TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)

TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)
TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)

Wednesday 1 November 2017

Daylight Saving Time Ends

SUNDAY 2017.11.05
http://phtq-canada.blogspot.ca/2017/11/daylight-saving-time-ends.html





PHẬT-HỌC TỊNH-QUANG CANADA
Thỉnh Cầu 2 vị Hòa Thượng & 2 vị Thượng Tọa Đính Chính
1.11.2010
*
THƯ NGỎ
TÁM ĐIỀU MINH BẠCH VỀ TƯỢNG PHẬT NGỌC
Tỳ-Khưu Thích-Chân-Tuệ

số: 1499-CSPHTQ/VP
1.11.2010
KÍNH GỬI:
- Hòa Thượng Thích Như Điển
viengiactu@viengiac.de,
- Hòa Thượng Thích Tín Nghĩa
tudamhaingoai@yahoo.com; tudamhaingoai@gmail.com;
- Thượng Tọa Thích Tâm Hòa
thichtamhoa@gmail.com; thichtamhoa@phapvan.ca,
- Thượng Tọa Thích Tuệ Uy
tuvienhophap@yahoo.com, tuvienhophap@gmail.com,


Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Kính thưa quí Ngài,

1. Ngày 7-9-2010, Qúi Ông Phan Anh Tuấn, một vị cư sĩ Phật Giáo Hòa Hảo, thường ký tên Tuấn Phan hay Tuấn Aet Phan, email:
ddpghh@yahoo.com, Seattle, WA, USA, đã gửi đến hộp thư chính của Phật Học Tịnh Quang Canada cutranlacdao@yahoo.com, bài viết tựa là: “Bát Điều BẤT Chánh quanh vụ Phật Ngọc Hòa Bình”.

Ngày 29-10-2010 vừa qua, Ông Tuấn Phan cũng đã lên xác nhận chính Ông là tác giả bài viết đó, theo các dẫn chứng:
http://groups.yahoo.com/group/thaoluan9/message/76661
http://rfviet.com/forum35/showthread.php?t=96561

2. Trong tháng 10-2010, các trang nhà của quí Ngài đã cho đăng bài viết của quí Đạo Hữu Trần Kiêm Đoàn (pháp danh Nguyên Thọ) đả kích nặng nề nội dung bài viết nói trên và đả kích luôn cá nhân tác giả bài viết. Quí Ngài và quí Ông Nguyên Thọ Trần Kiêm Đoàn vô tình hay cố ý gán ghép chúng tôi là tác giả bài viết nói trên. Quí Ông Nguyên Thọ Trần Kiêm Đoàn đã tự xem bài này là rác, nên không dám gửi bài viết này trực tiếp đến hộp thư của chúng tôi, và cũng không tự đăng trên trang nhà
www.trankiemdoan.net của chính quí Ông, nhưng quí Ngài lại nhanh chóng tự đăng trên trang nhà của quí Ngài.

3. Bình thường, mọi người đều có quyền phát biểu, nói lên ý kiến riêng đối với một bài viết được phổ biến công khai. Người có giáo dục và có tư cách chỉ nêu lên những điều đồng ý hay bất đồng ý về nội dung, không đề cập đến cá nhân tác giả bài viết, huống chi cá nhân đó không phải là tác giả bài viết. Xét việc không xét người. Trang nhà đứng đắn không đăng các bài rác mạ lỵ, đả kích cá nhân, tác dụng rất tiêu cực. Quí Ngài là các bậc tu sĩ có chức cao, danh phận trong giáo hội, đáng lẽ ra chỉ đăng các bài viết hoằng dương chánh pháp, không nên đem bài rác làm ô uế trang nhà của quí Ngài như thế.

4. Chúng tôi trân trọng thỉnh cầu quí Ngài hoan hỷ cho đăng Thư Ngỏ này, ngay bên bài viết của quí Ông Nguyên Thọ Trần Kiêm Đoàn.

http://www.phapvan.ca/pv/default.asp?15659=5&596=2&759=2678&59615=4
http://todinhtudamhaingoai.org/vn/default.asp?15659=5&596=11&759=1232&59615=4
http://www.hophap.net/hp/default.asp?15659=5&596=31&759=1527&59615=4
http://www.viengiac.de/vi/index.php?option=com_content&view=article&id=192:tam-dieu-cau-sam-hoi&catid=41:trien-lam-phat-ngoc&Itemid=57


5. Là một Phật tử, tại gia hay xuất gia, đặc biệt tại hải ngoại, mọi người đều hoan hỷ với các lễ hội, các sinh hoạt định kỳ hay bất định kỳ, thu hút được nhiều người tham gia và tham dự. Chùa to, tượng lớn, tín đồ đông đảo, nói lên sự phát triển của Phật giáo nơi xứ người. Đó là duyên lành đem tín tâm ban đầu đến cho nhiều người đồng hương, cũng như người địa phương, chưa biết nhiều về đạo Phật. Đây cũng là duyên khởi để hoằng dương chánh pháp, hướng dẫn tín tâm ban đầu đến chánh tín và chánh kiến của đạo Phật.

6. Đương nhiên, không ai có thể chấp nhận những bài viết lợi dụng các lễ hội, các sinh hoạt trong Phật giáo để tuyên truyền tà pháp mê tín dị đoan. Chẳng hạn như để tuyên truyền sự linh thiêng trong các buổi cung nghinh tượng Phật Ngọc, họ dám gọi các hoa đốm trong các ảnh chụp, do phản chiếu ánh đèn, là mạnđàla (flowers/lights), một từ ngữ Phật học chỉ có trong kinh điển, chưa ai từng thấy biết ra sao; hoặc gọi các phản chiếu ánh mặt trời là hào quang của Bồ Tát, của Phật giáng thế! Các vị tu sĩ cũng như cư sĩ không nên dùng sự khéo viết, dùng phương tiện truyền thông, dùng các trang nhà, để tiếp tục phổ biến các bài viết mê tín của tu sĩ hay cư sĩ, giúp bọn người buôn thần bán thánh, kinh doanh tôn giáo, núp sau các lễ hội, các sinh hoạt tôn giáo. Sau khi mọi người khắp nơi vạch trần việc làm của các tà sư, các trang nhà tuyên truyền mandala mê tín đã tự động gỡ xuống, các buổi lễ cung nghinh Phật Ngọc hiện nay bên Hoa kỳ không còn quảng cáo mandala nữa. Thiện tai! Thiện tai! Đây mới chính là điềm lành! Kính mời quí vị vào xem phản hồi của 10673 người xem bài chỉ trích mê tín hoa mạnđàla (1.11.2010), theo link:


http://www.daophatngaynay.com/vn/phat-phap/buoc-dau-hoc-phat/duc-tin/4421-Hoa-Man-Da-La-Chi-La-Hien-Tuong-Me-Tin.html

 
7. Trong các sinh hoạt hay nghi lễ của Phật giáo, các tôn tượng chư Phật, chư Bồ Tát luôn luôn được tôn trí nơi trang nghiêm thanh tịnh nhất, để mọi người chiêm ngưỡng, lễ bái, cầu nguyện và phát khởi tín tâm. Các hình tượng được làm bằng bất cứ vật liệu nào, đơn sơ như gổ, đá, xi măng, thạch cao, hay quí giá hơn như vàng, bạc, đồng, ngọc thạch, đá quí, kim cương, cũng chỉ có giá trị vật chất, giúp cho việc hành lễ được long trọng, trang nghiêm, giúp cho người tu theo Phật tăng trưởng sức tinh tấn tu tập theo chánh đạo, hướng tín tâm ban đầu theo chánh tín và chánh kiến, hành theo chánh đạo, tránh theo tà đạo.

Giá trị tinh thần đích thực chính là Giáo Pháp của đức Phật. Người tu theo Phật nương theo hình tượng chư Phật, để lễ bái, cầu nguyện, cúng dường, phát tín tâm tìm hiểu những lời dạy của đức Phật để tu tập và áp dụng vào trong thực tế đời sống hàng ngày. Người tu theo Phật thấy và cảm nhận được pháp vị mầu nhiệm, thực tế của chánh pháp. Từ đó, người tu theo Phật ngộ đạo, thoát khỏi cảnh vô minh, tà kiến, mê tín, dị đoan; không còn ngộ độc như bấy lâu nay. Người tu theo Phật khi đã khai mở được trí tuệ bát nhã, khác với trí thức thế gian, sẽ thấy giáo lý đạo Phật rất hữu ích cho đời sống thực tế của mọi người, giúp con người vượt qua được những phiền não và khổ đau, không phân biệt là Phật tử hay không là Phật tử.

8. Trong các buổi lễ, cầu nguyện là sự tập trung tâm trí, nhất tâm chuyển đổi vọng niệm mê lầm, xấu ác, trở nên thanh tịnh. Cầu nguyện vì thế chính là phương pháp quán chiếu, nhìn lại con người thật của mình, quan sát tâm tình, trừ khử tà kiến mê tín, khát vọng phàm tình, ích kỷ nhỏ nhen, ỷ lại yếu đuối. Cầu nguyện là một cách định tâm, định ý để chuyển hóa lòng mình, lòng người. Nếu hiểu chính xác ý nghĩa cầu nguyện thì cầu nguyện là một phương pháp tu tập, có giá trị tương đương với phương pháp thiền định, quán chiếu tự tâm.

- Cầu nguyện cho thế giới hòa bình, chúng sanh an lạc là lời cầu nguyện vị tha, đúng chánh pháp, trưởng dưỡng từ bi & trí tuệ.

- Cầu nguyện cho mình, gia đình mình, tôn giáo mình là lời cầu nguyện vị kỷ, phi chánh pháp, không từ bi & trí tuệ.

- Nếu ai cầu cũng được như ý, thế giới sẽ loạn, nhân sanh đảo điên. Không làm việc cầu giàu có. Không tu hành cầu vãng sanh. Không học hành cầu đỗ đạt. Các bên thù nghịch cầu nguyện đối phương biến mất. Trái đất chỉ còn thú vật, đất đá, cây cỏ! Thảm họa của sự cầu nguyện phi chánh pháp là như vậy đó!

- Tóm lại, người Phật tử dù tại gia hay xuất gia, có chút phước báu, có chút trí tuệ, ngoài tín tâm ban đầu qua các hình thức lễ hội, sinh hoạt Phật giáo, nên phát tâm tìm hiểu cốt tủy của lời Phật dạy, hướng tín tâm đến chỗ chánh tín. Không nên tiếp tục để các tà sư - mang hình tướng xuất gia hay tại gia - già hay trẻ - hướng dẫn tín tâm ban đầu đến chỗ mê tín.

Từ mê tín đến cuồng tín, chỉ cách một sợi tơ !

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Làm tại Canada, ngày 1.11.2010

Ban Biên-Tập PHẬT-HỌC TỊNH-QUANG CANADA
Tỳ-Khưu Thích-Chân-Tuệ
Chủ-Nhiệm



108 - 123 Railroad St.,
Brampton, ON, L6X-1G9.
Tel: 647-828-1016
Email:
cutranlacdao@yahoo.com

 

TÁM ĐIỀU VỀ TƯỢNG PHẬT NGỌC 
(MINH BẠCH - SÁM HỐI - BẤT CHÁNH)

2011/6/22 
VP PHAT-HOC TINH-QUANG CANADA cutranlacdao@yahoo.com
22.6.2011
Kính thưa quí vị,

1. Theo tinh thần hiểu biết,
chúng tôi cám ơn quí vị đã chuyển các bài viết
về Phật Ngọc chỉ có giá trị vật chất chứ có linh thiêng gì đâu,
để rộng đường dư luận:

PHẬT TÂM - PHẬT TƯỚNG (PHẬT HỌC TỊNH QUANG 14 VU LAN 2010)

2. Chúng ta nên giúp đỡ nhau khai mở trí tuệ, mới gọi là người tu theo Phật.
Chỉ nên chuyển đi rộng rãi các bài viết hoằng dương chánh pháp.
Không nên truyền bá rác rưởi tà pháp, mê tín dị đoan, mê hoặc lòng người.

3. Không nên để bọn người
KINH DOANH TÔN GIÁO, BUÔN THẦN BÁN PHẬT NGỌC GIẢ
lợi dụng tín tâm của đại đa số Phật tử,
dù họ mang hình tướng xuất gia hay tại gia.

4. Bài viết BÁT ĐIỀU BẤT CHÁNH QUANH PHẬT NGỌC HÒA BÌNH
là của Ông TUẤN PHAN.
Ông Tuấn Phan ddpghh@yahoo.com đã lên tiếng xác nhận nhiều lần.
Đó không phải bài viết của chúng tôi.


5. Sau khi bài viết của Ông Tuấn Phan phổ biến, Ông Trần Kiêm Đoàn trankiemdoan@yahoo.com vô tình hay cố ý đả kích cá nhân chúng tôi qua bài viết này. 
Đây là một điều vô cùng lầm lẫn.
Chúng tôi đã đính chánh. Ông Trần Kiêm Đoàn đã nhận sai lầm.
Tuy nhiên, Ông Trần Kiêm Đoàn là người biết phê phán người khác,
nhưng khi Ông tự biết sai lầm, lại không can đảm sám hối công khai,
như khi Ông ta viết,
tiếp tục để nhiều người khác ngộ độc thứ rác rưởi ô uế này,
chuyển đi cho nhiều nơi cùng nhiễm độc.

6. Các trang WEB đăng bài viết rác rưởi này của Ông Trần Kiêm Đoàn
đã tự gở xuống.
Có trang WEB GIA ĐÌNH PHẬT TỬ còn chính thức xin lỗi công chúng
vì sự nhầm lẫn này.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Kính thư,
Tỳ-Khưu Thích-Chân-Tuệ
Chủ-Nhiệm PHẬT-HỌC TỊNH-QUANG CANADA
108 – 123 RAILROAD ST.,
BRAMPTON, ON, L6X-1G9, CANADA
Phật ngọc bị tai nạn xảy ra, tháng 7 năm 2011 ở Germany (Đức)



From: Cu Sy
To:
Subject: Vài suy nghĩ về Tượng Phật ngọc,
  Date: Monday, February 22, 2010, 9:49 AM

Kính gởi Qúy Phật Tử,
 
Trong vài tuần vừa qua hiện tượng đi xem hay đi chiêm ngưỡng tượng Phật tạc bằng ngọc như là một tin nóng hổi.

Tôi xin đưa ra vài suy nghĩ thiển cận của mình nếu có gì không đúng xin được ghi nhận.
1.         Thứ nhất nếu đây là một tác phẩm nghệ thuật để chúng ta đi thưởng thức thì không có gì đáng bàn cải hay thảo luận.

2.         Nhưng nếu nhìn đây là một hình tượng Phật linh thiêng thì xin được có vài ý kiến:

- Phật : điểm chính yếu là Phật Tính, chứ không phải là Phật thạch cao thì linh hiển hơn bằng gỗ, Phật ngọc thì linh hiển hơn thạch cao hay đá. Tóm lại điểm quan trọng là Chúng ta thờ Phật để tưởng nhớ đến Bậc Đại Giác mà theo đó chúng ta tu học.

- Tượng ngọc Phật này của Thái Lan, sao không thấy các chùa Thái tổ chức chiêm ngưỡng cúng bái, cộng đồng Phật Tử Thái không quan tâm vì họ biết đây chỉ có giá trị tiền bạc, chứ không có giá trị về tôn giáo. Sao cộng đồng Phật Tử Tây Tạng không đoái hoài. Sao lại chỉ Phật Tử VN, do những chùa viện về nguồn tổ chức chiêm ngưỡng để kiếm tịnh tài như người chủ tượng Phật

- Người tạo tượng Phật Ngọc này có một tư tưởng Bussiness, cho nên cho đi vòng vòng để kiếm tiền thâu lại.

- cs Nguyễn Minh Triết cũng đang dự trù tạc một tượng Phật ngọc to hơn trong tương lai. Triết làm với ý nghĩ gì không ngoài kiếm lời, dám có người (khùng điên) cho rằng Triết làm vì sùng bái Phật giáo. Khi đó chắc những chùa viện về nguồn lại tổ chức rầm rộ hơn.

3.         Bà con Phật tử đi xem thì cứ đi xem nhưng xin đừng quảng cáo rằng tượng Phật ngọc này linh hiển có hào quang điều này chỉ làm cho Phật tử chúng ta bị người khác tôn giáo nhìn với cái nhìn coi thường.

Xin hãy nhớ một điều Phật Tánh mới là điểm chính, mọi tượng Phật điều giống nhau và có giá trị tinh thần như nhau không hơn không kém, xin đừng thần thánh hóa tượng Phật ngọc.

Một người theo tu học đạo Phật.
Cư Sỹ
-------------------------------

Phật Ngọc được quảng bá trên Web chùa Viên Giác tại Đức của sư "Về Nguồn" Thích Như Điển.