TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)

TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)
TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)

Friday 23 December 2016

Đạo Phật không phải là một tôn giáo thần quyền chủ trương cầu nguyện như các tôn giáo khác. Rất nhiều người cho rằng: đạo Phật là vô thần.





  
MONDAY 2016.12.26
VP. PHAT-HOC TINH-QUANG CANADA sẽ giải thích việc "khó mà nói đúng sai" vì đó là tín ngưỡng, trong nay mai.
Kính mời quí vị theo dõi
VP. PHTQ. CANADA 


2016-12-26 7:16 GMT-05:00 Tai Nguyen wrote
Kính chuyển VP/PHTQ sự trả lời của 1 thân hữu về đề tài kể trên

nvt
On Monday, December 26, 2016 2:23 AM, quangtrihtd wrote:
Đạo Phật phái Đại Thừa từ khi truyền qua Trung Hoa hòa với Lão và Khổng thành ra Tam Giáo Đồng Nguyên nên mới có chuyện cúng kiến giải oan. Phật giáo Tiểu Thừa họ không có Phật Bà Quan Âm chỉ có Đại Thừa mới có. Trong Phật giáo có nhiều môn phái, khó mà nói đúng sai vì đó là tín ngưỡng, ngay cả thầy Nhất Hạnh lập ra một hệ phái riêng nói sao đây. Vì chuyện đúng sai mà loài người chia rẽ đi đến chém giết nhau, đó là một vấn nạn đấng toàn năng cũng bó tay. Tôn giáo nào cũng có nhiều phái hệ khác nhau, Thiên Chúa có Công giáo, Tin lành, Chính Thống giáo, Hồi Giáo có Sunni, Shia, Bà La Môn cũng vậy.
quangtrihtd
Sent from my iPad





2016-12-26 11:21 GMT-05:00 PHAT HOC TINH QUANG <cutranlacdao.canada@gmail.com>:
Monday 2016.12.26
Kính thưa Quí vị
Nếu chấp nhận làm kẻ ngu (u mê) muôn kiếp - miễn bàn.
Việc đúng sai trong chánh pháp không biết - chỉ gọi là ngu.
Biết mình ngu thì học hỏi để sáng ra.
Kính chúc quí vị sớm giác ngộ.
VP.PHTQ.CANADA
lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll



​---------- Forwarded message ----------
From: Le Quoc Trinh
Date: 2016-12-26 17:38 GMT-05:00
Subject: Ref: Tìm hiểu chánh pháp Đạo Phật
To: PHAT HOC TINH QUANG , Tai Nguyen, quangtrihtd,

Kính chào quý đạo hữu,
Rất cám ơn quý Thầy trong Phật Học Tịnh Quang đã gửi những trao đổi về Phật Pháp cho tôi được dịp tìm hiểu thêm. Tôi rất phấn khích khi nghe quý đạo hữu sử dụng ngôn từ dân gian bình dị để chia sẻ. Chữ "ngu" đúng là danh từ chính xác nhất trong Đời sống hàng ngày, còn trong Đạo Phật thì hai chữ "vô minh" có vẻ xa xôi bí hiểm, vì xuất xứ từ Hán Việt. 
Vô Minh là nơi tăm tối, mê muội, là "không biết, không hiểu gì hết" sống vui buồn, giận hờn theo cảm tính nhất thời cho nên dễ bất hòa với môi trường xung quanh.
Câu nói này chính là tôn chỉ của Đạo Phật (Thích Ca Mâu Ni): 

Việc đúng sai trong chánh pháp không biết - chỉ gọi là ngu.
Biết mình ngu thì học hỏi để sáng ra.
Kính chúc quí vị sớm giác ngộ.

Đức Thế Tôn trước khi nhắm mắt ra đi cũng chỉ để lại một lời khuyên nhắn nhủ chúng đệ tử: "Nên chuyên cần học hỏi Giáo Pháp để tinh tấn, khai thông trí tuệ".

Đạo hữu Tài Nguyên cũng nhìn ra được sự thật là: "Đạo Phật phái Đại Thừa từ khi truyền qua Trung Hoa hoà với Lão và Khổng thành ra Tam Giáo Đồng Nguyên nên mới có chuyện cúng kiến giải oan". Môn phái Tịnh Độ Tông của Trung Hoa là nơi sản xuất nhiều hình tượng nhất, nào là: Phật A Di Đà, Phật Di Lạc, Quan Thế Âm Bồ Tát, Địa Tạng Vương, Phổ Hiền Bồ Tát, Tứ Đại Pháp Vương, Thập Bát La Hán vv...còn nhiều nữa, kể không xiết. Tất cả những hình tượng đó đều là giả, ảo ảnh do chính con người bày ra để lừa gạt con người . Cha'nh Pha'p Đạo Phật mà chúng ta theo học là một hệ thống triết học siêu việt luôn luôn đi sát thực tiễn và mang tính khoa học chính xác . Người sáng lập ra Đạo Phật cũng là một con người thật, bằng xương bằng thịt như chúng ta, có cha mẹ và nơi sinh thành rõ ràng (Ấn Độ), đó là thái tử Tất Đạt Đa, mà lịch sử nhân loại đã xác nhận . Ngài từ bỏ cung điện xa hoa, từ chối quyền lực vương quyền, không chấp nhận cách giải thích của đạo giáo Bà La Môn (Ấn Độ Giáo) nên bắt buộc phải rời kinh thành ra đi tìm kiếm một con đường giải thoát cho nhân loại .

Vậy thì dựa vào đâu để phán đoán chánh pháp của Ngài là đúng hay sai ?

Người tầm thường, ít học, thì cứ dựa vào cảm tính nhất thời mà đánh giá thì không hiểu hết tính thâm sâu triết học của Chánh Pháp . Người tu hành ít nói, thâm trầm, tư duy nhiều thì phán đoán sự việc qua tính thực tiễn của vấn đề . Triết lý nào đi sát thực tiễn nhất và giải đáp tận gốc rễ vấn đề nhằm đưa đê'n mục tiêu tích cực cho nhân loại, theo hướng cao thượng, thì giáo pháp đó đúng nhất . Đạo Phật chính thống do Ngài Thích Ca Mâu Ni truyền giảng đung là một hệ thống triết học đúng nhất ở tất cả mọi thời kỳ, từ cổ xưa 2600 năm trước, cho đến hậu thế tương lai về sau . Bởi vì Ngài không bao giờ tự xưng là giáo chủ, Ngài còn nhắn nhủ "Ta là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành". Trong vòng 2500 năm sau đó nhân loại trên thế giới tiến bộ không ngừng trên con đường tìm tòi khoa học kỹ thuật, hàng trăm ngàn phát minh vĩ đại đã nâng cao cuộc sống con người, giúp nhân loại tiê'n gần nhau hơn, chia sẻ học hỏi kiến thức với nhau hơn . Đó là vì nhân loại đã đi đúng con đường GIÁC NGỘ để cùng nhau phục vụ đời sống tươi đẹp hơn .

Lê Quốc Trinh, Canada
26/12/2016





Con người thật ra ai cũng có tâm tánh sáng suốt, chân chánhthanh tịnh.
Qui y TAM BẢO (PHẬT - PHÁP - TĂNG) chính là quyết tâm trở về sống với 3 đặc tánh quí báu của BẢN TÂM (tâm của tất cả mọi người - bất tùy phân biệt).
Đó chính là :
PHẬT: tâm sáng suốt
PHÁP: tâm chân chánh
TĂNG: tâm thanh tịnh

Hiểu rõ như vậy, con người sẽ giác ngộ giải thoát và có cuộc sống an lạc hạnh phúc.
Đạo Phật không phải là một tôn giáo thần quyền chủ trương cầu nguyện như các tôn giáo khác.
Rất nhiều người cho rằng: đạo Phật là vô thần.
Đối với Đạo Phật, Cầu Nguyện chỉ là pháp môn thiền định, tu tâm dưỡng tánh.



Ý NGHĨA LỄ CẦU NGUYỆN

http://phtq-canada.blogspot.ca/2015/11/ta-phap-trai-bat-o-chan-te-co-hon.html

 
Kính mời tham khảo bài viết dưới đây về

Những Điểm Khác Biệt Quan Trọng Với Tôn Giáo



Những Điểm Khác Biệt Quan Trọng Với Tôn Giáo
Không có một đấng Thượng Đế toàn năng trong Đạo Phật. Không có ai đưa ra sự tưởng thưởng hay trừng phạt trong một Ngày Phán Xét giả định.

Đạo Phật hoàn toàn không phải là một tôn giáo trong phạm vi của một đức tin và thờ phượng do lòng trung thành một thế lực siêu nhiên.

Không có khái niệm cứu rỗi trong Đạo Phật. Một Đức Phật không phải là một đấng cứu rỗi bằng năng lực cứu độ cá nhân của Ngài. Mặc dù người Phật tử quy y với Đức Phật như bậc hướng dẫn vô song, bậc chỉ con đường của tịnh hóa, nhưng người Phật tử không như đầu phục như nô lệ. Người Phật tử không nghĩ rằng người ấy có thể đạt đến sự tịnh hóa chỉ đơn thuần bằng việc quy y với Đức Phật hay chỉ bằng việc có niềm tin trong Ngài. Không phải vì năng lực của Đức Phật mà rửa sạch sự ô nhiễm của kẻ khác.

Một Đức Phật không phải là một hiện thân của thần linh/ Thượng đế (như một số tín đồ Ấn Giáo tuyên bố). Mối quan hệ giữa Đức Phật và đệ tử của Ngài và tín đồ là của một vị thầy và học nhân.

Sự giải thoát tự ngã là trách nhiệm của tự thân. Đạo Phật không kêu gọi một đức tin mù quáng vô điều kiện đối với tất cả mọi tín đồ Đạo Phật. Nó đặt nặng yếu tố tự chủ, tự giác và phấn đấu cá nhân.

Quy y với Ba Ngôi tôn quý là Phật, Pháp và Tăng; không có nghĩa là tự đầu hàng hay hoàn toàn nương tựa vào một sức mạnh ngoại tại hay một phía thứ ba cho việc hổ trợ hay cứu rỗi.

Giáo Pháp (giáo lý Đạo Phật) tồn tại bất chấp có một Đức Phật hay không. Đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni (Đức Phật lịch sử) khám phá và chia sẻ giáo lý/ lẻ thật phổ quát với tất cả chúng sanh. Ngài không phải là đấng sáng tạo ra những giáo lý như vậy cũng không phải là sứ giả của một Thượng Đế toàn năng trao truyền những giáo lý như vậy cho người khác.

Nhấn mạnh một cách đặc biệt trong Đại thừa Phật giáo là tất cả chúng sanh có Phật tánh/ bản thể. Một người có thể thành một Đức Phật (một chúng sanh siêu việt Giác Ngộ) qua một tiến trình tu tập nếu người ấy thực hành một cách cần mẫn và đạt đến sự tịnh hóa của tâm thức (hoàn toàn không còn vọng tưởng hay phiền não).

Trong Đạo Phật, mục tiêu tối hậu của tín đồ/ hành giả là Giác Ngộ và/ hay giải thoát khỏi vòng luân hồi; thay vì đi đến một Thiên đàng ( hay thế giới chư thiên trong phạm trù của vũ trụ quan Phật giáo).

Nghiệp và nghiệp lực là viên đá nền tảng của giáo lý nhà Phật. Chúng được giảng nghĩa rất kỷ lưởng trong Đạo Phật. Nghiệp liên quan đến một khái niệm siêu hình quan trọng liên hệ với hành động và những hệ quả của nó. Quy luật về nghiệp này giải thích vấn nạn của những khổ đau, bí ẩn của điều được gọi là số mạng và tiền định của một số tôn giáo, và ở trên tất cả sự bất bình đẳng hiển nhiên của loài người.

Tái sanh là một giáo lý chìa khóa khác trong Đạo Phật và nó liên hệ mật thiết với nghiệp. Có một sự khác biệt vi tế giữa tái sanh và đầu thai như được giải thích trong Ấn giáo. Đạo Phật phủ nhận lý thuyết về một sự đầu thai của linh hồn thường còn, cho dù nó được tạo ra bởi thượng đế hay hiện thân từ một bản thể thần linh.

Từ ái (sankrit: Maitri, pali: Metta) và Bi mẫn (karuna) đối với tất cả chúng sanh kể cả thú vật. Đạo Phật cấm chỉ triệt để việc giết hại súc sanh để cúng tế dù cứ lý do gì. Việc ăn chay được khuyến khích nhưng không bắt buộc.

Tầm quan trọng của việc Không dính mắc – hành xả. Đạo Phật vượt khỏi hành động tốt và biểu hiện tốt. Hành giả không được dính mắc với những hành vi tốt hay ý tưởng làm việc tốt; bằng khác đi chỉ là một hình thức khác của tham chấp.

Trong Đạo Phật, có sự quan tâm cho tất cả chúng sanh (đối với con người, như trong những tôn giáo khác). Người Phật tử nhìn nhận sự tồn tại của thú vật và những chúng sanh trong các cõi khác của vòng Luân Hồi.

Không có khái niệm thánh chiến trong Đạo Phật. Giết hại là phạm một giới đạo đức then chốt trong Đạo Phật. Phật tử bị cấm chỉ triệt để việc giết hại người khác nhân danh tôn giáo, một lãnh tụ tôn giáo hay viện cớ tôn giáo hay lý do trần tục.

Khổ đau là một nền tảng khác của Đạo Phật. Đó là chân lý thứ nhất trong Tứ Diệu Đế. Khổ đau được phân tích và giải thích rất tỉ mỉ trong Đạo Phật.

Ý tưởng về nguyên tội hay tội tổ tông không có vị trí trong Đạo Phật. Cũng thế, nguyên tội không nên bị đánh đồng với khổ đau.

Giáo lý Đạo Phật nói về sự không có khởi đầu và không kết thúc (vô thỉ và vô chung) đối với sự tồn tại của con người hay sự sống. Hầu như không có sự quan tâm đến nguyên nhân đầu tiên – hay như đầu tiên con người hình thành như thế nào? (Vì chúng ta sẽ đòi hỏi nguyên nhân của nguyên nhân đầu tiên …)

Giáo pháp cung ứng một giải thích rất chi tiết về giáo lý vô ngã (sankrit: anatman, Pali: anatta), nghĩa là không có thực thể linh hồn (cho dù trong một kiếp sống hay nhiều kiếp sống).
Đức Phật là toàn giác toàn tri nhưng không toàn năng. Ngài có thể thực hiện vô lượng công đức nhưng có 3 việc Ngài không thể làm (không thể dứt hết nghiệp chướng của chúng sanh, không thể dứt hết khổ đau của chúng sanh, không thể độ tận chúng sanh). Cũng thế, một Đức Phật không tự nhận là một đấng tạo ra những sự sống hay vũ trụ.

Bát nhã (Prajna [Sankrit], Panna [Pali]) Tuệ trí Siêu việt chiếm vị trí chính yếu trong giáo lý Đạo Phật. Đức Thế Tôn Thích Ca giảng dạy khái niệm Bát nhã trong gần 20 năm cho giáo đoàn. Nó được dạy để cân bằng từ bi và tuệ trí nghĩa là cảm xúc (đức tin) với nhân tố căn bản (chánh kiến/ lẻ thật/ luận lý).

Truyền thống và hành thiền trong Đạo Phật tương đối quan trọng và mạnh mẽ. Trong khi tất cả mọi tôn giáo dạy một số hình thức hay sự đa dạng của thiền định / nhất tâm thiền (chỉ), thì chỉ có Đạo Phật nhấn mạnh thiền quán/ thiền phân tích (Tuệ minh sát) như một khí cụ đầy năng lực để giúp hành giả trong việc tìm kiếm giải thoát hay Giác Ngộ.

Giáo lý Tánh không hay Sunyata là đặc biệt của Đạo Phật và nhiều khía cạnh của nó được giải thích cặn kẻ trong giáo lý Đạo Phật phát triển. Một cách tóm lược, giáo lý này thừa nhận bản chất siêu việt của Thực tại Cứu kính. Nó tuyên bố thế giới hiện tượng là trống rỗng mọi giới hạn của diễn tả và rằng mọi khái niệm của thế giới nhị nguyên bị xóa tan.

Nhân duyên [Paticcasamuppada: Pali] hay Duyên khởi là một giáo lý then chốt khác của Đạo Phật. Giáo lý này giải thích rằng tất cả mọi hiện tượng tâm lý và vật lý cấu thành sự tồn tại cá thể là phụ thuộc lẫn nhau và điều kiện cần thiết hổ tương với nhau; điều này đồng thời diễn tả những gì làm chúng sanh bị vướng mắc vào vòng luân hồi.

Khái niệm về địa ngục trong Đạo Phật cũng rất khác biệt với nhưng tôn giáo khác. Nó không là một nơi cho kiếp đọa đày vĩnh viễn như cái nhìn của những tôn giáo thờ ‘đấng tạo hóa toàn năng’. Trong Đạo Phật, nó chỉ là một trong sáu cõi Luân hồi [chỗ tệ hại nhất của ba thế giới khổ đau không ai muốn]. Cũng thế, hầu như có vô số địa ngục trong vũ trụ quan Phật giáo như có vô số cõi Phật.

Vũ trụ quan Phật giáo là khác biệt rõ ràng với những tôn giáo khác vốn thường nhìn nhận chỉ có thái dương hệ (Trái Đất) này như trung tâm của Vũ trụ và hành tinh duy nhất có sự sống. Quan điểm của Đạo Phật về một thế giới Phật (cũng được biết như Ba Nghìn Đại
Thiên thế giới) là có hàng tỉ thái dương hệ. Bên cạnh đó, giáo lý Đại thừa Phật giáo giải thích rằng có những hệ thống thế giới hiện tại như Tịnh độ của Đức Phật Di Đà và Đức Phật Dược Sư.

