Vấn đề Ăn Chay Hay Ăn Mặn
From: Điền Phú phudien2211@gmail.com
To: VP.PHTQ.CANADA cutranlacdao@yahoo.com
Sent: Friday, April 27, 2018, 11:55:45 PM EDT
Subject: ăn chay
Adidaphat !
Bạch Thầy, dạo gần đây con có hay đọc
kinh, sau một hồi, thời gian này con tự nhiên thấy không còn muốn ăn mặn nữa Thầy ạ!
Bây giờ mỗi khi nhìn thấy đồ mặn con lại
tự nhiên thấy rất ái ngại hay thấy hơi sợ khi định ăn các món đó Thầy ạ!
Bây giờ hàng ngày con đang tìm cách chế biến hay tìm các đồ chay để ăn và
trong thời gian tới con hy vọng sẽ cùng gia đình con bớt dần được việc ăn
mặn Thầy ạ!
Đôi dòng tâm sự của con,hy vọng không
làm mất thời gian vàng ngọc của Thầy.
Con kính chúc Thầy thật nhiều sức khỏe
ạ!
con Minh chào Thầy
Vấn đề Ăn Chay Hay Ăn Mặn
Kính mời quí vị
tham khảo theo LINKs:
Phật giáo Nguyên Thủy
cho rằng:
chính Đức Phật không
đặt thành vấn đề ăn chay hay ăn mặn.
Sự giải thoát không
phải do nơi ăn,
mà do nơi thanh tịnh ba nghiệp
thân khẩu ý.
Ăn chay mà thân không
thiện, khẩu không lành, tâm ý gươm đao,
giới luật không giữ,
thì sao gọi là chay.
Đức Phật cùng các đệ
tử đều ăn theo truyền thống khất thực.
Ăn để mà sống, để hành
đạo
chứ không phải:
sống để mà ăn, để thụ
hưởng.
llllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll
Thắc mắc: Nhưng tôi vẫn
nghĩ rằng người Phật tử phải ăn chay?
Giải Đáp:
Giả sử có người kia
trường chay rất nghiêm chỉnh mà
ích kỷ, gian dối, bất
lương và đê tiện,
và một người khác
không ăn chay mà biết
lo nghĩ đến kẻ khác, chân thật, liêm khiết, quảng đại và hiền lương.
Trong hai người ấy,
người nào là Phật tử tốt hơn?
Người chân thật và
hiền lương.
Thắc mắc: Tại sao?
Giải Đáp:
Bởi vì người như thế
đó hiển nhiên là có tâm địa tốt.
Đúng như vậy.
Đúng như vậy.
Người ăn thịt cá cũng
như người ăn rau đậu đều có thể có tâm trong sạch,
mà cũng có thể có tâm
nhơ bẩn.
Trong giáo huấn của
Đức Phật, điều quan trọng là phẩm chất
của tâm, chứ không phải là loại thức ăn.
Có những người Phật tử
rất thận trọng, không bao giờ ăn thịt cá,
nhưng ít bận tâm tự
xét mình có ích kỷ, thiếu chân thật, hung tợn hay ganh tỵ hay không.
Thay đổi thức ăn không
khó, nhưng sửa đổi tâm tính là việc
khó làm,
nên thường hay bị hờ
hững lãng quên.
Vì vậy, cho dù ta ăn
chay hay không, con người nên chuyên lo
tu tâm chuyển tính.
Nên nhớ rằng:
Điều tối quan trọng
trong Phật giáo là thanh lọc tâm, làm cho tâm trở nên trong sạch, thanh tịnh.
llllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll
ĂN CHAY HAY
ĂN MẶN
Tỳ-Khưu Thích-Chân-Tuệ
Thời gian qua mau,
năm ta sắp hết, tết ta sắp đến. Mọi người chúng ta, nhất là những người,
đang sống tha hương, thảy đều nôn nao, chuẩn bị ăn tết, đón xuân năm mới, dù là
mùa xuân, trong tiết giá lạnh, ở nơi xứ người, lại càng thắm thía, nhớ tết quê
hương, biết là bao nhiêu! Ngày tết nguyên đán, phong tục tập quán, quen
thuộc từ xưa, ở trong đó có, thói quen ăn chay, trong ngày đầu năm, mùng một
tết ta, hay ba ngày tết, cầu phước trọn năm, dù là Phật tử, hay không Phật tử.
Trước đây không biết, kinh sách nào ghi, điều này hay không, người ta giải thích: ngày tết vui chơi, nơi nơi mở hội, có nhiều thức ăn, hấp dẫn đặc biệt, dĩ nhiên đó là, các thức ăn mặn, thường ngày vẫn dùng, người nào "nhịn" được, lại chịu ăn chay, ngày một ngày hai, phải có phước báu, đặc biệt không sai. Tuy nhiên nhiều người, không quen ăn chay, nhưng cũng phát tâm, trong ngày mùng một, nhưng ráng thức khuya, ngồi chờ đồng hồ, điểm sang mùng hai, bày ra ngã mặn!
Việc ăn việc uống, trong cuộc sống này, chính là vấn đề, lưu tâm hàng đầu. Nếu như con người, không cần ăn uống, chắc là trên đời, không chuyện tranh cãi, đấu tranh giành giựt, không có chiến tranh, thế giới thanh bình, cuộc sống nhân loại, vui tươi hạnh phúc. Nhân dịp ăn tết, chúng ta thử bàn, qua việc ăn chay, hay là ăn mặn, để hiểu cho rõ, chủ trương đạo Phật, trong vấn đề này, ngõ hầu đem lại, lợi ích thiết thực, ngay trong đời sống.
Trong phạm vi đạo Phật, việc ăn chay hay ăn mặn thường gây thắc mắc, tranh luận đúng sai, nên hay không nên, cho khá nhiều người. Ăn mặn là từ ngữ chỉ việc ăn uống thông thường, bình thường, thường nhựt của bất cứ người nào trên thế gian, không quan hệ với bất cứ sắc tộc, văn hóa, phong tục, tập quán, hay tín ngưỡng nào. Nói một cách khác: Ăn mặn có nghĩa là ăn tất cả các loại thực phẩm có thể ăn được, trên trái đất này, bao gồm thịt động vật, trứng, sữa, và các loại thực vật, rau cải trái cây.
