TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)

TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)
TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)

Saturday 1 June 2013

*** TÁM ĐIỀU NGƯỜI TRÍ CẦN BIẾT RÕ (PHTQ SỐ 16)

 
 
Tôi mong tất cả Tăng Ni là người lãnh đạo Phật tử, quí vị đi và dẫn dắt Phật tử cùng đi đúng theo con đường đức Phật đã đi.
Đừng đi sai, đừng đi lệch, uổng một đời tu, không biết mai kia có gặp lại Phật pháp không?
Làm sao chúng ta đứng vững và luôn luôn không bị những luồng gió nhơ nhớp của thế gian
làm lem luốc,
phải trong sạch vững vàng trên con đường đạo. Đó là chỗ tha thiết mong mỏi của tôi.
HT Thích Thanh Từ
lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll

TỲ KHƯU THÍCH CHÂN TUỆ 

1. Điều thứ nhất: Người trí biết rõ cuộc đời là vô thường, quốc độ vốn không lâu bền, bốn đại vốn không, ngũ ấm vô ngã, sinh diệt đổi thay, hư giả không có chủ tể. Tâm là mầm sinh các điều ác. Thân thể là nơi tích tụ tội lỗi. Quán chiếu như vậy, dần dần thoát ly sanh tử.

2. Điều thứ hai: Người trí biết rõ ham muốn nhiều là khổ, sống chết khổ nhọc, ham muốn bắt đầu từ lòng tham, ít ham muốn sống không tạo nghiệp, thân tâm được tự tại.

3. Điều thứ ba: Người trí biết rõ tâm không hề thấy đủ, chỉ biết cầu mong có được càng nhiều, cho nên tăng thêm tội ác. Bồ-tát không như vậy, thường nhớ biết đủ, sống đời thanh đạm để tu tập đạo hạnh, lấy trí tuệ làm sự nghiệp.

4. Điều thứ tư: Người trí biết rõ biếng nhác là đọa lạc, nên thường tinh tấn, dẹp bỏ những phiền não xấu ác, hàng phục bốn ma, vượt ra ngoài sự trói buộc của thân tâm.

5. Điều thứ Năm: Người trí biết rõ ngu si là gốc của sanh tử. Bồ tát thường nhớ kỹ điều đó, nên cố gắng học rộng hiểu sâu, để mở mang, tăng trưởng trí tuệ, thành tựu được pháp biện tài, giáo hóa hết thảy đều đạt niềm vui lớn.

6. Điều thứ sáu: Người trí biết rõ nghèo khổ thường có nhiều oán than, dễ tạo thêm nhiều duyên xấu. Bồ-tát thường làm việc bố thí, tâm luôn bình đẳng, không phân biệt thân hay thù, không nhớ thù xưa, không ghét kẻ xấu.

7. Điều thứ bảy: Người trí biết rõ năm thứ dục lạc (tiền tài, sắc tướng, danh lợi, ăn uống, ngủ nghỉ) là năm món tội và năm mối họa. Cho nên, tuy là người thế tục, nhưng người trí sống không nhiễm những lạc thú của thế gian, thường nhớ nghĩ và nương tựa ba  điều cao quí (Phật là tâm sáng suốt, Pháp là tâm chân chánh, Tăng là tâm thanh tịnh). Người trí có chí nguyện xuất gia, giữ đạo trong sạch, phạm hạnh cao xa, từ bi với mọi loài.

8. Điều thứ tám: Người trí biết rõ sống chết như ngọn lữa bừng cháy, khổ não vô cùng; cho nên phát tâm rộng lớn, cứu độ hết mọi loài. Nguyện thay cho chúng sanh, nhận chịu vô lượng khổ, khiến cho chúng sanh rốt ráo an vui.
(Bát Đại Nhân Giác Kinh)

Con đường tu hành chân chính theo đạo Phật là phải xả bỏ những tâm niệm đầy tham lam, sân hận, si mê, trong kinh sách gọi là tà niệm, tạp niệm hay vọng niệm.  Dù tại gia hay xuất gia, người tu phải tự lực rèn luyện tu tập, luôn giữ gìn chánh niệm, luôn trau giồi thúc liễm thân tâm, cố sức tránh xa các ác pháp lợi mình hại người.

Con người phải đầy đủ nghị lực, phải gan dạ, kiên trì, chịu đựng và kham nhẫn, để mạnh dạn dứt bỏ những thói hư, tật xấu, chứ không phải chỉ biết thường vào nơi điện Phật chỉ để cúng kiến, lễ bái, cầu khấn, van xin, nương nhờ tha lực chư Phật, chư Bồ Tát gia hộ, tiếp độ, trợ lực, cứu khổ cứu nạn, giải thoát khổ đau, tai ương, bệnh tật, hay phóng hào quang tiếp độ những vong hồn người chết về cõi Tây Phương Cực Lạc.

Con người phải phát tâm tự lực học hiểu chánh pháp, suy tư nghiền ngẫm những lời dạy quí báu trong kinh sách, để biết cách áp dụng, thực hành trong đời sống thực tế hàng ngày. Chứ không phải tu hành suông bằng cách chỉ biết tụng kinh, niệm Phật, trì chú, ngồi thiền, hay chuyên luyện bùa, luyện phép để có thần thông, hay huyễn thuật, hoặc để khẩn cầu được sinh về Cực Lạc, Niết Bàn bằng những oai thần, tha lực của chư Phật, chư Bồ Tát, ngoài ra không còn gì hết, không biết gì hết !                           []             


Tỳ-Khưu Thích-Chân-Tuệ
CHỦ-NHIỆM TẬP-SAN TỪ-BI TRÍ-TUỆ 
(PHẬT-HỌC TỊNH-QUANG CANADA)

kính mời viếng thăm

 
THƯA HỎI PHẬT PHÁP
To: Lorie Trieu
PHAT-HOC TINH-QUANG CANADA <cutranlacdao@yahoo.com>
  Đó là đức tin mù quáng của loài người, bất kể là sắc tộc hay theo tôn giáo nào trên trái đất này. Tại sao vậy?
WED.29.5.2013
Lorie con,
Thầy đã nhận được Email, thấy con được an vui thì Thầy cũng vui theo.
Con đã kham nhẫn, nhẫn nại để cuộc sống được an vui là đi đúng đường
hạnh phúc thế gian.
Con hãy tiến thêm một bước để được hạnh phúc xuất thế gian.
Dù ở bất cứ hoàn cảnh, địa vị, hay xuất xứ nào, con người đều phải học chữ nhẫn.
Người nào cũng có những sự bất như ý, hay gặp điều bất trắc trong cuộc sống.
Từ vị Tổng Thống hay Nữ Hoàng cho đến các vị quyền cao chức trọng trong đời,
chí đến các dân chúng đủ mọi thành phần, mọi giai cấp trong xã hội cũng đều như thế.
Cho đến các vị chức sắc thuộc các tôn giáo cũng gặp cảnh tai ương, hoạn nạn, bệnh hoạn, thậm chí bị ám sát, tù tội hay bị người đời vu khống, cáo gian, phỉ báng nặng nề.
Vậy thì con người sống trên đời chỉ nên dựa vào tôn giáo, những khi tinh thần xuống quá thấp, gần như tuyệt vọng hay không thấy lối thoát.
Lúc đó lời cầu nguyện khấn vái van xin sự bình an, sẽ giúp cho con người vượt qua khổ nạn trong tâm thần.
Nếu được như nguyện, cuộc sống trở lại êm ả, bình yên, con người mau mau đi lễ chùa, lễ nhà thờ, tạ ơn sự linh thiêng mầu nhiệm của đấng cứu thế hay mười phương chư Phật.
Đó là đức tin mù quáng của loài người, bất kể theo tôn giáo nào trên trái đất này.
Tại sao vậy?

Bởi lẽ, có được gì đâu nếu con người đợi đến lúc bị khổ đau, gặp tai nạn hay mang bệnh nặng nề trên giường bệnh, mới nghĩ đến việc cầu nguyện các đấng vô hình vô sắc trên cõi hư vô trời đất.
Nhiều khi do sự tưởng tượng
hay do bị đầu độc từ khi con người còn là tấm bé, từ khi mới lọt lòng.
Cầu nguyện như thế thường khi có được gì đâu?
Con người vẫn khổ nạn triền miên trên trái đất này.
Thậm chí cho đến lúc chết, con người vẫn chưa hiểu tại sao?

Câu trả lời chính xác nhất, đó là:
- Con người còn phước thì chưa tới số, tai qua nạn khỏi, bệnh tật tiêu trừ,
gặp thầy gặp thuốc, gặp được quới nhơn. Chuyện lớn hóa nhỏ. Chuyện nhỏ hóa không.
- Người nào kém phước hay hết phước thì mạng vong, đời thường gọi là tới số,
hay ngọc hoàng giũ sổ, hết số sống đời, đành phải ra đi thôi.

Như vậy con người có trí tuệ phải lo tu nhân lành, tích phước đức
ngay trong cuộc sống lúc còn bình an, khoẻ mạnh.
Làm tròn bổn phận và trách nhiệm làm cha, làm mẹ, làm con, làm vợ, làm chồng,
làm sư phụ, làm đệ tử, làm công dân tốt, cứu người giúp đời,
chính là những cách để tu nhân tích đức.
Không cần tìm đạo đâu xa,
trên non hay trên núi, trong am cốc hay trong chùa to tượng lớn.
Đạo bình thường ở ngay trước mặt, trước mắt.
Tại sao con người không thấy?
Bởi bản ngã con người quá cao, quá lớn, tự cao, tự đại đó mà.
Dẹp được bản ngã, con người sẽ thấy đạo.
Cũng như mây đen tan biến, mặt trời tự sáng tỏ.
Rất là đơn giản.

Thêm nữa, con người phải nên suy tư về chân lý tối thượng, để nhận thấy bản ngã,
phá bỏ tà kiến, dẹp trừ cái suy nghĩ, hiểu biết sai lầm về đức tin nơi sự cầu nguyện
thần quyền, sự linh thiêng huyền bí.
Con người phải biết thay đổi sự suy nghĩ sai lầm này, phải biết tìm phương cách
tu tâm dưỡng tánh, phải biết ngưng làm các điều ác, ngưng tạo nghiệp bất thiện.
Các điều ác hay bất thiện trên đời thực đa dạng, đầy dẫy khắp mọi nơi,
đầy dẫy trong tâm con người.
Thường thì khó nhận ra, bởi lẽ đâu có ai nhận rằng mình là người ác, hay bất thiện đâu?
Khi nhận ra được đó là điều ác, điều bất thiện, thì lại khó dừng.
Tại sao vậy?
Bởi lẽ đó là điều lợi mình tuy hại người, do 3 tâm: tâm tham, tâm sân và tâm si.
Tham sân si chính là 3 yếu tố độc hại trong tâm con người, khiến con người phiền não
khổ đau, làm sao trừ được?
Tham sân si thể hiện bởi thân khẩu ý.
Do tâm tham, thân con người tạo nghiệp đánh người, cướp của, tà dâm.
Do tâm sân, khẩu con người chửi mắng, mạ ly, rủa xả người khác, chửi bới tôn giáo người khác.
Do tâm si, ý con người nhắm mắt tin tưởng nơi ông trời, ông địa, ông táo, ông đồng bà bóng, thần sấm thần sét, thiên lôi hà bá.
Nhất là con người tin tưởng nơi chức sắc các tôn giáo có thể cứu mình khi khổ đau
hay khi tai nạn, thậm chí cầu siêu, cầu hồn khi chết đi.
Con người nên nhớ rằng, các nhà sư thầy chùa, các ông cha nhà thờ, chết rồi còn chưa biết chắc đi về đâu, làm sao cầu siêu cầu hồn cho bá tánh?
Các sư các cha vẫn già, vẫn bệnh, và khi chết vẫn được các tín đồ làm lễ cầu siêu, cầu nguyện đó.
Các nghi lễ, nghi thức thuộc các tôn giáo chỉ có tác dụng dẫn dắt con người đi vào con đường đạo đức, đi vào thế giới tâm linh,
để giúp con người được an lạc hạnh phúc -
chứ không phải để gạt gẫm tín đồ, linh thiêng huyền bí các sư thầy hay các cha cố.

Tóm lại, người nào biết phương cách và thực hành tu tâm dưỡng tánh,
người đó lãnh hội được kết quả an nhiên tự tại trong cuộc sống - không phân biệt
tôn giáo, xuất xứ, nam nữ, tín đồ hay chức sắc. 

Không làm việc ác.
Siêng làm việc thiện.
Tâm ý thanh tịnh.
Sống đời được hạnh phúc. Chết đi được bình an.
Đơn giản thế thôi. []
  



-------------------------------------------------------------------------------------------
TUE.28.5.2013
Kính chào Minh Thắng,

Hồi chiều này, Thầy không kịp bắt cú phone của Minh Thắng.
Nhận thấy Minh Thắng & Thánh Nguyệt hạnh phúc, Thầy rất hoan hỷ.
Hạnh phúc nằm trong tầm tay, nhưng dễ vuột mất, nếu mình không khéo giữ.
Thầy mong Minh Thắng tiếp tục tu tập trong mọi hoàn cảnh, như hiện nay,
chu toàn mọi trách nhiệm, an tâm xong, hãy cất bước lên đường tầm sư học đạo.
Học đạo thì tâm phải an, phải bình, mới tiến lên được, gọi là tu tâm.
Bằng không, chỉ là tu tướng, bởi tâm không an do trách nhiệm chưa tròn.
Vài hàng tâm sự. Kính mong Minh Thắng luôn an vui.
Kính thư,
Thầy Chân Tuệ
 


Nam Mô Bổn  Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Kính thưa Thầy Chân Tuệ 
“Tạ ơn Phật đã mang về chân lý
Đưa từ bi, soi ánh sáng vào đời
Một đóa sen thay ngàn lời như thế
Cõi Ta Bà, con bớt thấy lẻ loi…”

Cho con xin được thăm Thầy và nguyện cầu hồng ân Tam Bảo luôn độ trì Thầy trên con đường độ hóa chúng sinh.
Lành thay nhờ chút phước duyên mà Thánh Nguyệt và con gặp được Thầy, những lời Thầy chỉ giáo cho chúng con được nghe thật quá đúng như lời Phật dạy:
 “Nhân thân nan đắc, Phật pháp nan văn”
“Chư hành vô thường, chư pháp vô ngã” con càng ngẫm nghỉ sao mà lời Đức Phật rất đơn giản nhưng lại sâu sắc vô cùng, các hành thì vô thường, các pháp thì vô ngã, mà vì vô thường cho nên vô ngã.
Lao xao đã hơn nửa đời người thoát chốc đã bước qua cái tuổi Tứ thập nhi bất hoặc , mới cảm nghiệm ra tất cả đều là vô thường. Cuộc đời luôn biến chuyển, xã hội luôn thay đổi xoay vòng. Con nhớ người xưa có câu:”Thế sự thăng trầm quân mạt vấn” chuyện đời lên xuống có ai hay. Vô thường luôn kề cận bên ta, không có cái gì là trường tồn là vỉnh viễn, từ cái thân của mình vô thường, đến cái tâm vô thường, và tất cả mọi thứ xung quanh ta đều vô thường.
“Người ơi trong cỏi vô thường ấy,
Đại hải dường như chỉ giọt sương
Bão nổi trùng dương cơn quốc biến
Dấu chân sóng vỗ bải cát buồn…”
Sáng hôm nay vô office nghỉ tới những lời chỉ điểm của Thầy, con hơi sến chút Thầy đừng cười nhe…Mô Phật !!!
Con  xin cầu chúc Thầy luôn được hồng ân chư Phật hộ trì, pháp thể khương an, huệ đăng thường chiếu và Phật sự viên mãn.

Nam Mô Hoan Hỷ Tạng Bồ Tát Ma Ha Tát Tác Đại Chứng Minh !

Đây là email va info. Của con:
 
Christopher Nguyen
GPS / Grade - Machine Control Manager

           “Điều quan trọng là khiêm tốn chính nó đã tự nâng cao giá trị cá nhân của con người trong xã hội, lòng khiêm tốn còn tượng trưng cho những con người đứng đắn, luôn luôn biết sống theo thời và biết nhìn xa. Con người có lòng khiêm tốn bao giờ cũng là những con người thường hay thành công trong lĩnh vực giao tiếp với mọi người.
            Trong đức tính khiêm tốn, người có tài luôn luôn tự cho mình còn kém và cần phải học thêm nữa, người nào mang trong lòng một đức tính khiêm tốn luôn tự coi những thành công của mình như một sự an ủi và coi thường địa vị của mình, từ tinh thần tự hạ mình như thế mà những người có đức tính này thường thành công hơn ngoài những ước vọng của mình.”


ĐỜI NGƯỜI VÀ CHIẾC LÁ

vô thường 
trôi chảy
trần gian 
chạm vào "chiếc lá" 
nỗi đau luân hồi 
từ trong 
vô lượng kiếp người .

Phật:"DUYÊN SINH THUYẾT"
sáng ngời pháp âm 
mây trời lãng đãng hư không 
như là "chiếc lá" thong dong đi về
chuông chùa vang vọng sơn khê 
giật mình tỉnh giấc bồ đề thậm thâm


ĐÀO PHƯỚC GIAO


Bát Chánh Đạo - Lục Độ Ba La Mật


* Bát chánh đạo gồm có:


-   Chánh kiến là kiến thức thấy biết đúng, hiểu rõ vô thường, nhân quả.

-   Chánh tư duy là sự suy nghĩ chân chánh, không trái với chân lý và lẽ phải.

-   Chánh ngữ là lời nói chân chánh, không nói những lời thô ác, dối gạt.

-   Chánh nghiệp là hành vi chân thật, không làm những việc ác nghiệp.

-   Chánh mạng là nếp sống chân chánh, không làm những nghề bất thiện.

-   Chánh tinh tấn là tâm chuyên cần trì giới, tu hành, không lười mỏi.

-   Chánh niệm là tâm hiểu rõ việc đang nghĩ, đang nói và đang làm.

-   Chánh định là tâm bình tĩnh thản nhiên, không còn si mê loạn động.

   
* Lục độ ba la mật gồm có:



Bố thí:  dùng vật chất, chánh pháp giúp đỡ và an ủi người.

Trì giới:  giữ giới thanh tịnh trong mọi ý nghĩ, lời nói và hành động .

Nhẫn nhục:  kham nhẫn và cam chịu dù bị khinh khi hay gặp khó khăn.

Tinh tấn:  cố gắng vượt mọi thử thách, mạnh mẽ giữ tâm chí vững bền.

Thiền định: là tâm an nhiên tự tại, không não loạn trong mọi hoàn cảnh.

Trí tuệ: là nhận thức sáng suốt đưa đến giác ngộ, không còn si mê.

(Trích Chuỗi Ngọc Trân Bão Pháp Thí)


PHẬT PHÁP TRỊ TÂM BỊNH CỦA CHÚNG SINH
HẠNH PHÚC NHỜ BIẾT BUÔNG XẢ
ĐỜI CÒN DỄ THƯƠNG
http://phtq-canada.blogspot.ca/2012/08/oi-con-de-thuong.html
NHÂN NÀO QUẢ NẤY
CỐT TỦY CỦA ĐẠO PHẬT
ĐƯỜNG LỐI TU THEO PHẬT
TÌM VỀ NGUỒN AN LẠC GIẢI THOÁT