TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)

TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)
TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)

Thursday 1 September 2022

NGÔ ĐÌNH CẨN

 



Hồ sơ quý hiếm An táng hai Ông Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu - ST / 07-7-2019

Hồ sơ quý hiếm An táng hai Ông Ngô-Đình-Diệm và Ngô-Đình-Nhu,

 - Những điều chưa biết về Nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi xưa

Nghĩa trang rộng khoảng 7,5 hecta và được coi là nơi an nghỉ của giới ‘quý tộc’ Sài Gòn trước khi thành phố đổi tên, nơi đây nhiều nhân vật nổi tiếng một thời như Tổng thống Ngô Đình Diệm, Đại tướng Lê Văn Tỵ "đã từng" yên nghỉ, tôi dùng chữ "đã từng" vì tưởng như thế là yên thân với ‘mồ yên mả đẹp’ nhưng có ai ngờ lại phải bốc mộ đi dời để biến nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi thành công viên Lê Văn Tám ngày nay.

Nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi, còn được gọi qua tên Đất thánh Tây, là một khu đất bao bọc bởi bức tường vôi màu vàng cũ kỹ nằm ngay giữa trung tâm sầm uất của Sài Gòn xưa. Vì là nghĩa trang của giới quý tộc nên một khoảnh đất nhỏ trong Mạc Đĩnh Chi có giá bằng cả một gia tài của một người sống giữa đất Sài Gòn.

Mộ bia tại đây thường là những tấm đá cẩm thạch, đá hoa cương bóng lộn với dòng chữ R.I.P (rest in peace), có những câu đậm mùi triết lý “Hãy nhớ mình là cát bụi và sẽ trở về với cát bụi” hoặc “Người sẽ chết tưởng nhớ người đã chết”... Nghĩa tử là nghĩa tận, ‘người sẽ chết’ đã lo cho ‘người đã chết’ bằng những mộ phần hào nhoáng

Sau khi bị lực lượng đảo chính giết vào tháng 11/1963, hai anh em Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu được chôn ở nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi. Áo quan của ông
hình hộp, áo quan của ông Ngô Đình Nhu có nắp tròn. Một nhân chứng thời kỳ này giải thích, người thân của hai ông đi mua vội quan tài nên chỉ mua được một chiếc hạng tốt dành cho ông Diệm, còn chiếc hạng vừa dành cho ông Nhu.

Mộ hai ông Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu khá đặc biệt, chỉ có tấm đan bê tông đặt bên trên cao hơn mặt đất vài chục phân. Suốt từng ấy năm cho đến 1975, hai ngôi mộ nằm lọt thỏm, đìu hiu giữa nghĩa trang bộn bề những ngôi mộ kiên cố, những kẻ cơ hội quay lưng với gia đình họ Ngô đã đành, những người thân cũng ngại đến thăm viếng vì sợ chính quyền thời đó dòm ngó. Năm 1964, bà Phạm Thị Thân, thân mẫu của hai ông mất, đám tang thậm chí còn không người đưa tiễn!

Hai ông Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu được chôn trong kim tĩnh (hộp bê tông dày và kín) rất khô ráo. Khi cải lên, thi thể của cả hai chỉ khô lại chứ không tan rữa, vẫn có thể nhận ra từng người. Đầu hai người đều quấn băng trắng in dấu máu đen từ những vết thương trước khi chết. Khi băng được mở, vết máu vẫn còn cứng. Sau gáy ông Nhu có một vết thương khá lớn, có thể do va đập.

Trong thời gian di dời, có một người phụ nữ tên là Hạnh từ Huế vào, xưng là cháu, nhận thi hài hai ông Diệm-Nhu và được đem đi cải táng tại nghĩa trang Lái Thiêu (Bình Hòa, Thuận An, Bình Dương). Mộ ông Ngô Đình Cẩn (được chôn tại nghĩa trang sân bay Tân Sơn Nhất sau khi bị xử bắn vào năm 1965), và mộ bà thân mẫu Phạm Thị Thân cũng được quy tụ về Lái thiêu.

Trong khu đất rộng hàng nghìn hecta với những rặng cây lớn xanh và mát, mộ gia đình họ Ngô nằm cùng một dãy. Mộ bà Luxia Phạm Thị Thân nằm ở giữa, mộ hai ông Diệm, Nhu hai bên nhưng trên bia chỉ khắc Gioan Baotixita Huynh (ông anh) và Giacobe Đệ (ông em). Cách mộ ông Nhu một quãng là mộ ông Cẩn, trên bia có khắc Jean Baptiste Cẩn.

