Các nghi lễ theo hình thức tôn giáo xưa nay đều pha trộn sự mê tín để thu hút tín đồ. Đó là sự thật. Các sự kiện linh thiêng phép lạ chỉ là tin đồn mê tín, không phải thiệt, miễn tranh cãi. Đó là sự thật. Con người hay thánh thần đều phải chết. Không ai cứu được ai.
Vượt qua các nghi lễ tôn giáo, con người sẽ hiểu được sự thật: đó chính là Tự Lực Mới Thực Là Tu. Cầu nguyện có được gì đâu? Hãy sống đời tu phước & tích đức. Chính phước đức cứu tai qua nạn khỏi.
Email: cutranlacdao@yahoo.com
TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)
TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)
“Nằm ở ngoại ô thủ đô Hà Nội, thường không xuất hiện trong danh sách các điểm đến của khách du lịch, ngôi làng khoa bảng có tuổi đời ngàn năm hầu như không thay đổi qua nhiều thế kỷ”, CNN miêu tả về ngôi làng Đông Ngạc – một ngôi làng nằm ven sông Hồng cách trung tâm thủ đô khoảng 10 km.
Tinh thần hiếu học
Làng Đông Ngạc có tên nôm là Kẻ Vẽ. Từ xưa, làng đã nổi tiếng trong câu ca của người Kinh kỳ: “Đất kẻ Giàn, quan Kẻ Vẽ”. Nguồn gốc của câu nói này là bởi làng Vẽ nhiều quan, từ đời Trần đến đời Nguyễn, trong khoảng 500 năm, làng Đông Ngạc đã sản sinh ra 22 tiến sĩ, bảng nhãn, phó bảng và trên 400 cử nhân, tú tài. Mà theo quy định của triều đình phong kiến, làng nào có 10 người trở lên đỗ Tiến sĩ thì được coi là làng khoa bảng.
Điều đặc biệt, các dòng họ trong làng Đông Ngạc như họ Phan, Phạm, Đỗ, Nguyễn, Hoàng, Lê… đều có người đỗ đại khoa, ít là một người, nhiều nhất là 9 người. Theo ghi chép: “Người đỗ Tiến sĩ khai khoa cho làng là cụ Phan Phu Tiên – Lưỡng triều Tiến sĩ (tức là Tiến sĩ của hai Triều: Triều Trần và triều Hậu Lê). Nổi bật nhất trong làng là dòng họ Phạm có tới 9 Tiến sĩ, tiếp đến là họ Nguyễn có 6, họ Phan có 5, họ Hoàng có 4, họ Đỗ và họ Lê mỗi họ có 1 Tiến sĩ”.
Chính vì vậy, làng Vẽ đứng thứ 3 trong cả nước thời phong kiến về đỗ Tiến sĩ sau làng Mộ Trạch ở Hải Dương (36 Tiến sĩ) và làng Kim Đôi ở Bắc Ninh (25 Tiến sĩ). Cũng chính từ đó, trong làng có không ít các giai thoại liên quan đến sự học, ví như có giai thoại kể về những chiếc cổng làng còn có tên Đồng Ếch vì học trò chăm học đến nỗi tiếng đọc sách trong làng râm ran như tiếng ếch kêu.
Một giai thoại khác mà dân làng vẫn thường hay kể về tấm gương điển hình chăm học là cụ Phạm Quang Trạch. Ngày ngày cụ ra vườn, vịn tay đi vòng quanh các cây cau đọc sách khiến tất cả các thân cây cau nhẵn bóng đều mòn hết cả.
“Mặc dù ngôi làng bé nhỏ có chưa đến 1,000 dân, Đông Ngạc có số lượng lớn học giả thành đạt, bao gồm rất nhiều tiến sĩ. Ngoài những dấu tích của lịch sử và tinh thần ham học, ngày nay Đông Ngạc đang trở thành địa điểm check-in có một không hai của giới trẻ Hà Nội. Bức tường gạch đỏ rêu phong, mái ngói đã bạc màu thời gian, ngôi đình cổ linh thiêng, chợ dân sinh nhộn nhịp những âm thanh đồng quê là những điều mà người trẻ thủ đô tìm đến.
Nằm rải rác khắp làng là gần 100 ngôi nhà cổ có niên đại từ đầu những năm 1600. Những con ngõ nhỏ hẹp nhuốm màu sương gió khiến ta như sống lại quá khứ giữa sự chen chúc ồn ào của đời sống thị thành.
Màu gỗ lim sẫm với những mái hiên được chạm khắc tinh xảo nằm bên dưới những mái ngói đất nung tạo thành khung cảnh đẹp nao lòng trong mỗi bức ảnh của giới trẻ. Có lẽ cũng nhờ ý thức bảo tồn vốn cổ của dân làng mà ngôi làng vẫn còn giữ được vẻ nguyên vẹn cổ kính, không bị mất đi trong quá trình hiện đại hóa của xã hội. Để rồi ngôi làng khoa bảng vẫn im lìm nằm đó, vừa là chứng tích của quá khứ vừa là động lực cố gắng của những đời con cháu sinh ra tại đây.
LTS: Nhật báo Người Việt mở mục “Độc Giả Viết” nhằm mời gọi quý độc giả “cùng làm báo” với Người Việt, chia sẻ những rung cảm, ý tưởng, quan niệm, hồi ức, kiến thức, kinh nghiệm… về đời sống và xã hội. Để tham gia, quý độc giả vui lòng gởi email: docgiaviet@nguoi-viet.com.
Đinh Trực
Trẻ con ngày xưa, chắc hẳn sẽ không thể quên được hình ảnh cây cà rem của những ngày thơ ấu.
Ngày ấy, có một bạn trai cùng lớp thời tiểu học, sáng đi học, trưa về vai đeo thùng gỗ nhẹ, đi bán cà rem. Vai áo bạc màu, quần ngắn chân trần, đội chiếc nón bạc màu, da đen sạm vì nắng gió, tay rung lắc chiếc chuông nhỏ bằng đồng leng keng như “Thay lời muốn nói…”
Ngày ấy, một cây cà rem chỉ có năm cắc rồi một đồng, nhưng là cả một niềm mơ ước của trẻ thơ. Bởi đâu phải lúc nào trẻ con chúng tôi cùng xóm cũng được ba má cho tiền mua cà rem.
Làng quê ngày ấy còn nghèo lắm! Trẻ con chỉ ăn cơm no bụng, hái trái cây trong vườn, ngoài đồng có sẵn, chơi những trò chơi mà vật liệu trong thiên nhiên mà thôi.
Để có được cây cà rem ăn, chúng tôi đi tát mương bắt cá, lượm xoài rụng, cắt những loại rau dại, rau vườn để bán cho những cô, dì hàng xóm để có tiền lẻ bỏ túi mua quà vặt, nhất là cây cà rem ngon ngọt, mát lạnh đầu lưỡi.
Những buổi trưa Hè, nghe tiếng “leng… keng” quen thuộc từ quả chuông đồng nho nhỏ của thằng Tư bạn học chung lớp bán cà rem từ xa đi tới, tôi vội chạy ra sân gọi lớn:
“Tư… cà rem… cà rem…!”
Tôi mượn chuông của nó lắc mạnh, như nghe được cả đám nhỏ trong xóm xúm xít ùa ra, vây quanh thằng Tư, xôn xao, náo động, đứa nào cũng giành giựt cái chuông để lắc cho đã cái tay, nghe cho sướng cái màng nhĩ, như bầy ong vỡ tổ…
Những đôi mắt tròn xoe, trong veo háo hức sung sướng vì có tiền mua, có đứa lộ vẻ thèm thuồng khi nhìn miệng bạn liếm…, có đứa hít hà cây cà rem đang tan chảy trong miệng.
Cà rem của chúng tôi thường ăn ngày ấy là cây tròn, có khi dẹp, đầu que để cầm tay là thanh tre nhỏ xíu, chủ yếu là kem đá thấm vị xi rô vàng đỏ, kem đậu xanh, đậu đen…
Nói về kỷ niệm với cây cà rem thì có đủ thứ “ngọt ngào,” vô số kỷ niệm vui, những kỷ niệm ấy mà giờ nay nhắc lại, với đám bạn già chúng tôi, đứa nào cũng cười.
Bởi ngày đó có đứa dám lấy đôi dép Nhựt đang mang để đổi thằng Tư được ba cây cà rem, nó chơi đẹp chia cho hai bạn khác. Có đứa lén “ăn cắp” tiền của má để mua, có thằng đổi vài trái ổi sẻ, rồi năn nỉ thằng Tư để đổi một cây mà ăn.
Thằng Tư đã mang đến những que cà rem có vị của niềm vui bình dị, thân thương của bao nỗi thèm thuồng, ngóng đợi của chúng tôi rất đỗi thơ ngây hồn nhiên…
Có những lúc, giờ ra chơi đã đến, nó ngồi dưới gốc cây phượng già mà “tâm sự” cùng với tôi: “Nhà tao nghèo lắm! Nghe má kể lại khi tao sanh ra được mấy tháng, thì ba chết trong một trận đánh lớn ở ngoài miền Trung. Ba tao là sĩ quan đeo súng nhỏ cùng với một chú lính “chức” nhỏ hơn bò lên cắm cờ trên ngọn đồi và bị bắn trúng đạn…
Mấy chú lính đưa ba tao về nhà bằng xe quân đội rồi kể hết cho má tao nghe… Má khóc nhiều lắm…! Tao đâu biết gì đâu, cũng khóc, chắc đói bụng đòi bú sữa.
Chẳng biết má tần tảo cực khổ thế nào để nuôi tao lớn. Thương má cực khổ, tao xin má cho đi bán cà rem để phụ thêm tiền gạo.”
Tôi nghe nó kể với đôi mắt rưng rưng muốn khóc mà lòng cũng cảm thấy xốn xang! Vậy mà cuối năm lớp nhì, thằng Tư với thằng Tâm được nhận phần thưởng “Cây mùa Xuân chiến sĩ.” Quá nhiều đồ như vải trắng, vải quần xanh, sách tập viết… dù điểm học cuối năm không được giỏi/ Tôi và các bạn học trong lớp, thú thật có ý nghĩ ganh tức vì sao nó được lãnh thưởng…
Tiếng rao khàn khàn của thằng bạn học con nhà nghèo ngày ấy, giờ vẫn còn in sâu trong ký ức, âm thanh của tiếng chuông vang lên quen thuộc của ngày nào… như nhắc nhớ một thời gian khó, một ký ức thật nhớ đời!
Ngày nay…, giữa bốn bề cuộc sống dù có sôi động, náo nhiệt hiện đại và bề bộn, dù tôi vẫn còn thấy đâu đó trên đường, những cô chú, cháu nhỏ bán kem, không còn vất vả đi bộ mà thay bằng chiếc xe máy… Kem cũng được gọi bằng cái tên đủ loại như: kem bảy màu, kem sầu riêng, chuối, sô cô la, và cũng được phát bằng loa thay cho tiếng rao…
Nhưng với tôi, dù thế nào đi nữa cũng vẫn không thể thay thế được hình ảnh cây cà rem mộc mạc đơn sơ và tiếng chuông leng keng của tuổi thơ, của thằng Tư đeo thùng đi bán dạo ngày xưa…
Trước
Sau Vẫn Cố Gắng Sống Chân Thật Với Chính Mình. lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll
Tồn
tại một cách hiểu về các tôn giáo là tiếp cận từ góc nhìn thị trường, mà cụ thể
là góc nhìn thương hiệu.
Đó
cũng là cách tiếp cận của giáo sư truyền thông Mara Einstein (Queen College,
City University of New York) trong cuốn “Brands
of Faith: Marketing Religion in a Commercial Age”(tạm dịch là Thương
hiệu của Đức tin: Quảng bá Tôn giáo trong Kỷ nguyên Thương mại).
Là
một học giả về truyền thông, giáo sư của một trường thương mại, đồng thời từng
kinh qua các chức vụ quản lý marketing, Mara Einstein cung cấp cho người đọc
một cái nhìn độc đáo về “thị trường” của những tôn giáo tại Hoa Kỳ.
Tôn giáo và chủ nghĩa tiêu thụ
Một
trong những luận điểm quan trọng nhất mà cuốn sách đưa ra là trong bối cảnh ai
cũng có quyền và cơ hội lựa chọn một tôn giáo, cộng với điều kiện tiếp cận
nhiều biểu dạng tôn giáo khác nhau thông qua các sản phẩm truyền thông, các tôn
giáo và tín ngưỡng có tổ chức dần dần phải quan tâm đến xây dựng “hình ảnh”,
“thương hiệu” và cách mà “người tiêu dùng” nhìn hay nghĩ về “thương hiệu” của
tôn giáo đó, tương tự như tất cả các loại hàng hóa khác (commodities).
Tác
giả cũng chỉ ra, đúng là hầu hết các tôn giáo đều phủ nhận hoặc chỉ trích chủ
nghĩa tiêu thụ (consumerism), nhưng các lãnh đạo tôn giáo cũng nhận ra rằng tận
dụng chủ nghĩa tiêu thụ chính là cách thu hút quần chúng hiệu quả nhất, là cách
tốt nhất để xây dựng lòng tin và duy trì sự hiện diện của tôn giáo mình trong
các sinh hoạt thảo luận của quần chúng.
Dần
dần qua quyển sách, Einstein cho thấy tiếp thị tôn giáo không còn đơn giản là
bảng quảng cáo, các bài đăng trên báo chí, hay những nhà truyền giáo gõ cửa
từng nhà.
Chiến
dịch “tiếp thị” tôn giáo ngày nay dần dần được xem như là một chiến lược hoàn
chỉnh được xây dựng dựa trên nghiên cứu và định vị tâm lý của “người tiêu
dùng”.
Họ
cần gì?
Họ
muốn là thành viên của một đám đông ra sao?
Đặc
trưng tâm lý của những người này là gì?
Họ
muốn bao nhiêu sự “thần kỳ” đến từ tôn giáo mà họ quan tâm?
