TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)

TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)
TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)

Friday 3 June 2011

*** TAM PHÁP ẤN & Tam Giới (Ba Cõi) & CHUYỆN TU HÀNH - CHUYỆN TRONG NHÀ - CHUYỆN TRONG ĐỜI - CHUYỆN TRONG CHÙA (TẬP SAN PHTQ SỐ 16)


CHUYỆN TU HÀNH


- Thưa Thầy, tôi có nghe câu nói: 
Thứ nhứt thì tu tại gia. 
Thứ nhì tu chợ. Thứ ba tu chùa.


Vô chùa tụng kinh, niệm Phật, ngồi thiền, thọ bát, bái sám, thì đúng là tu rồi, dễ hiểu quá. Còn tu tại gia, tu tại chợ là làm sao, thế nào, kính xin Thầy từ bi chỉ dạy cho. Cám ơn Thầy trước.

SUY NGẪM

- Thông thường, ai cũng nghĩ vô chùa mới gọi là tu thì quả thật không sai. Nhưng chưa hẳn hoàn toàn đúng.

Người thường đi chùa, hoặc cạo tóc ở luôn trong chùa, nếu không tu sửa tâm tánh, vẫn tham lam, vẫn sân hận, vẫn si mê, có khi còn làm phách, dè bĩu, hay khinh khi người khác không biết tu như mình, rủa xả, mắng nhiếc người khác đọa địa ngục, phê phán không căn cứ, phỉ báng không tiếc lời, thích ăn trên ngồi trước, giành miếng ngon, lựa chỗ tốt, thì không gọi là tu được. Có chăng đó chỉ là hình tướng người tu, dù tại gia hay xuất gia, gọi là tu tướng mà thôi.

Còn tu tại gia, tu tại chợ thì rộng rãi hơn, chiếm toàn bộ thời gian trong một ngày, dù là người tại gia hay xuất gia. Lúc nào cũng tự xem xét, hôm nay mình có làm tổn thương ai qua hành động, lời nói và trong tư tưởng. 


Chẳng hạn như tại chợ, mình có để xe nghinh ngang giữa đường, bất kể người khác có đi qua được hay không.




Chẳng hạn như tại gia, mình có ngồi coi TV chờ ông chồng (hay bà vợ) mời ăn cơm, ăn xong coi TV tiếp, không phụ giúp làm cơm, không phụ giúp dọn bàn, dọn dẹp, rửa chén bát, có khi lại ỷ mình là người làm ra tiền, nuôi cả nhà!

Tóm lại, tu tâm dưỡng tánh, hôm nay mình tốt hơn chính mình hôm qua, 
đó mới chính thực là tu. []      


BBT. PHTQ. CANADA




CHUYỆN TRONG CHÙA


- Kính thưa quí vị, như chúng tôi đã trình bày, bàn tay của chúng ta có hai mặt, đồng tiền cũng có hai mặt, tờ giấy cũng có hai mặt. Hai mặt đó không bao giờ có thể tách rời được.

Đó là chân lý, tức là điều hiển nhiên đúng ; đúng với mọi thời gian và không gian, đúng với mọi người không phân biệt tín ngưỡng, tôn giáo, quốc tịch, màu da, xuất xứ, học thức, tuổi tác, địa vị xã hội, nghĩa là bất tùy phân biệt, không cần chứng minh.

Cho nên, cái đúng với tôn giáo này, nhưng không đúng với tôn giáo khác, chưa phải là chân lý.

Cái đúng với dân tộc này, với địa phương này, với xứ sở này, với thời gian này, với không gian này, nhưng không đúng với dân tộc, địa phương, xứ sở, thời gian hay không gian khác, chưa phải là chân lý.

Tóm lại, chân lý không có ở trong kinh sách, không có ở trong chùa, không có trong các nghi lễ tôn giáo - kể cả Phật giáo, không có trong khóa nghiên tu an cư tại tổ đình này !

- Con có thắc mắc : Thầy là một vị tu sĩ Phật giáo, là một vị giáo thọ trong khóa nghiên tu an cư năm nay, Thầy dùng kinh điển Phật giáo giảng dạy tứ chúng, sao lại nói chân lý không có trong kinh điển ?

- Chân lý thực sự không có trong kinh điển. Chấp chặt kinh điển thì khó thấy được chân lý tối thượng.

- Như vậy, thưa Thầy, chân lý ở đâu ?

- Chân lý ở ngay trước mắt Ni sư đó !

- Sao con không thấy?!

