Quí vị nghĩ sao với câu nói này: Linh Mục mà lại nói dối thì tội nặng hơn. Đúng không?
Trên thế gian, luôn luôn có 2 mặt: thiện và ác.
Thiện và ác chỉ cách nhau một sợi tơ.
Sợi tơ đó là gì?
- Đó chính là tự tâm của con người - nghĩ gì trong tâm ý khi làm một hành động.
lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll
Tôn giáo nào cũng có:
điều tốt (thiện) và điều không tốt (gạt gẫm)
Kính mời quí vị xem một phim Công Giáo (Korea)
Phim ngắn
giải nhất của Đại hàn
Phim ngắn
10 phút đoạt giải thưởng hạng nhất của Đại Hàn (nói tiếng Hàn, có phụ đề Việt
ngữ rất rõ).
Tôi không
phải người Công giáo nhưng cũng thấy hay đến chảy nước mắt.
Truyện ngắn
không thể diễn tả được như vậy.
Bấm vào link dưới đây :
lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll
Đừng tưởng
cứ trọc là sư
Kính mời
xem tiếp:
BÀN VỀ THIỆN VÀ ÁC
http://phtq-canada.blogspot.ca/2016/12/ung-voi-ket-ai.html
Do đó, con người chớ nên vội kết án bất cứ ai
Kính mời Quí Vị cùng thưởng thức bộ phim rất có ý nghĩa về chuyện thiện ác trên cuộc đời này.
llllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll
SUY
NGẪM VỀ CUỘC SỐNG
Kính
mời quí vị cùng đọc một câu chuyện ngắn, gọn, tình tiết đơn sơ, nhưng đong đầy
triết lý, nỗi buồn của kiếp nhân sinh. Danh vọng, uy quyền, nhan sắc, thời cuộc,
tâm tư, như bóng mặt trời đang lên, rồi sẽ khuất dần nơi chân trời. Mọi chuyện
trên đời đều biến chuyển, đều đổi thay, không có gì tồn tại vĩnh viễn, vĩnh cửu.
Cũng như vọng tâm của con người thay đổi từng phút giây, tùy theo cảnh trần bên
ngoài tác động, nay thương mai ghét, nay thân mai thù. Tu theo Phật - cốt tủy
Phật giáo không phải chỉ là các hình thức cúng kiến lễ lạy phức tạp đượm màu mê
tín - chính là trong cuộc sống hàng ngày, giữa các đợt sóng vọng tâm nổi lên
không ngừng, thương ghét thân thù, con người phải nhận ra chính mình có chân
tâm thường hằng không biến đổi theo cảnh trần bên ngoài. Chân tâm này ai cũng
có - không phân biệt tôn giáo, xuất xứ - chỉ khi nào tâm bình lặng, không sóng
gió, con người mới nhận ra.Chân tâm đưa con người lên cảnh giới niết bàn, an
vui, tịch tĩnh.Vọng tâm kéo con người vào cảnh giới đọa lạc, phiền não, khổ
đau.Muốn dẹp vọng tâm, con người cần tìm hiểu lời Phật dạy, áp dụng vào đời sống
hàng ngày. Vọng tâm ngày càng ít đi, con đường tu tập ngày càng sáng tỏ, trí tuệ
khai mở, phiền não khổ đau không còn nữa, con người hưởng được đời sống an
nhiên tự tại hiện tiền. Tuy nhiên, con người cần phải nổ lực, phải tự lực, tinh
tấn tiến tu, chứ không phải van xin cầu khẩn mà được đâu.Ví như mặt biển đầy
sóng gió (vọng tâm nổi lên), không ai nhận ra mặt biển bao la bát ngát như khi
thái bình (chân tâm).Ví như mặt trời luôn sáng tỏ (chân tâm sáng suốt) nhưng bị
nhiều đám mây đen che khuất (vọng tâm mê mờ), nên con người chẳng nhận ra được.
BAN BIÊN-TẬP PHTQ.CANADA
ÁNH SÁNG TỪ CÂU KINH PHẬT
TKN THÍCH NỮ CHÂN LIỄU
Thời gian qua
thật nhanh, một lần nữa “Xuân Lạnh” lại về trên đất nước Canada “Đất lạnh nhưng
tình nồng ấm”. Một chút gió nhẹ, một chút lạnh lạnh của mùa xuân cùng màu trắng
tuyệt đẹp của hoa tuyết, người con Phật mọi nơi quên lạnh, quên đi những bận rộn
suốt một năm qua, tạm quên những phiền hận toan tính, hân hoan tụ tập về chùa,
hy vọng tìm lại sự ấm áp tình đồng đạo, hay tìm kiếm một chút hương vị an lạc giải
thoát của thiền môn.
Có những người
trong đạo Phật theo truyền thống chỉ đến chùa vào những dịp đầu năm mới, cầu
phước cho mình và gia đình đầu năm đến suốt năm bình yên, mong cầu tài cầu lộc
dồi dào hoặc đền ơn Phật Tổ Bồ Tát đã giúp gặt hái nhiều may mắn trong năm qua.
Cũng có Phật tử đến chùa rất nhiều lần trong năm, thường được xem như là những
“Phật tử thuận thành” vẫn muốn cầu nguyện và đền ơn. Có vị vì thích công quả nấu
cơm, quét dọn, cắm hoa, biết tụng kinh và bái sám rất rành. .. Cho dù cái nhân
duyên về chùa có khác nhau, nhưng thiện pháp như tụng kinh, niệm Phật, ngồi thiền,
chay tịnh hay nghe thuyết pháp trong dịp đầu năm mới cũng đều là một duyên lành
cần siêng năng hành trì.
CẢM NHẬN ĐƯỢC TÂM
Ý TRONG KINH
Mục đích và cứu
cách của đạo Phật là con đường thoát ra khổ nạn, Đức Phật mà chúng ta lễ lạy là
Bậc Nhất Thiết Trí ( trí tuệ cao tột nhất),như vậy duyên lành về chùa ngoài việc
cầu phước còn phải thưa hỏi tìm hiểu giáo lý phương cách phá trừ vô minh, mồi
ngọn đuốc trí tuệ từ những lời Phật dạy, thấm mhuần tâm ý câu kinh. Là người con
Phật công phu thuần thành tụng đọc khàn tiếng, lạy kinh đến thân xác rã rời mệt
mõi, như vậy thật xứng đáng được người thế gian ngưỡng mộ kính phục. Nhưng ý thức mơ màng sự tự tôn trong hào
quang giả tạo, thực tế thì muốn chạy trốn hoàn cảnh, chạy trốn phiền não, né
tránh tội lỗi bản thân, khi đó con người thật sự khó hiểu và cảm nhận thấu suốt
được tâm kinh, ý nghĩa kinh Phật dạy gì?..Thì tụng kinh hành trì chỉ là sự vay
mượn của bản ngã, dễ phát sinh ra nhiều căn bịnh tự hào hơn thua, so sánh, khen
mình chê người đưa người tu nhìn ra bên ngoài nhiều hơn là tự soi rọi vào trong
nội tâm. Khi nào thấy rõ con người thật của chính mình xấu tốt ra sao, phát tâm
sám hối chuyển đổi hướng thiện là đã có được ánh sáng trí tuệ. Hạnh phúc và
bình an thật sự chỉ hiện hữu khi nhận ra những khổ đau, phiền não, giả danh,
nhân ngã thị phi đều không có thật.
Trong kinh
Pháp Bảo Đàn một vị Tăng hiệu Pháp Đạt khi đến lễ Lục Tổ khoe: “ Tôi đã tụng
Kinh Pháp Hoa đến ba ngàn bộ rồi”. Lục Tổ bèn nói kệ dạy rằng:
Lạy vốn phá tự kiêu,
Đầu sao không sát đất,
Hữu ngã tội liền sanh,
Quên công phước thật lớn.
Người tên là Pháp Đạt,
Siêng tụng hoài không dứt,
Tụng không theo âm thinh,
Minh tâm mới gọi Phật,
Ngươi nay bởi có duyên,
Ta mới nói chân Pháp,
Tin chắc Phật không lời,
Liên hoa không do miệng.
Tâm mê Pháp Hoa chuyển
Tâm ngộ chuyển Pháp Hoa,
Tụng lâu không rõ ý,
Kinh nghĩa ấy thù ta.
Tăng Pháp Đạt
nghe kệ xong, liền ăn năng sám hối: “Đệ tử tụng Kinh nhưng chưa hiểu được nghĩa
lý của Kinh, chỉ tụng theo văn tự, tâm thường cao mạn cũng có chỗ nghi chưa thấu
rõ, từ nay xin giữ hạnh khiêm tốn. Kính xin Ngài thương xót lượt giải nghĩa lý
trong Kinh”. (Kinh Pháp Bảo Đàn)
Thông
thường khi nhìn ngắm một bức tranh, đa số chỉ thấy được cái đẹp cái xinh tươi của
cây cảnh, hoa lá hoặc màu sắc rực rỡ một cách phiến diện hời hợt, ít ai cảm nhận
hay động tâm hiểu được ý nghĩa mà người họa sĩ muốn gởi gắm vào trong tranh. Cũng
vậy khi lễ Phật, tụng kinh người Phật tử có quan niệm tụng kinh phải thuộc
lòng, tụng kinh một ngày phải hai thời, ba thời hoặc công phu lạy Phật từng câu
từng chữ trong kinh, cầu nguyện thì phải thành tâm … thì mới đúng là nhà tu
chân chánh kính Phật trọng Pháp. Sau thời tụng kinh bái sám, xếp quyển kinh lại
ngay ngắn, đem lên cất vào kệ, xem như thời kinh hoàn mãn. Điều này không sai,
nhưng chưa đủ vì chỉ nhận được sự bình an tạm thời, có một ít thiện phước, tâm
ý là lời phật dạy chưa cảm nhận được, chưa thấy rõ mục đích cứu cánh và chân lý
đạo Phật.
Lắng tâm suy
ngẫm hay làm thử con toán tính sổ trong cuộc đời tu hành chúng ta đi về chùa tụng
kinh tất cả là bao nhiêu lần, bao nhiêu phẩm, bao nhiêu bộ kinh rồi hoặc đã thuộc
nằm lòng rất nhiều bộ kinh Phật, lạy quá
nhiều lần hầu như không còn tính được nữa?! Đa số người gặp cảnh bất như ý, đi tìm quên
trong thú vui thế tục, người có đạo tâm tìm nguồn an ủi nơi cảnh chùa. Nhưng nội
tâm vẫn còn bị tổn thương vì những hạt giống khổ đau phiền não chưa thấy được
phương cách để loại trừ nó. Ai cũng có tánh giác, nhưng do chúng ta mãi hướng
ngoại tìm cầu suốt cuộc đời, nên các vị Tổ thường nhắc nhở rằng: “Như người vác Phật tìm Phật, người cỡi
trâu tìm trâu”. Mãi mãi quẩn quanh trong vòng luân hồi sanh tử.
Dù tụng nhiều kinh điển
Không thực hành buông lung
Như trẻ đếm bò người
Không hưởng quả đạo hạnh.
(Kinh Pháp Cú)
Nếu không tư
duy suy ngẫm hiểu thấu đáo lời Phật dạy trong từng câu kinh tụng đọc hằng ngày,
thì sự tụng kinh phút chốc thành vô dụng, thời tụng kinh trở thành ép xác trả nợ
Phật, trả nợ thế gian không ích lợi gì cho mình cả, chư Tổ thường quở trách rằng: “Tu như vậy là đang tìm sừng thỏ hay lông
rùa”. Cho đến khi bỏ lại xác thân phàm tục cũng khó mà thấy Phật. Như vậy
ánh sáng từ câu kinh Phật ở chổ nào? Thật sự khó mà thấy được. Nhưng nếu như vậy
cảm thấy đủ để an lạc vài phút giây ngắn ngủi thì “có thể” xem như hoàn mãn một
thời tụng kinh.
Phật pháp tại thế gian,
Mê ngộ có chậm mau,
Bôn ba qua một kiếp,
Người lỗi ta không lỗi,
Bỏ đời đi tìm thánh,
Sừng thỏ kiếm sao ra.
ÁNH SÁNG TỪ CÂU
KINH PHẬT
Đức Phật dạy:
“Cổ xe trắng tinh đẹp nhất có thể ví như Niết Bàn. Các con tuấn mã ví như tin tấn
và trí tuệ. Biết hổ thẹn và sợ tội lỗi ví như cái thắng. Nhẫn nại và từ bi giống
như áo giáp. Thiền định và nguyện lực ví như bánh xe. Cuối cùng quả vị giải
thoát là màu trắng tinh khiết của chiếc xe đẹp nhất, vết bẩn không còn tồn tại
vì được người phu xe siêng năng, chuyên cần giữ gìn sạch sẽ”. (Kinh Tạp A Hàm)
Dù tụng kinh
một lần, hai lần hay hằng trăm lần, nhưng duyên sự đến chùa vì cầu khẩn, vì tìm
kiếm danh lợi mà không mong cầu tu học hay giác ngộ, thì chỉ phí đi thời gian của
một đời người, sẽ không thấy được ý nghĩa thâm sâu trong lời kinh Phật. Nhưng nếu
chuyển tâm phàm phu ích kỷ trở thành một hành giả trên đường đi tìm giác ngộ,
quyết tâm mong thoát vòng sanh tử luân hồi, một người con Phật đúng nghĩa, buộc
chúng ta phải biết dụng tâm và năng lực để thấy
được ánh sáng trí tuệ từ câu kinh Phật. Đó là cả một kho báu của người cha trưởng giả để lại cho người con cùng tử (trong kinh Pháp Hoa) có quyền
thừa hưởng, chìa khóa kho báu vô giá trong tay mà không bước thêm bước nữa để mở
cánh cửa trí tuệ bát nhã, con đường duy nhất đưa đến giải thoát.
Đức Phật là bậc
đạo sư, kinh là những lời Phật dạy, Ngài chỉ cho con đường vượt ra khỏi khu rừng
vô minh tối tăm đầy cạm bẩy, hành giả là người phải tự bước đi bằng chính đôi
chân của mình. Sai lầm nặng nề nhất là ngồi chờ kỳ nhân, mong cầu phép lạ. Ngài
cũng là vị lương y đại tài có thể chữa được hằng ngàn tâm bịnh cho chúng sanh
và để lại hằng vạn toa thuốc trị bịnh, chúng sanh cần phải uống và thực hành
theo lời dặn, chứ không chỉ tụng đọc mà có thể khỏi bịnh được. Lợi ích của Kinh
Phật đưa con người từ phàm phu mê mờ ích kỷ giật mình tỉnh giấc, ý thức được từ
đâu sanh ra thế gian nầy, chết đi về đâu? Giải đáp mọi nghiệp duyên xảy ra trước
mắt, từ đó người tu chánh tín tự chuyển mình, tự toàn thiện chính bản thân thì
mới mong thấy con đường đạo.
Sống trong đời
không lúc nào cũng có thãm đỏ trải dưới chân cho chúng ta bước đi dễ dàng. Mà
con người phải tự lo cho bản thân có đôi giày an toàn vững chắc và trí tuệ chân
chánh sáng suốt, để có thể chống nổi với nghịch cảnh và vượt qua chông gai.
Cũng vậy, người Phật tử dù xuất gia hay tại gia đừng tự dễ dãi với chính mình,
đừng để danh lợi lôi kéo vào con đường mù mịt tối tăm không lối thoát. Niềm tin
chánh tín vào lời dạy chư Phật chư Tổ đã chứng đạo và luôn luôn chánh niệm dùng
công phu “phản quan tự kỷ” dám nhìn lại chính bản thân mình, là cơ hội để
có thể tự khắc phục chuyển đổi phiền não của vọng tâm nguyên nhân gây ra tội lỗi,
thấy được thực tế rất chân thật “ta là
ai? tốt xấu như thế nào?” để biết mà tu.
Tuy tụng ngàn chương cú
Không hiểu nghĩa ích gì
Đâu bằng hiểu một câu
Nghe xong liền ngộ đạo.
(Kinh Pháp Cú)
Ánh sáng từ câu kinh từ những lời Phật
dạy là trí tuệ, nếu không người tu dễ rơi vào tà tín và cũng không thể hướng
dẫn người khác theo đúng chánh pháp. Một số ngôi Già-lam biến thành chỗ buôn
Thần bán Thánh, xin xăm bói quẻ, cũng do người tu không có chánh kiến và chánh
tín. Nơi ấy, Đức Phật bị người đời biến thành thần linh ra oai tác phúc, đạo
Phật mất đi ý nghĩa của một đạo giác ngộ giải thoát. Cho nên, phước đức và trí
tuệ được xem như hai cánh của một con chim, muốn bay xa, bay cao, chim phải có
đầy đủ hai cánh mạnh mẽ, tràn đầy sinh lực.
Tóm lại, người
tu thường hay có tâm phân biệt cao thấp, tốt xấu, thiện ác, thánh phàm…mà sanh
phiền não, đạo phật không phải là thần quyền hay độc quyền vì vậy giác ngộ giải
thoát cũng không dành riêng cho một vị nào cả, đạo đi vào đời bằng sự bình đẳng
tuyệt đối và sự chân thật vốn có từ vô thủy của mọi người, nhờ ánh sáng từ những
lời Kinh mà tự tu, tự cứu, tự lực, tự giác mà thành chánh quả. Nhưng cao cả đáng kính hơn hết của sự
giải thoát hoàn toàn viên mãn là “Ngoài chẳng nhận là phàm thánh, trong không
trụ tự mãn, không chấp phước đức hay công đức”. Khi đó trong đạo tràng lúc tụng
Kinh chắc không còn phiền não vì người thỉnh chuông không đúng lúc? Người dẫn
mõ quá nhanh? Người ngồi kế bên thì giọng đọc quá lớn!!...chỉ là những chuyện
không đáng để bận lòng.
Một câu chuyện để suy nghẫm:
Ngày kia có một người Cha già vì duyên
sự phải đi xa nhà một thời gian khá lâu. Trước khi ra đi Ông để lại cho hai
người con 3 bức thư thật dài và đầy đủ, tất cả là những lời căn dặn dạy dỗ làm
thế nào để sống an lành vui vẽ hạnh phúc với nhau khi không có Cha ở bên cạnh.
Người
con thứ nhất, rất kính trọng Cha vội dán 3 bức thư lên tường, mỗi
ngày đều tụng đọc đến thuộc nằm lòng, tốt hơn thế nữa anh còn siêng năng đọc
một chữ, lạy một lạy, lập lại nhiều lần rất thành tâm.
Người
con thứ hai, chậm rãi đọc lá thư và suy tư vận dụng sự thông minh
sẳn có để tìm hiểu tâm ý của Cha muốn dạy những gì. Sau đó anh hiểu được ý
nghĩa của 3 lá thư và một mực nghiêm túc thực hành tất cả lời Cha căn dặn dạy
bảo. Bằng sự bình đẳng, lòng bao dung, dẹp tan cố chấp đầy phiền não của lòng
tham sân si, chuyển tâm phục vụ lo lắng chăm sóc cho tất cả mọi người, buông bỏ
bản ngã và sự ích kỷ cá nhân. Vì người không vì mình. Tạo được an lạc hạnh phúc
trong đời sống như những gì Cha già mong mõi.
Qua câu chuyện
trên, lòng kính hiếu với Cha Lành như Đức Phật, chúng ta tụng kinh, niệm Phật,
ngồi thiền, còn phải học hiểu tâm ý lời dạy Chư Phật, Chư Tổ giảng dạy được ghi
chép lại trong Kinh. Thực hành chánh niệm tỉnh giác, thanh tịnh tâm, trí tuệ
sáng tỏ thấy được việc làm có ý nghĩa, hành trì tùy thuộc vào Tâm hay vào Tướng.
NAM MÔ BỔN SƯ
THÍCH CA MÂU NI PHẬT
.2) Sống không ưu tư, không phiền não trong mọi hoàn cảnh là cuộc sống có ý nghĩa.
Vì áp lực của cuộc đời thường đè nặng trong tâm tư, chúng ta bị ngoại cảnh chi phối quá nhiều, ngày ăn không ngon, đêm ngủ chẳng yên. Lúc thịnh thì vui, lúc suy thì buồn. Lúc nhục nhã thì bực, lúc danh dự thì khoái. Lúc xưng tán thì thích, lúc phê phán thì quạu. Lúc khổ thì than, lúc hân hoan thì chịu! Nở được nụ cười nhẹ nhàng, vô ưu, trầm tĩnh, trong mọi hoàn cảnh giúp chúng ta sống cuộc đời có ý nghĩa. Nụ cười thương yêu, nụ cười có ý thức bao giờ cũng đẹp đẽ và thường giúp con người sống cuộc đời có ý nghĩa một cách mầu nhiệm khó thể nghĩ bàn.
.3) Sống trong tỉnh thức là cuộc sống có ý nghĩa.
.4) Sống trong an lạc và hạnh phúc là cuộc sống có ý nghĩa.
Cuộc sống không dính mắc, không sân hận, không si mê, không phiền não, không chấp chặt, không thành kiến, không kỳ thị, không tranh chấp, không hơn thua, không bon chen, không đua đòi. Khi có người mang lửa đến đốt, chúng ta đừng đưa bổi ra đón, thì sẽ không bị đốt cháy. Nghĩa là nếu bị người chửi mắng, hay khi nhận được thư, dù nặc danh hay chính danh, nặng lời nhục mạ, chúng ta không nổi cơn sân, dù ngoài mặt hay trong lòng, thì chúng ta được bình yên vô sự. Chúng ta không có được những gì mình thích, thì hãy thích những gì mình có. Ðược như vậy, ngày ăn ngon tối ngủ yên, và chắc chắn chúng ta sống cuộc đời an lạc và hạnh phúc.
.5) Sống an trú trong hiện tại là cuộc sống có ý nghĩa.
Chúng ta thường luyến nhớ quá khứ, mơ tưởng tương lai. Sống trong cuộc đời hiện tại, chúng ta nên biết rằng "mình đang sống", đang hít thở không khí, đang ở trong chánh niệm, sống với thiện tâm, sống không tà niệm. Ðược như vậy, tâm của chúng ta như dòng nước trong mát, không vướng bụi trần, không vương phiền não. Bình an dưới thế cho người thiện tâm.
.6) Sống trong giác ngộ và giải thoát là cuộc sống có ý nghĩa.
Chúng ta muốn có cuộc sống ý nghĩa, bình yên, phẳng lặng, an lạc và hạnh phúc, chúng ta phải biết quán sát chân lý, nhận chân lẽ thực, thấy được thực tướng của vạn hữu. Chúng ta muốn có cuộc sống ý nghĩa, thì nên biết rằng, chúng ta sinh ra đời để trả hết các nợ đã vay, đã tạo tác từ nhiều tiền kiếp, đừng tạo thêm nghiệp mới, chấm dứt sinh tử luân hồi, không si mê, không mơ tưởng, không van xin, không mong cầu. Chúng ta phải sáng suốt nhận định rõ ràng: cuộc đời khổ nhiều vui ít.
Cho nên, chấp nhận cuộc đời là chấp nhận: sinh lẫn diệt, còn lẫn mất, được lẫn thua, khen lẫn chê, vui lẫn buồn. Chấp nhận cuộc đời là chấp nhận: có làm có hưởng, có làm có chịu, sinh sự sự sinh, gieo gió gặt bão. Chấp nhận cuộc đời là chấp nhận: nay còn mai mất, nay xấu mai tốt, nay bạn mai thù, chuyển biến không ngừng. Cần phải có thời gian tu tập thực nghiệm lâu dài, cần phải có công phu quán chiếu bền bỉ, cần phải có ý chí mạnh mẽ, nghị lực vững vàng, để chuyển hóa cuộc đời từ phiền muộn, ưu tư, lo âu, sợ hãi, trở thành hoan hỷ, vui vẻ, thanh thản, tự tại. Ðược như vậy, chúng ta sẽ giải thoát khỏi vòng sanh tử luân hồi.
CHUYỆN TRONG CHÙA(PHTQ)
Kính thưa Quí Vị,
VP.PHTQ.CANADA vừa nhận được thư của Phật tử
Diệu Từ (Houston, TX).
Nhận thấy đây cũng là hoàn cảnh chung của
nhiều gia đình có bậc cha mẹ phát tâm xuất gia khi tuổi đã cao.
Đến khi vị này lâm bệnh, nhà chùa không có
người để chăm nom, điều dưỡng, nên buộc phải kêu gọi thân nhân nhận lãnh.
Nếu thân nhân có khả năng thì mọi chuyện êm
xuôi, dễ dàng. Tuy nhiên, có nhiều hoàn cảnh rất khó cư xử sao cho vẹn toàn.
Nơi đây xin nói thêm, có nhiều vị cao niên có
ý muốn xuất gia, vào tu trong chùa vì nghĩ rằng nhà chùa là nơi tu hành,
vô chùa mới gọi là tu và được ở gần Phật. Khi
có mệnh hệ nào thì có sẵn chư Tôn Đức làm lễ cầu siêu thì chắc chắn được vãng
sanh về cõi Phật.
Thật là đau lòng khi VP.PHTQ.CANADA nhận được
những thư hỏi đạo, làm sao áp dụng đạo trong đời sống thực tế, rất khó có giải
pháp chu toàn.
Do đó, mọi người nên phát tâm cầu học chánh
pháp ngay khi còn khoẻ mạnh, còn minh mẫn trí tuệ, để hiểu rõ rằng: Phật ở
trong tâm các người làm việc thiện lành, không làm việc xấu ác và giữ tâm ý
trong sạch, thanh tịnh. Trong chùa không có Phật, chỉ có tượng Phật, chẳng có
gì linh thiêng. Trong chùa không có chánh pháp, chỉ có các bộ kinh sách bám
bụi, còn nhà chùa làm nhiều chuyện phi chánh pháp để có lợi dưỡng và danh tiếng,
đẩy dẫy tà pháp. Trong chùa tuy có nhiều người mang hình tướng người tu, nhưng
không thực tâm, chỉ thích ăn trên ngồi trước, không chơn thật, chỉ thích áo mão
xênh xang, chẳng chịu học hỏi lời Phật dạy, chỉ biết thực hành nhiều nghi lễ có
tính cách mê tín, người trước làm sao bây giờ làm vậy, chẳng hiểu ý nghĩa gì,
còn bày vẻ thêm, nhằm gạt gẫm thế nhân và gạt gẫm những người vào tu sau.
Kính mời Quí vị đọc bức thư sau đây và cho
biết tôn ý.
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT
Kính thư,
VP.PHTQ.CANADA
lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll
---------- Forwarded message ----------
From: Trịnh Kim Chi PD Diệu Từ [testing2k]
<testing2k@yahoogroups.com>
Date: 2015-07-14 10:41 GMT-04:00
Subject: [testing2k] LỰC BẤT TÒNG TÂM
To: "VP. PHẬT-HỌC TỊNH-QUANG CANADA" <cutranlacdao@yahoo.com>, testing2k@yahoogroups.com
Date: 2015-07-14 10:41 GMT-04:00
Subject: [testing2k] LỰC BẤT TÒNG TÂM
To: "VP. PHẬT-HỌC TỊNH-QUANG CANADA" <cutranlacdao@yahoo.com>, testing2k@yahoogroups.com
LỰC BẤT TÒNG TÂM
(HỎI ĐÁP PHẬT HỌC TỊNH QUANG)
Kính thưa Quí Thầy Ban Biên Tập PHTQ.CANADA,
Con là Phật tử PD Diệu Từ hiện sống ở Houston,
Texas, kính xin quí Thầy từ bi chỉ dạy.
Con có một người Mẹ, Bà xuất gia lúc 52 tuổi. Khi
đó con 30 tuổi và mới lập gia thất.
Mẹ con năm nay 82 tuổi, tức là bà đã tu ở chùa 30
năm. Khi xuất gia Mẹ còn khoẻ mạnh, từ đó con hoàn toàn không được Mẹ thăm hỏi
hay giúp gì từ tinh thần với vật chất. Có nhiều lúc gia đình con đến chùa thăm
Mẹ, thấy mẹ cực khổ lam lũ trong nhà bếp, bị sai vặt từ việc nặng nhẹ đều phải
làm, con rất đau lòng nhưng không dám nói gì cả, vì đó là tâm nguyện của Mẹ.
Tất cả tiền già lẫn tiền dành dụm, Mẹ phát tâm, tự nguyện hay lý do nào con
cũng không được biết. Chỉ biết một điều, tất cả tiền của Mẹ đều cúng dường cho
nhà chùa hết rồi.
Và đến lúc có chuyện xảy ra, là khi Mẹ bịnh sau
đó bị tai biến mạch máu não, hơn hai tháng nằm bịnh viện, bác sĩ ngõ ý muốn gia
đình đem về nhà chăm sóc, vì Mẹ giờ đây hôn mê không biết bao giờ tỉnh lại.
Tiền viện phí, tiền nuôi bịnh, tìm kiếm người chăm sóc… chùa buộc chúng con
phải lo hoàn toàn.
Chúng con bây giờ, chồng thì thất nghiệp đang xin
tiền hưu trí, vợ thì đi làm công nhân nuôi 3 người con và cháu còn tuổi ăn học,
nợ tứ phía, làm sao lo…?!! Con chỉ nói rõ hoàn cảnh khổ của con thôi, thì bị
các Thầy Cô trong chùa mắng là “đồ bất hiếu, Mẹ của nó mà nó không lo thì ai ở
không đâu mà lo?”.
Thưa quí Thầy PHTQ , vì con quá khổ, ức nghẹn
không nói được, không làm được gì cả. Tại sao Mẹ chọn con đường bỏ gia đình đi
tu, làm công quả mấy chục năm, tiền bạc dâng cúng tất cả nay cũng không còn gì,
đến khi lâm vào hoàn cảnh như thế nầy thì bị nhà chùa bỏ rơi, phủi hết trách
nhiệm, con cái gia đình thì mang tiếng “bất hiếu”.
Câu chuyện như vậy, thì quí Thầy Cô trong chùa,
Mẹ của con, gia đình con, xin hỏi: ai đúng, ai sai ??!! Thầy là người xuất gia cũng là bậc Thầy mà con học hỏi và kính
trọng, mong Thầy cho con vài lời khuyên để con biết phải làm gì cho đúng đạo?
Làm sao giải quyết chuyện đau lòng nầy, để cho tâm con được nhẹ nhàng hơn.
Thật là lực bất tòng tâm. Kính mong Thầy hồi âm cho con sớm.
(Thầy có thể công bố thư của con cho mọi người
khác biết, con cần nhiều lời khuyên cùng những ý kiến các Phật Tử và chư vị
Tăng Ni trong việc nầy)
Kính cám ơn Thầy rất nhiều.
Con Trịnh Kim Chi PD Diệu Từ
Kính Thư
2) Ðức Phật không phải là vị thần linh hay thượng đế tưởng tượng chuyên ban phước ra ơn hay giáng họa trừng phạt. Cho nên những ai cúng kiến, tin tưởng, thờ lạy Ðức Phật theo tinh thần van xin, cầu khẩn một cách tiêu cực, dù ở chùa hay ở nhà, đều không đạt được những ước muốn như ý. Bởi vậy, cúng kiến nhiều thì buồn phiền nhiều, tin tưởng nhiều thì thất vọng nhiều, xin xỏ nhiều đau khổ nhiều. Trái lại, những người sống đúng theo tinh thần những lời dạy của Ðức Phật, dù tại gia hay xuất gia, dù có thờ lạy Ðức Phật hay không, cũng đều được an lạc và hạnh phúc hiện thời, giác ngộ và giải thoát mai sau.
5 Điểm Quan Trọng của Đạo
Phật
(Trích Tập san Phật
Học Tịnh Quang Số 22 - Trang 26)
Tỳ-Khưu Thích-Chân-Tuệ
Phật-Học Tịnh-Quang Canada
Năm nay, dương lịch 2013, Phật lịch 2557, nhân
lễ kỷ niệm lần thứ 2637 Ðức Phật Thích Ca đản sanh, vào ngày rằm tháng tư (15 -
4) âm lịch, nhằm ngày 24-5-2013, chúng ta cùng nhau ôn lại lịch sử và tìm hiểu
ý nghĩa thâm trầm của ngày lễ trọng đại này.
Ðức Phật Thích Ca đản sanh tại vườn Lâm Tỳ Ni
thuộc xứ Ca Tỳ La Vệ, được gọi là Thái tử Tất Ðạt Ða (hay Sĩ Ðạt Tha), con của
đức vua Tịnh Phạn và Hoàng hậu Ma Gia.
Ngài lớn lên trong hoàng cung, vâng lệnh song
thân lập gia đình với Công chúa Gia Du Ðà La, và hạ sanh Thái tử La Hầu
La. Trong các chuyến xuất cung du ngoạn ngoại thành, Ngài chứng kiến các
cảnh: sanh, lão, bệnh, tử trong nhân gian. Từ đó, Ngài luôn luôn
trầm tư mặc tưởng, muốn tìm phương tự độ và cứu giúp chúng sanh thoát khỏi cảnh
trầm luân sanh tử, cho nên Ngài lìa bỏ hoàng cung, lên đường tìm đạo giải
thoát. Sau 6 năm tu khổ hạnh ở chốn rừng già, và 49 ngày đêm ngồi thiền
định dưới cội cây bồ đề, tâm trí thanh tịnh, Ngài hoát nhiên giác ngộ, thành
Phật, thành bậc vô thượng chánh đẳng chánh giác, vào năm Ngài được 35
tuổi. Sau đó, Ngài đi khắp nơi thuyết pháp, đem chân lý giác ngộ giải
thoát giảng dạy cho mọi người trong 45 năm ròng rã, và Ngài thị tịch, nhập niết
bàn, năm 80 tuổi tại khu rừng ta la song thọ.
Toàn bộ lịch sử của Ðức Phật Thích Ca từ ngày
đản sanh, đến thành đạo và nhập niết bàn, cũng như toàn bộ giáo lý của Phật
giáo, không phân biệt tông phái, nêu lên những điểm quan trọng như
sau:
1) Mọi người trên thế
gian đều có thể trở thành một vị Phật, một bậc sáng suốt giác ngộ, không phân
biệt dân tộc, nam nữ, xuất xứ, đẳng cấp, trẻ già, thời đại, đã có gia đình hay
chưa, nếu người đó biết phát tâm tìm hiểu và tu tập theo đúng Chánh pháp, theo
đúng bản đồ tu học. Do đó, có hằng hà sa số các vị Phật, từ quá khứ, đến
hiện tại và vị lai, chứ không phải chỉ có một vị Phật duy nhất làm giáo chủ là
Ðức Phật Thích Ca, còn tất cả các loài chúng sanh khác đều phải thờ lạy theo
tinh thần van xin, cầu khẩn một cách tiêu cực.
Đây chính là điểm nổi bậc của giáo lý đạo Phật
vậy.
2) Ðức Phật không phải là vị thần linh hay thượng đế tưởng tượng chuyên ban phước ra ơn hay giáng họa trừng phạt. Cho nên những ai cúng kiến, tin tưởng, thờ lạy Ðức Phật theo tinh thần van xin, cầu khẩn một cách tiêu cực, dù ở chùa hay ở nhà, đều không đạt được những ước muốn như ý. Bởi vậy, cúng kiến nhiều thì buồn phiền nhiều, tin tưởng nhiều thì thất vọng nhiều, xin xỏ nhiều đau khổ nhiều. Trái lại, những người sống đúng theo tinh thần những lời dạy của Ðức Phật, dù tại gia hay xuất gia, dù có thờ lạy Ðức Phật hay không, cũng đều được an lạc và hạnh phúc hiện thời, giác ngộ và giải thoát mai sau.
Đây chính là điểm chí công vô tư của giáo lý
đạo Phật vậy.
3) Từ trước thời Ðức
Phật xuất hiện trên thế gian này, cuộc đời vẫn thường đầy dẫy những sự đau khổ,
bất trắc, đấu tranh, lừa đảo, chứ không phải chỉ có thời hiện tại mà
thôi. Do đó, giáo lý của đạo Phật thường được ví như chiếc thuyền, gọi là
thuyền bát nhã, tức là thuyền từ bi & trí tuệ, giúp đỡ con người
vượt qua bể khổ, sông mê, lướt qua bát phong của cuộc đời, đến bến bờ giác ngộ
và giải thoát. Ðức Phật vẫn sống ngay trên thế gian này, vẫn gặp bao
nhiêu khổ nạn của cuộc đời, nhưng tâm trí của Ngài vẫn an nhiên tự tại, không
cần phải đợi đến lúc về tây phương cực lạc hay thăng lên thiên đàng!
Ðây chính là cốt tủy
của giáo lý đạo Phật vậy.
4) Ðạo Phật là một tôn giáo, cho nên cũng có những hình thức cúng
kiến, lễ lạy, cầu nguyện, cốt để giúp đỡ những người đang đau khổ trên thế gian
này tìm đến với đạo, trong những bước ban đầu. Nếu như con người, dù tại
gia hay xuất gia, đến với đạo Phật nhưng chỉ biết những hình thức cúng kiến, lễ
lạy, cầu nguyện mà thôi, cứ đứng ở đó bao nhiêu năm trời, cho rằng như vậy là
đủ rồi, không chịu bước thêm bước nữa, thì đau khổ vẫn hoàn khổ đau, có khác
chi bao nhiêu người khác đâu? Bước đó chính là: phát tâm học hỏi, tìm hiểu
Chánh pháp, xem Ðức Phật dạy những gì, để có thể áp dụng trong cuộc sống thực
tế hằng ngày, đạt an lạc và hạnh phúc, thêm nữa đạt được: giác ngộ và giải
thoát.
Ðây chính là chánh
kiến và chánh tín của giáo lý đạo Phật vậy.
5) Các buổi lễ của Phật giáo, quan trọng nhứt là Lễ Phật Ðản, đều
nhằm mục đích dẫn dắt con người đến với đạo, xoa dịu bớt những nỗi khổ đau của
cuộc đời. Và mục đích quan trọng hơn hết là: Hãy bước vào cửa
đạo, chứ không phải chỉ bước vào cửa chùa rồi thôi, hay vẫn cứ đi
lang thang, lòng vòng bên ngoài, bằng lòng với các hình thức cúng kiến, lễ lạy,
các buổi văn nghệ xổ số, các cuộc hành hương thương mại, các cuộc vận động in
sách cầu vãng sanh lưu xá lợi, kêu gọi đóng góp tạo chùa to tượng lớn, mà không
quan tâm việc tu học, không lo việc tu tâm dưỡng tánh, không biết đến Chánh
pháp là gì?
Bước vào cửa đạo nghĩa là: phải biết tu học theo lời Ðức Phật dạy trong các kinh
sách, để đạt giác ngộ và giải thoát, chứ không phải là: không chịu học hỏi, chỉ
biết tu mù, bảo sao làm vậy, nói sao nghe vậy, người trước làm sao, người sau y
vậy, chẳng hiểu ý nghĩa, nhiều điều hết sức, mê tín dị đoan!
Ðây chính là mục đích cứu cánh của giáo lý đạo
Phật vậy. []
Tỳ-Khưu Thích-Chân-Tuệ
Ban Biên-Tập Phật-Học Tịnh-Quang Canada
Ý Nghĩa Chuyện
Bà Lão Cúng Đèn Thời Đức Phật
Thời đức Phật còn tại thế, có một bà lão nghèo khổ, ăn xin độ nhật. Bà lão ăn xin vì hoàn cảnh nghèo khó, hằng ngày chỉ biết lo miếng ăn, nên chưa bao giờ gặp được đức Phật. Tuy thế, bà lão vẫn âm thầm ngưỡng mộ, quí kính đức Phật.
Một hôm, có lễ hội cúng dường Phật và chư Tăng, từ hàng Phật tử tại gia giàu sang, quyền thế, cho đến những người có thiện tâm đều nô nức trẩy hội. Ngày hội gần đến, gần xa nô nức kéo về tịnh xá Kỳ Viên.
Lúc nầy, bà lão nghĩ rằng: Một đời mình đói khổ, lại già nua, sắp hết tuổi trời, nếu hội này không gặp Phật thì không bao giờ được gặp Ngài. Nghĩ như thế, bà lão vừa lần hồi xin ăn dọc đường, vừa đến gần Kỳ Viên tịnh xá, nơi đức Phật và chư Tăng đang trú ngụ.
Khi đến gần Kỳ Viên, một cảnh tượng huy hoàng, tráng lệ chưa từng thấy, ngựa xe chen chúc, đủ mọi hạng người nêm cứng những con đường về tinh xá. Dọc trên những con đường đó, hoa kết, đèn treo để cúng dường đức Phật và chư Tăng. Những ngọn đèn sơn son thếp vàng rực rỡ của hạng vua quan đại thần, bên cạnh những ngọn đèn nhỏ hơn của hàng thứ dân dâng cúng. Đủ thứ loại ngọn đèn sáng trưng, màu sắc chói cả mắt người qua lại.
Bà lão tự nghĩ mình chỉ có khả năng cúng dường Phật Pháp Tăng một ngọn đèn nhỏ nhoi, không cầu gì cho riêng mình cả, nhưng tâm nguyện rằng: Ngài là đấng Thế Tôn, là bậc đại từ đại bi, có thể đem Pháp cam lồ giúp chúng sanh thoát khỏi sanh tử luân hồi. Hạnh nguyện cao thượng với bồ đề tâm “vì người không vì mình” của bà lão, được đức Phật chứng tri.
Thế rồi, bà lão dốc hết cả gia tài chỉ được 2 xu, để mua cây đèn nhỏ và dầu thắp. Bà lão hướng về Kỳ Viên tịnh xá, hướng về đức Phật đảnh lễ, mong đức Phật chứng tri cho tấm lòng thanh tịnh và thành kính đã phát nguyện.
Ba ngày đêm trôi qua, những tràng hoa héo rủ, những ngọn đèn lần lượt cạn dầu rồi tắt ngúm. Chỉ riêng ngọn đèn nhỏ của bà lão nghèo ăn xin vẫn còn cháy sáng. Hiện tượng đó thật kỳ lạ, nên mọi nguời truyền nhau đi xem, ai cũng cho rằng đó là điều hy hữu, xưa nay chưa từng thấy. Một thí chủ giàu sang đến thưa hỏi đức Phật: Tại sao ngọn đèn nhỏ, ít dầu kia vẫn còn cháy sáng?
Đức Phật dạy rằng: Vì đó là ngọn đèn của một thí chủ, tuy nghèo khó, nhưng tâm kính trọng Phật Pháp Tăng và hạnh nguyện cao thượng vượt bực mà cúng đèn.
Tâm của bà lão chỉ cầu mong ánh sáng từ bi và trí tuệ soi sáng đến muôn loài. Vì tâm thành hiền lương thanh tịnh cao tột đó, nên ngọn đèn Phật tâm Phật tánh hiển hiện của bà lão vẫn còn sáng mãi không tắt. Những ngọn đèn khác tuy sang trọng hơn, lớn hơn, nhưng do tâm chúng sanh phàm phu ích kỷ, vì tư lợi mà dâng cúng, và lòng tham mong cầu riêng cho bản thân. Tất cả chỉ cháy sáng trong một thời gian ngắn rồi cũng đều lịm tắt.
Suy Ngẫm:
Thời đức Phật còn tại thế, có một bà lão nghèo khổ, ăn xin độ nhật. Bà lão ăn xin vì hoàn cảnh nghèo khó, hằng ngày chỉ biết lo miếng ăn, nên chưa bao giờ gặp được đức Phật. Tuy thế, bà lão vẫn âm thầm ngưỡng mộ, quí kính đức Phật.
Một hôm, có lễ hội cúng dường Phật và chư Tăng, từ hàng Phật tử tại gia giàu sang, quyền thế, cho đến những người có thiện tâm đều nô nức trẩy hội. Ngày hội gần đến, gần xa nô nức kéo về tịnh xá Kỳ Viên.
Lúc nầy, bà lão nghĩ rằng: Một đời mình đói khổ, lại già nua, sắp hết tuổi trời, nếu hội này không gặp Phật thì không bao giờ được gặp Ngài. Nghĩ như thế, bà lão vừa lần hồi xin ăn dọc đường, vừa đến gần Kỳ Viên tịnh xá, nơi đức Phật và chư Tăng đang trú ngụ.
Khi đến gần Kỳ Viên, một cảnh tượng huy hoàng, tráng lệ chưa từng thấy, ngựa xe chen chúc, đủ mọi hạng người nêm cứng những con đường về tinh xá. Dọc trên những con đường đó, hoa kết, đèn treo để cúng dường đức Phật và chư Tăng. Những ngọn đèn sơn son thếp vàng rực rỡ của hạng vua quan đại thần, bên cạnh những ngọn đèn nhỏ hơn của hàng thứ dân dâng cúng. Đủ thứ loại ngọn đèn sáng trưng, màu sắc chói cả mắt người qua lại.
Bà lão tự nghĩ mình chỉ có khả năng cúng dường Phật Pháp Tăng một ngọn đèn nhỏ nhoi, không cầu gì cho riêng mình cả, nhưng tâm nguyện rằng: Ngài là đấng Thế Tôn, là bậc đại từ đại bi, có thể đem Pháp cam lồ giúp chúng sanh thoát khỏi sanh tử luân hồi. Hạnh nguyện cao thượng với bồ đề tâm “vì người không vì mình” của bà lão, được đức Phật chứng tri.
Thế rồi, bà lão dốc hết cả gia tài chỉ được 2 xu, để mua cây đèn nhỏ và dầu thắp. Bà lão hướng về Kỳ Viên tịnh xá, hướng về đức Phật đảnh lễ, mong đức Phật chứng tri cho tấm lòng thanh tịnh và thành kính đã phát nguyện.
Ba ngày đêm trôi qua, những tràng hoa héo rủ, những ngọn đèn lần lượt cạn dầu rồi tắt ngúm. Chỉ riêng ngọn đèn nhỏ của bà lão nghèo ăn xin vẫn còn cháy sáng. Hiện tượng đó thật kỳ lạ, nên mọi nguời truyền nhau đi xem, ai cũng cho rằng đó là điều hy hữu, xưa nay chưa từng thấy. Một thí chủ giàu sang đến thưa hỏi đức Phật: Tại sao ngọn đèn nhỏ, ít dầu kia vẫn còn cháy sáng?
Đức Phật dạy rằng: Vì đó là ngọn đèn của một thí chủ, tuy nghèo khó, nhưng tâm kính trọng Phật Pháp Tăng và hạnh nguyện cao thượng vượt bực mà cúng đèn.
Tâm của bà lão chỉ cầu mong ánh sáng từ bi và trí tuệ soi sáng đến muôn loài. Vì tâm thành hiền lương thanh tịnh cao tột đó, nên ngọn đèn Phật tâm Phật tánh hiển hiện của bà lão vẫn còn sáng mãi không tắt. Những ngọn đèn khác tuy sang trọng hơn, lớn hơn, nhưng do tâm chúng sanh phàm phu ích kỷ, vì tư lợi mà dâng cúng, và lòng tham mong cầu riêng cho bản thân. Tất cả chỉ cháy sáng trong một thời gian ngắn rồi cũng đều lịm tắt.
Suy Ngẫm:
Suy Ngẫm:
Có hai loại ngọn đèn:
1. Ngọn đèn trí tuệ: tượng trưng
"Phật tâm Phật tánh" sáng suốt của mỗi con người ai cũng có sẵn, bình
đẳng, không có biệt trừ. Chỉ có phàm phu mới có tâm phân biệt giai cấp,
sang hèn, hơn thua, so đo, nên sanh phiền não. Ý nghĩa cúng đèn với bản tâm
thanh tịnh, mồi ánh sáng trí tuệ từ ngọn đuốc Phật Pháp. Ngoài ra, không cầu
xin gì riêng cho cái tôi (bản ngã), không đòi hỏi Chư Phật phải ban cho mình gì
cả và cũng không tính toán hơn thua danh lợi. Đó mới là tấm lòng cúng dường
Phật Pháp trong sáng thanh tịnh, vì người không vì riêng cá nhân mình, gia đình
mình (gọi là cúng dường ba la mật), cho nên tương ưng với tâm của Chư Phật và
Chư Bồ tát. Ngọn đèn công đức, đầy đủ từ bi trí tuệ đó cháy mãi với thời gian.
2. Ngọn đèn thế tục: tượng trưng sự giàu
có phô trương, mặc dù nhiều dầu, sang trọng, mắc tiền, nhưng có lúc cũng phải
cạn và lịm tắt dần. Ví như của cải sang giàu, phước báu, nhưng khi hưởng hết,
hoặc cuối cuộc đời rồi cũng phải buông xuôi, mất đi tất cả theo luật vô thường.
Con người thế gian khi cúng đèn với tâm cầu xin hưởng phước, đòi hỏi nhiều việc
từ nơi Chư Phật, Chư Bồ tát, cầu mong được giàu sang an nhàn (cúng dường cầu
danh lợi) cho riêng bản thân, thì chỉ được phước hữu lậu trong thời gian ngắn
ngủi. Đèn thế tục còn lắm phiền não, tham lam và ích kỷ thì không thể cháy sáng
lâu dài được. Đó là những phước báo rất ít ỏi khiến cho con người trôi lăn mãi
trong luân hồi lục đạo.
Người tu học đạo phải
trải lòng cao thượng rộng lớn, Từ Bi Hỷ Xả, trong khi cúng dường hoa, trái,
nhang, đèn, nên phát tâm cầu giác ngộ Chánh Pháp hiện đời cho mình và cho tất
cả chúng sanh, đều thành Phật đạo. Tu tâm sửa tánh, không khinh người, giúp đời
hành thiện, tha thứ bao dung. Đó là hạnh nguyện đúng chánh pháp của người phát
tâm tu theo Phật, hành Bồ Tát đạo. [ ]
CỨU
KÍNH CỦA ĐẠO PHẬT
Tỳ Khưu Thích Chân Tuệ
Trong
Kinh Ðại Bát Niết Bàn, Ðức Phật có dạy: "Chư ác mạc tác. Chúng thiện phụng
hành. Tự tịnh kỳ ý. Thị chư Phật giáo". Nghĩa là chúng ta không làm tất cả
các việc bất thiện, không làm những việc ác, tránh những việc tổn người hại
vật, cố gắng làm tất cả những việc thiện, những việc ích lợi cho người khác,
nhưng đừng ghi nhớ, đừng chấp chặt vào những việc ích lợi đã làm, thì tâm ý của
chúng ta sẽ được thanh tịnh. Ðó là tu tâm
dưỡng tính, đó là điều cốt yếu chư Phật mười phương ba đời muốn dạy như vậy.
Thí dụ chúng ta đã làm những việc ích lợi cho bất cứ ai mà chấp chặt vào đó thì tâm của chúng ta sẽ bực dọc, bất an khi không được ai khen tặng hoặc không được ai đáp ứng như ý.
Nếu như quên đi những việc thiện đã làm, giúp đỡ người với tâm "thi ân bất cầu báo đáp", thì chúng ta sẽ yên ổn, bình an, tâm của chúng ta sẽ không loạn động, không bực bội khi gặp phải người vô ơn. Trong Kinh Pháp Bảo Ðàn, Lục Tổ Huệ Năng dạy rằng: "Trong tâm khiêm tốn là công. Ngoài hành lễ phép là đức". Hay: "Nội cần khắc niệm chi công. Ngoại hoằng bất tranh chi đức".
Nghĩa là "bên trong" chúng ta phải chuyên cần vận nội lực loại trừ những tâm niệm kiêu ngạo, tật đố, ngã mạn, ganh tị, đố kỵ, khen mình khinh người, để đạt được tâm niệm khiêm tốn, hạ mình, nhún nhường, tùy hỷ công đức.
Ðồng thời, chúng ta cũng phải vận nội công để khắc phục các tạp niệm, để tâm không còn có các vọng tưởng.
Mỗi khi tạp niệm, vọng tưởng khởi lên, chúng ta liền giác ngộ, liền nhận biết và dừng ngay, không tiếp tục theo dòng tâm thức, đi lang thang từ đông sang tây, từ quá khứ đến hiện tại và vị lai, từ chuyện này đến chuyện khác. Như vậy chúng ta có được "công".
Ðiều quan trọng cần biết là: chúng ta đừng sợ có vọng tưởng, tạp niệm khởi lên trong tâm thức. Ai ai cũng có vọng tưởng và tạp niệm.
Chỉ sợ chúng ta không giác ngộ, không nhận biết kịp thời, nên bị vọng tưởng, tạp niệm lôi cuốn, đi lang thang làm khách phong trần, quên mất cố hương, từ bao nhiêu đời, bao nhiêu kiếp.
Khi dong ruổi theo các vọng tưởng, tạp niệm như vậy, tâm của chúng ta sẽ loạn động với thất tình lục dục, tức là quên mất "bản tâm thanh tịnh" sẵn có của chúng ta.
Còn "bên ngoài" chúng ta thực hành lễ phép, cung kính, tôn trọng tất cả mọi người, bởi vì mọi người ai ai cũng có "Chân Tâm Phật Tính" như nhau, mọi người ai ai cũng có ưu điểm để chúng ta học hỏi, noi theo, không phân biệt, không thành kiến, không kỳ thị, không tranh cãi, không hơn thua, không thị phi, không ỷ mình là kẻ trên người trước, kẻ có nhiều công lao, kẻ có nhiều tài năng, kẻ làm được nhiều việc không ai bằng. Như vậy chúng ta được nhiều người thương mến, gần gũi. Như vậy chúng ta có được "đức".
Thí dụ chúng ta đã làm những việc ích lợi cho bất cứ ai mà chấp chặt vào đó thì tâm của chúng ta sẽ bực dọc, bất an khi không được ai khen tặng hoặc không được ai đáp ứng như ý.
Nếu như quên đi những việc thiện đã làm, giúp đỡ người với tâm "thi ân bất cầu báo đáp", thì chúng ta sẽ yên ổn, bình an, tâm của chúng ta sẽ không loạn động, không bực bội khi gặp phải người vô ơn. Trong Kinh Pháp Bảo Ðàn, Lục Tổ Huệ Năng dạy rằng: "Trong tâm khiêm tốn là công. Ngoài hành lễ phép là đức". Hay: "Nội cần khắc niệm chi công. Ngoại hoằng bất tranh chi đức".
Nghĩa là "bên trong" chúng ta phải chuyên cần vận nội lực loại trừ những tâm niệm kiêu ngạo, tật đố, ngã mạn, ganh tị, đố kỵ, khen mình khinh người, để đạt được tâm niệm khiêm tốn, hạ mình, nhún nhường, tùy hỷ công đức.
Ðồng thời, chúng ta cũng phải vận nội công để khắc phục các tạp niệm, để tâm không còn có các vọng tưởng.
Mỗi khi tạp niệm, vọng tưởng khởi lên, chúng ta liền giác ngộ, liền nhận biết và dừng ngay, không tiếp tục theo dòng tâm thức, đi lang thang từ đông sang tây, từ quá khứ đến hiện tại và vị lai, từ chuyện này đến chuyện khác. Như vậy chúng ta có được "công".
Ðiều quan trọng cần biết là: chúng ta đừng sợ có vọng tưởng, tạp niệm khởi lên trong tâm thức. Ai ai cũng có vọng tưởng và tạp niệm.
Chỉ sợ chúng ta không giác ngộ, không nhận biết kịp thời, nên bị vọng tưởng, tạp niệm lôi cuốn, đi lang thang làm khách phong trần, quên mất cố hương, từ bao nhiêu đời, bao nhiêu kiếp.
Khi dong ruổi theo các vọng tưởng, tạp niệm như vậy, tâm của chúng ta sẽ loạn động với thất tình lục dục, tức là quên mất "bản tâm thanh tịnh" sẵn có của chúng ta.
Còn "bên ngoài" chúng ta thực hành lễ phép, cung kính, tôn trọng tất cả mọi người, bởi vì mọi người ai ai cũng có "Chân Tâm Phật Tính" như nhau, mọi người ai ai cũng có ưu điểm để chúng ta học hỏi, noi theo, không phân biệt, không thành kiến, không kỳ thị, không tranh cãi, không hơn thua, không thị phi, không ỷ mình là kẻ trên người trước, kẻ có nhiều công lao, kẻ có nhiều tài năng, kẻ làm được nhiều việc không ai bằng. Như vậy chúng ta được nhiều người thương mến, gần gũi. Như vậy chúng ta có được "đức".
Thêm nữa, người Phật Tử muốn có công đức thì bên
trong không có tâm chấp ngã, tâm chấp pháp, nói chung là tâm cố chấp; bên ngoài
hành động luôn luôn ngay thẳng, bình đẳng, công minh, chính trực.
Hãy phát tâm tìm học kinh điển, biết đúng Chính Pháp mà hành theo, tránh chuyện tu mù, tu mò, để khỏi lạc sang tà giáo, ngoại đạo. Công đức là ở "Pháp Thân", phát sinh trí tuệ bát nhã, không do tu phúc, không do làm những việc phúc thiện mà được.
Chúng ta ngày nay cũng hay lầm lẫn cho rằng lập chùa, giúp chư tăng tu học, bố thí, cúng dường, làm Phật sự, đi chùa lạy Phật là được nhiều công đức và tự hào rằng mình làm vô lượng vô biên công đức, cần phải được tán thán, rồi chờ đến ngày được vãng sinh về cõi tây phương cực lạc quốc của Ðức Phật A Di Ðà!
Trong Kinh A Di Ðà, Ðức Phật dạy rất rõ ràng cõi Tây phương cực lạc là nơi chỉ có các bậc bồ tát "nhứt sinh bổ xứ", tức là các bực "thượng thiện nhơn" sắp thành Phật, những người hiền thiện bậc thượng, gặp gỡ nhau mà thôi.
Những người còn đầy dẫy tham sân si, đầy dẫy nghiệp chướng, đầy dẫy phiền não thì nhứt định không thể nào đạt được cảnh giới đó. Không thể chỉ lấy có một chút ít thiện căn phúc đức làm nhân duyên, để cầu nguyện về cõi cực lạc đó được.
Ví như người đeo nặng qua sông thì phải chìm, không thể nổi được. Chứ không phải Ðức Phật A Di Ðà không có lòng từ bi cứu độ chúng ta.
Chư Phật có tâm đại từ đại bi muốn cứu độ chúng ta, nên chỉ dạy các pháp môn tu học, các phương pháp, để chúng ta noi theo đó mà tự mình tu tập, để tự được cảnh giới an lạc và hạnh phúc hiện đời và vãng sinh mai sau.
Có người quan niệm "đới nghiệp vãng sinh", nghĩa là con người vẫn còn mang nghiệp chướng, nhưng nhờ biết niệm Phật A Di Ðà, nên được Ngài thương xót cho vãng sinh về cõi tây phương cực lạc, rồi tu tiếp sướng hơn.
Ðiều này có vẻ "phe đảng" cũng như quan niệm cứ chấp nhận rước thượng đế vào lòng thì sẽ được thượng đế cho về thiên đàng, hưởng phúc đời đời, không cần biết đó là người như thế nào!
Thực ra, đạo Phật không có dạy như vậy. Nếu thực sự muốn tu cho thành người tốt, thì chúng ta hãy tu ngay ở cõi đời này, đừng hẹn. Còn mang nghiệp chướng nặng nề, tham giận kiêu căng, si mê lầm lạc, nếu về tây phương, chỉ làm nơi đó ô uế mà thôi.
Dù có được về bên đó chăng nữa, không thấy thích hợp, cũng sẽ đòi về trở lại mà thôi!
Sống với những người thế tục, chúng ta mới cần phải tu, mới có cơ hội để tu. Chứ về bên đó gặp toàn người tốt thì đâu cần phải tu nữa.
Cũng như người còn nhiều phiền não quá, nhiều nghiệp chướng quá, dù có được đưa vào chùa ở, mà không quyết tâm trì chí, cũng khó mà tu được, có ngày cũng xuất, nếu không xuất thì sẽ gây biết bao nhiêu việc đáng tiếc cho cảnh thiền môn!
Trong Kinh A Di Ðà, Ðức Phật cũng dạy nếu có thiện nam, thiện nữ nào nghe được danh hiệu Phật A Di Ðà, luôn luôn trì giữ danh hiệu đó trong tâm trí, lúc nào cũng niệm Phật, nhớ nghĩ tới Phật, trong một ngày, hai ngày, ba ngày, bốn ngày, năm ngày, sáu ngày, cho đến bảy ngày, đạt được tâm yên không loạn.
Khi thọ mệnh hết, người như vậy giữ gìn được tâm không điên đảo, tức thời được vãng sinh cõi nước tây phương cực lạc của Ðức Phật A Di Ðà. Tại sao vậy?
Bởi vì khi tâm của người đó luôn luôn niệm Phật, không còn lăng xăng, lộn xộn, không còn loạn động vì các việc đối đãi thị phi, hơn thua, tốt xấu, cho nên cảm ứng được cảnh giới tịnh độ của Ðức Phật A Di Ðà vậy.
Nói cách khác, tâm của người đó thấy mọi sự đúng như thực, thấy mọi việc không còn điên đảo, gọi là "tâm bất điên đảo", cho nên người đó thấy được "Tự Tính Di Ðà, Duy Tâm Tịnh Ðộ".
Nghĩa là nhờ tâm được thanh tịnh, bất loạn động, bất điên đảo, cho nên người đó thấy được "Phật Tính", tức là "Pháp Vô Sinh", không còn sinh tử luân hồi, tức đắc vãng sinh tây phương cực lạc.
Nếu còn nghiệp chướng nặng nề, tham giận kiêu căng, si mê lầm lạc, nghĩa là tâm còn điên đảo, tâm còn loạn động, làm sao vãng sinh được mà mong cầu!
Cõi tây phương cực lạc hay cõi thiên đàng là cảnh giới "bất tùy phân biệt", bình đẳng tuyệt đối, chí công vô tư, làm gì còn chia giai cấp có chín phẩm, ba hạng, thượng trung hạ, như con người tưởng tượng cho thêm lộn xộn và phức tạp! Không thể lấy tâm lượng phàm phu xét cảnh giới bồ tát! Như vậy, cốt tủy của đạo Phật, không phải là van xin cầu nguyện, cúng kiến lễ lạy cho nhiều, mà chính là lúc nào cũng nhớ nghĩ tới hạnh nguyện của chư Phật, nói lời như Phật dạy, hành động như Phật dạy, luôn luôn giữ gìn tâm ý thanh tịnh, bình an, yên tĩnh, không loạn động, không điên đảo.
Ðược như vậy, tam nghiệp hằng thanh tịnh, chúng ta vừa có phúc đức vừa có công đức đầy đủ, phúc tuệ trang nghiêm, tùy tâm mãn nguyện. Kinh sách có câu: "Phúc Tuệ Lưỡng Toàn Phương Tác Phật". Cứu kính của đạo Phật chính là nghĩa đó vậy.
Hãy phát tâm tìm học kinh điển, biết đúng Chính Pháp mà hành theo, tránh chuyện tu mù, tu mò, để khỏi lạc sang tà giáo, ngoại đạo. Công đức là ở "Pháp Thân", phát sinh trí tuệ bát nhã, không do tu phúc, không do làm những việc phúc thiện mà được.
Chúng ta ngày nay cũng hay lầm lẫn cho rằng lập chùa, giúp chư tăng tu học, bố thí, cúng dường, làm Phật sự, đi chùa lạy Phật là được nhiều công đức và tự hào rằng mình làm vô lượng vô biên công đức, cần phải được tán thán, rồi chờ đến ngày được vãng sinh về cõi tây phương cực lạc quốc của Ðức Phật A Di Ðà!
Trong Kinh A Di Ðà, Ðức Phật dạy rất rõ ràng cõi Tây phương cực lạc là nơi chỉ có các bậc bồ tát "nhứt sinh bổ xứ", tức là các bực "thượng thiện nhơn" sắp thành Phật, những người hiền thiện bậc thượng, gặp gỡ nhau mà thôi.
Những người còn đầy dẫy tham sân si, đầy dẫy nghiệp chướng, đầy dẫy phiền não thì nhứt định không thể nào đạt được cảnh giới đó. Không thể chỉ lấy có một chút ít thiện căn phúc đức làm nhân duyên, để cầu nguyện về cõi cực lạc đó được.
Ví như người đeo nặng qua sông thì phải chìm, không thể nổi được. Chứ không phải Ðức Phật A Di Ðà không có lòng từ bi cứu độ chúng ta.
Chư Phật có tâm đại từ đại bi muốn cứu độ chúng ta, nên chỉ dạy các pháp môn tu học, các phương pháp, để chúng ta noi theo đó mà tự mình tu tập, để tự được cảnh giới an lạc và hạnh phúc hiện đời và vãng sinh mai sau.
Có người quan niệm "đới nghiệp vãng sinh", nghĩa là con người vẫn còn mang nghiệp chướng, nhưng nhờ biết niệm Phật A Di Ðà, nên được Ngài thương xót cho vãng sinh về cõi tây phương cực lạc, rồi tu tiếp sướng hơn.
Ðiều này có vẻ "phe đảng" cũng như quan niệm cứ chấp nhận rước thượng đế vào lòng thì sẽ được thượng đế cho về thiên đàng, hưởng phúc đời đời, không cần biết đó là người như thế nào!
Thực ra, đạo Phật không có dạy như vậy. Nếu thực sự muốn tu cho thành người tốt, thì chúng ta hãy tu ngay ở cõi đời này, đừng hẹn. Còn mang nghiệp chướng nặng nề, tham giận kiêu căng, si mê lầm lạc, nếu về tây phương, chỉ làm nơi đó ô uế mà thôi.
Dù có được về bên đó chăng nữa, không thấy thích hợp, cũng sẽ đòi về trở lại mà thôi!
Sống với những người thế tục, chúng ta mới cần phải tu, mới có cơ hội để tu. Chứ về bên đó gặp toàn người tốt thì đâu cần phải tu nữa.
Cũng như người còn nhiều phiền não quá, nhiều nghiệp chướng quá, dù có được đưa vào chùa ở, mà không quyết tâm trì chí, cũng khó mà tu được, có ngày cũng xuất, nếu không xuất thì sẽ gây biết bao nhiêu việc đáng tiếc cho cảnh thiền môn!
Trong Kinh A Di Ðà, Ðức Phật cũng dạy nếu có thiện nam, thiện nữ nào nghe được danh hiệu Phật A Di Ðà, luôn luôn trì giữ danh hiệu đó trong tâm trí, lúc nào cũng niệm Phật, nhớ nghĩ tới Phật, trong một ngày, hai ngày, ba ngày, bốn ngày, năm ngày, sáu ngày, cho đến bảy ngày, đạt được tâm yên không loạn.
Khi thọ mệnh hết, người như vậy giữ gìn được tâm không điên đảo, tức thời được vãng sinh cõi nước tây phương cực lạc của Ðức Phật A Di Ðà. Tại sao vậy?
Bởi vì khi tâm của người đó luôn luôn niệm Phật, không còn lăng xăng, lộn xộn, không còn loạn động vì các việc đối đãi thị phi, hơn thua, tốt xấu, cho nên cảm ứng được cảnh giới tịnh độ của Ðức Phật A Di Ðà vậy.
Nói cách khác, tâm của người đó thấy mọi sự đúng như thực, thấy mọi việc không còn điên đảo, gọi là "tâm bất điên đảo", cho nên người đó thấy được "Tự Tính Di Ðà, Duy Tâm Tịnh Ðộ".
Nghĩa là nhờ tâm được thanh tịnh, bất loạn động, bất điên đảo, cho nên người đó thấy được "Phật Tính", tức là "Pháp Vô Sinh", không còn sinh tử luân hồi, tức đắc vãng sinh tây phương cực lạc.
Nếu còn nghiệp chướng nặng nề, tham giận kiêu căng, si mê lầm lạc, nghĩa là tâm còn điên đảo, tâm còn loạn động, làm sao vãng sinh được mà mong cầu!
Cõi tây phương cực lạc hay cõi thiên đàng là cảnh giới "bất tùy phân biệt", bình đẳng tuyệt đối, chí công vô tư, làm gì còn chia giai cấp có chín phẩm, ba hạng, thượng trung hạ, như con người tưởng tượng cho thêm lộn xộn và phức tạp! Không thể lấy tâm lượng phàm phu xét cảnh giới bồ tát! Như vậy, cốt tủy của đạo Phật, không phải là van xin cầu nguyện, cúng kiến lễ lạy cho nhiều, mà chính là lúc nào cũng nhớ nghĩ tới hạnh nguyện của chư Phật, nói lời như Phật dạy, hành động như Phật dạy, luôn luôn giữ gìn tâm ý thanh tịnh, bình an, yên tĩnh, không loạn động, không điên đảo.
Ðược như vậy, tam nghiệp hằng thanh tịnh, chúng ta vừa có phúc đức vừa có công đức đầy đủ, phúc tuệ trang nghiêm, tùy tâm mãn nguyện. Kinh sách có câu: "Phúc Tuệ Lưỡng Toàn Phương Tác Phật". Cứu kính của đạo Phật chính là nghĩa đó vậy.
- Thế nào là cuộc
sống có ý nghĩa?
TK Thích Chân Tuệ
.1) Sống lợi mình lợi người là cuộc sống có ý nghĩa.
.2) Sống không ưu tư, không phiền não trong mọi hoàn cảnh là cuộc sống có ý nghĩa.
.3) Sống trong tỉnh thức là cuộc sống có ý nghĩa.
TK Thích Chân Tuệ
.1) Sống lợi mình lợi người là cuộc sống có ý nghĩa.
.2) Sống không ưu tư, không phiền não trong mọi hoàn cảnh là cuộc sống có ý nghĩa.
.3) Sống trong tỉnh thức là cuộc sống có ý nghĩa.
.4) Sống
trong an lạc và hạnh phúc là cuộc sống có ý nghĩa.
.5) Sống an trú trong hiện tại là cuộc sống có ý nghĩa.
.5) Sống an trú trong hiện tại là cuộc sống có ý nghĩa.
.6) Sống
trong giác ngộ và giải thoát là cuộc sống có ý nghĩa.
- Kính mời đọc:
.1) Sống lợi mình lợi người là cuộc sống có ý nghĩa.
Những việc gì mình không muốn người khác làm cho mình, thì mình đừng làm như vậy cho người ta. Chẳng hạn như mình không muốn bị người khác quấy rầy, không muốn đời tư bị bươi móc, thì mình đừng làm như vậy cho người ta. Chẳng hạn như mình không thích bị ai phê bình, chỉ trích, khinh khi, phỉ báng, thì mình đừng vạch lá tìm sâu, bới bèo tìm bọ, viết thư nặc danh, hăm dọa chửi bới người ta. Phải nên biết rằng: gieo nhân nào gặt quả nấy, đong đấu nào nhận đấu nấy!
Những việc gì mình không muốn người khác làm cho mình, thì mình đừng làm như vậy cho người ta. Chẳng hạn như mình không muốn bị người khác quấy rầy, không muốn đời tư bị bươi móc, thì mình đừng làm như vậy cho người ta. Chẳng hạn như mình không thích bị ai phê bình, chỉ trích, khinh khi, phỉ báng, thì mình đừng vạch lá tìm sâu, bới bèo tìm bọ, viết thư nặc danh, hăm dọa chửi bới người ta. Phải nên biết rằng: gieo nhân nào gặt quả nấy, đong đấu nào nhận đấu nấy!
.2) Sống không ưu tư, không phiền não trong mọi hoàn cảnh là cuộc sống có ý nghĩa.
Vì áp lực của cuộc đời thường đè nặng trong tâm tư, chúng ta bị ngoại cảnh chi phối quá nhiều, ngày ăn không ngon, đêm ngủ chẳng yên. Lúc thịnh thì vui, lúc suy thì buồn. Lúc nhục nhã thì bực, lúc danh dự thì khoái. Lúc xưng tán thì thích, lúc phê phán thì quạu. Lúc khổ thì than, lúc hân hoan thì chịu! Nở được nụ cười nhẹ nhàng, vô ưu, trầm tĩnh, trong mọi hoàn cảnh giúp chúng ta sống cuộc đời có ý nghĩa. Nụ cười thương yêu, nụ cười có ý thức bao giờ cũng đẹp đẽ và thường giúp con người sống cuộc đời có ý nghĩa một cách mầu nhiệm khó thể nghĩ bàn.
.3) Sống trong tỉnh thức là cuộc sống có ý nghĩa.
Chúng ta biết mình thực sự là ai, biết mình thực sự
đang làm gì, biết mình thực sự đang nói gì, biết mình thực sự đang nghĩ gì.
Chúng ta thường mang cái áo đời danh lợi, cho nên quên "con người chân
thật" của mình, luôn luôn sống trong ảo tưởng. "Con người chân
thật" là con người luôn luôn sống trong tỉnh thức, kiểm soát được hành
động, lời nói và tư tưởng, không phân biệt nam nữ, giàu nghèo, trình độ, xuất
xứ, đời sống, dân tộc. Sống trong tỉnh thức nghĩa là phải có chánh kiến, theo
chánh tư duy, giữ gìn chánh ngữ, thực hành chánh nghiệp, sống với chánh mạng,
có chánh tinh tiến, luôn luôn chánh niệm, có được chánh định.
.4) Sống trong an lạc và hạnh phúc là cuộc sống có ý nghĩa.
Cuộc sống không dính mắc, không sân hận, không si mê, không phiền não, không chấp chặt, không thành kiến, không kỳ thị, không tranh chấp, không hơn thua, không bon chen, không đua đòi. Khi có người mang lửa đến đốt, chúng ta đừng đưa bổi ra đón, thì sẽ không bị đốt cháy. Nghĩa là nếu bị người chửi mắng, hay khi nhận được thư, dù nặc danh hay chính danh, nặng lời nhục mạ, chúng ta không nổi cơn sân, dù ngoài mặt hay trong lòng, thì chúng ta được bình yên vô sự. Chúng ta không có được những gì mình thích, thì hãy thích những gì mình có. Ðược như vậy, ngày ăn ngon tối ngủ yên, và chắc chắn chúng ta sống cuộc đời an lạc và hạnh phúc.
.5) Sống an trú trong hiện tại là cuộc sống có ý nghĩa.
Chúng ta thường luyến nhớ quá khứ, mơ tưởng tương lai. Sống trong cuộc đời hiện tại, chúng ta nên biết rằng "mình đang sống", đang hít thở không khí, đang ở trong chánh niệm, sống với thiện tâm, sống không tà niệm. Ðược như vậy, tâm của chúng ta như dòng nước trong mát, không vướng bụi trần, không vương phiền não. Bình an dưới thế cho người thiện tâm.
Trong Kinh Kim Cang, Ðức Phật có dạy:
Quá khứ tâm bất khả đắc, hiện tại tâm bất khả đắc,
vị lai tâm bất khả đắc.
Nghĩa là chuyện quá khứ cảm giác đã qua đi, không
nên nhớ nữa, chuyện hiện tại thấy đó rồi mất đó, cảm giác nào rồi cũng qua mau,
không có gì tiếc nuối, chuyện tương lai chưa đến, đừng lo lắng ưu tư phiền
muộn, chỉ khiến cuộc đời thêm phức tạp phiền não mà thôi!
.6) Sống trong giác ngộ và giải thoát là cuộc sống có ý nghĩa.
Chúng ta muốn có cuộc sống ý nghĩa, bình yên, phẳng lặng, an lạc và hạnh phúc, chúng ta phải biết quán sát chân lý, nhận chân lẽ thực, thấy được thực tướng của vạn hữu. Chúng ta muốn có cuộc sống ý nghĩa, thì nên biết rằng, chúng ta sinh ra đời để trả hết các nợ đã vay, đã tạo tác từ nhiều tiền kiếp, đừng tạo thêm nghiệp mới, chấm dứt sinh tử luân hồi, không si mê, không mơ tưởng, không van xin, không mong cầu. Chúng ta phải sáng suốt nhận định rõ ràng: cuộc đời khổ nhiều vui ít.
Cho nên, chấp nhận cuộc đời là chấp nhận: sinh lẫn diệt, còn lẫn mất, được lẫn thua, khen lẫn chê, vui lẫn buồn. Chấp nhận cuộc đời là chấp nhận: có làm có hưởng, có làm có chịu, sinh sự sự sinh, gieo gió gặt bão. Chấp nhận cuộc đời là chấp nhận: nay còn mai mất, nay xấu mai tốt, nay bạn mai thù, chuyển biến không ngừng. Cần phải có thời gian tu tập thực nghiệm lâu dài, cần phải có công phu quán chiếu bền bỉ, cần phải có ý chí mạnh mẽ, nghị lực vững vàng, để chuyển hóa cuộc đời từ phiền muộn, ưu tư, lo âu, sợ hãi, trở thành hoan hỷ, vui vẻ, thanh thản, tự tại. Ðược như vậy, chúng ta sẽ giải thoát khỏi vòng sanh tử luân hồi.
Tỳ-Khưu Thích-Chân-Tuệ
VP. Phật-Học Tịnh-Quang Canada
Trời ơi, tại sao tôi khổ quá vậy nè? Tôi ăn hiền ở lành, tôi
cầu xin van vái hoài, tại sao trời không giúp đỡ gì hết? Còn cái bà hàng xóm
gian ác, chưa bao giờ cầu xin gì cả, mà trời lại giúp bà ta được buôn may bán
đắt, gia đình hạnh phúc, con cái đỗ đạt? Tại sao lại có chuyện bất công quá
vậy, hả trời?
Trong đời sống hằng ngày, không nhiều thì ít, chúng ta đã
từng nghe qua những câu than thở, trách móc "trời"
như vậy, do những người chung quanh nói ra miệng, hoặc cũng có lúc do chính
chúng ta nghĩ thầm như vậy trong bụng. Khi gặp chuyện không may trong cuộc
sống, hay gặp nghịch cảnh trong cuộc đời, hầu như mọi người đều kêu "trời" cứu giúp, nếu như người
đó không theo tôn giáo nào. Hoặc là van xin, khấn vái, cầu nguyện "đấng thiêng liêng" cứu độ, cứu rỗi,
cứu vớt, phù hộ, độ trì cho được tai qua nạn khỏi.
Trên thực tế, có những người cầu nguyện được tai qua nạn
khỏi, có những khi cầu nguyện được tai qua nạn khỏi. Nhưng có biết bao nhiêu
người cầu nguyện, không được tai qua nạn khỏi, biết bao nhiêu khi cầu nguyện,
không được tai qua nạn khỏi. Những lúc cầu nguyện nhưng không được tai qua nạn
khỏi, con người bèn tự an ủi, hoặc nghe người khác giải thích là: Tại vì cầu
nguyện chưa khẩn thiết lắm, chưa chí tâm chí thành lắm, hoặc là lúc đó trời bận
đi cứu giúp người khác, cho nên không nghe lời van vái, lời nguyện cầu của
mình. Lời giải thích có tính cách tiêu cực như
vậy, thực tế chẳng giúp ích gì cho cuộc sống tâm linh của con người. Cầu
nguyện hay van xin chỉ giúp con người cảm thấy được bình an trong nhứt thời đau
khổ mà thôi, chứ không giúp con người thực sự giảm bớt hay thoát ly được phiền
não và khổ đau. Cũng giống như miếng thuốc cao dán, chỉ trị được phần ngoài da,
chứ không dứt trừ được căn bệnh trầm kha. Cuộc sống của con người cứ quanh đi
quẩn lại những chuyện đau khổ khổ đau như vậy nhiều đời nhiều kiếp, không có
lối thoát.Tại sao vậy? Muốn có câu trả lời
chính xác, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu: "Nguyên nhân nào thực sự gây
ra những sự khổ đau trên thế gian này?".
Thực sự, nguyên nhân của những chuyện khổ đau đau khổ trên
thế gian này, không phải do "trời"
nào gây ra cả, mà chỉ vì con người quá ích kỷ, thường hay suy nghĩ đến "cái ta" hay "cái bản ngã"
quá nhiều. Chuyện gì có lợi cho mình, cho vợ chồng mình, cho con cái mình, cho
gia đình mình, cho dòng họ mình, cho tổ chức mình, cho tôn giáo mình, cho dân
tộc mình, cho quốc gia mình thì được, bằng như ngược lại thì dứt khoát là không
được! Bất cứ chuyện gì xảy ra trên đời nầy, con người cũng đều nghĩ là "vì mình, cho mình". Chẳng hạn như trời
nắng tốt là để cho mình, gia đình mình, bạn bè mình và hội đoàn mình đi chơi
vui vẻ! Trời mưa lớn là để cho mình khỏi tốn tiền rửa xe! Ra đường gặp đám
tang, cho là người ta xui xẻo thì mình gặp hên! Hoa quỳnh nở trong nhà mình cho
là điềm may mắn, điềm tài lộc đến với mình, đến với gia đình mình! Sở công
chánh thấy gia đình mình dọn nhà tới khu vực nầy, liền mở con đường mới băng
ngang khu đất trống để cho mình đi làm tiện lợi hơn trước! Từ hồi dân mình qua
Canada nhiều, trời thương dân mình, nên thời tiết cũng ấm áp hơn trước! Cái gì cũng đều nghĩ là "vì mình, cho mình"
trước tiên hết trơn!
Con người có sự suy nghĩ như vậy cho nên đau khổ lại hoàn
khổ đau! Chính vì con người có tâm ích kỷ như vậy, cho nên gây phiền não và khổ
đau cho mọi người chung quanh, có liên hệ với họ về phương diện gia đình hay xã
hội. Không có trời nào có thể giúp con người được hết khổ đau, nếu chính con
người không chịu từ bỏ lề lối suy nghĩ như vậy. Thậm chí ngay trong gia đình,
nếu người vợ hay người chồng có nếp suy nghĩ ích kỷ, cái gì cũng "vì mình, cho mình" trước tiên như vậy,
thì gia đình đó khó có hạnh phúc được. Nếu người con nào cũng chỉ biết suy nghĩ
cho chính bản thân mình mà thôi, thì người con đó rất dễ bất mãn với cha mẹ và
anh chị em trong gia đình. Cái gì cũng đòi hỏi phần tốt, phần hơn, phần lợi cho
mình, không cần đếm xỉa gì đến những người chung quanh, dù là ruột thịt, thì
làm sao có thể sống chung với người khác được? Nhẹ thì bất hòa, gây gổ triền
miên trong gia đạo. Nặng hơn thì bỏ nhà ra đi, hoặc gây đau khổ cho những người
thân thuộc, nhưng vì mê muội, lại xem như kẻ thù.
Còn đối với mọi người khác ngoài gia đình, các con người có
tâm ích kỷ như vậy, lúc nào cũng nghĩ đến mình, vì mình, cho mình, thường dễ
trở nên gian ác đối với đồng chủng, đồng loại, tàn
nhẫn đối với đồng bào, đồng hương, hay đồng đạo. Những con người như
vậy chỉ biết có đồng tiền mà thôi. Chẳng hạn như vì muốn được hưởng lợi nhiều,
ở không lãnh tiền, cho nên con người sẵn sàng vu oan giá họa cho người khác,
kiện tụng người khác đòi bồi thường thiệt hại tưởng tượng do họ tự tạo dựng ra,
mặc kệ người khác đau khổ thế nào, gia đình của người khác ra sao cũng mặc kệ.
Miễn là họ thắng kiện dù phải dùng đủ mọi thủ đoạn để hại người lợi mình. Những
người như vậy lại thường hay nói chuyện nhân nghĩa, phải quấy, nhưng họ nhìn ai
cũng thấy quấy, chỉ có họ là phải, nhìn ai cũng thấy nguy hiểm đáng ghét, chỉ
có họ là hiền từ dễ thương!
Trong thời đại văn minh, khoa học tiến bộ hiện nay, những sự
tin tưởng nơi trời, như là một đấng đầy quyền lực, một đấng toàn năng, một đấng
sáng tạo ra muôn loài, một đấng có quyền thưởng phạt tùy ý, đã và đang dần dần
tan biến, không nhiều người còn tin như thế. Chẳng hạn trước kia, con người tin
tưởng có thần sấm sét, thần sông, thần núi, thần nước, thần gió, thần mưa, rồi
đặt tên là: thiên lôi, hà bá, sơn thần, thủy thần, phong thần, vũ thần. Thực ra
đó chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng của con người trong sách vở truyện mà
thôi. Những người yếu bóng vía, yếu tim, yếu gan,
nhẹ dạ, ngây thơ, lại tưởng là thiệt !
TÁM ĐIỀU PHẬT TỬ CẦN BIẾT
TK Thích Chân Tuệ
1. Điều thứ nhất: Người trí biết rõ cuộc đời là vô thường, quốc độ vốn không lâu bền, bốn đại vốn không, ngũ ấm vô ngã,
sinh diệt đổi thay, hư giả không có chủ tể. Tâm là mầm sinh các điều ác. Thân
thể là nơi tích tụ tội lỗi. Quán chiếu như vậy, dần dần thoát ly sanh tử.
2. Điều thứ hai: Người trí biết rõ ham muốn nhiều là khổ, sống chết khổ nhọc, ham
muốn bắt đầu từ lòng tham, ít ham muốn sống không tạo nghiệp, thân tâm được tự
tại.
3. Điều thứ ba: Người trí biết rõ tâm không hề thấy đủ, chỉ biết cầu mong có
được càng nhiều, cho nên tăng thêm tội ác. Bồ-tát không như vậy, thường nhớ
biết đủ, sống đời thanh đạm để tu tập đạo hạnh, lấy trí tuệ làm sự nghiệp.
4. Điều thứ tư: Người trí biết rõ biếng nhác là đọa lạc, nên thường tinh tấn,
dẹp bỏ những phiền não xấu ác, hàng phục bốn ma, vượt ra ngoài sự trói buộc của
thân tâm.
5. Điều thứ Năm: Người trí biết rõ ngu si là gốc của sanh tử. Bồ tát thường nhớ
kỹ điều đó, nên cố gắng học rộng hiểu sâu, để mở mang, tăng trưởng trí tuệ,
thành tựu được pháp biện tài, giáo hóa hết thảy đều đạt niềm vui lớn.
6. Điều thứ sáu: Người trí biết rõ nghèo khổ thường có nhiều oán than, dễ tạo
thêm nhiều duyên xấu. Bồ-tát thường làm việc bố thí, tâm luôn bình đẳng, không
phân biệt thân hay thù, không nhớ thù xưa, không ghét kẻ xấu.
7. Điều thứ bảy: Người trí biết rõ năm thứ dục lạc (tiền tài, sắc tướng, danh
lợi, ăn uống, ngủ nghỉ) là năm món tội và năm mối họa. Cho nên, tuy là người
thế tục, nhưng người trí sống không nhiễm những lạc thú của thế gian, thường
nhớ nghĩ và nương tựa ba điều cao quí (Phật là tâm sáng suốt, Pháp là tâm
chân chánh, Tăng là tâm thanh tịnh). Người trí có chí nguyện xuất gia, giữ đạo
trong sạch, phạm hạnh cao xa, từ bi với mọi loài.
8. Điều thứ tám: Người trí biết rõ sống chết như ngọn lữa bừng cháy, khổ não vô
cùng; cho nên phát tâm rộng lớn, cứu độ hết mọi loài. Nguyện thay cho chúng
sanh, nhận chịu vô lượng khổ, khiến cho chúng sanh rốt ráo an vui.
(Bát Đại Nhân Giác Kinh)
Con đường tu hành chân
chính theo đạo Phật là phải xả bỏ những tâm niệm đầy tham lam, sân hận, si mê,
trong kinh sách gọi là tà niệm, tạp niệm hay vọng niệm. Dù tại gia hay
xuất gia, người tu phải tự lực rèn luyện tu tập, luôn giữ gìn chánh niệm, luôn
trau giồi thúc liễm thân tâm, cố sức tránh xa các ác pháp lợi mình hại người.
Con người phải đầy đủ
nghị lực, phải gan dạ, kiên trì, chịu đựng và kham nhẫn, để mạnh dạn dứt bỏ
những thói hư, tật xấu, chứ không phải chỉ biết thường vào nơi điện Phật chỉ để
cúng kiến, lễ bái, cầu khấn, van xin, nương nhờ tha lực chư Phật, chư Bồ Tát
gia hộ, tiếp độ, trợ lực, cứu khổ cứu nạn, giải thoát khổ đau, tai ương, bệnh
tật, hay phóng hào quang tiếp độ những vong hồn người chết về cõi Tây Phương
Cực Lạc.
Con người phải phát
tâm tự lực học hiểu chánh pháp, suy tư nghiền ngẫm những lời dạy quí báu trong
kinh sách, để biết cách áp dụng, thực hành trong đời sống thực tế hàng ngày.
Chứ không phải tu hành suông bằng cách chỉ biết tụng kinh, niệm Phật, trì chú,
ngồi thiền, hay chuyên luyện bùa, luyện phép để có thần thông, hay huyễn thuật,
hoặc để khẩn cầu được sinh về Cực Lạc, Niết Bàn bằng những oai thần, tha lực
của chư Phật, chư Bồ Tát, ngoài ra không còn gì hết, không biết gì hết !
[]