TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)

TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)
TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)

Friday 3 June 2011

*** NHÌN QUA KHUNG CỬA SỔ (PHTQ SỐ 15)





Nhìn qua
khung cửa sổ


Một đôi vợ chồng trẻ vừa dọn đến ở trong một khu phố mới.

Sáng hôm sau, vào lúc hai vợ chồng ăn điểm tâm, người vợ thấy bà hàng xóm giăng tấm vải trên giàn phơi.

"Tấm vải bẩn thật" Cô vợ thốt lên. "Bà ấy không biết giặt, có lẽ bà ấy cần một thứ xà bông mới thì giặt sẽ sạch hơn".

Người chồng nhìn cảnh ấy nhưng vẫn im lặng. Thế là vẫn cứ lời bình phẩm ấy mỗi lần bà hàng xóm phơi tấm vải.

Một tháng sau, vào một buổi sáng, người vợ ngạc nhiên vì thấy tấm vải của bà hàng xóm rất sạch, nên cô nói với chồng:

"Anh nhìn kìa ! Bây giờ bà ấy đã biết giặt tấm vải rồi. Ai đã dạy bà ấy thế nhỉ? "

Người chồng đáp: "Không. Sáng nay anh đã dậy sớm và đã lau kính cửa sổ nhà mình đấy".


SUY NGẪM:

Trong cuộc đời cũng như thế: Mọi sự tùy thuộc sự sạch sẽ của khung cửa sổ, qua đó chúng ta quan sát các sự việc.

Trước khi phê bình, có lẽ nên kiểm tra trước phẩm chất của cái nhìn của ta. Khi đó, chúng ta có thể nhìn thấy rõ ràng sự tinh khiết trong của trái tim người khác.

Con mắt là cửa sổ tâm hồn, ta hãy lau sạch cửa sổ của mình nhé! []


Nguyen Ngoc Van Anh




CHUYỆN TRONG ĐỜI (PHTQ SỐ 16)

- Thế nào gọi là tu?
- Trong cuộc sống hàng ngày, khi xài điện, nước, giấy, nên tiết kiệm, không lãng phí, dù tại gia, tại chợ hay tại chùa. Như thế gọi là tu đó.



CHUYỆN TRONG ĐỜI

- Thế nào gọi là tu?
- Trong cuộc sống hàng ngày, khi gặp chuyện bất như ý, bị đối xử bất công, phải nghe những lời phê phán phỉ báng vô lý, vô cớ, vô duyên, những người sống chung nhà, chung sở làm, chung chùa, có những hành động, lời nói hay ý nghĩ không tốt, không hay, không đẹp, không đúng, không phải mình không cố chấp, không ghim trong lòng, không tỏ vẻ bực dọc ra ngoài, không nuôi hận thù mười năm muôn năm sẽ trả, không sống để dạ, chết mang theo. Như vậy gọi là tu đó.

- Tại sao?

- Bởi vì người gây phiền não cho mình, người  ta quên mất rồi, người ta về nhà, ăn ngon, ngủ yên, vợ chồng con cái vui vẻ hỉ hạ. Còn mình thì sao? - Mình ôm chuyện bất như ý đó trong lòng, đem lửa phiền não về nhà, chia cho chồng con (hay vợ con), cả nhà nóng lên, ăn cơm hết ngon, ngủ không yên giấc. Rồi sao nữa? - Ngày mai kiếm cách khai chiến, trả đũa, trả thù, hay hại ngầm sao cho người đó thân te tua, tâm tơi tả, sống không được, chết không xong, mới hả cơn giận này. Rồi được gì? - Hai bên chiến đấu, tranh chấp một mất một còn, một vô nhà thương hay nhà xác, một vô nhà thương hay nhà tù. Hết chuyện? - Chưa đâu!

- Biết vậy rồi, nhưng nhịn không nổi thì sao?

- Cái khối nặng trên lưng, mang đi còng xương sống, không chịu tự bỏ xuống, thì sao? Hy vọng trở thành lực sĩ cử tạ chăng? Hết ý! []

Ban Biên-Tập PHTQ