TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)

TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)
TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)

Wednesday 20 February 2013

*** NĂM MỚI BÀN VỀ Ý NGHĨA LỄ CẦU NGUYỆN


 
 
 
Tôi mong tất cả Tăng Ni là người lãnh đạo Phật tử, quí vị đi và dẫn dắt Phật tử cùng đi đúng theo con đường đức Phật đã đi.
Đừng đi sai, đừng đi lệch, uổng một đời tu, không biết mai kia có gặp lại Phật pháp không?
Làm sao chúng ta đứng vững và luôn luôn không bị những luồng gió nhơ nhớp của thế gian
làm lem luốc,
phải trong sạch vững vàng trên con đường đạo. Đó là chỗ tha thiết mong mỏi của tôi.
HT Thích Thanh Từ
lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll


Tỳ-Khưu Thích-Chân-Tuệ

Trong các buổi lễ, Chư Tôn Đức cầu nguyện gì?
Trong các buổi lễ, Chư Phật Tử cầu nguyện gì?

Nghi lễ có tác dụng rất lớn đối với các tôn giáo. Phật giáo dù không coi trọng, nhưng nghi lễ vẫn chi phối phần lớn các sinh hoạt Phật sự, đôi khi còn là hoạt động chính của một ngôi chùa,
để đáp ứng nhu cầu của quần chúng và nhu cầu hoằng pháp.

Đối với cá nhân, khi lâm vào hoàn cảnh bức bách, khổ đau, bất trắc, bất như ý, con người thường cầu nguyện cho tai qua nạn khỏi, tìm sự bình yên trong tâm hồn qua cầu nguyện.
Lời cầu nguyện này chỉ giúp tâm trí được bình yên tạm thời.
Nếu con người có học hiểu giáo lý của đạo Phật, thâm hiểu luật nhân quả, biết rằng:
mọi chuyện gì xảy đến cho mình, đều do chính mình đã tạo nghiệp nhân trước đây,
giờ phải nhận nghiệp quả, nghiệp báo
(gọi chung là quả báo).

Việc may mắn đến, mình biết ngay rằng: 
đó là phước báo, do việc thiện lành chính mình đã làm.
Việc không may xảy đến, mình biết ngay rằng: 
đó là quả báo, do việc bất thiện chính mình đã làm.

Theo chánh pháp, nên biết rằng: chỉ có phước báo mới làm giảm bớt hay tiêu trừ quả báo mà thôi! Cầu nguyện cho tai qua nạn khỏi, mà không tu nhân tích phước, không tu tâm dưỡng tánh, không dừng các nghiệp bất thiện, phỏng có được gì ?

Thí dụ chúng ta lỡ mượn nợ tiêu xài rồi (tạo nghiệp),
bây giờ phải đền trả (gặp xui xẻo), chỉ có cách lấy tiền tiết kiệm (phước báo).
Không có tiền tiết kiệm thì phải cầu nguyện trúng số để trả nợ chăng ?! 

Người có phước báo nhiều, dù gặp tai nạn lớn lao như rớt máy bay, động đất, vẫn sống sót,
gọi là số may mắn quá.
Người có phước báo ít hơn, phải chịu thương tích hay xây xát chút đỉnh,
gọi là còn hên quá.
Người không có phước báo thì lãnh đủ quả báo.


Thời đức Phật còn tại thế, khi chư vị thánh tăng phải đền trả các nghiệp báo cuối cùng,
đức Phật dạy trong Kinh Pháp Cú, như sau:

Dù lánh lên non núi,
xuống biển hay vào hang
khi nghiệp báo đã mang
không ai tránh thoát khỏi.

Theo quan niệm Phật giáo, cầu nguyện không phải là van xin đức Phật, Bồ tát, thần thánh, hay năng lực linh thiêng huyền bí nào cả.

Cầu nguyện là tập trung tâm trí, nhất tâm chuyển đổi vọng niệm mê lầm, xấu ác trở nên thanh tịnh.

Cầu nguyện là một cách định tâm, định ý để chuyển hóa lòng mình, lòng người.

Cầu nguyện vì thế chính là phương pháp quán chiếu, nhìn lại con người thật của mình, quan sát tâm tình, trừ khử tà kiến mê tín, khát vọng phàm tình, ích kỷ nhỏ nhen, ỷ lại yếu đuối.

Nếu hiểu chính xác ý nghĩa cầu nguyện thì cầu nguyện là một phương pháp tu tập, có giá trị tương đương với phương pháp thiền định, quán chiếu tự tâm.

- Cầu nguyện cho thế giới hòa bình, chúng sanh an lạc là lời cầu nguyện vị tha, 
đúng chánh pháp, trưởng dưỡng từ bi & trí tuệ.

- Cầu nguyện cho mình, gia đình mình, đoàn thể mình, tôn giáo mình là lời cầu nguyện vị kỷ, 
phi chánh pháp, không từ bi & trí tuệ.

- Nếu ai cầu cũng được như ý, thế giới sẽ loạn, nhân sanh đảo điên. Không làm việc cầu giàu có. 

Không tu hành cầu vãng sanh. Không học hành cầu đỗ đạt.
Các bên thù nghịch cầu nguyện đối phương biến mất. Trái đất chỉ còn thú vật, đất đá, cây cỏ!
Thảm họa của sự cầu nguyện phi chánh pháp là như vậy đó!

- Trong chiến tranh thế giới 1 và 2, hai phe lâm chiến đều làm lễ cầu nguyện long trọng,
xin Thượng đế giúp phe mình chiến thắng đối phương.
Thượng đế bèn nghe theo lời cầu nguyện này, nên hai phe đều tả tơi thê thảm.
Đó là thảm họa của sự cầu nguyện phi chánh pháp!

- Đạo Phật trải qua nhiều năm tháng truyền bá xuyên qua nhiều quốc độ, nên mang cái vỏ mê tín của tôn giáo, và lập ra nhiều nghi thức, lễ hội, để tiếp cận với quảng đại quần chúng đang sống trong vô minh. Giáo lý đạo Phật rất siêu việt, nhiệm mầu khi áp dụng trong đời sống, không buộc ai phải thờ lạy, cúng kiến đức Phật với tâm cầu khẩn van xin, vòi vĩnh như đứa bé thơ. Trái lại,
 Đức Phật dạy: Tôn thờ Như Lai mà không hiểu Như Lai, chính là phỉ báng Như Lai vậy.


- Ngày nay, người theo đạo Phật, tu sĩ cũng như cư sĩ, nhân danh phát huy tín tâm của Phật tử,
bày ra đủ thứ nghi lễ rườm rà, phức tạp, tạo vẻ linh thiêng huyền bí, giải thích hiện tượng thiên nhiên phi chánh pháp, đem kinh sách chữ nghĩa hù dọa những người ít hiểu biết, không thuyết giảng chánh pháp, lại tuyên truyền tà pháp.

Chẳng hạn như:
người ngồi xe lăn, chỉ nhờ tín tâm với tượng Phật ngọc mà phục hồi, đi đứng bình thường!

Tóm lại,
Người Phật tử dù tại gia hay xuất gia, có chút phước báu, có chút trí tuệ,
ngoài tín tâm ban đầu qua các hình thức lễ hội, sinh hoạt Phật giáo,
nên phát tâm tìm hiểu cốt tủy của lời Phật dạy, hướng tín tâm đến chỗ chánh tín.

Không nên tiếp tục để các tà sư - mang hình tướng xuất gia hay tại gia -
hướng dẫn tín tâm ban đầu đến chỗ mê tín.
Từ mê tín đến cuồng tín, chỉ cách một sợi tơ !
Mong lắm thay ! ! !

Tỳ-Khưu Thích-Chân-Tuệ
Chủ Nhiệm PHTQ.CANADA
 



CHUYỆN TRONG CHÙA

- Thưa Thầy, tôi đi tới các chùa Việt Nam
xin làm lễ an táng cho thân nhân tôi theo nghi thức Phật giáo,
thì tại sao quí Thầy lại đòi trả tiền?
*
- Quí vị nghĩ rằng nhà chùa giúp làm tang lễ, tang gia không phải trả tiền sao?
*
- Thưa Thầy, đúng vậy!
Chỉ có nhà quàn của người tây phương mới tính tiền dịch vụ từng ly từng tí.
Chứ nhà chùa mình sao lại tính tiền bá tánh? Tu hành chỗ nào?
Bá tánh lập ra chùa, cúng dường chư tăng,
khi bá tánh hữu sự thì nhà chùa phải phục vụ “free” chứ sao lại tính tiền nhỉ?
Thiệt là bất hợp lý quá!
*
- Quí vị nói, nghe qua cũng phải đó chứ:
Bá tánh lập ra chùa, cúng dường chư tăng.
Đáp lại: Nhà chùa hiểu rằng
phụng sự chúng sanh tức là cúng dường chư Phật.
Tuy nhiên,
xin hỏi qúi vị có phải là
bá tánh lập ra chùa và cúng dường chư tăng chùa Việt Nam, hay không?
*
- Dạ không phải. Tôi chỉ mới đến chùa Việt Nam đây là lần đầu để nhờ lo tang lễ.
*
- Kính thưa quí vị, quí vị nên nhớ:
nhà chùa Việt Nam cũng phải lo mọi chi phí để duy trì ngôi Tam Bảo,
chư tăng cũng phải sinh hoạt hàng ngày,
chăm lo mọi sinh hoạt cho đời sống tâm linh của bá tánh.
Bá tánh nương nhờ ngôi Tam Bảo để thăng hoa đời sống tâm linh.
Ngôi Tam Bảo nhờ sự cúng dường của bá tánh để tồn tại.
Quí vị chưa hề đóng góp vào sự thành lập và duy trì ngôi chùa,
sao lại đòi hỏi quá nhiều vậy?

Dù cho chư tăng có lòng từ bi, giúp tang gia miễn phí,
Quí vị cũng nên phát lòng từ bi giúp chư tăng có phương tiện duy trì ngôi Tam Bảo,
để người khác có thể nương tựa khi cần thiết.
Hơn nữa, việc cúng cầu siêu trong các tang lễ theo nghi thức Phật giáo,
chủ yếu do tâm chí thiện, lòng chí thành của tang gia đối với thân nhân vừa qua đời,
chứ chư tăng đâu có năng lực nào cầu cho bất cứ ai được siêu.

Quí vị muốn chư tăng cầu nguyện cho thân nhân được lên cõi cực lạc sung sướng đời đời, mà tâm quí vị keo kiệt bỏn sẻn đến thế ư?

Vé xe đò hay vé tàu bay, tàu thủy, tàu hỏa trên đời, có bao giờ miễn phí chăng?
Quí vị nghĩ như vậy là phỉ báng thân nhân, phỉ báng tang lễ,
đáng lý phải được tổ chức đơn giản, nhưng trang nghiêm thanh tịnh, với tất cả tấm lòng của tang gia, hướng về Tam Bảo, cầu cho thân nhân được siêu thoát.

BBT.PHTQ.CANADA



CHUYỆN TRONG ĐỜI

- Thế nào là vô thường.
- Vô thường là không tồn tại lâu, mãi mãi, vĩnh viễn. Vật chất cũng như tâm thần, tinh thần.
- Thí dụ?
- Nay thương mai ghét!
- Nay thân mai thù
- Nay thích mai chán
- Nay còn mai mất
- Nay hợp mai tan.
- Nay tốt mai xấu.
CHUYỆN TRONG ĐỜI

- Xin lỗi bà, bà làm ơn cất con chó này ra khỏi đầu gối của tôi. Tôi có cảm giác bọ chét đang bò trên người tôi.
- Xuống ngay KiKi, bà này có bọ chét trên người đấy!

MUA VÉ SỐ
- Ông ơi! Mua một tấm vé số đi ông, bảo đảm thế nào cũng trúng độc đắc 25 triệu đô.
- Tôi đã mua rồi!
- Mua thêm một tấm nữa đi, mua nhiều trúng nhiều mà ông!
- Nếu không trúng thì sao?
- Thì ông cứ đến đây tìm tôi!
- Tìm anh để làm gì?
- Để mua thêm vài tấm nữa!

 


 PHẬT-HỌC TỊNH-QUANG CANADA
108 - 123 Railroad St.,
Brampton, ON, L6X-1G9, Canada.
Tel: 647-828-1016





 
Tình xuân

Đâu phải có Mai, có Đào trước ngõ
Hay nến hồng, câu đối, quả dưa
Lòng ta như ngọn gió vờn biếc cỏ
Mênh mông về theo mỗi bước chiều trưa.

Từng ý niệm nở tươi trên màu lá
Mảnh tim đời hương quyện khắp trời xa
Chân rám nắng trên lối mòn sỏi đá
Thương giọt mồ hôi  cát bỏng ngày qua.

Đâu phải có Hoa Hồng hay màu Thược Dược
Chữ "Phước" thếp vàng
Xanh dĩa bánh chưng
Khi ta để mắt nhìn về phía trước
Phía sau ta còn lắm kẻ đau thương !

Dù mặt đất chưa có màu hoa nở
Nhưng ta vẫn đi giữa mùa xuân
Đàn chim én chưa bay về hăm hở
Thương ai còn đau giọt lệ trầm luân !

Tự ngàn xưa
Thuở nguyên xuân trời đất đẹp
Và tấm lòng của biển vẫn mênh mông
Bên góc phố
Vỉa hè
Ngõ đời chật hẹp
Ai mang cho những giọt nắng chiều đông ?

THƠ như hạt cơm, hạt muối
XUÂN như nắng ấm hương hoa
Hạt gạo trắng thơm hương đồng
Hạt muối mặn xanh tình biển
Nắng xanh đời
Xuân gọi bốn mùa hương.

   An Giang, 24.01.2013.
  MẶC PHƯƠNG TỬ