CHỒNG MUỘN
Chuyện ngắn của Tác giả T. T. Linh
Miêu
Chuyện chị chuẩn bị lấy chồng như
sét đánh ngang tai mấy chị em trong nhà. Mọi người tức tốc họp gia đình để tìm
cách giải quyết. Chẳng phải họ lo cho hạnh phúc của chị mà chỉ vì chị lấy chồng
rồi, cha sẽ ở với ai?
Nói đúng hơn, họ sợ phải thực hiện
trách nhiệm của một người con. Lâu nay họ đã quen phó mặc cho chị mọi thứ, chỉ
thỉnh thoảng đảo qua nhà cho có lệ.
Mặc cho mọi người ngọt nhạt rằng,
chị lớn tuổi rồi, lấy chồng cũng chẳng ích gì, nếu muốn thì cứ kiếm đứa con để
sau này nương tựa là đủ, chị vẫn quyết tâm lấy chồng. Người chị định lấy đã
ngoài năm mươi, vợ mất đã lâu, hai con đã lớn, gia cảnh cũng khá. Đó là chị
nghe người mai mối nói vậy, chứ thực hư thế nào cũng chẳng rõ. Điều chị cần là
một sự thay đổi cuộc sống. Chị thuộc dạng thua chị kém em về nhan sắc nên tuổi
hơn bốn mươi mà vẫn không ai để ý. Chị em trong nhà lần lượt theo chồng, mình
chị lo cho hết người này đến người kia. Mẹ qua đời đã lâu, chị thay mẹ lo các
em, chị quá ngán ngẩm với cảnh một mình chăm nuôi người cha hơn tám mươi tuổi
đau yếu liên miên, trong khi mấy chị em trong nhà chỉ biết vun vén cho gia đình
riêng, đến tiền mua thuốc cho cha còn tỵ nạnh .. Với chị, lấy chồng đơn giản là
tìm một chỗ dựa cho chị sau này...
Đám cưới chị đơn sơ, chỉ vài mâm mời
bà con họ hàng rồi theo về nhà chồng, một xe 16 chỗ ngồi rước dâu. Chị hài lòng
với lễ vu quy như vậy, không đòi hỏi gì thêm.Chị sẽ hạnh phúc với mối duyên muộn
này khi hai con chồng đi làm xa, ba mẹ chồng không còn ai. Chồng chị vốn là
người đảm đang tháo vát ,siêng làm, nên trong nhà có của ăn của để nhưng cũng
vất vả, làm luôn tay, luôn chân.
Tính cục mịnh, không biết nói những
lời có cánh với chị. Chồng chị không chỉ ít nói, mọi công việc đều làm phụ việc
với chị sợ chị làm mệt, hai con của chồng chị cũng hiểu chuyện, thương chị, về
là cằn nhằn chị giữ gìn sức khỏe, cha không được bắt nạt dì đâu đấy, chồng chị
tét miệng cười.
Đôi lần, chị tạt về nhà thăm cha.
Nhìn ông cụ lủi thủi ăn một mình, nồi cơm đầy kiến nhưng ông không biết vì mắt
đã mờ, chị trào nước mắt. Ngày trước hai cha con ở cùng nhau, ông đâu đến nỗi
phải khổ như vậy. Chị lấy chồng bỏ cha mình tuổi già cô đơn, không người em nào
có ý rước cha lên nhà. Các em chị cứ bận việc nhà riêng xưa nay toàn ỷ vô
chị, nên cũng mặc kệ cha. Nhìn cha, chị chỉ biết khóc rồi lặng lẽ quay về. Thấy
chị buồn ,chồng chị hỏi chuyện, sáng hôm sau anh dẫn chị về nói chuyện với cha
chị: Thôi Tía về con ở, có tía ở để nhà thêm người Tía nghe. Chị vào soạn cho
cha vài bộ đồ đã cũ kỹ , đưa cha sang nhà mình. Chồng chị gọi thêm bạn phụ sửa
lại căn phòng của con trai thoáng mát, sạch sẽ cho Tía, rồi chở chị lên chợ mua
đồ dùng sinh hoạt đầy đủ cho Tía, tiện thể chồng chị nói: Chiều Út ghé nhà Cậu
đo may cho Tía cậu 4 bộ đồ nghen chưa. Thỉnh thoảng, hai vợ chồng chị lại đưa
cha về nhà cũ chơi. Mà hiện nay các em chị đang muốn bán để chia nhau. Chồng
chị tuy ít nói như anh ấy nói: Tía về ở với vợ chồng mình đến hết đời là được
vườn tược nhà bên ấy em buông đi để mặc các em ấy làm gì thì làm. Có Tía là vợ
chồng vui rồi, anh mới hái ít so đũa, bông điên điển, có con cá bông lau anh
dậm dưới đìa, anh đi vớt, làm cá nghen. Em nấu bát canh chua cho Tía với anh
nhậu ngoài kênh cho mát nghen. Thằng Hai mai nó đem thuốc về cho Tía rồi, em
khỏi lo.
Chị nhìn lên trời thấy vạt nắng trải
dài, lòng tủi thân, mang ơn chồng mình đã hiểu cho lòng chị.
Chiều Hậu Giang mát đến lạ, được
ngồi ăn một bữa với gia đình chị, hạnh phúc đơn giản nhường nào.
lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll
Chuyện
dài về chữ hiếu - 2 câu chuyện đáng suy ngẫm - Hạnh phúc nằm trong tầm tay - trong tâm mọi người.
Trượt Chân, Té Ngã Khi Tuổi Già... (cuối trang)
CARE CENTER CANADA - On A Sunny Day - NHÀ DƯỠNG LÃO Ở CANADA
Bs Trần Công Bảo
Cổ nhân có câu: "sinh, bệnh, lão, tử". Bốn giai đoạn này không ai có thể tránh khỏi. Chuẩn bị ứng phó với bệnh tật và tuổi già của mình và của thân nhân mình là điều ai cũng có dịp nghĩ tới, kể cả chính kẻ viết bài này là tôi cũng đang sắp sửa bước vào tuổi “thất thập cổ lai hi”.
Anh bạn thân của tôi, Bs. TNT từ lâu có đề nghị tôi viết một bài
về "Viện Dưỡng Lão" (VDL) để giúp bà con mình có thêm một chút khái
niệm về VDL vì anh biết trong suốt 27 năm qua tôi đã liên tục săn sóc cho các
cụ già tại các viện dưỡng lão, và cũng đã là "Giám Đốc Y Tế" (Medical
Director) của nhiều VDL trong vùng. Nay tôi muốn chia sẻ cùng qúy bạn một số
kinh nghiệm và hiểu biết về VDL.
Trong Việt ngữ chúng ta thường dùng từ Viện Dưỡng Lão, nhưng
trong Anh ngữ thì có nhiều từ khác nhau như: Nursing home, Convalescent
home, Rehabilitation and Nursing center, Skilled nursing facility (SNF), Rest
home...
Nói chung, VDL là một nơi cho những người bị yếu kém về thể xác
không thể tự săn sóc cho mình được trong cuộc sống hàng ngày. Thí dụ như không
thể nấu nướng, giặt giũ, đi chợ... nặng hơn nữa như không đủ sức để làm những
việc tối cần thiết cho cuộc sống như ăn uống, đi tiêu, đi tiểu... hoặc cần phải
có thuốc men đúng lúc mà không thể tự làm được.
Khi nói tới VDL người ta thường chỉ nghĩ tới những người già mà
thôi. Thật ra có nhiều người "trẻ" nhưng vì tật bệnh không thể tự lo
cho mình được cần phải có sự giúp đỡ của SNF (skilled nursing facility). Vậy
thế nào là VDL?
VDL là nơi cung cấp những dịch vụ cần thiết cho cuộc sống hàng
ngày cho những người không đủ khả năng lo cho chính mình. Tùy theo mức độ trầm
trọng của bệnh tật mà có những VDL khác nhau:
1- Skilled Nursing Facility (SNF): Nơi cung cấp
những dịch vụ cho những người bị khuyết tật nặng như tai biến mạch máu não
gây nên bán thân bất toại, hôn mê lâu dài, hoàn toàn không còn khả năng ngay cả
trong việc ăn, nuốt, tiêu, tiểu... Thường thường tại SNF có hai phần: phục hồi
(rehabilitation) và săn sóc sức khỏe (nursing care). Có những người sau khi
được giải phẫu thay xương khớp háng (hip replacement), thay đầu gối (knee
replacement), hay mổ tim (bypass, thay valve tim)… cần thời gian tập dượt để
phục hồi (rehabilitation). Sau đó họ có thể về nhà sinh hoạt bình thường cùng
gia đình.
2- Intermediate care facility (ICF): Cung cấp dịch vụ cho những người
bệnh như tật nguyền, già cả nhưng không cần săn sóc cao cấp (intensive care).
Thường thường những người này không có thân nhân để lo cho mình nên phải vào
đây ở cho đến ngày cuối cùng (custody care).
3- Assisted living facility (ALF): Thường
thường những người vào ALF vẫn còn khả năng tự lo những nhu cầu căn bản như tắm
rửa, thay quần áo, đi tiêu, đi tiểu một mình được. Họ chỉ cần giúp đỡ trong
việc bếp núc, theo dõi thuốc men và chuyên chở đi thăm bác sĩ, nhà thờ, chùa
chiền hay mua sắm lặt vặt. Họ vẫn còn phần nào "độc lập".
4- VDL cho những người quá lú lẫn (Alzheimer facility): Có
những bệnh nhân bị lú lẫn nặng, đến nỗi không nhận ra người thân như vợ, chồng,
con cháu nữa. Không biết tự đi vào buồng tắm, phòng vệ sinh để làm những công
việc tối thiểu. Họ không biết họ ở đâu, dễ đi lang thang và lạc đường. Nếu ở
nhà thì phải có người lo cho 24/24. Những VDL dành riêng cho những bệnh nhân
này, thường là "locked facilty", cửa ra vào được khóa lại để bệnh nhân
không thể đi lạc ra ngoài... Cách đây khá lâu đã có trường hợp một bệnh nhân đi
ra khỏi viện, lạc đường, bị xe lửa cán chết! Từ đó có locked facilty. Đôi khi
cũng có những viện bệnh nhân được gắn alarm vào cổ chân. Nếu bệnh nhân đi qua
cửa thì alarm sẽ báo động và nhân viên sẽ kịp thời mang về lại.
NHỮNG DỊCH VỤ ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI VDL: Điều này
tùy theo từng viện. Tuy nhiên những dịch vụ sau đây là cần thiết:
1. Phòng
ngủ.
2. Ăn
uống
3. Theo dõi
thuốc men
4. Những điều
tối thiểu hàng ngày như tắm rửa, thay quần áo, vệ sinh cá nhân...
5. 24/24 lo cho
những trường hợp bệnh khẩn cấp.
6. Sinh hoạt hàng ngày như giải trí, tôn giáo...
7. Vật lý trị liệu. Dịch vụ này rất quan trọng để giúp người
bệnh có thể phục hồi càng nhiều càng tốt. Trong vật lý trị liệu có nhiều dịch
vụ khác nhau:
a. Tập
dượt (physical therapy): như tập đi, tập lên xuống cầu thang, tập tự vào giường
ngủ hay ra khỏi giường một cách an toàn, không vấp ngã...
b. Speech
therapy: tập nói, tập nuốt khi ăn uống... Có những bệnh nhân bị stroke, không
thể nói hay ăn được, cần được tập để phục hồi chức năng này.
c. Occupational
therapy: Tập mang giầy, bí tất (vớ)... Tập sử dụng bếp gaz, bếp điện cho an
toàn để tránh bị tai nạn.
AI TRẢ TIỀN CHO VDL?
Có nhiều nguồn tài trợ khác nhau:
Có nhiều nguồn tài trợ khác nhau:
1-
Medicare
2- Medicaid (ở
California là Medi-Cal).
3- Bảo hiểm tư,
có nhiều người mua sẵn bảo hiểm cho VDL.
4- Tiền để dành
của người bệnh (personal funds).
MEDICARE là do qũy liên bang, chỉ trả tối
đa 100 ngày cho những bệnh nhân cần tập dượt để phục hồi chức năng tại một
skilled nursing facility (SNF). Thường những bệnh nhân bị stroke, gãy xương...
cần dịch vụ này. Medicare KHÔNG TRẢ cho custody care.
MEDICAID là do qũy liên bang và tiểu bang. Qũy này trả
nhiều hay ít là tùy từng tiểu bang. Medicaid trả cho dịch vụ y tế và
custody care.
BẢO HIỂM TƯ thì tuy theo từng trường hợp sẽ có những
quyền lợi khác nhau, nhưng thường rất hạn chế.
Hiện nay người ta ước lượng trên nước Mỹ có khoảng 1.4 triệu
người sống trong 15,800 VDL. Các VDL này đặt dưới sự kiểm soát của bộ y tế, đặc
biệt là do Centers for Medicare & Medicaid Services (CMS) giám sát. Hàng
năm các VDL đều phải trải qua một cuộc kiểm tra rất gắt gao (survey) của CMS.
VDL nào không đúng tiêu chuẩn thì có thể bị đóng cửa! Mục đích kiểm tra của CMS
là để bảo đảm cho các bệnh nhân tại VDL được săn sóc an toàn, đầy đủ với chất
lượng cao. Đồng thời tránh những trường hợp bị bỏ bê (negligence) hay bạo hành (abuse)
về thể xác lẫn tinh thần. Tại mỗi VDL đều có lưu trữ hồ sơ kiểm tra cho công
chúng xem. Bất cứ ai cũng có thể xem kết quả của các cuộc kiểm tra này. Tất cả
các VDL đều phải có các biện pháp để bảo đảm sự săn sóc cho bệnh nhân theo đúng
tiêu chuẩn. Nếu không sẽ bị phạt tiền, và có những trường hợp bị đóng
cửa.
Trên đây tôi đã trình bày sơ qua về những điểm chính của VDL.
Tuy nhiên, như quý bạn đã từng nghe và biết, có nhiều khác biệt giữa những
VDL... Theo tôi nhận xét thì quan niệm chung của mọi người là "không muốn
vào VDL". Chúng ta từng nghe những chuyện không tốt thì nhiều, mà những
chuyện tốt thì ít. "Tiếng lành đồn gần, tiếng dữ đồn xa", là câu ngạn
ngữ người mình vẫn nói từ xa xưa đến nay. Tôi đã đọc không biết bao nhiêu là
bài viết về việc con cái "bất hiếu", bỏ bố mẹ, ông bà vào VDL rồi
không đoái hoài tới. Tôi cũng thấy nhiều trường hợp các cụ vào VDL một thời
gian rồi không muốn về nhà với con cháu nữa! Trên đời này không có gì là tuyệt
đối cả, trong cái hay có cái dở, và trong cái dở lại có thể tìm ra cái hay. Vậy
chúng ta rút tỉa được kinh nghiệm gì trong vấn đề này? Tôi chỉ xin nêu lên
những nhận xét chủ quan của riêng tôi mà thôi. Có thể quý vị không đồng ý hết,
nhưng nếu rút tỉa được ít nhiều ý kiến xây dựng thì "cũng tốt thôi".
NHỮNG "BỆNH" CÓ THỂ DO VDL GÂY RA:
1- Lo lắng (anxiety): Trong
tháng 9/2011 những nhà nghiên cứu hỏi ý kiến của 378 bệnh nhân trên 60 tuổi nằm
VDL tại thành phố Rochester, New York. Kết qủa là có trên 27.3% trả lời là họ
bị bệnh lo lắng, từ vừa đến nặng. Nếu không được chữa trị sẽ đưa đến bệnh trầm
cảm (depression). Nên nhớ là 378 bệnh nhân này là người Mỹ chính cống, sinh ra
và lớn lên tại Mỹ. Chúng ta hãy tưởng tượng người Việt mình không biết rành
tiếng Anh, không hợp phong tục, tập quán thì sự khó khăn sẽ nhiều như thế nào!
Còn một vấn đề nữa là thức ăn, chúng ta quen "nước mắm, thịt kho"...,
làm sao mà có thể nuốt hamburger, sandwich… ngày này qua ngày khác! Các vấn đề
này càng làm bệnh lo lắng, trầm cảm nặng thêm!
2- Phản ứng của thuốc
(adverse drug reactions): Trong tháng 1/2012 ngưòi ta theo dõi các
bệnh nhân tại VDL, kết qủa là ít nhất 40% các bệnh nhân dùng trên 9 loại thuốc
khác nhau. Uống càng nhiều thuốc thì phản ứng càng nhiều. Có ba loại phản ứng
khác nhau:
a- Phản ứng phụ
(side effects): thí dụ như uống aspirin làm bao tử khó chịu, thuốc cao máu làm
táo bón... Loại này thường xảy ra, không cần phải ngưng thuốc.
b- Drug
interference: (tạm dịch là thuốc đối tác với nhau): có nhiều loại thuốc uống
chung với nhau sẽ làm tăng hoặc giảm sức tác dụng. Thí dụ thuốc loãng máu
coumadin mà uống chung với thuốc tim như amiodarone sẽ làm dễ chảy máu. Có
những thức ăn hay nước uống dùng chung với thuốc cũng ảnh hưởng đến thuốc. Thí
dụ uống nước bưởi hay nho với một vài loại thuốc cũng sẽ tăng sức tác dụng của
thuốc, dễ gây ngộ độc.
c- Dị ứng với thuốc
(allergic reaction): Loại này nguy hiểm hơn, thường làm da nổi mề đay, đỏ,
ngứa. Nếu nặng thì có thể chết được như phản ứng với penicillin chẳng hạn. Nếu
bị dị ứng thì phải ngưng thuốc ngay.
3- Ngã té (fall): Người
già rất dễ bị té ngã gây nên nhiều biến chứng quan trọng như chảy máu trong đầu
(intracranial bleeding), gãy xương (như gãy cổ xương đùi, tay...). Khi già quá
hoặc có những bệnh ảnh hưởng đến sự di chuyển, không còn đi lại vững vàng,
nhanh nhẹn như lúc trẻ nên dễ vấp, té ngã.
4- Da bị lở loét (decubitus
ulcers): Những người bị liệt giường, không đủ sức để tự mình xoay trở
trên giường, rất dễ bị lở loét da gây nên nhiều biến chứng tai hại.
