TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)

TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)
TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)

Friday 30 December 2016

Đừng vội kết án ai





LINK Đừng vội kết án ai

From: Tỳ-Khưu Thích-Chân-Tuệ <cutranlacdao.2010@gmail.com>
Sent: Wednesday, September 18, 2013 9:09 PM
To: VP. PHẬT-HỌC TỊNH-QUANG CANADA
Subject: Fwd: [VP.PHTQ.CANADA]
Đừng vội kết án ai. Chỉ cần thoáng nghe, một lời nặng nhẹ, một lời phê bình, phê phán chỉ trích, dù đúng hoặc sai, con người liền khởi tâm niệm bực bội, tức giận bất an.......
 
Đừng Vội Kết Án Ai
BÌNH AN DƯỚI THẾ CHO NGƯỜI THIỆN TÂM
KHÔNG CÓ GÌ QUÍ HƠN SỰ BÌNH AN TRONG TÂM THỨC CỦA NGƯỜI THIỆN LƯƠNG TRÊN THẾ GIAN NÀY 
lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll
Inline image
On Saturday, December 31, 2016 1:15 AM, Van Phuoc Phan wrote:

Con kính gởi lại vì lỡ ghi sai ''Từ Bị'' thay vì ''Từ Bi''. Con kính xin lỗi Thầy.
---------- Forwarded message ----------
From: Van Phuoc Phan <phanphuoc51@gmail.com>
Date: 2016-12-31 7:12 GMT+01:00
Subject: THƯ và BÀI GIẢNG ĐÊM GIÁNG SINH
To: PHAT-HOC TINH-QUANG CANADA <cutranlacdao@yahoo.com>

Kính gởi Thầy Thích Chân Tuệ,
Kính thưa Thầy,
Dù đã đọc ''bài ấy'' lâu rồi và, khi xem điện thư Thầy gởi, có tựa đề ''SUY NGẪM Người biết sống thì đừng vội phê phán hay kết án ai và quyết không nói bừa'', con rất vui vì ý của Thầy ''trùng hợp'' với Lời Chúa dạy qua Tin Mừng theo Matthêô 7,1-5: ''Các con đừng xét đoán để khỏi bị đoán xét. Bởi chưng các con xét đoán thế nào thì các con cũng sẽ bị đoán xét như vậy. Tại sao thấy cái dằm trong mắt của anh em mình, mà con lại không để ý tới cái xà trong mắt của con? Sao con lại nói với anh em: Hãy để tôi lấy cái dằm ra khỏi mắt bạn! Mà kìa có cả cái xà trong con mắt con? Hỡi kẻ đạo đức giả! Hãy lấy cái xà ra khỏi mắt mình trước đã, rồi sẽ tìm cách lấy cái dằm ra khỏi mắt anh em mình.'' (Tạm dịch theo bản tiếng Đức)
Kính thưa Thầy,
Theo thiển ý của con, ''đối thoại Liên Tôn'' là KHÔNG bàn về những điểm ''khác biệt'', mà nên tập trung vào các điểm TƯƠNG ĐỒNG dù chỉ ''tương đối'', chẳng hạn: Bác Ái trong Kitô Giáo và Từ Bi trong Phật Giáo. Hy vọng rằng, ngày nào đó, chúng ta, Việt Bào ''Công Giáo-Phật Giáo'', cùng nhau nắm tay, tươi cười đi xây đựng lại Tình Người trên Quê Hương!
Trong Tình Mến Tha Nhân khốn khổ, con viết một số cảm tưởng trước khi giới thiệu bản dịch bài giảng của Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Vậy, con kính gởi Thầy ''nguyên bài ấy'' với ước mong rằng, dù ''Niềm Tin'' của Thầy và ''Đức Tin'' của con là khác nhau, chúng ta vẫn ''gặp nhau'' trong Bác Ái và Từ Bi như lời dạy của Đức Giáo Hoàng.
Sắp tới Đêm Giao Thừa Dương Lịch, con kính chúc Thầy, Quý Thầy, Quý Sư Cô Năm Mới an lành và ước mong Việt Bào khắp nơi sống Đạo Bác Ái hay Từ Bi.
Kính thư,
Con: Phan Văn Phước (Germany)
llllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll
---------- Forwarded message ----------
From:
Date: 2016-12-30 10:25 GMT-05:00
Subject: Chuyển tiếp......Người biết sống thì đừng vội phê phán hay kết án ai và quyết không nói bừa.
To:
​​


From: Tỳ-Khưu Thích-Chân-Tuệ <cutranlacdao.2010@gmail.com>
Sent: Wednesday, September 18, 2013 9:09 PM
To: VP. PHẬT-HỌC TỊNH-QUANG CANADA
Subject: Fwd: [VP.PHTQ.CANADA] Đừng vội kết án ai. Chỉ cần thoáng nghe, một lời nặng nhẹ, một lời phê bình, phê phán chỉ trích, dù đúng hoặc sai, con người liền khởi tâm niệm bực bội, tức giận bất an.......


---------- Forwarded message ----------
From: "VP. PHẬT-HỌC TỊNH-QUANG CANADA" <cutranlacdao@yahoo.com>
Date: 2013/9/18
Subject: [VP.PHTQ.CANADA] Đừng vội kết án ai > Chỉ cần thoáng nghe, một lời nặng nhẹ, một lời phê bình, phê phán chỉ trích, dù đúng hoặc sai >> con người liền khởi, tâm niệm bực bội, tức giận bất an
To:

Đừng Vội Kết Án Ai



Vừa nhận được điện thoại, bác sĩ Nam vội vã tới bệnh viện. Ông khoác vội trang phục phẫu thuật và tiến ngay tới phòng mổ.

Lúc đó, người cha của cậu bé sắp sửa qua phẫu thuật đang ngồi đợi tại cửa phòng. Vừa nhìn thấy bóng bác sĩ, người cha nói ngay:


“Tại sao giờ này ông mới đến? Ông không hay biết con trai tôi rất nguy kịch sao?

Thực lòng ông có trách nhiệm nghề nghiệp không vậy?”



Bác sĩ điềm tĩnh trả lời:

“Thật xin lỗi, lúc này không phải ca tôi trực nên tôi không có mặt tại bệnh viện.

Thế nhưng vừa nhận được điện báo tôi đến ngay đây.


Và lúc này tôi muốn tịnh tâm một chút để chuẩn bị phẫu thuật”.


Người cha giận dữ:


“Tịnh tâm à? Giả như con của ông đang nằm trong phòng cấp cứu thì ông có tịnh tâm được không?

Nếu như con trai ông sắp chết, ông sẽ làm gì?”


Vị bác sĩ lại mỉm cười trả lời:

“Tôi sẽ nói điều mà ông Gióp đã nói trong Kinh Thánh:


"Thân trần truồng sinh từ cát bụi, tôi sẽ trở về cát bụi thân trần truồng.

Chúa đã sinh ra, Chúa lại lấy đi, xin chúc tụng Chúa".


Những bác sĩ không có khả năng giữ lại mạng sống.

Ông hãy đi cầu nguyện cho con trai ông.

Chúng ta sẽ nỗ lực hết mình và cậy trông vào ân sủng Thiên Chúa”.

Người cha phàn nàn:

“Khuyên lơn người khác khi mà bản thân mình chẳng dính dáng gì xem ra quá dễ dàng”.


Cửa phòng phẫu thuật đóng lại. Vị bác sĩ miệt mài vài giờ liền trong phòng mổ.


Và ông rời khỏi phòng giải phẫu trong niềm hạnh phúc:

“Cảm tạ Chúa. Con trai ông đã được cứu.

Nếu muốn biết thêm chi tiết, hãy hỏi cô ý tá vừa giúp tôi”.


Không chờ câu trả lời của người cha, vị bác sĩ tiến thẳng và rời khỏi bệnh viện.

Ngay khi nhìn thấy dáng dấp cô y tá xuất hiện, người cha nói ngay:


“Loại người gì mà lại cao ngạo đến như thế kia chứ!


Thậm chí ông ta không thèm dành vài giây trả lời cho tôi biết hiện trạng con trai tôi ra sao”.


Cô y tá cúi xuống, tuôn trào nước mắt, trong xúc động, cô chậm rãi trả lời:

“Con trai duy nhất của bác sĩ mới qua đời hôm qua do một tai nạn.

Hôm nay bác sĩ đang lo tang sự cho cậu.


Thế nhưng vừa nhận được điện báo, bác sĩ vội tới ngay để cứu con trai ông.


Bây giờ thì bác sĩ trở về tiếp tục lo hậu sự cho đứa con yêu quý của mình”.


 

​​
SUY NGẪM

Đừng vội kết án ai.


Vì bạn không biết cuộc sống của họ thế nào

cũng như điều gì đang diễn ra trong tâm hồn họ

và những gì họ đang phải nỗ lực vượt qua.


Nhiều người trên đời vừa nghe qua tin đồn, đã vội phê phán, phỉ báng, thậm chí kết án nặng nề người trong cuộc,

qua câu chuyện chưa được kiểm chứng, hay chưa biết rõ vấn đề.


Đó là những người kém hiểu biết, nông cạn và vội vã.

Người  trí khi nghe một người nói xấu về người khác, thường cẩn thận khi suy nghĩ về lời nói của người đó.


Sách có câu: Hàm huyết phún nhơn, tiên ô tự khẩu.

Nghĩa là: Ngậm máu phun người, trước dơ miệng mình.