-  Chân lý phải « thấy » qua trí tuệ bát nhã, 
   chứ không thấy bằng nhục nhãn 
   (mắt thịt, mắt trần, mắt thường). ■




SUY NGẪM

Muốn nhìn thấy mặt trăng,
phải dùng ngón tay để chỉ.

Người trí nương theo hướng ngón tay, 
nhận thấy được mặt trăng.

Người chấp chặt ngón tay, 
chỉ lo nhìn ngón tay chăm chăm, 
nên khó thấy được mặt trăng thật !

BBT. PHẬT HỌC TỊNH QUANG CANADA
llllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll




Tam Giới (Ba Cõi)

Ba cõi cũng tức là vòng sinh tử luân hồi. Các kinh luận thường dạy rằng, tất cả mọi loài chúng sinh đều có sẵn khả năng giác ngộ (Phật tính), nhưng vì bị các kiến chấp sai lạc làm cho mờ tối nhận thức, khiến không tự phát hiện và thắp sáng được khả năng ấy, cho nên cứ phải quanh quẩn mãi trong ba cõi.

Còn ở trong ba cõi là còn bị phiền não chi phối. Chỉ khi nào đạt được quả vị giác ngộ thì mới được giải thoát ra khỏi ba cõi – tức là thoát khỏi vòng sinh tử luân hồi. 

Ba cõi đó là:

1. Cõi Dục (Dục giới): Dục là ham muốn. Cõi Dục là cõi của thực phẩm, ước muốn vật chất và dục vọng thể xác. Chúng sinh trong cõi này vì đam mê theo các thú vui về sắc tướng, âm thanh, mùi hương, ăn uống, chạm xúc và dâm dục cho nên luôn luôn gây ra nhiều tội lỗi, tai họa và khổ đau. Các loài chúng sinh trong cõi Dục này gồm có: Người, A-tu-la, Địa-ngục, Ngạ-quỉ và Súc-sinh. Trong 5 loài này thì loài Người có tâm ý phát triển cao hơn hết, là cảnh giới có khổ đau và hạnh phúc lẫn lộn. Bởi vậy, các vị Bồ-tát thường chọn sinh vào thế giới loài người, nơi có nhiều hoàn cảnh thuận lợi, để phụng sự chúng sinh và tu tập các pháp môn cần thiết sau cùng để thành tựu quả Phật. Cũng bao gồm trong phạm vi cõi Dục này còn có 6 cõi Trời, tuy hưởng được nhiều phước báo hơn loài Người, nhưng vẫn là những phước báo tạm bợ, và trí tuệ thì không hơn loài Người. Chúng sinh trong 6 cõi này vẫn có hình sắc, nhưng phần vật chất của họ vô cùng vi tế, mắt người thường không thể trông thấy được. Họ đều là hóa sinh, cũng mang hình thể nam, nữ, với đầy đủ các thứ dục vọng như con người. Sáu cõi Trời của cõi Dục (Lục Dục thiên) này, từ thấp lên cao gồm có: Tứ-vương, Đao-lợi (cũng gọi là cõi trời Ba-mươi-ba – tam thập tam thiên), Dạ-ma, Đâu-suất, Hóa-lạc và Tha-hóa-tự-tại.

2. Cõi Sắc (Sắc giới): Sắc là hình tướng, vật chất. Đây là cõi của các vị Phạm Thiên, có hình tướng, vật chất như thân thể, cung điện v.v..., nhưng rất vi tế, đẹp đẽ, tinh diệu. Các vị trời ở đây không có tướng nam nữ, không có tham dục như ở cõi Dục, chỉ sống trong thiền định. Tùy theo mức độ cao thấp của thiền định, cõi Sắc được chia làm 4 bậc, gồm 18 cõi Trời:

a) Cõi Sơ-thiền (Sơ-thiền thiên), gồm 3 cõi Trời: Phạm-chúng (các vị trời tùy tùng của các vị Phạm Thiên), Phạm-phụ (các vị trời thân cận các vị Phạm Thiên), Đại-phạm (các vị Phạm Thiên có nhiều hạnh phúc, đẹp đẽ, tuổi thọ cao nhất trong cõi Sơ-thiền). Các vị Phạm Thiên ở các cõi này có thân thể khác nhau, nhưng cách suy nghĩ thì đều giống nhau, và trong tám thức thì không còn có tị thức và thiệt thức hoạt động.

b) Cõi Nhị-thiền (Nhị-thiền thiên), gồm 3 cõi Trời: Thiểu-quang (các vị Phạm Thiên có chút ít ánh sáng), Vô-lượng-quang (các vị Phạm Thiên có ánh sáng vô cùng), Quang-âm (các vị Phạm Thiên có ánh sáng rực rỡ). Cõi Nhị-thiền này có rất nhiều ánh sáng. Các vị Phạm Thiên ở đây đều có thân thể giống nhau nhưng cách suy nghĩ thì khác nhau, và trong tám thức thì từ cõi Nhị-thiền này trở lên, cả năm thức cảm giác đều không còn hoạt động.