Tại Mạc Đĩnh Chi, ngoài mộ hai ông Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu còn có mộ thân phụ của các ông Nguyễn Văn Thiệu, Nguyễn Cao Kỳ, một số tướng lĩnh cao nhất, dòng dõi hoàng tộc nhà Nguyễn, cùng hàng nghìn nhân vật tên tuổi trong chính quyền. Trước năm 1975, một số người vì muốn thân nhân đã khuất được danh giá, bản thân được chút tiếng tăm, phải cố chạy chọt giành lấy một khoảnh đất trong Nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi.

 Nguồn: Sài Gòn Xưa.























Di tích nhà ông Ngô Đình Cẩn tan hoang như thế nào?
Việt Bình
31 tháng 8, 2022
 

Ông Ngô Đình Cẩn (file photo)

Loạt ảnh về khu nhà chứng tích xưa của ông Ngô Đình Cẩn, bị bỏ hoang phế điêu tàn gần 60 năm qua. Mời xem những hình ảnh mới nhất về ngôi nhà di tích của ông Cẩn và nhân đây cũng nhắc lại đôi chút về ông Cẩn.  

Tương tự Tổng thống Ngô Đình Diệm nói riêng và gia đình Ngô Đình nói chung, báo chí cộng sản đã tung ra không biết bao nhiêu bài viết bôi nhọ gia đình Ngô Đình. Trong suốt thời gian lãnh đạo nền Đệ Nhất VNCH, không phải tất cả những gì các thành viên gia đình Tổng thống Diệm làm đều đúng nhưng điều đó cũng không có nghĩa họ là những người ác độc như hệ thống tuyên truyền cộng sản miêu tả. Trường hợp ông Ngô Đình Cẩn cũng vậy.

Trong quyển Nhật ký Đỗ Thọ (ấn hành năm 1970), tác giả (một trong bốn tùy viên của Tổng thống Ngô Đình Diệm) kể về ông Ngô Đình Cẩn như sau (trích):

Người em út trong gia đình, cậu ấm Cẩn cũng coi như một người tu tại gia. Cậu Cẩn không vợ con. Từ nhỏ đến lớn sống bên yếm mẹ. Mẹ về già chăm lo từng tí chẳng khác gì tôi tớ. Cụ bà hết mực yêu thương đứa con út. Cậu Cẩn là người ít học nhất trong mấy anh em của T.T Diệm. Một loại người bảo thủ. Vui thú của cậu Cẩn chăm nom những con chim yến đủ loại, ngắm cá Tàu, cá lia thia trong chậu thủy tinh hoặc sưu tầm non bộ. Tựu trung sở thích của một ông già xưa VN. Thỉnh thoảng xuống ngôi nhà mát ở bãi bể Thuận An (Huế) hứng gió học đòi kiểu cách văn minh Âu Châu (nghỉ cuối tuần).

Cậu Cẩn nhai trầu bỏm bẻm thường xuyên. Nên dân chúng miền Trung gán cho cái tên Cố Trầu. Trước 1954, khi ông Ngô đình Diệm chưa làm Thủ Tướng, đời sống cậu Cẩn thong dong, êm ấm. Gia nhân của cậu Cẩn là mụ Luyến. Một người đàn bà nhà quê thật sự, hầu hạ cho gia đình Ngô đình lâu năm. Nhiều tiếng đồn đãi vu buộc cậu Cẩn thông dâm với mụ Luyến, không có gì làm bằng chứng về điều này. Chính mắt tôi trông thấy trong ngày mùng 2 Tết hằng năm giỗ cụ Ngô đình Khả, mụ ta là một con ở rửa chén bát. Nhan sắc cục mịch quê mùa, chẳng có gì hấp dẫn cho cậu Cẩn ham muốn. Cậu Cẩn vốn bệnh hoạn bốn mùa. Gắn việc trăng gió với một người như thế thật quả là không đáng vậy (…)


Những dịp theo Tổng Thống Diệm về Huế, gặp cậu Cẩn trong ngôi nhà ở Phú Cam là một ông già thui thủi biết số phận mình. Tôi cố gắng tìm vài nét gọi là “chính trị của ông cố vấn chỉ đạo” nhưng tuyệt nhiên không thấy. Trước mặt T.T Diệm, Đức cha Thục, ông Ngô đình Nhu, cậu Cẩn ít nói và hay lúng túng, nếu T.T Diệm hỏi về tình hình hoạt động của sở chỉ đạo miền Trung.

