TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)

TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)
TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)

Thursday 6 June 2013

*** TU THEO ĐẠO PHẬT

 
 
Tôi mong tất cả Tăng Ni là người lãnh đạo Phật tử, quí vị đi và dẫn dắt Phật tử cùng đi đúng theo con đường đức Phật đã đi.
Đừng đi sai, đừng đi lệch, uổng một đời tu, không biết mai kia có gặp lại Phật pháp không?
Làm sao chúng ta đứng vững và luôn luôn không bị những luồng gió nhơ nhớp của thế gian
làm lem luốc,
phải trong sạch vững vàng trên con đường đạo. Đó là chỗ tha thiết mong mỏi của tôi.
HT Thích Thanh Từ
lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll
Tỳ-Khưu Thích-Chân-Tuệ

TU THEO ĐẠO PHẬT
Đối với đạo Phật, tùy duyên mỗi người chọn cho mình một đường lối tu, thích hợp với căn cơ, trình độ, hoàn cảnh, sở thích, tâm nguyện. Trải qua hơn hai ngàn năm, hiện nay, Phật giáo trên thế giới còn truyền lại ba tông phái chính là: Tịnh Tông, Mật Tông và Thiền Tông. Đó là ba tông phái có cách thực hành khác nhau. 

Ngoài ra, do sự truyền thừa theo địa lý, còn chia ra 2 dòng truyền gọi là:
1. Bắc truyền (còn gọi là Bắc Tông, hay Đại Thừa, hay Phát Triển)
2. Nam truyền (còn gọi là Nam Tông, hay Tiểu Thừa, hay Nguyên Thủy)
Từ đó, có sự tranh chấp trong phương cách tu tập giữa các Tông phái hay hệ phái truyền thừa nói trên. Thực ra chỉ có những người thành kiến cố chấp, kiến thức hẹp hòi, năng lực tu tập kém cỏi, dù tại gia hay xuất gia, mới lên tiếng khích bác hay công kích nhau mà thôi.  
Muốn tu thì phải học. Người tu theo đạo Phật cần nên ra sức tìm hiểu tất cả các tông phái, trước khi quyết định chọn cho mình con đường thích hợp để tu tập. Người thích niệm Phật thì chọn Tịnh Tông. Người thích trì chú thì chọn Mật Tông. Người thích tu thiền thì chọn Thiền Tông.

Tuy nhiên, tất cả các điều nói trên chỉ là các cách thực hành mà thôi.
Trước khi thực hành, người tu theo đạo Phật phải nắm vững giáo lý (lý thuyết). Giáo lý đạo Phật bao gồm 37 phẩm trợ đạo (tứ niệm xứ, tứ chánh cần, tứ như ý túc, ngũ căn, ngũ lực, thất giác chi, và bát chánh đạo). Người nào chưa hiểu thấu rõ chánh đạo (giáo lý hay 37 phẩm trợ đạo) mà bàn chuyện tu hành, là người nằm mơ - chắc chắn sẽ lạc vào tà đạo.

Dù chọn con đường thực hành tu tập theo Tịnh Tông, Mật Tông hay Thiền Tông, người tu theo đạo Phật phải hiểu mục đích cứu cánh (hay cốt tủy của đạo Phật) là đạt được Bản Tâm Sáng Suốt, Chân Chánh và Thanh Tịnh (Giác Ngộ và Giải Thoát).  

Khi thực hành việc tu tập, phải cố gắng với tất cả nổ lực để đạt được mục đích cứu cánh nói trên, chứ không thể thực hành qua loa 10 câu niệm Phật, trì chú hay ngồi thiền, rồi hẹn kiếp sau tu tiếp. Hẹn kiếp sau tu tiếp là cách của các nhà tu lười biếng (giải đãi) truyền lại cho những người tu ít, mà muốn hưởng nhiều tối đa: vãng sanh tây phương cực lạc. Tu ít mong hưởng nhiều tối đa biểu hiện lòng tham không đáy, cộng thêm tâm ngu ngơ, si mê. Nếu có ai khuyên giải hay chỉ rõ thì những người này nổi sân ghê gớm.  

Tham sân si còn đủ, còn nhiều hơn khi chưa phát tâm tu nữa. Tại sao con người không nổ lực tu rốt ráo, nhìn rõ, dẹp bỏ tham sân si ngay trong kiếp này? Những người mang tâm cố chấp như vậy, dù sanh về cõi nào, dù theo pháp môn nào, cũng chỉ cảm nhận phiền não và khổ đau mà thôi, bởi chưa giác ngộ được gì và chẳng giải thoát được gì. Ví như cái đít ly bị dơ, dời đi nơi nào cũng làm dơ nơi đó - nếu không lau cho sạch trước khi dời đi. Tâm con người còn tràn đầy nghiệp chướng (tham, sân, si) cầu mong được lên cõi tịnh độ (chỗ sạch) cũng làm cho nơi đó trở thành uế độ (chỗ dơ). 

Không nên hạ thấp giá trị của đạo Phật bằng cách nói năng hay suy nghĩ như sau: chỉ cần niệm Phật, trì chú hay ngồi thiền, là đủ rồi - không cần kinh sách (giáo lý). - Tại sao vậy? - Bởi lẽ, đức Phật Thích Ca Mưu Ni giảng dạy bao nhiêu kinh điển (giáo lý) - tất cả đều là vô dụng, không cần học hiểu sao? Thêm nữa, nếu không học hiểu sâu rộng giáo lý, làm sao người tu biết được chính xác đâu là lời Phật dạy, đâu là lời người sau thêm thắt, thêu dệt? Như vậy, làm sao phân biệt chánh và tà ? (chánh đạo và tà đạo, chánh kiến và tà kiến, chánh pháp và tà pháp)
Nhiều nhà tu rao giảng: đây là lời Phật Thích Ca nói, chắc thật không sai, ai nghi ngờ phải mang tội. Người nào không rành giáo lý chắc chắn là tin ngay, không dám nghi ngờ, sợ mang tội. Thế là có người gạt gẫm (nhà sư) và có người bị gạt gẫm (tín đồ). Thật đáng tiếc. Thật đáng buồn. 

Ngoài ra còn có vấn đề Phật giả, Pháp giả và Tăng giả. Nếu không có nghiên cứu, không học hiểu giáo lý (kinh điển), thì làm sao người tu nhận ra, đâu là Tam Bảo (Phật, Pháp, Tăng) thật? Ngay trong Phật giáo, có những điều, có nhiều điều, tông phái này công nhận, các tông phái khác không công nhận. Đâu là chân lý? Đâu là gạt gẫm? 

Tóm lại, con đường tu tập không phải quá khó khăn, nhưng không dễ nhận ra chân lý (chánh pháp). Tùy tâm con người, sẽ có phương pháp tu tập (pháp môn) tương ứng, thích ứng.
Tâm con người chân thật sẽ gặp Tam Bảo thật, pháp tu thật (tu tâm).
Tâm con người giả trá điêu ngoa, lười biếng, tham lam ích kỷ, tức sẽ gặp tam bảo giả (tu tướng). 

Con người lắng lòng, gạn lọc thân tâm, quán sát nội tâm, tìm được chân lý (chánh pháp, hay lẽ phải). Đạo Phật phải hội đủ hai yếu tố: Từ Bi và Trí Tuệ. Thiếu một trong hai điều này, chưa phải, hay không phải là đạo Phật. []

Tỳ-Khưu Thích-Chân-Tuệ
VP.PHTQ.CANADA
cutranlacdao@yahoo.com
 THƯA HỎI PHẬT PHÁP
(VP.PHTQ.CANADA)


2013/5/30 From: Truong Quang Dai
                   Mời xem chơi cho biết.
                             MH 
--------------------------------------------------------------
From: BBT.PHTQ.CANADA
Sent: Friday, May 31, 2013 8:33 AM
To: Dai Truong
 

Subject: QUÍ VỊ CÒN BAO NHIÊU THỜI GIAN NỮA - SAO KHÔNG LO TU HỌC -

QUÍ VỊ CÒN BAO NHIÊU THỜI GIAN NỮA - SAO KHÔNG LO TU HỌC
- MÃI LO CÁC CHUYỆN TIÊU CỰC NHƯ THẾ - QUÍ VỊ ĐƯỢC GÌ ?
-----------------------------------------------------------
2013/6/1 From: Truong Quang Dai (USA)

Bạch Thầy,

Đệ-tử xin chân thành cảm tạ về lời nhắc nhở của Thầy. Thực ra đệ-tử đã sắp xếp cho mình tránh mọi vướng mắc. Ví dụ đệ tử không còn muốn ở nhà cao cữa rộng nên đã bán nhà. Đồ đạc đệ tử bố thí cho con cái láng giềng theo cách bố thí bất nghịch ý. Tiền bạc bán nhà đưọc bao nhiêu đệ-tử phân tán chứ không giữ đồng nào. Đệ-tử còn đang lo điều đình với Funeral Home việc hỏa táng sao cho gọn gàng nhất.

Đệ-tử đem hết Tâm mình tin vào Đức Di-Đà và chờ ngày nhắm mắt được Ngài và Thánh chúng: Tay nâng kim đài cùng đến tiếp dẫn trong khoảng một niệm sinh về cõi nước Ngài được trông Sen nở thấy Phật, tai nghe Phật thừa, trí mở Phật tuệ để độ khắp chúng sinh. Vậy là trọn Bồ-Đề nguyện.

Thầy thấy có được không hay còn muốn giảng dạy gì thêm. Đệ-tử mong được nghe để học hỏi, cải tiến kẻo không còn đủ thì giờ.

                                   
Minh Hùng kính bái

-----------------------------------------------------------
Phúc đáp từ BBT.PHTQ.CANADA

Kính quí Đạo Hữu,
Con người ở đời có câu: vô công bất hưởng lộc.
Những người ở các quốc gia nghèo khó, mong ước được đến định cư nơi các quốc gia giàu có, đều phải trải qua nhiều thử thách, phải hội đủ nhiều điều kiện về luật lệ di trú, điều kiện về sức khoẻ, và nhiều điều kiện khác nữa. Chuyện di trú là chuyện nằm mơ của hàng triệu triệu người trên thế giới. Đâu phải ai cũng đạt được sở nguyện đâu?
Sau khi từ giã cõi đời, được về cõi thiên đàng, cõi cực lạc, là điều mơ ước của tất cả mọi người trên trái đất này.
Quí vị đã làm những gì, tu học, tu tập được bao nhiêu phước đức và công đức mà nhắm mắt tin chờ được Đức A Di Đà và Thánh Chúng đến đón rước? Quí vị có biết điều kiện nào để được về cõi Tây Phương cực lạc chăng?
Vài hàng chân thành nhắc nhở.
Kính mong quí vị sớm thức tỉnh, đừng nằm mơ ban ngày nữa.
Hãy cố gắng nhiều hơn nữa trong việc nổ lực tư tập. Tự lực mới thực là tu.
Kính mời tham khảo thêm bài viết:

TỰ LỰC MỚI THẬT LÀ TU
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mưu Ni Phật
Kính thư,
BBT .PHTQ.CANADA

Kính mời quí vị tham khảo bài viết:
HẠNH BỐ THÍ (CTLĐ 1)


Subject: Fwd: [VP.PHTQ.CANADA] Một người sống cô đơn trong Nursing Home, KHÔNG AI HỘ NIỆM chết sẽ đi về đâu - cõi lành hay cõi dữ ?
SUNDAY 2.6.2013

Câu hỏi:
Kính xin Thầy từ bi giải đáp thắc mắc của con: Một người cô đơn đang sống trong Nursing Home, hằng ngày niệm Phật. Nhưng rồi từ từ tâm trí không còn sáng suốt nữa, đau bịnh, không niệm Phật được.
Như vậy người này khi xả bỏ thân này, thần thức sẽ đi về đâu, cõi lành hay cõi dữ vì không ai hộ niệm.
Con xin cám ơn Thầy. Kính chúc Thầy nhiều sức khoẻ.

Kính Thầy
Tâm Trinh (Toronto, Canada)
-----------------------------------------------------
From: MAI NGUYEN (Ottawa, Canada)
Kính Bạch Thầy,
Con xin mạo muội góp ý với đạo hữu Tâm Trinh về thắc mắc nêu trên.
Theo thiển ý của con, có ai biết được rõ ràng và kiểm chứng được thế giới "bên kia cửa tử" như thế nào. Tuy nhiên con rất tin vào luật nhân quả, gieo nhân nào thì gặt quả đó, nhanh hay chậm, nhẹ hay nặng tùy thuộc theo những nghiệp (thiện nghiệp và ác nghiệp) mà bản thân mình đã tạo ra trong cuộc sống hằng ngày. 

Tóm lại, con nghĩ khi một người xã bỏ thân nầy thì nghiệp lực mà khi sống họ đã gieo sẽ đưa thần thức của họ về với cõi  của nghiệp đó. Nói như thế không có nghĩa là con chối bỏ ảnh hưởng của trợ lực từ thân nhân (ăn hiền ở lành), tu sĩ (những vị chân tu, thời buổi bây giờ hơi hiếm thấy).
Như xưa, ngài Mục Kiền Liên, một trong những đệ tử của Phật, một vị A La Hán, ngài có gánh được tội lỗi của mẹ là bà Thanh Đề gây ra đâu. Nghiệp của bà gieo ra, bà phải trả. Và con xin trích dẫn một đoạn trong bài giảng của Hòa Thượng Thích Thanh Từ về "Gương hiếu hạnh của đức Mục Kiền Liên":

"Như trường hợp Đức Phật khi đã đắc quả rồi, dòng họ Thích bị vua Lưu Ly cử binh sang đánh. Đức Phật nhiều lần khuyên ngăn nhưng không được, cuối cùng Phật cũng đành chịu để vua Lưu Ly chém giết dòng họ Thích Ca. Như vậy để thấy khi định nghiệp có rồi thì khó cải đổi được. Đức Phật không cứu được dòng họ cũng như ngài Mục Kiền Liên không cứu được mẹ, dù là có thần thông. Qua câu chuyện trên, chúng ta thấy rõ thần thông không chuyển được định nghiệp của người khác".

Đây chỉ là ý kiến cá nhân con, mong được Thầy chỉ dạy thêm và mong được sự góp ý của các đạo hữu.
Namaste,
con - nguyen lien


BBT.PHTQ.CANADA
Kính mời tham khảo bài viết: 
PHƯỚC BÁU
From: Chi Nguyen (Minh Thắng) USA
Con xin góp chút ý kiến của riêng mình về câu hỏi này: 
Khi con người ta chết đi thì tất cả mọi thứ tài sản, tiền của, mọi vật sở hữu đều để lại hết, người đó không mang theo được bất cứ thứ gì dù lúc còn sống cứ ôm giữ…Chỉ có cái đi theo người ấy lúc chết đó là Thân, Khẩu, Ý, và những gì người ấy đã làm lúc sống. Trong Phật giáo thì khi chết mỗi người đều mang theo cái mà không ai thấy được đó là “Cái Nghiệp” của chính họ gọi là “Nghiệp quả” hay “Nghiệp báo”.
Nghiệp là hậu quả của kiếp trước, như vậy khi một người nào đó khi chết đi thì thật sự người đó không chết, vì chỉ cái thân xác tan rã mà thôi còn cái tinh anh vi diệu của người ấy (thường gọi là Hồn hay Linh hồn) lại chuyển qua một đời sống mới qua một thân xác mới. 

Sự luân chuyển từ kiếp nầy qua kiếp khác gọi là sự luân hồi. Mỗi giaiđoạn sống trong sự chuyển hoá luân hồi ấy gọi là mỗi Kiếp. Mỗi Kiếp người đều phải chịu hậu quả của những hành động gây ra từ kiếp trước – tạo ra các nguyên nhân hay có thể gọi là cái nghiệp. Đó là luật Karma hay còn gọi là luật Quả Báo hoặc Nghiệp báo. Sự luân chuyển từ kiếp này qua kiếp khác gọi là Luân hồi.
“Như vậy người này khi xả bỏ thân này, thần thức sẽ đi về đâu, cõi lành hay cõi dữ vì không ai hộ niệm”.
Do vậy khi xả bỏ thân này, thần thức mà trong dân gian gọi là Hồn ra khỏi xác ở những vị trí khác nhau tùy vào Nghiệp lực của người đó. Nếu nghiệp lực nặng nề thì Thần thức sẽ thoát ra từ phần dưới của cơthể người chết như từ bàn chân từ bụng hay đầu gối.
Nếu Nghiệp lực thanh cao tốt lành thì Thần thức sẽ thoát ra từ trán, mặt hay ngực. Do vậy cho nên dù có ai hay không có ai hộ niệm cũng không quan trọng vì nếu khi sống người đó làm nhiều việc thiện điều lành thì thần thức sẽ sanh vào các cõi lành. Còn nếu như làm nhiều việc không thiện, nhiều điều dữ thì thần thức sẽ đi vào các cõi dữ. Đức Phật có dạy bài kệ về luật Nhân Quả
“Rằng ai muốn biết nhân xưa
Hãy xem kết quả bây giờ chịu đây
Muốn biết quả báo sau này
Xét điều tội phước ta nay đang làm”
Minh Thắng (USA)
Kính mời quí vị xem bài viết
TỘI VÀ NGHIỆP
tác giả TK.Thích-Chân-Tuệ