Họ
khao khát tham gia bao nhiêu sự kiện tôn giáo?
Tác
giả ghi nhận rằng các tôn giáo ngày xưa phân biệt nhau dựa trên giáo lý, giáo
phái và niềm tin cụ thể mà họ theo đuổi. Họ dùng triết lý tôn giáo riêng để
khuyến khích người dân tham gia và thực hiện đức tin đó.
Song
cho đến nay, với sự giúp sức của các công cụ truyền thông, tiếp thị và mạng xã
hội, tôn giáo được định vị qua mối quan hệ của nó với những “người mua sắm tôn
giáo” (religious shopper).
Trên
cơ sở đó, các sản phẩm tiêu dùng từ sách vở, truyền hình, phim điện ảnh, cho
đến những thứ phổ biến hơn đối với giới trẻ (như, theo người viết, những chương
trình podcast, các buổi lễ tôn giáo được tổ chức như các sự kiện tạp kỹ) dần
được sản xuất không đơn thuần chỉ để tuyên truyền niềm tin tôn giáo của một
giáo phái cụ thể, mà còn là khuyến khích quá trình “tiêu thụ và mua sắm tôn
giáo”.
Vị
giáo sư không ngần ngại trong việc sử dụng hàng loạt các thuật ngữ nghiên cứu
ngành tiếp thị như nhận diện thương hiệu (brand identity), mức độ trung thành
thương hiệu (brand loyalty), định vị thương hiệu (brand positioning) và giá trị
thặng dư thương hiệu (brand added value), từ đó cho thấy một bức tranh tôn giáo
có phần đa sắc và cũng đậm… mùi tiền. Hiển nhiên, việc này cũng dẫn đến nhiều
tranh cãi trong các cộng đồng tôn giáo.
Các “thương hiệu” tôn giáo tại Việt Nam
Cuốn
“Brands of Faiths” ra mắt độc giả cách đây gần 15 năm và gói ghém cuộc thảo
luận trong nền văn hoá và môi trường tôn giáo Mỹ. Dù vậy, cuốn sách dường như
mô tả chi tiết những gì đang diễn ra tại Việt Nam ngày nay.
Từ
Phật giáo đến Công giáo, từ Đạo Mẫu đến các tín ngưỡng địa phương, quá trình
thương mại hóa tôn giáo - dù tự thân nó không hẳn là xấu xa hay lệch lạc - đang
dần cho chúng ta thấy một bức tranh mới mẻ của tôn giáo đương đại.
Triết
lý, giáo điều, niềm tin, đạo đức - những thành tố cơ bản của một tôn giáo, và
từng là cơ sở để một người quyết định có quan tâm, tin tưởng và truyền bá một
tôn giáo hay không - nay nhường chỗ cho các chương trình tạp kỹ, độ phủ sóng
tôn giáo của các nhà chùa/ nhà thờ, những sự kiện khẳng định tên tuổi, những
khóa học ngàn người đăng ký, cùng những “sản phẩm” mà người “mua sắm tôn giáo”
có thể tiêu thụ mà không nhất thiết phải tu tập hay làm quen với giáo lý của
“nhà cung cấp”.
Chương
trình “hái tiền” đặc sắc mà chùa Ba Vàng vừa tổ chức vào dịp rằm tháng Bảy vừa
qua chỉ là một phần rất nhỏ trong toàn bộ chương trình xây dựng thương hiệu mà
chùa này theo đuổi. Và rõ ràng chúng đang mang lại những “khách hàng” luôn say
sưa tiêu thụ các sản phẩm mà chùa Ba Vàng cung cấp.
Chúng
ta khó mà trách họ, khi toàn thể môi trường tôn giáo, tín ngưỡng Việt Nam vẫn
đang tịnh tiến một cách chắc chắn theo con đường ấy.
Và
cũng có một điều chắc chắn là môi trường tôn giáo, tín ngưỡng đang biến thành
một trận chiến thương hiệu, nơi mức độ trung thành thương hiệu hay quyết định
“mua sắm tôn giáo” được xem trọng hơn rất nhiều so với những quyển giáo lý và
không gian bộc lộ đức tin cá nhân.
QUẢNG NINH, Việt Nam (NV) – “Тhượng Tọa Тhíсh Nhật Тừ nên nhìn lại chính mình trước khi phê phán сhùa Ba Vàng,” Đại Đức Thích Trúc Thái Minh, trụ trì chùa Ba Vàng, viết trên trang cá nhân có dấu “tick xanh” xác nhận chính chủ, hôm 18 Tháng Tám.
Bài đăng của ông Thái Minh được hiểu là cách ông này phản pháo trước phát ngôn của ông Тhíсh Nhật Тừ được báo VTC News trích dẫn một ngày trước: “Việc cúng dường ở chùa Ba Vàng tại tỉnh Quảng Ninh trong video clip lan truyền trên mạng là không phù hợp, cần tránh hiện tượng tương tự.”
Ông Nhật Từ đưa ra bình luận trên với tư cách phó trưởng Ban Trị Sự kiêm trưởng Ban Phật Giáo Quốc Tế, Giáo Hội Phật Giáo CSVN ở Sài Gòn, phó viện trưởng thường trực Học Viện Phật Giáo CSVN tại Sài Gòn, ủy viên Hội Đồng Trị Sự Giáo Hội Phật Giáo CSVN.
Liên quan vụ cúng dường, theo báo VNExpress, trang Facebook Chùa Ba Vàng hôm 16 Tháng Tám đã phải gỡ bỏ video clip cho thấy ông Thái Minh nhận tiền cúng dường từ Phật tử bị cho là “phản cảm.”
Tuy vậy, ông Thái Minh dường như không “tâm phục khẩu phục” với cách xử lý này.
Trong bài trên trang cá nhân, ông Thái Minh nhắc lại chuyện hồi Tháng Giêng, 2018, ông Nhật Từ đã tổ chức cổ xúy lễ khất thực của chư tăng trên đường phố cố đô Luang Prabang, Lào. Тheo ông Thái Minh, thời điểm đó, ông Nhật Từ cho rằng việc nhận cúng dường “là truyền thống văn hóa cao quý từ thời Đức Phật, không lựa chọn, không chê, không khen, ai dâng cúng cái gì tiếp nhận cái đó.”
“Chùa Ba Vàng xin đặt câu hỏi tại sao Тhượng Tọa Тhíсh Nhật Тừ lại thất thường như vậy, phản bội chính mình và truyền thống khất thực tùy thí đắc thọ của Phật Giáo?” theo Facebook “Thầy Thích Trúc Thái Minh.”
Bên dưới bài đăng, hàng ngàn Facebooker để lại bình luận cũng như chia sẻ bài viết ủng hộ ông Thái Minh “giành lại công lý” trước ông Nhật Тừ.
Facebooker Phan Châu Thành bình luận: “Mong thầy Thích Thái Minh chủ trì công đạo, để thế này không được ạ, mất uy tín của thầy, của chùa Ba Vàng.”
