TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)

TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)
TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)

Tuesday, 28 May 2019

Cổng Ngọ Môn

 
Cổng Ngọ Môn - Đại Nội Huế

Sau khi các vết bẩn, rêu mốc được làm sạch bằng công nghệ hơi nước nóng của Đức, cổng Ngọ Môn của Đại Nội Huế đã lấy lại được màu sắc nguyên thủy gần như 186 năm trước, khiến đa số người dân và du khách thích thú.
Clip: Người dân và du khách nói gì về "tấm áo mới" của Cổng Ngọ Môn - Đại Nội Huế, được làm sạch bằng công nghệ hơi nước nóng. Thực hiện: Hà Nam
Những ngày này, đến tham quan Đại Nội Huế, nhiều người dân và du khách không khỏi ngỡ ngàng khi tận mắt chứng kiến di tích cổng Ngọ Môn Huế khoác lên mình một “chiếc áo mới”.

Cổng Ngọ Môn được xây dựng tại Kinh thành Huế vào năm 1833, dưới thời vua Minh Mạng thứ 14 với tường cơ sở kiểu pháo đài được làm bằng gạch và đá vôi. Trải qua 186 năm tồn tại, di tích này đang trong tình trạng tổn hại do các chất bẩn, ô nhiễm từ sự phát triển sinh học của tảo, rêu mốc, làm mất vẻ mỹ quan di tích.

Theo đó, các chuyên gia đến từ Đức đã sử dụng công nghệ Hơi nước nóng (steam cleaning) bằng cách sử dụng 1 đầu phun đặc biệt để tạo ra áp lực hơi nước 0.5-1 bar lên bề mặt đá vôi.

Hệ thống gia nhiệt có thể tạo ra hơi nước với nhiệt độ tối đa khoảng 100°C, (nhiệt độ bình 155°C) để loại bỏ hoàn toàn các loại chất bẩn/ ô nhiễm sinh học cũng như tiêu diệt chất bẩn ở dưới bề mặt, cư trú sâu hơn bên trong các lỗ đá nhờ vào nhiệt độ cao của nước nóng.

Tính đến nay, đã có hơn 100 dự án trên toàn thế giới được làm sạch được làm sạch bằng công nghệ Hơi nước nóng. Trong đó tiêu biểu là dự án làm sạch tượng Chúa Cứu Thế tại Rio De Janeiro, Brazil, Núi Rushmore – Khu tưởng niệm quốc gia, Mỹ, Hàng cột trên Quảng trường St Peter-Thành phố Vatican, cầu Nihonbashi, Nhật Bản.

Công trình Ngọ Môn như vừa được "vén màu thời gian" để trả lại màu sắc gần như ban đầu của di tích được xây dựng từ 186 năm trước này.

Ông Võ Lê Nhật - Giám đốc Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế, cho biết bề mặt tường của cổng Ngọ Môn đã "trở nên sáng bóng" khi được rửa sạch lớp rêu mốc bám nhiều năm. Phương pháp này giúp mở ra một hướng mới trong việc bảo tồn và gìn giữ các kiến trúc di sản triều Nguyễn được "lâu bền hơn".

Sau khi được làm sạch bằng công nghệ nước nóng của Đức, cổng Ngọ Môn đã khoác lên mình một diện mạo mới. Bề mặt tường được làm sạch nhưng vẫn giữ được độ chắc chắn, sáng rõ và không bị bào mòn.

Hoa văn phù điêu trang trí đã được làm sạch.

Được biết, Dự án làm sạch Cổng Ngọ Môn do Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và Karcher – nhà cung cấp hàng đầu thế giới về công nghệ làm sạch, phối hợp thực hiện trong vòng 15 ngày.

Nhiều du khách thích thú chụp ảnh tại cổng Ngọ Môn vừa được làm sạch.

Sự tương phản và khác biệt rõ ràng sau khi sử dụng công nghệ steam cleaning để làm sạch lớp rêu mốc với bức cùng góc phía trên.

Cổng Ngọ Môn Huế rực rỡ về đêm khi được lột bỏ "bụi thời gian".
llllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll

Xứ Huế năm 1970 đầy sống động qua ảnh của Joe Robertson




Đường Trần Hưng Đạo nhộn nhịp người xe, chợ An Cựu sầm uất, vẻ tráng lệ của nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế là loạt ảnh đặc sắc về Huế năm 1970 do cựu binh Mỹ Joe Robertson thực hiện.



Quang cảnh tại đường dẫn lên cầu Trường Tiền từ đường Trần Hưng Đạo, thành phố Huế tháng 9/1970. Ảnh: Joe Robertson.



Trên cầu Trường Tiền. Lúc này cầu đã được tu sửa tạm để phục vụ giao thông sau khi bị phá hủy một nhịp trong chiến sự Mậu Thân 1968. Ảnh: Joe Robertson.


Khu vực Đài Thánh tử đạo, đầu phía Nam cầu Trường Tiền. Ảnh: Joe Robertson.



Phụ nữ và trẻ em trên đường phố Huế năm 1970. Ảnh: Joe Robertson.



Các cửa hàng ở một góc phố. Bên trái là một gian hàng bày bán dép lốp và áo trùm đầu. Ảnh: Joe Robertson.


Phu Văn Lâu ở phía trước Hoàng thành Huế. Ảnh: Joe Robertson.



Tòa Thương Bạc bên bờ sông Hương. Ảnh: Joe Robertson.


Chợ An Cựu. Ảnh: Joe Robertson.


Đường Hùng Vương, khu vực chợ An Cựu. Ảnh: Joe Robertson.


Từ cầu An Cựu nhìn về cung An Định. Ảnh: Joe Robertson.


Nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế Huế. Ảnh: Joe Robertson.


Cầu Bạch Hổ và tháp nước trên cồn Dã Viên. Ảnh: Joe Robertson.


Thành phố Huế nhìn từ máy bay, chính giữa là Nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế. Ảnh: Joe Robertson.


Khu vực bên trong Kinh thành Huế nhìn từ máy bay. Bên dưới là hồ Tàng Thư với Tàng Thư Lâu (phải) và tịnh xá Ngọc Hương (trái) ở giữa hồ. Ảnh: Joe Robertson.
lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll



Sunday, 26 May 2019

TRI ÂN CHIẾN SĨ

TRI ÂN CHIẾN SĨ QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HÒA
 BẢO VỆ AN NINH LÃNH THỔ 20 NĂM
1955-1975
QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HÒA




 
 


 
    


Nữ Quân Nhân QL.VNCH

 


Posted by: "VP. PHAT-HOC TINH-QUANG CANADA" <cutranlacdao@yahoo.com>