TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)

TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)
TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)

Sunday 10 July 2016

Chuyện thực tế của người già - ở nhà hay ở chùa hay ở viện






Posted by: "VP. PHAT-HOC TINH-QUANG CANADA" <cutranlacdao@yahoo.com>



Con người dù theo bất cứ tôn giáo nào
Hãy sống với tâm sáng suốt, chân chánh, thanh tịnh 
- không tôn giáo nào gạt gẫm được. []
BBT.PHTQ.CANADA - VP.PHTQ.CANADA


Con người dù theo bất cứ tôn giáo nào cũng phải ghi nhớ các điều trên đây.
Muốn thoát khỏi phiền não khổ đau, con người phải:
1. Tránh làm các điều ác, các việc bất thiện.
2. Siêng làm các việc phước thiện.
3. Giữ tâm ý trong sạch.
Ngoài ra, kính mời Quí vị tham khảo thêm các LINKs:
http://phtq-canada.blogspot.ca/2011/05/cau-troi-co-uoc-gi-au.html


VP. PHẬT-HỌC TỊNH-QUANG CANADA
cutranlacdao@yahoo.com




Posted by: "VP. PHAT-HOC TINH-QUANG CANADA" <cutranlacdao@yahoo.com>



SUNDAY 2016.7.10
CHUYỆN TRONG CHÙA (PHTQ)

Kính thưa Quí Vị,


VP.PHTQ.CANADA vừa nhận được thư của Phật tử Diệu Từ (Houston, TX).
Nhận thấy đây cũng là hoàn cảnh chung của nhiều gia đình có bậc cha mẹ phát tâm xuất gia khi tuổi đã cao.
Đến khi vị này lâm bệnh, nhà chùa không có người để chăm nom, điều dưỡng, nên buộc phải kêu gọi thân nhân nhận lãnh.
Nếu thân nhân có khả năng thì mọi chuyện êm xuôi, dễ dàng. Tuy nhiên, có nhiều hoàn cảnh rất khó cư xử sao cho vẹn toàn.
Nơi đây xin nói thêm, có nhiều vị cao niên có ý muốn xuất gia, vào tu trong chùa vì nghĩ rằng nhà chùa là nơi tu hành, 
vô chùa mới gọi là tu và được ở gần Phật. Khi có mệnh hệ nào thì có sẵn chư Tôn Đức làm lễ cầu siêu thì chắc chắn được vãng sanh về cõi Phật.
Thật là đau lòng khi VP.PHTQ.CANADA nhận được những thư hỏi đạo, làm sao áp dụng đạo trong đời sống thực tế, rất khó có giải pháp chu toàn.
Do đó, mọi người nên phát tâm cầu học chánh pháp ngay khi còn khoẻ mạnh, còn minh mẫn trí tuệ, để hiểu rõ rằng: Phật ở trong tâm các người làm việc thiện lành, không làm việc xấu ác và giữ tâm ý trong sạch, thanh tịnh. Trong chùa không có Phật, chỉ có tượng Phật, chẳng có gì linh thiêng. Trong chùa không có chánh pháp, chỉ có các bộ kinh sách bám bụi, còn nhà chùa làm nhiều chuyện phi chánh pháp để có lợi dưỡng và danh tiếng, đy dẫy tà pháp. Trong chùa tuy có nhiều người mang hình tướng người tu, nhưng không thực tâm, chỉ thích ăn trên ngồi trước, không chơn thật, chỉ thích áo mão xênh xang, chẳng chịu học hỏi lời Phật dạy, chỉ biết thực hành nhiều nghi lễ có tính cách mê tín, người trước làm sao bây giờ làm vậy, chẳng hiểu ý nghĩa gì, còn bày vẻ thêm, nhằm gạt gẫm thế nhân và gạt gẫm những người vào tu sau.
Kính mời Quí vị đọc bức thư sau đây và cho biết tôn ý.


NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT
Kính thư,
VP.PHTQ.CANADA
lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll

---------- Forwarded message ----------
From:  Trịnh Kim Chi PD Diệu Từ  [testing2k] <testing2k@yahoogroups.com>
Date: 2015-07-14 10:41 GMT-04:00
Subject: [testing2k] LỰC BẤT TÒNG TÂM
To: "VP. PHẬT-HỌC TỊNH-QUANG CANADA" <
cutranlacdao@yahoo.com>, testing2k@yahoogroups.com

LỰC BẤT TÒNG TÂM
(HỎI ĐÁP PHẬT HỌC TỊNH QUANG)

Kính thưa Quí Thầy Ban Biên Tập PHTQ.CANADA,
Con là Phật tử PD Diệu Từ hiện sống ở Houston, Texas, kính xin quí Thầy từ bi chỉ dạy.
Con có một người Mẹ, Bà xuất gia lúc 52 tuổi. Khi đó con 30 tuổi và mới lập gia thất.
Mẹ con năm nay 82 tuổi, tức là bà đã tu ở chùa 30 năm. Khi xuất gia Mẹ còn khoẻ mạnh, từ đó con hoàn toàn không được Mẹ thăm hỏi hay giúp gì từ tinh thần với vật chất. Có nhiều lúc gia đình con đến chùa thăm Mẹ, thấy mẹ cực khổ lam lũ trong nhà bếp, bị sai vặt từ việc nặng nhẹ đều phải làm, con rất đau lòng nhưng không dám nói gì cả, vì đó là tâm nguyện của Mẹ. Tất cả tiền già lẫn tiền dành dụm, Mẹ phát tâm, tự nguyện hay lý do nào con cũng không được biết. Chỉ biết một điều, tất cả tiền của Mẹ đều cúng dường cho nhà chùa hết rồi.
Và đến lúc có chuyện xảy ra, là khi Mẹ bịnh sau đó bị tai biến mạch máu não, hơn hai tháng nằm bịnh viện, bác sĩ ng ý muốn gia đình đem về nhà chăm sóc, vì Mẹ giờ đây hôn mê không biết bao giờ tỉnh lại. Tiền viện phí, tiền nuôi bịnh, tìm kiếm người chăm sóc… chùa buộc chúng con phải lo hoàn toàn.
Chúng con bây giờ, chồng thì thất nghiệp đang xin tiền hưu trí, vợ thì đi làm công nhân nuôi 3 người con và cháu còn tuổi ăn học, nợ tứ phía, làm sao lo…?!! Con chỉ nói rõ hoàn cảnh khổ của con thôi, thì bị các Thầy Cô trong chùa mắng là “đồ bất hiếu, Mẹ của nó mà nó không lo thì ai ở không đâu mà lo?”.
Thưa quí Thầy PHTQ, vì con quá khổ, ức nghẹn không nói được, không làm được gì cả. Tại sao Mẹ chọn con đường bỏ gia đình đi tu, làm công quả mấy chục năm, tiền bạc dâng cúng tất cả nay cũng không còn gì, đến khi lâm vào hoàn cảnh như thế nầy thì bị nhà chùa bỏ rơi, phủi hết trách nhiệm, con cái gia đình thì mang tiếng “bất hiếu”.
Câu chuyện như vậy, thì quí Thầy Cô trong chùa, Mẹ của con, gia đình con, xin hỏi: ai đúng, ai sai ??!! Thầy là người xuất gia cũng là bậc Thầy mà con học hỏi và kính trọng, mong Thầy cho con vài lời khuyên để con biết phải làm gì cho đúng đạo? Làm sao giải quyết chuyện đau lòng nầy, để cho tâm con được nhẹ nhàng hơn.  Thật là lực bất tòng tâm. Kính mong Thầy hồi âm cho con sớm.
(Thầy có thể công bố thư của con cho mọi người khác biết, con cần nhiều lời khuyên cùng những ý kiến các Phật Tử và chư vị Tăng Ni trong việc nầy)
Kính cám ơn Thầy rất nhiều.
Con Trịnh Kim Chi PD Diệu Từ
Kính Thư
llllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll 
[SAIGON_diendan] Kinh cám ơn Thầy Chạy Sydney (Ty Lam) - Kính chuyển chuyện đời thay chuyện đạo: THỰC TẾ CỦA TUỔI GIÀ



Posted by: "VP. PHAT-HOC TINH-QUANG CANADA" <cutranlacdao@yahoo.com>



On Sunday, July 10, 2016 11:47 AM, VP. PHAT-HOC TINH-QUANG CANADA wrote:

Lời nói thực tế của một nhóm người già
Có một tổ ấm của riêng ta, chưa đến lúc chết, xin nhớ muôn ngàn lần chớ bỏ mất nó đi. 
Có một người bạn đời thân thiết, phải cùng đối đãi và chăm sóc tốt cho nhau, 
Có một cái thân thể, tự mình phải biết bảo trọng, có một cái tâm thái tốt, tự mình vui sướng! 
Chúng ta đã già rồi! Nhưng mà hiện tại sức khoẻ vẫn còn tốt, đầu óc hãy còn minh mẫn, già rồi trông cậy vào ai! Phải phân chia ra nhiều giai đoạn mà nói. 