Người trong cuộc nhiều khi còn chưa hiểu rõ mọi chi tiết, mọi hoàn cảnh của vấn đề,

chưa thể đánh giá đúng sai, phải quấy, thực hư.


Người ngoài cuộc nếu vội vã phê phán, kết án thì nhiều khi không chính xác, lầm lẫn, dẫn tới nhiều hậu quả đáng tiếc. []
llllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll​llllllllllllllllll​




Lời nói chẳng động tâm ta.
Dù lời nói ngọt hay là đắng cay.


​LINK​

http://www.phtq-canada.blogspot.ca/2012/06/y-nghia-bat-y-ngu-cu-tran-lac-ao-tap-3.html

TỲ KHƯU THÍCH CHÂN TUỆ



Trên thế gian này, chúng ta thường gặp, nhiều điều phiền não, lắm nỗi khổ đau,
sinh ra do bởi, lời nói con người. 


Chỉ cần thoáng nghe, một lời nặng nhẹ, một lời phê bình, phê phán chỉ trích, dù đúng hoặc sai, 

một lời bóng gió, vu vơ mơ màng, một lời truyền miệng, hoặc chuyện rỉ tai, 

con người liền khởi, tâm niệm bực bội, tức giận bất an. 


Người nào chấp ngã, tự ái quá độ, đụng độ tức thì, bùng nổ chiến tranh, sanh ra lớn chuyện, người đi bệnh viện, kẻ đi lao tù. 

Người nào tự chế, ngoài mặt tĩnh bơ, nhưng ở trong lòng, sóng gió ba đào, về đến tận nhà, ăn không biết ngon, tối ngủ chẳng yên. 

Những lời khó nghe, văng vẳng bên tai, một cách dai dẳng, chẳng biết làm sao, dứt bỏ cho được. 


Cái người nói ra, những lời khó nghe, đã đi đâu mất, đã quên từ lâu. 

Chỉ có người nghe, cảm thấy nặng nhọc, như bò kéo xe.

Tại sao như vậy?  

Bởi vì người nghe, nghe rồi thì dính, 
dính rồi đem vào, chất chứa bên trong, kho tàng tâm thức, 
lâu lâu nhớ lại, tức giận một mình! 

Bởi vậy cho nên, nếu như muốn có, cuộc sống hằng ngày, an lạc hạnh phúc, 

chúng ta nên dẹp, bỏ tự ái xằng, bằng cách diệt trừ, chấp ngã chấp pháp, luôn luôn thực hành: Giáo Pháp Vô Ngã, 


bằng cả tấm lòng: Từ Bi Hỷ Xả, 

nhứt là hiểu rõ, thực hành "Tứ Y" như lời Phật dạy, cuộc sống hằng ngày, của mỗi chúng ta. 

Giáo lý Tứ Y, ở trong đạo Phật, gồm có bốn điều:

Y Pháp Bất Y Nhân, Y  Nghĩa Bất Y Ngữ, Y Trí Bất Y Thức, Y Liễu Nghĩa Bất Y Bất Liễu Nghĩa.
..........

Kính mời xem tiếp theo LINK






Chuyện gì rồi cũng qua

Hơn thua phiền não mà

Biết tu tâm dưỡng tánh
Không còn người với ta
*
Chuyện gì rồi cũng xong
Phê phán thêm phiền lòng
Biết tu tâm dưỡng tánh
Muôn sự thảy đều không
 

 Kính mời xem bài viết
BÁT PHONG XUY BẤT ĐỘNG


 


Kính mời viếng thăm








llllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll
Tu cái miệng của mình, 8 điều sau đây nhất định không được nói bừa!      

Người xưa có câu: “Phúc thủy nan thu”(nước đổ khó hốt, gương vỡ khó lành).
Lời nói ra cũng giống như bát nước hắt đi, nước một khi đã đổ đi thì không thể nào thu lại, lời một khi đã nói ra thì không cách nào thu về.
 

Cho nên một lời trước khi nói ra không thể không suy nghĩ thận trọng. Nói chuyện là một nghệ thuật, dù là lời hay ý đẹp cũng phải đắn đo “vuốt mặt nể mũi”, bạn nói tốt cho người này có khi lại đắc tội với người kia, như thế chưa hẳn đã là cao minh. Nói điều không tốt khiến đôi bên nghe xong đều mất hứng thì đương nhiên là không nên nói.
Lời không tốt không nên nói, vậy những lời thế nào là không tốt và không nên nói ra?

Không nói những lời chán nản, thối chí
 
người bình thường thích nói những lời chán nản làm người khác nhụt chí, thật ra cuộc sống rất cần những lời cổ vũ động viên từ người khác, cho dù không có ai khích lệ thì cũng phải tự khích lệ chính mình. Bản thân không cổ vũ chí hướng của mình, trái lại còn nói ra những lời thoái chí thì đương nhiên sẽ tự mình rơi vào suy sụp.

Không nói những lời tức giận
Con người đang lúc tức giận thường không tự chủ được mà nói ra những lời giận dữ, có lúc làm tổn thương người khác, có khi lại làm tổn thương chính mình. Người ta khi đang tức giận thì cần nhất là giữ được tỉnh táo, không nên tùy tiện phát ngôn, vì lời nói lúc nóng giận thường rất khó nghe, vì vậy nhất định đừng nên nói.

Không nói những lời oán tráchKhi không hài lòng, người ta thường nói ra những lời bất mãn, oán giận ông chủ, oán giận bạn bè, thậm chí oán giận cả người nhà. Nếu bạn thường xuyên nói những lời oán trách, người khác nghe được sau này sẽ mượn đó làm đề tài để nói những điều thị phi về bạn, khiến bạn phải đối phó với người này, đối phó với người kia, cuối cùng tự mình làm khổ mình, bạn việc gì phải khổ như vậy?


Không nói những lời tổn thương
Có người lỗ mãng nói năng tùy tiện, không hiết bao dung tôn trọng người khác, thường hay nói những lời tổn thương người khác, có lúc “hại người ích ta”, nhưng cũng có khi “hại người hại mình”. Lời nói tổn thương người khác có thể chỉ là nhất thời, nhưng nhân cách của mình đã bị người ta xem thường rồi đó, tổn thương ấy là vĩnh viễn!

Không nói những lời khoe khoang
Có người khi nói chuyện thường thích tuyên truyền về bản thân, tự mình quảng cáo rùm beng, tự mình thổi phồng chính mình, người khác nghe xong nhất định không đồng tình. Cho nên khoe khoang chính mình thực tế cũng chẳng được lợi ích gì, trái lại còn làm mình bị tổn thương. Con người muốn vĩ đại thì phải làm những việc vĩ đại, vĩ đại ấy là phải để người khác nói, không thể tự nhận được đâu, bản thân mình khiêm tốn là tốt hơn cả.

Không nói những lời dối trá
Phật giáo giảng “Ngũ giới”“cấm nói dối” là một trong năm giới cấm này. Nói dối tức là “thấy mà nói không thấy, không thấy mà nói thấy, đúng mà nói là sai, sai mà nói là đúng”, nói một cách đơn giản thì đó là những lời không thật. Truyện ngụ ngôn “Sói đến rồi” (hay “Chú bé chăn cừu”) từng nói về hậu quả nghiêm trọng của việc nói dối. Một ví dụ khác, vốn dĩ chỉ có 1 chiếc máy bay, lại nói thành 11 chiếc, cuối cùng biến thành 91 chiếc, đây chính là những tin đồn thất thiệt, chuyện bé xé ra to, cũng tương tự như là nói dối.

Không nói những lời bí mật
 
Trên đời này có lắm điều bí mật, từ gia đình đến công ty không đâu là không có, nghiệp vụ có bí mật nghiệp vụ, quốc gia có bí mật quốc gia. Hiện nay các quốc gia đều rất coi trọng việc bảo mật, nếu tiết lộ bí mật quốc gia thì bạn sẽ bị xử lý nghiêm khắc và chịu hình phạt nặng nề. Cho nên chúng ta cần phải tạo thành thói quen giữ bí mật, không được tùy tiện phát ngôn. Trước khi nói ra những chuyện bí mật, bạn phải nghĩ đến những hậu quả xấu có khả năng xảy ra, hiểu rõ tính nghiêm trọng của nó thì sẽ không dám tùy tiện ăn nói lung tung.

Không nói những lời riêng tư
Mỗi người đều có những chuyện riêng tư, việc riêng của mình đương nhiên không muốn người khác biết, việc riêng của người khác cũng không thể mang ra nói lung tung. Cho dù bạn có nói ra hết chuyện riêng của người khác mà họ không phản kháng lại thì cũng đã bộc lộ tính cách không nhân hậu của bạn rồi. Con người sống trong nhà không chỉ để che mưa che nắng mà còn vì an toàn, nhưng chủ yếu nhất là để đảm bảo sự riêng tư. Người ta mặc quần áo một phần là để giữ ấm nhưng quan trọng là để che đậy thân thể, giấu đi những riêng tư của mình. Vì thế, nếu muốn tôn trọng lẫn nhau thì không được tiết lộ những việc riêng tư của người khác.

Ngoài những điều kể trên, đương nhiên còn có rất nhiều điều không nên nói và không nên làm, thận trọng với những lời nói của mình cũng chính là đang “tu khẩu” (tu cái miệng của mình), bằng không chính bạn đang hủy đi phúc đức.
 

Việt Quốc Trịnh 
llllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll
llllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll