TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)

TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)
TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)

Tuesday 14 March 2017

tính nhân quả - Vinh danh Thiên chúa trên trời - Bình an dưới thế cho người thiện tâm.









Cả hai ông bà, một người đã 96 tuổi và người còn lại đã 92 tuổi nhưng họ vẫn luôn yêu thương nhau như thuở ban đầu. Từ những ánh nhìn trìu mến dành cho nhau, những cái nắm tay và nụ hôn ngọt ngào, họ đã chứng minh được thứ tình cảm bền bỉ và sâu sắc không phai mờ qua năm tháng…
Chang linh tre cuu co gai thoat khoi tham hoa diet chung, 71 nam sau hinh anh that am ap…
Mỗi một cuộc tình luôn cần một hoàn cảnh để bắt đầu, và câu chuyện của hai con người đáng ngưỡng mộ trên đã bắt nguồn từ một lòng tốt không toan tính, vậy nên mối quan hệ của họ sau đó đều dựa trên tấm lòng của sự vị tha, cảm thông và thấu hiểu, cuối cùng, những gì họ nhận được đều là hương thơm và trái ngọt.

“Gieo nhân nào, gặt quả nấy”. Tạo hóa luôn ban cho chúng ta những gì tốt đẹp nhất khi mỗi ngày bản thân ta luôn nhắc nhở mình rằng: Hãy làm những điều tốt đẹp cho chính người khác, cho cả những người ta yêu thương hay những người ta chỉ vô tình quen biết và hãy luôn tin tưởng vào ngày mai.

LINK:

llllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll
VP. PHAT-HOC TINH-QUANG CANADA "Quí bạn có thể cho mọi người biết mục đích bạn muốn được lên thiên đàng để làm gì được không?"


Quí vị tìm ở đâu ra câu hỏi trên đây thế?
llllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll

On Tuesday, March 14, 2017 6:52 PM, wrote:
On Tuesday, March 14, 2017 5:54 PM, VP. PHAT-HOC TINH-QUANG CANADA cutranlacdao@yahoo.com [diendan_songvui] wrote:
 
Tuesday 14 March 2017
Kính thưa Chư vị,
Nhiều người theo đạo Phật hay theo đạo Chúa có lẽ có nghe hay có đọc câu sau đây:
           Vinh danh Thiên chúa trên trời
           Bình an dưới thế cho người thiện tâm.
Nhiều người theo đạo Phật nông nổi và quá khích, công kích hay chửi bới người khác khi nghe nói câu trên đây.
Những người này không lưu ý câu thứ hai đầy tính nhân quả, bởi họ ngu dốt, tu mà không học nên tu mù - dù là nhà sư.
Nói về tính nhân quả hay luật nhân quả, nhiều người theo đạo Chúa nghĩ là của đạo Phật, chỉ áp dụng cho người theo đạo Phật mà thôi.
Cho nên những người này luôn mồm rủa xả người không theo đạo Chúa về việc KHÔNG tin mù quáng có Chúa toàn năng ngự trên trời mù sương, thiệt đúng là phúc cho họ, không thấy nhưng vẫn cứ tin.
Thậm chí có một số người luôn nghĩ hay luôn mồm nói: theo lý nhân quả của đạo Phật....
Thực ra, lý nhân quả là chân lý, không áp dụng cho riêng ai trên trái đất này. Nhân Nào Quả Nấy.
Tuy nhiên, nếu nói rằng: gieo nhân nào nhất định gặt quả nấy thì rất là sai lầm. Tại sao?
Bởi lẻ, nếu như thế tu hành để làm gì?
Tóm lại, VP.PHAT-HOC TINH-QUANG CANADA nhận được Email của quí Đạo Hữu Từ Khải (Chùa Giác Hoàng, DC, USA)
trân trọng cảm tạ và kính chuyển bài viết dưới đây.