Trước khi vụ tranh cãi giữa hai nhà sư nêu trên xảy ra, ông Nhật Тừ được ghi nhận thường đăng đàn trên mặt báo công kích với lời lẽ gay gắt nhắm vào các hoạt động của ông Thái Minh cũng như chùa Ba Vàng.
Một video clip do báo Zing đăng tải hồi Tháng Ba, 2019, cho thấy ông Nhật Тừ nói: “Vụ việc thỉnh oan gia trái chủ ở chùa Ba Vàng [do ông Thái Minh chủ trì] là sự lừa đảo tinh vi, có tổ chức. Vụ việc khiến người dân lung lay, mất niềm tin vào Phật Giáo.”(N.H.K) [qd]
lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllKhi giới “xã hội vàng” không khác xã hội đen
Hổ sư giao chiến: Thích Trúc Thái Minh (trái) và Thích Nhật Từ
Xã hội vàng làm tay sai cho thế quyền, một khi đại chiến với nhau, để thâu tóm lợi ích cho phe nhóm mình phụng sự, thì chỉ khác giới xã hội đen, về hình thức không xài mã tấu, hay hàng nóng, thế thôi. Nhưng, ở mức độ tàn khốc, thì giới xã hội đen, khi gặp giới xã hội vàng, cũng phải nhận là “thầy”!
Và quả thật là, cho đến lúc này, câu chuyện tanh mùi tiền, đủ khiến Đại đức Thích Trúc Thái Minh và Thượng tọa Thích Nhật Từ, lao vào nhau. Tất nhiên, không thể phủ nhận, cả hai đều trong hình tướng tu sĩ Phật giáo, chứ hoàn toàn họ không phải côn đồ, cho dù là thứ côn đồ có học thức, và trí tuệ. Trùng hợp, càng gần đến ngày Đại hội Phật giáo toàn quốc, để bầu bán chức danh Pháp Chủ, và Chủ tịch Hội đồng Trị sự Trung ương GHPGVN, thì có nhiều biến động.
Trong cuộc chiến Nam-Bắc trong “giới” xã hội vàng, thì cán cân quyền lực nghiêng về bên kia vĩ tuyến 17, trong hơn 40 năm qua, kể từ năm 1981. Vậy còn thực lực giữa Thích Trúc Thái Minh và Thích Nhật Từ thì sao? Nếu chỉ so găng về cách thức làm truyền thông, cả hai quả thật là kỳ phùng địch thủ, trên các nền tảng mạng xã hội, dù cách thức khác nhau. Nếu Nhật Từ có công ty TNHH Đạo Phật Ngày Nay, mà Trần Ngọc Thảo – thế danh của Nhật Từ – làm giám đốc, thì liệu rằng, có hay không có công ty TNHH Ba Vàng, mà giám đốc trên mặt giấy tờ là một người có tên Vũ Minh Đức, trong khi gương mặt quyền lực thật sự cai quản đế chế Ba Vàng là Vũ Minh Hiếu – thế danh của Thích Trúc Thái Minh?
Một Ba Vàng hơn ngàn Giác Ngộ
Mặc dầu, Đại đức Thích Trúc Thái Minh sinh năm 1967, lớn hơn Thượng tọa Thích Nhật Từ hai tuổi đời; nhưng Nhật Từ lại có nhiều năm tuổi Hội và tuổi Hạ, hơn xa Thái Minh. Tuy nhiên trong thời đại tu theo “đạo pháp xã hội chủ nghĩa” này, tu lâu năm chưa chắc thành chánh quả. Bởi lẽ yếu tố, “ở trên” sẽ chọn “độ” ai, mới quyết định đến tu lộ có hanh thông, cho ngày mai, ngày sau.
Người ta nói rằng, tài chánh của một chùa Ba Vàng hơn ngàn lần Giác Ngộ tự. Ấy là có thể thiên hạ nói quá rồi, chứ thật ra, thiên hạ cũng có cái lý của thiên hạ chăng? Vì đi tu chỉ có vài năm, với hai bàn tay trắng, mà có được cơ ngơi như sư Minh, thì có lẽ, nhà nhà người người tự dưng cũng muốn đi tu, quyết một phen “khổ hạnh” với đời.
Ông Vũ Minh Hiếu (Thích Trúc Thái Minh) là người con thứ năm trong một gia đình đình có bảy người con, ở làng Sen, Bắc Ninh. Ông Hiếu là người học giỏi, nên sau khi tốt nghiệp, được trường Đại học Kinh tế Quốc dân giữ lại trường làm giảng viên năm năm, rồi về Bộ Công nghiệp làm việc. Tận mãi khi 31 tuổi, vào năm 1998, chùa Quán Sứ thôi thúc ông Hiếu lên đường đi làm thầy tu.
Phải có số tu, mới được “lò tu” Quán Sứ, chọn mặt hóa sư, và thường thì, không quá 10 năm, có thể áo gấm võng lọng về làng. Trụ trì tổ đình Vĩnh Nghiêm, Thích Thanh Phong quyền lực đương nhiệm là ví dụ. Nhưng làm nên kỳ tích đi tu như ông Hiếu thì chưa có người thứ hai, dù ông đến chùa Quán Sứ, nhưng phát tâm bồ đề tại Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt, vào ngày 1 Tháng Tám 1998, cùng với năm người bạn của ông, dưới sự chứng minh của Viện chủ là Hòa thượng Thích Thanh Từ.
Có tích mới dịch ra tuồng. Sau một năm tập sự ở chùa Phúc Đức (Hà Tây cũ), ông Hiếu trở lại Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt. Vào ngày 25 Tháng Tám 1999, Hòa thượng Thanh Từ cạo đầu ông Hiếu, sa-di Thích Trúc Thái Minh ra đời từ đó. Định mệnh thay, Hòa thượng Thanh Từ được ca tụng là người chấn hưng hệ phái Thiền Trúc Lâm Yên Tử. Thực hư thế nào không rõ, chỉ biết là Hòa thượng Thanh Từ không thể trụ lại ở Yên Tử, có lẽ vì ông vốn là người miền Nam; trong khi Thái Minh lộn ngược về Yên Tử, góp sức xây dựng Thiền viện Trúc Lâm nơi này. Đó chính là cái thiền viện mà mới đây, lão Tổng bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng đến dâng hương lạy Phật.
Lúc lộn về Yên Tử, vào năm 2002, sa-di Thái Minh còn chưa được thọ Tỳ Kheo (phải ít nhất bốn năm, sau khi thọ Sa-di), nhưng cái số tu của ông Hiếu là có thật, nên được giao làm Trưởng Ban Tri Khách. Trở về Yên Tử là bước ngoặt, là tiền đề cho sa-di Thái Minh, không lâu sau, trở thành vị vua không ngai, ở chốn nơi có tên gọi Ba Vàng (Yên Tử).
Bảo Quang Tự là tên gọi ngôi chùa nhỏ, do Thiền sư Tuệ Bích Phổ Giác xây dựng năm 1706, dưới thời vua Lê Dụ Tông. Chùa tọa lạc khiêm tốn, lưng chừng núi Thành Đẳng, phía Tây TP. Uông Bí (Quảng Ninh). Chùa hướng ra Bạch Đằng Giang, bao bọc giữa dãy núi rừng Thanh Long – Bạch Hổ. Trải qua hơn 300 trăm nhưng chùa chưa tổn hại đến ngọn cỏ của núi rừng.
