TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)

TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)
TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)

Friday 26 July 2019

xá lợi là gì



Đạo Phật không chủ trương lấy thiện diệt ác. Đạo Phật chủ trương chuyển hóa nghiệp ác thành nghiệp thiện, chuyển hóa ba nghiệp chưa thanh tịnh thành ba nghiệp thanh tịnh, chuyển hóa kẻ hung ác thành người lương thiện. Đạo Phật chủ trương đem lại niềm an lạc cho cá nhân, hạnh phúc cho gia đình và hòa bình cho xã hội. 
https://phtq-canada.blogspot.com/2019/07/xa-loi-la-gi.html
 
FAKE NEWS in BUDDHISM: tuyên truyền người chết để lại mấy thùng xá lợi đủ màu như hạt kim cương là lũ u mê

From: sylvia le sylvia8253@yahoo.com [DiendanDanToc] <DiendanDanToc@yahoogroups.com>
Date: Fri, Jul 26, 2019 at 11:48 PM

Nguyễn thu Hồng,  bạn là ai?.... có bao giờ ban thấy những hạt Xá Lợi này thực sự ngoài đời chưa,  mà mày dám há mồm chó ra đây, cho là mê tín dị đoan.....

Chính mắt tôi nhìn thấy nhé',  tôi dám thề trước các vị thần thánh lời nói của tôi hoàn toàn là sự thật đó chính mắt tôi nhìn thấy...

Một người bạn của tôi, anh ấy tên Dũng đang sống ở dưới San Jose, có vợ tên là Đoàn Như, Mẹ của anh Dũng qua đời, người mẹ này cũng là một người tu theo Phật, rất hiền hóa và trầm lặng...nụ cười lúc nào cũng trên môi, mỗi khi tôi đến nhà họ.  Sau khi làm lễ đám tang theo nghi thức Phật Giáo thì đưa thi hai bà cụ nào vào lò thiêu.

Ngày hôm sau, tôi nhận được phone của anh Dũng kêu qua nhà cho xem một chuyện rất lạ.

Tôi và người em gái, 2 chị em đều có mặt hôm đó....đến nơi tôi thấy 2 cái bát đặt trên bàn, bát 1: có những mảnh xuong lớn nhỏ như những miếng sành vỡ, bát 2 là những hột nhỏ như viên ngọc trai và hạt gạo (khoảng trên dưới 10 mieng) có màu sắc nhạt.

...Họ nói nhặt được trong đống tro tàn sau khi thiêu mẹ họ.... tôi có hỏi làm sao biết được mà nhặt.... Họ nói, họ đã sàng lọc qua một cái giá bằng lưới, vì nhiều người bên Phật Giáo hay làm để mang xương cốt người chết cho vào một cái hũ mang lên Chùa để được nghe Kinh Kệ mỗi ngày.... và họ đã tìm ra được.

Và sau đây là một cách thử xem có thật là xá lợi hay không? giống như đi mua kim cương, mọi người phải có một cái máy để soi xem hạt kim cương đó là tốt hay xấu?...

Anh Dũng, người con trai của người qua đời, đặt 2 cái bát trước mặt mọi người,  anh ta lấy ra một bình chứa một chất axit cực mạnh mà anh ta mua được ở một tiệm hoá chất gần nhà. Anh Dũng từ từ đổ vào bát số 1 thì những miếng xương giống như mảnh sành co lại và từ từ chảy tan ra thành nước, bốc khói trước mặt mọi người.....sau đó, anh ta đặt bát số 2 chứa những hạt tròn, hơi dài dài (có màu sắc như hơi vàng, hơi tim tím), vẫn làm như vậy, anh ta đổ chất lỏng axit cực mạnh khi nãy vào bát số 2.... không thể nào tưởng tượng được, một sự ngạc nhiên mà tôi lần đầu được chứng kiến,  những hạt này không hề bị ảnh hưởng... những viên hạt này nằm yên lành giữa một bát nước axit cực kỳ mạnh mà trước đây đã đốt tan chảy thành nước những mảnh xương kia.... và còn hơn thế nữa, tôi thấy rất rõ ràng, những viên tròn cũng tụ hợp lại với nhau, và những viên có hình hơi dài như hạt gạo tụ lại với nhau....  

Đây là những gì tôi nhìn thấy, từ trước đến giờ tôi chỉ nghe thôi.... Cho nên nói đến trái tim của Hòa Thượng Thích Quảng Đức không bị lửa thiêu đốt cháy cho dù 2 lần thiêu đốt.... tôi tin đây là một sự that 100%. (NGU NHƯ CHƯA TỪNG NGU QUA)


On Friday, July 26, 2019, 11:08:40 p.m. EDT, Anthony Huynh <anthonyhuynh917@gmail.com> wrote:
Như vậy theo kinh sách, khi đức Phật nhập niết bàn ngài để lại Xá Lợi cho 8 quốc vương cũng là "Fake news"  Xá lợi của các thánh tăng như Xá lợi Phất v.v cũng là mê tín hay sao?  Tu theo Phật phải hiểu Sự và Lý. Chỉ chấp lý là chấp một bên, là bệnh cần phải tu lại thầy ơi
ĐH Nguyên Hào 
llllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll
Saturday 2019.7.27
Cám Ơn Bạn Đã Suy Nghĩ.
Bạn Thử Suy Nghĩ: Đức Phật Để Lại Xá Lợi Cho 8 Quốc Vương Có Lợi Ích Chi Không?
8 Ông Vua Tranh Giành Xá Lợi Gây Chiến Tranh
Là Điều Tốt Sao?
Đem Xá Lợi Về Thờ - Mà Không Quan Tâm Đến Giáo Pháp Để Tu Tâm Dưỡng Tánh - Là Đúng Sao ?
Bạn Còn Nhớ Đức Phật Có Dạy: Lời Dạy Từ Kim Khẩu Của Ngài Cũng Chớ Nên Vội Tin. Hãy Tư Duy.
Thân Xác Của Đức Phật Khi Còn Sống Cũng Chẳng Linh Thiêng Huyền Bí Gì, Cũng Chỉ Là Vật Chất, Là Tứ Đại Như Mọi Con Người Khác Mà Thôi!
Khi Đức Phật Hay Các Vị Tăng Chết Và Thiêu Xong,  Con Người Tôn Thờ Xá Lợi Có Lợi Ích Chi?
Tin Tưởng Và Tôn Thờ Xá Lợi Có Khác Chi Ngoại Đạo Tin Tưởng Phép Lạ, Tin Tưởng Chuyện Linh Thiên Huyền Bí - Chẳng Thấy Mà Tin Là U Mê.
Tôn Giáo Nào Cũng Cần Hình Thức Để Phổ Cập Trong Dân Gian.
Người Trí Theo Đạo Phật Phải Biết MỤC ĐÍCH CỨU CÁNH CỦA ĐẠO PHẬT.
Câu Hỏi Cuối Cùng Dành Cho Bạn Và Các Bạn Tôn Thờ Đức Phật: - Cốt Tủy Của Đạo Phật Là Gì?
 
 
 
llllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll
----- Forwarded Message -----
From: Anthony Huynh <anthonyhuynh917@gmail.com>
To: VP. PHAT-HOC TINH-QUANG CANADA <cutranlacdao@yahoo.com>; Tân Ngô <tanngonhut@gmail.com>
Sent: Sunday, July 28, 2019, 4:23:20 a.m. EDT
Subject: Re: CỐT TỦY CỦA ĐẠO PHẬT LÀ GÌ? Re: Xá Lợi Rốt Cuộc Là Gì? GẠT GẪM - MÊ TÍN DỊ ĐOAN TRONG PHẬT GIÁO TRUNG HOA - TÂY TẠNG - VIỆT NAM

Thăm thầy
Trước hết xin giới thiệu tôi cũng là một Phật tử đi chùa Nam Quang Portland OR, USA (thuộc giáo hội VN trên thế giới). Dù tôi chỉ là một phật tử lỏm bỏm học Phật tuy nhiên tôi thấy nhiều điều thầy đăng trên mạng hơi sai với ý nguyện của chư Phật, tổ nên phải lên tiếng chứ không muốn tranh luận làm gì. Vì tranh luận thì đi đến chỗ không cùng. Tôi chỉ muốn nêu ra một vài suy nghỉ của mình thôi.
 1) Vẫn biết cốt tủy của đạo Phật là "Tánh Không" "vạn pháp giai không" là buông là từ bỏ tham sân si. Tuy nhiên nếu như ta đem "tánh Không", "duy thức học", "trung quán luận" mà giảng giải cho các bà già trầu, các bác nông dân, các anh em lao động thì như "nước đổ đầu vịt" chẳng có lợi ích gì cho họ và Phật pháp mà đôi khi còn bị phản ứng ngược.
 2) Đức Phật vì biết chúng sanh căn tính muôn ngàn sai biệt nên trong 49 năm thuyết pháp, ngài đã mở ra muôn ngàn pháp môn để hóa độ chúng sanh. Do đó không có pháp môn nào thấp, pháp môn nào cao. Pháp môn nào đưa người ta đến gần Phật Pháp là tốt. Đức Phật vì muốn dắt chúng sanh ra khỏi nhà lửa nên ngài dùng xe nai, xe hưu, xe bò để dụ họ. Ngài không có lỗi gì cả
3) Trong kinh Phổ Môn Phật dạy bồ tát Quan thế Âm nếu chúng sanh muốn dùng thân tể tướng để mà độ thì ngài thị hiện ra thân tể tướng vì họ mà nói pháp..v.v chúng ta có thể diễn dịch thêm là nếu muốn đem thân xá lợi để mà độ thì ngài hiện ra thân xá lợi vì họ nói pháp
4) Khi nhỏ tôi đi chùa có thắc mắc là sao trong chùa có tượng ông thiện, ông ác, những hình ảnh địa ngục v.v. thì quý thầy dạy là Sự, Lý phải viên dung, hổ tương cho nhau. Như quý  thầy xây chùa, dựng tượng, tụng kinh gõ mõ cũng là sự tướng đó thôi nhưng nó hướng tâm linh phật tử đến gần "Phật tính" thanh tịnh tính thì đâu có gì sai.
5) Nếu như ta đứng trên phương diện Chân đế mà phê bình tục đế,  đứng trên hạng thượng căn mà phỉ báng những người hạ căn là ta hơi thiếu lòng từ bi.
Thư đã dài xin tạm chấm dứt
Đạo hữu Nguyên Hào

llllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll
Sunday 2019.07.28
Kính chúc Quí Đạo Hữu thân tâm thường an lạc, vạn sự cát tường, giác ngộ chân lý.
VP. PHAT-HOC TINH-QUANG CANADA
llllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll


CHẤP NGÃ VÀ CHẤP PHÁP TRONG PHẬT GIÁO

Tỳ khưu Thích Chân Tuệ

CHẤP NGÃ
Hầu như mọi người trên thế gian này đều cho rằng: thân xác này là thực, tâm hồn này là thực. Nhưng thực ra, thân xác tứ đại này do đất, nước, gió, lửa, tạo thành, không có gì gọi là thực. Tại sao vậy? Bởi vì nếu ngày nào chúng ta không bồi dưỡng cho tấm thân, những chất từ đất sinh ra như cơm gạo, những chất như nước sữa, những chất như không khí, những chất tạo hơi ấm, thì ô hô tử vong. Ðến cuối cuộc đời, thân xác này cũng phải để lại và tan rã, cát bụi trở về với cát bụi. Có gì là thực đâu? Còn tâm hồn của chúng ta thay đổi liên miên, từ bé đến lớn, từ hôm qua đến hôm nay, từ giây phút trước đến giây phút hiện tại.

Tâm hồn của chúng ta, trong kinh sách gọi là "tâm thức", không có gì gọi là thực, đó chỉ là một dòng chuyển biến, trong từng sát na, trong từng giây phút, không bao giờ ngừng nghỉ, khi con người chưa ngộ đạo.
 
Trong đạo Phật, chấp thân tứ đại là mình, chấp tâm vô thường là mình, gọi là "chấp ngã". Vì vậy bản ngã mà người đời coi như là một "linh hồn vĩnh cữu", đó chỉ là "ảo tưởng" mà thôi. Chính cái ảo tưởng này là nguyên nhân của phiền não và khổ đau trong cuộc đời.
 
CHẤP PHÁP
Con người thường cho rằng mọi việc trên đời đều tồn tại vĩnh viễn. Chúc tụng nhau hạnh phúc trăm năm. Tình bạn muôn năm, tình yêu bất diệt. Cầu xin mãi mãi bình yên, không gặp nạn tai, không chuyện phiền toái. Tất cả chỉ là niềm mơ ước, mong muốn mà thôi, không phải là sự thực. Con người khi đạt được một địa vị nào đó trong xã hội, có được một sự nghiệp nào đó trên đời, thường nghĩ rằng, mong rằng, những thứ đó là miên viễn, là thường còn. Con người vĩnh viễn giữ được những điều mình đang có.

Bởi vậy cho nên mới có Hoàng Thượng vạn tuế, Tổng Thống muôn năm, Chủ Tịch muôn đời, Hội Trưởng vạn niên!
 
Sự thực, muôn pháp trên thế gian, muôn việc trên cõi đời, từ vật chất cho đến tinh thần đều biến chuyển đổi thay, không bao giờ ngưng. Nhứt là những thứ có hình thức, tướng mạo, lớn như quả địa cầu, dãy núi, nhỏ như trái cam, hạt cải, đều trải qua bốn giai đoạn: "sinh, trụ, dị, diệt". Nghĩa là mọi vật được sinh ra bằng cách nào đó, trụ thế được một thời gian nào đó, rồi cũng đến lúc biến dị và cuối cùng là hoại diệt. Trong đạo Phật gọi đó là "vô thường".

Ở thế gian người ta gọi đó là "sự tàn nhẫn vô tình của thời gian". Mọi pháp thế gian đều không tồn tại qua thời gian. Một tòa nhà cao chọc trời kiên cố, một hệ thống xa lộ vĩ đại, tất cả chỉ còn là đống gạch vụn sắt vụn sau một cơn động đất. Một thị trấn sầm uất đông dân, nhà cửa đông đúc, tất cả chỉ còn là một khoảnh đất điêu tàn hổn độn, sau khi một cơn bão tố khủng khiếp đi ngang qua. Con người thấy đó rồi mất đó. Trên đời không có gì đáng để cho "con người tỉnh thức" phải hơn thua tranh chấp cả! Còn theo đuổi việc hơn thua tranh chấp, con người vẫn còn si mê, chưa thức tỉnh, cho nên không thể có cuộc sống ý nghĩa được.

Trong Kinh Kim Cang, Ðức Phật có dạy:
"Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng".
Nghĩa là phàm ở trên đời những gì có hình thức, tướng mạo, có thể nhìn thấy bằng cặp mắt thường, đều là hư vọng, là giả tạm, không tồn tại vĩnh viễn, kể cả cái thân xác của chúng ta hiện có.
Các câu tục ngữ như: 
"Bèo hợp rồi tan, trăng tròn rồi khuyết", 
"Thương hải biến vi tang điền", 
hay 
"Bức tranh vân cẩu, kiếp người tang thương", 
chính là nghĩa đó vậy. []
llllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll

 
http://phtq-canada.blogspot.com/2011/07/ban-ve-thien-va-ac-phtq-so-11.html

BÀN VỀ THIỆN VÀ ÁC


(PHTQ SỐ 11)

Tỳ Khưu Thích Chân Tuệ


Theo từ điển, ác có nghĩa là hành động, lời nói hay ý nghĩ xấu, thường gây tai họa, đau khổ cho chính mình, cho người khác, hoặc cho cả hai, khiến người lánh xa, không ưa thích, có tác dụng xấu, bất lợi, đem đến hậu quả khó lường.

Thiện có nghĩa là hành động, lời nói hay ý nghĩ tốt, thường đem lại an vui, hạnh phúc cho chính mình, cho người khác, hoặc cho cả hai, khiến người thương mến, thích thân cận, có tác dụng tốt, đem đến kết quả mong đợi. Tuy nhiên ranh giới giữa thiện và ác lắm khi không rõ rệt, có thể dễ bị hiểu lầm. 

Chẳng hạn như một vị thầy dạy văn, dạy võ, dạy nghề, hay dạy đạo, thường hay quở trách, la rầy học trò, xem qua có vẻ ác nhưng thực chất là việc thiện lành, vì đem lại tương lai cho đệ tử.

Trái lại, có người ăn nói nhỏ nhẹ, vui vẻ, hành động dễ cảm tình, trông qua có vẻ thiện, nhưng thực chất là việc xấu ác, vì làm hư người khác, dụ dẫn người khác vào chỗ sa đọa, mất hết tương lai. Sách có câu: Giáo đa tất oán. Ngọt mật chết ruồi, chính là nghĩa đó. 

Như vậy, muốn xét thiện hay ác, còn phải xét xem tâm con người muốn gì, khi hành động, nói năng hay suy nghĩ với mục đích gì. Người ngoài cuộc phê bình, phán xét đôi khi không chính xác, nên thận trọng. 

Làm sao biết rõ việc nào thiện, việc nào ác.  Có những điều mà ở thời buổi này, địa phương này, tôn giáo này, xã hội này cho là điều thiện; ở thời buổi khác, địa phương khác, tôn giáo khác và xã hội khác cho là điều ác.  

Trên cõi đời này, cũng có những người phát tâm xin tha, cho phạm nhân đã sát hại tàn nhẫn thân nhân của mình được khỏi tội chết. Tại sao như vậy? Bởi vì người đó, thấm thía hoàn cảnh, thấu rõ cảm giác của sự mất mát người thân thế nào, cho nên không muốn gia đình người khác, dù là phạm nhân, tức là kẻ thù lâm vào cảnh ngộ đau thương tương tự.

Thường thường chỉ có những người đã từng rơi vào hoàn cảnh khốn khổ thảm thương mới biết cảm thông, thương xót người khác.

Những người có tâm đại từ đại bi dường ấy mới có cuộc sống an lạc không có hận thù, không có phiền não và không khổ đau, đồng thời tạo được an lạc hạnh phúc cho mình cho người.

Ðó là những người thọ Bồ tát giới, hành Bồ tát đạo, sống với tâm Phật, không sống tâm ma, luôn luôn cảnh giác, luôn luôn tỉnh thức. Ðó chính là những người biết sống với Chân Tâm Phật Tánh của chính bản thân.

Ngày xưa, vị Tổ sư thứ hai mươi bốn Aryasimha, trước khi bị vua Kế Tân chém đầu đã phát nguyện: Ngay khi đắc thành đạo quả sau này, người đầu tiên tôi sẽ độ chính là bệ hạ! Tại sao vậy? 

Bởi vì, có gặp tai nạn lớn lao, tai họa khủng khiếp, thậm chí mất mạng, mới có thể chứng minh trình độ tu tập, chứng tỏ quá trình tu chứng của con người.

Không phải chúng ta mong cầu khổ nạn đến để thử thách công phu tu tập của mình. Tuy nhiên, một khi khổ nạn xảy ra, do hiểu sâu nhân quả, chúng ta biết ngay: đã đến lúc phải trả nghiệp quả, từ nghiệp nhân, do chính mình tạo tác, từ nhiều kiếp trước hoặc kiếp này. 

Cho nên, chúng ta vẫn giữ được thái độ bình tĩnh thản nhiên, chấp nhận đền trả quả báo, mới là đáng quý, chứ van xin cầu nguyện có được gì đâu? Phân biệt thiện ác chỗ này chỉ làm loạn tâm mà thôi!

Mỗi thời đại lịch sử, mỗi xã hội, và có thể ngay trong mỗi con người, lại có cách phân biệt thiện ác khác nhau. Có người quan niệm: cái gì hợp với quyền lợi, với phong tục tập quán của ta là thiện, cái gì trái với quyền lợi, với phong tục tập quán của ta là ác. 

Thí dụ, trong xã hội chúng ta hiện nay, nhiều người đang tranh cãi, chưa có kết thúc về chuyện trợ tử, tức là giúp cho bệnh nhân hết cách chữa trị được chết mau chóng, là thiện hay ác, là hợp pháp hay phi pháp?

Thí dụ khác nữa, trong xã hội chúng ta hiện nay, nhiều người thường cho rằng các tôn giáo luôn luôn dạy điều tốt, điều thiện, điều lành.

Nhưng có vài tôn giáo tự cho rằng tôn giáo mình mới thực sự là thiện lành, công chánh, còn các tôn giáo khác là ngoại đạo tà giáo, là yêu ma quỉ quái, phải xa lánh và phải tiêu diệt. 

Cho nên trong việc hôn nhân, có tôn giáo nhân danh cái thiện của tôn giáo mình, ép buộc, cưỡng bách người theo tôn giáo khác phải cải đạo, mới chịu làm phép hôn phối, bất chấp nỗi phiền não khổ đau của hai gia đình và hai người muốn thành tựu hôn nhân và sống cuộc đời lương thiện. Trong trường hợp này, các chức sắc tôn giáo đó là thiện hay ác đây?
 
Trong Kinh Pháp Cú, Ðức Phật có dạy:
Lấy oán báo oán,
oán nghiệp chập chùng.
Lấy ơn báo oán
oán nghiệp tiêu tan.

Bị người thù ghét dù thực vô cớ, vô lý quá chừng, chúng ta cũng đừng khởi tâm tức giận, nên hiểu nguyên do, hiểu sâu nhân quả, chắc chắn phải có nhân duyên đời trước, duyên cớ đời này, chỉ vì chúng ta không biết đó thôi. 

Chẳng hạn như là: lời nói vô tình, cử chỉ vô ý, cũng có thể là nguyên nhân của chuyện thù ghét oán hờn.

Cạnh tranh nghề nghiệp hay tâm ganh tị, đố kỵ gièm pha… đó cũng là những nguyên nhân dễ hiểu. Tuy nhiên, nếu ta có dịp giúp đỡ được những người đó trong lúc họ gặp hoàn cảnh khó khăn, hay đang hoạn nạn, chúng ta có nhiều cơ hội hóa giải thù hận oán hờn, biến thù thành bạn.
Như vậy chắc chắn tốt đẹp hơn là tiếp tục tranh chấp, thù hận người ta, để rồi nơm nớp sợ bị trả thù, phập phồng âu lo, đời sống bất an, không lúc nào yên, làm sao sống nổi? 
 
Ông Thiện và Ông Ác thờ ở trong chùa

Thông thường, làm ơn được coi là việc thiện, gây oán được coi là việc ác. Làm ơn giúp người thường được xem là việc thiện, nhưng giúp người làm chuyện gian dối, phi pháp thì nên xem là việc ác. 

Làm việc thiện nguyện, thiện chí, công quả thường được xem là việc thiện, nhưng gặp trở ngại, khó khăn hay gặp kẻ ác gây rối, phá hoại, bèn khởi vọng tâm tức giận, la lối, mắng chửi, trở thành thô tháo, bất thiện.

Ấn tống kinh sách, băng giảng thường được xem là việc thiện, nhưng nội dung kinh sách hay băng giảng đó không phải là chánh pháp, là tà pháp, thì nên xem là việc ác. 

Chúng ta cần thận trọng khi góp phương tiện hay công sức, in ấn phổ biến các loại gọi là kinh sách hay băng giảng, mà mình chưa biết rõ nội dung, chưa biết chắc là chánh pháp hay tà pháp, như vậy đắc tội không phải phước, gây oán không phải ơn, tạo ác không phải thiện! 

Một người có tuổi phát nguyện vô chùa tu tâm dưỡng tánh là việc thiện, nhưng bất hiếu bỏ cha mẹ vô chùa khi tuổi xế chiều bệnh hoạn không chăm sóc, thì phải xem là việc bất thiện, vô lương tâm, nếu không muốn nói là việc ác.

Bởi vậy cho nên khi làm việc thiện, việc phước mà khởi vọng tâm, khởi tâm sân, khởi tâm kiêu mạn phách lối, thiện biến thành ác! Tu hành cần quan tâm thiện ác, luôn quán sát hành động, lời nói và ý nghĩ của mình không làm tổn hại, gây đau khổ cho người khác vì tâm tham, tâm sân và tâm si.

Trong Kinh Pháp Cú, đức Phật có dạy:
Chư ác mạc tác.
Chúng thiện phụng hành.
Tự tịnh kỳ ý.
Thị chư Phật giáo.

Nghĩa là:
Không làm các điều ác
Hãy làm các hạnh lành.
Giữ tâm ý thanh tịnh. 
Là lời chư Phật dạy.

Chúng ta thấy rõ chủ yếu của đạo Phật là chuyển hóa nghiệp ác thành nghiệp thiện và thanh lọc tâm cho thanh tịnh.  Cho nên đạo Phật chủ trương chuyển hóa người ác thành người thiện, chuyển hóa phàm nhân thành thánh nhân, chuyển hóa phân rác thành hoa tươi, chuyển hóa nước đục thành nước trong, chứ không chủ trương tiêu diệt tất cả kẻ ác trên đời. 

Bông sen từ bùn nhơ vươn lên tỏa hương thơm ngát là ví dụ tượng trưng cụ thể người xấu cũng có thể chuyển hóa thành người tốt, nếu như biết sám hối ăn năn, quyết tâm chuyển ba nghiệp xấu ác, trở thành ba nghiệp thanh tịnh. 

Trên đời không ai hoàn toàn xấu ác, cũng không ai toàn thiện, cho nên người tu theo Phật cố gắng biết các điều ác nên bỏ, biết các việc thiện nên làm. Được như vậy, mọi người trong xã hội sống chung trong hòa hợp, bình an, và ngăn ngừa các mâu thuẫn, xung đột giữa người với người. 

Tuy nhiên sự khác biệt của đạo Phật với các tôn giáo khác nằm ở câu kệ thứ ba: "Giữ tâm ý thanh tịnh". 

Con người đang tu tập chưa biết "bỏ ác làm thiện" được hoàn toàn chưa, thường vội tự hào cho mình là người thiện, người tốt, người lành, bèn khởi tâm tự đắc đó là vọng tâm, chưa phải minh tâm.

Nếu tâm mình còn nổi sân khi thấy chuyện bất thiện, chuyện chẳng lành trên thế gian, khởi vọng tâm, vọng niệm muốn trừng phạt nặng nề kẻ xấu ác, thậm chí đòi tiêu diệt tất cả kẻ ác trên đời, ước mơ phải chi mình có võ công xuất chúng, có quyền thế vô song, để tung hoành ngang dọc giang hồ với đường kiếm tuyệt luân chém gục hết bọn xấu ác, thì lúc đó không biết: ai ác hơn ai? ...

Bởi vậy cho nên tu theo đạo Phật cốt yếu là luôn luôn sống với bản tâm thanh tịnh, có nghĩa là lúc nào cũng niệm Phật tức là niệm thiện, không khởi niệm ma tức là không khởi niệm ác, không khen mình khinh người, không lợi mình hại người, niệm Phật phải gắng tu, không chạy theo vọng tâm vọng niệm, tự thanh lọc tâm ý mình, cho được minh tâm kiến tánh.

Tu thiện nghiệp hay tu cầu phước, tức là mình đang gieo nhân lành, mình sẽ gặt quả lành, được hưởng phước báu nhân thiên, chứ chưa giải thoát ra khỏi vòng sinh tử luân hồi.

Còn chấp chuyện làm phước phải hưởng phước, niệm Phật phải vãng sanh, cúng đèn được hưởng sáng suốt, cúng hoa được hưởng sắc đẹp, như vậy tâm mình vẫn còn vọng động, bởi dính mắc tâm tham, thi ân còn cầu báo, cho bánh ít đi mong bánh quy lại, nên tâm chưa thanh tịnh, chưa được minh tâm làm sao kiến tánh? 

Muốn thanh tịnh được tâm ý, con người phải vượt qua sự chấp thiện và ác. Tuy vẫn cứu người giúp đời, vẫn làm việc phước thiện, vẫn niệm Phật chuyên cần, vẫn thường xuyên cúng hương đăng hoa quả, vẫn tinh tấn công quả cúng chùa, vẫn nhất tâm kính lễ tôn tượng đức Phật với tâm kính ngưỡng.

Noi gương chư Phật, chư Tổ, nhưng không mong cầu bất cứ điều gì cho bản thân, cho thân bằng quyến thuộc, như thế bản ngã mới dần tiêu mòn, chuyện khổ vì cầu bất đắc không còn. 

Mình không cố chấp thiện và ác, để khỏi khởi vọng tâm chấp kính trọng người thiện, khinh khi kẻ ác, chứ không phải chẳng phân biệt thế nào là thiện, thế nào là ác, như một ít người lầm tưởng.

Vượt qua được sự cố chấp thiện và ác tức là mình thoát khỏi sự trói buộc của thiện nghiệp và ác nghiệp, mới đi đến giác ngộ giải thoát hoàn toàn.

Trong sách có câu: "Giáo đa tất oán". Nghĩa là dạy nhiều sinh thù oán. Trong đạo cũng như ngoài đời, thường khi những người có lòng, muốn chỉ dạy nhiều cho thế hệ sau, muốn truyền dạy tất cả những điều cần thiết, muốn những người nối dõi đạt được những thành tích khả quan.

Tuy nhiên, chính vì muốn quá nhiều như vậy cho nên chỉ dạy quá nhiều, kỷ luật nghiêm khắc, rèn luyện khổ công, kiểm soát chặt chẽ, sách tấn thường xuyên, nhiều người thế hệ sau chẳng những đã không biết ơn, đã không hiểu thấu tấm lòng của thế hệ trước, trái lại còn sanh tâm oán trách, hờn giận, tệ hơn nữa là sanh tâm thù hận. Ðúng là "làm ơn mắc oán" đó vậy!

Cổ nhơn có dạy: "Người chê ta mà chê phải tức là thầy ta. Người khen ta mà khen phải tức là bạn ta". Ðối với người đời, quan niệm này quả là kim chỉ nam cho bực quân tử trong việc xử thế ở đời.

Tuy nhiên, đối với người biết tu tâm dưỡng tánh, theo quan điểm của đạo Phật, người khác khen hay chê dù phải hay không phải, chúng ta đều tôn trọng họ như bực thầy lành hoặc bạn tốt. 

Còn hơn thế nữa, chúng ta nhìn họ như những bực Bồ-Tát. Tại sao vậy? Bởi vì, người giúp đỡ phương tiện cho mình tu tập, hoằng pháp lợi sanh, cũng như người chuyên phá rối, bằng hành động cũng như bằng lời nói, đều là bực "thiện hữu tri thức" của mình.

**Hạng người thứ nhứt được ví như Bồ-Tát thuận hạnh, chẳng hạn như thầy dạy học hay bạn hữu hằng giúp đỡ chúng ta, thường ban cho những lời khen thưởng thực tình, đúng lúc để khuyến khích, động viên tinh thần, hoặc chê trách hay quở phạt với tất cả tấm lòng từ bi, vì sự tiến bộ của chúng ta, chứ không vì bản ngã của họ. 

**Hạng người thứ hai được ví như Bồ-Tát nghịch hạnh, chẳng hạn như giám khảo trường thi hay trường đời. Những người này nhiều khi khen chê không phải lúc, không phải vì thiện tâm, lại có dụng ý, ác tâm, không phải vì chúng ta, mà vì bản ngã của họ.

Nhờ hạng người thứ nhứt, chúng ta có được sự hiểu biết, có được kiến thức, đạt được giác ngộ, vững tâm tu học, biết đường ngay lẽ phải để noi theo. Nhờ hạng người thứ hai, chúng ta có được bằng cấp ở đời, nếu vượt qua được sự khảo hạch và thi đậu, hoặc chúng ta biết được trình độ tu tâm dưỡng tánh của mình đã đến đâu, đạt được trình độ nào, chăn trâu tới giai đoạn thứ mấy.

Trong các ngôi chùa Việt thường có thờ tôn tượng của cả hai hạng người trên đây: tượng đức Hộ Pháp và tượng Tiêu Diện Ðại Sĩ. 

Tượng đức Hộ Pháp với khuôn mặt khôi ngô tuấn tú, tay cầm kiếm trí tuệ cắt đứt phiền não, vượt qua khổ đau, đạp lên trên con rắn độc có ba đầu dưới chân, biểu tượng của tam độc: tham sân si, không phải là một vị, mà tượng trưng cho tất cả những người có công với Chánh Pháp, là hạng người thứ nhứt nói trên. 

Tiêu Diện Ðại Sĩ với khuôn mặt dữ dằn, lè lưỡi phun lửa máu, đầu có đội ba ngọn núi, khẩu phún xuất hỏa, đầu thượng tam sơn, không phải là một vị, mà tượng trưng cho tất cả những người có công giúp đỡ Chánh Pháp được sáng tỏ hơn, là hạng người thứ hai nói trên. 

Bởi vậy cho nên, chúng ta luôn luôn chân thành cảm niệm ơn đức của cả hai hạng người nói trên, đã giúp đỡ chúng ta tiến tu trên mọi phương diện.

Tóm lại, khi tu theo Phật, chúng ta không nên khởi vọng tâm, không nên khởi vọng niệm, không mong cầu được điều này, đắc điều kia, không cầu khẩn van xin khấn vái; trái lại phải nên hiểu sâu luật nhân quả, khai mở trí tuệ, hiểu suốt thiện ác. Nghĩa là, khi mình gieo nhân bỏ điều ác, làm việc thiện, tức là chúng ta có đủ phước báu thiện lành, chỉ cần khai mở trí tuệ giác ngộ, đạt bản tâm thanh tịnh, thì hưởng quả giải thoát khỏi vòng sinh tử luân hồi.
 
PHẬT A DI ĐÀ

Đó là mục đích chính của đạo Phật. Trong kinh sách có câu: Tam Nghiệp Hằng Thanh Tịnh Đồng Phật Vãng Tây Phương, chính là nghĩa đó vậy. Một điều cần biết thêm, trong kinh sách, chư Phật và chư Tổ có khuyên chúng ta, chỉ nên cầu nguyện đời đời được gặp Chánh pháp, tránh xa tà pháp, để tu hành đến khi giác ngộ và giải thoát, chớ không nên mong cầu đắc thần thông khi chưa đắc đạo. Tại sao vậy? 

Bởi vì, khi con người chưa đắc đạo lại đắc thần thông, thí dụ như đắc thiên nhãn thông hay thiên nhĩ thông, sẽ thấy được chuyện xảy ra cách xa ngàn dặm, nghe được chuyện xuyên sơn cách vách, thường là những chuyện bất như ý, những chuyện mích lòng, chắc chắn con người sẽ nổi tam bành lục tặc liền, vì chưa chưa đắc đạo, nên không nhẫn nổi.

Có thần thông trong tay, hay là hình thức quyền lực của thế gian, con người sẽ khởi bất minh tâm, dù là người tu nhưng chưa đắc đạo đòi tiêu diệt một vài thành phần bất thiện nào đó, hay nghĩ đến chuyện đánh gục hết lũ côn đồ ngang ngược hay bọn tham quan ô lại, xóa sổ tất cả những kẻ xấu ác trên đời, thế là hòa bình không còn, chiến tranh xảy ra, thiên hạ phiền não, chúng sanh khổ đau, hận thù tràn lan, bất ổn triền miên, tội ác chất chồng, than oán ngút ngàn.

Đạo Phật không chủ trương lấy thiện diệt ác. Đạo Phật chủ trương chuyển hóa nghiệp ác thành nghiệp thiện, chuyển hóa ba nghiệp chưa thanh tịnh thành ba nghiệp thanh tịnh, chuyển hóa kẻ hung ác thành người lương thiện. Đạo Phật chủ trương đem lại niềm an lạc cho cá nhân, hạnh phúc cho gia đình và hòa bình cho xã hội.

Người tu theo đạo Phật phải trưởng dưỡng tâm từ bi, phát triển tánh sáng suốt, đạt minh tâm thì được kiến tánh, cho nên không gây thù hận, không có kẻ thù, chỉ có người chưa thông cảm hay hiểu lầm mà thôi. Cảm thông và thương yêu là cửa ngõ an lạc và hạnh phúc.
Từ bi và trí tuệ là yếu tố giác ngộ và giải thoát. 
Tất cả đều ở ngay trên thế gian này.


lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll


Con người khi đến thế gian với tấm thân trần trụi không có gì, khi đi cũng hoàn toàn một thân trần trụi, mọi thứ đều không đem theo đi được, chỉ có nghiệp lực theo mà thôi.

Cho nên, con người không nên tin chuyện người chết có để lại xá lợi hay không, dù là cao tăng hay người bình thường. Tại sao vậy? Bởi vì, xá lợi là chuyện mê tín dị đoan, gạt gẫm và lợi dụng để mê hoặc lòng người và buôn thần bán thánh. Con người cần nên sống đời lương thiện, tạo nghiệp thiện lành, tránh nghiệp xấu ác, giữ tâm ý trong sạch. Sống hạnh phúc, chết bình an. 
Xá Lợi Rốt Cuộc Là Gì? Từ Đâu Mà Có?
 Xá Lợi Rốt Cuộc Là Gì? 
Chỉ có sư Ba Tàu có xá lợi thôi hay sao?
Chỉ có sư Tây Tạng có vụ tái sanh trong vòng dân Tây Tạng thôi hay sao?
TOÀN LÀ CHUYỆN GẠT GẪM KẺ U MÊ MÀ THÔI
Tháng 12 năm 1990, cao tăng Singapore là Hồng Thuyền pháp sư viên tịch. Sau khi hỏa thiêu, mọi người tìm được trong tro cốt của ông 480 viên xá lợi lóng lánh như pha lê, với nhiều màu sắc, có viên còn sáng rực lấp lánh như kim cương. Vậy xá lợi rốt cuộc là gì? Nó từ đâu mà có?


Một vị tiền bối Phật Giáo đã 94 tuổi, sau khi viên tịch hỏa táng để lại nhiều hạt Xá Lợi, trong đó có một viên hình dạng như Quán Thế Âm Bồ Tát !.

      Người bình thường ai cũng tham sống sợ chết. Khi nhân loại đối diện với tử vong hoặc đau khổ tuyệt vọng, kinh khủng sợ hãi thì nghĩ mọi cách để sống thêm được một chút thời gian. Thế nhưng người tu hành Phật Pháp có thành tựu thì không chỉ coi sinh tử như không mà còn có thể biết trước được thời gian chết của mình, thậm chí còn có thể quyết định thời gian và phương thức chết. Mà khi họ chết thì trên không trung xuất hiện các hiện tượng tốt lành như tràn đầy mùi hương kỳ lạ, các cột ánh sáng v.v… Sau khi hỏa thiêu, thi thể lại xuất hiện xá lợi, có người còn thiêu không cháy trái tim, lưỡi.
Một Số Trường Hợp Có Xá Lợi 

Theo tài liệu ghi chép lại, trong lịch sử có rất nhiều cao tăng, người tu luyện có thành tựu lớn sau khi viên tịch đều để lại xá lợi.


Cưu Ma La Thập (Kumārajīva) là cao tăng, quốc sư thời Hậu Tần. Ông là nhà phiên dịch kinh Phật lớn sánh với Huyền Trang. Cưu Ma La Thập trước khi viên tịch thề với mọi người rằng: “Nếu kinh thư do ta phiên dịch không có sai lầm, thế thì sau khi thân thể ta hỏa thiêu cái lưỡi sẽ không bị thiêu cháy”.
      Sau đó không lâu, Cưu Ma La Thập viên tịch. Sau khi hỏa thiêu, tro bay khói tắt thì hình hài ông đã tan nát, nhưng chiếc lưỡi hoàn toàn không bị hư tổn, vẫn còn nguyên vẹn. Hiện nay, xá lợi lưỡi của Cưu Ma La Thập đang được thờ phụng ở Tháp Cưu Ma La Thập, thành phố Vũ Uy tỉnh Cam Túc.
      Năm 1992, một cao tăng tên là Pháp Nhân ở Tô Châu Trung Quốc viên tịch. Điều khiến người ta kinh ngạc là sau khi hỏa thiêu thì chiếc lưỡi của ông vẫn còn nguyên vẹn không tổn hại, có màu sắc vàng của đồ đồng cổ, rắn chắc như thép, gõ phát ra âm thanh trong trẻo vui tai.


Tháng 12 năm 1990, cao tăng Singapore là Hồng Thuyền pháp sư viên tịch. Sau khi hỏa thiêu, mọi người tìm được trong tro cốt của ông 480 viên xá lợi lóng lánh như pha lê, với nhiều màu sắc, có viên còn sáng rực lấp lánh như kim cương.
Xá Lợi Rốt Cuộc Là Gì? 

Vậy xá lợi rốt cuộc là gì? Tại sao chỉ những người tu hành Phật Pháp có thành tựu mới để lại xá lợi? Xá lợi tại sao có ngũ sắc, nung nóng hàng nghìn độ cũng không bị cháy?

3380 5 XaLoiNV ST
 HÌNH ẢNH NGỤY TẠO (FAKE)

Có học giả chuyên gia nói đó là sỏi, sau khi hỏa thiêu sẽ biến thành xá lợi. Thực ra chỉ cần suy nghĩ kỹ một chút là thấy cách nói này quá hoang đường và nực cười. Sỏi thì nhiều người khác cũng có, tại sao sau khi hỏa thiêu những người này lại không có xá lợi? Ngoài ra, nếu một người khi còn sống mà trong thân thể có nhiều “sỏi” như thế này thì người đó có chịu nổi không? Trong khi đó, những cao tăng có xá lợi đại đa số là những người già thân thể khỏe mạnh, cũng định kỳ đi bệnh viện kiểm tra sức khỏe, tại sao chụp X quang, siêu âm lại không tìm thấy bất kỳ dị vật cứng nào?


Xá Lợi Xương

Có người nói xá lợi là do nguyên nhân ăn chay lâu dài. Nhưng trên thế giới có hàng trăm nghìn người ăn chay lâu dài, tại sao khi hỏa thiêu cũng không có xá lợi, mà chỉ các cao tăng mới có?


Xá Lợi Ngón Tay.

Hơn nữa ở Tây Tạng, do môi trường cao nguyên khắc nghiệt, các tăng nhân vì để sinh tồn nên cũng ăn thịt. Nhưng trong các tăng nhân Tây Tạng, số người sau khi thiêu có xá lợi còn nhiều hơn các tăng nhân người Hán vốn chỉ ăn chay. Điều này chứng minh rằng ăn chay và xá lợi không có quan hệ tất yếu nào.


Thực ra, xá lợi là bảo vật của người thực hành tu luyện Phật Pháp trường kỳ và đạt đến tầng thứ nhất định, giống như “nội đan” mà các Đạo sỹ luyện đan nói; nó có năng lượng, ở các thời khắc đặc thù còn phát ra ánh sáng. Thông thường, người sau khi chết có xá lợi nhất định là người tu hành Phật Pháp có thành tựu. Điều này không có quan hệ gì với địa vị, danh tiếng và tiền của của người đó khi còn sống. Cho dù là hiển quý như tổng thống, lãnh tụ, tỷ phú, tro xương của họ cũng giống với người bình thường, một hạt xá lợi bằng hạt vừng cũng không thể tìm thấy. 
Trong những người tu hành, người có xá lợi cũng là thiểu số. Điều này cũng không có quan hệ gì với danh tiếng, địa vị của người tu hành. Cho dù là phương trượng của chùa lớn, thậm chí đứng đầu gì đó cấp bậc rất cao cũng không có tác dụng, không có xá lợi.


Xá Lợi Xương Đầu.

Theo thuyết luân hồi của Phật gia, nhục thân con người chỉ là nơi linh hồn tạm thời cư ngụ. Cái chết không phải là sự kết thúc của sinh mệnh mà chỉ là điểm khởi đầu sang một hình thái sinh mệnh khác. Con người sau khi tử vong thì linh hồn sẽ thoát ly thân thể, tìm một nơi cư ngụ mới. “Tây Tạng độ vong kinh” có ghi chép, khi linh hồn chuyển sinh, ánh sáng lục đạo luân hồi (trắng tối, lục tối, vàng tối, lam tối, đỏ tối và màu khói sương) sẽ hiển hiện ra trước mắt người chết. Lúc đó, linh hồn của người chết sẽ chịu nghiệp lực (thiện, ác) của đời trước của mình dẫn dắt, không tự chủ được mà lao vào trong luồng ánh sáng đó.


Xá Lợi Vàng Nguyên Chất.

Do đó, con người chết rồi không phải là hết tất cả. Nếu một người khi còn sống tu thiện tích đức, thế thì linh hồn của người đó sẽ đến nơi tốt đẹp. Nếu một người khi còn sống mà làm những việc xấu trái với lẽ Trời, trái đạo lý, việc xấu nào cũng làm, tuy họ có thể khoan khoái nhất thời nhưng sau khi chết thì linh hồn sẽ rơi vào 3 ác đạo, chịu đựng thống khổ khôn cùng.


Con người khi đến thế gian với tấm thân trần trụi không có gì, khi đi cũng hoàn toàn một thân trần trụi, mọi thứ đều không đem theo đi được, chỉ có nghiệp lực theo thân.

Kiến Thiện
Nguồn : Internet - Nguyệt Vân ( Paris ) sưu tầm.
(Oanh Lê chuyển)
llllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll