Tôi mong
tất cả Tăng Ni là người lãnh đạo Phật tử, quí vị đi và dẫn dắt Phật tử cùng đi
đúng theo con đường đức Phật đã đi.
Đừng đi
sai, đừng đi lệch, uổng một đời tu, không biết mai kia có gặp lại Phật pháp
không?
Làm sao
chúng ta đứng vững và luôn luôn không bị những luồng gió nhơ nhớp của thế gian
làm lem
luốc,
phải trong
sạch vững vàng trên con đường đạo. Đó là chỗ tha thiết mong mỏi của tôi.
HT
Thích Thanh Từ
lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll
Trong
đời sống này, chúng ta thường nghe, nói đến chữ "TU". Chẳng hạn
như là: tu bổ tu sửa, tu chính tu chỉnh, tu tỉnh tu thân, tu nhân tích đức, tu
tâm dưỡng tánh. Những từ ngữ đó, có nghĩa chung là: sửa chữa sửa đổi, rèn
luyện trau giồi, cho được mới hơn, cho tốt đẹp hơn, cho đúng đắn hơn, cho chính
xác hơn, cả hai phương diện, vật chất tinh thần.
Còn
như nói về, phương diện tín ngưỡng, từ ngữ đi tu, thường có nghĩa là: rời bỏ
đời sống, tại nơi thế gian, sống đời tu sĩ, trong các tự viện, hay là tu viện,
thanh tịnh trang nghiêm, hoặc đến những nơi, núi rừng vắng vẻ.
Phạm
vi bài này, chỉ đề cập đến, công phu tu tập, có thể áp dụng, giáo lý đạo Phật,
cho người tại gia, để tạo an lạc, hạnh phúc hiện tiền, ngay trên đời này.
Ở trong đạo Phật, chúng ta thường bàn, đến các vấn đề: "tu phước tu
tuệ".
Tu
phước là gì? Tu tuệ là gì? Giá trị tu phước, giá trị tu tuệ, khác
như thế nào? Làm sao có thể, áp dụng vào trong, đời sống hằng ngày, của
người tại gia, phát tâm tu tập, tu tâm dưỡng tánh?
*
* *
Trước
hết là việc, chúng ta cần biết, đạo Phật xưa nay, có những nghi lễ, hình thức
cúng kiến, của một tôn giáo, dành cho đại chúng, đa số tín đồ, những người chưa
thấu, giáo lý thâm sâu, của Đức Thế Tôn.
Chẳng
hạn như là: cúng kiến lễ lạy, chuông trống khánh mõ, cầu an cầu siêu, cầu phước
lộc thọ, cầu nguyện hòa bình, cầu cho chúng sanh, vạn dân bá tánh, an lạc hạnh
phúc. Những hình thức này, rất là cần thiết, có thể giúp cho, những người
sơ cơ, tin theo đạo Phật, bởi do ông bà, cha mẹ tin Phật, thỉnh thoảng đến
chùa, vào các dịp lễ, lớn nhỏ hằng năm, hái lộc đầu xuân, dịp tết nguyên đán,
hoặc vào các dịp, quan hôn tang tế, nhưng không hiểu gì, giáo lý đạo
Phật.
Hoặc
gặp những lúc, phong ba bão tố, dồn dập trong đời, tâm thần điên đảo, đời sống
chao động, con người cần có, cảnh chùa thanh tịnh, để được tĩnh tâm, cần có
buổi lễ, cầu an cầu phước, để tạm an tâm, cần có những người, thiện hữu tri
thức, hết lòng an ủi, giảng giải nghĩa lý, đem lại chánh kiến, giúp đỡ người
đó, thoát khỏi những cảnh, khổ đau như vậy.
Từ
các dịp đó, con người đến chùa, sinh hoạt thường xuyên, và hiểu được rằng: bởi
vì kém phước, thiếu phước ít phước, hết phước không phước, thường gọi "vô
phước", cho nên cuộc đời, chịu nhiều thăng trầm, cuộc sống gặp nhiều, khó
khăn bất trắc, khốn khổ đau thương, hoạn nạn điêu đứng, người thương không có,
kẻ ghét thì đông. Do đó con người, phát tâm "tu phước", tạo
thêm phước báu, để cho cuộc đời, vơi bớt phiền não, giảm thiểu khổ đau.
Phước
báu là do, chính chúng ta tạo, chứ không phải do, thượng đế ban cho, hay do cầu
nguyện. Người nào tích phước, từ trước đến nay, không cần cầu nguyện, cuộc đời
cũng an, ít gặp sóng gió, ít có trắc trở, đở bớt phiền muộn, tai qua nạn khỏi,
chuyện lớn hóa nhỏ, chuyện nhỏ hóa không, chuyện khó hóa dễ.
Trong
Kinh A Hàm, Đức Phật có dạy, thí dụ như sau: Nếu người phải bị, nuốt một nắm
muối, thì sẽ đau khổ, biết là dường nào. Nhưng nếu đem bỏ, nắm muối đó
vào, một tô nước nhỏ, rồi mới phải uống, thì sẽ dễ chịu, hơn một chút xíu. Nếu
bỏ nắm muối, vào một lu nước, rồi mới phải uống, thì sẽ dễ chịu, nhiều hơn chút
nữa. Nếu bỏ nắm muối, vào hồ nước lớn, rồi mới uống vào, thì chuyện sẽ
không, thành vấn đề nữa.
Nắm
muối tượng trưng, cho các nghiệp nhân, bất thiện chẳng lành, con người đã tạo,
từ trước đến nay, bây giờ phải lãnh, nghiệp quả nghiệp báo, nói chung đó là:
quả báo khổ đau, không sao tránh khỏi. Chỉ có phước báo, ít hay là nhiều,
tượng trưng tô nước, lu nước hồ nước, có thể giúp đỡ, con người vượt qua, khổ
đau mà thôi.
Đó
mới thực là: chí công vô tư.
Mình
làm mình hưởng. Mình làm mình chịu.
Cầu
nguyện van xin, dù tin hay không, thực sự chẳng giúp, chẳng ích gì đâu.
Tại sao như vậy? Bởi vì thực ra, chính vị giáo chủ, giáo phẩm chức sắc,
giáo quyền cao cấp, cũng phải trả nghiệp, đã tạo trước kia, nhiều đời nhiều
kiếp, ngay trong kiếp này, cũng bị nguyền rủa, vu khống cáo gian, xử án khổ
nạn, ám sát giết hại, một cách thê thảm, không ai thay được!
Trong
khi xảy ra, tai nạn xe hơi, xe lửa tàu thủy, hay là phi cơ, có người nằm mơ,
cầu nguyện đức Mẹ, hằng đi cứu giúp, có người cầu nguyện, đức Quán Thế Âm, cứu
khổ cứu nạn. Nếu như hai người, cùng thoát tai nạn, thực sự vị nào, đã
cứu giúp họ? Còn nếu hai người, cùng bị thảm tử, thì cả hai vị, đều bỏ
rơi họ? Có phải vậy chăng?
Thực
ra không phải! Không có vị nào, cứu họ giúp họ, theo lời cầu
nguyện.
Chỉ
có phước báo, của chính cá nhân, đã cứu chính họ!
Người
có phước báo, nhiều hơn một chút, thì được thoát nạn, một cách an ổn.
Người có phước báo, ít hơn một chút, thì được thoát nạn, một chút xây
xát. Những người vô phước, không còn phước báo, thường gọi tới số, thì đã
mạng vong.
Chí
công vô tư, là luật nhân quả.
Trong
Kinh A Hàm, Đức Phật có dạy:
Chỉ
có phước báo, mới có thể làm, giảm thiểu nghiệp báo.
Nếu
như chúng ta, phát tâm tu phước, tạo thêm phước báu, chúng ta thường làm, tất
cả việc thiện, cứu người giúp đời, thường được gọi là: những việc "phước
thiện". Chẳng hạn như là: bố thí cúng dường, hùn phước cất chùa, tạo
tượng đúc chuông, ấn tống kinh sách, đi chùa lễ Phật, vào chùa công quả, tham
gia hoạt động, từ thiện xã hội, cứu trợ nạn nhân, thiên tai bão lụt, giúp đỡ
người nghèo, bần cùng khốn khổ.
Tuy
nhiên cũng có, những người tu phước, thường hay mong cầu, phước báu trở lại,
với bản thân mình, với gia đình mình, qua các dạng như: thới hên may mắn, tai
qua nạn khỏi, giàu sang hạnh phúc, ăn nên làm ra, cửa nhà êm ấm, con cái thành
tài, buôn may bán đắt. Như vậy nghĩa là: mặc dù tu phước, người rất hiền
lương, ăn hiền ở lành, việc ác không làm, chỉ làm việc thiện, nhưng mà tâm
niệm, của người tu phước, chưa được quảng đại, còn hay vị kỷ, hơn là vị tha,
chưa được thanh tịnh.
Do
đó cho nên, phước báu có được, rất là hạn chế, theo như tâm lượng, hạn hẹp của
mình. Khi không như ý, những người tu phước, thường hay nổi giận, bực bội
bất an, tâm trạng hoang mang, làm cho nhiều người, mất dần tín tâm, bỏ theo
ngoại đạo.
*
* *
Trong
Kinh Kim Cang, Đức Phật có dạy:
"Nhược
Bồ Tát ư pháp, ưng vô sở trụ, hành ư bố thí. Sở vị bất trụ sắc bố thí,
bất trụ thinh, hương, vị, xúc, pháp bố thí. Bồ Tát ưng như thị bố thí,
bất trụ ư tướng. Nhược Bồ Tát bất trụ tướng bố thí, kỳ phước đức bất khả
tư lượng" .
Nghĩa
là: nếu như chúng ta, không chấp bốn tướng: ngã, nhơn, chúng sanh, thọ giả, và
không chấp sáu trần: sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp, mà thực hành hạnh bố
thí, thì phước đức không thể nghĩ, không thể lường được.
Nếu
người tu phước, làm việc phước thiện, mà không vụ lợi, không tâm phân biệt, kỳ
thị thân sơ, xuất xứ sang hèn, nam nữ sắc tộc, không mong cầu lộc, hay được báo
đáp, không hề trông chờ, đền ơn đáp nghĩa, không hề thấy mình, là người làm
phước, không thấy người khác, thọ nhận ơn phước, nếu làm như vậy, tạo được
phước báu, vô lượng vô biên, không thể nghĩ bàn.
Tại
sao như vậy? Bởi vì tâm lượng, của người tu phước, ngay lúc bấy giờ, trở
nên quảng đại, vô cùng vô tận, cho nên phước báu, trở nên to lớn, vô lượng vô
biên, tương ứng rõ ràng. Trong lúc thực hiện, hành động tạo phước, lời
nói tạo phước, ý nghĩ tạo phước, không hề nghĩ rằng: mình đang làm phước.
Giúp
đỡ người khác, chỉ vì tình thương, từ bi bác ái, lòng tốt tự nhiên, tâm bất vụ
lợi, vì người quên mình, đó chính thực là: hành động tạo phước, cao thượng hạng
nhứt, đem lại "phước báu", vô lượng vô biên, không thể nghĩ
bàn.
Chúng
ta nên biết: chúng ta có phước, nếu như chúng ta, đầy đủ sức khỏe, lục căn hoàn
bị, tay chân lành lặn, đi đứng tự nhiên, mắt mũi tinh tường, trí óc minh mẫn,
sống trong hạnh phúc, gia đạo bình an, trên thuận dưới hòa, thuận vợ thuận
chồng, con cháu ngoan ngoãn, hiền lành dễ dạy, cuộc sống bình yên, ít gặp sóng
gió, ít có trắc trở, tai qua nạn khỏi, mọi việc suôn sẻ, mọi sự hanh thông, gặp
được thầy lành, gặp được bạn tốt.
Phước
báu hơn nữa, nếu như chúng ta, gặp được chánh pháp, ngộ được chánh đạo, giác
ngộ giải thoát, không còn trầm luân, sanh tử luân hồi.
Người
trí thực hành, hạnh nguyện bố thí, chẳng cầu báo ân, chẳng cầu lợi mình, chẳng
vì giúp đỡ, cho kẻ bỏn sẻn, chẳng vì quả báo, sanh cõi nhơn thiên, giàu sang
sung sướng, hưởng thụ dục lạc, chẳng vì danh tiếng, đồn đãi khắp nơi, chẳng vì
có của, dư dùng không xài, chẳng vì bắt chước, làm theo người khác.
Người
trí thực hành, hạnh nguyện bố thí, chỉ vì từ tâm, giúp người cần đến, khiến
người an vui, qua cơn khốn khó, bớt cơn phiền não, khiến cho người khác, sanh
tâm bố thí, nhứt tâm hồi hướng, công đức phước đức, cho khắp muôn loài, pháp
giới chúng sanh. Làm được như vậy, trí tuệ khai mở, tâm niệm hòa bình,
chúng sanh an lạc, mọi người hạnh phúc.
Người
thích bố thí, chẳng thích tu tuệ, sanh ra giàu có, nhưng tâm trí kém.
Người thích tu tuệ, chẳng thích bố thí, sanh ra thông thái, nhưng nghèo xác
xơ. Tuy nhiên rõ ràng, trong khi tu phước, nếu chúng ta làm, với tâm
chính trực, bất tùy phân biệt, kết quả đồng thời, cũng có nghĩa là: chúng ta tu
tuệ.
Chẳng
hạn như là: chúng ta thực hành, hạnh nguyện bố thí, với tâm đại từ, tâm bất vụ
lợi, chúng ta được phước, đồng thời kết quả, tâm tham bỏn sẻn, dần dần giảm
bớt, thiểu dục tri túc, biết đủ bớt tham, không còn phạm giới, không còn tạo
nghiệp, tâm trí ổn định, dần dần thanh tịnh, trí tuệ phát sanh.
Như
vậy nghĩa là: thực tâm tu tập, tu phước tu tuệ, đồng thời kết quả. Nếu như
chúng ta, tu tập tinh tấn, sẽ nhận thấy rằng: trong phước có tuệ, trong tuệ có
phước. Phước báu giúp ta, bớt gặp chướng ngại, trên đường tu tập.
Trí tuệ giúp ta, tu tiến nhanh thêm, chóng đến bến bờ, giác ngộ giải thoát, lai
đáo bỉ ngạn.
Tu
tập nghĩa là: áp dụng giáo lý, ngay trong cuộc sống, luôn luôn nhớ nghĩ, sửa
đổi tâm tánh, của chính bản thân, ngày một an hơn, ngày một vui hơn, cho đến một
ngày, giác ngộ giải thoát.
Trong
Kinh Pháp Cú, Đức Phật có dạy:
Hãy
tự thắp đuốc, tự mình bước đi.
Thắp
sáng trí tuệ, ngọn đuốc chánh pháp.
Trí
tuệ bát nhã, giúp đỡ chúng ta, thoát khỏi phiền não, giảm thiểu khổ đau, không
ngoài giáo pháp, của Đức Thế Tôn. Do đó chúng ta, phát tâm tu tập, nên
học giáo lý, mở mang trí tuệ, mới tỏ chánh đạo, mới có chánh kiến, mới đặng
chánh tín, tâm được thanh tịnh, tránh được tà đạo, tránh cảnh tu mù, lọt hầm
sụp hố, từ bỏ tâm ma, đạt được giác ngộ, thấu rõ chân lý, giải thoát khổ đau,
sống trong cảnh giới, niết bàn hiện tại, ngay trong cuộc sống, hằng ngày của
mình. Đó mới chính là: tu tuệ thực sự.
Ở
trong cuộc sống, thế gian hằng ngày, có nhiều cơ hội, có rất nhiều cách, có
nhiều phương pháp, để cho con người, làm phước tạo phước, kiếm phước tích
phước. Dù đó là phước: hữu lậu vô lậu, đều có công năng, giúp cho con người, có
được cuộc sống, bình yên an ổn, ít đau khổ hơn, bớt đi phiền não, để tiến tới
chỗ, giải thoát khỏi vòng, sanh tử luân hồi.
Phước
báu hữu lậu, do những việc làm, tạo sự an vui, thoải mái yên bình, ích lợi cho
người, gặp lúc khó khăn, về mặt vật chất, hay về tinh thần. Phước báu hữu
lậu, còn có công năng, đem lại may mắn, tai qua nạn khỏi, chuyện lớn hóa nhỏ,
chuyện nhỏ hóa không, chuyện khó hóa dễ, hễ chịu làm phước, oan trái bớt đi,
nghiệp báo giảm thiểu. Người nào làm phước, với lòng ước mong, hưởng
phước về sau, đó được gọi là: phước báu hữu lậu, vẫn còn trong vòng, sanh tử
luân hồi.
Phước
báu vô lậu, do những việc làm, lời nói ý nghĩ, ích lợi cho người, nhưng đồng
thời cũng, giúp chuyển hóa được, con người chính mình, thí dụ như là: bố thí
cúng dường, tụng kinh niệm Phật, tư duy thiền quán, nghiên tầm kinh điển, tu
tâm dưỡng tánh. Người nào làm phước, với bốn tâm lớn: từ bi hỷ xả, tứ vô
lượng tâm, lòng không cầu mong, hưởng phước về sau, chỉ chuyên cố gắng, tu tập
tinh tấn, tiến dần đến chỗ: giác ngộ giải thoát, là phước vô lậu, vượt thoát
khỏi vòng, sanh tử luân hồi.
Phước
báu hữu lậu, như tiền tiết kiệm, có khả năng giúp, con người giàu sang, sung
sướng tấm thân, bình yên may mắn. Hưởng phước báo này, có ngày cũng cạn,
cũng dứt cũng hết. Khi đó là lúc, con người sẽ phải, đền trả nghiệp báo,
đã tạo trước kia, trong lúc giàu sang, quyền uy thế lực, tạo nhiều nghiệp ác,
quên mất việc thiện, tu nhơn tích đức.
Chúng
ta từng thấy, các vị quyền uy, ông vua bà chúa, hoàng hậu thái phi, hoàng tử
công nương, tổng thống thủ tướng, bộ trưởng toàn quyền, các nhà giàu có, trưởng
giả cao sang, danh vang tột đỉnh, thế lực quyền quí, lãnh tụ chính trị, lãnh tụ
tôn giáo, khi hưởng hết phần, phước báo hữu lậu, họ phải chịu nhiều, tai nạn
khổ ách, tán gia bại sản, thân bại danh liệt, thậm chí có thể, mất mạng thê
thảm, không ai thay được, ở nơi hoàng cung, hay trên xa lộ, hoặc dưới biển sâu,
hay trên núi tuyết!
Trong
Kinh A Hàm, Đức Phật có dạy:
"Con
người khi nào, đang hưởng phước báo, cũng như mũi tên, bắn lên không
trung. Mũi tên bay lên, rất nhanh rất mạnh, cũng như con người, gặp được
mọi sự, may mắn tốt đẹp.
Đến
khi phước hết, con người bắt đầu, đền trả nghiệp báo, ví cũng như là, mũi tên
hết trớn, thì rơi xuống đất, cũng nhanh như vậy".
Đó
chính là nghĩa: phước báu hữu lậu.
Bởi
vậy cho nên, ở trong kinh sách, Đức Phật có dạy: chúng ta làm phước, đừng có
mong cầu, hưởng phước về sau, mà nên phát nguyện: đời đời kiếp kiếp, đầy đủ
phước duyên, gặp được chánh pháp, gặp được thầy lành, gặp được bạn tốt, giúp đỡ
trợ duyên, tu tâm dưỡng tánh, cho đến cái ngày: giác ngộ giải thoát.
Đó
chính là nghĩa: phước báu vô lậu.
*
* *
Tóm
lại nên biết, trong khi tu phước, đồng thời tu tuệ, mỗi ngày một tiến, nhứt
định không lùi, con người cảm nhận, an lạc hạnh phúc, ở trong tầm tay, ngay
trong hiện đời, đi đứng nằm ngồi, sinh hoạt hằng ngày, không tìm đâu xa, không
đợi kiếp sau, vãng sanh cực lạc, hoặc lên thiên đàng.
Tu
tập nghĩa là: áp dụng giáo lý, vào trong cuộc sống, hằng ngày của mình, giữ
thân khẩu ý, luôn luôn thanh tịnh. Ngay trong cuộc sống, nếu như chúng
ta, sinh hoạt bình thường, đi đứng nằm ngồi, tất cả hành động, lời nói ý nghĩ,
đều thể hiện được, tứ vô lượng tâm: từ bi hỷ xả, tâm không phiền não, an nhiên
tự tại, an vui tu tập, sống trong chánh niệm: niệm Phật niệm Pháp, niệm Tăng
chi tâm, tức là chúng ta, đạt được phước báu, trí tuệ viên mãn.
Tu
đúng như vậy, chúng ta đạt tới, niết bàn giải thoát, không còn trầm luân, sanh
tử luân hồi. Tam bảo thường trụ, phước tuệ lưỡng toàn. Kinh sách có
câu:
"Phước
Tuệ lưỡng toàn, thì phương tác Phật".
Nghĩa
là chúng ta, muốn được làm Phật, an nhiên tự tại, thì phải tu phước, tu tuệ
song song, đều đặn như nhau. Ví như con chim, phải đủ hai cánh, mới có thể
bay. Chư Phật là bậc "PHƯỚC TRÍ NHị NGHIÊM", phước báu trí tuệ,
thảy đều trang nghiêm, chính nghĩa như vậy.
Chư Tăng thường được, mọi
người xưng tán, là bậc "TÔN TÚC", nghĩa là các ngài, là bậc tu hành,
đáng tôn đáng kính, bởi vì đầy đủ: phước báu trí tuệ, PHƯỚC TUỆ song tu.
DANH NGÔN
VỀ NIỀM TIN VÀ NGHỊ LỰC SỐNG
--Nếu bạn
thất vọng vì mối tình ước ao bị tan vỡ, hãy nghĩ đến những người chưa từng yêu
hoặc chưa bao giờ được yêu.
--Nếu bạn
bị phản bội, mất lòng tin và bị tổn thương, hãy vượt lên, giữ lại những gì tốt
đẹp nhất còn lại, và đừng tự thương hại mình quá.
--Nếu xe
bị hỏng và bạn phải dắt bộ một quãng đường, hãy nghĩ đến những người khuyết tật
chỉ mong có thể tự bước đi vài bước.
--Nếu bạn
cảm thấy mất phương hướng và không biết mục tiêu sống của mình là gì, hãy nghĩ
đến những bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo, họ đang trải qua những giờ phút cuối
cùng của cuộc đời. Họ yêu quý cuộc sống biết bao nhưng sẽ không có cơ hội để tự
hỏi như thế nữa.
--Đôi khi
sự đấu tranh luôn cần phải có trong cuộc sống. Nếu cuộc sống trôi qua thật suôn
sẻ, chúng ta sẽ không hiểu được cuộc sống, không có được bản lĩnh, nghị lực như
chúng ta cần phải có, cuộc sống thật công bằng, không phải vô cớ mà mọi điều
xảy đến với ta.
--Bạn cần
sức mạnh, nghị lực nên cuộc sống đã đặt ra những khó khăn nghịch cảnh để bạn
vượt qua và trở nên mạnh mẽ hơn.
--Bạn cần
sự hiểu biết và sáng tạo nên cuộc sống đã ban cho bạn đôi bàn tay và trí óc để
khám phá và làm việc.
--Nếu để
ý đến những điều bạn đang có trong cuộc sống, bạn sẽ nhận được nhiều hơn thế.
Còn nếu chỉ để ý đến những điều bạn không có, bạn sẽ thấy mình không bao giờ có
đủ.
--Bạn sẽ
tìm thấy niềm vui khi giúp đỡ người khác bằng tất cả tấm long.
--Nếu
thật sự muốn yêu thương ta phải học cách tha thứ.
--Đừng để
những khó khăn đánh gục bạn, hãy kiên nhẫn rồi bạn sẽ vượt qua.
--Đừng do
dự khi đón nhận sự giúp đỡ, tất cả chúng ta đều cần sự giúp đỡ, ở bất kỳ khoảnh
khắc nào trong cuộc đời.
--Đừng
chạy trốn mà hãy tìm đến tình yêu, đó là niềm hạnh phúc nhất của bạn.
--Đừng
chờ đợi những gì bạn ước muốn mà hãy đi tìm kiếm chúng.
--Không
nên lúc nào cũng bận tâm vào quá khứ, trừ khi là để rút ra bài học kinh nghiệm.
--Hãy cố
gắng thắp lên một ngọn nến còn hơn cứ ngồi nguyền rủa bóng tối.
--Đừng để
tình yêu thiếu vắng trong cuộc đời của bạn bằng cách nói rằng thật khó tìm thấy
nó. Cách nhanh chóng nhất để nhận được tình yêu là cho đi, cách mau chóng nhất để
mất tình yêu là cố giữ nó thật chặt và cách tốt nhất để giữ trọn vẹn tình yêu
là chắp cho nó một đôi cánh.
--Cuộc
đời không phải là một cuộc đua. Nó là một hành trình để chúng ta từng bước
chiêm nghiệm ý nghĩa cuộc sống. điều quan trọng không phải là phần thưởng khi
bạn đến đích mà chính là những gì bạn cảm nhận được trên từng chặn đường đi.
--Thật dễ
có tên mình trong sổ địa chỉ của người khác nhưng sẽ rất khó làm cho hình ảnh
của mình hiện diện trong trái tim của người ấy.
--Thật dễ
tìm kiếm và đánh giá những lỗi lầm của người khác nhưng sẽ khó nhận ra sai lầm
của bản thân mình.
--Thật dễ
làm tổn thương 1 người mà chúng ta hết mực yêu thương nhưng sẽ rất khó hàn gắn
lại vết thương đó.
--Thật dễ
đặt ra những nguyên tắc nhưng sẽ rất khó tuân theo những nguyên tắc do chính
mình đặt ra.
--Thật dễ
bộc lộ những cảm xúc khi chiến thắng nhưng sẽ rất khó nhìn nhận những thất bại
của bản thân.
--Thật dễ
té ngã khi vấp phải một hòn đá nhưng sẽ rất khó đứng dậy và mạnh dạn bước đi
tiếp.
--Thật dễ
thốt ra 1 lời hứa với ai đó nhưng sẽ rất khó giữ được lời hứa của chính mình.
--Thật dễ
nói lời yêu thương 1 ai đó nhưng sẽ rất khó làm cho người đó cảm nhận được tấm
chân tình của bạn.
--Thật dễ
phê bình những lỗi lầm của người khác nhưng sẽ rất khó tự hòan thiện nhưng
khuyết điểm của chính mình.
--Thật dễ
nuối tiếc về 1 điều gì đó đã mất đi nhưng sẽ rất khó nhận ra và trân trọng
những gì ta đang có.
--Nếu tỏ
ra khoan dung sẽ có người cho bạn là dễ dãi. Dẫu thế, bạn hãy cứ bỏ qua cho họ.
--Có
những lúc bạn sẽ thất vọng vì đặt niềm tin không đúng chỗ. Dẫu thế, đừng bao
giờ tỏ ra bi quan hay chán nản, cuọc sống thà bị lừa dối còn hơn không một lần
dám tin.
--Bạn
trao tặng cho cuộc đời tất cả những gì tốt nhất của bạn, nhưng thường thì người
đời vẫn chưa cảm thấy hài -lòng. Dẫu thế, bạn hãy cứ trao tặng những gì tốt đẹp
nhất.
--Dẫu thế
nào đi nữa, hãy bỏ qua những điều làm bạn bị xúc phạm, bị tổn thương hay những
điều bất công mà người khác có thể đối xử với bạn để tiếp tục sống theo cách mà
bạn cho là tốt nhất và đúng nhất. Như thế, dẫu bất cứ lúc nào, và bất cứ điều
gì có thể xảy ra, bạn luôn ngẩng cao đầu và không bao giờ hổ thẹn hay hối tiếc
khi đối diện với luơng tâm của chính mình.
--Hãy
luôn đặt mình vào vị trí của người khác, nếu điều đó làm tổn thương bạn thì nó
cũng sẽ làm tổn thương người khác.
--Nếu
thật sự muốn yêu thương ta phải học cách tha thứ.
--Đừng
quên mỉm cười trong cuộc sống. Nụ cười của bạn mang lại hạnh phúc cho người
xung quanh và do đó cũng đem lại hạnh phúc cho chính bạn.
--Đừng
bao giờ quá bận rộn để quên nói lời “làm ơn” hay “cảm ơn”.
--Tình
yêu là sự trao tặng và đón nhận với lòng tự nguyện chân thành nhất.
--Đừng để
cuộc sống đi qua mắt bạn chỉ vì bạn đang sống trong quá khứ hay tương lai. Bằng
cách sống của mình ngày hôm nay, vào lúc này, bạn đang sống tất cả mọi ngày
trong cuộc đời. Hãy sống bằng tất cả tâm hồn, tình cảm của bạn.
--Nếu tim
bạn bị vỡ vụn, hãy can đảm cầm mảnh còn lại đi tiếp con đường của mình.
--Trong
cuộc sống có rất nhiều điều trùng hợp, sẽ có một ngày 2 đường thẳng song song
sẽ gặp nhau.
--Ai đó
yêu bạn không phải vì bạn là ai mà vì họ sẽ là ai khi họ đi bên cạnh bạn.
--Đừng
bao giờ cau mày hay nhăn mặt thậm chí khi bạn đang buồn, chắc chắn sẽ có ai đó
yêu bạn chỉ vì nụ cười của bạn thôi. Với thế giới bạn chỉ là một cá nhân nhưng
đối với một ai đó, bạn là cả thế giới.
--Đừng
khóc vì một việc đã qua, hãy cười vì mọi việc đang chờ phía trước.
--Cuộc
sống của bạn chỉ thật sự ý nghĩa và trọn vẹn khi bạn biết giữ gìn và nuôi dưỡng
ước mơ, biết ghi nhận, biết tin vào những lời hứa. Đừng bao
giờ cau
mày hay nhăn mặt thậm chí khi bạn đang buồn, chắc chắn sẽ có ai đó yêu bạn chỉ
vì nụ cười của bạn thôi. Với thế giới bạn chỉ là một cá nhân nhưng đối với một
ai đó, bạn là cả thế giới.
--Đừng
khóc vì một việc đã qua, hãy cười vì mọi việc đang chờ phía trước.
--Cuộc
sống của bạn chỉ thật sự ý nghĩa và trọn vẹn khi bạn biết giữ gìn và nuôi dưỡng
ước mơ, biết ghi nhận, biết tin vào những lời hứa, trân trọng những lời hẹn
ước, biết can đảm bước ra từ nỗi đau, biết vượt lên học hỏi sau những thất bại,
sai lầm. Và may mắn biết bao khi trong cuộc đời bạn có những người bạn chân
thành và một tình yêu sâu đậm.
--Hãy học
cách sống hạnh phúc với những gì bạn có trong khi vẫn theo đuổi những gì bạn muốn.
--Bạn
phải nắm giữ được trái tim của người bạn cần trước khi trí não của họ có thể
phát huy tối đa được tiềm năng của nó.
--Tuổi
thơ báo hiệu cho đời người, cũng như buổi sáng báo hiệu cho một ngày.
--Thành
công không tự tại, tự tại không thành người.
--Người
chưa từng có nỗi hoảng sợ tuyệt đối không có hy vọng.
--Không
có đức tính nào vĩ đại hơn tình yêu không kỳ thị.
--Có
những lời hứa vẫn chỉ là lời hứa dù bạn luôn mãi mong đợi, nhưng nhờ những lời
hứa ấy, bạn biết hy vọng và nuôi dưỡng niềm tin.
--Có
những ước hẹn mãi chỉ là hẹn ước với 1 người đã ra đi, nhưng nhờ có nó, bạn mới
thấy được giá trị của hạnh phúc khi có người trở về.
--Có
những nỗi đau không thể nguôi ngoai dù có bàn tay của thời gian xoa dịu, nhưng
chính những nỗi đau ấy sẽ giúp bạn trưởng thành hơn.
--Có
những sai lầm không bao giờ sữa chữa được, nhưng chúng sẽ làm bạn biết suy nghĩ
cẩn trọng hơn trước khi đưa ra những quyết định sau này.
--Có
những lần tình cờ gặp nhau đơn giản chỉ để biết mặt rồi nhanh chóng lãng quên,
nhưng sẽ có lúc bạn nhận ra rằng những người bạn gặp trong đời không phải là sự
ngẫu nhiên mà là có duyên sắp đặt.
--Có
những cuộc tìm kiếm gần như vô vọng, nhưng nhờ có nó, bạn biết được sức mạnh và
điều kì diêu của tình yêu.
--Niềm
tin là một sức mạnh có thể biến điều không thể thành có thể
--Bạn cần
lòng can đảm nên cuộc sống đã đem đến những thử thách để bạn vượt qua sự yếu
hèn.
--Cuộc
sống không cho bạn tất cả những gì bạn mơ ước, nhưng cuộc sống cho bạn quyền
được lựa chọn ước mơ và quyền được thực hiện nó.
--Hãy cảm
ơn vì những điều bạn mong muốn vẫn chưa đến. Bởi vì nếu tất cả đã có rồi, cuộc
sống sẽ kém phần thú vị vì bạn khp6ng có gì để mong đợi, hy vọng vào ngày mai.
--Hãy cảm
ơn những điều bạn chưa biết. Bởi nếu không, bạn sẽ không trưởng thành lên được.
--Hãy cảm
ơn những lúc bạn gặp khó khăn, bởi nếu không có khó khăn, bạn sẽ không có cơ
hội để hiểu mình và trải nghiệm cuộc sống.
--Hãy cảm
ơn vì bạn đã mắc phải những lỗi lầm, bởi nếu không, bạn không có cơ hội nhìn
lại mình để hoàn thiện hơn.
--Hãy cảm
ơn những thất bại mà bạn đã gặp, bởi chính những bài học kinh nghiệm từ những
thất bại đó sẽ tạo nên những thành công sau này của
bạn.
--Thật dễ
dàng để nói lời cảm ơn với những điều tốt lành trong những dịp tốt đẹp, nhưng
cuộc sống cần hơn những lời chia sẻ chân thành trong những hoàn cảnh không may
mắn và bất hạnh.
--Bước
thứ nhất để đạt tới sự thông thái là im lặng. Thứ hai là
biết lắng
nghe người khác nói.
--Vì
chúng ta có mơ ước nên mới trở thành vĩ đại. tất cả những vĩ nhân đều là người
biết mơ ước.
--Hãy làm
tất cả những gì có thể, với những gì bạn có và tại nơi bạn đang đứng.
--Khả
năng duy nhất, sự chân thật duy nhất, sự vĩnh hằng, vui sướng lớn nhất có thể
đến từ 3 điều: công việc, tình yêu và sự kiềm chế.
--Có
những món quà được trao đi để tiếp tục trao cho những người khác.
--Mực có
thể tẩy được nhưng ký ức thì không thể xóa nhòa theo thời gian.
--Nếu
chẳng may bạn phạm phải lỗi lầm, kể cả những lỗi lầm lớn, hãy luôn nhớ rằng còn
có cơ hội khác cho bạn chuộc lỗi. Thất bại không phải là vấp ngã, mà là cứ nằm
lì sau khi ngã.
--Hãy làm
những gì bạn có thể làm cho người khác, với những gì bạn có và bất cứ ở nơi
đâu.
--Sự khác
biệt giữa những người thành công và những người thất bại không phải là ở sức
mạnh, kiến thức hay sự hiểu biết, mà là chính ở ý chí.
--Có 1
nghịch lý: Hạnh phúc thật sự chỉ đến khi bạn biết cho đi chứ không phải nắm giữ
thật chặt.
--Hãy
nhìn ra thế giới xung quanh để thấy rằng bạn vẫn còn hạnh phúc so với những đau
khổ mà người khác phải gánh chịu.
--Một
niềm vui sẽ chẳng bao giờ được gọi là tuyệt diệu nếu điều ấy không trở thành kỉ
niệm.
--Cuộc
sống không bao giờ là bế tắc thật sự hay có khái niệm mất tất cả một khi bạn
còn có niềm tin.
--Trong
cuộc sống, nơi nào có người chiến thắng thì nơi đó có kẻ thua cuộc, nhưng người
biết hy sinh vì người khác luôn là người chiến thắng.
--Không
tin vào chính mình, tức là bạn đã thất baị một nữa trước khi bắt đầu.
--Kỹ niệm
lúc nào cũng bền vững còn hơn nét mực.
--Sự chia
sẻ và tình yêu thương là điều quý nhất trên đời.
--Cho dù
hoàn cảnh hiện tại có tồi tệ thế nào đi nữa, sẽ không có thời điểm nào cho sự
bắt đầu tốt hơn là bây giờ.
--Trong
bất kì hoàn cảnh nào dù là tồi tệ nhất, chúng ta cần phải có niềm tin.
--Sự sống
là tuyệt phẩm cao quý nhất của thời gian.
--Niềm
tin vào chính mình và vào cuộc sống quyết định sự thành công hay thất bại của
chính bạn.
--Những
ký ức và kỉ niệm đẹp đẽ sẽ giúp con người vượt qua thách thức của cuộc sống.
--Không
có gì trên đời xảy xa nếu trước đó là một ước mơ.
--Còn gì
ý nghĩa hơn việc giúp một người bất hạnh nhận ra rằng mình không bất hạnh.
--Người
ta có thể quên đi điều bạn nói, nhưng những gì bạn để lại trong lòng họ thì
không bao giờ phai nhạt.
--Niềm
tin vào chính mình có sức mạnh xua tan bất kỳ hoài nghi nào của người khác.
--Khi tự
nhìn nhận cuộc sống mình đã là hoàn hảo, không còn mục đích lớn lao gì nữa thì
có nghĩa là cuộc sống của bạn đang mất đi rất nhiều ý nghĩa.
--Mỗi
người đều có một tâm tư và sự lựa chọn riêng cho mình.
--Chính
trong lao động và chỉ có lao động, con người mới trở nên vĩ đại và có niềm tin
trọn vẹn.
--Nếu chỉ
nhìn vào vẻ bề ngoài của một người thì có lẽ bạn sẽ thất vọng, nhưng nếu nhìn
theo cách mà bạn mong muốn thì nhất định họ sẽ trở thành người bạn mong đợi.
LÀM SAO TU THEO ĐỨC PHẬT
LƯƠNG TÂM VÀ PHẬT TÂM
LỜI DI HUẤN CUỐI CÙNG CỦA ĐỨC PHẬT
PHẬT DẠY CÂU CHUYỆN NĂM NGƯỜI MÙ
PHẬT
HỌC TỊNH QUANG SỐ 25
Ý
NGHĨA LỄ CẦU NGUYỆN