Đến năm thứ 301, sư Thái Minh xuất hiện, sau vài năm sư “du tu” bên xứ Tàu trở về. Bảo Quang Tự biến mất, hàng chục hecta rừng biến mất. Chùa Ba Vàng, một bản sao từ Trung Quốc, sừng sững mọc lên. Quả thật kỳ tích, khi sư Minh, lúc mới có 7 năm tuổi Hội, mà có thể huy động đến nửa ngàn tỷ đồng, là tiền công đức, đặng phá rừng, và xóa sổ Bảo Quang Tự, vào năm 2010. Trong nửa ngàn tỷ đồng ấy, tốn đến 17 tỷ chỉ để làm cái cổng Ba Vàng.
Sư Minh sinh ra Ba Vàng, chỉ hai năm sau khi khánh thành, Ba Vàng lại đẻ ra thứ “oan gia trái chủ”, tức vào năm 2015. Tuy nhiên, vụ việc phải tận bốn năm sau mới chính thức tràn ngập mặt báo chí nhà nước. Lúc bấy giờ, người ta mới hú hồn, chúc phúc cho 200 hecta rừng quốc gia ở Quảng Nam không bị công ty TNHH Ba Vàng xóa sổ, dù sư Minh đã đến động thổ khởi công Ba Vàng 2.
Công ty Ba Vàng thành lập năm 2016, trước vài tháng khởi công dự án Ba Vàng 2. Ngày động thổ, hàng tỷ tiền công đức đổ về, sư Minh nhận, nhưng tiền vào tay thầy đã lâu mà chùa chẳng thấy đâu. Năm 2018, công ty này tuyên bố dừng xây chùa vì không có 1,000 tỷ đồng, và phá sản. Công ty Ba Vàng biến mất cùng vị giám đốc Vũ Minh Đức, quê làng Sen, Bắc Ninh. Thú vị thay, ông Vũ Minh Hiếu (Thích Trúc Thái Minh) cũng ở làng Sen, Bắc Ninh và cũng có người anh ruột trùng tên Vũ Minh Đức.
Sự trùng hợp này đúng là kỳ dị tích. Kỳ tích hơn, trùng hợp trong trùng hợp, phải đợi đến hạ tuần tháng Ba, năm 2019, mới bị lộ trùng hợp. Lộ ngay thời điểm vụ bê bối “oan gia trái chủ” xảy ra ở chùa Ba Vàng. Lộ thêm chuyện rằng vị sư duy nhất đã công khai dồn ép Đại đức Thích Trúc Thái Minh vào “tử lộ” lại hóa ra là kẻ thù truyền kiếp… Thích Nhật Từ. Lúc bấy giờ, dù không gọi đích danh Thái Minh, nhưng Nhật Từ cáo buộc cô Yến Ba Vàng là “lừa đảo có tổ chức”, và cáo buộc sư Minh phải chịu trách nhiệm cao nhất cho câu chuyện “oan gia” này.
Ai đứng sau ai?
Nghĩa là, không phải đến hôm nay, vì chuyện cúng dường mà sư Từ mới công khai thách thức số tu của sư Minh. Ân oán giang hồ xã hội vàng đã gieo từ “muôn kiếp trước”. Cách đây vài ngày, mọi chỉ số cho thấy dường như Thái Minh quá cao, nên Nhật Từ chỉ biết ngước nhìn. Thái Minh có số ngồi chiếu trên – Nhật Từ lại đắng cay phận mâm dưới. Tuy nhiên, sau khi có vụ đụng độ giữa hai đại sư, mọi chuyện bây giờ đang bị phanh phui thêm rằng chùa Ba Vàng không thuộc GH Phật giáo Việt Nam mà chỉ là một nơi tu tập theo Phật giáo và du lịch tín ngưỡng kết hợp, do địa phương quản lý. Tưởng rằng Nhật Từ đang ở chiếu dưới nhưng hóa ra Thái Minh lại đang ở thế phận mỏng cánh chuồn…
Nhưng mà Thái Minh, thân phận không thuộc Giáo hội nhà nước, làm thế nào có thể hô phong hoán vũ và danh trấn giang hồ với đế chế Ba Vàng? Ai chống lưng cho Thái Minh? Còn Nhật Từ – sư này hẳn nhiên không phải tay vừa. Thế lực nào đằng sau Nhật Từ? Quan trọng hơn, đằng sau màn hổ sư ác chiến này là gì, có phải chỉ thuần túy là màn “tranh thực” hay còn lý do nào khác?
Một cuộc đấu khẩu giữa hai thầy tu nổi tiếng (và tai tiếng) trong hàng giáo phẩm của Giáo hội Phật Giáo Việt Nam đang gây xôn xao mạng xã hội và đem lại cho người dân những cái lắc đầu ngao ngán.
Số là khi trả lời phỏng vấn báo Dân Trí ở trong nước hôm Thứ Tư 17 Tháng Tám 2022, ông sư Thích Nhật Từ nói “việc cúng dường như ở chùa Ba Vàng là không phù hợp”.
Ông muốn nhắc lại chuyện trong dịp lễ Vu Lan Rằm Tháng Bảy âm lịch vừa qua, chùa Ba Vàng ở Quảng Ninh, do ông đại đức Thích Trúc Thái Minh trụ trì, đã tổ chức cho chư tăng của chùa đi “khất thực”, có quay phim chiếu rộng rãi trên mạng xã hội. Nhưng thay vì đi chân đất ôm bình bát để bá tánh đặt thức ăn vào, đoàn sư sãi của ông Trúc Minh lại nhận rất nhiều những nhành hoa, mỗi bông hoa có kẹp những tờ tiền giấy. Hình ảnh những thiện nam tín nữ, cả trẻ em, quỳ mọp trước mặt mấy ông thầy chùa, trông rất phản cảm và nhiều người đã lên mạng phản ứng. Chính quyền thành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh thậm chí đã yêu cầu chùa Ba Vàng rút các video clip về chuyến đi “khất thực” đó xuống.
Một ngày một đêm sau phát ngôn của ông Nhật Từ, ông Trúc Minh của chùa Ba Vàng lên mạng xã hội “mắng” lại: “Тhượng tọa Тhíсh Nhật Тừ nên nhìn lại chính mình trước khi phê phán сhùa Ba Vàng”.
Thế là có chuyện vui lâu lắm mới thấy cho dân chúng trên mạng bàn tán: Hai ông sư vặc nhau. Có người “ác khẩu” bảo giống hai con bò húc nhau! Do hai ông sư Nhật Từ – Trúc Minh đều có “tiếng tăm” trong giới sư quốc doanh nên cuộc đấu bò thu hút rất đông khán giả vào xem và bình luận nhặng xị.
