả đắc.
Nghĩa là chuyện quá khứ cảm giác đã qua đi, không nên nhớ nữa, chuyện hiện tại thấy đó rồi mất đó, cảm giác nào rồi cũng qua mau, không có gì tiếc nuối, chuyện tương lai chưa đến, đừng lo lắng ưu tư phiền muộn, chỉ khiến cuộc đời thêm phức tạp phiền não mà thôi!

.6) Sống trong giác ngộ và giải thoát là cuộc sống có ý nghĩa.
Chúng ta muốn có cuộc sống ý nghĩa, bình yên, phẳng lặng, an lạc và hạnh phúc, chúng ta phải biết quán sát chân lý, nhận chân lẽ thực, thấy được thực tướng của vạn hữu. Chúng ta muốn có cuộc sống ý nghĩa, thì nên biết rằng, chúng ta sinh ra đời để trả hết các nợ đã vay, đã tạo tác từ nhiều tiền kiếp, đừng tạo thêm nghiệp mới, chấm dứt sinh tử luân hồi, không si mê, không mơ tưởng, không van xin, không mong cầu. Chúng ta phải sáng suốt nhận định rõ ràng: cuộc đời khổ nhiều vui ít.

Cho nên, chấp nhận cuộc đời là chấp nhận: sinh lẫn diệt, còn lẫn mất, được lẫn thua, khen lẫn chê, vui lẫn buồn. Chấp nhận cuộc đời là chấp nhận: có làm có hưởng, có làm có chịu, sinh sự sự sinh, gieo gió gặt bão. Chấp nhận cuộc đời là chấp nhận: nay còn mai mất, nay xấu mai tốt, nay bạn mai thù, chuyển biến không ngừng. Cần phải có thời gian tu tập thực nghiệm lâu dài, cần phải có công phu quán chiếu bền bỉ, cần phải có ý chí mạnh mẽ, nghị lực vững vàng, để chuyển hóa cuộc đời từ phiền muộn, ưu tư, lo âu, sợ hãi, trở thành hoan hỷ, vui vẻ, thanh thản, tự tại.
 Ðược như vậy, chúng ta sẽ giải thoát khỏi vòng sanh tử luân hồi.
 “Tạm biệt các đạo hữu và kính chúc an lạc hạnh phúc!”
BBT PHẬT HỌC TỊNH QUANG
cutranlacdao@yahoo.com
 
Mong cầu vãng sanh Tây Phương Cực Lạc


Việt Nam là một quốc gia có truyền thống Phật giáo lâu đời. Nhiều người Việt Nam, dù theo đạo Phật, cũng không có sự hiểu biết tối thiểu về đạo Phật hoặc biết một cách rất mơ hồ, sai lạc, thậm chí nguy hại. Dưới đây là vài điều hiểu lầm rất phổ biến hiện nay.

1. Đức Phật không phải là đấng
thần linh
Với một tín đồ Phật giáo, điều này nghe có vẻ rất buồn cười, nhưng rất nhiều người hiện nay vẫn không biết Đức Phật là một người có thật. Ngài sinh vào khoảng năm 624 trước công nguyên, tên thật là Tất Đạt Đa, thuộc dòng họ Thích Ca, Thái Tử xứ Ca Tỳ La Vệ, do cha Ngài làm quốc  vương. Lãnh thổ hiện nay thuộc về khu vực giáp ranh Nepal và Ấn Độ.
Đức Phật Thích Ca sống thọ đến 80 tuổi, nơi sinh, nơi mất và nơi ở của Phật Thích Ca hiện nay đều được các nhà khoa học tìm ra với các chứng tích lịch sử.
Đức Phật sinh ra bình thường như một con người, không phải thần thánh. Lớn lên, Ngài rời khỏi hoàng cung, đi tìm con đường giải thoát khỏi khổ đau trên thế gian.
Sau khi đắc đạo, trong 45 năm, Ngài thuyết pháp, truyền dạy, hướng dẫn mọi người hãy đi trên con đường giác ngộ đó để được giải thoát.
Việc thờ phượng Đức Phật dưới hình thức một tôn giáo là do người đời sau bày vẻ ra, thậm chí quên mất việc quan trọng chánh yếu là tự nổ lực tu tập, hành đạo, ứng dụng giáo pháp trong đời sống thực tế để giác ngộ và giải thoát. Phật là một quả vị, hay có thể nói là một danh hiệu  dành cho các vị giác ngộ tuyệt đối, vì vậy nên có nhiều vị được gọi là Phật. Có vị tồn tại trong lịch sử như Phật Thích Ca, có vị được biết đến chỉ trong kinh điển như Phật A Di Đà, Phật Di Lặc và chưa ai gặp ngoài đời cả.