5- Nhiễm trùng (infection): như sưng phổi,
nhiễm trùng đường tiểu... nhất là những người cần phải dùng máy móc như máy thở
(respirator), ống thông tiểu (Folley catheter)…
6- Thiếu dinh dưỡng, thiếu nước
(malnutrition, dehydration): Ở các cụ già thì trung tâm
khát (thirst center) trong não không còn nhạy cảm nữa, nên nhiều khi cơ thể cần
nước mà không thấy khát không uống nên bị thiếu nước. Cái cảm giác "ngon
miệng" (appetite) cũng giảm đi nên không muốn ăn nhiều gây nên tình trạng
thiếu dinh dưỡng.
VẬY CÓ NÊN VÀO VDL KHÔNG?
Việc này thì tùy trường hợp. Theo tôi:
1- Nếu còn có thể ở nhà được mà vẫn an toàn thì ở nhà tốt hơn. Nếu tài chánh
cho phép, thì dù mình không đủ khả năng lo cho mình, mình vẫn có thể mướn người
"bán thời gian" (part time) đến lo cho mình vài giờ mỗi ngày, giúp ăn
uống, tắm rửa, dọn dẹp trong nhà, thuốc men, chở đi bác sĩ...
2- Nếu không
thể ở nhà được, mà tài chánh cho phép thì có thể ở những assisted living
facilities. Ở đây thường họ chỉ nhận tiền (personal funds) chứ không nhận
medicare & medicaid. Tại đây thì sự săn sóc sẽ tốt hơn.
3- Group
homes (nhà tư): Có những người nhận săn sóc cho chừng 4-6 người mỗi nhà. Họ
cũng lo việc ăn uống, chỗ ở, thuốc men, chở đi bác sĩ... Thường thì rẻ hơn tùy
từng group.
4- Nếu "chẳng
đặng đừng" phải vào VDL thì phải làm sao để có được sự săn sóc "tốt
nhất"?
a- Làm sao để lựa
chọn VDL:
* Vào internet để xem ranking của VDL (tương tự như các tiệm ăn
có xếp loại A, B, C...)
* Mỗi VDL đều phải có cuốn sổ phúc trình về các cuộc kiểm tra
(survey) do bộ y tế làm hàng năm. Trong đó bộ y tế sẽ nêu lên những khuyết điểm
mà họ đã tìm thấy. Cuốn sổ này được để ở khu công cộng (public area) trong
khuôn viên của VDL. Hỏi receptionist thì họ sẽ chỉ cho.
* Hỏi ý kiến thân nhân của những người đang nằm tại
đó.
* Quan sát bên trong và ngoài của VDL: xem có sạch sẽ, không mùi
hôi, nước tiểu. Theo dõi cách đối xử, săn sóc của nhân viên với bệnh
nhân.
* Nếu có thể thì tìm một VDL có nhiều người Việt đang ở để có
nhân viên nói tiếng Việt, có thức ăn Việt, có chương trình giải trí theo kiểu
Việt.
b- Nếu đã quyết định
chọn VDL cho người thân
rồi thì phải làm gì
sau đó?
* Chuẩn bị tư tưởng không những cho bệnh nhân mà con cho cả
chính mình và mọi người trong gia đình để có được sự chấp nhận (acceptance)
càng nhiều càng tốt.
* Thăm viếng thường xuyên: Nếu nhà đông con cháu thì không nên
đến thật đông một lần rồi sau đó nhiều ngày không có ai đến. Nếu được, nhất là
trong vài tháng đầu, luân phiên nhau tới, mỗi ngày một lần một vài người. Làm
lịch trình ai đi thăm ngày nào, giờ nào...
* Nên làm một cuốn sổ "thông tin" (communication book)
để cạnh giường. Trong cuốn sổ này mỗi khi ai đến thăm thì viết ngày giờ, tên
người đến thăm, và nhận xét xem bệnh nhân có vấn đề gì cần lưu ý, giải quyết.
Nếu không có vấn đề gì thì cũng nên viết vào là không có hoặc cho nhận xét về
vui, buồn, than thở của bệnh nhân...
* Cuối tuần hay ngày lễ: nên có người vào hoặc mang bệnh nhân về
nhà nửa buổi để được sống với không khí gia đình dù ngắn ngủi, hay đưa ra khỏi
VDL để làm đầu, tóc hoặc tới tiệm ăn cho khuây khỏa...
* Nên sắp xếp để bệnh nhân có sách báo, băng nhạc bằng tiếng
Việt cho bệnh nhân giải trí.
* Cho dù có những bệnh nhân bị hôn mê bất tỉnh lâu dài, nhưng
khi đến thăm hãy cứ thì thầm bên tai họ những lời yêu thương, những kỷ niệm cũ.
Nắm tay, xoa đầu để tỏ tình thương yêu. Tuy họ không có thể cảm thấy được 100%
nhưng chắc chắn họ vẫn còn một chút nhận thức, làm họ hạnh phúc hơn, mặc dù
mình không nhận thấy. Để bên đầu giường những băng nhạc, câu kinh mà khi còn
khỏe họ đã thích nghe.
* Một điều chót mà theo kinh nghiệm của tôi, rất có hiệu quả:
đối xử tốt nhưng nghiêm túc với nhân viên của VDL:
- Đối xử tốt: lịch
sự, nhẹ nhàng, không thiếu những lời cám ơn cho những nhân viên phục vụ tốt.
Thỉnh thoảng mua một vài món quà nhỏ cho họ (tôi xin nhấn mạnh “nhỏ thôi” –
đừng nên coi đây là hối lộ) như đồ ăn, thức uống... để bày tỏ lòng biết ơn của
mình. Mình tốt với họ thì họ sẽ quan tâm đến mình nhiều hơn. Người mình vẫn
nói: "Có qua có lại mới toại lòng nhau").
- Tuy nhiên đối xử
tốt không có nghĩa là mình chấp nhận những sai trái của họ. Thí dụ mình đã báo
cáo những thay đổi về sức khỏe của bệnh nhân cho họ mà không ai quan tâm giải
quyết thì mình phải lịch sự nêu ra liền. Nếu cần thì gặp ngay những người có
trách nhiệm như charge nurse, nursing director và ngay cả giám đốc của VDL để
được giải quyết. Nên nhớ là phải lịch sự, nhã nhặn nhưng cương quyết thì họ sẽ
nể phục mình. Tôi đã thấy nhiều trường hợp đạt yêu cầu một cách rất khả
quan.
Trên
đây là những kinh nghiệm của tôi xin chia xẻ với quý bạn. Dĩ nhiên là không
hoàn toàn đầy đủ tất cả những gì quý bạn mong muốn, nhưng hy vọng cũng đáp ứng
được phần nào những ưu tư, lo lắng cho người thân của quý bạn.[]
Bs Trần Công Bảo
lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll
Trong lúc ấy, có lẽ yên tâm vì cha đã có người chăm sóc, đám con trai, con gái, dâu, rể hơn một chục người của ông cụ thỉnh thoảng mới lượn qua như một luồng gió nhẹ. Tiếc thay, sự chăm chút của chị phụ nữ không kéo dài bao lâu, chỉ hơn một tuần sau là ông cụ đã qua đời. Con cái, cháu chắt ông kéo vào mới đông chứ. Họ khóc lóc khá ồn ào nhưng vẫn bình tĩnh chỉ huy việc khâm liệm ông cụ, và ở hành lang lại xảy ra một cuộc cãi vã xem người nào phải chi nhiều nhất cho đám tang?
lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll
CHUYỆN THỨ NHẤT (NGẮN)
Chỉ một câu thôi - Người đàn bà nhà quê chân chất
đã vươn mình đứng cao hơn hết thảy những người con.
Cao hơn bởi trái tim nhân hậu,
Cao hơn bởi trái tim nhân hậu,
sẵn sàng trao
tặng, cho đi "vô điều kiện"!
Một câu chuyện ngắn, ý nghĩa về chữ hiếu.
Chuyện xảy ra ở hành lang một bệnh viện. Cô con dâu nhăn mặt nói với
chồng:
- Ở nhà đủ thứ phải lo, làm sao mà vô trong đây hầu ba được? Anh nói cô Năm hay cô Bảy ở không thì chia nhau vô chăm sóc ba.
Anh con trai chưa kịp trả lời thì có lẽ cô Năm hay cô Bảy gì đó đã cong môi phản đối:
- Tui cũng có đủ thứ chuyện để lo chứ bộ, quên tui đi.
Một cậu con trai khác cau cau lông mày:
- Nói chung là ai cũng bận hết, với lại ba mắc bệnh lây nhiễm, vô hầu ba rồi lỡ bị lây thì làm sao ?
Cô con dâu trưởng phán một câu:
- Ở nhà đủ thứ phải lo, làm sao mà vô trong đây hầu ba được? Anh nói cô Năm hay cô Bảy ở không thì chia nhau vô chăm sóc ba.
Anh con trai chưa kịp trả lời thì có lẽ cô Năm hay cô Bảy gì đó đã cong môi phản đối:
- Tui cũng có đủ thứ chuyện để lo chứ bộ, quên tui đi.
Một cậu con trai khác cau cau lông mày:
- Nói chung là ai cũng bận hết, với lại ba mắc bệnh lây nhiễm, vô hầu ba rồi lỡ bị lây thì làm sao ?
Cô con dâu trưởng phán một câu:
- Thôi khỏi bàn tán gì hết, mướn người nuôi là xong chuyện.
Tất nhiên sau đó, sự việc xảy ra đúng như hoạch định của họ. Một phụ nữ
khỏe mạnh, có dáng vẻ nông dân đang nuôi một người bệnh nằm giường bên cạnh ông
cụ đã chủ động đề nghị nuôi bệnh cho ông cụ luôn.