Như đã nói, cậu Cẩn sống du dú bên yếm mẹ, nên cậu Cẩn có lối ăn nói, xã giao phong kiến, cường hào, trọc phú xưa kia. Tuy nhiên, nhờ ảnh hưởng mấy ông anh, cậu Cẩn lột xác phần nào trong thời đại tân tiến này. Tôi chưa lần nào thấy cậu Cẩn đặt chân đến Dinh Độc lập hay sau này là Dinh Gia Long. Đời sống của cậu như đóng khung ở cố đô Huế (…)

Ban đầu ông Nhu chấp nhận cho cậu Cẩn tổ chức mật vụ ở Trung phần là để cho vui lòng cậu Cẩn. Ông Nhu không tin tưởng tài cán cậu Cẩn. Về sau có nhiều vụ tranh chấp gạo, quế giữa một số thương gia miền Trung, nên xảy ra nhiều vụ bắt bớ bí mật. T.T Diệm và ông Nhu nhận được phúc trình miền Trung có gián điệp cho Pháp do Ủy ban chỉ đạo bắt được. Trong số nạn nhân bị bắt có ông Nguyễn văn Yến chủ nhân khách sạn Morin. Song song những việc như thế cậu Cẩn cũng làm được nhiều việc là hoạt động của V.C bị Ủy ban chỉ đạo khám phá rất nhiều. Vì thế Việt cộng cố tuyên truyền những tội ác của cậu Cẩn để làm đòn ly gián giữa dân chúng và chánh quyền.


Sau đảo chánh 1-11-63, cậu Cẩn được mang cái tên Hung thần miền Trung, một danh từ quá đáng với cuộc đời nhà quê của cậu Cẩn (…) Nhiều người cho rằng cậu Cẩn là người đạo đức bên ngoài nhưng bên trong độc ác nguy hiểm. Kỳ thực nhận xét như thế là hiểu lầm về cậu Cẩn. Lòng dạ cậu Cẩn thẳng như ruột tượng. Cậu thích là cậu làm, không suy nghĩ đắn đo. Con người như thế là nông cạn (nhà quê!). Cái nham hiểm thủ đoạn kinh tài là Hoàng trọng Bá, Phan quang Đông, Lê Hoát bày trò vẽ cảnh. Bọn quân sư quạt mo này đã làm hư đốn cậu Cẩn. Tạo cho cậu Cẩn bia miệng lãnh chúa miền Trung và vô tình em út của T.T Diệm tay vấy máu do bọn này kinh tài, bắt bớ, tra tấn dân lành mà ra (…)

Ở Huế, miền Trung nói chung, quá khiếp sợ mật vụ bắt bớ dưới thời T.T Ngô đình Diệm. Vì vậy dân chúng có thành kiến với cậu Cẩn. Dù bọn mật vụ làm bậy, dân cũng nói là lệnh của Cậu. Tóm lại, tất cả những gì dân chúng gặp phải chính quyền địa phương làm khó dễ cũng tại cậu Cẩn mà ra… Khi dân phát ghét thì khó lòng chạy chữa. Bao nhiêu chuyện lớn bé của cậu Cẩn đều được bàn tán trong âm thầm. Lắm chuyện lẩm cẩm truyền khẩu, pha thêm hương vị màu mè thật khúc chiết. Vì thế ai ai cũng tin đó là sự thật, không chối cãi (…)


Mỗi lần theo T.T Diệm về Huế, tôi được vài giờ rảnh rỗi thường đến quán Lạc Sơn uống cà phê. Quán này nằm ngay cửa chính chợ Đông Ba trên đường Trần Hưng Đạo. Có thể nói quán này tập trung đủ mọi giới. Họ thường đến đây uống cà phê ăn bún bò, đấu láo nhìn người khác qua đường. Ở đây cũng là nơi tôi được nghe trộm những câu chuyện tình ly kỳ, cùng những chuyện huênh hoang của cậu Cẩn.

Bao nhiêu thói hư tật xấu của cậu Cẩn được kể thường nhật. Tôi nghĩ rằng có lẽ ở đây phát xuất những chuyện bí ẩn của cậu Cẩn truyền vào nhân gian. Tại sao ở quán này, những thành phần nhiều trai trẻ dám nói xấu cậu Cẩn như thế? Trong hạng người loan tin đồn cậu Cẩn ở quán này có hai giới: Bọn mật vụ tin dùng và bọn mật vụ hết thời.

Bọn mật vụ tin dùng la cà tìm hiểu bắt bớ những người nói xàm nói bậy chỉ trích ban chỉ đạo, còn bọn mật vụ hết thời luôn luôn tỏ ra thái độ tức giận. Bọn này đã làm việc với cậu Cẩn từ hồi Ủy ban chỉ đạo ra đời. Vì thế chúng biết rất nhiều về chuyện cậu Cẩn. Nay cậu hất chân. Nên bao chuyện ấm ức trong lòng về cậu Cẩn đưa ra bêu xấu. Bọn này mạnh ăn mạnh nói mà bọn mật vụ kia không dám bắt bớ. Vì thế những người ngồi nghe trộm đều tin tưởng những câu chuyện về cậu Cẩn là có thật. Chính mồm bọn mật vụ nói ra mà không tin sao được (…)

See the source image
llllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll