Các nghi lễ theo hình thức tôn giáo xưa nay đều pha trộn sự mê tín để thu hút tín đồ. Đó là sự thật. Các sự kiện linh thiêng phép lạ chỉ là tin đồn mê tín, không phải thiệt, miễn tranh cãi. Đó là sự thật. Con người hay thánh thần đều phải chết. Không ai cứu được ai.
Vượt qua các nghi lễ tôn giáo, con người sẽ hiểu được sự thật: đó chính là Tự Lực Mới Thực Là Tu. Cầu nguyện có được gì đâu? Hãy sống đời tu phước & tích đức. Chính phước đức cứu tai qua nạn khỏi.
Email: cutranlacdao@yahoo.com
TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)
TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)
Saturday 18 March 2017
con người sống đời phải có thiện tâm - mới cầu mong thiên đàng hay cực lạc
NHỮNG HIỂU LẦM VỀ ĐẠO PHẬT (Cuối trang)
Thiên Đàng hay Cực Lạc đềulà mộng tưởng, mơ ước, nếu không muốn nói là mê tín, cuồng tín, điên khùng.
SATURDAY 2017.3.18
Kính thưa Chư Vị,
Bài viết chuyển đi từ VP. PHAT-HOC TINH-QUANG CANADA thường được Quí Thân Hữu bốn phương chuyển đến những người thân quen biết do tính chất bất tùy phân biệt, nhất là không phân biệt về tôn giáo.
Tại sao?
Bởi lẻ dù theo bất cứ tôn giáo nào, đạo Chúa có Thiên Đàng, có Chúa Ba Ngôi ngự trên trời cao, đạo Phật có Tây Phương Cực Lạc Quốc, có Đức Phật A Di Đà cùng chư thánh chúng, các tín đồ đều phải có thiện tâm, khi sống được bình an, khi lìa đời cầu mong được lên các cõi Thiên Đàng hay cõi Cực Lạc.
Tuy nhiên, nếu trong cuộc sống hiện tại, con người không ăn hiền ở lành, không có thiện tâm thì chuyện cầu nguyện lên Thiên Đàng hay vãng sanh Cực Lạc là điều chỉ có trong mộng tưởng, trong mơ ước, nếu không muốn nói là mê tín, cuồng tín, điên khùng.
VP. PHTQ. CANADA
On Friday, March 17, 2017 10:34 AM,
VP. PHAT-HOC TINH-QUANG CANADA
cutranlacdao@yahoo.com wrote:
On Friday, March 17, 2017 1:55 PM,
Ty-Khuu Thich-Chan-Tue
- Mẹ ơi, con dời cái ly cà phê qua chỗ nào, tại sao mặt bàn cũng bị dính dơ hết vậy?
- Con phải lau cái đít ly cho sạch, trước khi dời qua chỗ khác. Cái đít ly bị dơ, con dời đến đâu, làm dơ đến đó.
- Dạ, cám ơn Mẹ chỉ dạy. Con đã hiểu rồi! []
SUY NGẪM:
Con
người thường than cuộc đời bất hạnh này sao lắm trái ngang, nhiều phiền
não, khổ đau, con cái bất hiếu, bạn bè bất tín, thường gặp kẻ xấu,
không gặp người tốt, thường gặp bất trắc, ít gặp may mắn.
Cho
nên, con người thường bi quan, chán đời, và mơ ước có một thế giới
khác, toàn chân, toàn thiện, toàn mỹ, nơi đó con người hưởng đầy đủ sự
sung sướng, muốn ăn có ăn, muốn mặc có mặc, cả ngày đi chơi, khỏi phải
làm việc.
Chính
tư tưởng ích kỷ, thêm tánh lười biếng, tâm quá tham muốn, đã đưa con
người đến chỗ chỉ biết niệm Phật, cầu nguyện vãng sanh tây phương cực
lạc quốc, mà không hề nghĩ gì đến chuyện nghiên cứu giáo lý, hiểu biết
tường tận lời dạy quí báu của đức Phật, để thực hành tu sửa tâm tánh,
chuyển hóa thân khẩu ý bất thiện, bất tịnh, thành ra thân khẩu ý thiện
lành, thanh tịnh.
Thân
khẩu ý, là tam nghiệp, chưa thanh tịnh, chưa thiện lành, cũng như cái
đít ly còn be bét uế trược, dù có dời đổi đến chỗ nào, cũng đem ô uế đến
nơi đó mà thôi.
Tóm
lại, con người biết tu sửa tam nghiệp cho được thanh tịnh, chuyển đổi
tâm tánh, không cần mong cầu, dù sống bất cứ nơi đâu, cũng cảm nhận sự
an lạc và hạnh phúc. Thực tu chính là như vậy đó. []
nguoiphattu.com
- Hãy nhìn lên hình tượng của Đức Phật. Cái hình tượng đó gợi lên
trong trí ta điều gì? Một thể dạng an bình và một lòng nhân ái mở rộng
hướng thẳng vào con tim của mình. Đấy mới thật là những gì chính yếu.
Lời giới thiệu của người dịch: Bài viết dưới đây là bản dịch chương 4 trong quyển Phật GiáoĐại Cương (ABC du Bouddhisme,
nxb Grancher, 2008) của học giả Phật Giáo Fabrice Midal. Chương 1 của
quyển sách này gần đây cũng đã được chuyển ngữ và đưa lên một vài
trang web (mang tựa là "Người Phật tử ngày nay trong thế giới Tây Phương", có thể xem trên các trang web Chùa Phúc Lâm online, Thư viện Hoa Sen, Quảng Đức, ...) Đức Phật có thật hay không ? Tất cả các tài liệu lịch sử đều chứng minh cho thấy là Đức Phật có
thật và sống cách nay đã hai-mươi-sáu thế kỷ. Ngài là con của một vị vua
thuộc dòng họ Thích-ca (Sakya) trị vì một vương quốc nhỏ dưới chân dãy
Hy-mã-lạp sơn, trong một vùng thuộc lãnh thổ Nepal ngày nay. Tên tục
của Ngài là Tất-đạt-đa (Siddharta), họ là Cồ-đàm - vì thế mà người ta
thường gọi Đức Phật là Ngài Cồ-đàm. Trong thời gian khi còn tu khổ hạnh người ta còn gọi Ngài bằng một
tên khác là Thích-ca Mâu-ni, có nghĩa là "Vị Thánh Nhân của Yên Lặng
thuộc dòng họ Thích-ca". Sau khi nhất quyết là sau này sẽ không đảm nhận chức vụ thủ lãnh nắm giữ quyền bính tạm thời (tức chính trị)
trong vương quốc của vua cha thì Ngài từ bỏ cung điện xa hoa để chọn
cuộc sống của một người tu tập tâm linh. Khi ba mươi tuổi thì Ngài đạt
được giác ngộ và sau đó thì bắt đầu thuyết giảng. Ngài đã mang lại một
niềm khích lệ lớn lao và sáng lập ra tập thể những người xuất gia. Ngài
tịch diệt bên cạnh các đệ tử của mình khi được tám-mươi tuổi.