2. Mong cầu vãng sanh Tây Phương Cực Lạc
Mục tiêu của đạo Phật không phải là cõi thiên đường hay Cực Lạc, mà là thoát hết phiền não khổ đau. Tất nhiên đó là một công trình vĩ đại trải qua thời gian vô cùng lâu dài, chứ không thể trong một kiếp người vài chục năm đã đạt được ngay. Đức Phật cũng phải  trải qua nhiều kiếp sống thực hành liên tiếp chứ chưa nói đến  người  bình thường.
Chính vì vậy, trong đạo Phật có một số vị chủ  trương hướng dẫn cho Phật tử thực hành từng bước một. Bước đầu một  người có thể tu tập để được tái sinh vào kiếp sau tại một nơi hạnh  phúc hơn, sau đó tại nơi ấy họ sẽ tiếp  tục tiến bộ để được thoát khổ hoàn toàn.
Tuy nhiên cũng có những vị không cần thông qua con đường ấy mà tập trung thực hành ngay tại đời sống con người cũng đạt được kết quả giác ngộ và giải thoát. 
Trong lịch sử rất nhiều đệ tử của Đức Phật đều là người có thật và các vị xuất gia sau thời Phật đạt được giác ngộ ngay khi  đang sống ở cõi người.
Vì vậy, có thể nói vãng sanh Tây Phương Cực Lạc không phải là mục đích cứu cánh của đạo Phật.

3. Cầu khẩn van xin đức Phật ban phát tài lộc
Ngày nay phần lớn các ngôi chùa đều có sự thờ cúng hương khói. Có những chùa, người tu hành ít, nhưng hoạt động cúng bái, lễ hội cho lữ khách thập phương diễn ra  vô cùng sôi động. Rất nhiều người đến Lễ Phật với tâm mong cầu Đức Phật mang lại nhiều may mắn, tiền tài, nhà cửa hoặc con cái. Thực ra đây là một quan niệm không đúng với lời dạy của Phật.
Đức Phật chỉ dạy giáo pháp hướng dẫn con người tự nổ lực tu tập thanh lọc tâm thức để giác ngộ giải thoát phiền não khổ đau. Đức Phật không có ban phước giáng họa hay đáp ứng những lời cầu khẩn van xin các điều mà Đức Phật khuyên nên bỏ.
Còn vấn đề cầu xin sức khoẻ, hạnh phúc và bình an thì sao? Sức khoẻ do đời sống điều độ không do đức Phật ban cho. Người thường đi chùa nhưng ăn uống không điều độ, tiêu thụ các món có hại thì làm sao mạnh khoẻ được. Khi có bệnh về thân thì đi khám bệnh uống thuốc, chứ tụng mấy biến chú đại bi, chú dược sư thì làm sao hết bệnh được. Nhà sư trong chùa cũng bệnh, cũng uống thuốc đó.
Hạnh phúc do thực hành bát chánh đạo trong đời sống, cũng không do đức Phật ban cho. Người thường đi chùa, nhưng khinh miệt chồng con không biết tu như mình, mình phải lén chồng con để đi chùa, làm sao có hạnh phúc được.
Còn muốn bình an thì giữ gìn ngũ giới, không sinh sự thì sự không sinh. Ăn ở hiền lành tạo phước thì được bình an. Người thường đi chùa nhưng tánh nóng, hay gây gỗ, đâm bị thóc thọc bị gạo, nhiều chuyện thị phi thì
làm sao bình an.

4. Niệm Phật là đọc danh hiệu Phật
Tụng kinh, niệm Phật là phương pháp tu hành phổ biến ở các chùa, nhất là ở miền quê. Trong đó mọi người cố gắng để tụng các bài kinh cho thuộc nằm lòng, đọc lên cho hay mà có khi chẳng tìm hiểu nghĩa.
Bên cạnh đó, việc liên tiếp đọc "Nam Mô A Di Đà Phật" cũng được coi là một công đức, điều này khiến giới trẻ cảm thấy hồ nghi và không hứng thú với đạo Phật. Tuy nhiên, tại chùa hay tại gia, khi thực hành niệm liên tc "Nam Mô A Di Đà Phật" cũng là phương pháp thực hành chánh niệm để đạt chánh định, chứ không phải vô ích, tránh sự hồ nghi. Chỉ khi nào người niệm như vậy để tính sổ công đức là mê tín.
Thực ra, chữ  "niệm" ở đây có nghĩa là nhớ, giống như trong chữ tưởng niệm, hoài  niệm. Niệm Phật hay thường xuyên nhớ đến Phật, tránh niệm Ma, tránh nghĩ đến điều sai quấy, để khỏi làm hay nói điều sai quấy cũng là  phương pháp hiệu  quả giúp tâm trí chúng ta bình an và sáng suốt. Như vậy, người tu hành có thể niệm trong tâm, gọi là tâm niệm, chứ không phải niệm to tiếng ồn ào, vang vang chánh điện để được khen tặng là niệm Phật giỏi.

