Tôi mong
tất cả Tăng Ni là người lãnh đạo Phật tử, quí vị đi và dẫn dắt Phật tử cùng đi
đúng theo con đường đức Phật đã đi.
Đừng đi
sai, đừng đi lệch, uổng một đời tu, không biết mai kia có gặp lại Phật pháp
không?
Làm sao
chúng ta đứng vững và luôn luôn không bị những luồng gió nhơ nhớp của thế gian
làm lem
luốc,
phải trong
sạch vững vàng trên con đường đạo. Đó là chỗ tha thiết mong mỏi của tôi.
HT
Thích Thanh Từ
lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll
NGƯỜI ĐỌC ĐƯỢC, VIẾT ĐƯỢC, HIỂU ĐƯỢC TIẾNG VIỆT
TRÊN TOÀN THẾ GIỚI
MỘT NĂM MỚI 2014
TRÊN TOÀN THẾ GIỚI
MỘT NĂM MỚI 2014
Vạn Sự Cát Tường – Toàn Gia Hạnh Phúc.
VĂN-PHÒNG PHẬT-HỌC TỊNH-QUANG CANADA
NĂM MỚI AN LẠC VÀ HẠNH PHÚC
TK THÍCH CHÂN TUỆ
Muốn
có được an lạc và hạnh phúc, chúng ta hãy tích cực tìm hiểu thế nào là an lạc,
thế nào là hạnh phúc, hạnh phúc từ đâu tới, an lạc từ đâu có, để rồi chúng ta
cố gắng thực hiện cho bằng được cuộc sống an lạc và hạnh phúc ngay hiện tại,
trên thế gian này, bằng chính quyết tâm và nỗ lực của chúng ta. Người ta ở đời
thường quan niệm hạnh phúc qua hình ảnh của một cuộc sống đầy đủ vật chất và
tinh thần.
Người ta thấy một người có nhà cao cửa rộng, có vợ chồng con cái
đàng hoàng, có công ăn việc làm tốt, có địa vị trong xã hội, thì liền cho đó là
hạnh phúc và mơ ước có được một cuộc đời như thế. Quan niệm như vậy có nghĩa là
người ta chỉ biết cái hạnh phúc bên ngoài, cái hạnh phúc trước mắt của ngày hôm
nay, chứ chưa phải là hạnh phúc "thực sự và vĩnh cửu".
Chúng
ta hãy chuẩn bị tư tưởng, tìm hiểu thế nào là an lạc và hạnh phúc thực sự và
vĩnh cửu. Nếu không, dù có được cái hạnh phúc vật chất như hằng mơ ước, chúng
ta cũng không thực sự có được an lạc và hạnh phúc lâu dài. Tại sao vậy? Bởi vì
dù người có hạnh phúc vật chất, chưa chắc có an lạc tinh thần. Thí dụ như chúng
ta trúng số độc đắc kỳ này, chúng ta có thừa khả năng để sắm xe hơi, xây nhà
lầu, tạo dựng một cuộc sống vật chất giàu sang, sung sướng. Nhưng thử hỏi, như
vậy, chúng ta có an lạc và hạnh phúc hay không?
Một
cuộc sống đầy đủ về vật chất của ngày hôm nay chưa chắc đã tồn tại vĩnh viễn
cho đến ngày mai. Cuộc đời biến đổi không cùng, không ai có thể biết được ngày
sau của mình sẽ ra sao. Ngày sau sẽ ra sao, là câu hỏi không có câu trả lời.
Ðừng đi kiếm câu trả lời nơi mấy ông bà thầy bói, vô ích, phí công, phí sức,
phí tiền bạc, phí thời gian. Tại sao vậy? Bởi vì các ông bà thầy bói còn chưa
biết ngày sau của họ thế nào nữa kìa! Trước đây, có ai ngờ được rằng ngày nay
người dân Việt chúng ta sống lưu lạc khắp nơi trên quả địa cầu này hay không.
Những
cái chúng ta có hôm nay, ngày mai có thể bị biến đổi, hư hoại hay mất đi, lúc
đó chúng ta sẽ nghĩ sao? Lòng tiếc nuối tiền tài, của cải, tài sản, đâu làm cho
cuộc sống của chúng ta được an lạc và hạnh phúc. Những công ăn việc làm khấm
khá hôm nay, có thể thất bại ngày mai. Lúc đó, chúng ta sẽ nghĩ sao, lòng tiếc
nuối công ăn việc làm hôm qua, đâu làm cho cuộc sống hôm nay được an lạc và
hạnh phúc. Những quan hệ bạn bè tốt đẹp hôm nay có thể sẽ biến đổi ngày mai, có
thể trở nên thù nghịch, tai hại không thể lường trước được.
Vì là bạn bè chí
thân chí thiết với nhau hôm qua, chúng ta đã trót dại tâm sự quá nhiều điều
thầm kín riêng tư, về lý lịch, về tình cảm, về công việc làm ăn, bí mật nghề
nghiệp chẳng hạn, ruột gan phèo phổi đem ra phơi ráo, để rồi hôm nay, quan hệ
không còn tốt đẹp nữa, họ đem những chuyện biết được công khai trước dư luận,
trước mọi người, chúng ta nghĩ sao? Lòng bực tức, oán thù, giận dữ, đâu làm cho
cuộc sống của chúng ta được an lạc và hạnh phúc. Những người thân thích, quyến
thuộc như cha mẹ, anh chị em, vợ chồng, con cái của chúng ta, đâu phải vĩnh
viễn tồn tại trên thế gian này. Ðến lúc những người thân thuộc đó có mệnh hệ
nào, hoặc từ giã chúng ta ra đi, chúng ta nghĩ sao? Lòng thương yêu, trìu mến,
tiếc thương, đâu làm cho cuộc sống của chúng ta được an lạc và hạnh phúc.
Tất
cả những của cải vật chất, những thứ có hình tướng, mà chúng ta có thể dùng cặp
mắt thường để nhìn thấy được, dùng bàn tay để xúc chạm được, trên thế gian này,
đều phải trải qua bốn giai đoạn: "sinh, trụ, dị, diệt". Nghĩa là mọi
thứ của cải vật chất, có hình tướng, nhỏ như cái bàn, cái ghế, nhà cửa, cây
cối, lớn như dãy núi, quả địa cầu, đều được hình thành, bằng cách này hay cách
khác, gọi là "sinh", hiện diện trên thế gian này một khoảng thời gian
nào đó, gọi là "trụ", tồn tại được vài năm hay vài chục năm, vài trăm
năm hay mấy ngàn năm, thậm chí vài triệu năm, cũng phải đến giai đoạn biến đổi,
hư hoại, gọi là "dị", và cuối cùng cũng tan rã, biến mất, gọi là
"diệt".
Chúng
ta nên biết thêm rằng các thứ vật chất, có hình tướng nói trên đây, bao gồm cả
cái thân thể nặng mấy chục ký lô của chúng ta, trong kinh sách thường gọi là
"thân tứ đại", gồm có địa, thủy, hỏa, phong, tức là đất, nước, lửa,
gió hợp thành này, hay nói cách khác, cái thân bằng đất sét nhồi với nước rồi
phù hơi nóng vào mà thành, cũng phải trải qua bốn giai đoạn "sinh, trụ,
dị, diệt" không thể khác được! Chúng ta được cha mẹ sinh ra, lớn lên,
trưởng thành, trụ thế được vài chục năm, rồi đến thời kỳ cơ thể biến dị, trở
nên già nua, da dẻ nhăn nhúm, lưng còm, má hóp và cuối cùng rồi cũng bị hủy
diệt.
Ðược trải qua đủ bốn giai đoạn "sinh, trụ, dị, diệt" như thế,
chúng ta thực sự có nhiều phước báo, sống được trăm tuổi, do tích lũy phước
thiện nhiều đời trước và đời này. Cũng có biết bao nhiêu người trên thế gian
này không trải qua đủ bốn giai đoạn như thế. Có người chỉ có "sinh"
mà không đến được các giai đoạn: "trụ, dị, và diệt"! Có người chỉ có
"sinh" và "trụ" một thời gian ngắn, cơ thể chưa được
"dị", thì đã bị "diệt" rồi! Ðó chính là những người đã ít
tu nhơn tích phước, lại còn tạo nhiều nghiệp báo xấu!
Thông
thường, chúng ta chỉ thấy người khác qua đời mà không bao giờ dám nghĩ tới có
lúc nào đó, chúng ta cũng phải từ giã cõi đời này như bao nhiêu người khác. Nếu
lúc nào cũng luôn luôn nhớ nghĩ được như vậy, chúng ta sẽ không còn phiền não
vì những chuyện "dù lớn dù nhỏ" trên thế gian này nữa. Tại sao vậy?
Bởi vì có ai biết ngày mai mình chết mà hôm nay vẫn còn hơn thua, vẫn còn muốn
thưa kiện người khác ra tòa, vẫn còn tranh đấu như trâu-bị-đánh hay không? Chắc
là không, vì không ai muốn khi mình nằm xuống, người ta đến khạc nhổ trên quan
tài của mình chứ. Nhưng vì tánh nóng giận, sân hận, tự ái quá cao, ta đây là
ngon nhất trong thiên hạ, cho nên không dằn được. Hơn nữa, vì thường nghĩ rằng
"đời còn dài", cho nên con người khó nhịn được những điều bất như ý
đầy dẫy trên cõi đời này.
Có
người khi thấy một người khác chết thì liền nghĩ ngay rằng mình cũng có ngày
phải chết, cho nên lập tức suy nghĩ, tìm đường thoát khỏi sanh tử luân hồi. Họ
cố gắng tìm hiểu để khám phá ra "con người chân thật" của chính mình,
ngoài cái thân xác đang mang và sẽ bỏ lại khi ra đi về bên kia thế giới. Ðó là
hạng người có trí tuệ cao. Ðạt được "con người chân thật" thì chúng
ta không còn bị phiền não khổ đau chi phối, chắc chắn sẽ tìm được cuộc sống an
lạc và hạnh phúc ngay trên cõi đời này, trên thế gian này.
Tại sao vậy? Bởi vì
sống được với "con người chân thật" của chính mình thì chúng ta đã
"giác ngộ và giải thoát", đã bước ra khỏi những khổ lụy của cuộc đời.
Nhưng làm sao đạt được, làm sao sống được với "con người chân thật"
là vấn đề chúng ta cần nghiên cứu, cần tìm hiểu cho thấu đáo, cho tường tận.
Việc này đòi hỏi chúng ta phải phát tâm bồ đề một cách kiên cố, một cách dũng
mãnh, phải phát nguyện tu học theo đúng Chánh Pháp, trong suốt một thời gian
cần thiết nào đó, tùy theo căn cơ trình độ và nỗ lực của mỗi người.
Mục đích
cứu kính của đạo Phật nhằm chỉ bày cho tất cả mọi người biết được "con
người chân thật" của chính mình, để không còn mê mờ, trôi lăn trong vòng
sinh tử luân hồi. Chứ không phải như chúng ta thường thấy ở những bước đầu, khi
mới đến với chùa chiền. Ðạo Phật không chỉ có những nghi lễ tụng niệm, cầu an,
cầu siêu, cầu phước mà thôi.
Có
người thấy người khác chết chỉ xúc động một lúc, nhưng khi thấy người thân qua
đời liền tỉnh ngộ, nhận biết "cuộc đời là vô thường". Vô thường nghĩa
là không có gì trên thế gian này tồn tại vĩnh viễn, kể cả thân xác này. Cho nên
không còn tham đắm chuyện tranh danh đoạt lợi nữa, quay về suy tư, tìm hiểu đâu
là sự thật của con người, đâu là sự thật của cuộc đời. Từ đó, con người cũng
tìm được cuộc sống an lạc và hạnh phúc.
Có người thấy người khác chết, thấy
người thân qua đời cũng không ảnh hưởng gì, cho đến lúc chính bản thân suýt
chết vì một tai nạn nào đó, hay may mắn thoát khỏi một cơn bệnh hiểm nghèo,
thập tử nhứt sanh, liền thức tỉnh, nhận biết rõ ràng cuộc đời là "khổ
nhiều vui ít", mọi của cải vật chất là vô thường, cuối cùng không có gì
trường tồn, liền mạnh mẽ dứt bỏ mọi thứ đau khổ phiền não hệ lụy trên đời. Khi
dứt bỏ được, con người bắt đầu sống cuộc đời còn lại trong an lạc và hạnh phúc.
HẠNH PHÚC HAY ĐAU KHỔ TÙY Ở NƠI BẠN
Chúng ta
luôn nói rằng kiếp người là hy hữu và đáng quý, vậy tại sao lại để
cơ duyên uổng trôi? Theo nghĩa này, tôi luôn khuyên nhủ đạo hữu rằng họ cần phải thông tuệ. Cần phải biết nắm lấy cơ duyên và
đừng bao giờ cho phép mình vì bất kỳ lý do gì đánh mất những cơ
duyên hy hữu ấy. Trên thế gian
này tôi luôn nhận thấy có rất nhiều người như vậy, đôi khi tôi thấy
mình cũng bao gồm trong đó, cứ mỗi khi có cơ duyên tới, chúng ta lại
chẳng chịu nắm bắt. Thay vì nắm bắt lấy chúng, ta lại vờ làm như mình
đang bận rộn với những việc không đâu để rồi để uống phí mọi cơ may.
Vì thế,
cho dù bạn buồn lo hay hạnh phúc, có cuộc sống hạnh phúc hay bất
hạnh, bạn thực sự vẫn luôn có sự lựa chọn. Đừng bao giờ đổ lỗi cho
người khác khi bạn phải chịu đựng khổ đau hay có một cuộc sống bất
như ý. Cứng nhắc, không biết vươn lên, sợ hãi không dám vượt qua
ngưỡng chịu đựng, cùng thói quen viện đủ những lý do ngớ ngẩn, đó
chính là những nguyên nhân dẫn tới bất hạnh và thất bại. Tâm nguyện
của tôi là giúp đỡ những hữu tình hữu duyên với mình thoát khỏi
những ý niệm giả tạo và đạt đến tự do giải thoát chân thực. Bạn
không thể đem lại hạnh phúc cho người khác nếu bạn không hạnh phúc.
Mà bạn có hạnh phúc hay không thì hoàn toàn phụ thuộc vào chính
bản thân bạn. Bạn là chủ nhân ông của chính mình!
LAN ANH SƯU TẦM
sóng gió của cuộc đời
TK THÍCH CHÂN TUỆ
Trên thế gian này, cuộc sống đầy dẫy những sự bất
trắc, bất như ý,
con người phải bon chen quanh năm suốt tháng để sống còn,
phải tranh đấu một cách vất vả để vươn lên, để vượt qua những cơn sóng gió của cuộc đời,
những bước thăng trầm của thế sự.
Con người thường mang tâm trạng hoang mang, âu lo, sợ hãi khi hướng về tương lai,
không biết rồi đây ngày mai mình sẽ ra sao, cuộc đời của mình sẽ như thế nào,
chuyện gì sẽ xảy ra cho mình và người thân của mình?
Cho nên con người thường mong muốn mọi chuyện được bình yên, suông sẻ, may mắn,
chuyện gì cũng đều tốt đẹp như ý.
Lòng mong muốn cao độ đó thường dẫn tới sự cầu nguyện,
van xin Trời Phật ban cho những điều mơ ước vượt tầm tay,
tưởng chừng như ngoài khả năng của con người.
Chúng ta cần nên biết rằng:
Đức Phật không phải là thần linh, không ban phước giáng hoạ cho bất kỳ một ai.
Cũng không có lý do nào Đức Phật ban phước lành cho riêng mình, mà không ban cho người khác. Thực ra, đạo Phật giảng dạy nhiều phương pháp hành trì, gọi là "vô lượng pháp môn",
để giúp con người tự lực, mạnh mẽ vượt lên trên mọi sóng gió phiền não, khổ đau của cuộc đời,
bước ra khỏi vòng trầm luân sanh tử,
tự tạo cuộc sống an lạc và hạnh phúc cho chính mình.
Trong Kinh Pháp Cú, Đức Phật có dạy:
"Hãy tự thắp đuốc lên mà đi.
Thắp lên với Chánh Pháp".
Nghĩa là
chúng ta hãy tự thắp sáng ngọn đuốc trí tuệ của chúng ta,
bằng cách học hiểu những lời dạy của Đức Phật,
và đem áp dụng trong cuộc sống hằng ngày,
để thấy được sự mầu nhiệm của Chánh Pháp,
để tự cứu mình và giúp đỡ người khác.
Kính thưa quí vị,
tôn giáo tốt nhứt chính là con đường dẫn con người đến chân lý
& đem lại tâm bình an cho con người.
BBT.PHTQ.CANADA
BÁT CHÁNH ĐẠO (Cư Trần Lạc Đạo Tập 1)
TỲ-KHƯU THÍCH-CHÂN-TUỆ
http://phtq-canada.blogspot. ca/2011/11/bat-chanh-ao-cu- tran-lac-ao-1.html
con người phải bon chen quanh năm suốt tháng để sống còn,
phải tranh đấu một cách vất vả để vươn lên, để vượt qua những cơn sóng gió của cuộc đời,
những bước thăng trầm của thế sự.
Con người thường mang tâm trạng hoang mang, âu lo, sợ hãi khi hướng về tương lai,
không biết rồi đây ngày mai mình sẽ ra sao, cuộc đời của mình sẽ như thế nào,
chuyện gì sẽ xảy ra cho mình và người thân của mình?
Cho nên con người thường mong muốn mọi chuyện được bình yên, suông sẻ, may mắn,
chuyện gì cũng đều tốt đẹp như ý.
Lòng mong muốn cao độ đó thường dẫn tới sự cầu nguyện,
van xin Trời Phật ban cho những điều mơ ước vượt tầm tay,
tưởng chừng như ngoài khả năng của con người.
Chúng ta cần nên biết rằng:
Đức Phật không phải là thần linh, không ban phước giáng hoạ cho bất kỳ một ai.
Cũng không có lý do nào Đức Phật ban phước lành cho riêng mình, mà không ban cho người khác. Thực ra, đạo Phật giảng dạy nhiều phương pháp hành trì, gọi là "vô lượng pháp môn",
để giúp con người tự lực, mạnh mẽ vượt lên trên mọi sóng gió phiền não, khổ đau của cuộc đời,
bước ra khỏi vòng trầm luân sanh tử,
tự tạo cuộc sống an lạc và hạnh phúc cho chính mình.
Trong Kinh Pháp Cú, Đức Phật có dạy:
"Hãy tự thắp đuốc lên mà đi.
Thắp lên với Chánh Pháp".
Nghĩa là
chúng ta hãy tự thắp sáng ngọn đuốc trí tuệ của chúng ta,
bằng cách học hiểu những lời dạy của Đức Phật,
và đem áp dụng trong cuộc sống hằng ngày,
để thấy được sự mầu nhiệm của Chánh Pháp,
để tự cứu mình và giúp đỡ người khác.
Kính thưa quí vị,
Tôn giáo chỉ là phương tiện giúp cho đời sống tâm linh của con người được bình an.
Muốn được bình an, con người cần phải thiện tâm.
Bình an dưới thế cho
người thiện tâm.
Con người không nên chấp chặt bất cứ tôn giáo nào hiện hành và tự cho đó là tôn giáo tốt nhất.
Hình thức của tất cả các tôn giáo hiện hành đều có tính chất mê tín.
Từ sự mê tín ngu si tin tuyệt đối vào một tôn giáo nào đó, cũng đều đưa đến sự cuồng tín hung hăn.
Sự
cuồng tín hung hăn này đưa
đến sự tấn công niềm tin và cách thức hành đạo của các tôn giáo khác.
Nhiều khi và nhiều người tấn công luôn đồng đạo bởi sự thấp kém hiểu
biết của các người mê tín và cuồng tín này.
Tóm
lại trình độ hiểu biết về tâm linh của con người tuy có khác nhau, con
người theo nhiều tín ngưỡng hay tôn giáo khác nhau. Nhưng người nào thấy
được, hiểu được, thực hành được chân lý, người đó đạt được sự bình an
trong tâm trí ngay trên cõi đời này, ngay trong đời sống hiện tại.
Chân lý đó chính là sự thật, vượt trên tất cả các hình thức truyền bá của các tôn giáo hiện hành. Điều đó gọi là chánh tín.
Điều
nào tôn giáo này công nhận, nhưng các tôn giáo khác không công nhận,
điều đó không phải là chân lý, không phải là sự thật. Điều đó gọi là mê
tín.
Tránh được mê tín, chiêm nghiệm chánh tín, tâm con người được bình an, thế giới được hòa bình, chúng sanh được an lạc.
& đem lại tâm bình an cho con người.
BBT.PHTQ.CANADA
Hãy buông bỏ mọi thứ tâm cố chấp,
nên hiểu rằng:
Không cần phải thờ phượng Ðức Phật Thích Ca,
hay bất cứ vị Phật nào, vị Bồ Tát nào,
chỉ cần sống đúng theo tinh thần bát chánh đạo,
bất cứ người nào cũng đều được an lạc và hạnh phúc,
cao hơn nữa, đều được giác ngộ và giải thoát.
Bằng như ngược lại,
lập bàn thờ Phật tại gia, đi chùa lễ lạy,
mà không sống đúng theo tinh thần bát chánh đạo,
dù là Phật tử tại gia hay xuất gia,
cũng chẳng có ích lợi gì!
Ðó mới thực là chí công vô tư,
mới thực là chánh đạo vậy.
nên hiểu rằng:
Không cần phải thờ phượng Ðức Phật Thích Ca,
hay bất cứ vị Phật nào, vị Bồ Tát nào,
chỉ cần sống đúng theo tinh thần bát chánh đạo,
bất cứ người nào cũng đều được an lạc và hạnh phúc,
cao hơn nữa, đều được giác ngộ và giải thoát.
Bằng như ngược lại,
lập bàn thờ Phật tại gia, đi chùa lễ lạy,
mà không sống đúng theo tinh thần bát chánh đạo,
dù là Phật tử tại gia hay xuất gia,
cũng chẳng có ích lợi gì!
Ðó mới thực là chí công vô tư,
mới thực là chánh đạo vậy.
Kính thư,
Tỳ-Khưu Thích-Chân-Tuệ
Chủ-Nhiệm
PHẬT-HỌC TỊNH-QUANG
108 - 123 RAILROAD ST., BRAMPTON, ON, L6X 1G9, CANADA
Tel.: 647-828-1016
BÁT CHÁNH ĐẠO (Cư Trần Lạc Đạo Tập 1)
TỲ-KHƯU THÍCH-CHÂN-TUỆ
http://phtq-canada.blogspot.
VP.PHTQ.CANADA đã in xong và đã phát hành
Tập san PHTQ.24
Tập san PHTQ.24
Văn-Phòng Phật-Học Tịnh-Quang Canada
ấn tống và phát hành miễn phí Tập san Từ Bi & Trí Tuệ,
3 số mỗi năm, vào các dịp sau:
ấn tống và phát hành miễn phí Tập san Từ Bi & Trí Tuệ,
3 số mỗi năm, vào các dịp sau:
Tết Nguyên Đán,
Đại Lễ Phật Đản,
Đại Lễ Vu Lan.
Tập san được
phát hành hoàn toàn miễn phí (FREE) tại Toronto, Montréal, Hamilton,
Brampton, Misissauga, Vancouver, Vaughan (Canada) và New York,
Sterling, Houston, Anaheim, Seattle, Tucson, Katy, Garland, Stafford,
Annandale, Lawrenceville, Arlington, San Jose, Evansville, Grand
Junction, Lake Wood, Wichita, Wilmington, Watauga (USA) Adelaide,
Brisbane, Canberra, Darwin, Perth, Melbourne, Sydney (Australia) Paris
(France) Augsburg, Lunen (Germany) Georges Henri (Bruxelles).
Quí vị thiện hữu, phát tâm góp bài, đóng góp ý kiến, khởi tâm bảo trợ, hùn phước ấn tống,
cúng dường tịnh tài, tùy duyên thỉnh sách, qua thư
bưu điện, xin gửi cước phí $20/quyển,
hoan hỷ liên lạc:
Tỳ-Khưu Thích-Chân-Tuệ,
108
- 123 Railroad St., Brampton, ON, L6X-1G9. Canada.
Tel: 647-828-1016.
Email: cutranlacdao@yahoo.com
Trân trọng
thông báo,
Ban Biên-Tập
PHẬT-HỌC TỊNH-QUANG CANADA
THÁI ĐỘ SAI LẦM CỦA PHẬT TỬ
MƯỜI ĐIỀU TÂM NIỆM
PHẬT HỌC TỊNH QUANG SỐ 24 (TỪ BI & TRÍ TUỆ)
LUẬN BÀN GIỮA MÊ VÀ NGỘ
KHÓ THAY ĐƯỢC LÀM NGƯỜI
THUYẾT LUÂN HỒI