Giai đoạn thứ nhứt 
Sau khi đã về hưu, tuổi từ 60 đến 70, sức khoẻ cũng như điều kiện hãy còn tốt.
Thích ăn gì thì ăn, thích mặc gì thì cứ mặc, thích chơi đùa gì thì cứ chơi đùa,
chẳng nên tự bạc đãi mình, vì những ngày giờ này sẽ không còn là bao lâu nữa,
cần phải nắm lấy cơ hội. Nắm giữ một ít tiền, giữ lại căn nhà, biết tự an bài tốt cho con đường sau cùng của mình. 
Tình trạng kính tế của con cái được tốt là của chính chúng, con cái hiếu thuận là phẩm hạnh tốt của chúng. Chúng ta chẳng nên cự tuyệt sự giúp đỡ của con cái, không nên cự tuyệt sự hiếu kính của chúng. Nhưng quan trọng nhứt là phải biết tự nương tựa vào chính mình, tự an bài tốt cho sinh hoạt của chính chúng ta. 


Giai đoạn thứ hai 
Qua hết đoạn tuổi bảy mươi (tức ở vào tuổi bát tuần) mà không có bệnh hoạn gì,
cuộc sống hãy còn được tự do, đó là không có những vấn đề gì lớn xảy ra,
nhưng phải nên nhớ rằng mình đúng là đã già rồi, thể lực và tinh lực sẽ không còn tốt nữa, các phản ứng tự nhiên của mình cũng sẽ từ từ xấu đi. 
Nên ăn cơm chậm lại để đề phòng mắc nghẹn; đi đứng cần chậm lại để đề phòng bị té ngã. 
Chẳng nên tranh hơn người, cần biết tự chăm sóc cho chính bản thân mình! 
Đừng nên đi "quán xuyến" việc này việc kia, lo lắng sinh hoạt của con cái. Có người còn đi giữ cháu nội cháu ngoại nữa. 
Cần phải biết "ích kỷ" một chút để, tự chăm sóc, trông coi chính mình. 
Mọi việc phải biết để cho nó hoà theo tự nhiên, phải làm tí công việc quét dọn rác, phải biết cố gắng giữ gìn cho cái trạng thái sức khoẻ của mình được lâu dài hơn. 
Để cho cái năng lực tự chủ về cuộc sống của mình có thể kéo dài thêm, không phải nhờ vào sự chăm sóc của người khác, thì có phải là tốt hơn không? 

Giai đoạn thứ ba 
Sức khoẻ đã suy yếu rồi, phải cần đến người giúp chăm sóc cho mình, việc này nhất định phải được chuẩn bị từ trước, tuyệt đại đa số con người ít ai tránh khỏi được cái cửa ải này. 
Phải biết điều chỉnh tốt cho lòng mình, phải biết thích ứng với hoàn cảnh, sinh lão bịnh tử, với cái tử là cái việc thường tình của đời người. 
Ta cứ thản nhiên mà đối diện với nó, vì đó là cái đoạn cuối của đời người, chẳng có gì mà phải sợ nó, đã có chuẩn bị trước rồi, thì chẳng có chi mà cảm thấy phải khó chịu. 
Hoặc là vào viện dưỡng lão, hoặc là mướn người đến nhà trông coi chăm sóc cho mình, lượng sức lượng tình mà làm, nhất định là phải có biện pháp. 
Nguyên tắc là chẳng nên "làm khổ" con cái của mình, đừng để con cái mang nặng cái tâm lý không tốt, làm thêm nhiều công việc nhà, gánh nặng thêm sự tốn hao tài chánh hạn hẹp của gia đình. 
Tự mình phải biết khắc phục thêm một chút, cái cuộc đời nầy của mình, cái gì khổ,
cái gì khó khăn cũng đã qua rồi, hãy tin tưởng rằng cái đoạn đường nhân sinh cuối cùng cũng sẽ dễ dàng mà bước qua. 

Giai đoạn thứ tư 
Đầu óc ta minh mẫn, bệnh tật đeo mang không cách nào thoát khỏi, lúc mà cái phẩm chất của sinh mạng đến điểm tệ hại nhất, phải biết dám đối diện với cái chết, cương quyết không để người nhà phải lao khổ tái cứu sinh, không để bà con thân hữu phải chịu hứng chịu những hao tốn vô ích. 
Già rồi trông cậy vào ai? Chính mình, chính mình, lại vẫn là chính mình. 
Già rồi thì phải làm sao? 
Tại sao lại có cái ý nghĩ nầy, đó là do bởi tôi luôn nhận thấy, người già trên 80, không cần phải hạn chế đồ ăn của họ phải thanh đạm, cũng không cần phải giảm cân, ăn được là quan trọng nhứt 
Muốn ăn gì thì cứ ăn, có thể cho là ăn được những món ngon của thế gian nầy, để cho cuộc sống càng thêm vui sướng và thích thú. Hạn chế người già không được làm cái nầy, ăn cái kia là đi ngược lại cái nhân tính của con người, mà lại cũng chẳng có gì gọi là căn cứ khoa học cả. 
Trên thực tế, càng ngày càng có nhiều hiển thị chứng cứ của khoa học là, người già cần ăn ngon thêm một chút, cần mập thêm một tí, để cho cơ thể họ có thêm năng lực để đối kháng bệnh tật, đối kháng tính trầm cảm. 
Tôi mong ước là, các cụ lão niên đều có thể hưởng thụ được sự tốt đẹp của đoạn cuối con đường nhân sinh của chính mình, mà không phải lưu lại bất cứ một điều gì hối tiếc. 
Có thể cũng đừng kỳ vọng chờ đợi để lại cho thế hệ kế tiếp. 

Lời kết luận: 
Câu nói đúng của tục ngữ: "biết lo về tài chánh thì không nghèo, có kế hoạch thì không rối rắm, có chuẩn bị thì không bận rộn". Chúng ta với tư cách là lão niên "dự bị quân" đã có ý tốt chuẩn bị hay chưa? 
Chỉ cần sự việc chưa xảy ra, phải có chuẩn bị cho tốt, sau nầy sẽ khỏi phải lo lắng cho cuộc sống ở tuổi xế chiều. 

Thứ nhất: Lão Kiện 
Sự chuẩn bị trước tiên là cái khả năng làm cho sức khỏe tốt ở tuổi già, ngày thường cần chú ý đến "tam dưỡng": 
1. ăn uống dinh dưỡng, 
2. chú trọng bảo dưỡng, 
3. phải biết tu dưỡng. 

Thứ hai: Lão Cư 
a/- Đối với sự việc cùng con cháu ở chung, phải rán nhẫn nhịn bằng cách im hơi lặng tiếng trong cuộc sống, chi bằng. 
b/- Vui sống hưởng thụ với cuộc sống đơn lẻ độc thân, bất luận là trong thành phố hay khu ngoại ô, những nơi thích hợp cho chính bản thân mình, đồng thời là nơi có những quán ăn gần nhà mà mình ưa thích nhứt. 

Thứ ba: Lão Bổn 
- Đã nuôi dưỡng được con cái, mà không thể có cách nào để dưỡng già. Là cha mẹ của người ta thì phải nhớ biết tự lập tự cường, chưa vào trong quan tài thì đừng bao giờ chia gia sản. 

Thứ tư: Lão Hữu 
- Có được một người bạn tốt, người hảo hữu cùng ăn chung và người bạn đời đều quan trọng như nhau, bình thường cần phải biết kết rộng thiện duyên, nhận thức nhiều về các loại bằng hữu, là để hưởng thụ được cái bí quyết của nhân sinh. 
Nói tóm lại, dù bạn là một trường thọ lão ông hay lão phụ, cuối cùng, bạn cũng chỉ là một con người. 
Cái câu nói nầy thật không bi thiết chút nào, lại cũng không có gì phải lo sợ, hoàn toàn do bạn tự an bài cách sống như thế nào, để coi bạn có hay không có cái tâm lý thành thục, có yêu thích cái gì đó thì rất đáng để bạn trực tiếp đi làm. 
Có được cái sức khoẻ tốt hay hạnh phúc, cũng đừng hy vọng để lại cho con cái. 
Các lão bằng hữu ơi, cần phải ghi nhớ là chúng ta đều là những con người của cái
thế hệ cuối cùng hiếu thuận với cha mẹ, lại cũng là những con người của cái thế hệ
thứ nhất bị con cái bỏ rơi. 
Xin đừng có "nhân tại thiên đàng, tiền tại ngân hàng", cái gọi là "một mình rất buồn tẻ", "già rồi mà chẳng có ai phục dịch", những tín hiệu phiến diện v.v và v.v... đã là những câu nói lỗi thời từ lâu rồi. 
Hãy nhận thức cách rõ ràng là: tiền tài, giàu sang chỉ là những số tự mà thôi, danh lợi cũng chỉ là một đoản kỳ tạm hư vinh, cuộc sống mới đúng là cái toàn diện của đời người.
Hãy là cái người "vui sống hưởng thụ cái cảnh già độc thân", thì cuộc đời mình sẽ có những mùa Xuân rực rỡ trở lại, với chính mình, điều kiện là: thân thể cường tráng, có tiền, có thì giờ, có bạn bè, lại cũng có cái không gian chuyên thuộc của riêng mình. 

Có đủ sức độc lập tự chủ, có được cái lạc thú nhân sinh, chắc chắn là tự mình cung cấp cho mình cái công đức tối đại vậy.
Bài dịch sang Việt Ngữ do Thầy Chạy Sydney thực hiện 
Tác giả - không rõ tính danh
lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll

Welcome to diendan_songvui@yahoogroups.ca
Muon ghi ten gia nhap, click:
diendan_songvui-subscribe@yahoogroups.ca   
                    CHU TRUONG CUA DIEN DAN:
1. Trao doi kinh nghiem song vui, thong tin huu ich
2. Giu gin khong khi an vui - hoa nha - tuong kinh
Tran trong,
Ton Nu Thuy Huong
diendan_songvui@yahoo.ca
Moderator
 


Posted by: "VP. PHAT-HOC TINH-QUANG CANADA" <cutranlacdao@yahoo.com>


http://saostar.vn/the-gioi/can-canh-qua-trinh-hoa-tang-xac-nguoi-thanh-tro-cot-532517.html
Cận cảnh quá trình hỏa táng xác người thành tro cốt
Trung bình mất khoảng từ 1 - 3 giờ để hỏa táng một cơ thể người thành 1 - 3 kg tro cốt. Có vậy mới thấy đời người thật ngắn ngủi và thân xác của chúng ta lại có thể hóa thành tro bụi một cách dễ dàng và nhanh chóng đến thế.

Hỏa táng xác người được thực hiện ở nhiệt độ trong khoảng từ 780 - 950 độ C. Sức nóng khủng khiếp này mới có thể thiêu hết được toàn bộ cơ thể người cũng như cả những mảnh xương vụn nhỏ nhất.
Quá trình hỏa táng diễn ra trong một buồng đốt hay được gọi là lò thiêu. Buồng này được làm nóng trước ở một nhiệt độ nhất định được thiết lập từ trước và sau đó xác người đã chết sẽ được đưa vào trong một cách nhanh chóng để tránh bị mất nhiệt.



Cận cảnh các lò thiêu tại một nhà hỏa táng.
Cận cảnh các lò thiêu tại một nhà hỏa táng
Trong khi thiêu, xác người được đốt cháy bằng một cột lửa được sản xuất trực tiếp trong lò từ khí gas tự nhiên, dầu, khí propane, v…v…Khi xác chết được đặt trong một chiếc quan tài hoặc một hộp kín (được yêu cầu làm bằng vật liệu dễ cháy), thì quan tài hoặc hộp chứa xác đó sẽ bị thiêu rụi hoàn tòan trước.
Tiếp đó, nhiệt độ nóng làm khô hết xác người, thể hiện qua việc da và tóc bị thiêu cháy, các cơ bắp teo lại và cháy thành than, các mô mềm bốc hơi, xương nhanh chóng bị vôi hóa và vỡ vụn. Hầu hết tất cả các bộ phận của cơ thể được đốt cháy cùng một lúc.
Clip cận cảnh quá trình hỏa táng xác người trong lò thiêu
Các khí giải phóng ra trong suốt quá trình này được thải ra ngoài thông qua một hệ thống ống xả. Thường bên ngoài sẽ không ngửi thấy mùi gì vì khí bốc hơi được hút ra ngoài sẽ không gây ra khói và nếu có thì sẽ chỉ ngửi thấy mùi gas đốt.
Một số nơi hỏa táng sẽ thực hiện thiêu hai lần để đảm bảo xác chết được đốt cháy hết hoàn toàn thành tro. Nếu không, các kỹ thuật viên hỏa táng có thể dùng dụng cụ là một cây gậy dài để làm vụn hết các mảnh hài cốt đã được thiêu xong.
Kết quả là, xác người sẽ chỉ còn lại xương và những mẩu vụn, sau đó được thu hết lại cho vào một khay hoặc chảo (dư lượng nhỏ có thể vẫn còn trong buồng và bị trộn lẫn với các vụn của các xác thiêu sau này), và để nguội.
Trong số tro cốt đó có thể lẫn cả vật kim loại chưa đủ nhiệt để hóa lỏng như đinh vít, bản lề và các bộ phận khác của quan tài.
Ngoài ra, hỗn hợp này có thể chứa răng giả, răng vàng, vít phẫu thuật, nẹp xương, chân tay giả…Tuy nhiên tất cả sẽ được loại bỏ ra khỏi tro xác nhờ sức hút của nam châm hoặc nhờ việc loại bỏ thủ công của nhân viên hỏa táng.
Đặc biệt là các thiết bị cơ khí y khoa như van tim, máy hỗ trợ nhịp tim, tai nghe điện tử sẽ phải được loại bỏ ngay từ trước khi thiêu vì chúng có thể phát nổ do gặp nhiệt độ cao, gây hỏng hóc các thiết bị hỏa táng và gây nguy hiểm tới các nhân viên.


thieu-xac2
Nhiệt độ trong lò thiêu chỉ đủ đốt cháy vật chất hữu cơ, còn các vật liệu vô cơ như kim loại sẽ được hút ra bằng nam châm hoặc nhặt nhạnh thủ công
Các đồ trang sức như nhẫn, vòng, khuyên tai và các loại tương tự khác cũng được yêu cầu tháo bỏ do chúng sẽ bị hư hỏng trong quá trình thiêu xác. Cuối cùng, các mảnh xương khô và tro cốt sẽ được tán thành bột qua một loại máy chuyên dụng. Các mảnh kim loại phải được loại bỏ trước khi tiến tới quá trình này cũng là để nhằm tránh gây hỏng hóc cho máy móc ở quá trình này.
Tro cốt sẽ được để lại kho chứa trong nhà hỏa táng hoặc trao cho người thân của người quá cố đó. Nếu không có bình đựng tro được người nhà của người quá cố chuẩn bị trước thì các nhân viên hỏa táng sẽ cho lượng tro cốt trên vào hộp nhựa hoặc thùng chứa mặc định.
Trung bình sẽ mất khoảng 1 - 3 tiếng để hỏa táng một cơ thể con người thành chỉ còn khoảng 1 - 3 kg tro cốt. Có vậy mới thấy đời người thật ngắn ngủi và thân xác của chúng ta lại có thể hóa thành tro bụi một cách dễ dàng và nhanh chóng đến như thế.

llllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll

Con người dù theo bất cứ tôn giáo nào
Hãy sống với tâm sáng suốt, chân chánh, thanh tịnh 
- không tôn giáo nào gạt gẫm được. []
BBT.PHTQ.CANADA - VP.PHTQ.CANADA


Con người dù theo bất cứ tôn giáo nào cũng phải ghi nhớ các điều trên đây.
Muốn thoát khỏi phiền não khổ đau, con người phải:
1. Tránh làm các điều ác, các việc bất thiện.
2. Siêng làm các việc phước thiện.
3. Giữ tâm ý trong sạch.
Ngoài ra, kính mời Quí vị tham khảo thêm các LINKs:
http://phtq-canada.blogspot.ca/2011/05/cau-troi-co-uoc-gi-au.html


VP. PHẬT-HỌC TỊNH-QUANG CANADA
cutranlacdao@yahoo.com
 



Posted by: "VP. PHAT-HOC TINH-QUANG CANADA" <cutranlacdao@yahoo.com>


MONDAY 2016.7.11
CHÙA ĐỨC VIÊN, SAN JOSE, HOA KỲ
TỔ CHỨC KHÓA TU THIẾU NHI MÙA HÈ 2016
Khóa Tu Thiếu Nhi Mùa Hè 2016 Tại Chùa Đức Viên San Jose
Sunday, July 10, 2016
Tin và ảnh: Võ Văn Tường
Chùa Đức Viên tọa lạc tại thành phố San Jose, tiểu bang California được Sư Bà Thích Đàm Lựu sáng lập vào năm 1980. Chùa có trường Việt ngữ Đức Viên hoạt động vào ngày chủ nhật hàng tuần. Trường có 70 giáo viên và 500 học sinh (13 lớp sáng và 13 lớp chiều). Hàng năm, chùa tổ chức hai khóa tu thiếu nhi mùa hè và mùa đông. Khóa tu thiếu nhi mùa hè năm nay được chùa tổ chức từ ngày 05 tháng 7 đến ngày 08 tháng 7 với 325 thiếu nhi tham dự. Ban Tổ chức khóa tu gồm quý Ni sư: Đàm Nhật, Đức Hòa, Thiền Quang cùng toàn thể Ni chúng chùa Đức Viên.
Các em được chia thành 15 nhóm, có 30 Sư cô và 20 anh chị phụ trách. Chương trình tu học và sinh hoạt của các em hàng ngày từ 7g00 đến 19g00:
07g00. Tập trung tại trai đường.
07g30. Ăn sáng
08g00. Sinh hoạt chung. Niệm Phật, tụng kinh.
09g45. Giải lao, ăn nhẹ.
10g30. Nghe pháp thoại, học giáo lý, xem phim … theo nhóm.
12g00. Ăn trưa, nghỉ trưa.
14g00. Ăn nhẹ.
14g30. Nghe pháp thoại, ngồi thiền …
16g00. Giải lao, ăn nhẹ.
16g30. Tụng kinh.
18g00. Giải lao, ăn tối.
19g00. Kết thúc sinh hoạt trong ngày.
Chùa đã tổ chức trang nghiêm lễ khai mạc khóa tu vào sáng ngày 05 tháng 7 và lễ bế mạc vào sáng ngày 08 tháng 7 tại chánh điện. Trong lễ bế mạc, sau phần nghi lễ, các em đại diện các nhóm đều có phát biểu cảm tưởng và dâng lời phát nguyện trước Tam Bảo. Đặc biệt, ngày hội ẩm thực và văn nghệ được chùa tổ chức vào chiều ngày 08 tháng 7 đã tạo không khí sôi nổi, trẻ trung, vui tươi của buổi chiều kết thúc khóa tu. Quý Sư cô, anh chị phụ trách và toàn thể các em vui vẻ, hào hứng chế biến món ăn, nước giải khát thơm ngon, bổ dưỡng của nhóm mình dâng cúng chư Phật, cố Sư Bà tọa chủ và phục vụ đại chúng tham dự.
Khóa tu thiếu nhi mùa hè năm 2016 đã hoàn thành viên mãn: một khóa tu tập trung đông đảo thiếu nhi, người phụ trách; một khóa tu có nội dung sinh hoạt phong phú, đa dạng; một khóa tu sử dụng song song hai ngôn ngữ Việt - Anh; một khóa tu được tổ chức hết sức chu đáo, tinh thần kỷ luật rất cao; một khóa tu có lượng ẩm thực dồi dào; một khóa tu bổ ích, hấp dẫn; và một khóa tu mà mọi lúc, mọi nơi, đại chúng đều nhớ Phật, niệm Phật!
 


 
 
 

 


 
 
 


 

 



Posted by: "VP. PHAT-HOC TINH-QUANG CANADA" <cutranlacdao@yahoo.com>






Posted by: "VP. PHAT-HOC TINH-QUANG CANADA" <cutranlacdao@yahoo.com>