Công việc tỉ mỉ, cần sự chu đáo, từ
việc cho uống sữa, uống thuốc đến thay quần áo, lau người (ông cụ đã mất hết
cảm giác vệ sinh), nhưng chị vẫn làm với sự chăm chút, không để lộ bất cứ thái
độ ghê tởm nào, lại còn có vẻ hiền hậu, dịu dàng như con đối với cha mẹ. Trong lúc ấy, có lẽ yên tâm vì cha đã có người chăm sóc, đám con trai, con gái, dâu, rể hơn một chục người của ông cụ thỉnh thoảng mới lượn qua như một luồng gió nhẹ. Tiếc thay, sự chăm chút của chị phụ nữ không kéo dài bao lâu, chỉ hơn một tuần sau là ông cụ đã qua đời. Con cái, cháu chắt ông kéo vào mới đông chứ. Họ khóc lóc khá ồn ào nhưng vẫn bình tĩnh chỉ huy việc khâm liệm ông cụ, và ở hành lang lại xảy ra một cuộc cãi vã xem người nào phải chi nhiều nhất cho đám tang?
Anh con trai trưởng cầm một xấp tiền đến trả cho chị phụ nữ đã nuôi bệnh
cha mình. Hai mắt đỏ hoe, chị trả lời:
- Tôi nuôi cụ ấy vì thấy xót xa cho cụ có lắm con nhiều cháu mà chẳng ai
đoái hoài, chứ tôi có làm cái nghề này đâu mà lấy tiền?
Đám người đang khóc mếu, cãi nhau đột nhiên im bặt. Rồi từng người một lẻn ra ngoài.
Đám người đang khóc mếu, cãi nhau đột nhiên im bặt. Rồi từng người một lẻn ra ngoài.
llllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll
CHUYỆN THỨ HAI (DÀI)
Phúc Ấm Con Ban!!!
Chuyện đời luôn luôn có hai mặt: đúng với bên này
thì sai với bên kia. Trong câu chuyện sau đây, tác giả cũng như nhiều độc giả
chỉ đứng trên cương vị người lớn theo phong tục xưa, không cảm thông được với
người thân - như cha với con - cho nên đau khổ. Với cái nhìn của người tu học,
người khác nghĩ thế nào? Kính mời quí vị cùng đọc bài viết sau đây.
Tác giả
Du Tử Nguyễn Định
Đọc để thấy người mà nghĩ đến ta. Đọc để cảm thông
cho một bạn đồng ngũ sau những tháng năm ở tù cải tạo nay sang sống những ngày
cuối đời ở Mỹ với muôn vàn bất hạnh, đớn đau!
Bài viết thật cảm động, đáng cho
con cái suy nghĩ.
Tôi đến Mỹ rất trễ, đến từ một quốc gia thứ ba, nên
ba mươi năm sau ngày mất nước tôi mới đặt chân lên xứ cờ hoa. Văn hóa và hệ
thống xã hội nơi đây có những khác biệt so với nơi tôi đã sống, và điều dễ thấy
nhất là nếp sống của xã hội Mỹ như vội vàng, cạnh tranh, và tấp nập hơn, so với
nơi tôi đã sống, êm đềm và lặng lẽ.
Người Việt ở đó ít hơn, nếp sống và sinh hoạt của
gia đình còn mang nhiều nét truyền thống của nơi chôn nhau cắt rún. Người ta
rất thân tình và chân tình khi bắt gặp nhau nơi công cộng, giáo đường hay chùa
chiền. Và nhất là những lúc được thông báo có người Việt từ nước khác tới định
cư, là những người già, những người có phương tiện, tình nguyện đưa đón, hướng
dẫn các thủ tục nhập cư, những giấy tờ cần thiết cho một đời sống mới.
Có lẽ đất Mỹ, nơi tôi đang sống, có cái khung cảnh
xa lạ hơn, vì những núi đồi trùng trùng điệp điệp, đôi lúc cho tôi cái cảm giác
như đang đi trên đèo Ngoạn Mục, quãng đường từ Phan Rang lên Đà Lạt một thuở
nào. Cảm giác êm ái đó làm tôi liên tưởng tới khu đồi mà dòng Donbosco tọa lạc,
nơi có Hoa Anh Đào nở rộ mỗi bận Xuân về, màu hoa rực rỡ giữa núi đồi hùng vĩ
đầy thơ mộng của cao nguyên. Cũng đã mấy chục năm bỏ lại quê hương, bỏ cả những
chiều lộng gió của núi rừng Đà Lạt và Di Linh, không hiểu những nơi chốn ấy bây
giờ đã thay đổi ra sao, màu chè xanh của Bảo Lộc còn xanh như màu xanh ngày cũ,
khu chợ Hoa Đà Lạt, hay bờ Hồ Xuân Hương còn dương liễu rũ xuống ven bờ, mà
những hồn thơ ngày đó đã ví von như mái tóc thề của mấy cô sơn nữ cao nguyên.
Bao nhiêu đã mất, bao nhiêu còn giữ, bao nhiêu còn nhớ được trong tâm trí của
trang lứa chúng tôi.
Cái mất mát hẳn nhiên đã làm chúng tôi đau đớn xót
xa, nhưng chưa chắc đã bằng những chua chát, bẽ bàng, mà trang lứa chúng tôi
phải gánh chịu trong cuộc sống tuổi già trên đất nước xứ người.
Tôi đến Mỹ như đã nói là rất muộn màng so với nhiều
đồng đội, và những người bạn thân tình thuở nào cũng đã tản lạc mỗi đứa một nơi,
và ở đây, trong vòng 50 dặm vuông hay vài trăm dặm dài, tôi cô đơn không bè
bạn. Mỗi ngày, ngoài việc nhổ cỏ vườn sau, nhặt lá vườn trước, đưa đón bốn cô
cháu đi học, tôi chỉ còn biết đi bộ, nhìn đồi núi nối tiếp nhau trên thành phố
này để mơ mộng về núi rừng quê tôi, nơi mà hàng chục năm tôi và đồng đội chung
sống, có khi gian nan, mà cũng có lúc thật thơ mộng. Và rồi trong một trường
hợp ngẩu nhiên, tôi đã gặp được bác Thụy, một người Việt Nam cô độc, cũng lạc
lỏng đến nơi này như tôi.
Cũng là một thói quen như nơi tôi đã từng sống, hễ
gặp được người nào mà tôi đoán là dân nước tôi, thì tôi không ngại ngùng đến
làm quen, và câu hỏi đầu tiên của tôi thường là: Ông nói được tiếng Việt nam
không? Nếu người đó trả lời họ là người Việt thì tôi nhất định rất vui mà hỏi
chuyện. Tôi quen bác Thụy cũng trong trường hợp tương tự.
Từ lần gặp đó, tôi hay tìm tới bác vào mỗi cuối
tuần hoặc là những khi bác gọi tôi đến, và lúc nào bác cũng mở đầu bằng câu:
chúng nó đi cả rồi, ý của bác là các con đã đi làm hết. Tình thân của chúng tôi
từ đó ngày càng thân thiết hơn, bác kể cho tôi 12 năm trong quân đội, phục vụ
cho một đơn vị hoạt động trên lãnh thổ Quân Đoàn I, bị thương nhiều lần, nhưng
lần nào cũng may mắn qua khỏi. Bác đến Mỹ không thuộc diện HO, vì thời gian bác
được thả, phòng công tác người nước ngoài còn đóng cửa, nên bác vượt biên, bị
bắt. Cho đến khi chương trình HO được thực hiện, bác vẫn còn ở trong tù. Do vậy
bác đến Mỹ theo chương trình đoàn tụ, con gái bảo lãnh hai vợ chồng, nên không
được hưởng một trợ cấp nào của Chính phủ Mỹ như diện HO, tất cả đều do thân
nhân bao bọc.
Thời gian ở lại Việt Nam, bác đi dạy học, cũng như
trước khi động viên bác là một Giáo Sư dạy Vật Lý tên tuổi tại Saigon, lương
giáo viên tuy không khá, nhưng cũng đủ cho hai vợ chồng bác sống tạm qua ngày,
nhất là bác được các trung tâm mời cộng tác, nên dạy cả sáng, chiều và tối.
Vã lại mỗi năm, các con bác gởi cho một vài trăm đô
la vào dịp Tết, hai vợ chồng lại dành dụm mua một chỉ hay 5 phân vàng hầu dùng
cho việc ma chay sau này. Cho đến năm 2003, con gái bác viết thư báo tin cho
biết là đã làm hồ sơ bảo lãnh cho ba má, bác cũng chẳng hy vọng gì, vì thời
gian đợi chờ dường như đã quá mòn mỏi. Vã chăng tuổi đã cao, đi đâu cũng chỉ
kiếm hai bữa cơm mà thôi, nên gần như vợ chồng bác không nghĩ tới chuyện ra đi,
cho đến năm 2006, bác được gọi bổ túc hồ sơ, rồi cuối năm đó, bác được phỏng
vấn. Theo bác kể thì có lẽ vì lợi tức của con gái bác cao, nên họ cho đi nhanh
và rồi đầu tháng 4 năm 2007 bác được sang Mỹ theo diện đoàn tụ gia đình. Nhưng
tính cho đến nay, bác vẫn chưa hội đủ điều kiện thi nhập Quốc tịch Hoa Kỳ.
Thời gian đầu sống với con cái vui vẻ lắm, vì còn
mới, tình cảm còn mới, mọi thứ còn mới và còn mới là còn vui vẻ, rồi từ từ bác
được một người quen giới thiệu đi làm assembler cho một hãng điện tử, lương
$10/giờ, hai vợ chồng già thật là hạnh phúc, cứ cuối tuần là hai ông bà rủ nhau
đi WalMart hay Target mua áo quần và đồ chơi cho các cháu.
Nhưng rồi kinh tế ngày càng suy thoái, sau gần hai
năm làm assembler, bác mất việc làm, không có cách nào xin được việc khác. Vã
chăng, những người trẻ còn chưa xin ra việc làm thì ông già 63 tuổi như bác dễ
gì tìm được việc, nên bác đành xin tiền thất nghiệp, và được hưởng thất nghiệp
hai năm. Khoảng thời gian này bác cho biết rất là buồn, suốt ngày vợ chồng cứ
mong cho hai đứa cháu đi học về để chơi với cháu cho đỡ buồn, rồi thì cứ vườn
sau sân trước, vợ chồng thi nhau nhặt cỏ, tưới cây, hay lên đồi lượm những viên
đá hình dáng đẹp đem về lót quanh mấy bụi hồng cho hết thời gian.
Bác cũng năng nổ đi tham gia sinh hoạt các hội
đoàn, như hội người già. Nhưng rồi tiền trợ cấp thất nghiệp hết, và khó khăn
đến với bác bây giờ là tiền đổ xăng. Bác không biết xin ai hai chục bạc để mua
xăng. Bác nói, một đôi khi bổng dưng nghe thèm một tô phở, nhưng cũng không
cách nào có được. Ông ạ, có đêm tôi không ngủ được chỉ vì nghĩ tới mùi ngò gai
và rau quế bỏ vào tô phở mà chảy nước miếng hoài không ngủ nổi.
Tình cảm con người hình như rất mỏng manh, không
phải bền chắc, và rất dễ gãy đổ, từ tình vợ chồng, cha con hay anh em. Và nghèo
đói là mối đe dọa nghiêm trọng nhất đối với tình cảm. Cổ nhân cũng đã từng nói:
Phú quí sinh lễ nghĩa, bần cùng sinh đạo tặc. Cái gì người ta bảo "tiền
tài như phấn thổ, nghĩa trọng như thiên kim" có chăng, chỉ là trong đạo
đức kinh hay sách vở của Thánh Hiền mà thôi. Không có tiền, nguyên lý nào cũng
bị bỏ quên, đạo đức nào cũng dư thừa, và tinh cảm nào cũng mai một.
Đặc biệt là ở một xã hội mà mọi nền tảng đều lấy
lợi nhuận làm chuẩn.
Con cái ở nhà cha mẹ thì hạnh phúc, cha mẹ ở nhà
con cái thì nhẫn nhục và hy sinh. Con cái ở chung với cha mẹ là tự nhiên, nhưng
cha mẹ ở chung với con cái lại ưu phiền, vì lúc nào cũng phải nhìn mặt mũi con
cái, phải xem chừng nó vui buồn bất chợt ra sao. Muốn mở cái TV cũng phải lựa
lúc nó vui vẻ. Muốn mở cái CD nghe nhạc cũng tùy thời cơ nó buồn hay giận. Lại
còn phải coi sóc con cái cho chúng. Nhỏ thì cho đi tiêu đi tiểu, rửa đít, cho
ăn, tắm giặt. Lớn thì đưa đón tới trường, có khi còn bị chửi mắng, đành chỉ
biết cúi mặt giấu nước mắt đi. Họa hiếm lắm, chúng cho vài ba trăm bạc vào dịp
lễ nào đó thì lại coi như phúc ấm chúng ban cho. Con cái ở nhà cha mẹ thì hạnh
phúc, cha mẹ ở nhà con cái thì nhẫn nhục, chính là chỗ này.
Một buổi sáng bác gọi tôi tới nhà, chỉ cho tôi một
tờ giấy con gái bác viết để lại trên bàn cho bác, tôi cầm lên đọc: "Theo
luật bên nầy, chủ nhà có quyền gọi cảnh sát đến bắt buộc người thuê phải ra đi,
nếu người chủ đã thông báo cho người thuê hai lần bằng thư. Ba không trả tiền
nhà, nhưng con cũng coi ba như người thuê nhà, đây là lần thứ hai con yêu cầu
ba dọn ra, ba đừng ép con phải gọi cảnh sát".
Tôi đọc đến đây, bổng nhiên nước mắt tôi trào ra.
Bác nhìn tôi và nấc lên thành tiếng, bác cũng bật khóc. Tôi ôm hai vai
bác và nói: Bác hãy yên tâm, không có luật như vậy đâu, nếu cô ấy gọi cảnh sát,
bác có thể nói cô ấy ngược đãi người già, con bác chỉ hù bác thôi. Và rồi bác
bắt đầu kể cho tôi nghe hết tự sự.
Thoạt đầu là gạo, chúng nó than phiền: nhà người ta
một năm chỉ tốn hai bao gạo thôi, sao nhà mình mỗi tháng một bao. Tôi mở
cassette ngồi ngoài garage nghe nhạc. Ngoài garage thì nóng, tôi mở cửa bên
hông ra cho bớt nóng, nó đóng lại, và bảo mở cửa chuột chạy vào nhà. Tôi hiểu ý
là nó sợ tốn điện, tôi tắt cassette vào nhà.
Ông cũng biết, ở bên này, người già chỉ lấy cái TV
làm bạn, nhưng nó mắng vào mặt tôi và bảo không biết xài thì đừng xài, TV cứ mở
hoài chịu sao nổi, thế nào cũng có ngày TV bị cháy.
Mỗi ngày, chúng nó đi làm về trễ, có khi 7:30 hay
8:00 tối mới về đến nhà. Tôi đều cố gắng ăn trước để không chạm mặt chúng nó
trong bữa ăn. Ăn trước thì thú thật chỉ ăn sơ sài cho no bụng thôi. Thức ăn của
chúng, tôi không dám đụng vào, vợ tôi thì chờ cho chúng ăn hết đã, cái gì còn
lại bà ấy mới ăn, chúng tôi chỉ dám ăn những thức ăn thừa thải mà thôi. Công
việc lặt vặt trong nhà như lau dọn, rửa chén bát, đưa đón các cháu, chúng tôi
đều làm hết, nhưng nó bảo với tôi là tội nghiệp thằng chồng nó phải còng lưng
gánh hai ông bà già.
Những ngày nghỉ, hay cuối tuần, vợ chồng con cái
chúng đi ăn tiệm. Những năm đầu khi cháu út chưa thể gởi đến trường, thì chúng
còn gọi vợ tôi đi ăn với chúng. Những ngày lễ Tết cũng tặng quà cho vợ tôi.
Nhưng từ khi cháu út lớn rồi, chúng cũng lơ là với vợ tôi luôn. Cho đến sau
này, chúng lạnh lùng đến như bỏ mặc, vợ tôi buồn quá đành đi tìm chỗ giữ trẻ ở
một tiểu bang khác, nên ông tới nhà không thấy vợ tôi là vậy.
Bác lấy dưới gối ra một lá thư khác đưa cho tôi,
bác bảo lá thư không có một chút tình người, thú thật tôi không dám đọc hết.
Nhưng trong trí tôi như vẫn in sâu những dòng này "ba người ta chết thì
con cái khóc lóc tiếc thương, nhưng nếu ba chết con sẽ thở ra một cách nhẹ
nhỏm. Con thật không muốn bảo lãnh ba sang Mỹ đâu, chỉ vì bắt buộc mà thôi. Ba
hãy dọn ra đi để còn một chút gì gọi là tự trọng".
Tôi cũng tự hỏi mình, bác đi đâu bây giờ? Một đồng
bạc cũng không có, bà con, bạn bè cũng không luôn, bác dọn đi đâu? Trong khi
bác lại chưa phải là công dân Hoa Kỳ, làm cách nào để có thể xin trợ cấp? Tôi
đành an ủi bác, thôi bác cứ yên tâm, điều quan trọng bây giờ là hãy nhịn, nhẫn
nhục đó mà, cứ coi như ngày nào bác bị bắt tại mặt trận, kẻ thù hành hạ bác
kiểu gì, nhục mạ bác ra sao, bác cũng ngậm bồ hòn. Thì nay, với con gái, bác
ngậm lại bồ hòn một lần nữa đi rồi từ từ hãy tính.
Một ông già tóc đã bạc hết rồi, nước da đã ngã màu
đồi mồi, tay chân đã lọng cọng, dễ gì xin được một việc làm trên một đất nước
đầy dẫy nhân lực và cạnh tranh.
Tôi biết có rất nhiều cơ quan, tổ chức thiện
nguyện, sẵn lòng tiếp những người khó khăn, nhưng với hoàn cảnh của bác, thật
không có tổ chức nào có thể giúp đỡ, vì có tổ chức nào có nhà cửa, cơm áo, để
cung cấp cho bác trong lúc này, nhất là trong thời kỳ kinh tế suy thoái, ngân
sách các cơ quan, giáo dục, y tế hay xã hội đều bị cắt giảm.
Và tôi chỉ còn một con đường để đi, đó là dẫn bác
tới Sở Xã Hội, để xin cấp thẻ EBT (Electronic Benefits Transfer), tức là mỗi
tháng, Sở Xã Hội bỏ vào trong thẻ EBT $200 USD cho bác mua thực phẩm, gạo rau cá
thịt, nước uống, trái cây,...