5. Người tu theo Đạo Phật có phải ăn chay?
Ăn chay được khuyến khích do tâm tự nguyện để trưởng dưỡng tâm từ bi chứ không phải là qui định bắt buộc.
Trong đạo Phật chỉ cấm người tu hành sát sinh hại vật để thỏa mãn, còn việc ăn chay nếu có điều kiện thuận lợi nên thực hiện.
Thời xa xưa, nhà sư đi khất thức tha phương và người dân chưa quen ăn chay nên có khi cúng cho các vị tăng cả thịt cá, các thầy ăn đồ ấy không coi là phạm giới.
Ngày nay điều kiện kinh tế khá hơn, khắp nơi chùa chiền được lập nên, Phật tử chuẩn bị được đồ chay cho chùa chiền nên các nhà sư mới có thể ăn chay trường được.
Ngoài ra, trong những trường hợp đặc biệt, chẳng hạn như khi ốm bệnh, các nhà sư cũng cần bồi dưỡng để có sức khỏe chóng bình phục, tiếp tục việc tu hành. Và việc ăn chay không phải là điều kiện để vãng sanh hay là kỳ tích để đem khoe khắp xóm làng.

6. Người tu theo Đạo Phật đều phải thuộc lòng các bộ kinh?
Nhiều người nói đến việc tu hành liền khoe ngay mình đã học thuộc bao nhiêu bộ kinh, đã tu qua những  phẩm nào, đọc mỗi chữ lạy một lạy, đã mấy chục năm qua, nhưng đó không phải điều cốt yếu mà đức Phật chỉ dạy.
Giáo pháp quan trọng nhất, căn bản nhất trong đạo Phật chính là Luật Nhân Quả, Lý Vô Thường, Tứ Diệu Đế, Bát Chánh Đạo.
Tìm hiểu đạo Phật mà chỉ thích những giáo lý cao siêu, con người càng dễ xa rời  chân lý, lạc vào tà đạo, huyễn hoặc, mơ hồ. Có nhiều kinh điển do ngụy tạo hoặc chỉnh sửa không còn đúng với cốt tủy của đạo Phật nữa.
Do đó, để khỏi bị lầm lạc, người tu cần phải nắm vững
các giáo pháp căn bản nói trên trước khi tiến xa hơn.

7. Đạo Phật chỉ dành cho người già
Thường khi người ta thấy chỉ có phụ nữ và người già đến chùa, nam giới số ít hơn liền vội cho rằng đạo Phật chỉ dành cho người già, sắp lià đời, không thích hợp cho giới trẻ. Thật ra, đạo Phật dành cho bất cứ ai muốn chuyển hóa, thăng hoa đời sống để được hạnh phúc hơn, tốt đẹp hơn, đặc biệt rất thích hợp cho giới trẻ.
Tuy nhiên ở nước ta lâu nay lại tồn tại quan niệm “Trẻ vui nhà, già vui  chùa”, coi việc đến chùa, học Phật chỉ dành cho những người cao  tuổi, không còn việc gì khác để làm. Quan niệm như thế thật quá sai lầm. 
Đừng đợi đến tuổi già, thân thể bệnh tật, tâm trí lu mờ mới tìm đến cảnh chùa. Khi đó quá muộn rồi. Muộn màng hơn nữa có người đợi chui vô hũ tro cốt, hay nằm trong quan tài mới chịu nghe tụng kinh niệm Phật. Đạo Phật rất thích hợp cho bất cứ tuổi tác nào, càng tìm đến với chánh pháp càng sớm, càng có nhiều thời gian tu tập. Tu mau kẽo trể chính là nghĩa này. []

 llllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll

Trong Kinh A Hàm, Đức Phật có dạy:
Không nên tin ngay tất cả những gì người xưa nói, tất cả những gì người có thế lực đạo cũng như đời nói, tất cả những gì người bề trên nói, tất cả những gì có nhiều người tin theo, 
hay có ghi trong sách vở.
Chỉ nên tin những gì có thể kiểm nghiệm được, đúng với chân lý, đúng với lẽ thực, thông qua trí tuệ sáng suốt, thấy có ích lợi cho bản thân và cho mọi người.
Bởi vậy, Đức Phật dạy ba môn học phát sinh trí tuệ, đó là: Văn-Tư-Tu.
Nghĩa là con người hãy Văn: nghe giảng, đọc sách,  nghiên tầm, học hỏi, 
rồi Tư: suy nghĩ, tư duy, quán chiếu cho chính chắn, thấu đáo, 
trước khi Tu: thực hành, tu tập theo. []
BBT.PHTQ.CANADA
llllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll