Tôi mong
tất cả Tăng Ni là người lãnh đạo Phật tử, quí vị đi và dẫn dắt Phật tử cùng đi
đúng theo con đường đức Phật đã đi.
Đừng đi
sai, đừng đi lệch, uổng một đời tu, không biết mai kia có gặp lại Phật pháp
không?
Làm sao
chúng ta đứng vững và luôn luôn không bị những luồng gió nhơ nhớp của thế gian
làm lem
luốc,
phải trong
sạch vững vàng trên con đường đạo. Đó là chỗ tha thiết mong mỏi của tôi.
HT
Thích Thanh Từ
lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll
MỤC LỤC
TẬP-SAN PHTQ. SỐ 24
(XUÂN GIÁP NGỌ 2014)
1.
Bộ Sách Cư Trần Lạc Đạo
2. Trang Mục Lục
3. Thư Ngỏ của Ban Biên Tập
5. Đức Phật không phải là thần linh
6. Suy Ngẫm Về Cuộc Sống
7. Xức nước hoa tượng Bồ Tát
9. Mọi việc trên đời này đều tùy duyên
10. Thế nào là cuộc sống có ý nghĩa
15. Đầu Năm Đi Chùa Đúng Chánh Pháp
27. Những sai lầm của người Phật tử
37. Cư-sĩ Từ-Giao Pháp Môn Niệm Phật
42. Cách xưng hô trong Phật Giáo VN
51. Đừng làm tổn thương người khác
52. Ánh Sáng Từ Câu Kinh Phật
60 & 61. Thiền Tự Hương Hải Canada
62. Nét Ðẹp Của Người Tu Tại Gia
65. Từ Bi & Bạo Lực
69. Làm Sao Giải Oán Nghiệp & Sám Hối
71. Tứ giả sám hối nghiệp chướng
75. Oan ức không cần biện bạch
81. Mê Tín Trong Dịp Tết Nguyên Đán
84. Giác Ngộ & Giải Thoát
89. Thế Nào Là Bậc Trưởng Lão
91. Tu trong đời sống hàng ngày
93. Sống Hạnh Phúc, Chết Bình An
98. Đức Phật dạy con như thế nào
108. Các pháp duyên sinh không thật
113. Lời nói chẳng mất tiền mua
117. Người ngu trên đời này
118. 119.120.
Trang Tri Ân Ban Bảo Trợ PHTQ.24
TẬP-SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG. SỐ 24
XUÂN GIÁP NGỌ 2014
BAN
BIÊN-TẬP
Tập-San
PHẬT-HỌC
TỊNH-QUANG
Chân-Thành Tri-Ân
Chư
Tôn-Đức Trưởng-Lão,
Chư Hòa-Thượng,
Chư
Thượng-Tọa,
Chư Đại-Đức Tăng Ni
Chư
Phật-gia Cư-sĩ
Thích Thanh Từ, Thích
Thanh Tâm, Thích Nhựt Minh, Thích Nhựt Hành, Thích Minh Tâm, Thích Minh Trí, Thích
Thiện Huê, Thích Thiện Tâm, Thích Thắng Trí, Thích Thông Trí, Thích Tâm Trí, Thích Tâm Quang, Thích Nữ Chân
Liễu, Thích Nữ Hạnh Chiếu, Thích Nữ Hương Trí, Thích Nữ Như Tâm, Cư sĩ Chính
Trực, Dr. Đặng Bạch Tuyết, Giác Chánh, Giác
Minh, Giác Tâm, Giác Thắng, Giác Thiện, Giác Tịnh, Minh Tân, Nguyên
Chánh, Thanh Minh, Tuệ Tâm, Tuệ Thành, Tuệ Thông, Tuệ Trí, Từ Giao, Viên Phụng.
[]
DUY TUỆ THỊ NGHIỆP
VP.PHTQ.CANADA đã in xong và đang chuẩn bị phát hành Tập san PHTQ.24 (Tết Nguyên Đán Giáp Ngọ 2014)
Văn-Phòng Phật-Học Tịnh-Quang Canada
ấn tống và phát hành miễn phí Tập san Từ Bi & Trí Tuệ,
3 số mỗi năm, vào các dịp sau:
ấn tống và phát hành miễn phí Tập san Từ Bi & Trí Tuệ,
3 số mỗi năm, vào các dịp sau:
Tết Nguyên Đán,
Đại Lễ Phật Đản,
Đại Lễ Vu Lan.
Tập san được
phát hành hoàn toàn miễn phí (FREE) tại Toronto, Montréal, Hamilton,
Brampton, Misissauga, Vancouver, Vaughan (Canada) và New York,
Sterling, Houston, Anaheim, Seattle, Tucson, Katy, Garland, Stafford,
Annandale, Lawrenceville, Arlington, San Jose, Evansville, Grand
Junction, Lake Wood, Wichita, Wilmington, Watauga (USA) Adelaide,
Brisbane, Canberra, Darwin, Perth, Melbourne, Sydney (Australia) Paris
(France) Augsburg, Lunen (Germany) Georges Henri (Bruxelles).
Quí vị thiện hữu, phát tâm góp bài, đóng góp ý kiến, khởi tâm bảo trợ, hùn phước ấn tống,
cúng dường tịnh tài, tùy duyên thỉnh sách, qua thư
bưu điện, xin gửi cước phí $20/quyển,
hoan hỷ liên lạc:
Tỳ-Khưu Thích-Chân-Tuệ,
108
- 123 Railroad St., Brampton, ON, L6X-1G9. Canada.
Tel: 647-828-1016.
Email: cutranlacdao@yahoo.com
Trân trọng
thông báo,
Ban Biên-Tập
PHẬT-HỌC TỊNH-QUANG CANADA
Kính thưa quí ĐH,
Trước hết, VP.PHTQ.CANADA kính cảm tạ quí ĐH đã góp ý kiến.
Đối với đạo Phật, tùy duyên mỗi người chọn cho mình một đường lối tu, thích hợp với căn cơ, trình độ, hoàn cảnh, sở thích, tâm nguyện. Trải qua hơn hai ngàn năm, hiện nay, Phật giáo trên thế giới còn truyền lại ba tông phái chính là: Tịnh Tông, Mật Tông và Thiền Tông.
Đó là ba tông phái có cách thực hành khác nhau.
Ngoài ra, do sự truyền thừa theo địa lý, còn chia ra 2 dòng truyền gọi là:
1. Bắc truyền (còn gọi là Bắc Tông, hay Đại Thừa, hay Phát Triển)
2. Nam truyền (còn gọi là Nam Tông, hay Tiểu Thừa, hay Nguyên Thủy)
Từ đó, có sự tranh chấp trong phương cách tu tập giữa các Tông phái hay hệ phái truyền thừa nói trên.
1. Bắc truyền (còn gọi là Bắc Tông, hay Đại Thừa, hay Phát Triển)
2. Nam truyền (còn gọi là Nam Tông, hay Tiểu Thừa, hay Nguyên Thủy)
Từ đó, có sự tranh chấp trong phương cách tu tập giữa các Tông phái hay hệ phái truyền thừa nói trên.
Thực ra chỉ có những người thành kiến cố chấp, kiến thức hẹp hòi, năng lực tu tập kém cỏi, dù tại gia hay xuất gia, mới lên tiếng khích bác hay công kích nhau mà thôi. Muốn tu thì phải học. Người tu theo đạo Phật cần nên ra sức tìm hiểu tất cả các tông phái, trước khi quyết định chọn cho mình con đường thích hợp để tu tập. Người thích niệm Phật thì chọn Tịnh Tông. Người thích niệm chú thì chọn Mật Tông. Người thích tu thiền thì chọn Thiền Tông. Tuy nhiên, tất cả các điều nói trên chỉ là các cách thực hành mà thôi.
Trước khi thực hành, người tu theo đạo Phật phải nắm vững giáo lý (lý thuyết).
Giáo lý đạo Phật bao gồm 37 phẩm trợ đạo (tứniệm xứ, tứ chánh cần, tứ như ý túc, ngũ căn, ngũ lực, thất giác chi, và bát chánh đạo).
Người nào chưa hiểu thấu rõ chánh đạo (giáo lý hay 37 phẩm trợ đạo) mà bàn chuyện tu hành, là người nằm mơ - chắc chắn sẽ lạc vào tà đạo.
Dù chọn con đường thực hành tu tập theo Tịnh Tông, Mật Tông hay Thiền Tông, người tu theođạo Phật phải hiểu mục đích cứu cánh (haycốt tủy của đạo Phật) là đạt được Bản Tâm Sáng Suốt, Chân Chánh và Thanh Tịnh (Giác Ngộ và Giải Thoát).
Khi thực hành việc tu tập, phải cố gắng với tất cả nổ lực để đạtđược mục
đích cứu cánh nói trên, chứ không thể thực hành qua loa 10 câu niệm Phật,
trì chú hay ngồi thiền, rồi hẹn kiếp sau tu tiếp. Hẹn kiếp sau tu tiếp là cách
của các nhà tu lười biếng (giải đãi) truyền lại cho những người tu ít, mà muốn
hưởng nhiều tối đa: vãng sanh tây phương cực lạc.
Tại sao con người không nổ
lực tu rốt ráo ngay trong kiếp này? Những người mang tâm cố chấp như vậy, dù
sanh về cõi nào, cũng chỉ cảm nhận phiền não và khổ đau mà thôi, bởi chưa giác
ngộ được gì và chẳng giải thoát được gì. Ví nhưcái đít ly bị dơ, dời đi nơi nào
cũng làm dơ nơi đó - nếu không lau cho sạch trước khi dời đi. Tâm con người còn
trànđầy nghiệp chướng (tham, sân, si) dù có được lên cõi tịnhđộ (chỗsạch) cũng
làm cho nơi đó trở thành uế độ (chỗ dơ).
Không nên hạ thấp giá trị của đạo Phật bằng cách nói năng hay suy nghĩ như sau: chỉcầnniệm Phật, niệm chú hay ngồi thiền, là đủ rồi - không cần kinh sách (giáo lý). Tại sao vậy? - Bởi lẽ, đức Phật Thích Ca Mưu Ni giảng dạy bao nhiêu kinh điển (giáo lý) - tất cả đều là vô dụng, không cần học hiểu sao? Thêm nữa, nếu không học hiểu sâu rộng giáo lý, làm sao người tu biết được chính xác đâu là lời Phật dạy, đâu là lời người sau thêm thắt, thêu dệt? Như vậy, làm sao phân biệt chánh đạo và tà đạo, chánh kiến và tà kiến, chánh pháp và tà pháp?
Nhiều nhà tu rao giảng: đây là lời Phật Thích Ca nói, chắc thật không sai, ai nghi ngờ phải mang tội. Người nào không rành giáo lý chắc chắn là tin ngay, không dám nghi ngờ, sợ mang tội. Thế là có người gạt gẫm và có người bị gạt gẫm. Thật đáng tiếc. Thật đáng buồn.
Ngoài ra còn có vấn đề Phật giả, Pháp giả và Tăng giả. Nếu không có nghiên cứu, không học hiểu giáo lý (kinh điển), thì làm sao người tu nhận ra, đâu là Tam Bảo (Phật, Pháp, Tăng) thật? Ngay trong Phật giáo, có những điều, có nhiều điều, tông phái này công nhận, các tông phái khác không công nhận. Đâu là chân lý? Đâu là gạt gẫm?
Tóm lại, con đường tu tập không phải quá khó khăn, nhưng không dễ nhận ra chân lý (chánh pháp). Tùy tâm con người, sẽ có phương pháp tu tập (pháp môn) tương ứng, thích ứng. Tâm con người chân thật sẽ gặp Tam Bảo thật, pháp tu thật (tu tâm). Tâm con người giả tráđiêu ngoa, lười biếng, tham lam ích kỷ, tức sẽ gặp tam bảo giả (tu tướng).
Kính mong quí vị lắng lòng, gạn lọc thân tâm, quán sát nội tâm, tìm được chân lý (lẽ phải). Đạo Phật phải hội đủ hai yếu tố: Từ Bi & Trí Tuệ.Thiếu một trong hai điều này, chưa phải, hay không phải làđạo Phật.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mưu Ni Phật.
Kính thư,
Tỳ-Khưu Thích-Chân-Tuệ
Kính thưa quí vị,
Mục đích cứu cánh của đạo Phật là: "giác ngộ và giải thoát".
- Giác ngộ điều gì?
Mục đích cứu cánh của đạo Phật là: "giác ngộ và giải thoát".
- Giác ngộ điều gì?
- Giác ngộ chân lý. Giác ngộ sự thật.
Chân lý (hay sự thật) là những điều đúng hiển nhiên không lệ thuộc thời
gian và không gian.
Điều gì đúng với nơi này, thời gian này, nhưng không đúng với nơi khác,
thời gian khác, chưa phải là chân lý.
Điều gì đúng với tôn giáo này, tôn giáo khác không chấp nhận, chưa phải
là chân lý.
Những điều đó bao gồm những mê tín dị đoan do các tôn giáo tự đặt ra.
Vài thí dụ về Chân lý (hay Sự thật):
- Với hạt nhân cam ngọt đem gieo trồng ắt được quả cam ngọt,
không thể thành quả canh chua hay quả ớt cay được. Nhân nào quả nấy.
(dĩ nhiên còn tùy thuộc khí hậu, phân bón, đất đai, công chăm sóc, gọi là trợ duyên)
không thể thành quả canh chua hay quả ớt cay được. Nhân nào quả nấy.
(dĩ nhiên còn tùy thuộc khí hậu, phân bón, đất đai, công chăm sóc, gọi là trợ duyên)
Đó gọi là Luật Nhân Quả.
- Với bàn tay, tờ giấy, hay đồng tiền luôn luôn có 2 mặt.
Cũng vậy, sự đời hay việc đạo luôn luôn có 2 mặt: tích cực và tiêu cực
hay: tốt và xấu, thị và phi, hơn và thua, phải và quấy.
Đó gọi là Luật Tương Đối
*
- Giải thoát điều gì?
*
- Giải thoát điều gì?
- Giải thoát phiền não khổ đau và sanh tử luân hồi
Muốn đạt được điều này con người không cần phải theo tôn giáo nào
(bởi lẻ tôn giáo thường bị các lễ nghi phức tạp ràng buộc, các
mê tín dị đoan đặt ra để thần thánh hóa).
Con người - không phân biệt tôn giáo - chỉ cần làm 3 việc sau:
1. KHÔNG LÀM CÁC ĐIỀU ÁC (BẤT THIỆN)
2. SIÊNG LÀM CÁC ĐIỀU THIỆN (CỨU NGƯỜI, GIÚP ĐỜI)
3. GIỮ TÂM Ý THANH TỊNH (BẤT VỤ LỢI)
BBT PHTQ CANADA
TÙY DUYÊN
Mọi việc trên đời này đều tùy duyên.
Việc gì đến - đúng lúc - đúng ngày giờ - đủ duyên -
nó sẽ đến.
Tu tâm sẽ
đưa con người đến chỗ ngộ đạo (giác ngộ). Khi đạt giác ngộ, con người sẽ giải
thoát phiền não khổ đau và được an lạc hạnh phúc. Đạt được bao nhiêu giác ngộ,
con người sẽ giảm nhẹ bấy nhiêu phiền não khổ đau. Cũng như mây đen tan biến
bao nhiêu, mặt trời tỏ rạng bấy nhiêu.
Mây đen
ví dụ cho phiền não. Mặt trời ví dụ cho trí tuệ sẵn có của con người. Con người
ai ai cũng có trí tuệ, nhưng do phiền não che lấp, con người trôi lăn trong tâm
tham sân si không nhận ra trí tuệ của mình mà thôi. Khi con người bớt phiền
não, thì trí tuệ sẽ sáng ra. Điều này không do cầu nguyện mà được.
Làm sao
biết mình giác ngộ (ngộ đạo) hay chưa?
Khi ngộ
đạo, con người sẽ bật khóc vì xúc động, tâm tư bàng hoàng, không ngờ đạo ở ngay
trước mắt, ở ngay trước mặt, tự bấy lâu nay, mà mình không hay, không biết,
không nhận ra đó thôi. Đồng thời con người sẽ cảm thấy hoan hỷ, như chưa từng
hoan hỷ.
Trái cây
(quả) đủ ngày tháng thì sẽ chín tới, không thể sớm hơn hay muộn hơn. Gieo nhân
nào thì gặt quả nấy. Đó là cách tu nhân tích phước, tích đức, để chuyển hóa
cuộc sống của mọi người.
Thí dụ:
Hôm nay, phát tâm ấn tống kinh sách để truyền bá chánh pháp, giúp người khai
ngộ, thì chính mình là người được khai ngộ trước tiên. Quả báo phước lành đến
ngay khi phát tâm, tuy chưa kịp hành động gì cả. Con người nên hiểu rõ đâu là
chân lý, đâu là chánh pháp, để ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày.[]
BBT.PHTQ.CANADA
ĐỪNG TỰ LÀM
TỔN THƯƠNG CHÍNH MÌNH
Một đêm một con rắn trong khi đang tìm kiếm thức ăn, bò vào một xưởng mộc.
Một đêm một con rắn trong khi đang tìm kiếm thức ăn, bò vào một xưởng mộc.
Người thợ mộc vốn khá bừa bộn, đã để lại một số dụng cụ nằm trên sàn nhà, trong số đó có một cái cưa.
Khi con rắn bò lòng vòng trong xưởng, nó trườn qua cái cưa, và bị một vết cắt nhỏ.
Ngay lập tức, nghĩ rằng cái cưa đã tấn công mình, nó quay lại và cắn thật mạnh vào cái cưa khiến cho miệng nó chảy máu.
Điều này khiến con rắn rất tức giận. Nó tấn công một lần nữa, và một lần nữa cho đến khi cái cưa đầy máu
và dường như đã “chết rồi”.
Sắp chết vì những vết thương của mình, con
rắn quyết định cắn một cái cuối cùng thật mạnh trước khi bò đi.
Sáng hôm sau, người thợ mộc rất ngạc nhiên
khi thấy một con rắn chết trước cửa nhà mình. []
------------------------------
Bài học:
Đôi khi trong lúc cố gắng làm tổn thương
người khác, con người chỉ làm tổn thương chính mình mà thôi.
SUY NGẪM
Chúng ta biết rằng, ngoài danh và lợi, trên thế
gian này, con người thường hay, tranh chấp với nhau, chỉ vì lời nói.
Hai người nói chuyện, với nhau một lúc, không
nhường nhịn nhau, không nhượng bộ nhau, chắc chắn đưa tới,
tranh chấp cãi vã.
Người có trí tuệ là người thực hiện được điều sau
đây:
Lời nói chẳng động tâm ta.
Dù lời nói ngọt hay là đắng cay.
BBT PHTQ CANADA
Xuân Thanh Bình
Nguyên minh
Xuân
Thanh Bình
Xuân đã
trở về với muôn hoa
Rộn nghe
hơi ấm dưới hiên nhà
Xa xa
thấp thoáng diều đôi cánh
Dáng rũ
xanh màu liễu thiết tha
Chập chờn
cánh bướm vờn trong nắng
Bên thềm
vắng bóng kẻ xa quê
Năm nào
xuân ấy vui chung lối
Quý tỵ
tân niên lại vắng nhà
ĐI
VỀ NHƯ NHIÊN
Muốn về lại mãi đi xa
Người đi chợt thấy quê nhà vẫn đây
Có người về, cuộc sum vầy
Người đi đi tận chân mây cuối trời
Biết ra chỉ một cuộc chơi
Không lai không khứ thảnh thơi đi về
Thong dong bờ giác bến mê
Muôn đời ảo mộng, đi về như nhiên.
Muôn đời ảo mộng, đi về như nhiên.
(Tâm Mãn - Ngọc Quế)
CỐT TỦY CỦA ĐẠO PHẬT
ĐƯỜNG LỐI TU THEO PHẬT
TÌM VỀ NGUỒN AN LẠC GIẢI THOÁT
PHẬT GIÁO PHẢI CHĂNG LÀ MỘT TÔN GIÁO
HÌNH THỨC CÚNG KIẾN TRONG PHẬT GIÁO
HẠNH PHÚC Ở ĐÂU?
THẾ NÀO ĐƯỢC GỌI LÀ TU
CHẤP NGÃ VÀ CHẤP PHÁP TRONG PHẬT GIÁO
http://phtq-canada.blogspot.ca/2012/11/chap-nga-va-chap-phap-trong-phat-giao.html