TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)

TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)
TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)

Sunday 26 December 2021

GIỮ ĐẠO HAY CẢI ĐẠO

Góc ảnh quý hiếm - Hàng chục máy bay chiến đấu Mỹ trên đường phố Saigon (cuối trang)

https://phtq-canada.blogspot.com/2021/12/giu-dao-hay-cai-dao.html

CANADA 26.12.2021

Hỏi:

Kính thưa Quí Thầy,

Trong cuộc sống hàng ngày, có nhiều người cải đạo từ đạo Phật qua đạo Chúa hay ngược lại, vì nhiều lý do cá nhân hay xã hội. Thậm chí có các vị tu sĩ cũng cải đạo.

Quí Thầy có ý kiến nào về vấn đề cải đạo, kính xin cho biết tôn ý.

Chân thành cảm tạ và kính chúc Quí Thầy vạn sự bình an.

Đáp:

Kính thưa Quí Vị,

Trong đời sống, tâm tánh con người thường hay thay đổi, khi thích món này, điều này, khi thích món khác, điều khác. Đó là việc xảy ra bình thường, không có gì đáng bàn. Tuy nhiên, về vấn đề tâm linh, tín ngưỡng hay tôn giáo, một khi cần thay đổi, hay phải thay đổi, chắc hẳn đời sống có vấn đề quan trọng xảy ra.

Thông thường, khi gặp phải bất trắc trong đời sống, không giải quyết được hay quá tầm kiểm soát, con người

tìm đến tôn giáo để cầu khẩn, van xin được gặp may mắn, được tai qua nạn khỏi. Khi không được như ý, không được toại nguyện, con người bèn nghĩ đến chuyện đi tìm giải quyết với tôn giáo khác. Chuyện cải đạo từ đó xảy ra. Nhiều quyển sách đã viết, nhiều tác giả đã bàn luận về chuyện cải đạo, con người cũng chưa thấu suốt mọi khía cạnh.

Nhiều trường hợp, con người cải sang đạo kia, cũng vẫn không cầu được gì cả, bèn trở về đạo trước. Rồi cũng cầu nguyện có được gì đâu? Bèn cải đạo lần nữa. Cũng tương tự như con kiến bò quanh cái miệng chén. Chẳng bao giờ đến đích, không bao giờ cùng.

Tại sao vậy?

Bởi vì, con người cải đạo cũng như con người từ nơi sáng bước vào chỗ tối, hoặc ngược lại. Không bao giờ thỏa mãn. Các tôn giáo như bề mặt của trái đất, không dễ thấy chân lý nằm sâu trong lòng đất. Muốn đạt được chân lý thậm thâm vi diệu, tâm trí con người phải thanh tịnh, phải lắng lòng, phải dẹp bỏ bản ngã, phải dẹp bỏ mọi tham vọng, mọi sân hận và mọi si mê.

Khi đạt được chân lý, con người sẽ ngộ ra rằng, không cần phải cải đạo nào sang đạo nào cả. Chỉ cần con người buông bỏ tất cả, sẽ được tất cả. Không cần cầu nguyện, không cần cải đạo. Không có điều gì mãi mãi trường tồn. Không có ai sống đời mãi mãi, mọi người đều sẽ chết, không cần rủa xả, không cần lo sợ, có được gì đâu? Không có hình thức đạo nào tốt cả, cố chấp theo bất cứ một tôn giáo nào, chỉ mang khổ lụy mà thôi.

Kính chúc Quí Vị sớm ngộ được chân lý thậm thâm vi diệu cho đời bớt khổ về chuyện cải đạo hay giữ đạo. []

vp.phathoctinhquang.canada

llllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll

Góc ảnh quý hiếm - Hàng chục máy bay chiến đấu Mỹ trên đường phố Saigon 
Hàng chục máy bay chiến đấu Mỹ trên đường phố Sài Gòn – Những bức ảnh giá trị

Những bức ảnh quý hiếm về hàng chục máy bay chiến đấu Mỹ diễu hành trên đường phố Saigon ngày xưa

Giai đoạn 1948–1975 diễn ra hàng loạt các chính sách quân sự của Mỹ nhằm thực hiện những mục tiêu của họ tại khu vực Đông Dương. Trong đó Việt Nam là trọng tâm. Thực hiện điều này Mỹ quốc phải tăng cường đầu tư và viện trợ các phương tiện vào Việt Nam. Hình ảnh ghi lại những chiếc máy bay chiến đấu Mỹ trên đường phố Saigon là tư liệu quý hiếm ngày ấy.

Ngày 26 tháng 3 năm 1951 – USS Sitkohbay (CVE-86) chở máy bay chiến đấu Grumman F8F Bearcat viện trợ cho Pháp, cập cảng Saigon.

Máy bay chiến đấu Mỹ trên đường phố Sài Gòn – Những bức ảnh giá trịMáy bay chiến đấu Grumman F8F Bearcat viện trợ cho Pháp, cập cảng Saigon – Ảnh: gocxua

Chiếc Grumman F8F Bearcat (được gọi một cách thân mật là “Bear”) là một kiểu máy bay tiêm kích Hải quân một động cơ của Hoa Kỳ vào cuối những năm 1940. Nó tiếp tục phục vụ cho đến những năm giữa thế kỷ XX cùng Hải quân Hoa Kỳ và không lực các nước khác, và là chiếc máy bay tiêm kích cuối cùng của hãng Grumman  trang bị động cơ piston.

Máy bay chiến đấu Mỹ trên đường phố Sài Gòn – Những bức ảnh giá trị

Một chiếc F8F Bearcat trên tàu sân bay – Ảnh: gocxua.net

Máy bay chiến đấu Mỹ trên đường phố Sài Gòn – Những bức ảnh giá trịHàng không mẫu hạm Mỹ “Windham Bay” trên sông Saigon. Tháng 1, 1951 – Ảnh: gocxua.net
 

Năm 1951, khoảng 200 chiếc F8F Bearcats được cung cấp cho người Pháp để sử dụng trong Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất. Sau khi Pháp rút ba năm sau đó, những chiếc máy bay còn sống được chuyển giao cho Không quân Nam Việt Nam.

SVAF đã sử dụng Bearcat cho đến năm 1959 khi họ cho nghỉ hưu để chuyển sang loại máy bay tiên tiến hơn. Những chiếc F8F bổ sung đã được bán cho Thái Lan đã sử dụng loại này cho đến năm 1960. Kể từ những năm 1960, Bearcats phi quân sự đã được chứng minh là rất phổ biến cho các cuộc đua trên không. Ban đầu được bay với cấu hình tồn kho, nhiều chiếc đã được sửa đổi nhiều và lập nhiều kỷ lục cho máy bay động cơ piston.

Máy bay chiến đấu Mỹ trên đường phố Sài Gòn – Những bức ảnh giá trịHàng chục máy bay chiến đấu “diễu hành” trên đường phố là hình ảnh độc nhất vô nhị từng được ghi nhận ở Saigon năm 1951. Những hình ảnh này được  trang web Ecpad.fr của Pháp giới thiệu.
 

Hàng chục máy bay chiến đấu “diễu hành” trên đường phố là hình ảnh độc nhất vô nhị từng được ghi nhận ở Saigon năm 1951. Những hình ảnh này được  trang web Ecpad.fr của Pháp giới thiệu.

Hàng chục máy bay chiến đấu Mỹ trên đường phố Sài Gòn – Những bức ảnh giá trịẢnh 4: Những chiếc máy bay được gấp cánh, nằm san ѕát trên sàn tàu. Các nhân viên quân sự tháo bỏ vỏ bọc và kiểm tra tìɴн trạng của những chiếc Grumman F8F “Bearcat”.

Chúng sẽ được dỡ xuống cảng theo chương trình viện trợ cho quân Pháp nhằm củng cố sức mạnh quân sự của người Pháp ở Đông Dương. Một chiếc cần cẩu bắt đầu việc vận chuyển những chiếc máy bay xuống cảng trong sự giám ѕát của các sĩ quan Mỹ.

Hàng chục máy bay chiến đấu Mỹ trên đường phố Sài Gòn – Những bức ảnh giá trịNgười dân vẫn bình thản ăn uống và sinh hoạt bên sông. Cuộc chiến này vốn dĩ không liên quan đến họ – Ảnh gocxua

llllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll