CASINO Cầu Trời Có Được Gì Đâu
"trời" không có thực, chỉ là sản phẩm tưởng tượng của con người mà thôi
"trời" không có thực, chỉ là sản phẩm tưởng tượng của con người mà thôi
Vì thế cho nên, thay
vì cầu nguyện, van vái trời,
con người hãy xem.....
Cầu Trời Có Được Gì Đâu?
(Phật Học Tịnh Quang 14)
lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllGIẢI TRÍ HAY CỜ BẠC
Thạch Thảo
Con
số hơn 100 tỷ USD từ các sòng bạc nước Mỹ đóng thuế mỗi năm đủ nói lên
cuộc sống của người Mỹ
thế nào dù họ vất vả làm việc, trong đó không thể loại trừ người Mỹ…
gốc Việt. Những người Việt thích đánh bài bạc, họ còn tìm đến các kinh
đô sòng bạc như L’ Auberge Casino, Golden Nugget Casino
(Lake Charles – Louisiana), Las Vegas… trước là giải trí sau là đánh bạc hay ngược lại.
Thạch Thảo trước L’ Auberge casino – Louisiana
Quan
sát những con bạc quy tụ nhộn nhịp bên trong sòng bài thì gần một nửa
là người Á đông, bao gồm
Ðại Hàn, Tàu, Việt Nam, Lào… Ðứng sau người Trung Ðông về khoản chơi
lớn, họ dám đặt lên bàn mỗi ván từ vài trăm đến vài ngàn đô la trở lên
một cách dễ dàng. Người Mỹ thua xa, không dám chơi kiểu bất kể tương
lai.
Như
bỏ con tép bắt con tôm, có thể tôm hùm – luôn là mục đích của sòng bạc
hướng đến túi tiền du khách. Hiện nay, hầu hết các sòng bài đã tổ chức
những chương trình ca nhạc miễn phí như hình thức quảng cáo lôi kéo hấp
dẫn. Từ miễn phí phiếu ăn, phòng ngủ sang
trọng, cho đến xe bus đưa đón, khách còn được tặng tiền thưởng, vài
sòng bạc còn có promotion thua
100 đô la trả lại 100 đô la khi mở memberships…
thì đố ai thoát khỏi vòng kim cô đang chờ khi đã bước vào casino.
Quan
sát mới thấy ngay cửa ra vào mỗi phòng bài được thiết kế như con cua càng (kẹp người bước vào cửa) hay con rồng đầu lớn đuôi nhỏ
(nuốt trọn hầu bao đầu vào); thậm chí hai bên hông là đèn lửa lập lòe như muốn đốt người bước vào.
Cứ vái tứ phương, chắp tay:
“Lạy Thần bài cho con thắng”. Ðố mà dễ. Thấy hai anh chị du khách
Việt Nam mặc áo hình lá cờ Mỹ đang cầu xin lầm bầm trước hồ phun nước
ngay cửa ra vào, làm tôi phải bật cười với cái tin dị đoan dễ thương của
họ.
Ðúng
là xứ sở tự do, thiên đường là đây! Dân chơi không
sợ mưa rơi,
đánh bài thoải mái mà nào hề tim đập thình thịch lo sợ cảnh sát đến hốt
về đồn. Dân quyền quá đi chứ! Làm ra tiền, chơi công khai chẳng
sợ ai, nếu thắng lớn thì đóng thuế 25% theo luật IRS, có cái form chờ
mình, dễ ợt! Bên nào cũng hợp pháp: lấy tiền và nộp tiền, góp phần tăng
trưởng nền kinh tế quốc dân.
Sòng
phẳng mà nói, sòng bạc không hề tội lỗi, mà tại khách dẫn mạng nộp
tiền. Bạn ham vui, chơi thua ráng chịu, đâu ai bắt bạn đánh bài! Bạn tự
nguyện tới và tự xếp hàng, đợi chờ vui vẻ mà! Do vậy, ít nhất cũng hơn
50% khách bị
“dính chưởng” mọi phía.
Ðã
gọi là cờ bạc thì đâu cũng không tránh khỏi “từ bị thương cho đến chết ngất ngư”. Chủ sòng là những nhà tài phiệt của hàng loạt tập đoàn tên tuổi thế giới;
“vốn liếng họ bạc tỷ bạc ức thì mình có triệu cũng thua, huống chi dân chơi bạc trăm, chẳng là cái nghĩa địa gì”,
một dân chơi chuyên nghiệp chia sẻ như thế. Do đó, ai nói gì mặc, ta cứ chơi
“vô tư”, suy nghĩ hại não.
Không
phủ nhận tình trạng nhiều người mê cờ bạc tạo ra tệ nạn xã hội và bi
kịch gia đình. Qua tìm
hiểu mới biết khá nhiều triệu phú Việt làm nghề biển tại Louisiana, chủ
nhân nhiều thuyền đánh cá tôm, có nhà máy đông lạnh trong tay cả triệu
đô nhưng sau đó trở thành trắng tay bởi ham cờ bạc. Có người rơi vào
nghèo khổ sau khi nướng sạch gia sản trong vài
tuần lễ. Một số chủ nhân kinh doanh tiền mặt, hoặc đi làm trốn thuế, dư
dả với nguồn gốc bí ẩn… nên buồn vui cuộc đời là vào sòng thiêu thân;
cuối cùng như
“Của Thiên Trả Ðịa” trắng tay đồng tiền không sạch.
Một
điều quan trọng, nhiệm vụ của casino là thắng tiền người chơi. Vì thế,
chú ý đến thiết kế, ta sẽ nhận ra được mọi cái đều có sự tính toán khoa
học, toán học kể cả phong thủy. Những đầu óc thông minh các lãnh vực
được huy động tối đa hầu tìm phương cách đưa
cả thế giới vào kinh đô giải trí. Chủ sòng chỉ thắng chứ không bao giờ
thua !
Sòng
bạc nắm rõ điểm yếu của con người và khai thác tối đa. Thua sẽ đánh
tiếp may ra mong lấy lại
vốn lẫn lời; oái oăm thay càng đánh càng thua, càng mất phương hướng
thì tiền lại càng vơi đi. Mỗi bàn đều có camera quan sát 3 chiều từ xa
từng động tác, cảm xúc của khách không qua mắt nổi những quan sát viên
tại các phòng riêng. Nếu bàn nào bắt đầu có nhiều
người thắng lớn liên tục, sẽ có sự thay đổi người chia bài sau đó, các
nhân viên chiêu đãi sexy sẽ nhiệt tình mang bia rượu miễn phí tới dâng
tận miệng. Người chơi bài nào thua nhưng tiền trên bàn vẫn còn nhiều thì
trước sau các em xinh đẹp sẽ viếng thăm mời
thức ăn nhẹ, nhằm làm người ấy không biết đói bụng đi kiếm thức ăn. Một
sự tận tình chăm sóc có tính toán thông minh.
Tuy
biết nhà cái luôn dành phần thắng, nhưng con bạc vẫn cảm hứng say sưa mất cả sự kiểm soát bản thân.
Theo
một bài báo trên BBC thì “Ðiều
này cũng được một nghiên cứu năm 2009 của chuyên gia đại học Stanford ở
California ủng hộ, họ thấy rằng khoảng 92% người
chơi bị “mất ngưỡng” (mà dưới ngưỡng đó thì họ sẽ không chơi). Tuy
nhiên, thực tế xét tổng thể có thể là họ mất tiền sau khi vào sòng bạc
nhưng không vì thế mà ảnh hưởng đến sự thích thú nói chung của việc đánh
bạc”.
“Ngay
cả thua bạc, cơ thể sẽ sản sinh ra chất adrenalin và endorphins”, cho
nên người ta vui vẻ bỏ tiền ra tiêu khiển là điều không ngạc nhiên.
Ðiều ghi
nhận trong cuộc điều tra hơn 5000 người cờ bạc: không chỉ đánh bài mong
thắng khoản tiền lớn là yếu tố chính, mà sau đó người ta cảm thấy
“vì nó vui rất lý thú” hay “chơi cho vui, giải tỏa căng thẳng”.
Thỏa mãn được điều ấy thật thích thú cho dù mất mát trả giá trong thực
tế. Nếu ai đang thua, đang buồn thất vọng mà bỗng dưng thắng thì mức
sung sướng thú vị dâng cao gấp bội, chừng
ấy cũng đủ chứng minh đánh bài đã ảnh hưởng và liên quan thay đổi trạng
thái cảm xúc con người ra sao. Hóa ra quá trình đỏ đen cùng các yếu tố
kèm theo thật sự khó giải thích, đơn giản nó không như bệnh lý cờ bạc –
chỉ vì muốn thắng như mọi người tưởng !
Ðã
vào casino, khán giả xem xong chương trình ca nhạc nào đó rồi bỏ ra về,
có mà mơ! Khó thoát khỏi
sự cám dỗ hàng loạt từ nhà hàng với vô số món ăn thức uống hấp dẫn,
muốn shopping thời trang thương hiệu nào đều có, muốn bơi hay muốn
dancing, bar … tất cả đều có các dịch vụ giải trí ấy cho mọi lứa tuổi,
ai cũng tìm được niềm vui cho mình và không ai phàn
nàn ai. Ngay giới trẻ trước kia ít gần gũi kiểu chơi bài cổ điển xưa
rích thì nay họ cũng bị lôi kéo vào casino với những chương trình ca
nhạc đồng quê, nhạc trẻ tập trung nhiều ca sĩ nổi tiếng… Không ít đi xem
cho vui nhưng sau đó trúng kế, chơi bài cho biết
với người ta.
Mục
tiêu của sòng bài là kiếm lợi nhuận từ khách, nếu ai để ý sẽ nhận ra một số bí quyết thầm lặng sau đây:
–
Không bao giờ có đồng hồ xung quanh.
Người
ta dễ quên đi khái niệm thời gian ngày – đêm; không ngủ vội, không về
sớm khi không nhìn ra mấy giờ rồi. Bạn chơi lâu chừng nào thì khả năng
thua nhiều chừng ấy.
–
Thiết kế có kế hoạch tính toán kỹ lưỡng làm bạn mất phương hướng.
Quang
cảnh sáng rực đèn 24/24, lối đi các cửa ra vào như mê cung dễ bị lạc;
tìm được đường ra chưa chắc dễ, nên ta kiếm chỗ ngồi chơi tiếp
(vì người ta muốn mình như vậy). Mỏi chân chụp đại lấy cái ghế
tại máy đánh bạc slots hoặc sòng xì dzach cho khỏe, và gì đến sẽ đến:
hao tiền vì bạc, quên cả giờ về !
Miễn phí rượu.
Nghĩ rằng uống bia rượu như quyền lợi được ưu đãi nhưng mấy ai biết đó là một chiến thuật sòng bài.
Rượu sẽ làm bạn mất khả năng sáng suốt phán đoán và thua bạc là cái chắc.
Tránh
uống rượu khi chơi bài và thắng là phải dừng, đứng lên đi về. Nếu bạn
ham hố chỉ rước hậu quả trắng tay sau đó – thua hết số tiền đã thắng và
còn thua thêm nữa.
–
Những bàn chơi như Blackjack, Roulette, Baccarat, Poker, Craps … đều có
sự phối hợp dàn nhân sự chia bài dày dặn kinh nghiệm được lưu chuyển
tùy theo giá trị khu vực hay phòng vip đặc biệt nên không dễ ăn tiền của
họ. Với Slot Machine cũng vậy, đều gài đặt
bao nhiêu tiền vào máy thì may ra người chơi mới nhận lại vốn lẫn lời.
Ăn được tiền của các sòng bài nào có dễ, thắng đó dễ thua đó vì lợi thế
lúc nào cũng thuộc về chủ sòng.
“Ai ghé bàn quay roulette là dễ đưa đến tỷ lệ thắng cho casino; khôn
hồn trở lại xì tố thì may ra may mắn vì tiền trực tiếp từ người chơi, ăn
thua tùy vào bạn và tài nghệ chơi bài của bạn”.
Một số người sành sỏi đã chia sẻ.
Thật
ra đến sòng bài giữa giải trí và cờ bạc là một lằn ranh mong manh, tùy
thuộc vào ý chí của người chơi. Nếu tự chủ thì thua chút đỉnh hay ăn
chút đỉnh còn là giải trí. Mất tự chủ, những cỗ máy thông minh kia sẽ
moi túi của bạn không còn đồng nào!
Dù
sao cũng chúc quý độc giả nhiều may mắn trong mùa Lễ này, nếu các bạn đi… giải trí !
Tất
cả hình trong bài là quang cảnh bên trong sòng bài L’ Auberge casino – Louisiana
Thạch
Thảo
----- Forwarded Message -----
From: VP. PHAT-HOC TINH-QUANG CANADA cutranlacdao@yahoo.com
To: testing2k@yahoogroups.com
Cc:
Sent: Wednesday, February 21, 2018, 10:05:37 AM EST
Subject:
Trời ơi... vô thần hay hữu thần? cái tin dị đoan quá dễ thương... tưởng
thiên đường là đây! trách móc "trời" cầu xin.. Lạy Thần... Lạy cầu xin
Chúa nhân từ... cho con lúa luôn ... cho con trắng tay...
Kính
chúc Quí Vị và gia đình
an lạc
hạnh phúc trọn năm mới Mậu
Tuất 2018
Kính mời viếng thăm:
các con người có tâm
ích kỷ như vậy,
lúc nào cũng nghĩ đến mình, vì mình, cho mình, thường dễ trở
nên gian ác đối với đồng chủng, đồng loại,
tàn nhẫn đối với đồng bào, đồng hương, hay đồng
đạo.
Chẳng
hạn trước kia, con người tin tưởng có thần sấm sét, thần sông, thần núi, thần
nước, thần gió, thần mưa, rồi đặt tên là: thiên lôi, hà bá, sơn thần, thủy thần,
phong thần, vũ thần.
Thực ra đó chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng của con người
trong sách vở truyện mà thôi. Những người yếu bóng vía, yếu tim, yếu gan, nhẹ dạ, ngây thơ, lại tưởng
là thiệt !
Trời,
nếu là đấng chí công vô tư, tại sao lại có lòng thương ghét, ban phước giáng họa
tùy tiện, theo lời van xin cầu nguyện được?
Trời,
nếu là đấng linh thiêng, tại sao lại để cho tội ác xảy ra, rồi mới giáng họa trừng
phạt? Trời, nếu là đấng toàn quyền, tại sao lại không chịu ngăn ngừa, ngăn chận
trước các tội ác trên thế gian?
Trời,
nếu là đấng vạn năng, tại sao lại chịu thua loài yêu ma quỉ quái, chỉ biết hành
phạt loài người? Trời, nếu là đấng đầy lòng bác ái, tại sao lại sáng tạo ra cuộc
đời đầy đau khổ cho nhân loại: bệnh tật, thiên tai, hạn hán, bão lụt?
"trời" không có thực, chỉ là sản phẩm tưởng
tượng của con người mà thôi
Vì thế cho nên, thay
vì cầu nguyện, van vái trời,
con người hãy xem.....
Cầu Trời Có Được Gì Đâu?
(Phật Học Tịnh Quang 14)
CẦU TRỜI CÓ ĐƯỢC GÌ ĐÂU?
TK. Thích-Chân-Tuệ
VP. Phật-Học Tịnh-Quang Canada
TK. Thích-Chân-Tuệ
VP. Phật-Học Tịnh-Quang Canada
Trời
ơi, tại sao tôi khổ quá vậy nè? Tôi ăn hiền ở lành, tôi cầu xin van vái hoài, tại
sao trời không giúp đỡ gì hết? Còn cái bà hàng xóm gian ác, chưa bao giờ cầu
xin gì cả, mà trời lại giúp bà ta được buôn may bán đắt, gia đình hạnh phúc,
con cái đỗ đạt? Tại sao lại có chuyện bất công quá vậy, hả trời?
Trong
đời sống hằng ngày, không nhiều thì ít, chúng ta đã từng nghe qua những câu
than thở, trách móc "trời" như
vậy, do những người chung quanh nói ra miệng, hoặc cũng có lúc do chính chúng
ta nghĩ thầm như vậy trong bụng. Khi gặp chuyện không may trong cuộc sống, hay
gặp nghịch cảnh trong cuộc đời, hầu như mọi người đều kêu "trời" cứu giúp, nếu như người
đó không theo tôn giáo nào. Hoặc là van xin, khấn vái, cầu nguyện "đấng thiêng liêng" cứu độ, cứu rỗi,
cứu vớt, phù hộ, độ trì cho được tai qua nạn khỏi.
Trên
thực tế, có những người cầu nguyện được tai qua nạn khỏi, có những khi cầu nguyện
được tai qua nạn khỏi. Nhưng có biết bao nhiêu người cầu nguyện, không được tai
qua nạn khỏi, biết bao nhiêu khi cầu nguyện, không được tai qua nạn khỏi.
Những
lúc cầu nguyện nhưng không được tai qua nạn khỏi, con người bèn tự an ủi, hoặc
nghe người khác giải thích là: Tại vì cầu nguyện chưa khẩn thiết lắm, chưa chí
tâm chí thành lắm, hoặc là lúc đó trời bận đi cứu giúp người khác, cho nên
không nghe lời van vái, lời nguyện cầu của mình. Lời giải thích có tính
cách tiêu cực như vậy, thực tế chẳng giúp ích gì cho cuộc sống tâm linh của con
người.
Cầu
nguyện hay van xin chỉ giúp con người cảm thấy được bình an trong nhứt thời đau
khổ mà thôi, chứ không giúp con người thực sự giảm bớt hay thoát ly được phiền
não và khổ đau. Cũng giống như miếng thuốc cao dán, chỉ trị được phần ngoài da,
chứ không dứt trừ được căn bệnh trầm kha. Cuộc sống của con người cứ quanh đi
quẩn lại những chuyện đau khổ khổ đau như vậy nhiều đời nhiều kiếp, không có lối
thoát.
Tại sao vậy?
Muốn có câu trả lời chính xác, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu:
"Nguyên nhân nào thực sự gây ra những sự khổ đau trên thế gian
này"?
Thực
sự, nguyên nhân của những chuyện khổ đau đau khổ trên thế gian này, không phải
do "trời" nào gây ra cả, mà
chỉ vì con người quá ích kỷ, thường hay suy nghĩ đến
"cái ta" hay "cái bản ngã" quá nhiều.
Chuyện
gì có lợi cho mình, cho vợ chồng mình, cho con cái mình, cho gia đình mình, cho
dòng họ mình, cho tổ chức mình, cho tôn giáo mình, cho dân tộc mình, cho quốc
gia mình thì được, bằng như ngược lại thì dứt khoát là không được! Bất cứ chuyện
gì xảy ra trên đời nầy, con người cũng đều nghĩ là "vì
mình, cho mình".
Chẳng
hạn như trời nắng tốt là để cho mình, gia đình mình, bạn bè mình và hội đoàn
mình đi chơi vui vẻ! Trời mưa lớn là để cho mình khỏi tốn tiền rửa xe! Ra đường
gặp đám tang, cho là người ta xui xẻo thì mình gặp hên! Hoa quỳnh nở trong nhà
mình cho là điềm may mắn, điềm tài lộc đến với mình, đến với gia đình mình! Sở
công chánh thấy gia đình mình dọn nhà tới khu vực nầy, liền mở con đường mới
băng ngang khu đất trống để cho mình đi làm tiện lợi hơn trước! Từ hồi dân mình
qua Canada nhiều, trời thương dân mình, nên thời tiết cũng ấm áp hơn trước!
Cái gì cũng đều nghĩ là "vì mình, cho mình" trước
tiên hết trơn!
Con
người có sự suy nghĩ như vậy cho nên đau khổ lại hoàn khổ đau! Chính vì con người
có tâm ích kỷ như vậy, cho nên gây phiền não và khổ đau cho mọi người chung
quanh, có liên hệ với họ về phương diện gia đình hay xã hội. Không có trời nào
có thể giúp con người được hết khổ đau, nếu chính con người không chịu từ bỏ lề
lối suy nghĩ như vậy.
Thậm
chí ngay trong gia đình, nếu người vợ hay người chồng có nếp suy nghĩ ích kỷ,
cái gì cũng "vì mình, cho mình"
trước tiên như vậy, thì gia đình đó khó có hạnh phúc được. Nếu người con nào
cũng chỉ biết suy nghĩ cho chính bản thân mình mà thôi, thì người con đó rất dễ
bất mãn với cha mẹ và anh chị em trong gia đình. Cái gì cũng đòi hỏi phần tốt,
phần hơn, phần lợi cho mình, không cần đếm xỉa gì đến những người chung quanh,
dù là ruột thịt, thì làm sao có thể sống chung với người khác được? Nhẹ thì bất
hòa, gây gổ triền miên trong gia đạo. Nặng hơn thì bỏ nhà ra đi, hoặc gây đau
khổ cho những người thân thuộc, nhưng vì mê muội, lại xem như kẻ thù.
Còn
đối với mọi người khác ngoài gia đình, các con người có tâm ích kỷ như vậy, lúc
nào cũng nghĩ đến mình, vì mình, cho mình, thường dễ trở nên gian ác đối với đồng
chủng, đồng loại, tàn nhẫn đối với đồng bào, đồng hương, hay đồng đạo.
Những
con người như vậy chỉ biết có đồng tiền mà thôi. Chẳng hạn như vì muốn được hưởng
lợi nhiều, ở không lãnh tiền, cho nên con người sẵn sàng vu oan giá họa cho người
khác, kiện tụng người khác đòi bồi thường thiệt hại tưởng tượng do họ tự tạo dựng
ra, mặc kệ người khác đau khổ thế nào, gia đình của người khác ra sao cũng mặc
kệ. Miễn là họ thắng kiện dù phải dùng đủ mọi thủ đoạn để hại người lợi mình.
Những
người như vậy lại thường hay nói chuyện nhân nghĩa, phải quấy, nhưng họ nhìn ai
cũng thấy quấy, chỉ có họ là phải, nhìn ai cũng thấy nguy hiểm đáng ghét, chỉ
có họ là hiền từ dễ thương!
Trong
thời đại văn minh, khoa học tiến bộ hiện nay, những sự tin tưởng nơi trời, như
là một đấng đầy quyền lực, một đấng toàn năng, một đấng sáng tạo ra muôn loài,
một đấng có quyền thưởng phạt tùy ý, đã và đang dần dần tan biến, không nhiều
người còn tin như thế.
Chẳng
hạn trước kia, con người tin tưởng có thần sấm sét, thần sông, thần núi, thần
nước, thần gió, thần mưa, rồi đặt tên là: thiên lôi, hà bá, sơn thần, thủy thần,
phong thần, vũ thần. Thực ra đó chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng của con người
trong sách vở truyện mà thôi. Những người yếu bóng vía, yếu tim, yếu gan, nhẹ dạ, ngây thơ, lại tưởng
là thiệt !
Ngày
nay, con người đã hiểu được là nước bốc hơi thành mây, mây tụ lại thành mưa.
Khi mưa có thể có sấm sét, do các luồng điện chạm nhau trên không trung. Ðó là
bài khoa học thường thức đã và đang được dạy ở bực tiểu học từ bao lâu nay.
Mưa
có ở trong đất liền, mưa có ở trên rừng núi, mưa có ở ngoài biển khơi. Mưa do đủ
"nhân duyên" mà có. Mưa không vì thương người dân làm ruộng đang cần
nước tưới, mưa không vì ghét dân đô thị muốn được khô ráo sạch sẽ, mưa không vì
thương hay ghét một ai, mưa không do trời nào làm ra cả. Thậm chí, từ lâu nay
các khoa học gia còn có thể làm được mưa nhân tạo. Có đủ "nhân duyên"
thì có mưa. Chỉ có con người khôn ngoan biết dùng nước mưa để làm ruộng, hứng
nước mưa để làm nước uống.
Ai ai cũng biết rõ ràng hột cam là "nhân" sinh ra cây cam
và cây cam sinh ra "quả" cam.
Luật nhân quả đã quá rõ ràng như vậy.
Khoa
học cũng đã công nhận như vậy. Thế mà cho đến ngày nay, vẫn còn có người không
chịu tin, lại thích tin tưởng những chuyện linh thiêng huyền bí, càng mơ hồ khó
hiểu, khó giải thích chừng nào, lại càng tin nhiều chừng ấy!
Nếu
con người chịu khó suy tư sâu rộng hơn một chút, thì sẽ không còn những lời oán
than trách móc trời như trước đây nữa.
Hể
đã có "nguyên nhân", cộng thêm "trợ duyên" đầy đủ thì chắc
chắn sẽ có "kết quả hay hậu quả". Thí dụ như hột cam là nguyên nhân
chính, cộng thêm trợ duyên như đất tốt, nước tưới, phân bón, công người chăm
sóc, kỹ thuật trồng trọt thì kết quả sẽ là cây cam và quả cam.
Luật nhân quả không chỉ áp dụng cho riêng một ai, cho
riêng một sắc dân nào, cho riêng tín đồ của một tôn giáo nào cả.
Luật nhân quả là một lẽ thực, là chân lý, không lệ thuộc thời
gian hay không gian, luôn luôn áp dụng, bất cứ lúc nào, bất cứ nơi nào.
Sách
vở có nói về luật nhân quả như các câu sau: cây nào sinh quả nấy,
có lửa mới có khói,
gieo gió thì gặt bão,
sinh sự thì sự sinh.
Về
phương diện tâm linh, về phương diện tinh thần, những việc con người tạo tác,
những việc con người nói ra, những việc con người suy nghĩ, từ thân khẩu ý,
chính là những nguyên nhân, gây ra những kết quả hay hậu quả, mà con người sẽ
thừa hưởng, sẽ nhận lấy, hay sẽ gánh chịu.
Chẳng
hạn như câu:
"Gieo nhân nào, gặt quả nấy". Thí dụ như khi còn nhỏ
chăm học, lớn lên cố gắng làm việc và biết tiết kiệm là các nguyên nhân. Kết quả
là đời sống vật chất sau nầy khá giả, sung túc. Nghiện ngập, rượu chè, say mê cờ bạc
là các nguyên nhân, hậu quả là sự tán gia bại sản về sau. Tham tiền, tham sắc,
tham danh, tham ăn, tham ngủ là các nguyên nhân của những việc làm sai trái, xấu
xa, độc ác, bất chấp thủ đoạn, chẳng những gây đau khổ cho chính mình, còn gây
khổ đau cho thân nhân và cho những người chung quanh nữa. Những cơn nóng giận
không tự kềm chế được là nguyên nhân của những thất bại, khổ đau, hối hận sau nầy.
Sách có câu:
"Nhất niệm sân tâm khởi, bách vạn chướng môn khai".
Nghĩa
là một khi tâm niệm tức giận, sân hận khởi lên mà chúng ta không tự kềm chế,
không tự khắc phục được, thì biết bao nhiêu, trăm ngàn vạn chuyện khó khăn, đau
khổ, chướng ngại tiếp nối theo sau đó. Những giây phút nóng giận ngu si, lầm lẫn
là nguyên nhân của những sự hối tiếc, đau khổ sau đó, có khi kéo dài triền miên
suốt cả cuộc đời.
Những sự cố gắng tu tâm dưỡng tánh, tìm học để hiểu ra chân lý là các nguyên nhân
đem lại kết quả là đời sống an lạc và hạnh phúc ngay tại thế gian này cho mình
và cho những người chung quanh. Như vậy, nếu con người hiện đang sống khỏe mạnh,
làm ăn phát đạt, gia đình hạnh phúc, con cái nên thân, đó là đang thụ hưởng "kết quả" của phước báo nhiều đời nhiều
kiếp trước, do chính mình tạo tác, chứ không do trời nào ban phước cho hết,
cũng không do cầu nguyện van xin, nhắc nhở kêu gào mà được, nếu như mình không
thực sự xứng đáng được thụ hưởng những điều tốt đẹp đó. Còn nếu như con người
hiện đang gặp nghịch cảnh, gặp khổ đau, đó là đang gánh chịu "hậu quả" của nghiệp báo nhiều đời
nhiều kiếp trước, do chính mình tạo tác, chứ không do trời nào giáng họa cho hết,
cũng không do cầu nguyện van xin, rên la thảm thiết, mà tránh khỏi được.
Trời,
nếu là đấng chí công vô tư, tại sao lại có lòng thương ghét, ban phước giáng họa
tùy tiện, theo lời van xin cầu nguyện được?
Trời,
nếu là đấng linh thiêng, tại sao lại để cho tội ác xảy ra, rồi mới giáng họa trừng
phạt? Trời, nếu là đấng toàn quyền, tại sao lại không chịu ngăn ngừa, ngăn chận
trước các tội ác trên thế gian?
Trời,
nếu là đấng vạn năng, tại sao lại chịu thua loài yêu ma quỉ quái, chỉ biết hành
phạt loài người? Trời, nếu là đấng đầy lòng bác ái, tại sao lại sáng tạo ra cuộc
đời đầy đau khổ cho nhân loại: bệnh tật, thiên tai, hạn hán, bão lụt?
Hiểu được lý lẽ này, biết rõ ràng "trời" không có thực,
chỉ là sản phẩm tưởng tượng của con người mà thôi. Hiểu thấu đáo tường tận sự
công bằng của luật nhân quả, con người sẽ giảm bớt khổ đau, sẽ không còn
"than trời trách đất" nữa.
Trái
lại, con người sẽ không còn bi quan yếu đuối, sẽ mạnh mẽ hơn, can đảm hơn, mạnh
dạn hơn, dám nhận lãnh "hậu quả" do
chính mình tạo tác, hay an nhiên thụ hưởng "kết
quả" do chính mình tạo tác và tiếp tục làm những việc thiện để
có phước báo, tránh những việc bất thiện để tránh nghiệp báo, quả báo.
Thực
ra, chỉ có những phước báo do tạo tác việc phước thiện là có thể giúp con người được
"tai qua nạn khỏi" mà thôi, không có trời nào làm chuyện bất công bằng,
đến giúp đỡ mình theo lời van xin, cầu nguyện cả.
Vì
thế cho nên, thay vì cầu nguyện, van vái trời, con người hãy tích phước, tạo
phước, bằng cách làm các việc thiện, nói các lời thiện, nghĩ các điều thiện, tức
là giữ gìn ba nghiệp thân khẩu ý được thanh tịnh. Làm được như vậy, nhưng cũng
đừng chấp rằng mình đã làm được bao nhiêu việc thiện, để giữ gìn tâm ý luôn
luôn trong sáng và yên tĩnh, là chúng ta đang giảm thiểu nghiệp báo đã tạo, bớt
phiền não và khổ đau của đời mình một cách tích cực vậy.
Chúng ta thử xét thí dụ:
Nếu
một người bị bắt buộc phải ăn một nắm muối thì quả thực là khó khăn và đau khổ.
Nhưng nếu người đó có thể bỏ nắm muối vào trong tô nước rồi uống, thì có lẽ dễ
chịu được một chút. Nếu người đó có thể bỏ nắm muối vào trong lu nước rồi uống,
thì sẽ dễ chịu hơn chút nữa. Nếu người đó có thể bỏ nắm muối vào trong hồ nước
lớn rồi uống, thì chuyện sẽ không còn thành vấn đề lớn nữa.
Nắm
muối kia tượng trưng cho những nguyên nhân tội lỗi, những nghiệp nhân bất thiện
do chính mình đã tạo tác trước đây, bây giờ phải gánh nghiệp quả, phải chịu
nghiệp báo, phải lãnh quả báo, không thể né tránh được, không thể đổ trút cho
trời nhờ chuộc tội thế cho mình được, hay là nhờ các vị đại diện trời tuyên bố
tha tội cho là hết sạch được đâu! Còn tô nước, lu nước hay hồ nước tượng trưng
cho phước báo ít hay nhiều có được từ những nguyên nhân phước thiện do chính
mình đã tạo tác trước đây, bây giờ có thể thụ hưởng kết quả tốt đẹp. Nhờ có phước
báo hóa giải được ít nhiều những nghiệp quả, nghiệp báo, quả báo phải gánh chịu.
Chuyện lớn hóa nhỏ, chuyện nhỏ hóa không, chính là nghĩa đó vậy.
Người đời thường nói:
"Con người hại thì còn tránh được.
Trời hại thì khỏi tránh!".
Sách
cũng có các câu:
"Chạy
đàng trời không khỏi nắng",
hay:
"Lưới
trời lồng lộng, tuy thưa mà không lọt".
Chữ
"trời" trong các câu nói này nên được hiểu là nghiệp quả, hay nghiệp
báo, nói chung là "quả báo", theo quan điểm của Phật giáo, chứ
đâu có trời nào lại nỡ lòng hại con người khơi khơi, vô cớ, vô lý, vô lẽ như vậy.
Thực
ra khi nghiệp quả, nghiệp báo, quả báo đến ngày giờ phải lãnh, phải gánh chịu,
dù con người có chạy lên non, lên núi, chui vào hang, trốn trong nhà, ra ngoài
đường, xuống dưới biển, bất cứ đi đến đâu, cũng không thể nào tránh được.
Nghiệp quả, nghiệp báo, hay quả báo, cũng như phước
báo, do con người tạo ra
và theo con người từ kiếp này sang kiếp khác như hình với bóng vậy.
Chúng
ta cũng đã thấy có những người xông pha ngoài chiến trận, hiểm nguy vô cùng, giữa
lằn tên mũi đạn, nhưng không hề hấn gì. Ðến khi nằm ở trong nhà, lại tử thương
vì đạn pháo kích!
Chúng ta thử xét thí dụ khác:
Một
cục sỏi rớt xuống nước sẽ chìm lĩm ngay. Nếu cục sỏi đó được đặt trên một chiếc
xuồng, dù nhỏ và bằng giấy, thì cục sỏi đó cũng không chìm được. Cũng như một
người gây tội, mà không có phước báo, sẽ lãnh đủ hậu quả, quả báo, nghiệp báo.
Nhưng
nếu người đó có phước báo, do đã tạo
tác nhiều việc phước thiện trước đây, thì tội nghiệp sẽ được giảm khinh. Một
chiếc máy bay rớt xuống biển sẽ chìm ngay.
Nhưng
một chiếc hàng không mẫu hạm có khả năng chuyên chở được hàng trăm, hàng ngàn
chiếc máy bay, vượt qua biển lớn.
Theo
luật pháp trên thế gian này cũng vậy, người nào gây tội sẽ phải đền tội tương xứng.
Nhưng người nào có làm công lao gì đó, tội nghiệp sẽ được giảm khinh.
Sách
có câu: "Lấy
công chuộc tội" hay "Ðoái công chuộc tội", chính là nghĩa đó. Ðó
mới thực sự gọi là công bằng vậy.
Tóm lại, qua những tư duy chân chính này, chúng ta hiểu ra rằng
cuộc đời dù có khổ đau, cay đắng, nhưng không vì thế mà bi quan chán đời, không tiêu cực, yếu đuối,
van xin, cầu nguyện "ông Trời" do chính mình tưởng tượng
ra, để tự dối mình, chính vì muốn chạy tội, muốn tránh né nghiệp quả, nghiệp
báo, hay quả báo do chính chúng ta tạo tác. Trái lại, tinh thần của chúng ta sẽ
mạnh mẽ hơn, tích cực hơn trong cuộc sống hằng ngày.
Chúng
ta nhứt định làm tất cả việc phước thiện, dù lớn dù nhỏ, quyết tâm tránh tất cả
việc bất thiện, dù nhỏ dù lớn.
Chúng ta luôn luôn kiếm cách tìm dịp, giúp người giúp đời, trong
phạm vi khả năng của mình, để cố gắng đem lại an lạc và hạnh phúc cho chính
mình và cho những người chung quanh.
Chúng
ta luôn luôn giữ gìn tâm ý thanh tịnh, không bao giờ bận tâm nhớ nghĩ đến các
việc phước thiện đã làm.
Hiểu
được như vậy, làm được như vậy, chắc chắn cuộc đời của chúng ta sẽ giảm bớt khổ
đau, tâm tư của chúng ta sẽ giảm bớt phiền não, tinh thần được khinh an, trí óc
được thanh thản và những người chung quanh chúng ta chắc chắn cũng sẽ cảm nhận
được niềm an lạc hạnh phúc cùng với chúng ta vậy.
Do đó, cuộc đời vui tươi và đẹp đẽ, an lạc và hạnh phúc, cửa
thiên đàng cõi cực lạc rộng mở kể từ đây.
Tỳ-Khưu
Thích-Chân-Tuệ
Mời quí
vị xem bài viết:
"Sự Mê Tín Trong Dân Gian"