TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)

TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)
TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)

Friday, 3 February 2012

***QUÁN ÂM RA ĐỜI (PHẬT HỌC TỊNH QUANG SỐ 15)

 Quán Âm Ra Đời
Nếu không gửi mà xóa đi 9 năm cũng sẽ không gặp may. 
Hôm nay là ngày Quan Âm ra đời 
9 lộc, 99 thọ, 999 phúc, 9999 hy vọng, 99999 tai qua, 999999 bình an. 
Thần tiên sẽ phù hộ cho bạn và cả người thân. Gửi tin nhắn nầy đến ít nhất 9 người. Sau 9 ngày sẽ luôn gặp may mắn. Nếu không gửi mà xóa đi 9 năm sẽ không gặp may. Gửi đi nhé, linh lắm đó (you do not have to be buddhist to be bless with good luck).

Kính thưa Quí vị độc giả,
Trên đây là một trong nhiều loại thông tin phổ biến thường thấy trên internet, cũng như trên báo chí, pha trộn chánh pháp và tà pháp, khiến cho những người tuy rất hâm mộ, tinh tấn tu theo Phật, niệm Phật hay ngồi thiền, nhưng không tìm hiểu chánh pháp, không nắm vững cốt tủy của đạo Phật, dù tại gia hay xuất gia, cho nên rất mù mờ giữa đúng với sai, thực với hư, rất dễ bị các thông tin như vậy hăm he, hù dọa, sợ quá, bèn chuyển đi khắp nơi. Đáng tiếc có những vị sống lâu lên lão làng, có chức vị, có bằng cấp cũng như không, giáo phẩm hàng thượng, chùa to website lớn, cũng bị ngộ độc, chuyển đi lung tung, càng khiến cho những người nhẹ dạ cả tin trúng độc theo. Sau đó, một số quí Cư Sĩ Phật Tử thiện tâm khắp nơi, qua internet, thỉnh cầu Phật Học Tịnh Quang lên tiếng để trấn an nhân tâm, tuyên dương chánh pháp.
Phật Học Tịnh Quang có đôi lời bộc bạch như sau:

Kính thưa Quí vị,
May mắn trong cuộc đời là kết quả tốt do hành động tốt, thiện lành (từ thân, khẩu, ý) của chính bản thân, trong kiếp này hoặc nhiều kiếp trước, không do trời ban phúc, không do Phật độ cho. Hạnh phúc của con người không do mê tín, mà do biết tu tâm dưỡng tánh, biết nghĩ đến và cầu nguyện cho người khác (vị tha), chứ không chỉ nghĩ đến và cầu khẩn van xin riêng cho bản thân mình (vị kỷ, ích kỷ).
 Hãy chuyển hóa tâm mình hướng thiện hướng thượng, mở mang trí tuệ sáng suốt, hành động chân chánh, lời nói thanh tịnh, từ bi hòa nhã, sẽ được may mắn, sẽ được an lạc và hạnh phúc. Đó là chánh tín.  Nghĩ rằng: chuyển đi những lời hăm he hù dọa để được may mắn, đó là Mê Tín. Con người thường có tâm bất mãn triền miên, sống hiện tại, nhớ quá khứ; trở về quá khứ, tiếc hiện tại. Do đó, cuộc sống gia đình thiếu hạnh phúc, vắng nụ cười. Cuộc sống thiền môn thiếu tinh tấn, sống qua tháng ngày. Con người muốn có hạnh phúc, không cần tìm bên ngoài đâu xa. Hạnh phúc chính ngay trong tâm mỗi người. Chuyển hóa được tâm niệm, phiền não khổ đau cũng sẽ chuyển thành an vui hạnh phúc. Hạnh phúc thế gian và hạnh phúc xuất thế gian.
Chuyển cách nào? 

- Bớt tham lam (cho nhiều, nhận ít, biết đủ)
- Bớt sân hận (chuyện gì rồi cũng qua, sân hận phiền não mà, biết tu tâm dưỡng tánh, lẵng lặng mọi chuyện qua)
- Bớt si mê (không mong cầu nhiều cho bản thân, không cả tin các chuyện linh thiêng huyền bí, mê tín dị đoan, thì khỏi bị thầy chùa kiêm thầy bùa, thầy bói, thầy tụng gạt gẫm)
- Sống đơn giản hiện tại, không nhớ tiếc quá khứ, không lo sợ tương lai. []
Kính thưa Quí vị độc giả,
Bức hình Bồ tát Quán Thế Âm trên đây, cũng như tất cả tranh ảnh Phật giáo đều do các vị họa sĩ vẽ, mang nhiều ý nghĩa thậm thâm, cao siêu trong giáo lý. Bức hình trên vẽ con rồng hung hăng dữ tợn, trợn mắt, nhe nanh, giương móng, quậy nên sóng gió cuồng phong, trong bầu trời đen kịt, tượng trưng cho tâm sân hận ngút ngàn của con người. Khi gặp nghịch cảnh trái ngang, bất như ý, bị người hãm hại, vu khống, cáo gian, khiến bị tai tiếng, đến mức tù tội, lâm cảnh khốn cùng, gia đình tan nát, sự nghiệp tiêu tùng, con người nộ khí xung thiên (như chuyện tề thiên đại thánh đại náo luôn cả thiên cung, chẳng nể ngọc hoàng, chẳng kiêng thiên tướng) khí giận ngất trời, quyết tâm trả thù, tạo tác thêm nghiệp chẳng lành, lại gặt quả báo, cứ thế chìm đắm trong địa ngục tâm linh (bầu trời đen kịt).
Giáo lý đạo Phật dạy: Lấy từ bi xóa hận thù. Muốn thoát ra khỏi cảnh giới địa ngục tâm linh đó, đâu cần phải đi chùa, đâu cần phải lễ Phật, đâu cần phải cúng kiến, đâu cần phải hối lộ tăng nhân, đâu cần phải cầu cứu Mẹ Hiền Quán Âm trong các lễ hội Quán Âm, con người - dù Phật Tử hay không Phật Tử - chỉ cần hiểu là: có vay thì có trả. Hôm nay mình gặp nạn là mình đang trả quả, vui vẻ chấp nhận trả, nợ kia sẽ chấm dứt, an vui sẽ đến. Nếu mình không phải trả quả ngày xưa, thì người kia đang vay nợ ngày nay. Đây chính là lúc con người thực hành hạnh nguyện của Đức Bồ Tát Quán Thế Âm, khởi tâm từ bi thương xót kẻ vô minh, chỉ vì danh hay lợi, đang tâm hãm hại người, tạo nghiệp xấu ác. Bình tịnh thủy cầm nơi tay trái của tôn tượng, tượng trưng tâm từ bi quảng đại, người nào cũng có, bình thường thì thanh tịnh, chỉ vì bị tâm sân hận che lấp mà thôi. Tu hành là khơi dậy tâm từ bi sẵn có, tiềm ẩn nơi mỗi con người. Nhành dương liễu cầm nơi tay phải của tôn tượng, buông xuôi xuống, tượng trưng cho tâm hỷ xả, kham nhẫn của con người. Tu hành là kham nhẫn những điều người khác khó nhẫn được. Nhẫn nhịn chứ không nhẫn nhục. Nhục mà nhẫn được là khá lắm. Nhẫn mà không thấy nhục mới là người tu cao. Người tu lâu chưa hẳn là tu cao. Đức Phật thành đạo năm 35 tuổi, tuổi thanh niên, trong khi bao nhiêu vị đạo sĩ già nua, cố chấp, mê tín, cao ngạo, tham quyền cố vị, ba hoa, khoa trương, thượng đội hạ đạp, bè phái, sống lâu lên lão làng, hết đời trong vô minh, kiếp sau tu tiếp.
Trong khi tu hành, đem đạo giúp đời, con người cần có tâm nhẫn nhịn này (cành dương liễu) mới thể hiện, thực hiện được tâm từ bi (bình tịnh thủy), mới cư xử, nói lời từ hòa, mát mẻ (nước cam lồ đựng trong bình tịnh thủy) với mọi người chung quanh, không phân biệt người thân hay kẻ thù (đây là pháp môn: bất tùy phân biệt, đức Phật dạy trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm).
 Tóm lại, nhờ có nhân duyên gặp tà pháp lưu hành, chánh pháp mới được tuyên dương, con người mới rõ đâu là chánh đạo nên đi, đâu là chánh pháp nên theo. Thế giới thanh bình. Chúng sanh an lạc. []
NAM MÔ ĐẠI TỪ ĐẠI BI CỨU KHỔ CỨU NẠN
LINH CẢM QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT MA HA TÁT
TÁC ĐẠI CHỨNG MINH.
NAM MÔ HOAN HỶ TẠNG BỒ TÁT MA HA TÁT
NAM MÔ CÔNG ĐỨC LÂM BỒ TÁT MA HA TÁT
Tỳ-Khưu Thích-Chân-Tuệ
Chủ-Nhiệm Phật-Học Tịnh-Quang Canada
108-123 Railroad St.
Brampton, ON, L6X-1G9, CANADA
Tel: 647-828-1016
Email: VP. PHAT-HOC TINH-QUANG CANADA <cutranlacdao@yahoo.com>
llllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll Kính mời xem bài viết 
"Đại Thế Chí Bồ Tát-Cành Hoa Sen Xanh"
http://phtq-canada.blogspot.com/2011/09/ai-chi-bo-tat-canh-hoa-sen-mau-xanh.html
Kính mời xem bài viết: 
"BẤT TÙY PHÂN BIỆT"
http://phtq-canada.blogspot.com/2011_08_01_archive.html


Nhọc công tìm khắp đông tây
Nào hay hạnh phúc ở ngay tâm mình

Hạnh Phúc Ở Đâu
Tỳ-Khưu Thích-Chân-Tuệ
Trước khi phát tâm tu học, con người cứ tưởng Phật pháp chỉ ở trong kinh điển, chỉ ở nơi niết bàn, hay ở cõi Phật và chỉ dành cho các nhà sư trong chùa chiền, tự viện. Không ngờ Phật pháp ở khắp thế gian. Phật pháp ở tại thế gian. Sống trong thế gian, nhận được Phật pháp, đó mới là niềm an lạc và hạnh phúc chân thật nhất. Hạnh phúc không có ở bên ngoài, không có ở địa phương nào, không có ở thành phố lớn hay thị xã nhỏ, dù nơi đó giàu sang hay đang phát triển, không có ở Việt Nam, không có ở Hoa kỳ, Canada, Âu châu hay Úc châu. Hạnh phúc không có trong nhà, không có trong chợ, không có trong chùa. Hạnh phúc ở trong tâm của mỗi người. Khi thân tâm an lạc, con người hưởng được hạnh phúc chân thật. Đó chính là niềm mơ ước của con người. Đó chính là câu chúc nhau chân thật nhất, trang nghiêm nhất. Chúc các bạn thân tâm an lạc.

*Khi nào thân của con người được bình an?
Thân của con người được bình an là khi con người đang hưởng phước.
Nghĩa là: con người đầy đủ mắt tai mũi lưỡi, tứ chi lành lặn, không bệnh tật, được ăn no, mặc ấm, sống nơi an ninh, không gặp bất trắc, hiểm nguy.
*Khi nào tâm của con người được hỷ lạc?
Tâm của con người được hỷ lạc là khi con người đang hưởng phước. Nghĩa là: con người được an nhiên tự tại trong cuộc sống, không bị sợ hãi bởi các lời hăm he, hù dọa, gạt gẫm của các tà sư, không lạc vào tà đạo, mê tín dị đoan, không bị tà kiến trói buộc, tà pháp sai sử. Tâm của con người được hỷ lạc nhất là khi con người sống đời tri túc, biết đủ, tri nhàn, biết thư giản, không còn tâm tham lam, sân hận và si mê.
Thân được bình an, tâm được hỷ lạc, không do lời cầu nguyện, hay chúc tụng, không do ơn trên, thánh thần thiên địa ban cho. Bởi lẽ, tại sao trời lại ban cho người này, không ban cho người kia, không ban cho tất cả mọi người? Thực ra, thân tâm an lạc có được, chính là phước báu, là công đức và phước đức, tạo nên do sự tu tâm dưỡng tánh của chính bản thân.

Có sáu phương cách để tạo nên phước báu, đó là: bố thí, trì giới, nhẫn nhịn, tinh tấn, thiền định và trí tuệ. Trong kinh sách, gọi đó là  Lục Độ Ba La Mật.
-*Thực hành bố thí, tâm con người hoan hỷ, bớt tham lam, ích kỷ, nhỏ nhen. Phước báu vô lượng.  
-*Thực hành trì giới, 5 giới căn bản, 10 giới thiện, 250 hay 348 giới xuất gia, tâm con người bớt loạn động, được an tịnh, nhứt tâm. Phước báu vô lượng.
-*Thực hành nhẫn nhịn, nhẫn mà không thấy nhục, nhịn mà không thấy thiệt, tâm con người từ bi hơn, khoan dung, độ lượng hơn.  Phước báu vô lượng.
-*Thực hành tinh tấn, làm việc phước thiện, cứu người giúp đời không mệt mỏi, tâm con người an vui hơn khi thấy người khác an vui. Phước báu vô lượng.
-*Thực hành thiền định, tức giữ được sự bình tĩnh thản nhiên trong cuộc sống, tâm con người dễ dàng hỷ xả, không sân hận, không kích động; hành động, lời nói và ý nghĩ thảy đều thanh tịnh. Phước báu vô lượng.
-*Thực hành trí tuệ là bước cuối cùng, tâm con người sáng suốt, giác ngộ chân lý, giải thoát phiền não khổ đau trong sanh tử luân hồi. Đây chính là cứu cánh tột cùng của đạo Phật.   Phước báu vô lượng.

Phước báu vô lượng tức là hạnh phúc vô biên.
Sách có câu:
Thứ nhứt thì tu tại gia,
Thứ nhì tu chợ,
thứ ba tu chùa.
Người tu tại gia thực hành lục độ, tất được phước báu, rốt ráo sẽ được thân an tâm lạc, đó không còn là lời chúc tụng suông nữa. Đó chính là sự thực. Người tu tại gia, cũng phải ra chợ, tiếp xúc với đời, không tránh khỏi. Người tu tại chợ thực hành lục độ, cũng được thân an, tâm lạc, không nghi. Đó chính là sự thực. Người tu tại gia có lúc đến chùa, hoặc phát tâm xuất gia, thực hành lục độ, nhất định được thân an tâm lạc. Đó chính là sự thực. Tất cả đều do tâm tạo.


Tâm tạo được an lạc hạnh phúc, nếu trong cuộc sống, con người biết thực hành lục độ. Con người đã có an lạc hạnh phúc trong tâm, dù sống bất cứ ở nơi nào trên thế gian, trong bất cứ hoàn cảnh nào, trong bất cứ thời đại nào, cũng cảm nhận được thân tâm an lạc. Ngược lại, tâm tánh xấu xa, ích kỷ, nhỏ nhen, ganh tị, đố kỵ, hiềm khích, thù hận, cuồng tín, dù sống tại gia, tại chợ hay tại chùa, dù sống bất cứ nơi nào trên trái đất, con người cũng cảm thấy phiền não và khổ đau, không sao tránh khỏi.
Tóm lại, con người biết tu tập, nên quán xét tâm tánh chính mình, cố gắng tu tâm dưỡng tánh. Khi tâm tánh con người sáng suốt, chân chánh và thanh tịnh, không cần lập nguyện, cũng được vãng sanh tịnh độ.

Sống hạnh phúc, chết bình an. Nhất thiết duy tâm tạo, chính là nghĩa đó vậy. []


kính mời xem bài viết: "Phật Pháp Nhiệm Mầu"

*****

BÓI TUỔI HẠP.

- Mẹ ơi! Con thật là khổ vì ông chồng con nhiều lắm!
- Tại sao vậy?
- Ông ấy luôn gây gỗ với con, khi con thích mua sắm.
Vậy mà ngày xưa Mẹ bảo thầy bói nói con với ổng hạp tuổi.
- Thì thầy bói nói con với chồng hạp tuổi, chứ có bói hai con hạp
mua sắm đâu nè! Nếu hai con cùng hạp mua sắm,
thì nợ nhà băng ngập đầu, có nước đói dài dài!...

CĂN TU

Thưa Thầy! xin Thầy xem dùm con có căn tu không vậy?
Ừ thì ai cũng vậy, muốn tu tức là có căn tu rồi đó.
Nhưng mà con làm Bác sĩ phải mỗ xẻ thú trong phòng thí nghiệm.
Mỗi ngày đều phải sát sanh thì làm sao đây?
-  Ôi…!!! Thật là tội lỗi…!!! tội lỗi...,
như vậy là không có căn tu, cũng chưa biết tu.
Vậy con phải làm sao đây?
Bỏ job đó liền lập tức.
- Thôi rồi! thế thì cả nhà vợ con chắc chết đói rồi,
Thầy ơi cứu con…!!!


Mời xem bài: 
"Chuỗi Ngọc Trân Bảo Pháp Thí"