Luân hồi là một khái niệm nền tảng trong Đạo Phật và nó đơn giản là ‘những chu kỳ tồn tại bất tận’ hay những vòng sinh tử không ngừng của sáu cõi luân hồi. Hình thức tái sanh theo chu kỳ chỉ chấm dứt khi một chúng sanh thành tựu Niết bàn, có nghĩa là sự cạn hết nghiệp chướng, dấu vết thói quen, nhiễm ô và vọng tưởng. Tất cả những tôn giáo khác giảng rằng chỉ có một thiên đàng, một trái đất và một địa ngục, nhưng quan điểm này rất giới hạn so với vòng luân hồi của Đạo Phật nơi mà thiên đàng chỉ một trong sáu cõi luân hồi và nó có 28 cấp độ/ tầng.



Tuệ Uyển chuyển ngữ
Ẩn Tâm Lộ, Thursday, December 15, 2016

lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll
http://phtq-canada.blogspot.com/2011/12/su-me-tin-trong-dan-gian-phtq-so-14.html
(Thư Phật Tử Ngô Phúc)
lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll

Tuy nhiên con cũng nhận chân ra được đâu là Chánh Pháp và đâu là Tà Pháp.

lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll
On Friday, December 23, 2016 8:58 PM, Le Quoc Trinh wrote:

Kính chào các đạo hữu thân mến,
Trước hết tôi xin chân thành cám ơn Phật Học Tịnh Quang đã gửi bài đều đặn cho tôi tìm hiểu thêm tâm tư của nhiều quý đạo hữu đặt nghi vấn xác đáng về "cốt tủy của Đạo Phật".

Tôi là hậu duệ của cụ Thiều Chửu, xuất thân từ gia đình mộ Đạo từ nhỏ. Mẹ tôi mở nhà in Hưng Long (Chợ Cũ, Tôn Thất Đạm, SaiGon) để in ấn kinh phật. Tôi có duyên với Đạo Phật từ khi làm Thầy Cò (correcteur) sửa chữ theo đúng nguyên bản trước khi cho lên khuôn. Tôi đã từng xuống đường thời Pháp Nạn (Ngô Đình Diệm 1963) và khi du học sang Canada, tôi đã bỏ nhiều thì giờ tìm hiểu giáo pháp Nhà Phật, theo lăng kính khoa học kỹ thuật. Từ đó tôi thật sự tỉnh ngộ phát giác ra nhiều chân lý siêu việt của Đạo Phật mà nhiều nhà bác học đương thời phải khâm phục ngã mũ chào . 

Theo tôi hiểu, triết lý Nhà Phật không khó hiểu gì cả, vì nó gắn bó liền với cuộc sống hàng ngày của con người . Tất cả mọi định luật bất di bất dịch của cuộc sống đều đã được Đức Thế Tôn giảng giải từ thời sinh tiền. Tuy nhiên khả năng lĩnh hội của chúng đệ tử Ngài không đủ để hiểu thâm sâu (2500 năm trước), cho nên từ khi Ngài ra đi chúng đệ tử diễn dịch sai lời giáo huấn không những thế lại còn bày nhiều trò mê tín dị đoan, cúng bái, thờ phụng hình tượng, lấy tiền công đức, xây chùa đúc tượng và lơi là chuyện tìm hiểu cốt tủy Đạo Phật .

Tôi có một tâm nguyện trước khi nhắm mắt sẽ cố gắng đem hết kiến thức khoa học thường thức ra để diễn dịch Phật Pháp sao cho mọi tầng lớp thiện nam tín nữ đều có thể lĩnh hội được dễ dàng. Điều này không khó, không phức tạp vì có computer giúp đỡ. Điều kiện duy nhất là tôi mong mỏi mọi người bỏ đi tâm lý tôn sùng tôn thờ thần thánh hóa Đức Phật, thì chúng ta mới thấy Phật gần gủi với mọi chúng sinh.

Chân thành cám ơn quý đạo hữu,
Lê Quốc Trinh, Canada

2016-12-23 20:32 GMT-05:00 PHAT-HOC TINH-QUANG

Đạo Phật không phải là một tôn giáo thần quyền chủ trương cầu nguyện như các tôn giáo khác. Rất nhiều người cho rằng: đạo Phật là vô thần.


lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll
Đạo Phật không phải là một tôn giáo thần quyền chủ trương cầu nguyện như các tôn giáo khác. Rất nhiều người cho rằng: đạo Phật là vô thần.
On Friday, December 23, 2016 6:34 PM, VP. PHAT-HOC TINH-QUANG CANADA cutranlacdao@yahoo.com  wrote:

On Friday, December 23, 2016 4:47 PM, wrote:
Kính gởi VP. Phật Học Tịnh Quang Canada,
Kính thưa Quí Thầy,
Con xin cám ơn Quí Thầy đã giải thích cho Phật Tử khắp nơi hiểu rõ ràng: Lễ Trai Đàn Bạt Độ Chẩn Tế Cô HồnTÀ PHÁP trà trộn vào chốn thiền môn, do bọn tà sư buôn thần bán thánh lợi dụng làm tiền Phật Tử u mê nhưng có lòng với ông bà tổ tiên đã khuất bóng, ước nguyện họ được vãng sanh. Phật Tử thường không hiểu rằng chính Đức Phật còn KHÔNG có khả năng này, làm sao bọn trọc trong các chùa có thể cầu nguyện được.

Con xin Quí Thầy giảng thêm cho biết đâu là cốt tủy của đạo Phật?
Hiện nay, trong chốn thiền môn, các nghi lễ cúng kiến thực là đa dạng, rườm rà và phức tạp quá.
Chân thành cám ơn Quí Thầy và kính chúc Quí Thầy luôn an lạc để hướng dẫn Phật Tử chúng con đi đúng Chánh Pháp.
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT
Kính thư,
Phật Tử Minh Tâm (Kitchener, Canada)
TB.: Chùa Viên Quang (vienquang@gmail.com) thuộc khu vực Kitchener Waterloo sẽ tổ chức Lễ An Vị Phật và Lễ Trai Đàn Bạt Độ Chẩn Tế cô hồn vào ngày 31.12.2016.
llllllllllllllllllllllllllll

FRIDAY 2016.12.23
Kính thưa quí vị,
Từ xưa đến nay, có rất nhiều tôn giáo và tín ngưỡng xuất hiện trên thế giới để đáp ứng nhu cầu tâm linh của con người.
Khi khoa học ngày càng phát triển, dân trí được nâng cao, các tôn giáo hay tín ngưỡng KHÔNG còn gạt gẫm bá tánh qua các lễ cầu nguyện, dần dần mất tín đồ.
Trong đạo Phật, các tà pháp xâm nhập khá lâu, từ Trung Hoa truyền sang, cho nên ngay các nhà sư cũng lầm lẫn. Thêm nữa, các nhà sư tham lam tiền của cúng dường, hiệp cùng bọn buôn thần bán thánh, lập chùa để kinh doanh trục lợi ngày càng nhiều, từ trong nước cho đến hải ngoại.
Bá tánh u mê - dù theo bất cứ tôn giáo hay tín ngưỡng nào - cũng bị gạt gẫm và bị lợi dụng.
Con người thật ra ai cũng có tâm tánh sáng suốt, chân chánhthanh tịnh.
Hiểu rõ như vậy, con người sẽ giác ngộ giải thoát và có cuộc sống an lạc hạnh phúc.
Đạo Phật không phải là một tôn giáo thần quyền chủ trương cầu nguyện như các tôn giáo khác.
Rất nhiều người cho rằng: đạo Phật là vô thần.
Đối với Đạo Phật, Cầu Nguyện chỉ là pháp môn thiền định, tu tâm dưỡng tánh.
Kính mời tham khảo:


Kính mời quí vị tham khảo thêm các bài viết theo LINKS sau đây:





http://phtq-canada.blogspot.ca/2016/08/gia-tri-tinh-than-ich-thuc-chinh-la_5.html


Ðiều trước tiên chúng ta cần hiểu rõ là: do nghiệp lực dẫn dắt, chúng sinh phải chịu sự sinh tử luân hồi, nhiều đời kiếp trong lục đạo (lục đạo là 6 cõi: thiên, nhân, atula, địa ngục, ngạ quỉ, súc sinh). Nghiệp lực là sức mạnh do nghiệp dẫn đi, tức là thói quen tạo nên trong cuộc sống hằng ngày, rất khó dừng lại, rất khó cưỡng lại, do nơi thân - con người tạo nghiệp, do nơi khẩu - con người tạo nghiệp, và nhất là do nơi ý - con người tạo nghiệp; gọi chung là tam nghiệp thân khẩu ý. Ðây là điều căn bản khác biệt giữa đạo Phật với các tôn giáo hay tín ngưỡng khác.  
Các tôn giáo hay tín ngưỡng khác thường tôn thờ một vị thượng đế hay thần linh tưởng tượng nào đó, họ cho là đấng toàn năng, có khả năng sáng tạo hay hủy diệt vũ trụ và muôn loài (người, vật, cỏ cây); và là đấng toàn quyền, có khả năng ban phúc cho người tuân phục thờ phượng và giáng họa cho những ai không công nhận vị thượng đế không tưởng đó.  
Các tôn giáo hay tín ngưỡng khác thường cho rằng: con người chỉ có đời này thôi, cuối đời không còn gì cả (gọi là chấp đoạn); con người cuối đời này hoặc lên nước thiên đàng gặp thượng đế vĩnh viễn, hoặc đọa hỏa ngục đời đời, vì bất khâm tuân thượng đế (gọi là chấp thường).  
Trái lại, đạo Phật không chấp hai bên (gọi là nhị biên) như thế. Cốt tủy của đạo Phật là chỉ cho con người thấy rằng: mọi người đều có khả năng sáng suốt, chân chánh và thanh tịnh, để giác ngộ trở thành một vị chánh đẳng chánh giác; còn gọi là đắc đạo, thành đạo, hay thành Phật. Trong kinh Hoa Nghiêm, có câu: Nhất thiết chúng sinh giai hữu Phật tánh, chính là nghĩa đó vậy.   

Cái khả năng sáng suốt, chân chánh và thanh tịnh, để giác ngộ đó, tạm gọi là Chân tâm, hay Phật tánh. Cái khả năng này người nào cũng có, không dành riêng cho bất cứ ai, không phân biệt tôn giáo, tín ngưỡng, sắc tộc, màu da, xuất xứ, quốc gia, già trẻ lớn bé, giàu sang hay nghèo hèn, học thức hay bình dân. Nghĩa là không biệt gì cả, gọi là bất tùy phân biệt.  
Làm sao nhận ra rằng mình có cái khả năng đó, chính là các pháp môn tu tập. Mục đích chính của các pháp môn là giúp con người, bất tùy phân biệt, trở lại với bản tâm bản tánh thanh tịnh đó. Mặt trời luôn sáng tỏ, chỉ vì bị mây đen che khuất tạm thời thôi. Cũng vậy, bản tâm bản tánh con người luôn sáng suốt, chân chánh và thanh tịnh, chỉ vì bị tham lam, sân hận và si mê che khuất tạm thời thôi. Các pháp môn giúp con người từ từ dẹp tan mây đen (tham, sân, si), dần dần bản tâm bản tánh con người trở về nguyên trạng. 

Khi đó, con người vẫn sống như bao nhiêu con người khác trên thế gian này, hình tướng bề ngoài không khác, nhưng nội tâm trở về sáng suốt, chân chánh và thanh tịnh (gọi là tam bảo). Khi thái tử Tất đạt đa thành đạo, trở thành một vị Phật, tâm của ngài hoàn toàn thanh tịnh khác hẳn trước đây, nhưng hình tướng bề ngoài vẫn chỉ là một vị tu hành, gọi là sa môn Cồ đàm. Chỉ có những người chân thật, những vị giác ngộ mới nhận ra được một vị Phật đang sống trên thế gian này như mọi người, hình tướng không khác mọi người. Như vậy nghĩa là: một vị Phật không phải là thần linh, thượng đế không tưởng.
Bát nhã tâm kinh tuy là bản kinh ngắn gọn, nhưng bản kinh này chỉ rõ đầy đủ thế nào và làm sao nhận ra rằng mình có cái khả năng đó. Muốn nhận ra cái khả năng vô hình tướng đó, con người cần phải thấy rõ thân xác (hình tướng) của con người là không thật - không tồn tại mãi mãi. Con người khi sinh ra đời là có hình tướng, đẹp xấu khác nhau, tùy theo nghiệp báo mỗi người khác nhau. Con người trải qua sinh lão bệnh tử, là hình tướng kia bị hủy diệt.  




Thứ Hai, ngày 15 tháng 8 năm 2016


Hết lòng cám ơn về Thầy Thích Chân Tuệ. Phật Học Tịnh Quang.

Hết lòng cám ơn về Thầy Thích Chân Tuệ. Phật Học Tịnh Quang.
To: cutranlacdao.2010@gmail.com
Nam Mô A-Di-Đà-Phật,
Kính bạch Thầy
Con là Phật Tử miền Trung, quy y vào thập niên 1950. Tuổi lúc đó còn qúa nhỏ không hiểu quy y là gì?
Vài năm sau vào sinh hoạt trong Gia Đình Phật Tử con mới hiểu ra ý nghĩa Tam Quy Ngũ Giới.
Con là một trong những nhân chứng sống còn sót lại trong vụ tranh đấu miền Trung từ 1963 cho đến 1966-67.
Gia đình con cũng có nhiều người đi xuất gia.
Gia đình con đi vượt biên ở đây đã 36 năm qua, vợ chồng con và các cháu đi làm, đi học
về cuối tuần chỉ biết lo chuyện Phật sự để mong cho gia đình sống Đạo được hạnh phúc và giúp đỡ mọi người
xung quanh mình tìm hiểu Đạo Phật và biết Đạo ngõ hầu khuây khỏa những năm tháng xa Quê hương, lưu lạc
và bơ vơ nơi xứ người.
Khả năng học  Phật Pháp của con đến đâu thì con chỉ biết bày cho họ đến đó thôi hoặc cùng nhau trao đổi Phật Pháp,
chứ không dám tự cao, hay tự ngã hoặc không bao giờ dám làm Thầy người ta, vì mình là Cư Sĩ và gia duyên còn bận rộn.
Tuy nhiên con cũng nhận chân ra được đâu là Chánh Pháp và đâu là Tà Pháp.
Năm1964-1965 con đã nhận chân ra được một số qúy Thầy không kềm chế được lòng  Ngã mạn và lòng Kiêu Tăng khi Phật Giáo đã lên tột đĩnh Vinh quang bắt đầu từ năm 1963 khi Hội Đồng Quân Nhân làm đảo chánh Tổng Thống Ngô Đình Diệm
lòng: Tham-Sân-Si của một số qúy Thầy nổi lên công khai, con tưởng chừng như họ là không phải là nhà Tu hành nữa mà là nhà làm Chính trị, cũng tham danh vọng tiền tài chức tước và cũng muốn có quyền uy thế lực như ở Thế gian. Lúc còn nhỏ chúng con cứ hình dung các Thầy là những bậc Bồ Tát để cho chúng sanh nương tựa, cứu giúp cho Phật Tử qua khỏi cơn mê và vô minh của thế gian để rồi giúp cho họ đi đến bờ giác ngộ tìm và thấy được Phật, nhưng từ khi xãy ra vụ Phật Giáo chia  làm hai: Việt Nam Qúốc Tự và Phật Giáo  Ấn Quang tách làm hai khối, rồi đến vụ Ngô Đình Cẩn bị tử hình không một Thầy nào đứng ra để xin chính phủ hay Quan Tòa khoan hồng cho Ngô Đình Cẩn dù là tránh Tử hình.
Đạo Phật chủ trương lòng Từ bi-Hỷ xả. Lấy Ân báo oán - Oán sẽ tiêu tan. Oán báo oán, Oán sẽ chồng chất.
Nhân và Qủa nhà Phật đã nói ra như vậy mà các Thầy vẫn bình chân như vại, hằng ngày vẫn dạy cho Phật Tử Tu học hết khóa nầy đến khóa khác nhưng có lẽ các Thầy dạy trên Lý thuyết nhà Phật thôi, còn không dạy cách áp dụng vào thực tế vào Đời, vìsố đông qúy Thầy có áp dụng cho mình đâu mà đòi áp dụng cho Cư sĩ và Phật Tử.
"Thượng bất chánh, thì hạ tắc loạn là vậy".
Giáo chỉ số 9 năm 2007 nhân danh GHPGVNTN đã gây ra bao nhiêu tai hoạ cho Phật Giáo trong và ngoài nước, nhưng rồi Cố Hoà Thượng Thích Tâm Châu khuyên can nhưng một số qúy Thầy không chịu nghe, để rồi cứ tiếp tục mắc mưu Cộng Sản và Ngoại Đạo, vậy xin thử hỏi Trí Huệ nhà Phật Qúy Thầy để ở đâu?
Thêm vào đó là có một số nhà văn, nhà báo đội lốt Phật Tử viết nhiều cuốn sách, cuốn báo có lợi cho Cộng Sản làm gây chia rẽ Tôn Giáo, nhưng rồi cũng có một số Thầy khen hay và cổ võ cho những nhà báo nầy tiếp tục làm lợi cho Cộng Sản và tiếp tục gây hận thù giữa các Tôn giáo với nhau, đúng là Vô minh, mà cứ tưởng mình là con nhà Phật.
Biết bao nhiêu Thầy và Phật Tử hiện nay ở trong hay ngoài nước vẫn còn tiếp tay Trực tiếp hay gián tiếp làm lợi cho Cộng Sản tồn tại để cho chúng đè đầu cưỡi cổ 90 triệu người dân ở trong nước. Con nghe nói Phật Giáo trong nước chiếm đến 80 hay 90 phần trăm nhưng những sự việc xãy ra cho Đất nước trong những thập niên qua, kể từ khi Cộng Sản cưỡng chiếm miền Nam năm 1975 và những năm tháng gần đây hiện tình Đất nước Việt Nam nằm trên đống lữa, dầu sôi lữa bỏng qúa trầm trọng: Cộng Sản Việt Nam thì bán Nước và Tàu Cộng thì đang cướp nước
Ôi ! Phật Giáo Đời nhà Lý, nhà Trần đâu mà không lên tiếng, mà lúc nào trong các giờ dạy Giáo lý và các khóa Tu học  các Thầy vẫn luôn luôn nhắc nhỡ đến các Đời nhà Lý và nhà Trần làm rạng danh Phật giáo, vì Phật giáo biết bảo vệ Quê hương, thương nước, thương nòi.
Nhưng kính thưa Thầy, mấy tháng nay con chỉ thấy mấy Ông Cha, mấy Linh mục, mấy Giáo xứ và Bà Sơ nhà Thờ từ miền Bắc, miền Trung và miền Nam lên tiếng cùng Giáo dân của họ biểu tình phản đối ngày nầy qua ngày nọ dù là bị Công An đánh đập và ngay cả bị Tù đày nhưng Giáo dân vẫn cương quyết đứng lên bảo vệ Non Sông, Bờ cõi nước nhà một cách công khai để cứu Tổ Qúốc khỏi lâm nguy vào tay giặc Tàu.
Kính bạch Thầy,
Năm 1994 con đã đọc qua Tập Bạch Thư của Cố Hoà Thượng Thích Tâm Châu nguyên Viện Trưởng Viện Hoá Đaọ con rất
ngao ngán cho Phật Giáo chúng ta đã bị các Thầy lợi dụng tối đa, các Thầy đã đưa Phật Tử vào con đường Tu học Phật để đi đến
con đường giải thoát, mà thật sự ra là không có lối thoát từ một số qúy Thầy đưa Phật Tử vào con đường hoàn toàn Mê Tín
Dị Đoan tức tu học theo con đường Tà Pháp tức là "Ma Pháp" chứ không phải theo con đường của Đức Phật đã chỉ dạy trong 
Tam Tạng Kinh điển: kinh-luật-luận; tức là CON ĐƯỜNG CHÁNH PHÁP hay là Chánh Đạo.
Bây giờ đa số các Thầy từ trong và ngoài nước, kể cả sư Quốc doanh hay còn gọi là nhà Sư Công an đã dùng nhiều
phương tiện TINH xảo mê hoặc lòng người để lôi cuốn Phật Tử, miễn sao qúy Thầy có Tiền vào như nước là được.
Một số Phật Tử đầu môi chóp lưỡi đã đem vật chất quyến rũ lòng tham của một số Thầy, làm cho nhiều Thầy quên đi là mình
là một Thầy Tu đang học, đang tu để mong như Phật, vì qúy Thầy đang là Phàm Tăng làm gì được "Thánh Tăng".
Phật Tử đã làm hư hỏng các Thầy. Càng ngày các Thầy cứ  tưởng mình là "PHẬT" như vậy, đâm ra ngã mạn, chúng con còn
gọi là "Kiêu Tăng" hồi nào không hay.
Đúng là thời "Mạt Pháp" Đức Phật đã biết trước và NGÀI đã PHÁN như vậy.
Những tài liệu mấy năm qua Thầy đã nói lên sự thật, Phật Tử chúng có theo dõi và được đọc kỹ càng những bài Pháp hay, những bài phân tích và phê bình qúa hay và chính xác của ThầyThích Chân Tuệ. Nhưng một số đông qúy Thầy và một số
Phật Tử biết nhưng họ vẫn làm ngơ hay công khai dùng phương tiện sẵn có để phản đối trước số đông Phật Tử về Thầy
Thích Chân Tuệ để khỏa lấp cái sự tham lam lợi lộc to lớn của Bá Tánh đem đến cho qúy Thầy.
Phật Tử chúng con cám ơn Thầy đã gởi tài liệu cho chúng con học và nghiên cứu, để biết việc gì Tà để tránh và việc gì Chánh để học hỏi.
Thư đã dài,chúng con xin  kính chúc Thầy và các Cô trong Chùa Pháp Thể Khinh An, chúng Sanh dị độ, kính mong Thầy tiếp tục cứu giúp cho những Phật Tử đang còn Mê Mờ sớm Tỉnh ngộ nhận ra được Con đường Chánh Pháp để Tu học sớm đến bờ Giác Ngộ. PT-Yên Bái.

lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll
Tà Sư Lễ Trai Đàn Bạt Mạng - tăng ni phật tử u mê ngu si đần độn theo quá đông
ma tăng Thích Như Điển (Germany) thích tiền như điên
 
ma tăng Thích Như Điển thích tiền như điên tại chánh điện Chùa Viên Đức (Germany)

ma tăng thích tiền như điên 
Chùa Viên Giác (Germany) 
Kính mời tham khảo:

Tiền Làm Động Tâm, Tiền Sinh Bất Tịnh
Trai đàn bạt mạng - chẩn tế cô hồn - là tà pháp - không phải chánh pháp

Chớ tin lời các giáo phẩm tôn giáo bịa đặt gạt gẫm thế gian u mê.

http://phtq-canada.blogspot.ca/2013/07/hinh-thuc-me-tin-khong-phai-la-phat-giao.html

 
 
sư cộng sản - sư hải ngoại - cúng chẩn tế cô hồn - tà pháp trai đàn bạt mạng 
- gạt gẫm bá tánh u mê

 lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll

Chớ tin lời các giáo phẩm tôn giáo bịa đặt gạt gẫm thế gian u mê.



Kính mời tham khảo




CÔ HỒN VÔ THƯỢNG SƯ FASHION SHOW




Mời quí vị xem bài viết: "Sự Mê Tín Trong Dân Gian" & PG có mê tín không? 
Chớ vội tin

(Thư Phật Tử Ngô Phúc)



llllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll
On Friday, December 23, 2016 4:47 PM, Van Phuoc Phan wrote:

Kính gởi Phật Học Tịnh Quang Canada,
Kính thưa Thầy Thích Chân Tuệ, Quý Thầy và Quý Sư Cô,
Con xin cám ơn Thầy thường xuyên gởi cho con điện thư có Giáo Lý Phật Giáo, những bài suy niệm hướng thiện và một số bài phê phán những vị không phải ''chân tu'', nhưng vẫn mang danh là ''Sư'' của Phật Giáo. Dù là người Công Giáo, con cũng ''đau buồn lây'' bởi vì các ''vị'' ấy không những ''phá Đạo'' nhanh hơn kẻ chống Đạo, mà còn làm ''gương mù'' cho tuổi trẻ Phật Giáo (nói riêng), cho thanh thiếu niên Việt Nam (nói chung) và khiến một số người ngoại quốc hiểu lầm phần nào về Phật Giáo vốn dạy ăn ngay, ở lành, từ bi...
Là Thượng Tọa, Thầy vẫn sẵn lòng chia sẻ niềm vui của Bà Con Kitô Hữu như con thường thấy mỗi năm. Chính vì thế, con cũng xin được phép kính gởi Thầy, Quý Thầy khác và Quý Sư Cô bức thư (con kính gởi Ban Biên Tập ''nọ'') diễn tả tâm tình của con khi nhìn Áo Dòng của Tu Sĩ Công Giáo. Nhìn các Vị mặc Cà Sa hay tiếp xúc với các Vị ấy, con cũng tỏ lòng kính mến. Tiếc thay... như con đã thưa cùng Thầy!!!
Nay, con cũng kính chúc Thầy, Quý Thầy khác và Quý Sư Cô Ngày Lễ Giáng Sinh vui tươi với Việt Bào và Năm Mới an lành.
Kính thư,
Con: Phan văn Phước
Con kính gởi Thầy thư và thơ của con. Dưới thơ, có Link TAM CA ÁO ĐEN.
lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll
Kính thưa Ban Biên Tập,
Xin chân thành cám ơn BBT hồi âm mỗi lần đã đăng bài của tôi. Khi nhận được hồi âm, tôi liền cầu nguyện cho BBT.
Nay, tôi xin thưa cùng BBT:
1- Xin BBT vui lòng thông cảm việc tôi kính gởi ''gần như liên tiếp'' mấy bài thơ trong những ngày BBT bề bộn công việc.
2- Ngày xưa, từng mê ÁO DÒNG ĐEN có Tràng Chuỗi Mân Côi (cũng màu đen) ''đong đưa'' theo bước đi của Quý Cha Dòng Chúa Cứu Thế, tôi bèn thi vào Đệ Tử Viện, được trúng tuyển, không ''thèm'' vào Trường Công Lập hay Trường Pháp! Cả nhà hãnh diện có con ''dâng mình cho Chúa''!!!
3- Đang ở năm cuối Đại Học, tôi vẫn ước mơ được làm Linh Mục. Nhưng, xét rằng mình không thể chu toàn Ơn Gọi Độc Thân, tôi vẫn đi dạy học đến năm 1982 thì mới lập gia đình.
4- Bây giờ, mỗi lần nhìn Áo Dòng bất cứ màu nào, tôi vẫn thích và tỏ lòng quý trọng. Ngắm TAM CA ÁO ĐEN, tôi xúc động, làm thơ với hy vọng góp phần nhỏ bé vào việc ca tụng Thiên Chức Linh Mục mà Chúa truyền cho các Ngài qua Giám Mục.
5- Vậy, kính xin BBT vui lòng xem xét nội dung bài thơ, bên dưới có Link TAM CA ÁO ĐEN trình bày quá hay bản Trời Cao, khiến tôi ứa lệ.
Kính chúc BBT Lễ Giáng Sinh như ý.
Kính mến,
Phan văn Phước

TAM CA ÁO ĐEN

Hân hoan chờ đón ''No-en''
Tam Ca ''Linh Mục áo đen vào đời!''
Âm thanh trầm bổng qua lời
Thánh Ca xin Chúa cứu đời lầm than
Thoát gông cùm của Satan
Nhờ Hồng Ân Chúa chứa chan ngập lòng!
Như nai tìm đến suối trong
Đoàn con đang khát, chờ mong Tình Ngài!
Ngày đêm thống hối, van nài
Chúa cho ''Chiên-Thánh-Thiên-Sai'' xuống trần
Để Ngài giáo huấn, canh tân
Thế gian bội bạc, vong ân, đọa đày...
Chúa ơi, trông Chúa từng ngày!
Xin ''dừng cơn giận'', giải bày Tình Thương!
''Lòng nhân từ Chúa'' khôn lường!
''Trời cao hãy đổ Mưa, Sương'' Tuyệt Vời
Chính Con Thiên Chúa là ''Lời''
Như Ngài đã hứa ở nơi Địa Đàng!
Lắng nghe Mục Tử rập ràng
Đồng ca Thánh Nhạc, hai hàng lệ rơi!
Tha phương, buồn nhớ ''thiếu thời''
Ngỡ rằng mình vẫn còn nơi quê nhà...
Cám ơn ''Mục Tử Tam Ca'':
Tác nhân hàng lệ con sa xuống bàn...

Đức Quốc, 17.12.2016
(Đaminh Phan văn Phước ''tức cảnh'' nhờ Niên Trưởng Lê Nhật Thăng.)
Xin chân thành cám ơn Niên Trưởng Lê Nhật Thăng (Webmaster Trang Nhà Providence-Jeanne d'Arc Huế), là Phật Tử yêu mến Chúa và Mẹ Maria, đã gởi tặng Thân Hữu kiệt tác ''Trời Cao'' do ba Linh Mục trình bày ở Link nầy: Paris By Night Gloria 1 Full Program - YouTube
Tiểu đệ Phan văn Phước
lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll

__._,_.___

Posted by: "VP. PHAT-HOC TINH-QUANG CANADA"

Reply via web post Reply to sender Reply to group Start a New Topic Messages in this topic (1)

Have you tried the highest rated email app?
With 4.5 stars in iTunes, the Yahoo Mail app is the highest rated email app on the market. What are you waiting for? Now you can access all your inboxes (Gmail, Outlook, AOL and more) in one place. Never delete an email again with 1000GB of free cloud storage.


.


__,_._,___