TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)

TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)
TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)

Tuesday 6 February 2018

Tiền Làm Động Tâm Tiền Sinh Bất Tịnh



Tiền Làm Động Tâm, Tiền Sinh Bất Tịnh


 
 
Chùa Việt Ở Hải Ngoại
Tỳ-Khưu Thích-Chân-Tuệ

1. Việc phát triển chùa chiền trong và ngoài nước nhằm đáp ứng nhu cầu tâm linh của đồng bào - ngày càng thêm đông - đang hướng về một nền đạo giáo trong lịch sử đồng hành với dân tộc qua nhiều thế kỷ, một tôn giáo chủ trương: «Từ Bi & Trí Tuệ».

Không phải chỉ có đồng bào Việt Nam hướng về tôn giáo từ bi và trí tuệ này, những người dân địa phương ở hải ngoại cũng đã và đang tìm hiểu và thực hành theo những lời dạy quí báu bất tùy phân biệt của Phật giáo, nhằm đem lại an lạc và hạnh phúc cho mọi người, không phân biệt màu da, xuất xứ, đẳng cấp, học thức.

Cho nên việc xây dựng những ngôi chùa to, những pho tượng lớn đánh dấu sự phát triển của tôn giáo từ bi và trí tuệ, ngày một thích hợp với những người duy tuệ thị nghiệp và nguyện sống với tứ vô lượng tâm: từ, bi, hỷ, xả. Như thế, viễn ảnh một thế giới bình an, không thù hận ngày một tốt đẹp hơn. Tốt đẹp khởi từ trong tâm của mọi người.

2. Việc gì trên đời cũng có hai mặt: tích cực và tiêu cực. Song song với việc phát triển khá nhanh của Phật giáo tại hải ngoại, những hiện tượng tiêu cực xảy ra không tránh khỏi:

- Nhiều nhà sư ngu dốt truyền bá mê tín dị đoan, đầu độc những người thích chuyện linh thiêng huyền bí

- Nhiều nhà sư lão làng suốt đời (100 năm) tham quyền cố vị, tranh chấp lợi danh, tranh giành ảnh hưởng

- Nhiều Phật tử không chịu tìm hiểu giáo lý cao siêu của Phật giáo, không lo tu tâm dưỡng tánh, không sợ nhân quả, thích chuyện vãng sanh không cần kinh sách, thích chuyện linh thiêng huyền bí, nhắm mắt ủng hộ những tà sư, với các tà pháp như: trai đàn bạt độ, vớt vong trên sông trên biển như vớt bèo, rãi tro cốt phóng thích vong linh, thi đua nhau may mặc đủ kiểu, phục sức giống như kép cải lương áo gấm hoa xanh vàng đỏ tím loè loẹt sặc sỡ dị hợm, ngồi lên cả hình Phật in trên cà sa, la to tượng Phật linh thiêng, ố là la hoa mạn đà la hoa mạn thù sa, trì chú vào chai nước, vào cát trị bá bệnh, làm an tâm, cầu siêu được siêu, cầu an được an, cầu gì được nấy, in các tập sách Bạch Y Thần Chú, Kinh Cứu Khổ tào lao để cầu tai qua nạn khỏi, nghiệp chướng tiêu trừ, làm ăn phát đạt, nhiều nhà sư giải thích như thế dẫn dắt tín đồ vào tà đạo.

Xin lưu ý rằng: «nhiều» không phải là «tất cả»!
Thời Đức Phật còn tại thế và Thế Kỷ 21 không thể so sánh được về nhiều phương diện.
Chớ đi từ cực đoan này sang cực đoan khác.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mưu Ni Phật
Kính thư,
Tỳ-Khưu Thích-Chân-Tuệ


 
CHUYỆN TRONG CHÙA

- Thưa Thầy, tôi đi tới chùa Việt Nam xin làm lễ an táng cho thân nhân tôi theo nghi thức Phật giáo, thì tại sao quí Thầy lại đòi trả tiền?

- Quí vị nghĩ rằng nhà chùa giúp làm tang lễ, tang gia không phải trả tiền sao?

- Thưa Thầy, đúng vậy! Chỉ có nhà quàn của người tây phương mới tính tiền dịch vụ từng ly từng tí. Chứ nhà chùa mình sao lại tính tiền bá tánh? Tu hành chỗ nào? Bá tánh lập ra chùa, cúng dường chư tăng, khi bá tánh hữu sự thì nhà chùa phải phục vụ “free” (miễn phí) chứ sao lại tính tiền nhỉ? Thiệt là bất hợp lý quá!

- Quí vị nói, nghe qua cũng phải đó chứ: Bá tánh lập ra chùa, cúng dường chư tăng. Đáp lại: Nhà chùa hiểu rằng phụng sự chúng sanh tức là cúng dường chư Phật.
Tuy nhiên, xin hỏi qúi vị có phải là bá tánh lập ra chùa và cúng dường chư tăng chùa Việt Nam, hay không?

- Dạ không phải. Tôi chỉ mới đến chùa Việt Nam đây là lần đầu để nhờ lo tang lễ.

- Kính thưa quí vị, quí vị nên nhớ: Nhà chùa Việt Nam cũng phải lo mọi chi phí để duy trì ngôi Tam Bảo, chư tăng cũng phải sinh hoạt hàng ngày, chăm lo mọi sinh hoạt cho đời sống tâm linh của bá tánh. Bá tánh nương nhờ ngôi Tam Bảo để thăng hoa đời sống tâm linh. Ngôi Tam Bảo nhờ sự cúng dường của bá tánh để tồn tại.

Quí vị chưa hề đóng góp vào sự thành lập và duy trì ngôi chùa, sao lại đòi hỏi quá nhiều vậy?

Dù cho chư tăng có lòng từ bi, giúp tang gia miễn phí, quí vị cũng nên phát lòng từ bi giúp chư tăng có phương tiện duy trì ngôi Tam Bảo để người khác có thể nương tựa khi cần thiết.

Hơn nữa, việc cúng cầu siêu trong các tang lễ theo nghi thức Phật giáo, chủ yếu là do tâm chí thiện, lòng chí thành của tang gia đối với thân nhân vừa qua đời, chứ chư tăng đâu có năng lực nào cầu cho bất cứ ai được siêu.

Quí vị muốn chư tăng cầu nguyện cho thân nhân được lên cõi cực lạc sung sướng đời đời, mà tâm quí vị keo kiệt bỏn sẻn đến thế ư? Vé xe đò hay vé tàu bay, tàu thủy, tàu hỏa trên đời, có bao giờ miễn phí chăng?

Quí vị nghĩ như vậy là phỉ báng thân nhân, phỉ báng tang lễ. Tang lễ đáng lý phải được tổ chức đơn giản, nhưng trang nghiêm thanh tịnh, với tất cả tấm lòng của tang gia, hướng về Tam Bảo, cầu cho thân nhân được siêu thoát.

VP.PHTQ.CANADA (19.10.2012)
 


Tiền Làm Động Tâm
Tiền Sinh Bất Tịnh
 
 
 
Tiền Làm Động Tâm, Tiền Sinh Bất Tịnh
Tỳ-Khưu Thích-Chân-Tuệ

Tu hành trong hoàn cảnh kinh tế thị trường hiện nay rất khó. Tu trong xã hội Âu Mỹ với nền kinh tế thực dụng càng khó hơn. Dịch xây chùa và phấn đấu làm trú trì của các tu sĩ Việt nam tại các xứ Âu Mỹ đang diễn ra như một chiến trường.

Tiền! Tiền! Tiền! Trở thành tiếng réo gọi át tiếng cầu kinh và niệm chú. Các thầy đã biến chùa chiền thành các “siêu thị Phật”.

Thầy chưa có chùa thì lo vận động chạy đôn chạy đáo mua đất mua nhà xây chùa dựng tượng.
Thầy có chùa rồi thì có bao nhiêu là dự án xây dựng để kêu gọi Phật tử đóng góp.

Đồng tiền đã làm cho cửa Thiền thành chợ Trời buôn thần bán thánh.

Không có cách kiếm tiền phàm tục nào ngoài đời mà không có trong các chùa: Xổ số, lô tô, đại nhạc hội, tiệc ăn uống gây quỹ, bán đấu giá, ký sổ cúng dường hàng tháng, mượn vốn không lời… đang trở thành bệnh dịch biến cửa chùa là nơi tôn nghiêm thành nhà hàng bán đồ ăn, biến sân chùa thành sân khấu cho ca sĩ hát hỏng nỉ non uốn éo, biến Phật đài trang nghiêm thành nơi bán và ký gởi tượng Phật.
Tất cả những phương tiện hoằng dương chánh pháp thiêng liêng của Phật giáo Đại Thừa đang biến thành dịch vụ thương mãi.

Cầu siêu: tiền.
Dâng sớ cầu an: tiền.
Ma chay, giỗ kỵ: tiền.

Xuống cấp thấp nhất là các thầy thu tiền và bỏ tiền vào túi.

Hình ảnh đọa lạc nhất là có những thầy chuyên nghiệp lên sân khấu, cầm micro thay vì nói pháp thì thao thao nói lời thuyết phục vận động xin tiền.

Ôi, hồng ân Tam Bảo, long thần hộ pháp làm sao mà tha thứ được.

Những Phật tử mê tín, đầu óc mù mờ u tối đã xem các thầy chùa như Phật thánh. Họ không hiểu rằng đưa phương tiện vật chất vào tay nhà tu là đang làm thay cho ma quỷ tới phá đường tu thanh tịnh của quý thầy. Khi đầu óc đã dính mắc lo nghĩ tới tiền, tới chùa to tượng lớn, tới thế giới màu mè hình tướng thì vô hình chung nhà tu đã không còn an trú trong giới luật.

Đạo Phật Việt Nam đang đi sai đường trầm trọng vì đang lâm vào hai tình trạng cực đoan. Số các thầy sống ở “cõi trên” thì lo nói toàn những chuyện cao siêu huyễn hoặc.

Số các thầy đang đoạ lạc vào tham ái thì biến đạo Phật thành mê tín dị đoan để làm phương tiện kiếm tiền.

Thật ra, các thầy ra ngoài giới luật chỉ là nạn nhân. Thủ phạm chính là những người mang danh Phật tử mà không chịu hiểu Phật, đem vật chất làm sa đọa các thầy.

Xin các thầy tỉnh táo lại để khỏi trễ đường tu. Xin các đạo hữu Phật tử hãy cùng nhau đứng ra xây chùa dựng tượng. Nhưng tuyệt nhiên xin đừng làm sa đọa quý thầy bằng cách đưa tiền, chính là đưa thuốc độc đến cho bậc chân tu.

Đức Phật và Thánh chúng ngày xưa ngày ngày khất thực, chỉ cần có miếng ăn đạm bạc ngày một bữa mà nuôi sống xác thân để thanh tịnh tu hành. Các thầy ngày nay ăn uống có kẻ hầu người hạ, bữa chính bữa phụ thật là đã lạc đường quá xa về xứ Phật.

Đôi điều chân thật nói ra, xin các thầy và Phật tử hoan hỷ suy gẫm.

Tỳ-Khưu Thích-Chân-Tuệ