TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)

TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)
TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)

Sunday 3 June 2018

Tôn Giáo Tốt Nhứt Và Thần Tượng



Tôn Giáo Tốt Nhứt Và Thần Tượng
Mọi sự việc trên đời đều có hai mặt:
đúng và sai (thị/ phi).
ĐỪNG VỘI PHÊ PHÁN
- Bàn tay có hai mặt: 
phải và trái.
- Tâm con người có hai mặt:
tốt và xấu - vọng và chân
TÂM BÌNH AN
TÂM BÌNH AN
(không động không tĩnh)
ĐỜI THƯỜNG DỄ THƯƠNG
Sun.3.6.2018
 Kính thưa Quí vị,
 Bàn tay, tờ giấy, hay đồng tiền luôn luôn có hai mặt, không thể tách rời được. 
Mặt biển thanh bình khi không gió 
và sóng biển khi gió nổi lên 
là 
hai mặt không thể tách rời được.  
Chuyện gì trên đời cũng phải xét hai mặt, 
có điều đúng có điều sai, có điều phải có điều quấy, 
KHÔNG NÊN VỘI PHÊ PHÁN.
Con người nào cũng có tâm tốt và tâm không tốt,
lợi cho người này thường không lợi cho người khác, người này thắng thì thường có người thua, 
người này đậu thì thường có người rớt, 
người này được thì thường có người mất, 
người này thích thì thường có người không thích, 
viên thuốc thần dược trị bệnh cũng chính là viên thuốc độc khi quá hạn, hay khi dùng quá liều, 
đồng tiền giúp người cũng là đồng tiền hại người, 
con dao khi dùng chuyện tốt, khi dùng chuyện không tốt. 
Đó Là Chân Lý.
Tâm con người cũng có hai mặt: tốt và xấu, 
thiện và bất thiện, vọng và chân.
Vọng tâm 
là tâm lăng xăng lộn xộn của con người trong cuộc sống duyên theo những biến động của cảnh trần bên ngoài.
Khi thấy hình dáng đẹp mắt, hay nghe âm thanh êm tai, tâm con người thích lắm, dễ chịu.
Khi thấy hình dáng gai mắt, nghe âm thanh chướng tai, điều chướng tai gai mắt thường khiến tâm con người không thích, khó chịu. 
Chính vì con người luôn luôn duyên theo trần cảnh (hình sắc, âm thanh) bên ngoài, 
nên trong tâm thức (vọng tâm) thường nổi sóng, 
sanh ra thương và ghét, thân và thù, 
thích và không thích.
Chánh pháp của Phật Giáo nhằm mục đích chỉ rõ cho con người biết nên sống với  
Chân Tâm (thường hằng bất biến).
Đây chính là CỐT TỦY CỦA PHẬT GIÁO.
 
Lâu nay con người - tu sĩ cũng như cư sĩ Phật tử tại gia - thường bị các hình thức của một tôn giáo làm cho lầm đường, lạc vào tà đạo.
Nghi lễ rườm rà, cúng kiến phức tạp, 
mỗi nơi chế thêm một kiểu
lóc cóc leng cheng tùng tùng xèng xèng
ê ê a a ca ca cạch cạch, 
mạnđàla hoa, mạnđàla cát, mạnđàla light, mạnthùsa hoa, chai nước trì chú trị bịnh, cầu an được an, cầu siêu đặng siêu, cúng sao giải hạn tai nạn vẫn tới, 
niệm Phật chỉ một câu 
lập tức vãng sanh rồi mới chịu tu.
 Mê tín dị đoan
tràn ngập từ trong nước ra đến hải ngoại, 
lỗi một phần do tín đồ không chịu tìm hiểu lời Phật dạy, không rõ đâu là chánh pháp, đâu là tà pháp, ai nói gì cũng tin, ai bảo gì cũng nghe - 
nhưng lỗi lầm to lớn phải thuộc về trách nhiệm của người xuất gia.
Người xuất gia ngày nay
(dĩ nhiên không phải tất cả) thường chỉ lo tính đếm mấy hủ tương mấy hủ chao, đặng tranh giành lợi dưỡng, thích ăn trên đứng trước, ngồi được ở chức vụ nào, không bao giờ muốn xuống, chỉ bận tâm lo phần gạt gẫm tín đồ qua các hình thức cúng kiến hành hương lễ lạy, tuyên truyền tà pháp, chẳng chú trọng tuyên dương chánh pháp, bởi đâu có chánh pháp (không tu học - chỉ tu mù) để giảng dạy cho đại chúng!
Dù cho đó là vị xuất gia lúc 7 tuổi nay đã trăm tuổi, 
hay các ông già, bà già cạo đầu vô chùa trốn nợ đời, xênh xang y áo, 
gương mặt vênh váo, thiệt chẳng ai bằng!
Kính mời Quí vị đọc bài dưới đây và cho biết ý kiến.
Mới đọc qua bài này có vẻ như Phật pháp cao siêu - tưởng là thâm sâu chánh pháp, tâm tĩnh hay động!
Thực ra, 
người trong chùa thường miệt thị người đời là trần tục, việc gì không vừa ý, nhà chùa cho đó là ma vương, quỉ chùa, phá nhà đạo, nạo nhà chay!
Chỉ có nhà chùa mới gọi là biết tu! mới gọi là đắc đạo! 
mới gọi là cầu an được an, cầu siêu được siêu! 
cầu vãng sanh đặng vãng sanh!
Trong khi nhà chùa cũng cần phải xem lại, quán sát bản thân!
Nhà chùa tự cho là thánh thiện, 
là thần thánh, linh thiêng huyền bí, chỉ để gạt gẫm bá tánh là chuyện thường xảy ra trong chùa!
Cho nên hạng người sống lâu lên lão làng, 
dù 100 năm, càng ở lâu trong chùa - tâm địa càng tàn độc - chẳng thực tu, tâm không từ bi nên vỏ bọc bên ngoài là hạng xưng là 
đại lão, trưởng lão, tăng giáo trưởng  
dễ gạt gẫm, dễ lầm lẫn!!!
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MƯU NI PHẬT
Kính thư,
VP. PHAT-HOC TINH-QUANG CANADA