TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)

TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)
TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)

Friday 8 February 2019

mê tín tôn giáo

 
KHÔNG CÓ GÌ GỌI LÀ LINH THIÊNG
NƠI NHÀ THỜ HAY NHÀ CHÙA
KHÔNG CÓ GÌ THẦN THÁNH NƠI CÁC CHA CÁC SƯ
NHÀ THỜ CHÙA CHIỀN VẪN BỊ HỦY HOẠI
QUA THIÊN TAI, CHIẾN TRANH
CÁC CHA CÁC SƯ 
VẪN BỊ BỆNH VÀ CHẾT NHƯ MỌI NGƯỜI
VẪN BỊ BẮT GIAM KHI PHẠM TỘI

NGƯỜI TRÍ NÊN THỨC TỈNH
CHÚA PHẬT THÁNH THẦN ĐỀU CŨNG CHẾT
CHẲNG AI CỨU ĐƯỢC AI

NGƯỜI TRÍ NÊN
SỐNG LƯƠNG THIỆN
TRÁNH ĐIỀU ÁC
TẠO PHƯỚC BÁO
MỚI TRÁNH ĐƯỢC TAI HỌA
TAI QUA NẠN KHỎI
HẾT PHƯỚC
HAY VÔ PHƯỚC THÌ LÃNH ĐỦ
CHÚA PHẬT NÀO CỨU ĐƯỢC ĐÂU
LINK:

Tôn Giáo truyền bá mê tín gạt gẫm bá tánh:
Công Giáo phỉnh gạt chốn thiên đàng
Phật Giáo mơ màng cõi cực lạc

Xã hội làm nô lệ cho thiên chúa thánh thần
và cầu nguyện là
dấu hiệu mạt vận của văn hóa.

Cả một xã hội khấn vái, ước ao, cầu nguyện chúa trời, đức mẹ đồng trinh
một xã hội biến mình thành nô lệ của con chiên thiên chúa, hương khói và thánh thần
cầu nguyện là con đường tắt dẫn văn hóa đến ngày mạt.
Người đi lễ chùa Bái Đính (Ninh Bình) ném tiền lẻ xuống trống đồng
để cầu may mắn khiến trống đồng như một nơi chứa rác


 
Hãy thử mường tượng đến Thần Thánh
nhìn thấy đám hậu sinh chen nhau giẫm đạp, cướp giật, hối lộ công khai
ở các lễ hội tôn vinh mình
Sẵn sàng thực hiện hành vi vào luồn, ra cúi như lách qua khe cửa hẹp 
và bò dưới gầm ban thờ tại đền Bảo Lộc (Nam Định) 
để được thăng quan phát tài
Một xã hội khói hương

Nói ra thì bảo báng bổ, nhưng cứ thử nhìn mà xem, tháng Giêng năm nào, người ta cũng thấy rõ ràng nhất, đầy đủ nhất cái sự mê tín đến khủng khiếp của người Việt.
Một xã hội “khói hương”, với hàng chục ngàn, hàng trăm ngàn người chen chân mang vác thủ lợn, gà luộc, vàng mã, đủ thứ lễ lạt cồng kềnh và cầu kỳ khắp các chùa chiền, miếu, phủ; từ nơi xa xôi hẻo lánh đến thị thành nhộn nhịp; từ đầu tuần tới cuối tuần, dai dẳng hết cả tháng Giêng, tháng Hai, có nơi còn vắt sang tháng Ba. 
Đâu đâu cũng thấy những người là người, nghi ngút khói hương, sì sụp khấn vái, cầu ước.
Xa xôi gì đâu, mới cách đây mấy ngày, dư luận khiếp đảm chứng kiến một cuộc hỗn chiến dã man bằng nắm đấm, gây gộc, hung hăng và máu để cướp cho bằng được quả “phết”, tại Phú Thọ. 
Vì tương truyền, có quả ấy trong nhà, cả năm sẽ may mắn, ăn nên làm ra, rồi cả đẻ con trai.
Tối hôm sau, hàng chục nghìn người xếp hàng dài cả cây số, tràn khắp các con đường, ngay trục giao thông trung tâm của Thủ đô, vái vọng xa tít tắp vào ngôi chùa Phúc Khánh vì đặt niềm tin vào sự linh thiêng của nơi này.

Biển người chen chân đi lễ đầu năm ở chùa Phúc Khánh.

Mùi của khói hương là mùi của bình an, của tĩnh tại, của thời khắc thiêng liêng, của ước vọng tốt đẹp và hướng thiện. Thứ mùi ấy, nhất định không thể tồn tại giữa xô bồ và toan tính.
Cũng đêm đó, ở đền Trần Nam Định, hơn vạn người chen lấn, giẫm đạp, nhảy bổ lên cả lư đồng, bàn thờ để cướp bằng được một chút lộc mang về nhà. Lộc ấy, dù được cướp theo cách báng bổ nhất, cũng được nâng niu như thứ bùa hộ mệnh cho lòng tin mãnh liệt vào đường công danh, thăng quan tiến chức.
Rồi các phủ, các đền, chùa, miếu mạo…cứ sau Tết là tấp nập người ra kẻ vào, khổ sở chen lấn, sớ cầu xin nào cũng dài dằng dặc ti tỉ ước mong.
Thôi thì, cầu mong những điều may mắn, tốt đẹp, an vui trong ngày đầu xuân năm mới vốn là truyền thống tốt đẹp của người Việt bao đời. Những địa danh tâm linh ấy, cũng được dựng lên từ ý nghĩa văn hóa và lịch sử đầy nhân văn của cha ông. 
Nhưng thử hỏi, bao nhiêu người trong số các khách thập phương xa gần kia, mang cái tâm hướng thiện và cầu bình an thực sự đến với những nơi linh thiêng. Hay nhiều hơn thế, những kẻ đang hùng hổ cướp lộc và len lén mua khói bán nhang, mua thần bán thánh đến cầu khấn những điều biểu lộ sự tham lam vô độ của lòng người.

Nhảy bổ lên cả lư đồng, bàn thờ để cướp bằng được một chút lộc mang về nhà tại đền Trần (Ảnh: Zing)

Mùi của khói hương là mùi của bình an, của tĩnh tại, của thời khắc thiêng liêng, của ước vọng tốt đẹp và hướng thiện. Thứ mùi ấy, nhất định không thể tồn tại giữa xô bồ và toan tính. 
Từ bao giờ, niềm tin của con người được “gá” vào thánh thần chứ không phải giữa con người với con người, giữa con người với ngay chính xã hội mà chúng ta đang sống, đang tồn tại hiển nhiên như vậy?
Cả một xã hội khấn vái, ước ao, một xã hội biến mình thành nô lệ của hương khói và thánh thần.
Văn hóa, chắc rồi cũng đến hồi “mạt vận”, khó mà ngóc đầu lên được, khi thay vì ngẩng cao đầu mà dũng khí, thì cả biển người lại sống bằng quỳ lạy dập đầu và đi “xin” giàu có, vinh hiển, con cái, công danh sự nghiệp… từ các vị thánh thần. Quỳ lạy xong nhảy bổ lên đầu người khác, lên cả bàn thờ để cướp hương hoa vàng lộc, “mạt” ở đấy chứ đâu.
Không “mạt vận” sao được, khi sự mê tín cực đoan đã đẩy con người vào sự ngu muội và làm trỗi dậy tính dã man nhất, ác độc nhất, hình thành cả một thế hệ hung bạo.
Vung gậy đánh gục cái người đang là anh, em, chú, bác gần gũi đó để mang bằng được cái may, cái lộc về nhà là cầu an hay là biểu hiện của sự phi nhân tính đến lạnh sống lưng?

 
Sự hung hăng dã man tại lễ hội cướp phết Hiền Quan (Ảnh: Việt Linh)

Rồi từ sự hung hăng bạo ngược được “tôi rèn” ở nơi làng xã ấy, sẽ chẳng còn lạ khi người ta ra ngoài kia, lạnh lùng chém chết cả một gia đình vì mấy đồng bạc lẻ, xuống tay đâm chết một mạng người ngay trên bàn nhậu dễ dàng đến kinh sợ.

Xã hội khói hương dẫn văn hóa đi tắt đến ngày “mạt”, ngắn ngủi lắm. 

An Yên




 Ảnh 
Hàng trăm thanh niên xâu xé, 
chen lấn cướp manh chiếu tại lễ hội Đức Bụt

http://cafef.vn/anh-hang-tram-thanh-nien-xau-xe-chen-lan-cuop-manh-chieu-tai-le-hoi-duc-but-20190212154226406.chn

12-02-2019 - 15:42 PM | Thời sự
Ảnh: Hàng trăm thanh niên xâu xé, chen lấn cướp manh chiếu tại lễ hội Đúc Bụt

Sáng 12/2, hàng trăm thanh niên chen lấn, giành giật những manh chiếu với mong muốn tài lộc đến nhà, sinh con trai trong lễ hội Đức Bụt ở Tam Dương, Vĩnh Phúc.


Ảnh: Hàng trăm thanh niên xâu xé, chen lấn cướp manh chiếu tại lễ hội Đúc Bụt - Ảnh 1.
Sáng 12/2 (mùng 8 tháng Giêng), lễ hội Đức Bụt tại thôn Phù Liễn, xã Đồng Tĩnh, huyện Tam Dương (Vĩnh Phúc) diễn ra với màn cướp chiếu thiêng được rất nhiều người mong đợi.

Ảnh: Hàng trăm thanh niên xâu xé, chen lấn cướp manh chiếu tại lễ hội Đúc Bụt - Ảnh 2.
3 thanh niên trẻ chưa vợ được chọn làm "Bụt" xuất thân trong gia đình song toàn, ấm êm, hòa thuận, được hàng xóm mến phục tin yêu. Năm nay, Nguyễn Đức Hoàn (18 tuổi) được chọn làm "Bụt" chính (giữa). 2 "Bụt" bên cạnh là Ngô Trung Hải (18 tuổi) và Trần Trọng Hương (16 tuổi).

Ảnh: Hàng trăm thanh niên xâu xé, chen lấn cướp manh chiếu tại lễ hội Đúc Bụt - Ảnh 3.
Sau khi làm lễ ở đình, 3 thanh niên được hộ tống ra khu vực giếng nước để gội rửa sạch. Sau đó di chuyển sang một bể bùn (cách đó 200 m) để tắm bùn.
Ảnh: Hàng trăm thanh niên xâu xé, chen lấn cướp manh chiếu tại lễ hội Đúc Bụt - Ảnh 4.
Sau đó, "Bụt" được trùm chiếu lên người và được nhiều thanh niên bảo vệ nghiêm ngặt. Đây là một nghi thức có ý nghĩa quan trọng bởi theo tâm linh ai giành được manh chiếu sẽ mang lại may mắn cả năm. Còn các gia đình nào chưa có con cái sẽ sinh được quý tử.
Ảnh: Hàng trăm thanh niên xâu xé, chen lấn cướp manh chiếu tại lễ hội Đúc Bụt - Ảnh 5.
Hàng nghìn du khách thập phương túc trực trước cửa sân đình đón “Bụt”. Lực lượng công an cũng được điều động bảo vệ lễ hội tránh tình trạng mất an ninh trật tự.
Ảnh: Hàng trăm thanh niên xâu xé, chen lấn cướp manh chiếu tại lễ hội Đúc Bụt - Ảnh 6.
"Năm nay để tránh tình trạng cướp chiếu sau khi làm lễ, ban tổ chức cử người tung chiếu ra giữa sân gọi là tản chiếu phát lộc chứ không gọi cướp chiếu như xưa nữa", một đại diện ban tổ chức lễ hội nói.
Ảnh: Hàng trăm thanh niên xâu xé, chen lấn cướp manh chiếu tại lễ hội Đúc Bụt - Ảnh 7.
Tuy vậy, tình trạng chen lấn, xô đẩy, chửi bới lao vào chiếu thiêng để hy vọng rút được vài sợi chiếu vẫn diễn ra.
Ảnh: Hàng trăm thanh niên xâu xé, chen lấn cướp manh chiếu tại lễ hội Đúc Bụt - Ảnh 8.
Chiếu giữa được chú ý hơn cả vì người dân ở đây quan niệm nó mang lại nhiều may mắn, khả năng đẻ con trai cao hơn. Màn tranh cướp diễn ra quyết liệt đến nghẹt thở.
Ảnh: Hàng trăm thanh niên xâu xé, chen lấn cướp manh chiếu tại lễ hội Đúc Bụt - Ảnh 9.
“Tục cướp chiếu là truyền thống lâu đời của cha ông để lại. Nhiều cặp vợ chồng hiếm muộn cướp được chiếu thiêng đã sinh được con trai nên về đây trả lễ", ông Nguyễn Ấn, thành viên ban tổ chức lễ hội Đúc Bụt nói.
Ảnh: Hàng trăm thanh niên xâu xé, chen lấn cướp manh chiếu tại lễ hội Đúc Bụt - Ảnh 10.
Vào những năm trước, hội Đức Bụt xảy ra tình trạng chen lấn, xô đẩy đến chảy máu. May mắn hôm nay lễ hội này không có tình huống nào đáng tiếc xảy ra.
Ảnh: Hàng trăm thanh niên xâu xé, chen lấn cướp manh chiếu tại lễ hội Đúc Bụt - Ảnh 11.
Nhiều người sau khi giành được chiếu vui vẻ chia sẻ lại cho những người khác.


Theo Đăng Khoa