TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)

TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)
TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)

Saturday 28 May 2016

*** TAI HẠI CỦA MÊ TÍN DỊ ĐOAN - THẦN THÔNG PHÉP LẠ





Thứ Sáu 3-6-2016 VP.PHTQ.CANADA vừa nhận được thư của độc giả hỏi về sự cầu nguyện như sau:
- Hỏi:
Kính thưa Thầy, con là Phật Tử hiện ở Toronto, thường đi chùa cầu nguyện mỗi tuần ở các chùa Toronto, Mississauga, Kitchener, London. Con có đọc trên báo thấy có đăng lời cầu nguyện Quán Thế Âm Bồ Tát 9 lần mỗi ngày trong 9 ngày sẽ được toại nguyện. Con làm theo nhưng không thấy hiệu quả gì cả. Con phone tòa báo thì họ nói phải đăng lời nguyện này truyền cho người khác mới có hiệu quả. Con liền đóng tiền đăng 9 tuần liên tiếp, cũng chả thấy gì hết. Nhà báo liền bảo con thử đọc lời nguyện Chúa Cứu Thế xem sao và cũng phải đăng báo mới có hiệu quả. Con làm theo y như vậy cũng chẳng thấy kết quả gì hết Thầy ơi! Nhà báo nói có lẽ con chưa thành tâm nên Chúa Phật chưa cảm ứng. Thầy nghĩ coi, chồng con bị ở tù mà con chẳng hết lòng thành tâm thì sao được chứ? Con cầu nguyện cho chồng con sớm ra khỏi tù để tiếp tục làm ăn. Thầy ơi! Con nghe người ta đồn rằng Thầy là bậc chân tu cao tăng đắc đạo, chuyện đời Thầy cũng giỏi, chuyện đạo Thầy còn giỏi hơn nhiều Thầy khác. Thầy từ bi có cách gì giúp cho con được không? Chồng con ra tù làm ăn khá hơn, con sẽ hậu tạ Thầy. Con Diệu Hỷ Lạc.

- Đáp:
Kính thưa Quí vị,
Thế gian này đầy dẫy những phiền não và khổ đau.
Muốn thoát khỏi phiền não khổ đau, con người tìm đến tín ngưỡng và tôn giáo cầu nguyện.
Nhưng cầu nguyện có được gì đâu?
Con người ai cũng biết như vậy, nhưng không mấy ai muốn thoát ra và cũng chẳng mấy ai thoát ra nổi.
Tại sao vậy? Bởi con người không xét thấy phiền não và khổ đau do đâu mà sanh ra?
Câu trả lời chính xác là:
phiền não và khổ đau do tâm tham lam, tâm sân hận, tâm si mê sanh ra.
Ngay chính những người gọi là "tu hành" ở trong các chùa xưa nay cũng đầy dẫy phiền não và khổ đau
bởi do tâm tham sân si còn lẫy lừng hơn bá tánh.
Từ đó nhà chùa hướng dẫn bá tánh sa vào con đường phiền não khổ đau không khác.
Nhà chùa gạt gẫm bá tánh và truyền bá mê tín dị đoan
qua các hình thức cầu nguyện, lễ hội,
cúng kiến, trai đàn bạt độ.
Rồi đến nhà báo nói láo ăn tiền cũng tiếp tay truyền bá mê tín dị đoan.

Quí vị nên nhớ cho:
1. Chúa cũng chết thảm. Phật cũng chết lâu rồi.
2. Các đại đệ tử cũng đã chết - có người chết thảm. Chúa Phật có cứu được ai đâu?
3. Các ông sư, các ông cha, bệnh cũng phải uống thuốc, đi bệnh viện,
làm bậy phạm pháp cũng đi tù như bất cứ ai.
4. Đừng bao giờ thần tượng bất cứ chức sắc nào của các tôn giáo.
Không có vị nào hơn Chúa, hơn Phật cả.
Không có vị nào cứu được ai cả.
Giáo Hoàng cũng sợ bị bắn khi tiếp xúc với công chúng nên phải đi xe chống đạn.

Con người dù theo bất cứ tôn giáo nào cũng phải ghi nhớ các điều trên đây.
Muốn thoát khỏi phiền não khổ đau, con người phải:
1. Tránh làm các điều ác, các việc bất thiện.
2. Siêng làm các việc phước thiện.
3. Giữ tâm ý trong sạch.

Ngoài ra, kính mời Quí vị tham khảo thêm các LINKs:
VP. PHAT-HOC TINH-QUANG CANADA


 


Quán Âm Ra Đời
Nếu không gửi mà xóa đi 9 năm cũng sẽ không gặp may.
Hôm nay là ngày Quan Âm ra đời
9 lộc, 99 thọ, 999 phúc, 9999 hy vọng, 99999 tai qua, 999999 bình an.
Thần tiên sẽ phù hộ cho bạn và cả người thân. Gửi tin nhắn nầy đến ít nhất 9 người. Sau 9 ngày sẽ luôn gặp may mắn. Nếu không gửi mà xóa đi 9 năm sẽ không gặp may. Gửi đi nhé, linh lắm đó (you do not have to be buddhist to be bless with good luck).
 
Kính mời xem bài viết 
"Quán Âm Ra Đời"
theo link:
 
Hình ảnh bọn tà sư thi hành tà pháp "Trai Đàn Bạt Độ" của Tàu phù xâm nhập vào sinh hoạt chùa chiền
bày trò mê tín dđoan gạt gẫm bá tánh u mê.
Đây không phải là chánh pháp. Đây là tà pháp. Đây là tà đạo.
Hình ảnh bá tánh u mê cầu khẩn van xin nơi chùa chiền
bá tánh cầu Chúa cầu Phật có được gì đâu?
Tại sao Chúa Phật ban cho người này - không ban cho người khác?
 các hoa hậu này đang cầu nguyện trong chùa
 lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll

TAI HẠI CỦA MÊ TÍN DỊ ĐOAN - THẦN THÔNG PHÉP LẠ
Tỳ-Khưu Thích-Chân-Tuệ

Trên đời này có, rất nhiều người thích, thần thông phép lạ, chứ không quan tâm, tu tâm dưỡng tánh. Chẳng hạn như là: họ rất thích được, chứng thiên nhãn thông, và thiên nhĩ thông. Tức là khả năng, thấy được ngàn dặm, nghe được ngàn dặm, xuyên sơn cách vách.  Những người như vậy, nếu được thần thông, không còn an ổn, chắc chắn khổ đau, vô cùng vô tận.
 
Tại sao như vậy?  Bởi vì nên biết, những lời sau lưng, lời nói sau vách, lời nói nơi xa, thường là những lời, nói rất khó nghe, như bò kéo xe, không nói trước mặt, đó là những lời, phát từ tâm ma, không phải tâm Phật, chẳng hạn như là: tâm tham sân si, ganh tị đố kỵ, hơn thua phải quấy, thị phi đúng sai. 

Trong sách có câu: "Tiếng lành đồn gần. Tiếng dữ đồn xa". 
Khi nghe được những, lời nói như vậy, bởi vì không biết, tu tâm dưỡng tánh, chắc chắn con người, khởi tâm tức giận, cuộc sống bất an, bắt đầu cho những, phiền não khổ đau, xảy ra sau đó, bởi do tâm ma, từ chính mình ra, khiến mình phản ứng, đối chọi trả đủa, những điều nghe được, những điều thấy được, do thiên nhĩ thông, do thiên nhãn thông! 
Bởi vậy cho nên, đạo Phật chủ trương: tu tâm dưỡng tánh, dừng nghiệp chuyển nghiệp, chuyển hóa cuộc đời, phiền não khổ đau, biến thành an lạc, hạnh phúc trần gian. 
Ở trong đạo Phật, không hề quan trọng, các chuyện thần thông, phép lạ kỳ hoặc, không cần biết đến, tượng đá biết khóc, thiệt hay là không, không cần biết đến, tranh chảy nước mắt, thiệt hay là không, không cần biết đến, thần thánh hiện ra, ở trên vách tường, trên các đám mây, trên các ngọn cây, trên nóc nhà thờ, trên các cánh đồng, hay trong giáo đường, trong các chùa miễu, thiệt hay là không.
 
Tại sao như vậy?  Bởi vì nên biết, những chuyện thần thông, không thiệt không tưởng, chẳng hề đem lại, ích lợi gì cả, cho việc tu học, tu tâm dưỡng tánh, chẳng hề đem lại, an vui lợi lạc, cho bất cứ ai.  Người nào chỉ biết, quan tâm đến chuyện, thần thông phép lạ, linh thiêng huyền bí, mơ mơ hồ hồ, cầu nguyện van xin, tức là người đó, lạc vào tà giáo, hành theo ngoại đạo, không phải Chánh Pháp, đúng của đạo Phật, dù người đó là: tu sĩ tại chùa, Phật Tử tại gia!  

Hơn nữa chúng ta, cần lưu ý rằng: chính con người thường, làm việc cứu xét, phong thánh phong thần, cho nhiều người khác, qua đời trước kia, vì không giữ được, mạng sống của họ, nên phải hy sinh.  Để rồi sau đó, cũng chính con người, cầu nguyện thần thánh, trở lại giúp đỡ, phù hộ độ trì, bảo vệ gìn giữ, chính thân mạng mình, và linh hồn mình!  Thực là lẩn quẩn!  Thực là loanh quanh!  Thực là ngây thơ!  Như người đang mơ, chưa chịu tỉnh thức! 
Đối với lời nói, sách vở cổ kim, từ đông sang tây, ca dao tục ngữ, truyền miệng thế gian, có thực là nhiều, chẳng hạn như là: 

"Ăn thì phải nhai, nói thì phải nghĩ". 
"No ăn mất ngon. Giận nói mất khôn". 
"Thân giáo hơn là khẩu giáo". 
"Người khôn nói ít hiểu nhiều. Người ngu nói mấy cũng liều tấm thân". 
"Nên làm gương hơn là nói bằng lời". "Deeds speak louder than words".
"Người khôn nói ít mà hay. Người nào nói lắm dù hay cũng nhàm". 
"Hay làm hơn là hay nói. Hay nói không bằng nói hay". 

Người ta thường chê những kẻ "Năng thuyết bất năng hành", tức là những kẻ, chỉ biết nói suông.  Chẳng hạn như là: sống trong gia đình, muốn có hạnh phúc, người làm cha mẹ, nên phải làm gương, cho con bắt chước, người nào hn xược, con cũng làm theo, người nào gian dối, con cũng dối gian, làm sao đàng hoàng, thẳng ngay cho được?  Nhân nào quả nấy!  Hình nào ảnh nấy! 

Trong sách có câu: "Trên đường chó sủa, cứ mặc chó sủa, đoàn người đang đi, vẫn tiếp tục đi", có ngụ ý rằng: người đời thường hay, lắm lời nhiều chuyện, lắm miệng to mồm, thường xen vào chuyện, của nhiều người khác, thường hay chơi trò, thọc gậy bánh xe, thường thích ngậm máu, phun người lấm lem, thường phao tin đồn, rêu rao nhảm nhí, nản chí người ngay, thường hay phê phán, cho người đâm chán, chẳng muốn làm gì, ích lợi mọi người.  Người đời cho đó, là hạng chó sủa, chẳng đáng quan tâm, vững lòng tiến bước, đoàn người cứ đi, chẳng vì chó sủa, đâm ra nản lòng, thối chí uổng công. Tuy nhiên người biết, tu tâm dưỡng tánh, thường không ví họ, tệ hại như chó, theo thói thường tình, không coi những người, thường hay mắng chửi, hay thường tâng bốc, là những kẻ thù. 

Tại sao như vậy?  Bởi vì thế này, nếu làm như vậy, tâm mình bị động, bực bội bất an, công phu tu tập, khó mà khá được.  Trái lại, chúng ta nên coi, họ như những bực, thiện hữu tri thức, những vị giám khảo, trên đường tu đạo, thử thách tâm mình, tu tập đến đâu, nếu biết chăn trâu, hãy giữ tâm mình, bình tĩnh thản nhiên, an nhiên tự tại, trước mọi sóng gió, mọi tiếng khen chê, phê bình chỉ trích, nói khích nói trêu, vững tâm bồ đề, chẳng hề lay chuyển. Làm được như vậy, công phu tu tập, mau chóng đạt thành, kết quả mỹ mãn. 

Tóm lại nếu như, chúng ta thực hành, "y nghĩa bất y ngữ" được bao nhiêu, cuộc sống chúng ta, an lạc hạnh phúc, tương ứng bấy nhiêu.  Y nghĩa bất y ngữ giúp con người, cải thiện đời sống, chuyển hóa hoàn cảnh.  Hoàn cảnh an vui, hay là khổ não, đều do chúng ta, tạo ra gây ra.
 
Trong Kinh Hoa Nghiêm, Đức Phật có dạy: "Nhất Thiết Duy Tâm Tạo". 
Nghĩa là tất cả mọi sự mọi việc đều do tâm của chúng ta tạo ra.  Hiểu sai lời nói, chấp chặt ngôn ngữ, chắc chắn sinh sự.  Sinh sự sự sinh.  Nếu như chúng ta, muốn sống trong cảnh, an nhiên tự tại, thì hãy ráng nhớ: "y nghĩa bất y ngữ".  Thực là đơn giản!  
Trong sách Phật học, các từ ngữ như: "vô học", "hư thân", ý nghĩa thâm sâu. Người muốn thực hành, tu tâm dưỡng tánh, phải học kinh điển, và đem áp dụng, đời sống hằng ngày.  Cho đến lúc nào, không chỗ chứng đắc, không phải học nữa, lúc đó được gọi: là bậc vô học, tức là bồ tát.  Còn cái từ ngữ, hư thân nghĩa là: cái thân tứ đại, tất cả chúng ta, đều là giả tạm, hư dối không thực, tạm bợ vô thường, biến đổi luôn luôn, tùy theo thời gian, cho đến lúc bị, hư hoại mất đi, về với cát bụi.  Ở ngoài thế gian, cũng những chữ đó, nhưng có nghĩa khác, ý xấu tiêu cực, thường dùng ám chỉ, miệt thị người khác. 

Trong Kinh Di Giáo, Đức Phật có dạy: 
Không nên quan tâm, đến chuyện thế gian.
Không nên loan truyền, các loại tin đồn. 
 
Tây phương dịch là: "You should not concern yourselves with worldly affairs, nor yet circulate rumours". Tại sao như vậy? Bởi vì nên biết, các chuyện thế gian, thường là những chuyện, nhơn ngã thị phi, phải quấy đúng sai, tranh chấp hơn thua.  Các loại tin đồn, thường không căn cứ, không có xác thực, không đáng tin cậy, khó kiểm chứng được, chỉ nhằm làm hại, thanh danh người khác.  

Những chuyện thế gian, các loại tin đồn, thảy đều làm cho, tâm trí con người, bất an chao động, có hại mà thôi, chẳng ích lợi gì, đem đi rao truyền!  Những kẻ xấu mồm, các người xấu miệng, lấy làm thích thú, khi thấy chúng ta, bực bội bất an, vì những lời nói, cố ý của họ.  Đó chính là điều, mà họ mong muốn.

 
Hình ảnh tà sư thích tâm minh (Australia) chuyên hành tà pháp "Trai Đàn Bạt Độ" 
đang giở trò bắt ấn phù phép tào lao

bá tánh dâng cúng phẩm vật hối lộ thần thánh theo kiểu "tín ngưỡng dân gian"
tà pháp "Trai Đàn Bạt Độ" ban nước thánh trì chú dược sư trị bá bệnh - chiêu trò gạt gẫm của bọn tà sư
tà sư Tây Tạng này đang hành tà pháp của bọn tà đạo phun nước lên đầu lên cổ bá tánh ban phép, trị bá bệnh
llllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll 

Vì mê tín dị đoan mẹ tiếp tay giết con đẻ - làm sao tránh khỏi những tác dụng tai hại do mê tín dị đoan gây ra?


Hỏi: 
- Kính thưa Quí Thầy,
Theo như chủ trương của VP.PHTQ.CANADA, tôn giáo có những hình thức nghi lễ đầy vẻ mê tín dị đoan. Chúng tôi xin nêu lên các thắc mắc sau đây, kính mong Quí Thầy từ bi giải đáp: 
1. Phật giáo có những hình thức nghi lễ mê tín dị đoan hay không?
2. Thế nào là mê tín dị đoan?
3. Mê tín dị đoan có tác dụng tai hại như thế nào?
4. Con người nói chung, Phật tử nói riêng, làm sao tránh khỏi những tác dụng tai hại do mê tín dị đoan gây ra?
Chúng tôi rất cám ơn Quí Thầy và sẽ tiếp tay phổ biến những lời giải thích quí báu của Quí Thầy để giúp bá tánh tránh được những phiền não khổ đau trong đời sống do sự mê tín dị đoan gây ra. Kính chúc Quí Thầy vô lượng an lạc.
Thay mặt một số Phật Tử trên các diễn đàn
Kính thư,
Phật Tử Tuệ Tâm Giác
llllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll

Đáp: 
- Kính thưa Quí vị,
Trong đời sống hàng ngày xưa nay, có những điều người đời tin không căn cứ, không giải thích, thường gọi là tín ngưỡng dân gian. Đối với các niềm tin này, xin miễn bàn.
Nơi đây, VP.PHTQ.CANADA chỉ đề cập đến các hình thức sinh hoạt của một tôn giáo, có tín đồ, có chức sắc, có giáo hội. 

VP.PHTQ.CANADA giải thích các thắc mắc của Quí vị như sau:

1. Phật giáo có những hình thức nghi lễ mê tín dị đoan hay không?
Đáp: 
Thưa có. Rất nhiều. Chẳng hạn như: các lễ trai đàn bạt độ, các pháp hội dược sư, các pháp hội địa tạng, các lễ cúng cô hồn, các lễ hội quán âm, trì tụng chú đại bi vào chai nước.
Xin tham khảo các LINKs:

2. Thế nào là mê tín dị đoan? 
Đáp: 
Mê tín dị đoan là tin tưởng những điều u mê, không có thực, không thực tế, không đúng chánh pháp. Trong Phật giáo gọi là tà pháp. Chẳng hạn như: niệm Phật cầu vãng sanh không cần kinh sách, nhà sư có khả năng cầu siêu độ cho thân nhân bá tánh từ bảy đời nhiều kiếp, khi sống không cần tu chung vào hủ tro nghe tụng kinh sẽ siêu thoát.
Xin tham khảo các LINKs: 

3. Mê tín dị đoan có tác dụng tai hại như thế nào?
Đáp:
Mê tín dị đoan có tác dụng vô cùng tai hại trong đời sống hàng ngày, thường có hậu quả phiền não khổ đau như câu chuyện dưới đây:

Vì mê tín dị đoan mẹ tiếp tay giết con đẻ
Xin tham khảo các LINKs:

4. Con người nói chung, Phật tử nói riêng, làm sao tránh khỏi những tác dụng tai hại do mê tín dị đoan gây ra?
Đáp:
Dù theo bất cứ tôn giáo nào, con người muốn tránh tai hại của sự mê tín dị đoan, cần suy ngẫm và hành động theo phương châm: "vô ngã vị tha" - nói nôm na là "quên mình vì người" - chớ có cầu khẩn van xin thượng đế hay thần thánh, nhất là chớ tin lời các chức sắc tôn giáo (các cha, các sư thường gạt gẫm những người u mê, nhẹ dạ, để lôi kéo tín đồ vì lợi dưỡng). Thêm nữa, trước bất cứ việc gì, con người chớ có vội tin, hãy suy xét cẩn thận qua trí tuệ sáng suốt trước khi tin theo và hành động.
Xin tham khảo các LINKs:
  

vì mê tín dị đoan mẹ tiếp tay giết con đẻ
Phẫn nộ mẹ tiếp tay giết con đẻ vì mê tín dị đoan
  15:50 -  9 Tháng Năm 2016
Ngày 9/5, TAND TP.HCM đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm, tuyên phạt bị cáo Huỳnh Lan Thảo (SN 1973) 3 năm tù về tội “Hành nghề mê tín dị đoan”, cùng tội danh tòa tuyên phạt các bị cáo Phạm Nguyễn Hoàng Anh (SN 1974), Lê Hồng Sơn (SN 1960) 2 năm 6 tháng tù treo, Nguyễn Thị Kim Loan (SN 1984) và Nguyễn Thị Ri (SN 1973 cùng ngụ tại TPHCM) 2 năm tù treo.

Theo cáo trạng, Thảo cùng con trai sống chung tại nhà cha mẹ ruột của Thảo ở quận Bình Thạnh. Năm 2012, khi người ông qua đời, con trai Thảo bắt đầu phát bệnh với những hành động thường xuyên la hét, phải nghỉ học. Thảo đưa con đi khám, chữa trị nhiều nơi nhưng không thuyên giảm.



Bị cáo Thảo tại phiên tòa sáng 9/5
Bị cáo Thảo tại phiên tòa sáng 9/5/2016
“Có bệnh vái tứ phương”, Thảo đưa con đi chùa cúng bái. Đứa bé 15 tuổi này cũng tỏ ra thích thú, sau một thời gian thì bệnh có vẻ thuyên giảm đi khá nhiều. Từ đó, Thảo chỉ tập trung vào chuyện cúng bái cho con thay vì chú trọng đến y học. Tại đây Thảo mua nhiều tượng phật về để làm nơi thờ phụng và cho con trai cúng bái theo ý mình.

Ngày 18/2/2014 (đêm giao thừa), Thảo gọi điện cho bốn người bạn là Sơn, Anh, Loan, Ri đến chung cư tụng kinh và làm lễ hồi sinh, “nhập thánh” do con trai làm.
Đến rạng sáng hôm sau, con trai Thảo dùng dây vải màu đỏ quấn quanh cổ rồi kêu mọi người siết mạnh để làm lễ. Được một lúc thì con trai Thảo ngất đi vì nghẹt thở, mọi người sợ hải và dừng lại. Lúc này thay vì xem tình trạng của con, Thảo lại kêu “Không được bỏ ra, tiếp tục siết chặt để Thánh không hành xác” để giúp con trai bớt đau đớn khi tỉnh lại.
Nghe vậy, Sơn, Anh, Loan, Ri tiếp tục siết cổ cho đến khi cháu bé gục xuống nền nhà mới dừng lại, cả nhóm tiếp tục tụng kinh đến sáng. Lúc này Thảo phát hiện con trai chết từ bao giờ. Thảo sau đó đã khai nhận toàn bộ hành vi của mình tại cơ quan chức năng.
HĐXX tại phiên sơ thẩm nhận định, các bị cáo đều có công việc ổn định, nhưng chỉ vì quá mê tín dị đoan dẫn đến hành vi thiếu suy nghĩ làm con Thảo tử vong. Mức án trên được xem là thích đáng, vừa đủ để các bị cáo nhận ra hành vi sai trái của mình. Với Thảo, ngoài mức án phải nhận, cô sẽ còn ray rứt lương tâm cả đời bởi sự mê tín của mình.

Theo Dân Việt


 PHẬT TÂM PHẬT TƯỚNG
(Tập san PHẬT HỌC TỊNH QUANG số 14)

Trong các sinh hoạt hay nghi lễ của Phật giáo, các hình tượng chư Phật, chư Bồ Tát luôn luôn được tôn trí nơi trang nghiêm thanh tịnh nhất, để  mọi người chiêm ngưỡng, lễ bái, 
cầu nguyện và phát khởi tín tâm.

Các hình tượng được làm bằng bất cứ vật liệu nào, đơn sơ như gỗ, đá, xi măng, thạch cao, hay quí giá hơn như vàng, bạc, đồng, ngọc thạch, đá quí, kim cương, cũng chỉ có giá trị vật chất, giúp cho việc hành lễ được long trọng, trang nghiêm, giúp cho người tu theo Phật tăng trưởng sức tinh tấn tu tập theo chánh đạo, hướng tín tâm ban đầu theo chánh tín và chánh kiến.
Giá trị tinh thần đích thực chính là Giáo Pháp của đức Phật.

Người tu theo Phật nương theo hình tượng chư Phật, để lễ bái, cầu nguyện, cúng dường, phát tín tâm tìm hiểu những lời dạy của đức Phật để tu tập và áp dụng vào trong thực tế đời sống hàng ngày.

Nhờ đó, người tu theo Phật mới thấy và cảm nhận được pháp vị mầu nhiệm thực tế của chánh pháp.  Từ đó, người tu theo Phật ngộ đạo, thoát khỏi cảnh vô minh, tà kiến, mê tín, dị đoan, không còn ngộ độc như bấy lâu nay.

Người tu theo Phật khi đã khai mở được trí tuệ bát nhã, khác với trí thức thế gian, sẽ thấy giáo lý đạo Phật rất hữu ích cho đời sống thực tế của mọi người, giúp con người vượt qua được những phiền não và khổ đau, không phân biệt là Phật tử hay không là Phật tử.

Nói một cách khác, một người không phải là Phật tử, không cần đi đến chùa lễ bái thường xuyên, không cần phải thờ lạy tượng Phật, nhưng luôn luôn thực hành lời dạy:
 1. Không làm các điều ác.
2. Siêng làm các điều thiện.
3. Giữ tâm luôn thanh tịnh.

Người này sẽ sống đời an lạc và hạnh phúc. Tiến thêm bước nữa, sẽ được giác ngộ và giải thoát.
 Cho nên, chúng ta cần ghi nhớ: trong đạo Phật không có hình tượng nào gọi là linh tượng, theo nghĩa linh thiêng huyền bí, cầu gì được nấy, cũng không có hình tượng nào gọi là thánh tượng, theo nghĩa các vị thánh là bậc bề trên không ai đạt được, chuyên ban phước giáng họa.

Trong đạo Phật, chỉ có tôn tượng, theo nghĩa hình tượng để tôn thờ, lễ bái, noi theo gương tu hành và công hạnh cao quí, đáng tôn kính, để sống đời và tu tập đúng chánh pháp, hành đúng chánh đạo, cuối cùng là trọn thành Phật đạo. Cũng có những hình tượng gọi là bảo tượng, theo nghĩa hình tượng quí báu, vật chất và tinh thần, hoặc có giá trị theo chiều dài lịch sử.

Chúng ta nên biết: hình tượng làm bằng gỗ, bằng thạch cao  không chịu được búa bổ; hình tượng làm bằng vàng, đồng, không chịu được lửa thiêu đốt. Các hình tượng dù bằng vật liệu nào cũng chịu qui luật vô thường: thành, trụ, hoại, diệt.

Trong Kinh Kim Cang, đức Phật có dạy:
Phàm sở hữu tướng, giai thị hư vọng.
 Nghĩa là: Trên đời này, vật gì có hình tướng đều là hư vọng, nay hiện hữu, mai mất đi, không tồn tại vĩnh viễn.

Trong Kinh Kim Cang, đức Phật cũng dạy:
 Nhược kiến chư  tướng phi tướng, tức kiến Như Lai.
 Nghĩa là: Qua hình tướng các tôn tượng chư Phật, nhưng không chấp tướng Phật ngọc  Phật vàng, Phật đồng, hay Phật gỗ, ta mới thấy được, 
ngộ được Phật Tâm, Phật Tánh Như Lai, bằng trí tuệ bát nhã.

Bằng như mê tín chấp tướng, dù là tướng Phật ngọc giá trị bạc triệu, hậu quả là ngộ độc bởi hoa mạn-đà-la, hay ánh sáng mạn-đà-la, hào quang 5, 7 màu, do các tà sư tuyên truyền bá láp, bán rao tà pháp, hưởng danh thu lợi.

Chúng ta thử xét qua vài trường hợp sau:

1. Các hình tượng Phật vĩ đại, rất cổ xưa ở xứ Afghanistan, được điêu khắc dựa theo triền núi đá, đã tồn tại hàng trăm năm, ngàn năm qua, nhưng vào năm 2001 chánh quyền Taliban đã dùng bộc phá, đại bác phá hủy hoàn toàn, mặc dù có lời can thiệp của Liên Hiệp Quốc, cũng như lời phản kháng mạnh mẽ của các quốc gia trên thế giới.

2. Các hình tượng Phật được coi là linh thiêng được thờ trong các ngôi chùa danh tiếng của Phật giáo Tây Tạng, được bao nhiêu chức sắc, tu sĩ người Tây Tạng, cũng như khách thập phương, thờ cúng, lễ bái, nhưng vẫn bị tàn phá, hủy hoại trong trận động đất khinh khủng đầu năm 2010.

3. Tượng Phật Ngọc được đặt tên là hòa bình thế giới, hình thành do người Tây Tạng và đệ tử người Úc năm 2009, được đem triển lãm khắp các nơi có chùa người Việt, gây được phong trào cung nghinh và chiêm bái trong giới Phật tử người Việt và một số dân cư địa phương nơi triển lãm.

Tượng Phật Ngọc này, tuy có giá trị vật chất hàng triệu đô la, đem lại tín tâm và niềm hỷ lạc cho vô số người đến chiêm bái, cầu nguyện, nhưng vẫn cần sự bảo vệ của con người, tránh sự phá hoại của kẻ gian. Bằng cớ là tượng Phật Ngọc được triển lãm nơi nào, chùa viện người Việt phải, dùng tiền quyên góp từ Phật tử, ký giao kèo thuê mướn nhân viên an ninh (security guards) và mua bảo hiểm.

Con người phải bảo vệ tượng Phật Ngọc như thế, thì tượng Phật Ngọc chỉ có giá trị vật chất, chứ có linh thiêng gì đâu, có ai cầu gì được nấy đâu, các chùa viện triển lãm Phật Ngọc có bình an, có khá hơn chăng? - Hay là sau khi triển lãm xong, các chùa viện phải đối diện với bao nhiêu điều rắc rối, bất như ý, về tài chánh cũng như nhân sự, phải ngưng sinh hoạt tất cả các ban ngành, phải sám hối, thay đổi thời khóa buổi lễ hàng tuần đã quen 10 năm qua?

Tóm lại, người Phật tử chân chánh nên sống với Phật Tâm, nên có tín tâm và thực hành giáo lý thâm sâu vi diệu của đạo Phật trong đời sống hàng ngày mà thôi.

 Tỳ-Khưu Thích-Chân-Tuệ
llllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll

Chư Phật T bốn phương hãy cố gắng tu học
tự lực mới thực là tu
- đừng để bọn tà sư lộng hành - gạt gẫm trong chốn thiền môn 


bọn tà sư này đang hành tà pháp "Trai Đàn Bạt Độ" tại chùa Pháp Vân (Mississauga, Canada)

 
 bọn tà sư này son phấn lòe loẹt y trang như phường tuồng đang hành tà pháp
"Trai Đàn Bạt Độ" tại sân chùa trong nước.
lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll

Kính bạch Thầy.

Con là một Phật tử quy y Tam Bảo từ lúc 12 tuổi bây giờ là 60 tuổi. Con có duyên tu học và hành trì Phật Pháp nhiều năm và cũng khá am tường những giáo lý căn bản của  đạo Phật và đem áp dụng giáo lý vào việc tu trì, con nghĩ mình đang tu đúng chánh pháp.

Nhưng hiện nay ở trong nuớc đang thịnh hành các pháp môn niệm Phật cầu vãng sanh và các chùa đều có các ngày tu niệm Phật. Có đạo tràng niệm 6 chữ (Nam Mô A Di Đà Phật) có đạo tràng chỉ niệm 4 chữ (A Di Đà Phật) và Phật T tu theo rất đông vì có vị lớn tiếng tuyên b với Phật tử rằng "Quý vị cứ niệm Phật A Di Đà chắc chắn sẽ được vãng sanh Tịnh Độ, trong kinh Đại Tập chính đức Phật đã nói như thế".



Kính bạch Thầy.

Từ trước tới nay con được học rằng giáo lý đạo Phật chủ trương tu hành giải thoát dựa trên luật Nhân quả Nghiệp báo, Luân hồi và Lý nhân duyên. Dù cho tu hành đắc đạo đi nữa cũng bị chi phối bởi các định luật trên, thế cho nên con người phải nổ lực tu tập theo lời Phật dạy (căn bản là 37 phép trợ đạo và nhiều hơn nữa) mới mong giải thoát sinh tử, sống an lạc ngay trong hiện tiền, chứ không phải chỉ biết cầu xin là được đức Phật dắt qua thế giới cực lạc, vì đức Phật luôn nói với chúng sinh rằng "hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi".

Đức Phật chỉ là một đạo sư, một thầy thuốc biết bệnh cho thuốc, còn uống hay không là tùy người bệnh v.v.. và để dìu dt chúng sanh tu đúng pháp đã có tam tạng thánh điển.

Nay chỉ một việc niệm Phật ra tiếng mà được vãng sanh thì hóa ra phủ nhận luật nhân quả, nghiệp báo hay sao?

Nếu như thế thì tam tạng kinh điển chẳng lẽ chỉ dành cho các nhà nghiên cứu tìm hiểu,

còn Phật tử thì khỏi phải học và hành vì chỉ cần niệm Phật !

Như vậy thì câu "Duy Tuệ Thị Nghiệp" có còn được áp dụng cho Phật tử tu tập nữa không?

Phải chăng chúng ta đang đơn giản hóa pháp môn Tịnh Độ và "rẻ" hóa Phật giáo bằng các hình thức tín ngưỡng còn bỏ qua cốt tủy của giáo lý đạo Phật?

Bao nhiêu thắc mắc của con khó tìm người giải bày vì các đạo tràng Niệm Phật đều do Chư Tôn Đức đạo cao đức trọng chủ xướng, nên là một Phật tử tại gia, con đâu dám lạm bàn. Nay kính xin thầy hoan hỷ chỉ bày cho con được am tường để làm hành trang tu tập mà không bị dao động niềm tin nơi những bậc Chúng Trung Tôn.

Con kính chúc Thầy pháp thể khinh an, đạo nghiệp viên thành.

Phật tử Tâm Lễ Nguyễn Ngọc Luật BRVT.VN


*****************************************************
Sent: Thursday, August 7, 2014 11:01:02 AM
Subject: Tiệc gây quỹ
Có thầy còn gây quỹ từ thành phố nầy sang thành phố khác, như ông Thầy ở
San Jose (CA) đến thành phố Sacramento (CA) để gây quỹ.
Ngoài ra Ông còn hỏi qúy Phật tử cúng dường tượng Phật nhỏ để thtại chùa, mỗi tượng được tính ra thành tiền, khắc tên Phật tử vào.
Ngoài ra ông nầy còn sáng tác nhạc và ca hát.
Ôi, Đạo Phật đã biến tướng thành đạo làm ăn của những con người vô lương tâm, những ông nầy đang mượn đạo tạo đời đó thôi, có tu hành gì đâu. Đúng là sư tử trùng thực sư tử nhục.
Ôi! Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng, nhưng nào có bao nhiêu người biết!
Nói một cách tổng quát, thì đây là một cách làm ăn hợp pháp mà thôi, chứ chẳng có
tu hành gì cả.
Mong qúy Thầy, Ni sư hãy dừng lại vấn đề văn nghệ gây quỹ, tiệc chay gây quỹ.
Chùa thì đã qúa nhiều rồi, xin đừng tạo thêm nữa, đừng chia rẻ thêm nữa.
Phật tử thì chỉ có bao nhiêu người đó thôi. Đau lòng lắm! Mong lắm thay.
Nguyên Giác.
__._,_.___
***************************************************

Subject: [vuicuoi] Chùa "kiếm bạc" ....bằng đại nhạc hội.

Kính thưa quý đồng hương Phật tử
Tôi là một phật tử, pháp danh Trí Giác.
Một số bạn Công Giáo và Tin Lành hỏi tôi: 
Đạo Phật các anh sao lại làm đại nhạc hội, ca hát, buôn bán, xổ số làm tiền um sùm ở trong chùa, trong khu vực chùa. 
Như vậy có đúng luật đạo Phật không?
Tôi nghe hỏi mà cảm thấy xót xa, đau khổ, và xấu hổ cho đạo Phật. Vì tôi cũng đã thấy nhà thờ Công giáo, Tin Lành và nhà thờ Đạo Cao Đài, ngay cả Đạo Hồi, không bao giờ làm đại nhạc hội, buôn bán, xổ số để làm tiền nơi chốn thiêng liêng.
Chùa là nơi thanh tịnh già lam. Đến chùa để lắng lòng, nghe kinh, niệm Phật, học đạo, chuyển mê thành ngộ. Nghe được tiếng chuông U Minh lòng nhẹ nhàng thanh thoát.
 

Hình ảnh dâm ô biểu diễn trước mặt chư tăng ni trong lễ hội Quán Âm tại Chùa Việt Nam (Houston, TX, USA)
Chánh điện trong hình này đã sụp đổ hoàn toàn sáng 30.10.2014

MC VIỆT THẢO chuyên tổ chc văn nghệ giúp bọn tà sư gây quỹ.
Ca sĩ thu hút tín đồ về chùa đông hơn.
Tu sĩ trong các chùa hải ngoại hiện nay đang tu hành cái kiểu gì vậy? 




TÁM NGỌN GIÓ ĐỜI


Được rồi Mất, Khen rồi Chê

Vinh liền tới Nhục, Sướng kề Khổ đau

Gió đời tám ngọn trước sau

Luôn gây loạn động, đua nhau dâng trào.

*

ĐƯỢC khi lợi lộc tuôn vào

Thấy mình hưng thịnh, dạt dào sướng vui
Hưởng lời, thích thú mãi thôi
Thắng rồi ngã mạn, thảnh thơi tự hào!
Đến khi MẤT, bị tổn hao
Thấy mình thua thiệt, lao đao tâm hồn
Ngẩn ngơ, tiếc nuối, đau buồn
Chỉ vì lỗ lã mãi luôn muộn phiền!
*
Nghe lời đồn đãi ngợi KHEN
Mê câu tán tụng chẳng thèm nghĩ xa
Vênh vang trong cõi ta bà
Danh thơm, tiếng tốt cho là đúng thôi!
Bị khinh CHÊ sẽ tức thời
Giận câu chỉ trích, hận lời gièm pha
Bất an, tự ái xót xa
Bực vì tiếng xấu khó mà lặng thinh.
*
Được ca ngợi thấy quang VINH
Nghe câu tâng bốc nghĩ mình nhất thôi
Oai danh tưởng nổi nhất đời
Tâm đâu còn tỉnh để rồi xét suy!
Thấy mình NHỤC nhã não nề
Khi người khiển trách, khinh chê, coi thường
Sinh phiền muộn, thấy tổn thương,
Nhục nhằn kiếm cách tìm đường thanh minh!
*
SƯỚNG khi hạnh phúc, an bình
Thuận duyên mãn nguyện đời mình thăng hoa
Thành công, vui sướng chan hòa
Lạc quan cứ nghĩ “ta” là trường sanh!
Đến khi KHỔ não vây quanh
Chướng duyên cơ cực trở thành đắng cay
Bi quan, nản chí, hao gày
Thân tâm cảm thấy đọa đày, bất an!
*
Nhân sinh trong cõi dương gian
Mãi lao đao bởi tám làn gió trên
“Khen-Chê”, “Được-Mất” luân phiên
“Nhục-Vinh”, “Sướng-Khổ” triền miên rối bời.
Gặp thăng trầm của kiếp người
Giữ tâm bất động ta thời sống vui
An nhiên, xả hết chuyện đời
Sống trong chánh niệm thảnh thơi vô bờ.
*
Noi gương mặt đất trơ trơ
Thơm hay thối, sạch hay dơ xá gì
Dù ai đổ xuống vật chi
Đất bình thản nhận không hề trách than!
Noi gương hoa lúc đông sang
Chịu sương thấm lạnh phũ phàng tang thương
Khi xuân tới rực ánh dương
Hoa mai nở rộ thơm hương dịu dàng!
*
Hãy như tảng đá vững vàng
Há đâu bão táp dễ dàng chuyển lay,
Hãy như sư tử mạnh thay
Há nghe tiếng động run ngay thân mình,
Hãy như gió lướt an bình
Dễ gì mắc kẹt trong mành lưới giăng,
Hãy như tê giác hiên ngang
Một mình vững bước thênh thang núi đồi!
*
Gió xô sóng cuộn trùng khơi
Nhưng rồi biển lặng nước thời êm xuôi!
Gió gào loạn động đất trời
Quay cuồng thổi tới nhưng rồi sẽ tan!
Gió lay rung chuyển thế gian
Vô thường bản chất gió tàn mau thôi!
“Bát phong” tám ngọn gió đời
Giữ tâm bất động ta thời xá chi!  

TÂM MINH NGÔ TẰNG GIAO



ÁNH SÁNG TỪ CÂU KINH PHẬT
10.9.2013
THÍCH NỮ CHÂN LIỄU

Thời gian qua thật nhanh, một lần nữa “Xuân Lạnh” lại về trên đất nước Canada “Đất lạnh nhưng tình nồng ấm”. Một chút gió nhẹ, một chút lạnh lạnh của mùa xuân cùng màu trắng tuyệt đẹp của hoa tuyết, người con Phật mọi nơi quên lạnh, quên đi những bận rộn suốt một năm qua, tạm quên những phiền hận toan tính, hân hoan tụ tập về chùa, hy vọng tìm lại sự ấm áp tình đồng đạo, hay tìm kiếm một chút hương vị an lạc giải thoát của thiền môn.

Có những người trong đạo Phật theo truyền thống chỉ đến chùa vào những dịp đầu năm mới, cầu phước cho mình và gia đình đầu năm đến suốt năm bình yên, mong cầu tài cầu lộc dồi dào hoặc đền ơn Phật Tổ Bồ Tát đã giúp gặt hái nhiều may mắn trong năm qua. Cũng có Phật tử đến chùa rất nhiều lần trong năm, thường được xem như là những “Phật tử thuận thành” vẫn muốn cầu nguyện và đền ơn. Có vị vì thích công quả nấu cơm, quét dọn, cắm hoa, biết tụng kinh và bái sám rất rành. .. Cho dù cái nhân duyên về chùa có khác nhau, nhưng thiện pháp như tụng kinh, niệm Phật, ngồi thiền, chay tịnh hay nghe thuyết pháp trong dịp đầu năm mới cũng đều là một duyên lành cần siêng năng hành trì.

CẢM NHẬN ĐƯỢC TÂM Ý TRONG KINH
Mục đích và cứu cách của đạo Phật là con đường thoát ra khổ nạn, Đức Phật mà chúng ta lễ lạy là Bậc Nhất Thiết Trí ( trí tuệ cao tột nhất),như vậy duyên lành về chùa ngoài việc cầu phước còn phải thưa hỏi tìm hiểu giáo lý phương cách phá trừ vô minh, mồi ngọn đuốc trí tuệ từ những lời Phật dạy, thấm mhuần tâm ý câu kinh. Là người con Phật công phu thuần thành tụng đọc khàn tiếng, lạy kinh đến thân xác rã rời mệt mõi, như vậy thật xứng đáng được người thế gian ngưỡng mộ kính phục.  Nhưng ý thức mơ màng sự tự tôn trong hào quang giả tạo, thực tế thì muốn chạy trốn hoàn cảnh, chạy trốn phiền não, né tránh tội lỗi bản thân, khi đó con người thật sự khó hiểu và cảm nhận thấu suốt được tâm kinh, ý nghĩa kinh Phật dạy gì?..Thì tụng kinh hành trì chỉ là sự vay mượn của bản ngã, dễ phát sinh ra nhiều căn bịnh tự hào hơn thua, so sánh, khen mình chê người đưa người tu nhìn ra bên ngoài nhiều hơn là tự soi rọi vào trong nội tâm.

 Khi nào thấy rõ con người thật của chính mình xấu tốt ra sao, phát tâm sám hối chuyển đổi hướng thiện là đã có được ánh sáng trí tuệ. Hạnh phúc và bình an thật sự chỉ hiện hữu khi nhận ra những khổ đau, phiền não, giả danh, nhân ngã thị phi đều không có thật.

Trong kinh Pháp Bảo Đàn một vị Tăng hiệu Pháp Đạt khi đến lễ Lục Tổ khoe: “ Tôi đã tụng và lạy Kinh Pháp Hoa đến ba ngàn bộ rồi”. Lục Tổ bèn nói kệ dạy rằng:
Lạy vốn phá tự kiêu,
Đầu sao không sát đất,
Hữu ngã tội liền sanh,
Quên công phước thật lớn.
Người tên là Pháp Đạt,
Siêng tụng hoài không dứt,
Tụng không theo âm thinh,
Minh tâm mới gọi Phật,
Ngươi nay bởi có duyên,
Ta mới nói chân Pháp,
Tin chắc Phật không lời,
Liên hoa không do  miệng.
Tâm mê Pháp Hoa chuyển
Tâm ngộ chuyển Pháp Hoa,
Tụng lâu không rõ ý,
Kinh nghĩa ấy thù ta.

Tăng Pháp Đạt nghe kệ xong, liền ăn năng sám hối: “Đệ tử tụng Kinh nhưng chưa hiểu được nghĩa lý của Kinh, chỉ tụng theo văn tự, tâm thường cao mạn cũng có chỗ nghi chưa thấu rõ, từ nay xin giữ hạnh khiêm tốn. Kính xin Ngài thương xót lượt giải nghĩa lý trong Kinh”. (Kinh Pháp Bảo Đàn)

Thông thường khi nhìn ngắm một bức tranh, đa số chỉ thấy được cái đẹp cái xinh tươi của cây cảnh, hoa lá hoặc màu sắc rực rỡ một cách phiến diện hời hợt, ít ai cảm nhận hay động tâm hiểu được ý nghĩa mà người họa sĩ muốn gởi gắm vào trong tranh. Cũng vậy khi lễ Phật, tụng kinh người Phật tử có quan niệm tụng kinh phải thuộc lòng, tụng kinh một ngày phải hai thời, ba thời hoặc công phu lạy Phật từng câu từng chữ trong kinh, cầu nguyện thì phải thành tâm … thì mới đúng là nhà tu chân chánh kính Phật trọng Pháp. Sau thời tụng kinh bái sám, xếp quyển kinh lại ngay ngắn, đem lên cất vào kệ, xem như thời kinh hoàn mãn. Điều này không sai, nhưng chưa đủ vì chỉ nhận được sự bình an tạm thời, có một ít thiện phước, tâm ý là lời phật dạy chưa cảm nhận được, chưa thấy rõ mục đích cứu cánh và chân lý đạo Phật.

Lắng tâm suy ngẫm hay làm thử con toán tính sổ trong cuộc đời tu hành chúng ta đi về chùa tụng kinh tất cả là bao nhiêu lần, bao nhiêu phẩm, bao nhiêu bộ kinh rồi hoặc đã thuộc nằm lòng rất nhiều bộ kinh Phật, lạy quá  nhiều lần hầu như không còn tính được nữa?!  Đa số người gặp cảnh bất như ý, đi tìm quên trong thú vui thế tục, người có đạo tâm tìm nguồn an ủi nơi cảnh chùa. Nhưng nội tâm vẫn còn bị tổn thương vì những hạt giống khổ đau phiền não chưa thấy được phương cách để loại trừ nó. Ai cũng có tánh giác, nhưng do chúng ta mãi hướng ngoại tìm cầu suốt cuộc đời, nên các vị Tổ thường nhắc nhở rằng: “Như người vác Phật tìm Phật, người cỡi trâu tìm trâu”. Mãi mãi quẩn quanh trong vòng luân hồi sanh tử.

Dù tụng nhiều kinh điển

Không thực hành buông lung

Như trẻ đếm bò người

Không hưởng quả đạo hạnh.

(Kinh Pháp Cú)

Nếu không tư duy suy ngẫm hiểu thấu đáo lời Phật dạy trong từng câu kinh tụng đọc hằng ngày, thì sự tụng kinh phút chốc thành vô dụng, thời tụng kinh trở thành ép xác trả nợ Phật, trả nợ thế gian không ích lợi gì cho mình cả, chư Tổ thường quở trách rằng: “Tu như vậy là đang tìm sừng thỏ hay lông rùa”. Cho đến khi bỏ lại xác thân phàm tục cũng khó mà thấy Phật. Như vậy ánh sáng từ câu kinh Phật ở chổ nào? Thật sự khó mà thấy được. Nhưng nếu như vậy cảm thấy đủ để an lạc vài phút giây ngắn ngủi thì “có thể” xem như hoàn mãn một thời tụng kinh.
Phật pháp tại thế gian,
Mê ngộ có chậm mau,
Bôn ba qua một kiếp,
Người lỗi ta không lỗi,
Bỏ đời đi tìm thánh,
Sừng thỏ kiếm sao ra.

ÁNH SÁNG TỪ CÂU KINH PHẬT
Đức Phật dạy: “Cổ xe trắng tinh đẹp nhất có thể ví như Niết Bàn. Các con tuấn mã ví như tin tấn và trí tuệ. Biết hổ thẹn và sợ tội lỗi ví như cái thắng. Nhẫn nại và từ bi giống như áo giáp. Thiền định và nguyện lực ví như bánh xe. Cuối cùng quả vị giải thoát là màu trắng tinh khiết của chiếc xe đẹp nhất, vết bẩn không còn tồn tại vì được người phu xe siêng năng, chuyên cần giữ gìn sạch sẽ”. (Kinh Tạp A Hàm)

Dù tụng kinh một lần, hai lần hay hằng trăm lần, nhưng duyên sự đến chùa vì cầu khẩn, vì tìm kiếm danh lợi mà không mong cầu tu học hay giác ngộ, thì chỉ phí đi thời gian của một đời người, sẽ không thấy được ý nghĩa thâm sâu trong lời kinh Phật. Nhưng nếu chuyển tâm phàm phu ích kỷ trở thành một hành giả trên đường đi tìm giác ngộ, quyết tâm mong thoát vòng sanh tử luân hồi, một người con Phật đúng nghĩa, buộc chúng ta phải biết dụng tâm và năng lực để thấy được ánh sáng trí tuệ từ câu kinh Phật. Đó là cả một kho báu của người cha trưởng giả để lại cho người con cùng tử (trong kinh Pháp Hoa) có quyền thừa hưởng, chìa khóa kho báu vô giá trong tay mà không bước thêm bước nữa để mở cánh cửa trí tuệ bát nhã, con đường duy nhất đưa đến giải thoát.

Đức Phật là bậc đạo sư, kinh là những lời Phật dạy, Ngài chỉ cho con đường vượt ra khỏi khu rừng vô minh tối tăm đầy cạm bẩy, hành giả là người phải tự bước đi bằng chính đôi chân của mình. Sai lầm nặng nề nhất là ngồi chờ kỳ nhân, mong cầu phép lạ. Ngài cũng là vị lương y đại tài có thể chữa được hằng ngàn tâm bịnh cho chúng sanh và để lại hằng vạn toa thuốc trị bịnh, chúng sanh cần phải uống và thực hành theo lời dặn, chứ không chỉ tụng đọc mà có thể khỏi bịnh được. Lợi ích của Kinh Phật đưa con người từ phàm phu mê mờ ích kỷ giật mình tỉnh giấc, ý thức được từ đâu sanh ra thế gian nầy, chết đi về đâu? Giải đáp mọi nghiệp duyên xảy ra trước mắt, từ đó người tu chánh tín tự chuyển mình, tự toàn thiện chính bản thân thì mới mong thấy con đường đạo. 

Sống trong đời không lúc nào cũng có thãm đỏ trải dưới chân cho chúng ta bước đi dễ dàng. Mà con người phải tự lo cho bản thân có đôi giày an toàn vững chắc và trí tuệ chân chánh sáng suốt, để có thể chống nổi với nghịch cảnh và vượt qua chông gai. Cũng vậy, người Phật tử dù xuất gia hay tại gia đừng tự dễ dãi với chính mình, đừng để danh lợi lôi kéo vào con đường mù mịt tối tăm không lối thoát. 


Niềm tin chánh tín vào lời dạy chư Phật chư Tổ đã chứng đạo và luôn luôn chánh niệm dùng công phu “phản quan tự kỷ”  dám nhìn lại chính bản thân mình, là cơ hội để có thể tự khắc phục chuyển đổi phiền não của vọng tâm nguyên nhân gây ra tội lỗi, thấy được thực tế rất chân thật “ta là ai? tốt xấu như thế nào?” để biết mà tu.
Tuy tụng ngàn chương cú
Không hiểu nghĩa ích gì
Đâu bằng hiểu một câu
Nghe xong liền ngộ đạo.
(Kinh Pháp Cú)

Ánh sáng từ câu kinh từ những lời Phật dạy là trí tuệ, nếu không người tu dễ rơi vào tà tín và cũng không thể hướng dẫn người khác theo đúng chánh pháp. Một số ngôi Già-lam biến thành chỗ buôn Thần bán Thánh, xin xăm bói quẻ, cũng do người tu không có chánh kiến và chánh tín. Nơi ấy, Đức Phật bị người đời biến thành thần linh ra oai tác phúc, đạo Phật mất đi ý nghĩa của một đạo giác ngộ giải thoát. Cho nên, phước đức và trí tuệ được xem như hai cánh của một con chim, muốn bay xa, bay cao, chim phải có đầy đủ hai cánh mạnh mẽ, tràn đầy sinh lực.

Tóm lại, người tu thường hay có tâm phân biệt cao thấp, tốt xấu, thiện ác, thánh phàm…mà sanh phiền não, đạo phật không phải là thần quyền hay độc quyền vì vậy giác ngộ giải thoát cũng không dành riêng cho một vị nào cả, đạo đi vào đời bằng sự bình đẳng tuyệt đối và sự chân thật vốn có từ vô thủy của mọi người, nhờ ánh sáng từ những lời Kinh mà tự tu, tự cứu, tự lực, tự giác mà thành chánh quả. Nhưng cao cả đáng kính hơn hết của sự giải thoát hoàn toàn viên mãn là “Ngoài chẳng nhận là phàm thánh, trong không trụ tự mãn, không chấp phước đức hay công đức”. Khi đó trong đạo tràng lúc tụng Kinh chắc không còn phiền não vì người thỉnh chuông không đúng lúc? Người dẫn mõ quá nhanh? Người ngồi kế bên thì giọng đọc quá lớn!!...chỉ là những chuyện không đáng để bận lòng.

Một câu chuyện để suy ngẫm:
Ngày kia có một người Cha già vì duyên sự phải đi xa nhà một thời gian khá lâu. Trước khi ra đi Ông để lại cho hai người con 3 bức thư thật dài và đầy đủ, tất cả là những lời căn dặn dạy dỗ làm thế nào để sống an lành vui vẽ hạnh phúc với nhau khi không có Cha ở bên cạnh.
Người con thứ nhất, rất kính trọng Cha vội dán 3 bức thư lên tường, mỗi ngày đều tụng đọc đến thuộc nằm lòng, tốt hơn thế nữa anh còn siêng năng đọc một chữ, lạy một lạy, lập lại nhiều lần rất thành tâm.

Người con thứ hai, chậm rãi đọc lá thư và suy tư vận dụng sự thông minh sẳn có để tìm hiểu tâm ý của Cha muốn dạy những gì. Sau đó anh hiểu được ý nghĩa của 3 lá thư và một mực nghiêm túc thực hành tất cả lời Cha căn dặn dạy bảo. Bằng sự bình đẳng, lòng bao dung, dẹp tan cố chấp đầy phiền não của lòng tham sân si, chuyển tâm phục vụ lo lắng chăm sóc cho tất cả mọi người, buông bỏ bản ngã và sự ích kỷ cá nhân. Vì người không vì mình. Tạo được an lạc hạnh phúc trong đời sống như những gì Cha già mong mõi.

Qua câu chuyện trên, lòng kính hiếu với Cha Lành như Đức Phật, chúng ta tụng kinh, niệm Phật, ngồi thiền, còn phải học hiểu tâm ý lời dạy Chư Phật, Chư Tổ giảng dạy được ghi chép lại trong Kinh. Thực hành chánh niệm tỉnh giác, thanh tịnh tâm, trí tuệ sáng tỏ thấy được việc làm có ý nghĩa, hành trì tùy thuộc vào Tâm hay vào Tướng.
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT


BÁT PHONG XUY BẤT ĐỘNG

CỨU KÍNH CỦA ĐẠO PHẬT - TRÍ TUỆ BÁT NHÃ

HẠNH BỐ THÍ
TÔN GIÁO LÀ MÊ TÍN
DUY NGÃ ĐỘC TÔN