THƯA HỎI PHẬT PHÁP 
(BBT.PHTQ.CANADA)
From: Alberto Nguyen
Date: 2013/6/3
Subject: RE: [VP.PHTQ.CANADA] tin vào Đức A-Di-Đà ? 
Trích dẫn trong Pháp Bảo Đàn Kinh:
Đệ tử thường thấy Tăng, Tục, niệm Phật A-di-đà, nguyện sanh Tây phương, thỉnh Hòa thượng nói, được sanh nơi cõi kia chăng? Nguyện vì phá cái nghi này.
Tổ bảo: Sử quân khéo lắng nghe, Huệ Năng sẽ vì nói. Thế Tôn ở trong thành Xá-vệ nói Tây phương dẫn hóa, văn kinh rõ ràng cách đây không xa.
Nếu luận về tướng mà nói, số dặm có mười muôn tám ngàn, tức là trong thân có mười ác và tám tà, liền là nói xa, nói xa là vì kẻ hạ căn, nói gần là vì những người thượng trí. Người có hai hạng nhưng pháp không có hai thứ, mê ngộ có khác, thấy có mau chậm. Người mê niệm Phật cầu sanh về cõi kia, người ngộ tự tịnh tâm mình, sở dĩ Phật nói: Tùy tâm tịnh liền được cõi Phật tịnh.
Sử quân, người phương Đông chỉ tâm mình tịnh liền không có tội, tuy người phương Tây tâm không tịnh cũng có lỗi. Người phương Đông tạo tội niệm Phật cầu sanh về phương Tây, còn người phương Tây tạo tội, niệm Phật cầu sanh cõi nào? Phàm ngu không rõ Tự tánh, không biết trong thân Tịnh độ, nguyện đông, nguyện tây, người ngộ ở chỗ nào cũng vậy, cho nên Phật nói: Tùy chỗ mình ở hằng được an lạc.
Sử quân, Tâm địa chỉ không có bất thiện thì Tây phương cách đây không xa. Nếu ôm lòng chẳng thiện, niệm Phật vãng sanh khó đến. Nay khuyên Thiện tri thức trước nên dẹp trừ thập ác tức là đi được mười muôn, sau trừ tám cái tà bèn qua được tám ngàn, mỗi niệm thấy tánh thường hành bình trực, đến như trong khảy móng tay, liền thấy đức Phật A-di-đà.
Sử quân, chỉ hành mười điều thiện đâu cần lại nguyện vãng sanh, không đoạn tâm thập ác thì Phật nào đón tiếp. Nếu ngộ được đốn pháp vô sanh, thấy Tây phương chỉ trong khoảng sát-na. Còn chẳng ngộ, niệm Phật cầu sanh thì con đường xa làm sao đến được! Huệ Năng vì mọi người dời cõi Tây phương trong khoảng sát-na ở trước mắt khiến cho quí vị được thấy, quí vị có muốn thấy hay chăng?
Chúng đều đảnh lễ thưa rằng: Nếu ở cõi này mà thấy được thì đâu cần phải nguyện vãng sanh, nguyện Hòa thượng từ bi liền hiện Tây phương khiến cho tất cả được thấy.
Tổ bảo: Này Đại chúng! Người đời tự sắc thân là thành, mắt tai mũi lưỡi là cửa, ngoài có năm cửa, trong có cửa ý. Tâm là đất, tánh là vua, vua ở trên đất tâm, tánh còn thì vua còn, tánh đi mất thì vua mất; tánh ở thì thân tâm còn, tánh đi thì thân tâm hoại. Phật nhằm trong tánh mà tạo, chớ hướng ra ngoài mà cầu. Tự tánh tức là chúng sanh, Tự tánh giác tức là Phật, từ bi tức là Quán Thế Âm, hỉ xả gọi là Đại Thế Chí, hay tịnh tức là đức Thích-ca, bình trực tức là Phật Di-đà. Nhân ngã ấy là Tu-di, tà tâm là biển độc, phiền não là sóng mòi, độc hại là rồng dữ, hư vọng là quỉ thần, trần lao là rùa trạnh, tham sân là địa ngục, ngu si là súc sanh.
Này Thiện tri thức, thường làm mười điều lành thì thiên đường liền đến, trừ nhân ngã thì núi Tu-di ngã, dẹp được tham dục thì biển nước độc khô, phiền não không thì sóng mòi mất, độc hại trừ thì rồng cá đều dứt. Ở trên Tâm địa mình là giác tánh Như Lai phóng đại quang minh, ngoài chiếu sáu cửa thanh tịnh hay phá sáu cõi trời dục, Tự tánh trong chiếu ba độc tức liền trừ địa ngục v.v... các tội một lúc đều tiêu diệt, trong ngoài sáng tột, chẳng khác với cõi Tây phương, không chịu tu như thế này làm sao đến được cõi kia?
Đại chúng nghe nói rồi đều rõ ràng thấy được Tự tánh, thảy đều lễ bái, đều tán thán: “Lành thay!” Thưa rằng: “Khắp nguyện pháp giới chúng sanh nghe một thời liền ngộ hiểu.”
Tổ bảo: Này Thiện tri thức, nếu muốn tu hành, tại gia cũng được, không cần ở chùa, người tại gia mà hay hành như người ở phương Đông mà tâm được thiện, còn người ở chùa mà không tu cũng như người ở phương Tây mà tâm ác. Chỉ tâm thanh tịnh tức là Tự tánh Tây phương.
Thứ sử Vi Cừ lại hỏi: Người tại gia làm sao tu hành? Cúi xin Ngài vì chỉ dạy.
Tổ bảo: Tôi vì Đại chúng làm một bài tụng Vô tướng, chỉ y đây mà tu, thường cùng tôi đồng ở không khác, nếu không tu như thế này dù có cạo tóc xuất gia đối với đạo cũng không có ích gì. Tụng rằng:
Tâm bình không nhọc giữ giới,
Hạnh thẳng không cần tu thiền,
Ân thì nuôi dưỡng cha mẹ,
Nghĩa thì trên dưới thương nhau.
Nhường thì trên dưới hòa mục,
Nhẫn thì các ác không ồn,
Nếu hay dùi cây ra lửa,
Trong bùn quyết mọc sen hồng.
Đắng miệng tức là thuốc hay,
Nghịch tai là lời ngay thẳng,
Sửa lỗi ắt sanh trí tuệ,
Giữ quấy trong tâm không hiền.
Mỗi ngày thường làm lợi ích,
Thành đạo không do thí tiền,
Bồ-đề chỉ hướng tâm tìm,
Đâu nhọc hướng ngoại cầu huyền.
Nghe nói y đây tu hành,
Cực Lạc chỉ ngay trước mắt.
Truong Nguyen
*** 
Bài viết
BÀN VỀ THIỆN VÀ ÁC
TK Thích Chân Tuệ

  
Khi con chim còn sống, nó ăn kiến.
Khi chim chết, kiến ăn nó.
Thời gian và hoàn cảnh có thể thay đổi bất cứ lúc nào,
Vì vậy, đừng nhục mạ, đừng làm khổ bất cứ ai trong đời sống này.
Bạn có thế đầy quyền lực ngày hôm nay,
Nhưng đừng quên rằng,
Thời gian còn nhiều quyền lực hơn bạn.
Một cây có thể làm được hàng triệu que diêm,
Nhưng một que diêm cũng có thể thiêu hủy được hàng triệu cây.

VP.PHTQ.CANADA
 Kính mời quí vị xem bài viết:
QUA CƠN MÊ

Kính thưa quí vị,
Trong thời gian qua, VP.PHTQ.CANADA có nhận được nhiều thư hỏi đạo, nêu nhiều thắc mắc trên bước đường tu tập và trong cuộc sống.
VP.PHTQ.CANADA nêu ra hôm nay, kính mong quí đạo hữu bốn phương đóng góp ý kiến, để rộng đường tìm hiểu chánh pháp, giải đáp các thắc mắc để mọi người cùng tu học.
VP.PHTQ.CANADA sẽ kính chuyển các câu trả lời đến quí vị có lời thỉnh cầu tham gia việc hỏi đáp này mà thôi, nhằm tránh việc gửi Email đến những vị không cần đến nhu cầu học hiểu này.
VP.PHTQ.CANADA dùng nhiều Emails khác nhau để chuyển tải thông tin Phật học đến quí vị khắp bốn phương, theo nhiều danh sách khác nhau. 
Kính xin quí vị chỉ gửi về Email: 
Kính bạch Thầy,
Một số đạo hữu nhờ con thưa với Thầy, có rất nhiều thắc mắc về Phật Pháp kính mong Thầy từ bi giải đáp cho chúng con:

1. Có một vị Thầy ở Đức quốc nói: Chia vui đám ma, chia buồn đám cưới. Như vậy có phải theo đạo nên phải ngược đời chăng? Tại sao vị Thầy đó nói như vậy?
2. Có một nam cư sĩ muốn tầm sư học đạo và cạo tóc xuất gia vào chùa tu giải thoát, nhưng có vợ và hai con dưới 10 tuổi. Như vậy có phải là cắt ái ly thân chăng?
3. Tu pháp môn niệm Phật cầu vãng sanh có cần phải tu “thọ bát quan trai” hay không?
Làm sao biết được người nào vãng sanh, người nào không?
4. Vì không có phương tiện di chuyển, cho nên một số Phật tử chúng con ở nhà tu tập, như tụng kinh, niệm Phật, ngồi thiền, như vậy có được không?
5. Khi niệm Phật không niệm ra tiếng, chỉ niệm thầm hay niệm trong đầu hoặc trong tâm như vậy có đúng không?
6. Kính xin Thầy giải thích cho chúng con rõ nghĩa hai danh từ “Phật Tánh” và “Pháp Tánh” khác nhau như thế nào?
7. Con nghe có Thầy giảng rằng: Niệm chú và niệm Phật để có dòng Pháp lưu. Vậy dòng Pháp Lưu nghĩa là gì? Chúng con kính xin Thầy chỉ dạy.
8. Những người đã thọ “Bồ Tát Giới” có lạy vong linh người thân và ăn đồ cúng vong được không?
9. Khi Cha Mẹ đã chết lâu rồi, khi cúng giổ kỵ thì phải cúng như thế nào – xôi chè – trái cây hay vẫn phải cúng cơm – có phải đọc kệ khai mở yết hầu để vong linh có thể về hưởng vật dâng cúng?
10. Người tu pháp môn Tịnh độ cầu vãng sanh, tu như thế nào, niệm Phật như thế nào mới có thể chắc chắn vãng sanh, xin Thầy giảng rõ hơn cho chúng con hiểu?
11. Nói về phần hồi hướng – mỗi khi cúng dường – bố thí, hay làm việc thiện thì phải hồi hướng cho tất cả chúng sanh. Nhưng chúng con nghĩ tới cúng dường hay bố thí nhưng không muốn nghĩ đến việc hồi hướng, vì như vậy sẽ vào chỗ hư không?
12. Nói về ý, thì khi nào ý khởi lên thì Phật và Bồ Tát đã biết ngay lập tức. Nhưng chúng con có nghe giảng rằng: khi phát nguyện phải nói ra lời thì mới được. Như vậy có phải là mâu thuẫn không?

From: Thai Hai Nguyen (Australia) thaihainguyen2000@yahoo.com.au


Thưa Thầy !

Trò có câu hỏi nầy xin Thầy giải đáp giùm.

Mỗi khi có người Phật Tử chết, trò rước mấy thầy tới tụng kinh cầu siêu, trò phải trả bao nhiều tiền? có giá tối thiểu không, còn tối đa trò nghĩ chắc không bao giờ có, và có giảm giá cho nhà nghèo không? và rồi sau đó cứ mỗi tuần trò phải tới chùa cúng, gọi là cúng thất, kéo dài 7 tuần, gọi là 7 thất <49> ngày. Mỗii lần như vậy trò phải đưa thêm bao nhiêu?

Khi xưa Đức Phật nhập niết bàn lià bỏ xác phàm nầy, thì xác của Đức Phật có làm như vậy không? cũng như khi hỏa táng, có ai coi ngày giờ gì để hỏa táng Đấng Từ phụ không? mà bây giờ bất cứ chuyện gì thì phải coi ngày giờ tốt xấu. Còn một điều trò cứ thắc mắc hoài, là trên thếgiới nầy có mấy tỷ ngươì, vậy mà trong chùa có một cái lon gọi là xin xăm, rồi làm sao coi đúng đựơc?  
Thưa Thầy!


Và mấy Thầy ở trong chùa có học lấy bằng Bác Sĩ về mắt không, mà cứ mỗi khi có Phật tử nào mua tựợng Phật thì phải đưa cho thầy chùa Khai Quang Điểm Nhãn, Và sau đó để cho Phật ở dơ 11 tháng 29 ngày rồi mới đem Phật đi tắm. Kêu bằng LễTắm Phật, mấy ông Thầy có cần làm những chuyện như vậy không thưa Thầy?

Và nhà chùa có phải ngân hàng đâu, vậy mà gởi một hủ tro phải trả 1.500 Úc Kim như vậy một năm có 200 người chết thì chùa thu vơ được bao nhiêu tiền, trò học rất ít không biết làm toán nhơn nên nhờ mấy Thầy nhơn giùm.
Và mới đây bên ÚC cái nghề BẢO VỆ TƯ rất cần người vì Bác Sĩ sợ mấy Thầy thuê người ám sátnguyên nhân là Bác Sĩ cứu người, còn mấy Thầy thì muốn Phật tử chết càng nhiều thì nhà chùa càng hốt nhiều tiền QUÁ ĐÃ.
Trò còn nhớ một câu chuyện có thật ở tại làng của trò, có đôi trai gái yêu thương nhau, nhưng gia đình hai bên nhứt định không tán đồng, nguyên nhân là một bên làm thầy thuốc bắc, còn bên kia là bán trại hòm, người được trị hết bệnh thì ông nầy mất mối bán hòm, Rất đơn giản vậy thôi.

Phúc đáp từ VP.PHTQ.CANADA
Quí vị chưa hiểu về Ý Nghĩa của Nghi Lễ Tắm Phật, kính mời tham khảo:

Trong các sinh hoạt chùa chiền hiện nay, có nhiều nghi thức nặng hình thức tôn giáo - dĩ nhiên là mê tín, dù bất cứ tôn giáo nào, chẳng riêng Phật giáo.

Chẳng hạn như: xin xăm, bói quẻ, coi ngày tốt xấu, dâng sớ cầu an, tiền mất tật mang, cúng sao giải hạn, tai nạn vẫn tới, trì chú dược sư, trì chú đại bi vào chai nước để trị bá bệnh, cát mạn đà la chửa bệnh tà ma úm ba la, và vô số hình thức cúng kiến khác.

Tệ trạng này từ trong và ngoài nước, từ xưa đến nay, do tình trạng nhà sư ngu dốt, ít học hoặc không học gì cả, bày đủ trò gạt gẫm bá tánh u mê, kiếm tiền xây chùa bạc triệu. Bá tánh thì u mê không chịu học hiểu giáo lý, nhắm mắt tin theo các loại nhà sư gian manh lừa đảo nói trên, chỉ thích cúng kiến, cầu khẩn van xin. Mỗi khi có chuyện bất trắc xảy ra, bèn chạy vô chùa nhờ sư thầy giúp cho. Xong việc, bá tánh loại này quay lại phê phán nặng lời nhà chùa gạt gẫm.

Riêng phần hủ tro cốt, do phong tục tập quán từ ngàn xưa, bá tánh thích gửi vô chùa để thân nhân nghe tụng kinh - lúc còn sống thì chỉ thích du lịch, mua sắm, tranh chấp hơn thua, chỉ lo hát ka-ra-ô-kê. Thiệt là miễn bàn. Nhiều người khổ vì mấy cái hủ tro. Giận chùa này, bưng hủ tro chạy sang gửi chùa khác. Giận chùa khác, bưng hủ tro chạy vòng vòng, nhưng chẳng muốn đóng tiền giữ chỗ, chê mắc chê rẽ. Cuối cùng, hủ tro không thân nhân thừa nhận, chăm sóc nữa, thì được mang rãi xuống sông, xuống biển.

Tóm lại, đối với đạo Phật, căn bản sơ đẳng nhất là hình thức cúng kiến của một tôn giáo. Nhưng mọi người nên nhớ: Cầu nguyện có được gì đâu? Nếu cầu nguyện mà được toại nguyện dễ dàng, trên mặt đất này chỉ còn súc vật và cây cỏ - dù theo bất cứ tôn giáo nào.
Muốn được an lạc và hạnh phúc, con người phải tu tâm dưỡng tánh, ăn ở hiền lành, đạo đức, giữ tâm bình tĩnh thản nhiên trước mọi sóng gió của cuộc đời.
Đối với đạo Phật cao siêu hơn, con người nên đến để mà thấy (chân lý, lẽ phải, chánh pháp) chứ không phải đến chùa để mà tin sư hổ mang.
Kính mời quí vị tham khảo bài viết:
Ý nghĩa Lễ Cầu Nguyện:
BBT.PHTQ.CANADA