c) Cõi Tam-thiền (Tam-thiền thiên), gồm 3 cõi Trời: Thiểu-tịnh (có hào quang nhỏ), Vô-lượng-tịnh (có hào quang vô hạn), Biến-tịnh (có hào quang không xao động). Cõi Tam-thiền này mọi sự đều thanh tịnh, cả thân và tâm của các vị Phạm Thiên đều hoàn toàn giống nhau.

d) Cõi Tứ-thiền (Tứ thiền thiên), gồm 9 cõi Trời: Vô-vân (cảnh giới quang đãng), Phước-sinh (cảnh giới trường cửu), Quảng-quả (hưởng phước báo rộng lớn), Vô-phiền (hoàn toàn tinh khiết), Vô-nhiệt (hoàn toàn thanh tịnh), Thiện-kiến (cảnh giới đẹp đẽ), Thiện-hiện (hoàn toàn tự tại), Sắc-cứu-cánh (cảnh giới tối thượng), Vô-tưởng (không còn tư tưởng). Đây là cõi cao nhất của Sắc giới, chúng sinh sống trong cảnh giới thiền định sâu xa, hoàn toàn tịch tịnh, chẳng những năm thức cảm giác mà cả ý thức cũng không còn hoạt động nữa.

3. Cõi Vô-sắc (Vô-sắc giới). Cõi này hoàn toàn không còn có vật chất, hình thể, cho nên cũng không có tướng nam nữ, không có dục vọng, mà chỉ thuần có nghiệp thức trú trong các cảnh giới thiền định thâm diệu. Đây là cõi cao nhất trong ba cõi, gồm có 4 cõi Trời:

a) Cõi Không-gian vô-biên (Không vô biên xứ thiên): Cảnh giới của các vị trời chỉ thấy có không gian vô biên, đã đạt được và đang an trú trong trạng thái thiền định gọi là không vô biên xứ định.

b) Cõi Tâm-thức vô-biên (Thức vô biên xứ thiên): Cõi chỉ thấy có tâm thức vô biên, là cảnh giới của chư thiên đã đạt được và đang an trú trong trạng thái thiền định gọi là thức vô biên xứ định.

c) Cõi Vô-sở-hữu (Vô sở hữu xứ thiên): Cõi này không còn có bất cứ một hiện tượng gì, là cảnh giới của chư thiên đã đạt được và đang an trú trong trạng thái thiền định gọi là vô sở hữu xứ định.

d) Cõi Phi-tưởng phi-phi-tưởng (Phi tưởng phi phi tưởng xứ thiên): Cõi này không có tri giác mà cũng không phải là không có tri giác, là cảnh giới của chư thiên đã đạt được và đang an trú trong trạng thái thiền định gọi là phi tưởng phi phi tưởng xứ định.

Trong sách Đức Phật và Phật Pháp (Phạm Kim Khánh dịch), hoà thượng Narada Maha Thera có nói: “Nên ghi nhận rằng đức Phật không nhằm mục đích truyền bá một lí thuyết về vũ trụ. Dầu những cảnh giới trên có hay không, điều ấy không ảnh hưởng gì đến giáo lí của Ngài. Không ai bị bắt buộc phải tin một điều nào, nếu điều ấy không thích hợp với sự suy luận của mình. Nhưng nếu bác bỏ tất cả những gì mà lí trí hữu hạn của ta không thể quan niệm được, thì điều ấy cũng không phải hoàn toàn là chính đáng.” 

 


lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll  

TAM PHÁP ẤN

Ấn (印¡) có nghĩa là con dấu, hay con mộc, để chứng nhận chính thức cho một tổ chức, một đoàn thể nào đó, thứ hai, ấn là nói lên chủ trương, đường hướng được đưa ra trong tổ chức đó. Chữ ấn ở đây được dùng như một danh từ trừu tượng để làm tròn hai nhiệm vụ : chứng tín cho những Kinh điển hiện hành là lời Phật dạy, thứ hai là chỉ cho tư tưởng chủ đạo của Kinh Điển Phật Giáo. 
Tam Pháp Ấn đó là: Chư Hành Vô Thường Chư Pháp Vô Ngã Niết Bàn Tịch Tĩnh
Kinh điển của Phật giáo được ấn định bởi ba Pháp Ấn trên, nếu không như thế thì chính là tà thuyết.
I/ CHƯ HÀNH VÔ THƯỜNG : Các hành vô thường (Phạn: Anitya sarvasamskarah, Pali: anicca, E: impermanence), còn gọi là Nhất thiết hành vô thường ấn, Nhất thiết hữu pháp vô thường ấn, gọi tắt là Vô Thường ấn): Tất cả các pháp hữu vi ở thế gian đều vô thường, dời đổi, biến chuyển, sinh diệt không ngừng. Chúng sinh không nhận biết điều này nên đối với vô thường mà lầm chấp là thường, nên triền miên thống khổ, vì thế Phật nói vô thường để phá chấp thường của chúng sinh. Vô thường là là đặc tính chung của mọi sự sinh ra có điều kiện, tức là thành, trụ, hoại, không arises, dwells, passes away, emptiness ). Từ tính vô thường ta có thể suy ra hai đặc tính kia là Khổ (dukkha) và Vô ngã (anatman). Vô thường là tính chất cơ bản của cuộc sống, không có vô thường thì không có sự tồn tại, vô thường cũng chính là khả năng dẫn đến giải thoát . Có tri kiến vô thường, hành giả mới bước vào Thánh đạo. Vì thế tri kiến vô thường được xem là tri kiến của bậc Dự lưu.  (Impermanence is the basis of life, without which existence would not be possible; it is also the precondition for the possibility of attaining liberation. Without recognition of anitya there is no entry into the supramundane path, thus the insight leading to “ stream entry”).
* Vô thường có hai loại: a) Sát na vô thường, chỉ cho sự biến hóa trong từng sát na, có sinh, trụ, dị, diệt. b) Tương tục vô thường, chỉ trong một thời kỳ có 4 tướng sinh, trụ, dị, diệt nối tiếp nhau.
* Có ba loại vô thường: a) Niệm niệm hoại diệt vô thường: trong từng sát na nhỏ nhất đều ẩn chứa sự hoại diệt vô thường. b) Hòa hợp ly tán vô thường: mọi sự vật hiện tượng hòa hợp để rồi ly tán, tan rã, vô thường. c)Tất cánh như thị vô thường : chân lý về sự vô thường trong cuộc đời này là như thế. Sự vô thường luôn luôn có mặt.
Trong Kinh Niết Bàn (quyển 4) Phật nói về Vô thường như sau: Chư hành vô thường Thị sinh diệt pháp Sinh diệt diệt dĩ Tịch diệt vi lạc
Các hành vô thường
Là pháp sinh diệt
Sinh diệt hết rồi
Tịch diệt là vui.

Thiền Sư Vạn Hạnh đời nhà Lý (1010 -1225) trước giờ thị tịch đã nhắc nhở chúng đệ tử về sự vận hành của vô thường qua bài kệ:
Thân như điện ảnh hữu hoàn vô, Vạn mộc xuân vinh thu hựu khô. Nhậm vận tịnh suy vô bố úy, Thịnh suy như lộ tháo đầu phô.
  Thân như bóng chóp chiều tà
Cỏ cây tươi tốt qua thu rụng rồi
Xá chi suy thạnh việc đời
Thạnh suy như hạt sương rơi đầu cành.

Kinh Kim Cang cũng nói: Nhất thiết hữu vi pháp Như mộng huyễn bào ảnh Như lộ diệc như điển Ứng tác như thị quán. (Tất cả pháp hữu vi, như chiêm bao, ảo thuật, bóng nước, ảnh tượng, sương mai, điện chớp, rất cần phải có cái nhìn như thế)
Các pháp thế gian thuộc hữu vi
Như đêm đông giấc mộng đông thùy
Như đồ giả dối không bền chắc
Như bọt nước tan mất cấp kỳ.
Như bóng trong gương nào phải có
Như sương giọt nắng chẳng còn chi
Như luồng điện chớp làm gì có
Nhận xét như vầy mới thật tri.

Nhận thức được như thế để không khỏi đau khổ, lo âu, sợ hãi khi vô thường đến.
II/ CHƯ PHÁP VÔ NGÃ: Các pháp vô ngã (Phạn : Niràtmànahsarva-dharmàh), còn gọi là nhất thiết pháp vô ngã ấn, gọi tắt là vô ngã ấn). Tất cả các pháp hữu vi ở thế gian nói chung đều là vô ngã, không có chủ thể nhất định, chúng sinh không rõ biết nên đối với tất cả pháp lầm chấp là có chủ thể, vì thế Phật nói vô ngã để phá trừ chấp ngã của chúng sinh. Vô ngã (Nonself- Anatman) là một giáo lý căn bản của Đạo Phật, cho rằng, không có một Ngã ( atman), một cái gì trường tồn, bất biến, nhất quán, tồn tại độc lập nằm trong mọi sự vật. Theo Đạo Phật, cái ngã, “cái tôi” cũng chỉ là một tập hợp của “năm nhóm” (Ngũ uẩn - Five aggregates - Skandha), luôn luôn thay đổi, mất mát và vì vậy “tôi” chỉ là giả hợp, gắn liền với cái khổ đau, không có chủ thể nhất định. Ví dụ, con người được cấu tạo bằng một tổng thể ngũ uẩn: Sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn. - Sắc uẩn: chỉ cho phần vật chất, thân thể như mắt, tai, mũi, lưỡi, đầu, mình, tứ chi - Thọ uẩn: là chỉ cho toàn bộ cảm giác, không phân biệt chúng là dễ chịu hay khó chịu hay trung tánh. - Tưởng uẩn: là nhận biết các cảm giác như âm thanh, màu sắc, mùi vị... kể cả nhận biết ý thức đang hiện diện. - Hành uẩn: vận hành của tâm lý, chỉ sự hoạt động của tâm sau khi có tưởng, ví dụ như đánh giá, vui thích, ghét bỏ, quyết tâm, tỉnh giác.. - Thức uẩn: bao gồm sáu dạng ý thức liên hệ tới sáu giác quan: ý thức của mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Qua sự phân tích chi tiết của năm uẩn trên ta không thấy cái uẩn nào là của ta, vậy mà lâu nay ta lầm tưởng uẩn này là thật có để rồi ta tự gây đau khổ cho mình và cho người.
III/ NIẾT BÀN TỊCH TỈNH: Niết bàn tịch tĩnh (Phạn: Satamnirvanam, còn gọi là Niết bàn tịch diệt ấn, Tịch diệt niết-bàn ấn, còn gọi là Diệt, Diệt tận, Diệt độ, Tịch diệt, Bất sinh, Viên tịch, Giải thoát, Vô vi, An lạc, từ phổ biến và gọi tắt là Niết bàn. Tất cả chúng sinh không rõ biết khổ đau sinh tử cho nên tạo nghiệp, trôi lăn trong ba cõi, sáu đường, vì thế Phật nói Niết Bàn tịch diệt cho chúng sinh quy hướng. Niết bàn là mục tiêu tối hậu phải đạt được của tất cả những đệ tử Phật, dù họ thuộc về tông phái nào, Nguyên Thủy hay Đại Thừa. Theo Phật Giáo Nguyên Thủy, Niết bàn được xem là đoạn tuyệt vòng luân hồi ( Samsara) và đi vào một thể tồn tại khác ( Nibbana is departure from the cycle of rebirths and entry into an entirely different mode of existence). Đó là sự tận diệt gốc rễ của ba độc: tham, sân và si ( desire, hatred & delusion). Đồng thời Niết Bàn có nghĩa là không còn chịu sự tác động của nghiệp (Karma/action), không còn chịu quy luật của nhân duyên, ở trạng thái vô vi, tức là đặc tính thiếu vắng sự sinh, trụ, dị, diệt hoặc thành, trụ, hoại, không. Còn theo Phật giáo Đại Thừa, Niết Bàn được xem là sự thống nhất với cái Nhất thể tuyệt đối ( sự bình đẳng của chúng sinh- Sattvasamata), sự thống nhất luân hồi với dạng “ chuyển hóa” của nó. Niết bàn được xem như sự lưu trú trong tính tuyệt đối, sự an lạc khi thấy mình cùng một thể với tuyệt đối, khi thấy mình giải thoát khỏi mọi ảo giác, mọi biến tướng của tham ái.
Có hai loại Niết Bàn: a) Hữu dư Niết bàn: Tiếng phạn : Savupadisesa-Nibbana: Niết bàn còn tàn dư, Niết bàn trước khi tịch diệt. Niết bàn này là trạng thái của các thánh nhân đã loại bỏ phiền não, không còn tái sinh. Các vị này còn sống trên đời nên vẫn còn ngũ uẩn, còn có nhân trạng, nên gọi là “hữu dư”. b) Vô dư Niết bàn: Tiếng phạn: Anupadisesa-nibbana: là Niết bàn không còn – ngũ uẩn, mười hai xứ, mười tám giới và các căn. Niết bàn Vô Dư đến với một vị A La Hán sau khi viên tịch, không còn tái sinh. Loại Niết Bàn này cũng được gọi là Niết Bàn toàn phần hay Bát Niết Bàn. []