On Tuesday, March 14, 2017 12:28 PM, Khai Tu khaitu@comcast.net wrote:
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Kính bạch Quý Chư Tôn Thiền Đức,
Kính thưa Quý Thiện Hữu Tri Thức,
Kính thưa Quý Đạo Hữu,
Kính thưa Quý Chư Liệt Vị,
Thưa, con là Từ Khải xin được hân hạnh gửi đến Quý Thầy, Quý Ni Sư cùng Quý Chư Liệt Vị bài ký sự của nhà văn Trịnh Bình An "Nhân Lành Sanh Quả Ngọt".
Nhân đây, con xin phép được gởi kèm theo bài giới thiệu sơ lược về nhà văn Trịnh Bình An như dưới đây vì sự ngưỡng mộ của đa số Quý Phật tử. "Vinh danh thiên chúa trên trời, Bình An dưới thế cho người thiện tâm"
A Di Đà Phật.
Con kính,
Từ Khải
 


Nhà văn Trịnh Bình An 

trinh-binh-an
Sinh năm 1962 tại Saigon. Định cư tại Hoa Kỳ năm 1990. Hiện cư ngụ tại tiểu bang Maryland (USA). Hành nghề kỹ sư công chánh. Bắt đầu viết từ năm 2008 trên trang báo điện tử DCVOnline.net.
Hiện cộng tác với Tủ Sách Tiếng Quê Hương trong nhóm phụ trách Tin Sách. Liên lạc: tinsach.trinhbinhan@gmail.com

Nhân Lành Sanh Quả Ngọt
Trịnh Bình An
Ngày 5 tháng Ba, 2017 – Trời mùa Đông se lạnh dù nắng vàng chói chang. Xe băng băng trên 495, lòng tôi chợt dâng lên một niềm vui nhẹ nhàng như đang sống lại những ngày Tết quê nhà.
Lúc ấy trời cũng se se lạnh, nắng cũng óng ả vàng. Mặc áo đẹp, băng băng chiếc xe đạp trên đường phố vắng vẻ, mừng vui vì sẽ được gặp những khuôn mặt bè bạn thân quen, sẽ được nhâm nhi món ăn ngon, rộn ràng câu chuyện,…
Thanh minh trong tiết tháng Ba – Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh. Ở đây, dù không ra viếng mộ phần nhưng cũng thăm một người - anh Nguyễn Ngọc Bích – hôm nay, ngày giỗ đầu tiên tưởng nhớ người anh, người thầy thân thương của rất nhiều người trong đó có tôi.
Gần xa nô nức yến anh – Ngựa xe như nước áo quần như nêm. In hệt vậy. Ngôi nhà nằm giữa một vùng cỏ xanh bát ngát như một bông sen trong đầm đón gió bốn phương. Hết xe này tới, xe kia tới. Xe nào cũng 2, 3 người trở lên. Rủ nhau đi, ới nhau đi, trên xe truyện trò vui như Tết. 
Nhưng cụ Tiên Điền bây giờ sống lại sẽ phải nghĩ thêm câu thơ nữa dành cho các… món ăn. Bước xuống xe, ai nấy lủ khủ khay nhôm, hộp nhựa, nồi nhỏ nồi to, làm kẻ đứng trong nhà nhìn ra máy động lòng trần, tưởng tượng đủ mọi vị ngon ngọt.
Quá khứ bỗng trở lại trong tôi, nửa năm trước, tôi cũng được ăn những món mì chay, chả giò chay, tuyệt ngon. Nhưng, không phải ở nhà, cũng không ở chùa, mà ở… tòa án!
Lúc ấy, trong phiên xử vụ án chùa Giác Hoàng, các anh chị Phật tử đã giúp không khí căng thẳng u ám cửa quyền trở nên hồn nhiên, ấm áp. Dĩ nhiên, không ai đến tòa án để ăn uống, nhưng chính các món ăn tinh khiết và ngon lành ấy đã giúp những con người cùng chung lo hoạn nạn cảm thấy được an ủi và gắn bó thêm hơn.
Mọi sự đã lui vào quá khứ!
Thầy Chân Thức vui vẻ kể cho nghe câu chuyện "săn nhà" cam go nhưng thú vị. Mắt Thầy lấp lánh niềm vui. Thầy vui cũng phải, kiếm được căn nhà đúng ý là “chiện nhỏ”, còn “chiện lớn” là giờ đây bên cạnh Thầy luôn có những anh chị Phật tử cùng chung vai giúp sức. Bão tố phong ba chỉ làm tình thân thêm bền chặt. Đẹp hơn nữa, đan quyện giữa người và người còn có niềm tin vào Chánh Pháp. 
Tịnh Thất Liên Hoa là một căn nhà thoáng đãng, rộng rãi, có thiết kế phù hợp đến kinh ngạc như thể đã xây dành riêng cho một tịnh xá Phật giáo.
Phòng khách nay trở thành chánh điện. Ánh sáng tràn vào phòng từ các cửa sổ rộng. Chủ nhà trước điệu đà làm thêm mái trời vút cao, không khí trong phòng nhờ đó thanh thoát hơn, thích hợp cho một nơi cử hành nghi lễ tôn giáo. Bàn thờ Đức Phật trang nghiêm giữa chánh điện. Một bàn nhỏ đặt ở một bên, trên có ảnh Giáo Sư Nguyễn Ngọc Bích .
Họp nhau trong chánh điện, mọi người cùng đọc kinh cầu siêu. Kinh tiếng Phạn và tiếng Hán Việt, nhưng nhờ đã in ra sách nên dù không thuộc cũng vẫn có thể đọc được. Đây là lần đầu tiên tôi tham dự một buổi tụng kinh Phật Giáo. Tiếng gõ mõ và khánh ngân vang, giữ nhịp, giúp mọi người đọc đều nhau, không nhanh hơn hoặc chậm hơn. [Riêng tôi, đọc theo gần đứt hơi, vì kinh trong nhà thờ Công Giáo không đọc nhanh và nhiều như thế.]
Sau phần đọc kinh là phần tưởng nhớ Giáo Sư Nguyễn Ngọc Bích.
Anh Từ Khải đọc tiểu sử, chị Diệu Đạt đọc bài viết của một thân hữu Hoa Kỳ và tên những tác phẩm của Giáo Sư Bích. 
Thầy Chân Thức mời một số người lên chia sẻ cảm tưởng. Đó là các anh chị: Đoàn Viết Hoạt, Đào Hiếu Thảo, Diệu Tâm, Diệu Hiền, Nhất Hùng, Chu Lynh, Trương Anh Thụy, Trịnh Bình An, Nguyễn Ngọc Giao, cháu Nguyễn Long Quang.
Những người được mời đều khá ngỡ ngàng vì Thầy không báo trước. Thế nhưng, kỷ niệm với "anh Bích" / "chú Bích" dường như còn rất tươi mới, nguyên vẹn, nên tất cả đều kể câu chuyện của mình với sự xúc động sâu xa. 
Đặc biệt, bài thơ chị Ngọc Thiên sáng tác; chỉ bốn câu ngắn, nhưng lời thơ giản dị, chân thành, cùng giọng đọc nghẹn ngào của chị khiến ai nấy đều xúc động.
Nghi lễ hoàn tất. Hơn một trăm người quây quần bên những chiếc bàn dài đã được bày biện tươm tất với khăn giấy, đũa và… những ly chè xinh xinh [Ai đó đã "bói" trúng tôi vì tôi có tật thích ăn đồ ngọt trước khi ăn đồ mặn].
Các chị Sâu Hùng, Diệu Đạt (và những chị khác tôi chưa có dịp biết tên) mau mắn dọn ra những dĩa "chay 7 món" với đủ thứ: chả, nộm, bánh lá, gỏi cuốn, xôi, tàu hũ, cơm chiên. Còn có món "cà ri chay" với khoai vàng, đậu đũa xanh, cà rốt đỏ và những cọng bún trắng nõn đắm mình trong nước sốt óng ánh.
Món ăn ngon, chỗ ngồi ăn ngon, người ngồi ăn ngon,… thật đúng như cụ Tản Đà đã dạy, thiếu một thứ ngon là mất ngon. Nhưng chưa hết, ở đây còn thêm một thứ ngon nữa là… câu chuyện ngon!
Thầy Chân Thức bị chọc ghẹo quá chừng: "Bây giờ mới biết có thêm một MC nữa" và "coi chừng lên ký với các món ăn quá ngon."  Thầy cười, nói, chút nữa sẽ yêu cầu mọi người "dọn sạch tủ lạnh" để khỏi bị "sa chước cám dỗ" ["sa chước cám dỗ" là chữ bên Công Giáo, tôi bỏ vào đây cho huề cả làng].
Căn phòng ăn rộng và căn bếp (rất) rộng đầy ắp tiếng nói cười vui vẻ. 
Mọi sự có lui về quá khứ?
Với tôi, nhiều hình ảnh vẫn còn rất rõ ràng như mới… hôm qua.
Đó là chị Từ Lâm, nắm tay tôi trong tang lễ Giáo Sư Nguyễn Ngọc Bích. Nước mắt rưng rưng, chị nói không biết có chỗ nào để tu tập nữa đây. Chị còn nói anh Bích có hứa sẽ tìm cho một nơi khác để an tâm tu học, nhưng chưa được thì Anh đã ra đi!
Đó là chị Diệu Tâm. Sau phán quyết của tòa án, chị nói với hai người luật sư Mỹ tỏ ý ái ngại cho “bên thua cuộc”: "Don't worry, we already lost our country, now we lost this temple. But we will survive!"
Đó là chị Diệu Đạt. Trong tòa án, chị đi phân phát máy nghe (microphone) cho cả bên "này" lẫn bên "kia". Chị hỏi han coi ai không nghe rõ để đi đổi máy khác. Dáng mảnh mai, giọng nói nhỏ nhẻ, và thái độ ân cần của chị đã khiến chính bà chánh án phải để ý và ngỏ lời khen ngợi.
Đó là anh Từ Khải, đến tận từng nhà, chở mọi người trên chiếc xe van để đi tới tòa DC nơi khó đậu xe. Không, phải nói “chất mọi người lên xe” mới đúng. Xếp cá mòi chật ních, đến nỗi vợ anh  - chị Thanh Hương -  phải lấy xe metro từ Maryland để nhường chỗ cho người khác.
Nhưng, có lẽ tôi sẽ không bao giờ quên hình ảnh anh Minh Hà và chị Như Đạo. Anh từ lâu đã phải ngồi xe lăn, chị đẩy anh tới tòa; khó khăn thế nhưng anh chị không sót phiên tòa nào. Suốt từ sáng tới chiều, anh kiên nhẫn ngồi nghe. 
Lần này tại Tịnh Thất, chị Như Đạo gặp tôi, mừng rỡ, reo vui, báo rằng "Anh không còn phải đi xe lăn nữa – Nhờ anh đi chùa đó!" 
A thì ra nếu đi chùa thì khỏi đi xe lăn! Tức nhiên, khi anh chị đi chùa chắc không nghĩ tới chuyện “trao đổi” gì đâu, nhưng tấm lòng thành của anh chị hẳn đã cảm động Trời Phật?
Tôi cũng vui được gặp lại anh Phó Hồng Hà. Hành động anh Hà bắt tay "bên thắng cuộc" sau phiên tòa là một nghĩa cử đẹp đẽ tôi chẳng thể quên. Sau này, có dịp hỏi thăm tại sao anh làm như thế, anh Hà  nói: "Mình làm như vậy để cho họ không cảm thấy xa cách với mình. Một ngày nào đó họ sẽ nghĩ lại, họ sẽ còn thấy con đường về".  Tôi chợt nhớ câu tình ca: "Ngày về quê xa lắc lê thê. Trót nghe theo lời u mê ". Hy vọng, một ngày nào đó, những lời Đức Phật dạy sẽ xóa tan các hôn mê ám chướng và dẫn đưa những con người ấy trở về…
Và tôi cũng rất mừng khi thấy chị Bích – Đào Thị Hợi – vẫn an nhiên qua mọi sóng gió. Anh ra đi, một khoảng trống khôn cùng. Nhưng với chị, dường như Anh vẫn còn đó. Chị từng khấn với anh "Anh ơi, bé muốn theo Anh lắm, nhưng bé chưa thể ra đi với Anh vì bé còn quá nhiều việc phải làm". Gánh nặng hệ quả vụ chùa Giác Hoàng vẫn còn oằn vai người phụ nữ mảnh mai ấy.
Mọi sự có lui về quá khứ?
Khi nâng quyển kinh trên tay, tôi thấy trên bìa sách hàng chữ “Thích Tâm Thọ biên soạn”. 
Khi tôi đặt câu hỏi: “Tại sao Thầy Tâm Thọ đã biết tất cả các toan tính chực chờ mà sao Thầy không tìm cách ngăn chặn?” 
Thì được cho biết rằng: Thầy Tâm Thọ biết hết nhưng Thầy nói: “Việc mình, mình hãy lo làm cho tốt. Còn việc người khác tính, hãy để Nhân Quả lo”.
Làm việc không ngừng, Thầy Tâm Thọ chỉ quan tâm tới những việc có ích. Khi về chùa Giác Hoàng, Thầy mở lớp Tu Học, Thầy soạn kinh sách, và còn góp sức trong những sinh hoạt của cộng đồng nữa. Không khác gì Giáo Sư Nguyễn Ngọc Bích, cả hai đều một đời vì đạo pháp, vì đất nước, vì con người…
Nghĩ tới “anh Bích” tôi chợt nhớ tới bào huynh của Anh – anh Nguyễn Ngọc Linh – Khác với ông em thấp người và ôn tồn, anh Linh to cao và thường nói thẳng đuột. Trong phiên tòa quyết định, anh Linh hỏi chị Hợi, giọng oang oang: “Sao, ông Bích có về báo mộng gì không?” Mọi người, ai nấy đang hết sức căng thẳng, vẫn phải buột miệng phì cười.
Ngày hôm nay đây, giữa Tịnh Thất khang trang, đẹp “trên cả tuyệt vời”, tôi chợt nghĩ… không lẽ anh Bích linh thiệt sao? Anh Bích đã giữ đúng lời hứa với chị Từ Lâm thiệt sao? Thật, Nguyễn Ngọc Bích đúng Nguyễn Ngọc Bích: nói ít, làm nhiều.
****
Mọi sự, xin hãy lui vào quá khứ!
Giờ đây, những con người ấy quây quần cùng nhau trong Tịnh Thất ấm cúng này. Họ đang có những giây phút tuyệt vời, cùng chia sẻ Phật pháp, chia sẻ tâm tình, chia sẻ bữa cơm chay,… Họ đã cùng nhau trải qua những tháng ngày gian nan, chịu sự sỉ nhục, chịu sự xua đuổi; nhưng chính từ đó, họ đã tìm ra nhau, nhận biết nhau, và sẽ cùng chung bước trên con đường mới.
Tôi, một kẻ bên lề, một người ngoài cuộc, nhìn tất cả những con người ấy với lòng tràn đầy biết ơn. Thầy Tâm Thọ, Thầy Chân Thức, anh Nguyễn Ngọc Bích, và các anh chị em Phật tử, đã xác minh cho tôi một điều huyền nhiệm: 
"Nhân Lành Sanh Quả Ngọt".
Nhưng tôi cũng biết, tất cả đều không nhận công lao. 
Mọi nỗ lực sẽ được trải rộng khắp, như lời Kinh dạy: 
Nguyện đem công đức này. 
Hướng về khắp tất cả. 
Đệ tử và chúng sanh. 
Đều trọn thành Phật đạo.
Những hạt giống thiện nghĩa kia ơi!
Dù ít ỏi nhưng rồi sẽ sinh cây lành trái ngọt.
Trịnh Bình An
(Những ngày Đông 2017)
__._,_.___

Posted by: VP. PHẬT-HỌC TỊNH-QUANG CANADA cutranlacdao@yahoo.com

Reply via web post Reply to sender Reply to group Start a new topic Messages in this topic (2)
Welcome to diendan_songvui@yahoogroups.ca
Muon ghi ten gia nhap, click:
diendan_songvui-subscribe@yahoogroups.ca   

                    CHU TRUONG CUA DIEN DAN:
1. Trao doi kinh nghiem song vui, thong tin huu ich
2. Giu gin khong khi an vui - hoa nha - tuong kinh
Tran trong,
Ton Nu Thuy Huong
diendan_songvui@yahoo.ca
Moderator
lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll



SATURDAY 2017.3.18

Kính đa tạ - VP.PHTQ.CANADA đã tìm ra Email đó.

Kính chúc quí vị vạn sự bình an.

Kính thư,

VP.PHTQ.CANADA


Email đó chính là:
Vào 18-03-2017 02:11, "Khai Vo" <khaivo43@yahoo.com> đã viết:
Quí bạn có thể cho mọi người biết mục đích bạn muốn được lên thiên đàng để làm gì được không?



On Friday, March 17, 2017 10:41 PM, Viet Tran wrote:

Xin lỗi tôi đã xoá email này, vì tôi cho nó là môt "junk mail". 

Q việt





2017-03-17 17:41 GMT-07:00 VP. PHAT-HOC TINH-QUANG CANADA :

Quí vị hoan hỷ FWD email có câu hỏi đó cho VP.PHTQ.CANADA. Kính đa tạ.

llllllllllllllllllllllllllllll llllllllllllllllllllllllllllll llllllllllllllllllllllllllllll llllllllllllllllllllllllllllll llllllllllllllllllllllllllllll llllll



On Friday, March 17, 2017 7:34 PM, Viet Tran wrote:



Câu hỏi này được gởi đến hộp thư điện tử của tôi qua nhóm Phụng Sự Xã Hôi. 
Có ghi cả địa chỉ email của VP Phật Học Tinh Quang Canada. Nếu câu hỏi này không phải của quý VP PHTQ Canada. Đây là một nhầm lẫn - cũng có thể là một sự̣ mạo danh có ý đồ chia rẽ tôn giáo. Tôi thành thật tạ lỗi cùng quý vi.  Cám ơn. 



Q. Việt  





2017-03-17 15:32 GMT-07:00 VP. PHAT-HOC TINH-QUANG CANADA :


VP. PHAT-HOC TINH-QUANG CANADA "Quí bạn có thể cho mọi người biết mục đích bạn muốn được lên thiên đàng để làm gì được không?"



Quí vị tìm ở đâu ra câu hỏi trên đây thế?


llllllllllllllllllllllllllllll llllllllllllllllllllllllllllll llllllllllllllllllllllllllllll llllllllllllllllllllllllllllll llllllllllllllllllllllllllllll



On Friday, March 17, 2017 4:27 PM, Viet Tran wrote:



Xin mạn phép trả lời câu hỏi của VP. PHAT-HOC TINH-QUANG CANADA "Quí bạn có thể cho mọi người biết mục đích bạn muốn được lên thiên đàng để làm gì được không?"





Xin thưa rằng:



Đây là một câu hỏi quá thâm thúy- dù che giấu thực chất mỉa mai trong đó. Tuy vậy, trên bình diện tôn giáo và triết lý, câu hỏi này đáng để chúng ta suy gẫm. Chắc chắn mỗi tín hữu có một câu trả lời thích nghi nhất cho chính bản thân mình.



Theo ý kiến riêng của tôi, tôi cho rằng:   



Đa phần những người tin ở sự thưởng phạt ở đời, lúc họ còn sống thì họ thường cầu nguyện để được may mắn, giàu sang, quyền thế, con cái thành đạt... Trong khi đó, họ làm mọi thứ để đạt những ham muốn này, kể cả việc bóc lột, chà đạp người khác để đi lên. 



Một số người trong lòng chứa đầy thù hận, nhưng ngoài miệng lại hô hào yêu thương; họ chụp mũ chưởi rủa những người không cùng quan điểm của mình, thù ghét và bôi nhọ những ai không có cùng tôn giáo với mình. 



Những tên cuồng tín này tưởng rằng hễ chúng cầu nguyện hằng ngày là thượng đế sẽ giúp chúng đạt được những ham muốn thấp hèn mà chúng đeo đuổi.  Chúng tưởng rằng thiên chúa dễ dàng bị chúng lừa gạt với những lời cầu nguyện rỗng tuếch của chúng. Những kẻ cuồng tín lòng đầy thù hận này là tín đồ của Satan chứ không phải của thiên chúa.



Thiên đường chính là tình yêu nhân loại, lòng nhân bản đối với muôn loài khi chúng ta còn sống. Thiên đường là khi linh hồn bình yên, không ân hận, không vướng bận trên đường trở về với Đức Chúa Trời sau khi chết. 



Thảo Chương Trần Quốc Việt

www.papercollage.ca