Ăn chay là từ ngữ
có nhiều nghĩa khác nhau, tùy theo địa phương, phong tục, tập quán, hay tín
ngưỡng. Có nơi, ăn chay có nghĩa là: không ăn thịt heo, hay cữ thịt bò. Có nơi,
ăn chay có nghĩa là: không ăn các loại thịt động vật sống trên mặt đất, nhưng
có thể ăn các loại thịt sinh vật sống ở dưới nước. Theo đạo Phật, nói một
cách đơn giản, ăn chay có nghĩa là: ăn tất cả các thức ăn, thực phẩm không có
liên quan đến mạng sống của chúng sinh. Nhiều người hiểu lầm chữ ăn chay
là ăn trai.
Ăn trai là
bửa ăn theo giờ giấc. Thí dụ: ngọ trai là bửa ăn theo giờ ngọ, trai đường là nơi dùng các
bửa ăn theo giờ giấc qui định, không ăn phi thời. Nói chung, ăn chay có
hai lý do chính: Một là, vì lý do phong tục, tập quán, hay tín ngưỡng; hai là,
vì lý do sức khỏe.
Theo các nhà dinh
dưỡng học, muốn có một cuộc sống đầy đủ sức khỏe, muốn có đủ năng lực hoạt động
trong cuộc đời, chúng ta phải lưu tâm đến việc ăn uống điều độ, và đầy đủ chất
dinh dưỡng.
Sách có câu: "Tinh thần minh
mẩn trong thân thể tráng kiện".
Chúng ta thường
được chỉ dẫn, nên theo một chế độ ăn uống thích hợp, với bao nhiêu phân lượng
chất đạm, chất xơ, chất bột, chất béo, chất ngọt, chất khoáng, chất vôi, chất
sắt, chất nước, và các loại sinh tố, trong một ngày, để cơ thể có đủ năng lượng
hoạt động, một cách tốt đẹp, và sống lâu trăm tuổi, một cách khỏe mạnh.
Theo các báo cáo
khoa học, rau cải, ngũ cốc, hoa quả, thực vật, cũng đầy đủ chất dinh dưỡng cho
sức khỏe, cho nhu cầu sinh hoạt hằng ngày, trong đời sống của con người. Các
người ăn chay vẫn sống khỏe sống thọ, không khác những người ăn mặn. Trong số
các thú vật, như con voi, con tê giác, con trâu, con bò, con ngựa, là những con
thú ăn thực vật, thảo mộc, nhưng rất khỏe mạnh, không khác các loài thú ăn
thịt, như sư tử, cọp, gấu, beo.
Ăn chay có
ích lợi cho sức khỏe, như dễ tiêu hóa hơn, ít gây bệnh tật hơn. Trên thế
giới ngày nay, tây phương cũng như đông phương, số người ăn chay vì lý do sức
khỏe, theo khuyến khích của giới y sĩ, ngày càng nhiều hơn, và số người ăn chay
vì lý do tín ngưỡng, cũng gia tăng nhiều hơn. Những người ăn chay, vì lý
do sức khỏe, cũng như lý do tâm linh, thường hiền lành hơn, ít náo động hơn,
tâm tánh dễ dãi hơn, nhưng vẫn sinh hoạt bình thường, như bao nhiêu người khác.
Những người chung quanh thường cảm thấy an tâm hơn, khi sống gần gũi người ăn
chay hiền lành. Những con thú chỉ ăn thực vật thảo mộc, không bao giờ sát
hại các sinh vật khác, không gây sợ hãi cho các loài vật sống gần bên.
Ăn chay thuộc phần
tu tướng, bên ngoài. Nếu những người phát tâm ăn chay, vì lòng từ bi,
không cứ phải là người theo đạo Phật, thường cảm thấy an vui lợi lạc, và nhẹ
nhàng hơn, dễ cảm thông với các loài sinh vật khác, và yêu mến thiên nhiên hơn,
cảm nhận được vũ trụ vạn vật đều đồng nhứt thể. Đó là phần tu tâm, bên
trong. Tu theo đạo Phật cần hội đủ hai phần: tu tướng và tu tâm.
Tại sao chúng ta
nên ăn chay? Người tu theo đạo Phật có nhất định ăn chay hay không?
Như trên chúng ta
đã biết, ngoài những ích lợi về phương diện sức khỏe thể chất, ăn chay trong
đạo Phật còn có những ích lợi về phương diện tâm linh, mục đích cốt yếu là:
"Tránh nghiệp sát sinh và trưởng dưỡng tâm từ bi".
Người tự nguyện
phát tâm ăn chay vì tâm từ bi vô lượng, coi muôn loài như bản thân mình, không
thích giết hại một sinh vật nào, không muốn nhìn thấy một sinh vật nào đau khổ,
để thỏa mãn dục vọng của con người. Ăn chay còn tạo phước, vì nhờ đó giúp
cho các sinh vật thoát khỏi cảnh cá chậu chim lồng, sống bị giam cầm khốn khổ,
đầy đọa trong địa ngục trần gian, chờ ngày giờ chết đớn đau. Lòng từ bi của
những người ăn chay, biết thương yêu loài người, lan rộng đến các loài sinh vật. Họ hiểu biết rằng các
loài sinh vật đều ham sống sợ chết, đều bình đẳng trước sự đau khổ, khi bị sát
hại, cũng như loài người, không khác.
Không phải ăn chay,
may ra thành Phật! Hoặc là ăn chay, với tâm mong cầu: được sống khỏe hơn, tuổi
thọ lâu hơn, được lên thiên đàng, hưởng phước đời đời, mời về cực lạc, đạt được
ước mơ! Tại sao như vậy? Bởi vì nên biết: con trâu con bò, con lừa con
ngựa, chỉ vì nghiệp báo, cũng là ăn chay, chỉ biết ăn cỏ, không ăn thịt được,
thế nhưng đời sống, khốn khổ khốn nạn, biết là bao nhiêu! Càng không phải
là: cố gắng ăn chay, tính hay khoe khoang, khắp cả xóm làng, mang lòng kiêu
ngạo, tạo bao khẩu nghiệp, rủa xả dè bỉu, phỉ báng tàn mạt, những người chưa
biết, tại sao ăn chay, hoặc là những người, chưa thể ăn chay, bởi nhiều lý do.
Cũng không phải là: ăn chay cầu danh, muốn được mọi người, tán thưởng khen
ngợi. Người ăn chay trường, khinh người chay kỳ, người ăn chay kỳ, khi người
không chay.
Tâm của những người
như vậy chưa thanh tịnh, còn quá loạn động, lăng xăng lộn xộn, còn thích hơn
thua, mua danh kiếm tiếng, khiến người không ưa, ngay trong đồng đạo, đồng môn
đồng bào, cả với đồng loại, thử hỏi làm sao, có thể gặp Phật, có thể thành
Phật? Con người đến với đạo Phật vì Chánh pháp vi diệu thậm thâm là người
có trí tuệ. Chánh pháp có thể giúp đỡ con người giác ngộ, thoát ly sanh
tử luân hồi, thanh tịnh hóa tâm trí, thân an tâm lạc, đạt được cuộc sống an lạc
và hạnh phúc hiện đời, chứ không phải đạo Phật đơn thuần chỉ là đạo ăn chay.
Trong Kinh Pháp Bảo
Ðàn, Lục Tổ Huệ Năng có dạy: "Muốn học đạo Vô Thượng Bồ Ðề, chẳng nên khinh
dể hàng sơ học. Có kẻ dưới bực thấp mà thường phát sinh trí tuệ rất cao,
cũng có người trên bực cao mà thường chôn lấp lý trí của mình. Nếu khinh dể
người, ắt có tội vô lượng vô biên".
Trên thế gian
này, không ai hơn ai cả! Tất cả mọi người với chư Phật bình đẳng, không khác,
con người chỉ khác ở chỗ mê ngộ không đồng, nghiệp báo khác nhau, cho nên hình
tướng bên ngoài của con người khác nhau. Ðây chính là ý nghĩa của lời Ðức
Phật dạy trong Kinh Hoa Nghiêm: "Nhứt thiết chúng sanh giai hữu Phật
Tánh". Nghĩa là: Tất cả chúng sanh đều có Phật Tánh, còn gọi là tánh
giác. Kinh sách thường dạy: Phật và chúng sanh tánh thường rỗng lặng,
chính là nghĩa như vậy.
Người nào có
tâm cố chấp, bất cứ thứ gì xảy đến, đều gây phiền não khổ đau. Khi nào họ
thức tỉnh, xả bỏ tâm cố chấp, tức nhiên được giác ngộ, giải thoát khỏi những
phiền não khổ đau, sống được trong cảnh giới an lạc và hạnh phúc, mặc dù cảnh đời
vẫn tiếp tục còn nhiều bất trắc, sóng gió, và thăng trầm.
Có người ăn chay,
thường hay đối xử, với người chung quanh, gần như vợ chồng, ông bà cha mẹ, anh
em con cháu, xa hơn một chút, hàng xóm láng giềng, đồng nghiệp đồng môn, nói
chung đồng loại, nhân loại loài người, một câu lỡ lời, thì họ nhứt định, không
chịu bỏ qua, thứ tha lỗi người. Họ rất sẵn sàng, thưa gửi kiện tụng, vu khống
cáo gian, đặt điều thêm bớt, bới bèo ra bọ, vạch lá tìm sâu, làm cho người
khác, te tua tơi tả, tan tành hoa lá, khốn khổ khốn nạn, họ mới thỏa mãn, hả dạ
hài lòng, mới thiệt vừa ý! Một câu nói của họ đủ khiến cho người khác
chóng mặt nhức đầu, xức dầu cù là, hoặc là cạo gió, ngất xỉu hụt hơi, có người
hết thở, bị đuổi sở làm! Họ rất sẵn sàng, loại bỏ đồng môn, khai trừ đồng
đạo, ám hại đồng bào, cào nhà đồng nghiệp, chỉ vì đồng tiền, liền bên núm ruột!
Thực vậy, vì con
người không có tâm từ bi thực sự, trong đạo cũng như ngoài đời, miệng thì nói
tiếng nam mô, trong lòng chứa cả một bồ dao găm, con người còn ám hại con
người, con người còn ganh tỵ đố kị con người, con người còn muốn thấy người
khác đọa địa ngục, vì không cùng tôn giáo, không cùng môn phái, không cùng pháp
tu, không đồng quan điểm, vấn đề nào đó, thử hỏi làm sao, có thể ban vui, cứu
khổ muôn loài! Thói thường trên đời, trong đạo không khác, kẻ mạnh hiếp
yếu, người có thế lực, chèn người cô thế, kẻ giàu tiền của, đàn áp các người, nghèo
khó khốn cùng, cá lớn nuốt bé, lấy thịt đè người, cười người sơ cơ, nằm mơ cực
lạc, xuyên tạc người hiền, làm tiền đồng đạo, người vào tu trước, không rước
người sau, thử hỏi làm sao, ở thế gian này, trong đạo ngoài đời, có được hòa
bình, an vui lợi lạc!
Trong đạo Phật, nói chung, có hai hệ phái: hệ phái nguyên thủy và hệ phái phát triển. Hệ phái nguyên thủy, còn gọi là nam tông, chủ trương giữ y nguyên truyền thống Phật giáo, từ thời nguyên thủy, cho nên quý sư là các vị khất sĩ, mang bình bát đi khất thực, thiên hạ bố thí cúng dường vật thực gì, các ngài dùng như vậy, không chọn lựa. Các ngài vẫn khỏe mạnh, tinh tấn tu hành, và đạt đạo chứng đạo. Ðó là hệ phái truyền từ miền nam nước Ấn Ðộ, sang Tích Lan, Thái Lan, Miến Ðiện, Ai Lao, Cao Miên. Phật giáo ở các quốc gia này đều là quốc giáo. Hệ phái phát triển, còn gọi là bắc tông, truyền từ miền bắc nước Ấn Ðộ, sang Tây Tạng, Trung Hoa, Việt Nam, Triều Tiên và Nhựt Bổn. Khi Phật giáo du nhập vào các quốc gia này, tùy thuận văn hóa sở tại, nên dễ dàng hội nhập một cách hòa bình, và phát triển một cách nhanh chóng trong lòng các dân tộc đó, biến thành Phật giáo địa phương, đem lại an lạc và hạnh phúc cho người dân bản xứ.
Chẳng hạn như: Phật
giáo Trung Hoa, Phật giáo Việt Nam, Phật giáo Tây Tạng, Phật giáo Triều Tiên,
Phật giáo Nhựt Bổn, đều có những nét đặc thù, riêng của từng nơi. Ở các
quốc gia này, chỉ trừ Việt Nam có cả hai hệ phái cùng du nhập vào, chư Tăng Ni
không đi khất thực, trụ xứ tại một tu viện, hay một ngôi chùa, tự lo việc ăn
uống. Cho
nên các ngài ăn chay, chỉ nhận cúng dường và dùng các thức ăn, không có liên
quan đến mạng sống của các sinh vật. Các ngài vẫn khỏe mạnh, tinh tấn tu
hành, và đạt đạo chứng đạo.
Ðiều đó chứng tỏ
rằng, vấn đề ăn uống nói chung, ăn chay hay ăn mặn nói riêng, không phải thực
sự là vấn đề tối quan trọng trong đạo Phật, cũng không phải là vấn đề trực tiếp
liên quan đến sự tinh tấn tu hành, và đạt đạo chứng đạo. Ðiều quan trọng trong
đạo Phật chính là: Tâm trí có dính mắc hay không dính mắc cảnh trần.
Nếu tâm không dính mắc, chính là tâm thanh tịnh vậy.
Chư Tổ có dạy: "Ðối cảnh vô
tâm, mạc vấn thiền". Nghĩa là: Con người sống trên đời, mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và
ý, thường xuyên tiếp xúc với các hình ảnh, âm thinh, mùi hương, mùi vị, xúc
chạm và ký ức. Khi con người tiếp xúc với các trần cảnh như vậy, dính mắc
tức là: khởi tâm niệm thương hay ghét, khởi tâm niệm ưa thích hay tức giận,
khởi tâm niệm khen hay chê, đều gọi là loạn tâm, là vọng tâm. Không khởi các
tâm niệm phân biệt như vậy, gọi là định tâm, hay tâm thiền định. Tức là: Khi
đối trước các cảnh trên trần đời, người nào không khởi tâm niệm lăng xăng lộn
xộn, gọi là vô tâm, thì chính người đó sống trong cảnh giới thiền định. Ðây
là cốt tủy, là mục đích cứu kính của đạo Phật vậy.
Là những người
hướng dẫn hàng Phật Tử tại gia, chư vị Tôn Ðức Tăng Ni giữ gìn giới luật một
cách nghiêm ngặt, tránh phạm sát giới, không muốn sát sinh, nên phải ăn chay,
tuyệt đối không dùng các thức ăn có liên quan đến mạng sống của các sinh vật,
để trưởng dưỡng tâm từ bi. Tâm từ bi là điều kiện hàng đầu của người tiến tu
theo đạo Phật. Làm tổn hại mạng sống của chúng sinh, làm tổn hại an ninh hạnh
phúc của người khác, làm tổn hại thanh danh của người khác, tức làm tổn hại tâm
từ bi của chính mình.
Trong cuộc sống
hằng ngày, người Phật Tử tại gia hay xuất gia luôn luôn nhớ thực hành hạnh từ
bi, bình đẳng và lợi tha, trong mỗi hành động, lời nói và ý nghĩ. Cổ nhân
có nói: "Nhứt thiết chúng sinh vô sát nghiệp, hà sầu thế giới động đao
binh". Nghĩa là: Nếu tất cả chúng sinh không sát hại lẫn nhau, thì lo gì
thế giới có chiến tranh.
Còn đối với hàng
Phật Tử tại gia, người nào phát tâm ăn chay trường được, thì thực là đáng quý,
đáng trân trọng. Ðó là nhân duyên tốt để tiến tu trên đường đạo, rất đáng
khuyến khích. Tuy nhiên, đối với những người, không ăn chay trường, lý do hoàn
cảnh, lý do sức khỏe, cũng đừng cố chấp, hấp tấp gây thêm, rắc rối lung tung, ở
trong gia đạo, có thể ăn chay, vài ngày trong tháng, với mục đích là: nhắc nhở
chính mình, phải luôn luôn nhớ, những lời Phật dạy, áp dụng hằng ngày, tu tâm
dưỡng tánh, cũng thực rất tốt.
Tự nhắc nhở mình: tu
là phải hiền, phải có từ bi, đối với tất cả, mọi loài chúng sinh, bắt đầu loài
người, cho đến loài vật, từ người thân cận, đến người phương xa, mới là phải
đạo.
Người nào chưa thể
ăn chay được theo nghĩa đen, vì lý do sức khỏe, vì lý do hoàn cảnh, hay vì bất
cứ lý do nào, có thể "ăn
chay" bằng cách giữ gìn ba nghiệp (thân khẩu ý) thanh tịnh. Nghĩa là:
thân không sát sinh, không trộm cướp, không tà dâm, miệng không nói dối, không
nói lời dua nịnh, không đâm bị thóc thọc bị gạo, không nói lời thô tục độc ác,
xuyên tạc ngụy biện, xiên xỏ xỏ xiên, tranh cãi liên miên, lợi mình hại người,
khen mình khinh người, ý không nghĩ cách vu oan giá họa, không lập mưu thưa gửi
kiện tụng người, để kiếm tiền bồi thường, không tham tiền bất chánh bất nhân,
không tức giận thù oán người, không chứa chấp lòng ganh tị đố kỵ người khác.
Nói chung, không ăn
chay được bằng phương tiện vật chất, người Phật Tử tại gia nên cố gắng, giữ gìn
thân khẩu ý, cho được thanh tịnh, trong bất cứ thời điểm nào, tại bất cứ nơi
đâu. Ðó chính là tu tâm dưỡng tánh vậy.
Tóm lại, mục đích
cứu cánh của đạo Phật, không phải chỉ là những buổi lễ cầu an, cầu siêu, cầu
đoàn tụ, cầu đủ thứ chuyện trên trần đời. Cũng không phải chỉ là những
hình thức bên ngoài như: đi chùa lễ Phật, hái lộc đầu xuân, lập chùa thiệt to,
lo pho tượng lớn. Chẳng hiểu nghĩa gì, bởi không tìm học, tìm đọc Chánh
pháp, dù ở trong chùa, vài ba chục năm, tăng thêm chấp ngã, chấp pháp mà thôi.
Tất cả những sự
tướng kể trên, không phải là không cần thiết, không phải là không nên làm,
không phải là vô bổ vô ích, một cách hoàn toàn. Nhưng, như vậy vẫn chưa phải là
đủ, chưa phải là cứu cánh, chưa phải là cốt tủy của đạo Phật. Ðó chỉ là
cái vỏ bên ngoài, là vòng rào bên ngoài, khi mới đến với đạo Phật. Những
người thờ Phật, đi chùa nhiều năm, hoặc ở trong chùa, cam tâm dừng lại, hình thức
bên ngoài, không học hỏi thêm, như vậy thỏa mãn, cho là đủ rồi, thiệt là đáng
tiếc!
Mục đích cứu cánh,
của chính đạo Phật: giác ngộ giải thoát. Con người
cần giác ngộ điều gì? Theo giáo lý đạo Phật, con người cần giác ngộ: cuộc
đời là vô thường, luôn luôn biến đổi, tâm tánh là vô thường, nay vầy mai khác,
tấm thân là giả tạm, nay còn mai mất. Hiểu biết và hành thâm luật nhân
quả có thể gìn giữ bản tâm thanh tịnh. Bản tâm thanh tịnh giúp con người
giải thoát khỏi phiền não khổ đau và sinh tử luân hồi.
Cổ nhân có dạy: "Ăn để mà sống chứ
không phải sống để mà ăn". Do đó nhân dịp, năm hết tết đến, ngoài
chuyện ăn uống, ăn chay hay mặn, để giữ mạng sống, bồi dưỡng sức khỏe, chúng ta
còn nhiều, chuyện khác để làm, đó là tu tâm, đó là dưỡng tánh, đem lại ích lợi,
cho người cho đời, cho chính bản thân. Kính chúc chư vị, trọn một năm
mới: an lạc hạnh phúc, giác ngộ giải thoát.
Tỳ-Khưu
Thích-Chân-Tuệ
Chủ-Nhiệm
PHẬT-HỌC TỊNH-QUANG CANADA
108
- 123 Railroad St.,
Brampton, ON, L6X-1G9, Canada.
Tel: 647-828-1016
Brampton, ON, L6X-1G9, Canada.
Tel: 647-828-1016
Email: cutranlacdao@yahoo.com
Sunday, 5 November 2017
Lễ Trai Đàn
Bạt Độ là Tà Pháp - phi Chánh Pháp.
Tại sao quí Thầy vẫn cứ tiếp tục phổ biến?
Tại sao quí Thầy vẫn cứ tiếp tục phổ biến?
Thursday, 2 November 2017
Phật Giáo
và Công Giáo Cầu nguyện
http://phtq-canada.blogspot.ca/2016/11/tru-bat-gioi-ta-su-cong-san-ta-su-cong.html
Saturday, 19 November 2016
trư bát giới tà sư cộng sản tà sư cộng trừ tà pháp tà đạo
Tín
đồ các tôn giáo luôn luôn bị gạt gẫm và lợi dụng
CG
mê tín - PG mê tín - Tôn giáo là mê tín
Giác Ngộ và Giải
Thoát
Tỳ-Khưu
Thích-Chân-Tuệ
Link:
CHỮ TÂM QUA LỜI CHƯ TỔ DẠY - MC VIET THAO CBL156
TIỀN
LÀM ĐỘNG TÂM, TIỀN SINH BẤT TỊNH
http://phtq-canada.blogspot.ca/2016/07/kinh-gui-chu-tang-phat-giao-viet-nam.html
Kính gửi Chư Tăng Phật Giáo Việt Nam trong và ngoài nước
Ý Nghĩa Chấp Ngã Và Chấp Pháp
Dâng Sớ Cầu An
Tiền
Mất Tật Mang
Cúng Sao Giải Hạn
Tai Nạn Vẫn Tới
DÂNG SỚ CẦU AN - CÚNG SAO GIẢI HẠN
http://phtq-canada.blogspot.ca/2012/01/chuc-mung-nam-moi-nham-thin-2012-van-su.html
TAM BẢO: Sáng Suốt - Chân Chánh - Thanh Tịnh
Giá trị tinh thần đích thực chính là Giáo Pháp của đức Phật
- không phải tượng Phật
- không phải xá lợi Phật
http://phtq-canada.blogspot.ca/2016/08/gia-tri-tinh-than-ich-thuc-chinh-la_5.html
Lễ Trai Đàn Bạt Độ là tà pháp - phi chánh pháp
http://phtq-canada.blogspot.ca/2016/10/le-trai-bat-o-la-ta-phap-phi-chanh-phap.html
Kính mời tham khảo
http://phtq-canada.blogspot.ca/2017/02/gia-tri-tinh-than-ich-thuc-chinh-la.html
http://phtq-canada.blogspot.ca/2011/04/tap-san-phat-hoc-tinh-quang-canada-so.html
http://phtq-canada.blogspot.ca/2011/04/tap-san-phat-hoc-tinh-quang-canada-so.html
LỜI DẶN DÒ CUỐI CÙNG CỦA ĐỨC PHẬT
Kính mời
tham khảo
CÔ HỒN VÔ THƯỢNG SƯ FASHION
SHOW
Tiền Làm Động Tâm, Tiền Sinh Bất Tịnh
Việc biến chùa chiền thành các siêu thị Phật
Phật Ngọc - Phật Tâm - Phật Tướng
Thursday, 1 December 2011
Tiền Làm Động Tâm, Tiền Sinh Bất Tịnh
TIỀN
LÀM ĐỘNG TÂM - TIỀN SANH BẤT TỊNH
PHẬT TÂM PHẬT TƯỚNG
CHỮ TÂM QUA LỜI CHƯ TỔ DẠY - MC VIET THAO CBL156
TIỀN
LÀM ĐỘNG TÂM, TIỀN SINH BẤT TỊNH
TIỀN
LÀM ĐỘNG TÂM, TIỀN SINH BẤT TỊNH
Tỳ-Khưu
Thích-Chân-Tuệ
http://phtq-canada.blogspot.ca/2014/08/tien-lam-ong-tam-tien-sinh-bat-tinh.html
http://phtq-canada.blogspot.ca/2011/05/phat-tam-phat-tuong-phat-hoc-tinh-quang.html
http://phtq-canada.blogspot.ca/2015/11/ta-phap-trai-bat-o-chan-te-co-hon.html
http://phtq-canada.blogspot.ca/2011/12/thuong-toa-hay-chu-tieu-phtq-so-19-se.html
CỐT TỦY CỦA ĐẠO PHẬT
CHÁNH
KIẾN VÀ CHÁNH TÍN
CÁCH XƯNG HÔ TRONG PHẬT GIÁO
ĐẠI THẾ CHÍ BỒ TÁT CÀNH
HOA SEN XANH
ĐI CHÙA ĐÚNG CHÁNH PHÁP
ĐẠO PHẬT BÌNH ĐẲNG VÀ TỰ
DO TUYỆT ĐỐI
ĐI TÌM CHÂN LÝ
DIỆU ĐẠO NAN CẦU
KHÔNG CÓ CÓ KHÔNG?
HẠNH BỐ THÍ (CTLĐ 1)
LỜI NÓI – ÁI NGỮ
LUẬT
NHÂN QUẢ
LỄ KÍNH CHƯ PHẬT
PHẬT PHÁP TẠI THẾ GIAN
PHẬT GIÁO CÓ MÊ TÍN KHÔNG
PHẬT TÂM PHẬT TƯỚNG (PHTQ
14)
PHẬT PHÁP NHIỆM MẦU
PHƯỚC BÁU
QUAN ĐIỂM CHỦ TRƯƠNG PHTQ
QUA CƠN MÊ
QUÁN ÂM RA ĐỜI
TU TÂM DƯỠNG TÁNH
TU TƯỚNG VÀ TU TÂM
TỘI VÀ NGHIỆP
TỨ NHIẾP PHÁP
TỰ LỰC MỚI THẬT LÀ TU
http://phtq-canada.blogspot.com/2011/05/tu-luc-moi-thuc-la-tu.html
BẤT TÙY
PHÂN BIỆT
TK Thích-Chân-Tuệ
Từ ngàn xưa cho đến ngày nay, con người khổ
đau triền miên như vậy, cho nên đạo Phật gọi đời là bể khổ. Trong nhiều kiếp
trầm luân sanh tử, nước mắt của chúng sanh nhiều hơn bốn biển lớn.
Trên phương diện tự do tư tưởng, con người
thường phát biểu nhiều ý kiến. Sống trên đời này, có nhiều ý kiến mới tỏ ra
mình là con người văn minh tiến bộ, thuộc giới trí thức, học cao hiểu rộng,
kiến thức uyên bác, đông tây kim cổ kinh sử lão thông, việc gì cũng tỏ ra mình
rành rọt cả sáu câu, thông suốt từ A đến Z. Cùng một sự việc, cùng một vấn đề,
mỗi người đều có ý kiến riêng của mình. “Không ai giống ai”. Không ai chịu
nhường bước ai. Không ai chịu nhìn nhận ý kiến của ai. Không ai thực sự biết
tôn trọng chân lý, cho nên thường đưa đến chỗ tranh cãi một cách quyết liệt,
đôi khi còn đi xa hơn!
Sách có câu: “Năm người mười ý! “. Nghĩa là
một người có ít ra là hai ý kiến trong cùng một vấn đề. Một người có ý kiến thế
này, nhưng một lúc sau hay một ngày sau, chính người đó lại có ý kiến thế khác,
thay đổi ý kiến của chính mình. Bởi thế cho nên con người đấu tranh, cãi vã
nhau để bênh vực ý kiến chủ quan “nhứt định là đúng không sai” của mình, võ mồm
võ miệng không xong thì xử dụng võ lực, nếu sống trong tình trạng chậm tiến,
kém phát triển. Còn nếu như sống trong thế giới văn minh hơn, tiến bộ hơn, phát
triển hơn ở các nước Âu Mỹ, con người thưa kiện nhau ra ba tòa quan lớn, quan
nhỏ để đòi bồi thường cho bằng được một đô la danh dự hão, sau khi đã tiêu pha
gần hết cơ nghiệp thực, đã vất vả gầy dựng bấy lâu nay trong các chi phí kiện
tụng.
Từ ngàn xưa cho đến ngày nay, con người khổ
đau triền miên như vậy, cho nên đạo Phật gọi đời là bể khổ. Trong nhiều kiếp
trầm luân sanh tử, nước mắt của chúng sanh nhiều hơn bốn biển lớn. Tâm trạng
con người thay đổi triền miên, nay thương mai ghét, nay ghét mai lại
thương.
Thương thương ghét ghét như những sợi dây
xích trói buộc con người trong vòng phiền não khổ đau, như những lượn sóng cao
ngất trời vùi dập con người trong sinh tử triền miên. Biển khổ sông mê mênh
mông, chuyện này chưa dứt, chuyện khác xảy ra, như những đợt sóng vỗ, trùng
trùng điệp điệp, tiếp nối nhau, cao ngất trời, không biết đến bao giờ mới dứt.
Bởi vậy, trong kinh sách có câu: “Ái hà thiên xích lãng. Khổ hải vạn trùng ba”.
Tuy nhiên, đạo Phật không dừng ở chỗ thế gian
thường than trời trách đất, kêu khổ, khổ ơi là khổ đó. Ðạo Phật chỉ dạy cho con
người nhận định rõ ràng: Cuộc đời khổ nhiều vui ít, cuộc đời sống nay chết mai,
cuộc đời nay còn mai mất, không ai biết trước cuộc đời ngày sau sẽ ra sao?
Nhưng đạo Phật không có ý tiêu cực, bi quan,
chán nản, yếm thế. Ðạo Phật chỉ dẫn con đường giác ngộ và giải thoát, chứ không
dẫn dắt con người đến chỗ yếu đuối, bạc nhược, chỉ biết đặt đức tin vô căn cứ
vào thượng đế tưởng tượng, cầu nguyện van xin.
Ðạo Phật chỉ dạy rất nhiều phương pháp, gọi
là vô lượng pháp môn, con người ứng dụng để tự giác ngộ và giải thoát mọi phiền
não và khổ đau của chính mình một cách tích cực, một cách thiết thực, nhằm xây
dựng cuộc đời an lạc hơn, hạnh phúc hơn. Trong vô lượng pháp môn đó, có pháp
môn gọi là “Bất Tùy Phân Biệt”. Pháp môn này được Ðức Phật chỉ dạy trong bộ
kinh Thủ Lăng Nghiêm, không những dành cho Phật Tử, mà còn dành cho tất cả
những ai trên đời muốn tìm hiểu cội gốc của phiền não và khổ đau, cùng những
phương pháp giải thoát khỏi các khổ đau và phiền não đó.
* * *
Trước hết, từ ngữ “bất tùy” có nghĩa là:
không theo. Còn hai chữ “phân biệt”, tùy theo chỗ dùng, được tạm giải thích có
nghĩa là: kỳ thị, so đo, suy lường, tính toán, hơn thua, phải quấy, thị phi, cố
chấp, thành kiến, định kiến, thường kiến, đoạn kiến, tà kiến, ác kiến, thiên
kiến, biên kiến. Vậy, “bất tùy phân biệt” có nghĩa là trong cuộc sống, muốn
được an lạc và hạnh phúc, chúng ta không nên để tâm niệm chạy theo những tư
tưởng tính toán, so đo, hơn thua, thị phi, phải quấy, không nên có đầu óc kỳ
thị, thiên lệch, thành kiến, nghiêng bên này hay bên kia, bênh vực con mình
gièm pha con người khác, không cố chấp một ý nghĩ cố định nào của mình là chân
lý tuyệt đối. Một hạt minh châu, hạt châu như ý, có thể phát ra nhiều sắc sáng
khác nhau, tùy theo góc cạnh nhìn của mỗi người.
Ở đây, xin nói ngay, “bất tùy phân biệt”
không có nghĩa là chúng ta không hiểu biết, không phân biệt được thế nào là
chánh tà, chơn ngụy, thiên viên, đại tiểu. Tức là không phải chúng ta không có
trí tuệ để có thể phân biệt được thế nào là đúng hay sai, thế nào là thực hay
giả, thế nào là thiên lệch hay viên mãn, thế nào là rộng lớn hay nhỏ mọn. Trái
lại, chúng ta đã hiểu biết một cách tường tận muôn sự muôn vật đúng như thực
tướng, không điên đảo, không sai sót. Hơn thế nữa, chúng ta còn phải vượt qua
trình độ hiểu biết căn bản đó, đạt được sự hiểu biết khá hơn, giác ngộ cao siêu
hơn, mới gọi là “bất tùy phân biệt” được.
Chúng ta hiểu biết rõ ràng thế nào là chánh
tà, chơn ngụy, thiên viên, đại tiểu, nhưng chúng ta không hề cố chấp vào đó để
đưa đến phiền não và khổ đau. Tại sao vậy? Bởi vì tâm phân biệt, kỳ thị già
trẻ, lớn bé, sang hèn, giàu nghèo, nam nữ, xuất xứ, học thức, chủ tớ, thân sơ,
thương ghét, màu da, dân tộc, địa phương, tôn giáo, không thể nào đem lại an
lạc và hạnh phúc, chỉ đưa chúng ta đến phiền não và khổ đau mà thôi. Ở đời,
chúng ta thường trách người khác có tâm phân biệt, nhưng ít khi chịu phản quan
tự kỷ, xét lại xem chính mình có tâm phân biệt như vậy hay không? Bởi vì khi
chúng ta nói người này, người kia có tâm phân biệt, tức là chúng ta đã có tâm
phân biệt rồi đó.
Ðối với một sự việc nào đó, chúng ta thường
không chịu suy xét một cách khách quan, mà hay có tâm phân biệt già trẻ, lớn
bé, sang hèn, giàu nghèo, nam nữ, xuất xứ, học thức, chủ tớ, thân sơ, thương
ghét, màu da, dân tộc, địa phương, tôn giáo, để đi đến kết luận một cách thiên
lệch, không đúng chơn lý, không đúng lẽ phải, không đúng sự thực. Thí dụ như
với người thân thích, chúng ta luôn luôn bênh vực, sao cũng cho là đúng! Còn
với tất cả những người khác, thế nào cũng cho là sai. Với người đồng đạo hay
cùng tổ chức, chúng ta luôn luôn bênh vực, cho là đúng, cái gì cũng đúng! Nhưng
với người khác đạo, khác tổ chức thì cho là sai, cái gì cũng sai, tất cả đều
sai! Tâm kỳ thị, tâm thiên lệch “phủ bênh phủ, huyện bênh huyện”, thực ra đã có
tự ngàn xưa. Ðó chính là tâm phân biệt của con người vậy.
Mục đích tối thượng của đạo Phật còn chỉ dạy
chúng ta một điều hết sức cao siêu, vi diệu. Ðó là ngoài những hình tướng bên
ngoài như già trẻ, lớn bé, sang hèn, giàu nghèo, nam nữ, tất cả mọi người trên
thế gian này đều có một điều giống nhau, một điều thật giống nhau, một điều hết
sức giống nhau, một điều muôn đời giống nhau, một điều khắp nơi giống nhau. Dễ
hiểu như là máu cùng đỏ, nước mắt cùng mặn, bộ xương cùng trắng, lục phủ ngũ
tạng không khác. Con người thuộc mọi sắc dân trên khắp thế giới đều như vậy,
thậm chí mọi loài súc sanh cũng đều như vậy. Ðiều giống nhau, đồng nhau đó là
cái gì?
Trong Kinh Kim Cang, Ðức Phật có dạy:”Ly nhứt
thiết tướng thị danh thực tướng”. Nghĩa là khi xa lìa tất cả mọi hình tướng bên
ngoài của con người, đừng cố chấp, đừng có tâm phân biệt nam nữ, nghèo giàu,
già trẻ, đẹp xấu, chúng ta mới có thể nhận ra rằng tất cả mọi người trên thế
gian này đều có một bản thể giống nhau, đồng nhau, tạm gọi là “con người chân
thật”. Muốn hiểu được, thấy được, giác ngộ được “con người chân thật” của chính
mình, chúng ta phải lắng lòng cho thanh tịnh, không tham lam, không sân hận,
không si mê. Cũng như mặt hồ nước có phẳng lặng mới có thể soi thấy mặt trăng
rằm trong đáy nước. Cũng như không có những đám mây tham sân si che lấp, thì
mặt trăng chân thật mới hiển lộ vậy.
Thế nào là “con người chân thật”? Ðó là con
người sáng suốt, có trí tuệ bát nhã, đủ năng lực giải thoát mọi phiền não và
khổ đau. Ðó là con người không tham lam, không sân hận, không si mê, tâm địa
lúc nào cũng sáng suốt, thanh tịnh, tỉnh thức. Ðó là con người bất sanh, bất
diệt, bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giảm. Ðó không phải là cái thân xác nặng
nề của chúng ta đang có hiện nay. Ðó cũng không phải là cái tâm lăng xăng lộn
xộn, suy nghĩ vớ vẫn vẫn vơ của chúng ta hiện nay. Thật vậy, những lúc tâm
chúng ta lăng xăng lộn xộn, lo lắng bất an, chúng ta không thể sáng suốt suy
nghĩ điều gì, nhớ điều gì cả. Chỉ khi nào chúng ta sống được với “con người
chân thật” thì khi đó mới thực sự có được an lạc và hạnh phúc của cảnh giới
thiên đàng, cảnh giới niết bàn mà thôi. “Con người chân thật” chính là con
người không có tâm phân biệt. Nói cách khác, con người có tâm “bất tùy phân
biệt” chính là “con người chân thật” vậy.
Người nào cũng có những sự bất như ý, hay gặp
điều bất trắc trong cuộc sống. Từ vị Tổng Thống hay Nữ Hoàng cho đến các vị
quyền cao chức trọng trong đời, chí đến các dân chúng đủ mọi thành phần, mọi
giai cấp trong xã hội cũng đều như thế.
Cho đến các vị chức sắc thuộc các tôn giáo cũng gặp cảnh tai ương, hoạn nạn, bệnh hoạn, thậm chí bị ám sát, tù tội hay bị người đời vu khống, cáo gian, phỉ báng nặng nề.
Vậy thì con người sống trên đời chỉ nên dựa vào tôn giáo, những khi tinh thần xuống quá thấp, gần như tuyệt vọng hay không thấy lối thoát.
Lúc đó lời cầu nguyện khấn vái van xin sự bình an, sẽ giúp cho con người vượt qua khổ nạn trong tâm thần.
Nếu được như nguyện, cuộc sống trở lại êm ả, bình yên, con người mau mau đi lễ chùa, lễ nhà thờ, tạ ơn sự linh thiêng mầu nhiệm của đấng cứu thế hay mười phương chư Phật.
Đó là đức tin mù quáng của loài người, bất kể theo tôn giáo nào trên trái đất này.
Tại sao vậy?
Bởi lẽ, có được gì đâu nếu con người đợi đến lúc bị khổ đau, gặp tai nạn hay mang bệnh nặng nề trên giường bệnh, mới nghĩ đến việc cầu nguyện các đấng vô hình vô sắc trên cõi hư vô trời đất. Nhiều khi do sự tưởng tượng hay do bị đầu độc từ khi con người còn là tấm bé, từ khi mới lọt lòng.
Cầu nguyện như thế thường khi có được gì đâu?
Con người vẫn khổ nạn triền miên trên trái đất này.
Thậm chí cho đến lúc chết, con người vẫn chưa
hiểu tại sao?
Câu trả lời chính xác nhất, đó là:
Câu trả lời chính xác nhất, đó là:
- Con người còn phước thì chưa tới số, tai qua nạn khỏi, bệnh tật tiêu trừ, gặp thầy gặp thuốc, gặp được quới nhơn. Chuyện lớn hóa nhỏ. Chuyện nhỏ hóa không.
- Người nào kém phước hay hết phước thì mạng vong, đời thường gọi là tới số,hay ngọc hoàng giũ sổ, hết số sống đời, đành phải ra đi thôi.
Như vậy con người có trí tuệ phải lo tu nhân lành, tích phước đức ngay trong cuộc sống lúc còn bình an, khoẻ mạnh.
Làm tròn bổn phận và trách nhiệm làm cha, làm mẹ, làm con, làm vợ, làm chồng, làm sư phụ, làm đệ tử, làm công dân tốt, cứu người giúp đời, chính là những cách để tu nhân tích đức.
Không cần tìm đạo đâu xa, trên non hay trên
núi, trong am cốc hay trong chùa to tượng lớn.
Đạo bình thường ở ngay trước mặt, trước mắt.
Tại sao con người không thấy?
Bởi bản ngã con người quá cao, quá lớn, tự cao, tự đại đó mà.
Dẹp được bản ngã, con người sẽ thấy đạo.
Cũng như mây đen tan biến, mặt trời tự sáng tỏ.
Rất là đơn giản.
Thêm nữa, con người phải nên suy tư về chân
lý tối thượng, để nhận thấy bản ngã, phá bỏ tà kiến, dẹp trừ cái suy nghĩ, hiểu
biết sai lầm về đức tin nơi sự cầu nguyện thần quyền, sự linh thiêng huyền bí.
Con người phải biết thay đổi sự suy nghĩ sai
lầm này, phải biết tìm phương cách tu tâm dưỡng tánh, phải biết ngưng làm các
điều ác, ngưng tạo nghiệp bất thiện.
Các điều ác hay bất thiện trên đời thực đa dạng, đầy dẫy khắp mọi nơi, đầy dẫy trong tâm con người.
Thường thì khó nhận ra, bởi lẽ đâu có ai nhận
rằng mình là người ác, hay bất thiện đâu?
Khi nhận ra được đó là điều ác, điều bất thiện, thì lại khó dừng.
Tại sao vậy?
Bởi lẽ đó là điều lợi mình tuy hại người, do 3 tâm: tâm tham, tâm sân và tâm si.
Bởi lẽ đó là điều lợi mình tuy hại người, do 3 tâm: tâm tham, tâm sân và tâm si.
Tham sân
si chính
là 3 yếu tố độc hại trong tâm con người, khiến con người phiền não khổ đau, làm
sao trừ được?
Tham sân si thể hiện bởi thân khẩu ý.
Tham sân si thể hiện bởi thân khẩu ý.
Do tâm tham, thân con người tạo nghiệp đánh người, cướp
của, tà dâm.
Do tâm sân, khẩu con người chửi mắng, mạ ly, rủa xả người
khác, chửi bới tôn giáo người khác.
Do tâm si, ý con người nhắm mắt tin tưởng
nơi ông trời, ông địa, ông táo, ông đồng bà bóng, thần sấm thần sét, thiên lôi
hà bá.
Nhất là con người tin tưởng nơi chức sắc các tôn giáo có thể
cứu mình khi khổ đau hay khi tai nạn, thậm chí cầu siêu, cầu hồn khi chết
đi.
Con người nên nhớ rằng, các nhà sư thầy chùa, các ông cha nhà thờ, chết rồi còn chưa biết chắc đi về đâu, làm sao cầu siêu cầu hồn cho bá tánh?
Các sư các cha vẫn già, vẫn bệnh, và khi chết
vẫn được các tín đồ làm lễ cầu siêu, cầu nguyện đó.
Các nghi lễ, nghi thức thuộc các tôn giáo chỉ
có tác dụng dẫn dắt con người đi vào con đường đạo đức, đi vào thế giới tâm
linh, để giúp con người được an lạc hạnh phúc - chứ không phải để gạt gẫm
tín đồ, linh thiêng huyền bí các sư thầy hay các cha cố.
Tóm lại, người nào biết phương cách và thực hành tu tâm dưỡng tánh, người đó lãnh hội được kết quả an nhiên tự tại trong cuộc sống - không phân biệt tôn giáo, xuất xứ, nam nữ, tín đồ hay chức sắc.
Tóm lại, người nào biết phương cách và thực hành tu tâm dưỡng tánh, người đó lãnh hội được kết quả an nhiên tự tại trong cuộc sống - không phân biệt tôn giáo, xuất xứ, nam nữ, tín đồ hay chức sắc.
Không làm việc ác.
Siêng làm việc thiện.
Tâm ý thanh tịnh.
Sống
đời được hạnh phúc. Chết đi được bình an.
Đơn
giản thế thôi. []
TK Thích-Chân-Tuệ