Ông Thích Nhật Từ, thế danh Trần Ngọc Thảo, thì danh nổi như cồn, không chỉ vì ông là “chức sắc cao cấp”: Phó trưởng ban Ban Trị sự kiêm trưởng Ban Phật giáo Quốc tế, Giáo hội Phật giáo Việt Nam TPHCM, Phó viện trưởng thường trực Học viện Phật giáo Việt Nam tại TPHCM, Ủy viên Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Ông nổi nhất sau vụ án Tịnh thất Bồng Lai hay Thiền am Bên Bờ Vũ Trụ mà phiên tòa hôm 26 Tháng Bảy đã kết án sáu người của Tịnh thất hơn 25 năm tù, trong đó cụ ông Lê Tùng Vân, 90 tuổi, bị 5 năm tù giam. Họ bị kết tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” mà một trong các hành vị bị xử tội là dám gọi “ông Thích Nhật Từ ngu như bò”. Từ đó, trên cõi mạng ảo, ông Nhật Từ có thêm tục danh “Bò”, dù không ít người phản đối rằng so sánh như thế là hạ nhục con bò!
Nếu ông Nhật Từ trấn giữ phương Nam thì ông Thái Minh tung hoành phương Bắc. Chùa Ba Vàng ở Quảng Ninh nổi tiếng là nơi tổ chức “giải vong” cho hàng ngàn người, thu hàng trăm tỷ đồng từ những người đến “thỉnh oan linh oan gia trái chủ”. Không biết chùa này theo giáo phái nào khi truyền bá quan niệm những người gặp chuyện không may trong đời là do bị “vong linh” của người đã khuất ám theo quấy nhiễu, muốn tai qua nạn khỏi thì phải đưa tiền cho chùa cúng “giải vong”. Mỗi lễ cúng “giải vong” nhà chùa thu của “trái chủ” vài chục triệu đồng, có vụ người dân phải nộp tới 950 triệu đồng, theo tin BBC.
Về vụ khất thực mùa Vu Lan của chùa Ba Vàng, ông Nhật Từ lên mặt dạy dỗ: “Đức Phật đã quy định, khi khất thực sẽ không tiếp nhận tiền tài, hoa, chủ yếu gieo duyên cúng thức ăn. Do đó, việc cúng dường như ở chùa Ba Vàng là không phù hợp”.
Đáp lại, ông Thái Minh khẳng định “chư tăng chùa Ba Vàng khất thực tùy thí đắc thọ, nhận тiềп cúng dường của Phật tử để nuôi thân mạng, hoằng dương Phật pháp và góp phần cùng chính quyền thực hiện chính sách an sinh xã hội là đúng pháp Phật, đúng pháp luật, phù hợp với sinh hoạt Phật giáo trong và ngoài nước hiện nay” và nêu ra một loạt hoạt động nhận cúng dường bằng tiền của ông Thích Nhật Từ.
Xem ra, trong thủ đoạn thao túng tâm lý người dân, khai thác thói mê tín của công chúng bình dân để trục lợi thì hai ông sư này bên tám lạng bên nửa cân, không ai chịu ai. Có điều hành vi và ngôn từ của cả hai ông đều hết sức xa lạ với giáo pháp của Đức Phật, của Phật giáo Việt Nam truyền thống. Không có tăng sĩ thuần thành nào mượn thế lực cường quyền đẩy người khác vào tù chỉ vì một lời bình phẩm, sân si như Nhật Từ; không có lời kinh nào nói phải cúng dường cho nhà chùa để “giải vong” như Thái Minh.
Tất cả chỉ là những trò bịp bợm để làm tiền trong một xã hội nhiễu nhương loạn lạc, giá trị đảo lộn, người dân hoang mang không còn biết tin vào điều gì ngoài những thế lực huyền bí được các thầy chùa tô vẽ là có thể mang lại hạnh phúc hay gây ra đau khổ cho họ. Thời này, người ta bạt núi phá rừng để xây chùa thật to, đúc tượng thật lớn nhưng tín hữu đến chùa không phải để tụng kinh niệm Phật, tìm sự an yên trong tâm hồn, mà để cầu tiền tài danh vọng, cầu thăng quan tiến chức, thậm chí để trù ẻo cho đối phương sớm ngã ngựa!
Cuộc đấu khẩu giữa hai ông sư hổ mang mới chỉ bắt đầu, diễn tiến thế nào chưa biết được. Chắc hai ông sẽ phải thu xếp, hoặc bỏ qua, hoặc giải hòa sao cho sự việc không gây ồn ào quá mức trong dư luận, không gây khó chịu cho cấp trên của các ông là “cục cảnh sát tôn giáo”, Bộ Công an. Nếu không bớt lòng tham, không khéo thu xếp, các ông có thể bị khiển trách, bị lột lon, bị khai trừ đảng và bắt hoàn tục; khi đó thì đừng đổ thừa cho “oan gia trái chủ”!
Đặt cái tựa như này e rằng phạm húy đối với đa số chư tăng đang ngày đêm cung kính dưới chân Phật tổ, nhưng sau khi nghĩ tới nghĩ lui thì không có một cái tựa nào khác phù hợp hơn, vì đúng là đang có chiến tranh giữa hai ông thầy mặc áo cà sa, không những cà sa thông thường mà còn là loại cà sa có quy cách đặc biệt, có fan theo dõi phù trợ, có cơ quan truyền thông riêng để phát tán “công đức” và nhất là có một hay nhiều ngôi chùa bề thế để tập họp chúng sinh.
Ngày nay khi nói tới Phật giáo và những bê bối của những chiếc áo cà sa trong Nam ngoài Bắc không ai lại không biết đến hai cái tên: Thứ nhất là Đại đức Thích Trúc Thái Minh, thuộc Hệ phái thiền Trúc Lâm Yên Tử được nhân dân địa phương thỉnh về trụ trì chùa Ba Vàng với 500 tỷ tiền công đức.
Người thứ hai là Thượng tọa Thích Nhật Từ, tục danh Trần Ngọc Thảo, Phó Trưởng ban Ban Trị sự kiêm Trưởng ban Phật giáo Quốc tế Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP.HCM, Phó Viện trưởng thường trực Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM, Ủy viên Hội đồng trị sự GHPGVN, trụ trì tại chùa Giác Ngộ (Sài Gòn), chùa Quan Âm Đông Hải (Sóc Trăng), chùa Tượng Sơn (Hà Tĩnh), chùa Linh Xứng (Thanh Hóa).
Không thua kém Thích Nhật Từ chút nào về danh vị, Thích Trúc Thái Minh, với vị trí Phó ban Thông tin truyền thông của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, hiện làm sếp ngôi chùa Ba Vàng có đầy đủ các kênh tuyên truyền hiện đại, ngoài những tài liệu, sách vở, phim ảnh được trình chiếu trong chùa. Website, Facebook, Zalo, Instagram, YouTube… đều được nhà chùa khai thác tối đa để đăng tải những bài giảng.
Xui cho Ba Vàng, nơi hai năm trước bị phát hiện dùng ngôi chùa để làm việc phạm pháp cụ thể là Oan gia trái chủ hay Thỉnh vong giải oan. Những người phục vụ trong “đường dây thỉnh vong giải oan” đều tuyên truyền rằng, mọi bệnh tật và xui xẻo trong cuộc sống đều do oán hồn từ kiếp trước gây ra. Người ở kiếp này muốn thoát nạn thì phải “trả nợ” theo lời vong yêu cầu. Hình thức “trả nợ” là bằng tiền mặt thông qua việc công đức vào nhà chùa. Có người bị đòi nợ 5-7 triệu nhưng cũng có người bị “đòi” vài chục triệu đồng.
Với những người khó khăn về tài chính, nhà chùa sẵn sàng nhận… trả góp hoặc quy đổi ra số ngày làm công quả. Nhưng với một số người đã “thỉnh vong” mà không “giải oán”, họ bị dọa là sẽ bị điên và những vận hạn khác trong tương lai. Người tìm đến chùa Ba Vàng để thỉnh vong giải oán hầu hết là những người mắc bệnh hiểm nghèo, gặp những điều kém may mắn trong cuộc sống nên không ít người trong số đó đã xuôi lòng rút tiền với hi vọng hoá giải mọi bệnh tật và vận đen qua đi.
Nếu “chánh quả” của Trúc Minh là làm ăn bất chính thì Thích Nhật Từ lại mang vào nghiệp báo lớn nhất của nhà Phật: Làm cho sáu người lâm vào vòng lao lý khi họ chống lại ông ta với lời lẽ: “Thích Nhật Từ ngu như bò”. Không những thế ông này còn đăng đàn trước Phật tử liên tiếp công phá đạo Hòa Hảo, Tin Lành và Công giáo không mệt mỏi. Ngoài ra, những bài giảng có tính kích dục bị cư dân mạng phát hiện và tung lên mạng xã hội đã phần nào làm rõ chiếc áo cà sa ông này đang mang trên người.
Tưởng rằng ai tu chùa nấy, nước sông không phạm nước giếng, mỗi ông làm lãnh tụ hơn 1 triệu người sân si theo gót, ngờ đâu lòng ích kỷ, tâm hẹp hòi đã khiến cho cả hai chiếc áo cà sa này hoen ố chỉ vì một chữ tiền.
Hình ảnh ông Thích Trúc Thái Minh cùng hàng trăm đệ tử trong video do chùa Ba vàng phát tán cho thấy hàng ngàn người quỳ lạy và cúng dường bằng tiền mặt cho Thích Trúc Thái Minh đã làm ông Thích Nhật Từ nóng mặt, tuyên bố với báo chí rằng cúng dường như ở Chùa Ba Vàng là không phù hợp. Sư Nhật Từ còn thêm vào: “Cũng không thể trách được Phật tử vì họ không biết các quy định của Đức Phật như thế nào. Còn với những người có nghiên cứu về giới luật Phật giáo sẽ thấy rằng, việc cúng dường như vậy là không phù hợp. Bản chất cúng dường là tốt, không có quy định cấm cúng dường bằng tiền, nhưng các Phật tử nên thực hiện tại các cơ sở tôn giáo, chứ không thực hiện ngoài đường”.
Ngay lập tức sau tiếng nổ của quả lựu đạn Thích Nhật Từ, Thích Trúc Thái Minh phản hồi qua nhiều website mà ông này sở hữu, với vài trăm viên đạn đầu tiên: “Trước khi phê phán chùa Ba Vàng một cách bất công, Thượng tọa Thích Nhật Từ nên nghe lại phát ngôn của chính mình” và rồi tiếp theo đó là hàng tràng đại bác dội vào tường thành chùa Giác Ngộ nơi ông Thích Nhật Từ đang dùng như một loại hầm trú ẩn sau khi đánh du kích Chùa Ba Vàng.
Vài ngày sau, Chùa Ba Vàng phản công, tiếp tục dội bom khi cho rằng Thích Nhật Từ là kẻ bịp bợm: “Ngày 19-01-2018, Thượng tọa Thích Nhật Từ đã tổ chức “cổ xúy” lễ khất thực của chư Tăng trên đường phố cố đô Luang Prabang Lào – nơi chư Tăng nhận tiền cúng dường của hàng trăm Phật tử đến từ Việt Nam, Hàn Quốc, Thái Lan, Trung Quốc. Thượng tọa Thích Nhật Từ cho rằng việc làm đó là “truyền thống văn hóa cao quý từ thời Đức Phật, không lựa chọn, không chê, không khen, ai dâng cúng cái gì tiếp nhận cái đó”.
Cứ thế, mỗi ngày một nhiều chi tiết hơn về hai chiếc áo cà sa này. Cộng với hai vị “chân tu” lãnh tụ là lượng lớn fan theo dõi và trung thành. Ông Thích Trúc Thái Minh có 1 triệu 6 trăm ngàn người theo sau, còn ông Nhật Từ có 1 triệu 1 trăm ngàn người. Hai con số mơ ước cho bất cứ ngôi chùa nào, vì có phật tử thì chùa mới có cơ may xây dụng ngày một lớn hơn và mở rộng fan base cho việc xin tiền bá tánh.
Cả hai chiếc áo cà sa hẳn nhiên đều chưa một lần tự hỏi liệu Đức Phật có chấp nhận cho hành động của cả hai ông đang mang danh tu tập lại không tiếc lời thóa mạ đối phương vì cái “ngã” của mình. Hai ông có bao giờ nghĩ tới cảm giác của chúng sinh khi thấy người thầy của họ tự hạ thấp nhân cách xuống ngang hàng chợ búa liệu có xứng đáng để họ quỳ lạy hay không?
Và hai ông có cảm thấy lo sợ khi tài liệu hành động của cả hai đang nằm trên bàn của Bộ chính trị và đang có nhiều cặp mắt chằm chặp nhìn vào khi biết hai ông có số lượng tín đồ lớn đến như thế? Liệu cái áo cà sa hai ông đang mặt có giúp cho hai ông thoát qua cơn sóng thần từ mạng xã hội, khi con bò “Nhật Từ” và Ba Vàng “giải vong” vẫn là key hot nhất trên internet?
lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllGiác Ngộ đại chiến Ba Vàng, Thầy Từ định cướp khách hàng Thầy Minh!
Tăng chiến giữa Thích Thái Trúc Minh và Thích nhật Từ chỉ mới bắt đầu – Minh họa: Facebook
Cái clip ông Thích Thái Trúc Minh đi khất thực trong chùa Ba Vàng với khoảng 10,000 Phật tử suy cho cùng cũng là chuyện riêng tư. Gọi đó là chùa hay công ty gì cũng được, nhưng ổng làm trụ trì thì ổng muốn làm gì thì làm. Ai đến ổng cũng “queo com” (welcome) miễn là các “con nhang” mang theo tiền cúng dường là được.
Xin hiểu cho từ “cúng dường” nghĩa sâu xa của nó là cúng tiền, để ông Minh muốn mua gì cũng được, chẳng hạn như điện thoại Vertu vài chục ngàn đô.
“Người càng nghèo, càng phải cúng dường để thoát nghèo”, ông Minh đã từng khuyên đệ tử như thế.
Đám “con nhang” của ông Minh tin lắm. Ông Minh giải thích “cúng cho chùa trước thì mới mong sau này được nhận gấp mười. Cúng chùa càng nhiều, sau này nhận càng nhiều…” Thế là người giàu hay nghèo gì cũng thi nhau nộp tiền cho ông, mà chẳng ai thắc mắc “sau này” là… bao giờ?
Để chứng minh cúng dường sẽ nhận được phước báu, chùa Ba Vàng làm hẳn một video với “người thật việc thật” nói về những người bị bệnh nan y “thầy chạy, bác sĩ chê”, kể cả bệnh hiếm muộn, khi về chùa Ba Vàng “tu tập và cúng dường” chỉ một thời gian ngắn là bệnh tật tự nhiên được tiêu trừ. Có bà lấy chồng mười năm chẳng đẻ đái gì được, giờ chăm cúng dường vài tháng xong đẻ cái rột, mà không cần thay chồng.
Người thuyết minh trong clip nói rõ, ngoài tu tập phải cúng dường trai tăng mới hết bệnh. Clip còn kể một người Ba Lan tên Rafal Jan Ulicki, không cần tu tập, chỉ nhờ cúng dường chùa Ba Vàng đều đặn mà công việc thuận lợi ngoài mong đợi,… Thế mới biết “ích lợi vi diệu của từ sự cúng dường” cho chùa Ba Vàng.
Xem cái clip ông Minh và đám tăng chùa Ba Vàng đi khất thực, người ta thấy Phật tử già trẻ bé lớn đưa tiền “cúng” cho ông Minh với vẻ mặt hoan hỷ, hớn hở lắm. Còn ông Minh hăm hở hơn, miệng cười tươi, tay thoăn thoắt nhận tiền như muốn giật tiền khỏi tay Phật tử, sợ lấy trễ họ rút lại.
Đã thế nhiều người còn quỳ mọp xuống đất vái lạy ông Minh như Phật sống, rồi dâng tiền mong ông Minh thu nhận. Trong số những người quỳ vái lạy ông Minh, có cả bà cụ, tuổi chắc đáng mẹ ông. Bà cảm động muốn khóc luôn khi được ông Minh đưa tay vuốt đầu bà!
Xem mấy cảnh đó ai mà không xấu hổ, kể cả chính quyền TP. Uông Bí. Hôm sau họ yêu cầu chùa Ba Vàng gỡ bỏ video trên mạng về lễ sớt bát cúng dường, trong đó có hình ảnh ông Minh nhận tiền phản cảm quá. Ý họ nói là tiền thì ông Minh cứ nhận để nuôi thân ông cho béo, chung chi cho các nhà đầu tư, và quan chức nhà nước cho mập, nhưng làm lặng lẽ thôi, đừng đưa video có những cái mặt trâng tráo như thế lên mạng xã hội thì dễ làm nhà nước “mất mặt” vì không biết “dạy dỗ” các cơ sở tôn giáo.
Vuốt mặt phải nể mũi, ông Minh cho gỡ video xuống, nhưng cũng vẫn khẳng định việc tổ chức cho Phật tử cúng dường của ông là “đúng pháp Phật, đúng pháp luật, phù hợp với sinh hoạt Phật giáo trong và ngoài nước hiện nay”.
Xem ra, dù bị bãi nhiệm hết chức vụ trong Giáo hội Phật giáo quốc doanh vì các hoạt động thỉnh vong, cúng oan gia trái chủ tại chùa Ba Vàng năm 2019, ông Minh đã chứng tỏ ông vẫn oai phong, và là người không thể thay thế tại đây.
Khó có thế lực nào “bứng” được ông Minh ra khỏi chùa Ba Vàng, vì ông là người chia cổ tức hàng năm cho các đại gia góp vốn xây chùa bằng tiền, và một số lãnh đạo cao cấp của đảng góp vốn xây chùa bằng… cái gật đầu!
Thế lực đằng sau ông Minh xem ra đâu có nhỏ, thế nên khi bị ông Thượng tọa Thích Nhật Từ cà khịa “cúng dường như ở chùa Ba Vàng là không phù hợp”, ông Minh phản pháo ngay, không chút nể nang:
“Trước khi phê phán chùa Ba Vàng một cách bất công, Thượng tọa Thích Nhật Từ nên nghe lại phát ngôn của chính mình”.
Điều ông Minh nói ông Từ “giả nhân giả nghĩa” là có thật. Vì trước đó ông Từ đã khẳng định trong trang Facebook Giác Ngộ của ông là “do đặc điểm của đời sống hiện đại rất khác xưa nên cúng Trai tăng được phương tiện bằng cúng thực phẩm và một ít tiền mặt (để chư Tăng Ni tùy nghi mua sắm các vật dụng cần thiết)”. Thế mà giờ đây ông từ lại phê phán cách tổ chức cúng dường của ông Minh “là không phù hợp” là sao?
Ông Minh “moi” ra luôn một loạt ngôi chùa do ông Từ chăn dắt cũng đã từng tổ chức “móc” tiền Phật tử như một bằng chứng hùng hồn rằng miệng lưỡi ông Từ không xương, đầu óc điên đảo nên ông mới phát ngôn thất thường, “phản bội chính mình và truyền thống khất thực tùy thí đắc thọ của Phật giáo?”
Ý ông Minh nói ông Từ là kẻ “nói đi rồi nhổ ra nói lại” làm tôi nhớ đến loài nhai đi rồi ợ lên nhai lại, thế mà người ta nói ông ấy giống bò ổng lại sân si đi kiện. Giờ ông Từ lại sân si với ông Minh, khiến cả làng Facebook vui như mở hội, bàn tán tưng bừng. Trên mạng có câu:
Giác Ngộ đại chiến Ba Vàng
Thầy Từ định cướp khách hàng thầy Minh!
Nói vậy chứ ông Từ chỉ được cái miệng nói ba láp ba xàm thôi, chứ thanh thế làm sao bằng ông Minh được mà cướp khách? Tôi đố ông Từ tổ chức được một buổi “cướp tiền” Phật tử một cách nhẹ nhàng như ông Minh đấy? Ông đâu có tư cách gì lôi kéo được 10,000 người, mỗi người mang theo vài triệu đồng đến chùa rồi ra về trắng tay như ông Minh?
Ông Minh chỉ tổ chức một buổi cúng dường đã thu về vài tỷ đồng là ít. Nhớ bốn năm trước, khi ông Minh thu tiền tươi hộ “vong” dưới âm phủ, mỗi năm ông Minh chia cổ tức tới vài trăm tỷ đồng! Thế mới biết kinh doanh chùa lãi như thế nào.
Làm ăn hiệu quả thế thì các bác ở trung ương cứ rung đùi mà hưởng phước… sương, chứ dại gì thay thằng khác. Một bác đã từng nói, đại khái thế này: “Tên Minh nó làm không kín thì nói hắn sửa. Thằng nào nói ra nói vô tao đập một phát chết tươi!”
Ông Từ nghe chưa? Cứ ở yên trong Nam và ngậm miệng lại, không thì có ngày bị té từ tòa tháp cao nhất ở một ngôi chùa nào đó xuống đất đấy. Thiệt, lúc đó ông không kịp ngáp đâu!