Nhận được thẻ EBT bác liền hỏi nhân viên Xã Hội là
có thể mua ngay thức ăn được không và thực phẩm là những thứ gì? Người
Cán Sự Xã Hội nhìn tôi, tôi dịch lại lời bác và nói thêm rằng, bác không có gì
ăn từ hôm qua cho đến nay. Người worker xin phép đi ra một lúc, rồi quay trở
lại đem theo phần ăn trưa của cô để tặng bác. Quả thật tôi cũng xúc động rơm
rớm nước mắt khi nói câu đó với người worker. Đúng là một miếng khi đói, bằng
một gói khi no, bác cúi đầu cám ơn người Cán Sự Xã Hội mà như muốn khóc.
Tôi đem bác đi mua thực phẩm để hướng dẫn bác cách
dùng thẻ EBT. Lần mua thử nghiệm đầu tiên của bác là 2 ổ bánh mì và 2 hộp cá
Sardines rồi bác và tôi ra Parking chui vào xe ngồi ăn bánh mì cá hộp.
Tôi thật không hiểu rõ những tư tưởng nào đã đến
với bác, nhưng mà nỗi xúc động của bác thì tôi biết là rất mãnh liệt, vì nước
mắt bác đã chảy đến nỗi dùng hết một hộp khăn giấy của tôi để trong xe, tôi
ngồi yên để bác khóc và suy nghĩ về mình, không hiểu có một lúc nào đó tôi lại
như bác hôm nay.
Trên đất nước tạm dung này, những người già đã trở
thành gánh nặng cho con cái, những người già đã bị lãng quên hay bị xua đuổi
của gia đình, mà xã hội dù có nhân đạo tới đâu cũng khó kham nỗi với số người
cao niên ngày càng nhiều.
Một lần tôi đưa bác đi tái khám bệnh phổi, tôi ngồi
chờ bác ở phòng đợi thật lâu, và khi bác trở ra cùng với một vị bác sĩ người
Việt còn trẻ, vị bác sĩ này lấy ví ra 3 tờ bạc 20 đồng và nói: cháu chỉ còn bao
nhiêu tiền mặt, nhưng cháu có một căn phòng trống trong Building này, có
Microwave, khi nào bác cần thì gọi cho cháu, bác hãy nhớ là bác còn chúng cháu
ở đây. Ông quay sang nhìn tôi và dặn chú làm ơn để ý tới bác này với, người già
nào cũng có một nỗi khổ khi sang đây.
Suốt quãng đường về tôi cứ mãi suy nghĩ về người
bác sĩ đầy lòng nhân ái ấy. Y thuật và y đạo, điều nào được người ta coi trọng
hơn trên đất nước này.
Bác Thụy cho biết, thường ngày bác dậy rất sớm vì
không ngủ được, có đêm bác chỉ ngủ 3 tiếng đồng hồ, rồi cứ suy nghĩ lung tung
về chuyện đời, chuyện gia đình.
Có một buổi trưa tôi tìm tới bác, chứng kiến bữa
cơm trưa gọn gàng của bác mà mủi lòng, một tách uống cà phê đong đầy Oatmeal,
đổ vào một tô lớn, rót nước nóng từ bình thủy ra, khuấy đều chừng 2 phút, chờ
nguội và ăn, không cần nước mắm hay xì dầu, hoặc một loại gia vị nào khác. Bác
bảo từ khi có thẻ EBT, tôi không còn lo thiếu xì dầu nữa, nhưng nhịn được cái
gì hay cái đó, với lại bác sĩ bảo ăn mặn cũng không tốt .
- Bác ăn như thế này mỗi ngày sao ?
- Vâng, chỉ vậy thôi, tôi đâu có cần gì thêm, chỉ
cần một căn phòng nhỏ, đủ đặt một cái giường là được rồi, thế nhưng đời tôi quả
là cùng khổ, mà thực ra tôi đâu có cầu sống lâu, sống thọ, sống không có gì
vui, thì chết đâu có gì buồn. Sở dĩ tôi vẫn đi bác sĩ là vì tôi sợ đau đớn,
cũng như tôi không đủ can đảm để tự tử, còn chết ư, tôi nghĩ tới rất thanh
thản. Trên đời tôi không còn gì mê luyến thì chết đi tôi đâu có gì tiếc nuối,
chỉ cầu sao cho được chết thật nhanh, không đau đớn, đó là nguyện vọng duy nhất
còn lại của tôi.
Ăn chiều xong, bác lại chui vào căn phòng nhỏ giấu
mình trong đó, để không phải gặp mặt con gái nghe nó nói nặng nói nhẹ và đuổi
nhà. Bác kể cho tôi những bữa cơm chấm xì dầu thật cảm
động. Mới đầu bác hỏi tôi: "Ông có bao giờ mút xì dầu chưa"? Tôi trả
lời là tôi không hiểu ý bác.
Bác kể lại vào những tháng bác chưa có thẻ EBT, bác
ăn cơm với xì dầu hiệu đậu nành, nhưng không dám chan vào chén cơm, chỉ hai
miếng cơm mới nhúng đầu đủa vào chén xì dầu một lần và mút lấy đầu đũa, vì nếu
chan vào chén cơm hay mút nhiều lần thì sẽ hết mất, không có tiền mua nữa. Những ngày tháng ấy, anh Hồng, một người bạn xưa,
thường mua xì dầu, rau muống, broccoli cho tôi. Tôi còn nhớ mãi, bây giờ anh
moved đi xa rồi, cách đây cũng vài ba tiếng lái xe nên anh không thường tới
nữa. Mà cũng tội nghiệp, anh ấy cũng chỉ sống với mấy trăm đồng tiền già mà
thôi, nhưng khi nào tới cũng đưa tôi đi ăn phở, hay có khi anh mua sẵn 2 tô phở
mang đến đây, hai anh em cùng ăn.
Ông biết không, vào những ngày tháng đó, có khi tôi
rất thèm bánh tráng có vừng đen, hay cơm trắng và xì dầu, mà phải là xì dầu đậu
nành, đủ cho tôi ăn không sợ hết. Những đêm nằm không ngủ được, tôi lại ao ước
có được một ổ bánh mì của chợ Vons để ăn, tôi thèm mùi thơm của bánh mì chưa
kịp nguội, hoặc giả bánh đã nguội đi, tôi lại thèm vị ngọt của bánh khi nhai
còn thấm trên đầu lưỡi của mình, thèm đến chảy nước miếng.
Nghe bác kể, tôi thực sự không cầm được lòng mình.
Khi thiếu thốn, con người sẽ thèm đủ thứ, cho nên nghe bác kể, tôi thực sự hiểu
được cảnh ngộ ấy, và hiểu được sâu xa nỗi lòng của bác. Chỉ có một điều mà
không ai ngờ được, đó là sống trong một siêu cường bậc nhất, mà người dân chỉ
thèm một ổ bánh mì không, cũng không có để ăn. Cái ước mơ nhỏ nhoi ấy đã ở dưới
mức tầm thường rồi, vì kể cả những người vô gia cư trên thành phố này, cũng
không ai có một ước mơ như bác Thụy. Có ai quanh đây đang lâm vào tình cảnh của
bác hay không tôi không rõ, cũng có thể có người bị gia đình hắt hủi, con cái
bỏ rơi và xua đuổi, nhưng đến một đồng xu dính túi cũng không có thì tôi không
tin.
Rồi một ngày bác nhờ tôi chở đi xin việc, bác đọc
được một mẫu rao vặt đăng tin cần một người đứng tuổi, có sức khỏe, để săn sóc
một ông già 83 tuổi, bị bệnh mất trí, bao ăn ở, tiền lương sẽ thương lượng.
Tôi chở bác tới địa chỉ tìm gặp chủ nhà, cô chủ nhà
tiếp chúng tôi và hỏi:
- Chú xin hay chú này xin?
- Tôi, bác nhanh nhẩu trả lời.
Chủ nhà dẫn chúng tôi đến phòng ông cụ, cô cho biết
ông cụ đã quên hết mọi thứ, cần giúp ông cụ ăn uống, đi tiêu, đi tiểu, thay
quần áo, và tắm cho ông cụ. Mọi sinh hoạt của ông cụ đều cần được giúp đỡ, nhất
là về đêm, ông cụ hay thức dậy đi quanh quẩn trong nhà một mình, những lúc như
thế cần có người bên cạnh, đề phòng khi ông cụ bị té. Nhiều khi ông cụ đi tiêu,
đi tiểu trong quần mà không biết. Và cô hỏi:
- Chú có thể giúp ba tôi được không? Hay chú làm
thử vài ngày, vì có người nhận làm nhưng một hay hai ngày sau lại bỏ vì không
chịu được tính tình của ông cụ.
- Không đâu, tôi làm được, tôi rất thích người già
và trẻ con, cô cứ để tôi làm.
- Vâng, vậy chú có bằng lái xe không cho cháu xem
thử?
Bác lấy bằng lái xe đưa cho cô chủ, cô ta xem xong
rồi trả lại bác, cô nói, ba cháu nặng 65 ký, không hiểu chú có thể đỡ nổi
không, chú làm thử một vài ngày đi, nếu không được, cháu vẫn tính lương cho
chú.
Lương tháng là $800, bao ăn ở, mỗi tuần nghỉ một
ngày, tốt nhất là thứ 7, cái giường phía trong là của ba cháu, chú nằm giường
ngoài. Thức ăn hàng ngày cháu nấu sẵn để trong tủ lạnh hay trên bếp, chú muốn
ăn thứ gì cứ ăn tự nhiên.
Mỗi ngày ba cháu uống 12 loại thuốc, ăn cơm trưa,
chiều, sáng. Ba cháu uống cà phê, khi chú pha cà phê, nên để nguội rồi mới đưa
cho ba cháu, vì ba cháu thích khuấy cà phê bằng ngón tay rồi mút. Thuốc thì
cháu sẽ viết tên, liều lượng, giờ uống để trên bàn, chú cho ba cháu uống đúng
giờ là được rồi.
Sau khi chủ nhà và bác bàn bạc công việc xong, tôi
chở bác ra về, hẹn thứ 2 tuần tới là bắt đầu đi làm. Thoạt đầu bác có vẻ rất
vui vì tìm được công việc, nhưng một lúc sau, tôi thấy bác khóc, bác như bị hụt
hơi cứ nấc lên từng tiếng, tôi lo sợ nên tìm cách đưa bác vào một shop bên
đường, đậu xe lại và hỏi bác :
- Sao bác lại buồn?
- Con người ta thì thuê người săn sóc cho cha, còn
tôi thì bị đuổi ra khỏi nhà đi chùi đít cho thiên hạ, ông nghĩ xem có tủi
không?
Nói xong câu này bác lại khóc lên thành tiếng. Tôi
ngồi im để bác khóc cho hết cơn xúc động rồi mới bảo bác, mỗi người có một số
phận, một đoạn trường, và một nỗi niềm phải gánh, không ai có thể có hạnh phúc
hoàn toàn, chỉ có ông cụ 83 tuổi ấy mới thực sự hạnh phúc, vì ông đã quên hết
mọi sự, đã không còn biết mọi sự.
Làm cha mẹ, được con cái yêu thương, gia đình hòa
thuận dĩ nhiên là điều tốt. Nỗi đau khổ bị con cái bỏ rơi hay xua đuổi, chưa
hẳn đã lớn hơn nỗi đau đớn khi phải nhìn thấy con mình dửng dưng với cha mẹ.
Không hiểu bác có nghĩ như tôi không?
Bây giờ ở là mùa hè, rải rác đó đây, trên những đồi
hoang quanh nhà tôi đã trổ lên vài chùm hoa dại, màu vàng như hoa cúc, càng làm
tôi nhớ đến quê hương mình, như ngày thu trên rừng núi cao nguyên, những khóm
quỳ hoang cũng nở vàng như vậy trên những triền đồi, và càng nhớ đến người sĩ
quan bây giờ không phải đang chăm sóc một đồng đội kém may mắn, mà là đang chăm
sóc một cụ già mất trí. []
Du Tử Nguyễn Định
llllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll
SUY NGẪM
SUY NGẪM
Con người có giá trị là con người biết chiến đấu và chiến thắng nội tâm
của chính mình, biết trưởng dưỡng tứ vô lượng tâm từ bi hỷ xả, biết lấy ân
đức đáp hận thù, như lời Ðức Phật dạy trong Kinh Pháp Cú.
Con người có giá trị là con người "đối cảnh vô tâm", tức
là con người vẫn sống trong cuộc đời như bao nhiêu người khác, nhưng không có
tâm tham sân si, cho nên tâm được bình an - không loạn động. []
SUY NGẪM
Đọc xong câu chuyện quá cảm động trên đây, nhiều
người không khỏi mủi lòng cho số phận của nhân vật trong chuyện và nghĩ đến
việc trách cứ bổn phận của người làm con cái.
Không ai hay ít ai suy nghĩ đến hoàn cảnh của con
cái, chỉ biết trách móc, và thậm chí, có nhiều bậc cha mẹ đòi hỏi con cái phải
cung phụng mình thế này, thế khác, thường khi cũng chưa thỏa mãn, chưa hài
lòng.
Sau đây, hãy lắng lòng, thử phân tích vài điểm về
nhân vật trong câu chuyện:
- Người cha thân với người dưng, không thân với các
người con (ruột để ra, da để vào)
- Con gái cũng đã gửi tiền hàng năm về giúp ba má
- Thời gian đầu sống chung, cha con vui vẻ. Sau đó,
vì bản ngã, không cảm thông được với sự khó nhọc của con cái (đi làm tới
chiều tối mới về tới nhà) cho nên người cha cảm thấy đau khổ buồn phiền, trách
móc.
- Người tuổi già sống không có lý tưởng, nhất là
không có niềm tin tôn giáo hay không có đời sống tâm linh, nội tâm trống rỗng,
luôn phóng tâm ra bên ngoài, so sánh, hơn thua, đòi hỏi, rất dễ bị trầm cảm,
chán đời, bởi thời giờ quá dư thừa, không có việc gì đáng làm.
Cho nên những người già đi tìm thú vui nơi các
chương trình TV, nghe ca nhạc, tới các hội đoàn, đến các quán ăn, tiệm cà phê,
hay nhà bè bạn dù thân hay không.
Nhiều người vô chùa làm công quả, nấu ăn, rửa chén,
quét dọn, lau chùi, thì vui vẻ lắm, để lấy lòng người dưng, cho rằng có phước.
Nhưng ở nhà của con cái thì coi những việc đó là khổ sai, đày ải, tủi nhục.
Chỉ cần học hiểu chánh pháp, thay đổi sự suy
nghĩ sai lầm này thì cuộc sống có ngay hạnh phúc tại thế gian này.
Người không biết chuyển đổi tâm tánh, không biết
cảm thông, không hòa thuận với người chung quanh, người như vậy khó thấy được
sự an lạc. Dù cho có về tây phương cõi Phật, người như vậy cũng có điều bất mãn
với tâm tánh đó.
Trong cuộc sống, hai bên cứ trách móc nhau, tránh
mặt nhau, tự mình làm khổ thêm, nói xấu nhau với người dưng, thì gia đình như
vậy không thể có hạnh phúc lâu dài được. Đi tâm sự chuyện nhà với người dưng là
điều dại dột nhất trên đời. Người thân thì không thương nổi. Người dưng chỉ xúi
bậy, nói ra nói vào cho tan nát gia cang. Những người dưng biết lựa lời, nói
cho gia đình mình êm thấm trở lại, rất hiếm có trên đời này.
Chính cái điểm này, những người già hay sắp già cần
nên chuẩn bị đời sống tâm linh. Đó là những người biết tu tâm dưỡng
tánh, quay về với nội tâm, không phóng tâm ra bên ngoài, dành thời giờ cho việc
thiền quán, suy tư, ngẫm nghĩ.
Cho đến một ngày nào đó, người này ngộ đạo. Chân
trời hạnh phúc xuất thế gian hiển lộ ngay ngưỡng cửa nhà mình.
Người này đi đến đâu cũng sống với nội tâm an
lạc, gieo hạnh phúc cho người xung quanh.
Người này không viết những bài than trời trách đất,
khóc cho số phận, tủi cho thân phận, trách cứ con cháu, buồn phiền họ hàng hay
bạn bè, hàng xóm láng giềng. Người này không còn phiền não khổ đau trong tâm
hồn nên những người chung quanh cũng hưởng phước theo.
Người này không nhớ quá khứ oai phong, không thèm
tô phở, không thèm bánh tráng, hay không lo lắng chuyện chưa tới. Người này
sống hạnh phúc ngay trong hiện tại. Đó chính là công phu tu tập của
người hiểu biết và thực hành đúng chánh pháp. []
BBT.PHTQ.CANADA
llllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll
Mùa thu của cuộc đời không nhất thiết chỉ là mùa tàn úa, mùa lá vàng; với sự chấp nhận, sửa soạn và sẵn sàng cho tinh thần, mùa thu có thể trở thành…vàng lá, vàng ròng với các chuyến du ngoạn thong thả để tận hưởng sự thanh nhàn khi tâm tư không còn vướng bận với sinh kế nhọc nhằn và bổn phận dưỡng dục khó khăn?
Trần
Lý
llllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll
Trượt
Chân, Té Ngã Khi Tuổi Già...
Chỉ
một cú vấp ngã là cuộc sống con người có thể thay đổi hoàn toàn, cuộc thay đổi
không thể kềm hãm xoay chuyển. Sự đau đớn thể xác đi kèm với nỗi vật vã tâm
thần. Đây là mối ưu tư, ám ảnh của tuổi vàng khắp chốn.
Con
người sống lâu hơn, ít bệnh tật hơn nhưng tuổi thọ lâu dài kia có những khúc
quanh không như ý. Cơ thể trải qua những biến chuyển cần sự thích nghi và chấp
nhận từ mỗi cá nhân. Ôi chao, biết bao nhiêu là biến chuyển trong cái thân thể
mong manh kia sau 70 – 80 năm dãi dầu với thời gian?
Mắt
nhìn không còn tinh anh. Tai nghe không còn tỏ tường, có vị còn chịu chứng ù
tai, tinnitus, những âm thanh tai quái u u trong đầu suốt ngày đêm. Khứu giác
chẳng còn “cảm” được một mùi hương nhẹ nên vị giác hầu như mòn mỏi. Khoảng 70%
khả năng “nếm” đến từ khả năng “ngửi”. Rượu [ngon] không còn giữ được hương vị
cũ dù vẫn mang lại cảm giác lâng lâng và đôi khi còn gây chuếnh choáng nhanh
chóng không ngờ. Bắp thịt không mạnh mẽ như trước, khuân vác một món gì cũng
khó khăn. Khớp xương ê ẩm khiến việc xê dịch chậm chạp… Chưa kể sự thăng bằng,
balance, kết hợp từ khả năng nhìn thấy, sức mạnh của bắp thịt, và khả năng cảm
nhận vị trí của thân thể (proprioception) trong môi trường chung quanh, cũng
sút giảm qua thời gian. Và cuộc sống có thể đến khúc ngoặt không ngờ khi trượt
chân, vấp ngã.
Tại
Huê Kỳ, số người cao niên (65+ tuổi) té ngã và chịu biến chứng nặng nề mỗi ngày
một gia tăng. Nha Thống Kê của cơ quan Kiểm Soát và Phòng Ngừa Bệnh Tật (the
CDC) công bố một con số đáng ngại, chỉ trong năm 2012, trên 2.4 triệu người té
ngã, trong số ấy trên 200 ngàn người tử vong vì biến chứng trong cùng năm.
Theo
hội chuyên khoa về tuổi vàng, Geriatrics, tai nạn gia tăng khi con người quá lạc
quan quá tự tin, không lượng sức mình; người có tuổi cũng không ngoại lệ nhưng
chịu ảnh hưởng của tai nạn nặng nề hơn. Những thứ bình thường trước đây bỗng
dưng trở thành chướng ngại vật trong một phút không ngờ: các bậc thang, tấm
thảm trên sàn nhà, bồn tắm trắng bóng, vồng u trong chỗ đậu xe, rễ cây ngoài
vườn…, và ngay cả con chó con mèo quanh quẩn bên chân hằng ngày. Những món
thuốc trị chứng cao huyết áp, chữa trầm cảm…có thể gây chóng mặt, choáng váng
khiến việc vấp té, trượt chân xảy ra dễ dàng hơn.
Trong
số các cụ cao niên té ngã và gãy xương chậu xương đùi, 20% tử vong trong cùng
năm, 80% còn lại chịu ảnh hưởng nặng nề. Họ không còn tự di chuyển nên việc
nhàn tản trên một quãng đường ngắn trở nên bất khả. Nhiều người mất luôn khả
năng lái xe vì chân ga chân thắng không còn nhậm lẹ nên dễ gây tai nạn.
Không
thể tự di chuyển, các cụ này trở nên phụ thuộc vào người chung quanh, từ bạn
bè, hàng xóm láng giềng đến con cái. Tuổi vàng sợ đau đớn thể xác thì ít nhưng
họ lại hãi hùng trước viễn ảnh mất hết khả năng độc lập.
Một
sự thật khó chấp nhận là việc càng cao tuổi, càng dễ té ngã. Theo Tiến Sĩ Judy
A. Stevens, chuyên viên Dịch Tễ, epidemiologist, tại CDC, té ngã xem ra giản dị
nhưng lại là nỗi ám ảnh kinh hoàng cho tuổi vàng, không mấy ai muốn nhắc đến và
ngay cả người bị té cũng không muốn đề cập đến. Lý do? Các cụ ngượng ngùng, bạn
ạ, ngại bạn bè chê cười mình vụng về, nhưng lý do sâu thẳm nhất, các cụ sợ con
cháu lo lắng quá lại khênh họ vào nhà dưỡng lão hầu được (bị) chăm sóc kỹ lưỡng
hơn, và từ đó mất luôn cuộc sống độc lập riêng tư. Họ sợ hung thần té ngã còn
hơn các trận đau ốm. Đau ốm khi hết bệnh còn có thể độc lập chứ té ngã thì lôi
thôi lắm!
Phục
hồi sau khi té ngã là một hành trình gian nan, chậm chạp. Với các ca gãy xương
“bình thường”, sau khi bó xương, nối xương và vết thương tạm lành, bệnh nhân
trải qua thời gian tập luyện để có thể tự di chuyển. Chương trình phục hồi kéo
dài vài tháng, từ việc dùng xe lăn, khung cân bằng đến cách dùng gậy để chống
đỡ thân mình và giúp thăng bằng. Nhiều cụ không còn leo thang được nữa vì cần dùng
khung sắt để di chuyển, và từ đó phải lìa bỏ tổ ấm nơi có các bậc thang thân
quen, gần gũi. Thay đổi chỗ ở là cả một cú sốc trong tuổi vàng. Cụ nào chấp
nhận và chịu thích nghi thì vết thương “lìa tổ ấm” sớm lành, cụ nào rầu rĩ vật
vã với chỗ ở mới thì nhanh chóng rơi vào nỗi trầm cảm u uất và không thiết
sống!
Ngược
lại, được sinh sống trong khung cảnh quen thuộc là nỗi ấm áp, thoải mái trong
tuổi vàng ngay cả khi các cụ không còn có thể tự chăm sóc thân thể.
Như
mọi loại bệnh tật, phòng ngừa là phương cách tốt nhất. Té ngã cũng thế. Phòng
ngừa té ngã để tránh thương tật và các biến chứng thay đổi đời sống của bệnh
nhân.
Để
phòng ngừa té ngã, bà Judy Stevens cho rằng thể dục là yếu tố quan trọng nhất.
Khi thân thể khỏe mạnh, bắp thịt cứng cáp, thì ít bị té ngã; và nếu bị té ngã
thì ảnh hưởng cũng bớt trầm trọng so với các cụ ít động đậy, đi lại.
Các
lớp thể dục, nhất là các buổi dạy về thăng bằng, như tập đứng một chân, lăn
trái banh Bosu cho quen với sự chông chênh. Môn Thái Cực với các động tác co
duỗi thong thả, chậm chạp giúp thân thể phối hợp hoạt động của bắp thịt và hai
lá phổi thở hít nhịp nhàng. Sự phối hợp này cần thiết cho việc hô hấp, thăng
bằng và dáng đi đứng của thân thể.
Hiệu
quả cụ thể nhất của sự tập luyện thân thể là việc có thể tự đứng dậy từ ghế
ngồi mà không cần vịn tay: bắp thịt hai chân và bắp thịt bụng, lưng cứng cáp đủ
để chống đỡ và thăng bằng thân thể khi thay đổi vị thế.
Những
yếu tố khác không kém quan trọng là việc dùng các món thuốc. Thuốc trị cao
huyết áp, khoảng 70% các cụ tuổi thất thập dùng món thuốc này, gây chóng mặt
khi huyết áp xuống nhanh và dễ té ngã nếu không cẩn thận. Chưa kể các thứ dược
thảo lợi tiểu, giảm đường giảm mỡ (?) hầm bà lằng khác bán tự do trên thị
trường mà các cụ Á Đông dùng thường xuyên như uống trà.
Xin
mở ngoặc để nhắc đến dược thảo một chút: Dược thảo là con dao hai lưỡi rất sắc,
có thể vô cùng hiệu quả trong việc chữa trị một bệnh tật nào đó, nhưng dược
chất trong dược thảo có liều lượng bao nhiêu lại là một điều bí mật. Bí mật thứ
nhì là món dược thảo tuy có cùng tên nhưng mức khác biệt về dược chất [và dược
tính] lại là khoảng cách mênh mông… chưa kể các phụ chất có dược tính khác.
Các
cụ dùng thuốc trị cao huyết áp có tỷ lệ té ngã cao gấp đôi những người không
dùng. Đặc biệt là loại thuốc lợi tiểu, diuretic, [dùng để giảm cao huyết áp và
suy tim]. Nếu cần dùng, các cụ nên uống thuốc ban ngày để tránh những chuyến
vào nhà vệ sinh trong đêm tối. Món thuốc khác, món thuốc trị mất ngủ, có thể
gây mất thăng bằng, và nếu có thể, nên thay thế bằng một ly sữa ấm, một cuốn
sách dễ đọc hoặc một vài bản nhạc êm dịu.
Cách
phòng ngừa té ngã khác là cách xếp đặt vật dụng trong nhà, loại bỏ tấm thảm đặt
hờ hững trên sàn nhà, bàn ghế nằm gọn ghẽ trong một góc khuất, dẹp giày dép, đồ
chơi… trên lối đi.
Các
cụ trong tuổi vàng cần đi khám mắt hàng năm và đeo kính để duy trì thị lực.
Dùng kính đơn tròng khi đi bộ và chỉ dùng kính hai tròng, ba tròng (bifocal,
progressive lenses) khi đọc sách, ngồi tại chỗ vì loại kính này có thể gây vấp
té.
Trong
nhà cần có đèn đủ sáng để thắp rõ vật dụng chung quanh. Và món vật dụng cần
thiết nhất, với các cụ sống đơn chiếc, có lẽ là món “gọi cấp cứu”, emergency
button, electronic alert, có thể trong dạng vòng đeo trên cổ tay có nút bấm, có
thể là dây đeo trên cổ.
Mùa thu của cuộc đời không nhất thiết chỉ là mùa tàn úa, mùa lá vàng; với sự chấp nhận, sửa soạn và sẵn sàng cho tinh thần, mùa thu có thể trở thành…vàng lá, vàng ròng với các chuyến du ngoạn thong thả để tận hưởng sự thanh nhàn khi tâm tư không còn vướng bận với sinh kế nhọc nhằn và bổn phận dưỡng dục khó khăn?
llllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll