TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)

TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)
TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)

Saturday 21 April 2018

Nghề Thầy Chùa - Một lần lễ Chùa, Tôi tình cờ gặp lại Nó







Thứ Bảy 21-4-2018



Kính thưa Quí vị,
Con người bình thường bận rộn quay cuồng với cuộc sống hàng ngày, không có thời gian dành cho đời sống tâm linh.

Cho nên, khi gặp việc bất như ý hay khi việc bất trắc xảy đến, những việc vượt quá khả năng giải quyết, con người liền nghĩ đến việc nhờ đến sự giúp đỡ từ thế giới khác, từ thế lực vô hình, linh thiêng huyền bí.

Từ đó, con người van xin cầu khẩn tổ tiên ông bà khuất mặt, hoặc cầu nguyện thần linh, thượng đế qua các loại người tự cho là đại diện trong các tôn giáo.

Đây chính là nguyên nhân của sự gạt gẫm đức tin từ các loại người hành nghề tôn giáo, các tổ chức tôn giáo toàn cầu, hoặc từ các loại người gọi là tu hành theo các tôn giáo.

Con người tưởng tượng rằng, mong ước rằng, tin tưởng rằng các loại người này đạo đức, các tổ chức tôn giáo này đứng đắn, trong sạch, ngay thẳng và các loại người này hoặc các tổ chức tôn giáo này có thể giúp đỡ con người được bình an mạnh khỏe, tai qua nạn khỏi, và sau khi con người từ giã cõi đời này được cầu nguyện lên thế giới tưởng tượng của tôn giáo đó.

Con người không hiểu rằng các loại người chức sắc trong các tổ chức tôn giáo trên thế giới cũng đều giống mọi người thế thôi. Họ không có khả năng linh thiêng huyền bí nào như thế. Họ có thân xác cũng bệnh, cũng lão và cũng chết như mọi người. Họ làm việc sai phạm pháp luật cũng bị trừng phạt, tù tội như mọi người. Khi gặp tai nạn hay thiên tai, họ cũng bị thương, bị chết như mọi người.

Các cơ sở tôn giáo như chùa chiền, nhà thờ, thánh thất, đền miếu, hoặc các tượng thờ theo các tôn giáo chỉ là vật chất, không có gì gọi là linh thiêng cả. Các cơ sở hoặc các tượng tôn giáo cũng bị hư hoại, sụp đổ khi gặp thiên tai, động đất, hỏa hoạn, chiến nạn, hay bị cuốn trôi theo dòng nước khi gặp sóng thần hay lũ lụt.

Vậy, tôn giáo nào là tốt nhất?
Câu trả lời đúng nhất: Không tôn giáo nào tốt nhất.
Tôn giáo chỉ an ủi con người trong cơn nguy khốn.
Tôn giáo chỉ dụ dẫn con người đến chỗ u mê, ngu xuẩn và hung hăng cuồng tín.

Con người phải thoát ra khỏi cảnh giới nhị biên (cảnh giới của phiền não khổ đau) thì con người sẽ giác ngộ được cảnh giới an lạc hạnh phúc - không thuộc về bất cứ tôn giáo nào, kể cả Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Chính Thống giáo, Cơ Đốc giáo, Công giáo, Hồi giáo hay Tin Lành.




Làm sao thoát khỏi cảnh giới phiền não khổ đau?

Đó là mục đích của trí tuệ con người. []



VP. PHAT-HOC TINH-QUANG CANADA





 

 










---------- Forwarded message ----------
From: alice dupond <aliced012014@gmail.com>
Date: 2018-04-21  1:30 GMT-04:00
Subject: Fwd: Nó
To:


Ăn của bá tánh thì phải trả cho bá tánh: bị bá tánh đòi; và đòi bá tánh, từ tiền kiếp đến hậu kiếp, chỉ có thế thôi!

A.



---------- Forwarded message ----------
From: Hoang Pham
Date: 2018-04-20 16:14 GMT+02:00
Subject: Nó



NÓ

 

… Một lần lễ Chùa, Tôi tình cờ gặp lại Nó. Nó là …Trụ Trì tại một chùa X ! Dù thân Nó tròn trịa, mặt no đầy, da dẻ hồng hào khác hẳn thuở xưa. Dù Nó đang đầu tròn áo vuông, dù có dáng oai nghi của một Nhà Tu, Tôi cũng nhận ra ngay. Tôi vừa bàng hoàng, vừa mừng. Mừng vì được gặp lại người bạn thân; bàng hoàng vì không biết ma đưa lối quỉ dẫn đường thế nào mà kéo Nó đến cửa thiền!



Đợi lúc vắng khách thập phương, Tôi nhẹ nhàng đến bên Nó, chấp tay có vẻ cung kính, nhưng lời nói lại có phần đùa nhiều hơn:

– Bạch Thầy! Thầy còn nhớ… Con không?

Nó sựng một giây, rồi vỗ mạnh vào vai Tôi, lớn tiếng mừng rỡ. Như quên mình là Nhà Sư:

– Thằng quỉ, sao Mầy lại ở đây?

Câu nầy đáng lý Tôi hỏi Nó mới đúng hơn. Tôi vẫn chấp tay, cười cười:

– Dạ ! … Con là Phật Tử …



Nó nắm tay Tôi kéo đi, dẫn Tôi qua một dãy phòng. Đến môt phòng riêng biệt, trên có hàng chữ Phòng Trụ Trì, Nó đẩy Tôi vào. Đó là một phòng tương đối rộng, ngăn nắp sạch sẽ; bày biện đơn sơ, khác với bản tính cẩu thả và … ở dơ ( ! ) của Nó. Đảo mắt một vòng, Tôi hỏi Nó:

– Theo Tôi biết, chỗ ngủ của Trụ Trì như hàng đại gia. Sao chỗ của Thầy đơn giản quá vậy?

– Thầy Bà gì!

– Vậy chứ sao Mầy là Trụ Trì ngang xương vậy?

Nó tự hào:

– Sao lại ngang xương? Đó là sự suy nghĩ đầy trí tuệ của Tao: Từ lúc tụi bây ghi danh vào đại học, Tao nghĩ, dù tụi mình có học hết đại học đi nữa, thì khi ra trường làm được cái gì với cái bằng cử nhân văn chương hay cử nhân luật? Là luật sư, nếu tụi mình có chút lương tri thì chẳng nói chi; bằng không thì sẽ vì tiền mà dùng miệng lưỡi cú diều thay đen đổi trắng, làm nghiêng cán cân công lý, thì tạo ác biết bao nhiêu? Nếu an phận thủ thường làm nghề bán cháo phổi (dạy học), thì thường ngày phải hít bao bụi phấn, đến già không chừng cũng sẽ vô Viện Bài Lao! Đó là chưa nói không may thi rớt, bị sa vào lính, lại phải làm bia cho họng súng? Sống là một trường tranh đấu. Mạnh được yếu thua. Khôn thì ăn trước ngồi trên . dại thì ra đứng hai bên cột đình.



Tôi nóng mặt :

– Vì vậy Mầy mới chọn nghề Thầy Chùa?

– Đúng vậy! Thì đã sao chứ? Làm nghề Thầy Chùa thì dù có chiến tranh khốc liệt thế nào, Tao cũng khỏi phải đi lính, nên luôn mang chữ thọ trước ngực! Cái ăn cái mặc khỏi chạy đổ mồ hôi. Tiền thì có người quỳ dâng tận tay, Cơm thì có người hầu hàng buổi. Chỗ ở thì đồ sộ nguy nga. Trăm kẻ kêu bằng Thầy, vạn người xưng là Con. Ở ngoài đời, dù cho kẻ có đại quyền, cũng chưa hẳn được tôn trọng như vậy. Có gì không tốt chứ?



– Chùa Mầy giàu như vầy, sao chỗ ngủ cùa Mầy bèo quá vậy ?

Nó cười:

– Mầy cứ mãi giữ cái đầu non nớt của Mầy, thì làm sao thấu lý chuyện đời? Tao xây biệt thự cho Mẹ Tao hàng tỉ còn được, thì huống chi cái chỗ nằm cỏn con nầy? Thường thì con người ta có tiền thì hay phô trương, không ngoại trừ những kẻ tu hành. Vật dụng thì xài những thứ đắt tiền, đi xe máy đời mới, thậm chí sắm cả xe con. Đó là những thằng ngu! Bá tánh có hàng vạn người, nhưng có cả hàng triệu đôi mắt. Đừng bảo họ mê muội mà lầm! Họ cúng dường Tam Bảo là để trùng tu chùa chiền, hương hoa cho Phật, chứ nào để cho Trụ Trì lấy đó mà xài sang, xa hoa phung phí? Ai đời Trụ Trì mà kéo cả Vợ Con vào Chùa, thật là chướng mắt! Ai đời sau giờ công phu thì vứt áo cà sa đi nhậu với loại đàn bà goá điếm đàng. Thầy Chùa gì mà vừa dứt tiếng mõ thì vội trốn về nhà hú hí với vợ con. Ai đời lại chiều chiều lại mặc quần sọt đi đánh tenis như hạng thượng lưu…



– Vậy Mầy sống thanh đạm thế nầy là để che mắt thế gian?



Như không để ý đến câu hỏi của Tôi, Nó tiếp :

– Trong đám sâu độc có thể làm hỏng hoa sen Phật Giáo, thì cũng không thiếu những bậc Đại Sư hết lòng vì đạo, xả thân vì Pháp, nếu không thì làm gì Phật Giáo tồn tại đến ngày nay? Tao không phải là chân tu, nhưng cũng biết dừng lại đúng lúc. Trước là Tao che mắt thế gian thực đó , nhưng giờ thì chưa hẳn. Trong mấy mươi năm niệm trì kinh chú, Tao cũng đã ít nhiều thấm nhuần giáo lý của Đấng Chí Tôn. Lấy tiền bạc của đàn na tín thí cúng dường mà làm của riêng mình, thì kiếp sau cũng phải mang lông đội sừng để trả nợ mà thôi! Mầy khỏi lo.



Nó lấy tay áo cà sa lau miệng, giảng pháp:

– Danh lợi là hai miếng mồi béo bở mà kẻ phàm phu nào cũng thích: Thùng Cúng Dường Tam Bảo của mỗi chùa thường là chỉ có tờ mười ngàn, hai chục ngàn, năm chục ngàn  Những kẻ cúng đường bạc triệu, thì đòi cho được gặp Trụ Trì để được ghi tên; như là một ký hiệu cho Trụ Trì biết, hầu lần sau được tiếp đón nhiệt tình! Hoặc để lên mặt, hay phơi bày một chút giàu sang cho người xung quanh thán phục. Hay để khoe mình đã tạo nhiều phước đức! Trong lúc đó, Cha Mẹ ở nhà, mới chính là Phật trước mắt, thì lại bỏ bê, không màng tới.



Cũng vì chữ lợi mà Mầy ca tụng phường vô sỉ, mập mờ đen trắng thị phi. Cứ tưởng đơn giản là tiền trao cháo múc, hết xôi rồi việc, chứ đâu có ngờ là bút sa gà chết! Mầy đã vô tình bôi nhoà ý thức, làm lệch đường nhận định của kẻ hậu sinh. Xét ra cũng là tội ác!



Tôi giật mình vì dường như Nó nói đúng! Không ngờ cái thằng quỉ sứ nầy sau 40 năm ăn tương chao lại có những lý luận sâu xa, sắc bén như vậy. Tôi thường dùng cụm từ Những phường háo lợi háo danh một cách khinh miệt. Nhưng nay, nhờ Nó mà Tôi phát hiện chính Tôi cũng đã đồng hội đồng thuyền với bọn người ấy. Mắt Tôi đã tinh tường thấy được hạt cát nhỏ bé trong mắt người khác, nhưng lại đui mù không thấy được cọng rơm tổ bố trong mắt của mình! Với bộ óc tí ti như óc tép riu của Tôi, lại còn bất hạnh mang thêm cái tự ái lớn như đầu bò. Tôi tìm cách quơ quàu của một người thua cuộc:

– Vậy chứ cái nghề bán lòng tin của Mầy có phước lắm?


Nó lặng thinh. Trong cái im lìm đó, đã chứa đựng cả lòng vị tha to lớn, hay chứng tỏ lòng Nó đã lắng mọi sân si. Tôi cũng chẳng nói lời nào. Nhưng sự lặng yên nầy lại mang nhiều xấu hổ của kẻ thiếu tài. Nó là một thằng thông minh từ còn bé tí; và Tôi, lúc nào cũng thấp hơn nó một cái đầu.[]

Pham Hoang