Bìa quyển sách "Phật Giáo Đại Cương" và tác giả Fabrice Midal
Những kinh nghiệm cảm nhận chủ yếu nào đã khiến cho Đức Phật trở thành một người sáng lập tôn giáo? Những vấn đề khúc mắc khiến cho Đức Phật hằng ray rứt đều mang tính
cách vô cùng sâu xa và khác thường. Có phải là Ngài đã hỏi tại sao chúng
ta lại cứ dấn thân vào một cuộc sống luôn phải phấn đấu chỉ để mang
lại sự hung bạo và để kéo dài bất tận sự hung bạo đó. Tại sao chúng ta
lại phải gạt bỏ cái nhân tính tiềm tàng trong chính mình để chọn cho
mình một cuộc sống dẫy đầy hận thù? Tại sao chẳng mấy khi chúng ta có
dịp để chứng tỏ rằng mình là một con người? Tại sao chúng ta lại không
thể thực hiện được những gì mình hằng mong ước mà lại cứ đắm mình vào
những thứ không nên làm? Đấy là những gì mà Đức Phật đã ưu tư. Con người luôn bị lọt ra bên
lề cuộc sống. Họ tranh đấu nhằm mang lại cho mình thành công và hạnh
phúc, thế nhưng càng vùng vẫy bao nhiêu thì những mục tiêu ấy lại càng
trở nên xa vời bấy nhiêu. Tuy sống trong huy hoàng thế nhưng Đức Phật cũng biết là có nhiều
người khác đã từng chối bỏ sự hào nhoáng ấy để quay lưng đi và quên nó (các người tu khổ hạnh vào thời bấy giờ). Ngài tự hỏi tại sao lại có thể như thế được. Trái với những gì người ta thường hiểu một cách sai lạc, thật sự là
ta không thể tìm thấy được lời giáo huấn nào mang nhiều tính cách tự
tin và lạc quan hơn những lời giảng dạy của Đức Phật. Đức Phật luôn căn cứ vào hiện thực và nhận thấy chỉ có một con đường
duy nhất có thể mở ra một lối thoát cho con người. Đấy là cách không
nên cố gắng tìm mọi cách để lẩn trốn khổ đau, bất toại nguyện và lo
buồn mà phải nỗ lực quan tâm tìm hiểu chúng. Thật vậy có rất nhiều
phương tiện giúp chúng ta nhìn vào cách mà chúng ta đang sống. Cái lâu đài đầy tiện nghi mà vua cha đã dựng lên để cố kềm giữ Ngài
thật ra chỉ là một nhà tù với các bức tường được dựng lên bằng sự sợ
hãi. Tương tự như vậy, chúng ta cũng đang bị giam giữ trong cái ngục tù
của sự kinh hoàng trước bệnh tật, già nua và chết chóc, và đấy chính
là những gì khiếp đảm nhất của hiện thực. Suốt gần năm-mươi năm từ khi đạt được giác ngộ cho đến lúc tịch diệt,
Đức Phật không một lúc nào lại không nhắc nhở cho chúng ta biết là
chúng ta đang tự lừa dối mình. Chúng ta không nên trốn lánh sự sợ hãi
và khổ đau mà phải lắng nghe chúng hầu tìm hiểu chúng, và đấy là cách
duy nhất để giúp chúng ta có thể loại bỏ được chúng. Hãy nhìn thẳng vào sự hiện hữu của chính mình để phấn đấu. Chưa hẳn
là mình sẽ thắng, thế nhưng cũng chưa phải là mình sẽ thua. Đã là con
người thì chúng ta lúc nào cũng có đủ khả năng giúp mình tự giải thoát
khỏi mọi thứ gông cùm xiềng xích - chẳng hạn như việc thay đổi thể dạng
tâm thần của mình. Phương pháp luyện tập thiền định sẽ giúp chúng ta thực hiện được điều ấy. Đấy cũng chính là con đường mà Đức Phật đã mở ra cho chúng ta. Đức Phật là một vị trời hay một con người? Đức Phật không giống như các vị sáng lập ra các tôn giáo khác bằng
cách chỉ dựa vào Kinh Sách - chẳng hạn như Abraham, Moïse, Chúa Ki-tô
hay Mahammed. Đức Phật không phải là một nhà tiên tri (prophète
/ prophet, tiếng Hy Lạp là prophêtês, có nghĩa là một vị tự cho mình
mang tính cách linh thiêng, tiên đoán được những biến cố sẽ xảy và dựa
vào đó để mà thuyết giảng bằng lời hay bằng chữ viết. Các biến cố mà
các vị ấy tiên đoán thường là các tai ương sẽ xảy ra trong tương lai -
tức có nghĩa là một sự hăm dọa). Đức Phật trái lại chỉ là
một con người bình dị đã nêu lên những kinh nghiệm cảm nhận mà mỗi con
người đều có thể thực hiện được. Ngài không hề nắm giữ bất cứ gì mang
tính cách thần khải. Không có ai trao truyền cho Ngài một thông điệp
mang tính cách linh thiêng, siêu nhiên hay thuộc vào một thế giới khác
hơn là cái thế giới này. Thiên Chúa Giáo đòi hỏi các tín đồ phải tin vào Chúa Ki-tô tức là vị
Con Trời đã chết trên cây thánh giá và sau đó thì sống lại. Trọng tâm
của tôn giáo ấy dựa vào một đức tin vượt lên trên mọi khả năng lý luận. Trái lại đối với sự thật nêu lên trong giáo huấn của Đức Phật thì đơn
giản là chỉ dựa vào một thể dạng tự do và sinh động của thực tại - dù
cho thể dạng ấy mang tính cách tiềm ẩn, tức là còn bị che khuất và u
mê. Con đường chỉ là một cách đơn giản giúp chúng ta nhận thấy đích
thật cái thể dạng ấy và giúp nó hiển lộ ra trong lòng mình. Đức Phật
không hề quan tâm đến Đấng Tối Cao hay các vị trời khác. Dầu sao đi nữa
theo Đức Phật thì các vị ấy không thể giúp mình tự giải thoát cho mình
được. Con đường duy nhất là phải ngồi xuống để nhìn vào những kinh
nghiệm cảm nhận của chính mình trong từng giây phút một, với tất cả sự
chân thật và ngay thẳng. Quả thật là chẳng ai có thể làm được việc ấy
thay cho mình cả. Vào thời khắc trọng đại nhất khi Đức Phật sắp đạt được sự Giải Thoát, nghĩa là lúc Ngài sắp bước sang phía bên kia (để đạt được sự Giác Ngộ)
thì cũng chính là lúc mà Ngài bị ma quỷ tấn công mãnh liệt nhất. Chúng
tìm đủ mọi cách làm cho Ngài phải bị hủ hóa, chúng quyến rũ để đánh
lạc hướng Ngài, thế nhưng đồng thời đấy cũng chính là lúc mà Ngài đã
biểu lộ một hành động thật phi thường, một hành động độc nhất trong
lịch sử nhân loại, mang một chiều sâu vô hạn: Ngài đã dùng bàn tay của
mình để chạm vào mặt đất và mượn mặt đất làm nhân chứng cho Ngài. Thay vì trỏ tay lên trời để bảo cho mọi người biết rằng sứ mạng của
mình là do Trời giao phó thì Đức Phật lại hướng tay mình xuống mặt đất
của thế gian này. Rất nhiều ảnh tượng biểu trưng cho cái dấu ấn thật
tinh tế ấy của Đức Phật khi Ngài dùng bàn tay mình để chạm vào mặt đất.
Thật vậy không thể có một biểu tượng nào mang nhiều ý nghĩa hơn thế để
chứng minh cho thấy rằng trước hết Ngài chỉ là một con người bình dị,
bình dị như mỗi con người trong tất cả chúng ta. Một con người bước đi
trên mặt đất này và chỉ quan tâm đến những gì thật đơn sơ của hiện thực
mà không hề chờ đợi những ước mơ và hy vọng xa vời.
Đức Phật chạm tay xuống mặt đất để
chứng minh cho sự chiến thắng của mình trước bọn ma vương
(điêu khắc nổi thuộc triều đại Pala-sena, Ấn Độ, thế kỷ thứ X,
đá Basalt màu đen, bảo tàng viện Guimet-Paris)
Thế nhưng lại chính là nhờ vào sự khám phá ra cái thể dạng vượt thoát
khỏi mọi bám víu và hận thù luôn lôi kéo tất cả chúng ta phạm vào lầm
lẫn, mà Đức Phật đã trở thành một sinh linh thiêng liêng. Cuộc đời và
những lời giáo huấn của Ngài là những gì vô cùng kỳ diệu tượng trưng
cho một bầu không gian mở rộng, vượt lên tất cả các quan niệm của đời
thường. Đối với nhiều học phái thì Đức Phật không phải là một con người
được sinh ra, sống và chết đi, mà thực sự chính là một thể dạng sinh
linh luôn hiện hữu trong thực tại và đồng thời cũng là sự thật của
chính cái thực tại ấy. Khi nhìn một pho tượng Phật chúng ta cũng có thể nhận thấy được sự
biến đổi của một con người, đấy là một tấm gương nêu lên lòng quả cảm và
quyết tâm đã khiến cho một con tim ngập tràn bởi sự an bình và niềm
yêu thương, là một bầu không gian mở rộng của tình thương yêu tinh
khiết và của cả thực tại nữa - và đấy cũng là những gì hiện hữu trong
từng giây phút một. Như vậy nếu hiểu được ý nghĩa đó thì chúng ta cũng nên tránh các thói
quen suy nghĩ nhị nguyên của mình từ trước để nhìn vào Đức Phật như là
một con người hoàn hảo và hoàn toàn thiêng liêng. Các ảnh tượng biểu thị Đức Phật có trung thực với hình ảnh của chính Ngài hay không? Người nghệ sĩ không phải là một phóng viên báo chí mà họ chỉ là người
diễn đạt. Họ chỉ tìm cách thể hiện các phẩm tính nơi sự hiện hữu của
Đức Phật mà không chú ý đến các đặc tính trên thân thể Ngài. Nhằm đạt
mục đích đó các nghệ nhân trước hết đã dựa vào một số biểu tượng dễ
nhận biết nhất để biểu thị cho Đức Phật: thí dụ như một chiếc ngai, vết
chân của Ngài, chiếc bánh xe tượng trưng cho giáo huấn của Ngài, một
đóa hoa sen... Về sau này, chính xác hơn là vào thế kỷ thứ I, thì mới thấy nảy sinh
ra ý kiến biểu thị Đức Phật qua nhân dạng con người. Điều này sở dĩ xảy
ra có lẽ là do người Hy Lạp đã nhìn vào Đức Phật xuyên qua hình ảnh vị
thần Apollo của họ (có thể xem thêm bài viết "Nghệ thuật biểu thị nhân dạng Đức Phật"). Ngày nay chúng ta có thể biết thêm rằng Đức Phật vào thời bấy giờ rất
có thể là một người gầy còm và da dẻ màu sậm đen chứ không như một số
ảnh tượng mà chúng ta vẫn thường thấy ngày nay. Nhờ vào việc nghiên cứu
Kinh sách Chính Thống bằng tiếng Pa-li và nhất là dựa vào các công
trình khảo cứu của các sử gia hiện đại thì người ta mới hiểu rằng Đức
Phật không phải là một vị hoàng thân tầm cỡ lớn, cũng không sống trong
một lâu đài nguy nga, mà đúng hơn thì Ngài chỉ là con của một vị vương
công khiêm tốn trong vùng. Thế nhưng điều ấy nào có gì là quan trọng. Hình tượng chỉ giữ vai trò gợi lại những lời giáo huấn mà Ngài đã để
lại cho chúng ta, nhưng tuyệt nhiên không phản ảnh một sự thật nào về
xác thân con người của Ngài. Hơn nữa tại mỗi vùng địa lý, người ta lại
hiểu giáo huấn của Ngài một cách khác đi đôi chút, con người ở những
nơi ấy đã thích ứng Phật Giáo với lịch sử của họ và cả những gì mà họ
ước mơ, để rồi hình dung ra hình ảnh của Ngài một cách khác đi (xin chú ý đây cũng là ý nghĩ mà tác giả sẽ khai triển khi trình bày về nguồn gốc của Đức Phật Di Lặc trong phần kết). Thế
nhưng phải hiểu rằng tất cả những hình ảnh ấy đều nói lên một sự thật
duy nhất, dù không mang tính cách lịch sử đi nữa thì sự thật tâm linh
ấy cũng hàm chứa một giá trị thật cao. Dù có cố gắng tìm lại hình ảnh Đức Phật lịch sử với bất cứ giá nào
thì đấy cũng chỉ là một cách bám víu phát sinh từ bản chất vô minh của
mình, và cũng cho thấy là mình chẳng hiểu gì cả về những lời giáo huấn
của Ngài. Bản thân của Đức Phật chẳng có gì hệ trọng cả. Đấy chỉ là một
biểu tượng sống thực của sự Giác Ngộ. Điều mà chúng ta cần tìm kiếm
chính là sự giác ngộ chứ không phải là các chi tiết liên quan đến tiểu
sử của Ngài hay là dáng vóc của Ngài. Hãy nhìn lên hình tượng của Đức Phật. Cái hình tượng đó gợi lên trong trí ta điều gì? Một thể dạng an bình và một lòng nhân ái mở rộng hướng thẳng vào con tim của mình. Đấy mới thật là những gì chính yếu. Chúng ta học được những gì từ các ảnh tượng của Đức Phật? Trước hết các ảnh tượng ấy cho biết Ngài là ai. Vào thời đại của
chúng ta ngày nay, vai trò ảnh tượng không còn giữ được tính cách
thiêng liêng như trước nữa. Đối với chúng ta, khá lắm thì đấy cũng chỉ
là những tác phẩm gợi lên một sự say mê nào đó dưới khía cạnh thẩm mỹ.
Thế nhưng đối với người Phật tử thì ảnh tượng của Đức Phật là những gì
giúp họ tiếp cận trực tiếp với sự hiện diện của Ngài trong thực tại.
Các ảnh tượng ấy không phải là các tác phẩm của một nghệ sĩ nhằm mô tả
những cảm hứng của mình. Người sáng tạo ra các ảnh tượng ấy luôn tìm
cách xóa bỏ chính mình để nhường chỗ cho những gì họ muốn diễn tả có thể
bộc lộ ra với sự rạng rỡ nguyên sinh của nó. Nếu nhìn theo chiều hướng
ấy thì bất cứ một tác phẩm Phật Giáo nào cũng đều mang tính cách
thiêng liêng, đều nhằm phản ảnh cái đẹp tinh khiết nhất của nó. Cái đẹp
đó không có mục đích mang đến cho chúng ta một cảm xúc thích thú nào
cả mà đúng hơn là giúp mở rộng con tim của chúng ta một cách thật kiên
cường và quảng đại. Quả thật hết sức khó để có thể đọc những gì được ghi trong các trang
kinh sách viết bằng tiếng Phạn hay tiếng Pa-li hầu thấu triệt được các
lời giảng dạy của Đức Phật. Hàng rào ngăn cách về ngôn ngữ là một trở
ngại lớn. Việc dịch thuật không mấy khi mang lại các kết quả mong muốn
và hơn nữa cuộc sống tân tiến ngày nay đã khiến cho một số các lời
giảng huấn mà người ta cho là của Đức Phật có thể trở nên khó hiểu. Thế
nhưng đơn giản hơn cả là chỉ cần nhìn vào ảnh tượng của Đức Phật thì
chúng ta cũng có thể cảm nhận được sự hiện diện của Ngài. Con đường này
thật vô cùng giản dị. Đôi khi ảnh tượng cũng đủ để giúp chúng ta nhận thấy quyết tâm phi
thường của Ngài trong khi thiền định: toàn thân Ngài rắn lại vì cố
gắng. Còn có một tấm gương nào quý giá hơn để chúng ta nhìn vào hay
không? Đôi khi ảnh tượng cũng cho thấy Ngài dường như vượt thoát khỏi mọi
thứ căng thẳng và hiện ra như một thực tại thật tinh khiết và tự nhiên
không cần phải biểu lộ, bởi vì cái thực tại tinh khiết ấy đã vượt lên
trên tất cả mọi tiêu chuẩn nhỏ hẹp. Tại sao các ảnh tượng của Đức Phật lại thường giống nhau? Bởi vì việc biểu thị Đức Phật chỉ có tính cách tượng trưng nhằm nói
lên các phẩm tính của sự Giác Ngộ nơi Ngài. Ảnh tượng thường cho thấy
trên đỉnh đầu của Ngài có một cái bướu (tượng trưng cho trí tuệ) và giữa hai lông mày thì có một túm lông nhỏ (tượng trưng cho sự quán thấy sâu xa).
Hai trái tai thì thòng xuống, đấy là vì phải đeo các bông tai thật
nặng khi Ngài còn là một vị hoàng thân. Tóc cắt ngắn tượng trưng cho
cuộc sống xa lìa thế tục, bởi vì vào thời bấy giờ tóc để dài là cách
biểu trưng cho quyền lực và uy thế. Động tác của hai tay thì luôn mang
một ý nghĩa nào đó, chẳng hạn như để nói lên rằng: " Đừng lo sợ", "Hãy cố lắng nghe những lời giảng huấn" hoặc "Mặt đất này là nhân chứng duy nhất của Ta". Khi nói rằng Đức Phật là bản thể đích thật của ta thì đấy có ý nghĩa gì? Đức Phật khuyên chúng ta nên thức tỉnh hầu giúp chúng ta có thể quán
nhận được những gì cao quý trong sự hiện hữu của chính mình, bởi vì nếu
thiếu sự tỉnh thức thì chúng ta nào có thể khám phá ra được thể dạng
cao quý của chính mình. Nếu nhìn vào khía cạnh đó thì quả thật là không
có gì sai lầm hơn khi biến Đức Phật thành một thần tượng điện ảnh
Hollywood để nhìn vào đấy mà bắt chước theo. Điều đó không thể chấp
nhận được. Đức Phật không thuộc vào bất cứ một nơi nào cả bởi vì Ngài
đang trú ngụ trong tâm thức của chính ta. Không nên tôn thờ Ngài từ bên
ngoài mà phải nhận thấy được Ngài đang hiện hữu trong lòng mình. Biết suy tư để nhận ra được điều ấy không phải là chuyện dễ chỉ vì
chúng ta vẫn có thói quen luôn đi tìm những gì mong muốn ở những nơi
không thể nào có được những thứ ấy, tức là những nơi mà chúng ta luôn
phạm vào mọi sự sai lầm. Thế giới Tây Phương thường xem con người là kẻ
phạm tội, luôn bị chi phối bởi tội lỗi. Dó đó phải tuân thủ một số quy
luật và nghi lễ nào đó để chủ động lấy mình, để mình không lăn xuống
vực sâu. Đối với hầu hết các tín ngưỡng thì vấn đề mấu chốt là: làm thế nào để
khống chế được mình, không để cho con thú ẩn nấp bên trong mình đè bẹp
được mình ? Phật Giáo không chia sẻ quan điểm ấy. Phật giáo chỉ nhìn vào những
nơi nào có thể phát huy được lòng tốt mà thôi. Phật Giáo không ngả theo
và cũng không chống lại Rousseau (1712-1778,
là nhà văn, triết gia và soạn nhạc gia người Pháp, chủ trương một khái
niệm mang tính cách vừa triết học vừa chính trị liên quan đến bản chất
tự nhiên của con người trước khi xã hội được hình thành, và cái bản
chất đó là những gì mang lại hạnh phúc cho con người - ghi chú thêm của
người dịch). Thế nhưng ông ta lại không hề khẳng định là con người chỉ có thể hoàn hảo dưới thể dạng rừng rú (tức thuộc vào thời bán khai khi chưa bị xã hội hủ hóa). Ông ta xem đấy là một thứ gì mang bản chất tốt (đại khái như khái niệm "nhân chi sơ tính bản thiện" của Khổng Tử)
hướng vào các kinh nghiệm của sự cảm nhận, và ông dựa vào đấy mà phân
tích một cách thật khắt khe để tìm hiểu tại sao chúng ta lại chối bỏ và
làm cho ô uế cái bản chất tốt ấy đi. Kinh Hoa Sen (Pháp Hoa) có thuật lại một câu chuyện về một
người nghèo khó tìm gặp một người bạn thuở thiếu thời. Người bạn này
thì lại thật giàu có và khi trông thấy cảnh khốn cùng của bạn mình bèn
kín đáo nhét vào áo của người này một viên ngọc thật quý mà không nói
gì cả, chẳng qua cũng vì không muốn cho bạn mình biết để khỏi ái ngại.
Nhiều năm sau thì bất ngờ người này lại gặp lại bạn cũ và thấy bạn mình
vẫn cứ nghèo đói như xưa. Quá đỗi ngạc nhiên, người này liền sờ vào
vạt áo của bạn mình và nhận ra là viên ngọc vẫn còn đấy. Qua không biết
bao nhiêu năm tháng dài mà người ấy vẫn không tìm được viên ngọc quý
trong áo mình. Quả là chúng ta cũng chẳng khác gì với người ăn xin ấy
vì mang trong người một viên bảo châu mà nào có hề hay biết. Con đường của Đức Phật cũng không có mục đích nào khác hơn là giúp chúng ta tìm thấy cái kho tàng quý giá đó của chính mình. Cái kho tàng ấy không phải là một món quà tặng của Đấng Tối Cao mà
thật ra là sở hữu riêng của tất cả mỗi con người. Vậy làm thế nào để
biết được cái gia tài đó? Hãy lấy một thí dụ. Khi ta đang tản bộ giữa một khung cảnh thiên nhiên và bỗng cảm thấy
vô cùng xúc động, đến độ chỉ muốn hòa mình vào cảnh thiên nhiên đang
tỏa rộng ấy để nhập thành một thực thể với nó, và sẽ không còn một ngăn
cách nào giữa ta và thế giới chung quanh. Cái kinh nghiệm cảm nhận ấy
cũng có thể xảy ra khi gặp được một con người nào đó, và từ cuộc gặp
gỡ ấy bộc phát ra một thứ cảm tính tự nhiên của tình thương yêu. Đấy
là giây phút tượng trưng cho một sự mở rộng, và con người ấy biết đâu
cũng có thể là Đức Phật. Con đường sẽ tập cho chúng ta biết trú ngụ
trong chính nét mặt của Ngài. Khi nào kinh nghiệm cảm nhận về một sự mở rộng như trên đây giúp cho
ta hòa nhập với nó thì nó sẽ đánh thức trong ta một sự hiểu biết thật
căn bản để luôn ước vọng được đặt niềm tin của mình vào nó. Phật giáo
không phải là một sự mong cầu tìm được một cái gì mà mình không có, mà
đúng hơn chỉ là con đường giúp mình trở về với chính mình. Đức Phật có phải là người lập ra một tôn giáo, một học phái triết lý hay một ngành tâm lý học hay không? Phật giáo cũng có việc cúng kiến, cũng có chùa chiền, tất cả các thứ
này có thể là nguyên nhân khiến người ta có cảm tưởng là Phật Giáo cũng
không khác gì với các tôn giáo theo kiểu Do Thái Giáo, Thiên Chúa Giáo
hay Hồi Giáo. Thế nhưng thật ra thì lại khác hẳn. Lý do chính yếu nhất
là Phật Giáo không tin vào một vị Trời sáng tạo, và điều đó cũng cho
thấy Phật Giáo là một tôn giáo duy nhất không tin tưởng có Thượng Đế (non-theism). Phép thiền định mà Phật Giáo đưa ra không nhằm vào mục đích hòa nhập
với một thể dạng linh thiêng, hoặc một sự tuyệt đối, hoặc bất cứ một
thể dạng đơn thuần tri thức nào cả, mà đúng hơn là để phát huy một sự
chú tâm chính xác và bền vững hướng vào tất cả những gì đang hiện hữu. Phật Giáo cũng không phải là một tín ngưỡng dựa vào giáo điều. Người
tu tập theo Phật Giáo không cần phải phát lộ đức tin của mình đối với
bất cứ một thứ gì để dựa vào đó mà trở thành một người Phật tử. Trái
lại là đằng khác, các vị thầy Phật Giáo thường nhắc nhở người tu tập
phải luôn cảnh giác và thắc mắc để tự tìm hiểu thêm. Đức Phật đã từng
nói rằng: "Không được tin bất cứ gì Ta nói là đúng, chỉ vì đấy là
do Ta nói. Trái lại phải mang ra thử nghiệm những lời giáo huấn của Ta
giống như một người thợ kim hoàn thử vàng. Nếu sau khi quán xét các lời
dạy của Ta mà nghiệm thấy là đúng, thì lúc ấy mới nên mang ra thực
hành. Dầu sao thì nhất định cũng không phải là vì kính trọng ta mà mang
ra thực hành". Có một điều cần phải khẳng định một cách dứt khoát là Đức Phật không
thể nào cứu độ chúng ta được. Thật vậy Đức Phật không thể làm gì được
cho chúng ta cả. Ngài chỉ có thể trỏ cho chúng ta thấy một con đường,
và mỗi người trong chúng ta phải tự mình bước theo con đường đó. Mỗi người phải nhận lãnh trách nhiệm về sự hiện hữu của chính mình. Phật Giáo cũng không phải là một triết học, bởi vì Phật Giáo luôn
tránh không trả lời các loại câu hỏi đơn thuần chỉ mang tính cách tự
biện hay siêu hình. Kinh sách kể chuyện về một người cứ khăng khăng nhất quyết đòi hỏi
Đức Phật phải giải đáp cho bằng được, thế rồi Ngài đành phải thuật lại
cho người ấy nghe một câu chuyện như sau: "Nếu có ai bắn một mũi
tên làm cho mình bị thương và mình biết rõ đấy là một mũi tên có tẩm
một thứ thuốc độc thật mạnh. Vậy có nên tìm hiểu xem người bắn mũi tên
mang tên gì, giai cấp xã hội của hắn là gì, hắn từ làng nào đến đây,
cái cung và mũi tên của hắn làm bằng vật liệu gì? Tất nhiên là không
nên thắc mắc về những điều ấy. Trái lại thì phải phản ứng nhanh chừng
nào tốt chừng ấy để rút mũi tên ra khỏi vết thương và tìm ngay thuốc hóa
giải chất độc để mà băng bó". Chính vì lý do đó mà Đức Phật thường được xem như một vị lương y hơn là một hiền giả hay một triết gia. Ngay cả các tư tưởng của Long Thụ thường được xem là các tư tưởng
thuộc loại tinh tế nhất trong Phật Giáo cũng không thuộc vào lãnh vực
triết học. Lý do thật hết sức đơn giản là vì triết học chỉ là một cách
thắc mắc của người Hy Lạp mà thôi (cũng xin mạn phép nhắc thêm là tác giả tốt nghiếp tiến sĩ triết học tại đại học Sorbonne Paris). Nếu không chú ý đến khía cạnh trên đây thì sẽ khó tránh khỏi những
điều nghịch lý hết sức trầm trọng. Trong lãnh vực triết học người ta
thường tìm cách chuyển những gì không biết trở thành biết (hiểu biết bằng sự lý luận và tự biện triết học) và đấy cũng là cách phủ nhận những gì mang tính cách cá biệt của Phật Giáo (tức phủ nhận Phật Giáo vượt lên trên triết học). Phật
Giáo không giống với bất cứ một cơ cấu triết học nào của Tây Phương -
dù đấy là chủ nghĩa hoài nghi, chủ nghĩa yếm thế, chủ nghĩa hưởng
lạc.... Cũng không thể nào đưa Phật Giáo đến gần với các tư tưởng của
Descartes, Spinoza, Kant hay Nietzche (ba triết gia đầu tiên chủ trương có Trời, vị thứ tư thì cho là “Trời đã chết”).
Phạm vi và cách nhìn của Phật giáo ở vào một nơi khác. Do đó thật hết
sức quan trọng phải luôn bảo vệ sự độc đáo của Phật Giáo. Phật Giáo cũng có những bài hát, những lời xiển dương, nghi thức cúng
bái, lễ lạc - và nhất là thiền định. Do đó Phật Giáo không phải là một
hình thức suy tư tự biện về hiện thực mà đúng hơn là một con đường
đích thật liên quan đến từng hành động, ngôn từ và tư duy của chúng ta. Phật Giáo mang đến cho tất cả mọi con người thuộc mọi giới tính một
con đường giúp cho họ sống một cách toàn vẹn sự hiện hữu của chính họ.
Con đường ấy không dẫn dắt chúng ta bước vào một xứ sở nào khác mà chỉ
đơn giản là đưa chúng ta đến gần hơn với chính con người của mình, nơi
đó đang vang lừng tiếng hát của cả một không gian rộng lớn. Phật Giáo là một "con đuờng không chủ đích" hay là một "lối đi không lối đi" - đấy là cách nói nhằm nhấn mạnh sự kiện là hành động bước theo con đường sẽ quan trọng hơn nhiều so với kết quả mong cầu sẽ đạt được do con đường đó mang lại. Phật Giáo có phải là vô thần hay không? Phât Giáo không tôn thờ một vị Trời Sáng Tạo, thế nhưng đấy không có
nghĩa Phật Giáo là vô thần. Thật thế Phật Giáo luôn cảnh giác chúng ta
trước mọi hành vi mang tính cách tín ngưỡng và khuyên chúng ta phải
luôn quán xét và thận trọng đối với khá nhiều điểm tương đồng trong
cuộc phấn đấu của chủ nghĩa vô thần nhằm giải thoát cho mình ra khỏi
các gông cùm tạo ra từ các thứ giáo điều. Tuy nhiên mặt khác thì Phật Giáo cũng lại rất gần với các tôn giáo của chúng ta (tức của người Tây Phương),
chẳng hạn như khi một vị tu sĩ Phật giáo gặp một vị tu sĩ Thiên Chúa
Giáo thì cả hai đều cảm thấy là mình cùng chia sẻ một thứ gì thật chủ
yếu. Dầu sao thì Phật Giáo cũng mang tính cách vô-thần thật sâu xa. Phật
Giáo chủ trương một sự phân tích không nhân nhượng nhằm vạch ra cho
thấy cái bẫy đang được giăng ra trong các tín ngưỡng hữu thần: đấy là
cách mà ta phải khẳng định là có một vị trời khác với mình, và tiếp
theo đó thì vị trời lại dựa vào sự hiện hữu của ông ấy để mà xác nhận
là có sự hiện hữu của ta và còn thiết đặt cả cho ta các kinh nghiệm cảm
nhận của chính ta (có nghĩa là vị ấy có thể ban cho ta hạnh phúc hoặc trừng phạt ta). Mỗi khi con người nói đến một vị trời nào đó thì đấy cũng chỉ là cách
khoác thêm cho vị ấy hình ảnh của chính mình, sau khi đã phóng đại nó
và ghép thêm cho nó các phẩm tính thật hoàn hảo. Trời chỉ là một hình
ảnh khuếch đại thật khổng lồ của chính chúng ta. Khi nào vị trí của Vị ấy và của mình được phân định hai bên rõ rệt
thì tất nhiên cũng sẽ xảy ra việc cầu khẩn Vị ấy, trông chờ vào sự nâng
đỡ cũng như sự giải cứu của Vị ấy. Dầu sao thì đôi khi chúng ta cũng
có thể cảm nhận được một mối tương liên nào đó (giữa Trời và chúng ta) được thắt chặt, thế nhưng nhiều lúc thì chúng ta cũng có có cảm giác là mối dây đó bị đứt (thiếu đức tin). Quả thật hết sức khó để có thể tạo ra một mối liên hệ với Trời khi ta vẫn còn hình dung ra được hình ảnh của Vị ấy (khi vẫn còn hình dung ra hình ảnh của Vị ấy khác với mình thì làm thế nào mà mình có thể hội nhập với Vị ấy được). Thật vậy có một số nhà thần bí chủ trương là Trời không ở bên ngoài
con người. Trong số này có thể kể ra vị Thầy Eckhart hay thánh nữ
Thérèse de Lisieux, đấy là những người mà Phật Giáo cảm thấy khá gần
gũi. Tại sao Phật Giáo vô thần mà lại có một số thánh thần địa phương đông đảo đến thế? Nếu căn cứ vào các khái niệm của Tây Phương từng chịu ảnh hưởng nặng
nề bởi Thiên Chúa Giáo và các cuộc chiến hung hãn và dai dẳng của tôn
giáo này chủ xướng để chống lại "dị giáo" (tôn giáo đa thần của người La Mã trước khi Thiên Chúa Giáo thâm nhập vào Âu Châu)
thì sẽ không thể nào hiểu được sự nghịch lý trong câu hỏi trên đây. Đối
với Thiên Chúa Giáo thì việc thờ cúng thần thánh địa phương và thế tục
là một thứ nọc độc, một thứ dị đoan cần phải nhổ bỏ tận gốc khỏi đầu
óc của quảng đại dân gian. Phật Giáo không bao giờ chủ trương cách ứng xử ấy mà luôn tin vào sự
hiện hữu của thật nhiều các vị thần thánh. Phật Giáo chỉ tìm cách
chuyển họ trở thành những sinh linh phục vụ cho Đạo Pháp. Các vị thần
núi hay các vị thần ao hồ đều có thể có thật, với điều kiện là phải tôn
kính họ và không được tách họ ra khỏi nơi trú ngụ của họ. Ta chỉ cần
xin phép họ được lưu trú trong lãnh địa của họ và nhờ họ giúp đỡ, thế
nhưng tuyệt nhiên đấy không phải là cách giúp mình có thể dập tắt được
ngọn lửa của khổ đau (chỉ có Phật Giáo đích thật mới giúp chúng ta thực hiện được việc ấy). Đấy cũng là một cách biểu lộ sự bao dung của Phật Giáo đối với các
tín ngưỡng khác. Tại Trung Quốc Phật Giáo cùng phát triển chung với
Khổng Giáo, Lão Giáo và các tín ngưỡng dân gian khác. Tại Nhật Bản thì
Phật Giáo và Thần Đạo cùng tồn tại bên nhau và cùng hướng vào việc tôn
thờ thiên nhiên và các vị thần linh trú ngụ trong các bối cảnh thiên
nhiên ấy. Ngoài ra Phật Giáo còn ghép thêm vào số các vị thần linh của thiên
nhiên vô số các vị Phật khác với mục đích biểu trưng cho muôn ngàn thể
dạng phát hiện của sự giác ngộ. Chữ Phật không nhất thiết là một danh
từ riêng mà đúng hơn là một "tước vị" mang ý nghĩa một "Vị Giác Ngộ".
Ngay cả vào các thời kỳ nguyên thủy, tín ngưỡng Phật Giáo cũng đã bắt
đầu chủ trương sự hiện hữu của nhiều Vị Phật khác từng sống trên địa
cầu này vào những thời đại thật xa xưa, hoặc sẽ xuất hiện ra sau này. Tại sao lại có nhiều Phật đến thế? Nếu muốn giải đáp thắc mắc này thì trước hết phải tự hỏi: "Vậy Đức Phật là ai?". Đấy có phải là một con người đã từng sống trong một thời đại lịch sử
nhất định hay chỉ là những thể dạng hiện hữu dưới muôn ngàn gương mặt
khác nhau? Tương tự như đại dương mang các tính chất khác nhau như ướt, mênh
mông và mặn, tâm thức của Đức Phật cũng thế và cũng có thể phát lộ dưới
nhiều hình thức khác nhau, như lòng từ bi, trí tuệ và nhiều thể dạng
sinh hoạt khác nhau... Theo quan điểm của Phật Giáo, nếu xem chư Phật hàm chứa một sự hiện
hữu riêng biệt mang tính cách cá thể thì nhất định đấy là một điều sai
lầm và sự sai lầm đó cũng chẳng khác gì với sự sai lầm khi cho rằng chư
Phật không hề hiện hữu. Tôi ý thức được rất rõ là cách nói đó khá khó
hiểu. Thế nhưng cũng phải cố gắng để hiểu mà thôi. Phải cần có nhiều vị
Phật khác nhau để giúp chúng ta mở rộng con tim và tâm thức của mình
hầu có thể thích nghi với các cách suy nghĩ khác nhau. Nếu xem các vị
ấy là thật thì sẽ có thể đưa đến tình trạng không nhận biết được thể
dạng rộng mở mà họ có thể mang đến cho chúng ta, và chúng ta thì cũng
sẽ rơi vào một hình thức đơn thuần của việc tôn thờ ảnh tượng. Trái lại,
nếu xem các vị Phật ấy không thật và đơn giản chỉ là những gì mang
tính cách huyễn hoặc, một thứ ảnh tượng hay là các biểu trưng thần
tượng, thì chính đấy cũng sẽ là cách mà chúng ta đánh mất đi sự giúp đỡ
quý báu của họ. Có một vị Phật mang một cái bụng thật to thường thấy trong các nhà hàng ăn của người Tàu, vị ấy mang ý nghĩa như thế nào? Ở Trung Quốc người ta thường thấy một vị Phật đầu hói, béo phì, vui
cười một cách hả hê, vị này khoác áo cà-sa và có một cái bụng thật to.
Cách biểu thị đó đối với một vị Phật quả thật cũng đáng để chúng ta
phải ngạc nhiên vì rõ ràng là lọt ra ngoài các cách biểu thị thông
thường. Nguồn gốc của nhân vật này là một vị thánh biểu trưng cho sự giàu
sang. Cái bụng to tướng và cái vẻ hả hê của ông cũng như cả một đám trẻ
con bu chung quanh ông là nhằm vào mục đích nêu lên sự giàu có của
chính ông và đồng thời thì ông cũng sẽ sẵn sàng ban sự giàu có của mình
cho những ai cầu xin mình. Vị này luôn mang bên người một cái túi vải
đầy ắp các thứ quý giá, nào là lúa gạo, nào là kẹo bánh cho trẻ con.
Tóm lại vị ấy là biểu tượng của hạnh phúc, sự may mắn và sung mãn. Phật Giáo không hề loại bỏ các thói tục thờ phụng địa phương dù là ở
bất cứ nơi nào tại Á Châu, mà chỉ tìm cách biến đổi phần nào ý nghĩa
của sự thờ phụng đó. Phật Giáo biến vị thần linh có nguồn gốc xa xưa
trên đây (thần tài) trở thành một vị biết tu tập Phật Giáo,
hoặc xem đấy như chính là một thể dạng hóa thân của vị Phật lịch sử. Vì
thế vị trên đây được xem là Phật Di Lặc, một vị Phật của tương lai (mang lại giàu có và hạnh phúc).
nguoiphattu.com
- Mục đích của chúng ta là trưởng dưỡng tâm từ bi. Số phận của động vật
được phóng sanh ra sao tùy thuộc vào phước duyên và nghiệp báo của
chúng. Miễn là khi phóng sanh, chúng ta chỉ cần tận tâm, tận lực và
thành tâm cầu cho chúng được thoát nạn và thoát kiếp trong các đường đau
khổ địa ngục, ngạ quỉ và súc sanh.
Ý NGHĨA VIỆC PHÓNG SANH
Hỏi
Tôi
được biết có Niệm Phật Đường ở địa phương kia, hằng năm vào dịp Lễ Vu
Lan, đều phát tâm kêu gọi mọi người hùn phước thực hiện lễ phóng sanh
các con vật hữu duyên. Người chủ niệm Phật đường đặt mua các loại cá,
rùa, vịt con, chim bồ câu, chim sẻ, thỏ trắng, từ tiệm buôn, cả tháng
trước ngày làm lễ phóng sanh, để họ có đủ thời gian đi tìm bắt các con
vật hữu duyên cho đủ số lượng đặt hàng.
Vì
bị nhốt trong các chậu, các lồng nhỏ hẹp chật chội nhiều ngày, không
được săn sóc, không được cho ăn uống, lại bị phơi nắng lâu trong suốt
buổi lễ, cho nên nhiều cá, chim bị nóng, chết ngộp trước khi được thả
ra. Khi được thả ra, các con chim còn khoẻ bay nhanh đi xa mất dạng.
Những con chim bị què, bị gảy cánh không bay được, tội nghiệp vô cùng!
Những con vịt con chạy tung tăng quanh quẩn liền bị các trẻ nhỏ bắt
được, đem về nhà, chẳng biết số phận sau đó ra sao?!
Thảm
thương hơn nữa là các con thỏ trắng, là loại thỏ được nuôi đầy đủ, quen
sống trong chuồng, không phải tự kiếm ăn, bây giờ lại bị người ta làm
lễ phóng sanh rồi đem thả trong rừng! Trông các con thỏ trắng được thả
ra (hay bị thả vô rừng) run rẩy, co cụm lại một đống, không biết chạy đi
đâu để sống cho qua đêm nay.
Không biết người ta làm như vậy có phải đúng nghĩa là phóng sanh hay không?
Kính mong quí Thầy chỉ dạy để Phật tử được biết điều nào nên làm, điều nào nên tránh, theo đúng chánh pháp.
Đáp:
Việc
phóng sanh theo tinh thần Phật giáo nhằm mục đích trưởng dưỡng tâm từ
bi đối với mọi loài chúng sanh. Nếu vừa giữ giới không sát sanh, ngăn
ngừa việc ác, lại vừa phóng sanh, làm thêm việc thiện, thì phước đức và
công đức gấp bội.
Việc
phóng sanh chỉ có ý nghĩa ba la mật khi chỉ vì lòng thương xót các loài
vật đang lâm nạn, chứ không phải vì cầu phước cho chính mình hay cho
thân nhân, hay vì phô trương. Do đó, không nhất thiết phải mang các loài
vật đó đến chùa làm lễ qui y hay cầu an hay cầu siêu.
Nghĩa
là tùy duyên, chúng ta gặp các con vật đang bị bắt nhốt trong chậu,
trong lồng, chờ đem đi làm thịt, chúng ta bỏ tiền ra mua, rồi thả ra
liền, càng sớm càng tốt, để cứu mạng sống của chúng trong nhứt thời.
Mọi việc làm xuất phát bởi
tâm từ bi,
lòng trắc ẩn,
thương người thương vật đều đáng tán thán,
khen ngợi và khuyến khích.
Tuy
nhiên, đôi khi vì danh lợi, vì phô trương, vì thiếu hiểu biết chánh
pháp, chúng ta tưởng đâu việc đó là Phật sự, nhưng hóa ra là ma sự,
tưởng đâu phóng sanh có phước, hóa ra vô tình sát hại sanh mạng các con
vật đáng thương kia. Vì muốn phóng sanh nhằm tạo phước mà người phóng
sanh lại vô tình thúc đẩy những người khác giăng lưới bắt chim cá, tự họ
gây tạo nghiệp chẳng lành!
Chúng
ta nên đến đâu để phóng sanh? Phóng sanh loài nhỏ, chúng sẽ bị loài lớn
ăn thịt. Phóng sanh loài lớn, chúng sẽ bị con người giết thịt. Nếu là
cá thì có người câu hay thả lưới, nếu là chim, thì có người dùng súng
bắn, hay dùng lưới vây bắt. Ở các chợ bán chim, bán cá ngày nay, phần
lớn là do người ta nuôi ở các ao cá, vườn chim. Những động vật này căn
bản không thích ứng với môi trường thiên nhiên, phóng sanh chúng cũng
như là sát sanh chúng vậy.
Hơn
nữa, giống chim, loài cá đều có cách sống và thói quen của chúng. Có
những loài cá phải sống trong những môi trường thích hợp nhất định như
chất nước, độ sâu. Nếu mua giống cá sông, đem thả vào biển, hay mua
giống cá biển, đem thả vào sông, tất cảđều thành vấn đề. Nếu thả vào
rừng loại chim nuôi ở vườn, chúng sẽ không sống được, sẽ bị đói hoặc bị
các động vật khác ăn thịt.
Trong các trường hợp như vậy, thử hỏi có cần phóng sanh hay không, có nên phóng sanh hay không?
Tóm
lại, mục đích của chúng ta là trưởng dưỡng tâm từ bi. Số phận của động
vật được phóng sanh ra sao tùy thuộc vào phước duyên và nghiệp báo của
chúng. Miễn là khi phóng sanh, chúng ta chỉ cần tận tâm, tận lực và
thành tâm cầu cho chúng được thoát nạn và thoát kiếp trong các đường đau
khổ địa ngục, ngạ quỉ và súc sanh.
Ban Biên Tập PHTQ.CANADA
---------------------
Rằm tháng 7 và tội ác chim phóng sinh
Người
ta còn cho thuốc vào để chim yếu, chỉ bay được một ít trong khuôn viên
chùa, và 5 phút nữa thôi, sẽ lại bị bắt về, để bán cho một người khác...
Tôi không phải là người mộ đạo, tôi chỉ sống theo đạo tâm và hướng
thiện. Nhưng mỗi năm, tết và rằm tháng 7 tôi đều đi chùa, và mỗi năm,
tôi đều đứng trước những lồng chim và cầu nguyện và cảm nhận nỗi đau...
nỗi đau của chim sa lưới, chim trong lồng. Không biết có phải kiếp trước
tôi là chim, hay vì tôi quá mẫn cảm mà tôi luôn có thể cảm nhận và nghe
nỗi đau của từng con chim trong lồng ấy. Hôm nay cũng thế, tôi lại đứng
trước lũ chim, chúng khóc, chúng van xin tôi, đừng thả chúng ra. Chúng
đau, chúng đè lên nhau, đứa gãy cánh, đứa què giò, có một con ứa nước
mắt, nói với tôi rằng: "Xin bạn đừng nhìn tôi, xin bạn đừng mua tôi,
đừng thả tôi, cứ để tôi chết trong lồng này, hôm nay tôi đã được thả ra
và bắt vào 4 lần rồi, tôi đau, mệt, tôi không thể bay, xin đừng cho tôi
hy vọng". Một con chim khác lại nói: "Nếu không ai mua, họ sẽ không làm
vậy, họ đã cho chúng tôi uống nước thuốc, chúng tôi không thể bay xa,
cho dù bạn thả ra, chúng tôi cũng sẽ bị bắt về và lại bán, và lại bị
bắt. Nếu bạn không mua, họ sẽ chẳng bao giờ cần bắt chúng tôi, sẽ không
bao giờ cần cho tôi uống thứ nước thuốc khủng khiếp đó, làm ơn, làm ơn
để chúng tôi hy sinh và những con chim khác sẽ không bao giờ chịu chung
số phận. Làm ơn!"... Rồi một người phụ nữ đến mua, người đàn bà bán chim
nhẫn tâm quơ tay vào cái lồng đặc nghẹt, hốt từng nắm, lũ chim bị bóp
chặt, mỏ con này chọc vào mắt con kia, trong cơn quơ quào móng con này
cấu vào đầu con kia, chúng la hét, giẫy dụa, rỉ máu, chúng đau đớn,
chúng la “Đừng đừng … hãy để chúng tôi yên, hãy để chúng tôi yên”. Tôi
đứng im, bất lực, tôi là kẻ hèn nhát, tôi khinh khi bản thân mình, tôi
đã không dám đứng ra ngăn cản người phụ nữ đó, như ngăn cản số người còn
lại trên cái thế giới này xin đừng thả chim phóng sinh. Ngày xưa, đức
Tam Tạng thấy bọn trẻ câu cá đã mua cá và thả cá về sông để làm phúc.
Người ta bẫy chim để ăn vì mưu cầu cuộc sống, rồi người làm phúc vô tình
nhìn thấy đã mua chim ấy để thả. Đó gọi là làm phúc. Ngày nay, những
người bẫy chim không còn phải để ăn mà để bạn mua và thả. Vậy khi bạn
mua có nghĩa là bạn tạo ra cầu thì sẽ có cung, do đó, việc bạn đang làm
là ác, vì bạn đang xúi giục họ bắt, hành hạ những con chim ấy và bạn sẽ
cho họ tiền, vậy việc làm đó có thiện, có phúc hay không? Có thể bạn nói
rằng, ngày nay họ cũng vì kế sinh nhai nên làm vậy, cũng đâu khác gì
ngày xưa. Thật ra nó khác, rất khác, vì ngày xưa những con chim bị bắt
để ăn sẽ to khỏe và mập mạp, và khi bạn thả, là nó sẽ được tung cánh bay
xa, được về với gia đình của nó. Còn ngày nay, nếu bạn để ý kỹ, những
con chim phóng sinh là những con se sẻ nhỏ, hoặc loài chim én, hoặc chim
yến, những con chim bé nhỏ, vô tội chỉ bị bắt vì một lý do duy nhất,
bắt để bán cho những người phóng sinh. Người ta còn cho thuốc vào để
chim yếu, chỉ bay được một ít trong khuôn viên chùa, và 5 phút nữa thôi,
sẽ lại bị bắt về, để bán cho một người khác. Tôi đứng đó, ứa nước mắt,
và tự sỉ vả mình hèn hạ vì đã không dám lên tiếng. Lũ chim được người
đàn bà giơ cao đưa ra trước đức phật, cầu nguyện và mở nắp, lũ chim đứng
yên, không hề muốn bay ra. Người đàn bà phóng sinh thò bàn tay mập mạp,
bắt từng con thả ra, chúng bay uể oải và đậu trên một nhánh cây gần đó.
Tôi biết lũ chim kia quá bé để ăn thịt, thật sự nếu không ai mua, thì
vài ngày sau họ cũng sẽ phải thả nó về trời, đằng này, cứ hết người này,
đến người khác tới mua, nên họ cứ bắt đi bắt lại, hành hạ chúng đến khi
chúng mệt lử và chết, thì khi đó họ sẽ mua vài con thế vào. Một lồng
chim trăm con có thể bán đi bán lại hàng chục lần. Truyền thống chim
phóng sinh giờ đây là một việc làm độc ác cần xóa bỏ. Nếu những người
kia cần tiền, họ có thể bán nhang, bán vé số, có thể bán kinh, bán hoa.
Xin đừng hành hạ những sinh vật bé nhỏ và vô tội. Những người phóng sinh
xin đừng đưa tiền, đừng tiếp tay cho hành động độc ác nọ, xin thương
lấy lũ chim, đó cũng là một sinh mạng. Làm ơn, xin đừng phóng sinh!
Đạo Phật ngày càng suy đồi, tha hoá, “mạt
pháp”, nguyên nhân thì nhiều, nhưng đôi khi vì trong giới tu
sĩ và cư sĩ không trang bị đủ kiến thức của giáo pháp như thực - tức là
giáo pháp cội rễ - mà chỉ chạy theo cành, nhánh, ngọn lắm hoa và nhiều
trái. Từ đấy, khó phân biệt đâu là đạo Phật
chơn chánh, đâu là đạo Phật đã bị biến chất, chạy theo thị hiếu dung
thường của thế gian. Đôi nơi đạo Phật còn bị trộn lẫn với tín ngưỡng duy
linh và cả tín ngưỡng nhân gian nữa... Nhiều lắm, không kể xiết đâu.
Với cái nhìn “chủ quan” của
một tu sĩ Theravāda, tôi xin mạo
muội liệt kê ra đây những hiểu lầm tai hại và rất phổ biến của Phật
giáo trong và ngoài nước để chư vị thức giả cùng thấy rõ như thực:
1- Tôn Giáo:
Đạo
Phật có những sinh hoạt về tôn giáo nhưng đạo Phật không phải là tôn
giáo, vì đạo Phật không có một vị thượng đế tối cao hoá sinh muôn loài
và có
quyền ban thưởng, phạt ác.
2- Tín Ngưỡng:
Đạo
Phật có những sinh hoạt tín ngưỡng nhưng đạo Phật không phải là tín
ngưỡng để mọi người đến van vái, cầu xin những ước mơ dung tục của đời
thường.
3- Triết Học:
Đạo Phật có một hệ thống tư tưởng được rút ra từ Kinh, Luật và Abhidhamma, được gọi là “như thực, như thị thuyết” chứ không
phải là một bộ môn triết học “chia” rồi “chẻ”,“phán” rồi “đoán” như của Tây phương.
4- Triết Luận:
Đạo
Phật có tuệ giác để thấy rõ Cái Thực chứ không sử dụng lý trí phân
tích, lý luận. Còn triết, còn luận là vì chưa thấy rõ Cái Thực. Đạo Phật
là đạo
như chơn, như thực. Kinh giáo của đức Phật luôn đi từ cái thực
cụ thể để hướng dẫn mọi người tu tập, nó không có triết, có luận đâu.
Ngay “thiền” mà còn “luận”(thiền luận)
là đã đánh mất thiền rồi.
5- Từ Thiện Xã Hội:
Đạo
Phật có những sinh hoạt từ thiện xã hội nhưng không coi từ thiện xã hội
là tất cả, để hy sinh cuộc đời đầu tròn, áo vuông một cách uổng phí.
Đạo Phật còn có những sinh hoạt cao cả hơn:
Đó là giáo dục, văn hoá, nghệ thuật, tu tập thiền định và thiền tuệ nữa.
Từ thiện
xã hội thì ai cũng làm được, thậm chí người ta còn làm tốt hơn cả Phật
giáo, ví dụ như Bill Gates. Còn giáo dục, văn hoá, nghệ thuật của đạo
Phật là nền tảng Mỹ Họcviết hoa (nội hàm các giá trị nhân văn, nhân bản) mà không một tôn giáo, một chủ nghĩa, một
học thuyết nào trên thế gian có thể so sánh được. Và đây mới là sự phụng hiến cao đẹp của đạo Phật cho thế gian.
Còn nữa, nếu không có tu
tập thiền định và thiền tuệ thì mọi hình thái sinh hoạt của đạo Phật, xem ra không phải là của đạo Phật đâu!
6- Cực Lạc, Cực Hạnh Phúc:
Đạo
Phật có nói đến hỷ, lạc trong các tầng thiền; có nói đến hạnh phúc siêu
thế khi ly thoát tham sân, khổ lạc (dukkha), phiền não của thế gian -
chứ không
có một nơi chốn cực lạc, cực hạnh phúc được phóng đại như thế.
7- Tám Vạn Bốn Ngàn Pháp Môn:
Đạo
Phật có nói đến 8 vạn 4 ngàn pháp uẩn (dhammakhandha) chứ không nói đến
8 vạn 4 ngàn pháp môn (dhammadvāra). Uẩn (khandha) ngoài nghĩa che lấp,
che mờ và nghĩa chồng lên, chồng chất, còn có nghĩa là nhóm, liên kết,
tập hợp ví như Giới uẩn (nhóm giới), Định uẩn (nhóm định), Tuệ uẩn (nhóm
tuệ). Do từ uẩn (khandha) lại dịch lệch ra môn - cửa (dvāra), pháp môn
nên ai cũng tưởng là có 8 vạn 4 ngàn pháp
môn, tu theo pháp môn nào cũng được! Ai là người có thể đếm đủ 8 vạn, 4
ngàn cửa pháp này? Còn nữa, xin lưu ý, 8 vạn 4 ngàn chỉ là con số tượng
trưng, có nghĩa là nhiều lắm, đếm không kể xiết theo truyền thống tôn
giáo và tín ngưỡng Ấn Độ cổ thời. Ví dụ 84
ngàn lỗ chân lông, 84 ngàn vi trùng trong một bát nước, 84 ngàn phiền
não, 84 ngàn cách tu...
8- Xin Xăm, Bói Quẻ, Cầu Sao,
Giải Hạn, Xem Ngày Giờ Tốt Xấu
Những hình thức này không phải của đạo Phật. Trong kinh tụng Pāli có đoạn: “Sunakkhataṃ sumaṅgalaṃ
supabhātaṃ suhuṭṭhitaṃ,
sukhno ca suyiṭṭaṃ brahmacārisu. Padakkhinaṃ kāyakammaṃ
vācākammaṃ padakkhinaṃ padakkhinaṃmanokammaṃ paṇidhī te padakkhinā...”
Có nghĩa là:
Giờ nào (chúng ta) thực hành thân, khẩu, ý trong sạch; giờ đó được gọi là vận mệnh tốt, là giờ tốt, là
khắc tốt, là canh tốt...
Ngày
đó gọi là có nghiệp thân phát đạt, nghiệp khẩu phát đạt, nghiệp ý phát
đạt. Và nguyện vọng theo đó được gọi là nguyện vọng phát đạt. Người tạo
nghiệp thân, nghiệp khẩu, nghiệp ý phát đạt như thế rồi sẽ được những
lợi ích phát đạt (chữ phát đạt có thể có thêm nghĩa nhiều ích).
9- Định Mệnh:
Đạo
Phật có nói đến nghiệp, đến nhân quả nghiệp báo chứ không hề nói đến
định mệnh. Theo đó, gây nhân xấu ác thì gặt quả đau khổ, gây nhân lành
tốt
thì gặt quả an vui - chứ không phải “cái tơ cái tóc cũng do trời định” như định mệnh thuyết của Khổng Nho hoặc định mệnh 4 giai cấp của Bà-la-môn giáo.
10- Siêu Độ, Siêu Thoát:
Không có bài kinh nào, không có uy lực của bất kỳ ông sư, ông thầy nào có thể tụng kinh siêu độ, siêu thoát
cho hương linh, vong linh, chân linh cả.
Thời
Phật tại thế, nếu có đến nơi người mất, chư tăng chỉ đọc những bài
kệ vô thường, khổ và vô ngã để thức tỉnh người sống; và hiện nay các
nước Phật
giáo Theravāda còn duy trì. Có thể có hai trường hợp:
- Nếu vừa chết lâm sàng thì thần thức người chết vẫn còn. Vậy có thể đọc kinh, mở băng kinh, chuông mõ, hương trầm... để “thần
thức người chết” hướng về điều lành... để thần thức tự tạo“cận tử nghiệp” tốt
cho mình.
- Nếu thần thức đã lìa khỏi thân rồi – thì họ đã tái sanh vào cõi khác rồi, ngay tức khắc.
Khi ấy thì gia đình làm phước để chư tăng tụng kinh hồi hướng phước ấy cho người đã mất.
Cả hai trường hợp trên đều không hề mang ý nghĩa siêu độ, siêu thoát mà chỉ có ý nghĩa gia hộ, gia niệm,
gia lực mà thôi.
Tu dựa vào tha lực cũng tương tự như vậy, nhưng cuối cùng cũng phải tự lực:
“Tự mình thắp đuốc mà đi,
tự mình là hòn
đảo của chính mình”.
Chư thiên chỉ có khả năng hoan hỷ phước
và báo truyền thông tin ấy cho người quá vãng mà thôi.