TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)

TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)
TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)

Wednesday 22 January 2020

ĐẠO PHẬT CÓ MÊ TÍN KHÔNG



 
From: Dieu Minh Ha <dieuminhha9@gmail.com>
Date: Sun, Jan 26, 2020 at 6:27 PM
Subject: Xin phép Thầy ...
To: VP.PHTQ.CANADA <cutranlacda​​o.2010@gmail.com>


Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Thưa Thầy kính mến,
Chữ nhỏ khó đọc nên con copy bài dưới đây để phóng lớn font chữ .

Thầy hoan hỷ cho phép con copy nha.
Cám ơn Thầy.
Kính nguyện Ơn Trên Tam Bảo thường gia hộ Thầy
pháp thể khinh an, chúng sanh hằng độ.
 Kính lễ tam bái 
- Kính thưa Quí Thầy,
Trước hết, tôi xin kính lời cám ơn Quí Thầy PHTQ.CANADA đã có nhiều bài viết giải thích các thắc mắc của độc giả khắp nơi, nội dung rất thuyết phục.
Nay, tôi có vài thắc mắc, kính mong Quí Thầy từ bi giải đáp cho.
Nội dung có thể bị hiểu lầm là vô thần, quá khích, phá hoại, nêu ra sẽ đụng chạm số đông mê tín, dễ dẫn tới cuồng tín.
Cho nên tôi đã không dám gửi các vị Thầy khác, dù tôi và nhiều người bạn cũng có những thắc mắc tương tự như sau:

1. Theo tôi được biết, trong PG có đại thừa và tiểu thừa, còn gọi là bắc tông (bắc truyền) và nam tông (nam truyền).
Các sư nam tông cho rằng kinh điển bắc tông là ngụy kinh (nói nôm na là kinh giả) không phải do chính Đức Phật thuyết giảng, mà do các đại sư Trung Hoa sáng tác.
Chẳng hạn như:
Kinh A Di Đà tạo ra Đức Phật A Di Đà không có thật và các vị Bồ Tát tưởng tượng.
Cách tu hành nặng phần cúng kiến, lễ bái, cầu nguyện, có khác chi ngoại đạo thần quyền?
Kinh này còn sáng tác ra cảnh giới Tây Phương Cực Lạc thấm sâu vào tâm linh người Việt ngàn năm qua, có khác chi cảnh giới Thiên Đàng của ngoại đạo tà giáo thần quyền?
Gần đây còn có phong trào gây ồn ào quá mức. Đó là "cầu nguyện vãng sanh, không cần kinh sách", dựa vào Kinh Vô Lượng Thọ, bác bỏ quan điểm nhất tâm bất loạn trong Kinh A Di Đà, noi theo Tịnh Tông Học Hội của nhà sư Tịnh Không (người Tàu) hiện ở Australia.
Nhà sư này tuyên bố đủ năng lực vãng sanh, khi đang bệnh nặng, còn cho biết trước sẽ vãng sanh đúng 12h ngày 25-12-2000.
Đến nay, nhà sư này vẫn sống nhăn và tiếp tục quyên tiền bá tánh giàu có.

2. Do kinh điển đại thừa đều là kinh giả, ngụy tạo, cho nên nhiều nhà sư người Việt tu hành theo đại thừa đều không đắc đạo, sống không được chết không xong.
Chẳng hạn như: HT. Thích Thiện Hoa, HT. Thích Huyền Vi, HT. Thích Minh Châu, HT. Thích Giác Nhiên, HT. Thích Tâm Châu trước đây.
Hiện nay có các vị HT. Thích Thanh Từ, HT. Thích Nhất Hạnh, HT. Thích Thiện Nghị, HT. Thích Như Huệ.
Các vị Hòa Thượng Cao Tăng này tu còn chưa đạt đạo, thì tín đồ theo đại thừa làm sao khá hơn?

3. Xưa nay, trong và ngoài nước, các nhà sư đại thừa thường tổ chức các Lễ Trai Đàn Bạt Độ, chẩn tế cô hồn, bình đẳng giải oan, có khi mang danh khác như:  Pháp Hội Đại Bi, Pháp Hội Dược Sư, Pháp Hội Địa Tạng. 
Nội dung truyền bá qua các lễ hội này là: trai đàn này có năng lực bất khả tư nghì cứu độ (bạt độ) bảy đời tổ tiên của tín đồ được vãng sanh cực lạc quốc.
Kinh điển đại thừa tuy ngụy tạo còn chẳng có bộ kinh nào dám nói dóc như các nhà sư tổ chức các Lễ Trai Đàn loại này.
Chẳng qua là gạt gẫm bá tánh, ai cũng có ít nhiều thân nhân đã qua đời.
Có vài nhà sư đem Bài Văn Tế Thập Loại Chúng Sinh của Cụ Văn Hào Nguyễn Du để giải thích. Các nhà sư này tưởng Cụ Nguyễn Du là Phật hay Bồ Tát sao chớ?
Ngoài ra, tôi và các bạn còn vài thắc mắc về vấn đề ăn chay, ăn mặn của tín đồ, cũng như của các Thầy theo đại thừa (ăn chay) và các Sư nam tông (ăn mặn).
Tôi cũng thắc mắc việc các chùa chuyên tổ chức văn nghệ gây quỹ.
Như thế các tu sĩ Phật giáo phải nhờ các ca sĩ, và các ca sĩ sexy, để thu hút tín đồ cúng tiền cho chùa làm ăn sinh sống hay sao?
 Phật giáo đại thừa sa đọa đến mức đó hay sao, thưa Quí Thầy?
Dường như PHTQ.CANADA cũng theo phái đại thừa?
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT
Kính thư,
ALBERT NGUYEN
cựu thẩm phán VNCH
 lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll
Câu Hỏi
Các tu sĩ Phật giáo phải nhờ các ca sĩ, và các ca sĩ sexy, để thu hút tín đồ cúng tiền cho chùa làm ăn sinh sống hay sao?

  Ý KIẾN ĐỘC GIẢ  On Friday, June 17, 2016 3:43 PM,
TamTran@yahoo.com wrote:
Chẳng nhờ gì cả, tiền thuê ca sĩ trả răng rắc.
Nhưng có vậy mới thu được tiền về
Không chùa chiền, tu sĩ đâu Chỉ là lũ buôn thần bán thánh và những kẻ "tu mù" muốn hối lộ Phật cầu phước lộc bản thân hay xí xóa tội lỗi mà thôi
 lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll

Kính mời tham khảo
 
----- Forwarded Message -----
From: 'VP. PHAT-HOC TINH-QUANG CANADA' cutranlacdao@yahoo.com [testing2k] <testing2k@yahoogroups.com>
To: VP. PHAT-HOC TINH-QUANG CANADA <cutranlacdao@yahoo.com>; TK.Thich-Chan-Tue <cutranlacdao.2010@gmail.com>; Testing2k <testing2k@yahoogroups.com>
Sent: Wednesday, January 22, 2020, 8:27:44 a.m. EST
Subject: [testing2k] ĐẠO PHẬT CÓ MÊ TÍN KHÔNG?
Thứ Tư ngày 22 tháng Giêng năm 2020
Kính thưa Quí Đạo Hữu,
Bài viết này thực tuyệt vời. Chư Tăng đã chỉnh sửa ​ các lỗi đánh máy.
Xin phép quí ĐH được đăng bài viết này trên Blog PHTQ và phổ biến rộng rãi.
Kính chúc quí ĐH luôn phát tâm bồ đề kiên cố để tiếp sức mang ánh sáng chân lý đến cho mọi người đang cần đến.
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT
Kính thư, 
VP. PHẬT-HỌC TỊNH-QUANG CANADA

llllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll



Đạo Phật có mê tín không?

Thưa Cô Diễm Hương,
Sắp bước qua một năm mới, đi đâu em cũng nghe người ta chúc tụng nhau được nhiều hạnh phúc, được nhiều may mắn như ước muốn trong năm mới…nhưng ngẫm nghĩ kỹ thì năm nào cũng chẳng có gì khá hơn. Trong cộng đồng mình, trên đất nước mình, trên cõi đời này vẫn còn nhiều bất công, mà sức mình thì có hạn, không  thay đổi được cái gì, nên nhiều lúc em muốn…đi tu, tu tại gia, để quên đi nhiều buồn phiền trong cuộc sống đầy bon chen, hơn thua vì danh lợi này.

Miệng thì nói muốn tu, nhưng tình thực là em chẳng biết gì về đạo. Trong gia đình, má em thường nói mình ăn hiền ở lành, sống chân thật, không tham lam lừa gạt ai là được rồi. Em hiểu đạo một cách đại khái như vậy, chứ không biết tu như thế nào để có thể thản nhiên chấp nhận mọi khổ đau phiền lụy trần gian.

Em thấy nhiều điều vô lý trong niềm tin tôn giáo nhưng em không biết hỏi ai.. Chị ruột của em, lấy chồng có đạo Thiên Chúa, nên chị ấy theo đạo chồng, mỗi sáng Chủ Nhật chị ấy theo chồng đi nhà thờ. Từ nhỏ nhà nghèo, cả nhà mẹ cha anh chị em lo làm ăn kiếm tiền, chẳng biết gì về giáo lý. Nay nghe quý Cha trong nhà thờ giảng đạo, chị cảm thấy hay nhưng chưa đặt hết lòng tin ở Thượng đế. 

Cho tới một hôm, chị ấy về Việt Nam thăm gia đình, bị bịnh nhiều nên phải trở về Mỹ ngay. Chị ấy điện thoại cho ông chồng, rồi chẳng hiểu có sự hiểu lầm gì mà ông chồng qua VN rước chị ấy, trong lúc chị đã rời VN để về Mỹ rồi. Thế là trên phi cơ, chị dốc hết lòng tin cầu nguyện Đức Mẹ giúp cho chị gặp được chồng trên đường đi để hai vợ chồng cùng quay về Mỹ. Giữa phi trường Quốc Tế Bangkok của Thái Lan rộng mênh mông mà hai người đối diện, gặp nhau trong lúc chuyển phi cơ. Từ đó chị tin Đức Mẹ vô cùng linh thiêng. Việc gì chị ấy cũng cầu nguyện Đức Mẹ hằng cứu giúp.

Thay vì đi nhà thờ mỗi ngày Chủ Nhật, bây giờ chị ấy đi nhà thờ mỗi ngày trong tuần chỉ để cầu nguyện. Chị cầu nguyện đủ thứ, nào sức khỏe cho cả gia đình, công việc làm ăn cho chồng, cho con, việc học hành cho cháu… Em hỏi chị ấy cầu nguyện như vậy có được như mong muốn không? Chị ấy không trả lời.

Em lý luận, nếu ai cầu nguyện cũng được điều mình muốn thì còn đâu lẽ công bằng? Không học mà cầu thi đậu. Không chịu khó làm ăn mà cầu xin giàu, bịnh không uống thuốc, cầu nguyện có hết bịnh không? Nếu cầu nguyện hết bịnh thì bác sĩ thất nghiệp hết, nhà thương cũng dẹp luôn? 

Chị ấy hỏi ngược lại em, con người nếu không phải do Thượng Đế tạo ra, thì từ đâu đến? Nghe em nói, Ông Phật chỉ chỉ dạy mình con đường đi đến an lạc giải thoát chứ không có ban ơn theo lời cầu nguyện là chị ấy không thích theo đạo này. Chị ấy hỏi vậy chứ Thiền để làm gì? Đám tang có mấy ông Thầy chùa đến đọc kinh để làm gì? 

Em rất tránh tranh cãi về vấn đề tôn giáo vì sợ mất tình chị em, nhưng em thấy chị ấy cứ mỗi ngày đi nhà thờ cầu nguyện, trong khi gặp những khó khăn, nghịch ý trong gia đình thì chị ấy rất nóng nảy, phát khùng lên, có những lời lẽ nặng nề, xấu ác, làm mất tình anh chị em, nên thỉnh thoảng em cũng lựa lời thuyết giảng một ít để chị ấy hiểu là muốn bớt khổ thì mình phải tu tập chứ không nên phó thác cho bề trên ban phát hạnh phúc, may mắn cho mình. Hạnh phúc hay khổ đau là do Tâm mình. Nếu tâm mình không thay đổi, cứ chấp ngã, thì mình sẽ khổ suốt đời. 

Theo chị ấy thì Đạo Phật dạy giống như Đạo Bà La Môn, mê tín lắm, vì vậy chị ấy không thể theo Đạo Phật được. Chị em đặt cho em mấy câu hỏi, như làm sao tin được Đức Phật mới sinh đã đi bảy bước trên bảy tòa sen? Tại sao trong Lễ Phật Đản luôn có lễ “Tắm Phật”?  Hình Phật lúc mới sinh, một tay chỉ lên Trời, một tay chỉ xuống Đất, nói “Thiên thượng Thiên Hạ. Duy Ngã độc tôn”. Ngã là cái tôi, vậy có nghĩa là chỉ có Phật là đáng tôn kính? Vậy Phật dạy “Vô Thường”, Vô Ngã” là cái gì?!

Em không rành để trả lời đúng những câu hỏi này. Vậy nếu Cô biết thì giảng giải cho em và cho Phật tử muốn tìm hiểu.
Trần Bích Nga 
 
Trả lời:
Tôi cũng rất thắc mắc về những vấn đề này như em. Mỗi năm vào dịp Đại Lễ Phật Đản, các em trong Gia Đình Phật Tử trang hoàng trong sân chùa tượng Đức Phật lúc còn nhỏ, đi trên bảy đóa hoa sen rất đẹp. Tôi đứng nhắm nghía một cách thích thú, nhưng không hiểu ý nghĩa gì. Cũng vậy trong ngày Lễ Phật Đản, tôi  cũng xếp hàng để “tắm” Phật. Tôi múc một gáo nước đổ lên vai bên phải, rồi một gáo thứ hai lên vai bên trái tượng Đức Phật sơ sinh, nhưng không hiểu ý nghĩa gì. Người ta làm gì thì mình bắt chước làm vậy. Tôi  nghĩ quý vị Tăng Ni ở các chùa nên giải thích những sinh hoạt này thật nhiều lần, cho Phật tử hiểu, thì việc làm của họ mới có ý nghĩa, lợi ích.

Có lần tôi đem thắc mắc của tôi hỏi một vị sư ở chùa mà tôi hay đi. Ông sư giải thích rằng, ngay khi đản sanh, Thái Tử Tất đạt Đa đi bảy bước, có bảy tòa sen đỡ chân là một truyền thuyết mang nhiều ý ngĩa thâm sâu. Nếu Phật tử học hiểu được sẽ có rất nhiều lợi ích. Giáo lý căn bản của Đạo Phật là Luật Nhân Quả và Luật Luân Hồi. Theo luật nhân quả, sau khi mệnh chung, con người được Nghiệp dẫn đi tái sinh trong sáu cõi luân hồi là Thiên, Nhơn, Atula, Địa Ngục, Ngạ quỉ và Súc sanh. Thái Tử Tất Đạt Đa dừng lại ở bước sen thứ 7. Đó chính là kiếp cuối cùng, chứng đắc quả vị Phật, Chánh Đẳng Chánh Giác ngay trong cõi nhân gian này. 

Khi dừng lại ở bước thứ bảy, Thái Tử Tất Đạt Đa tay mặt chỉ lên Trời, tay trái chỉ xuống đất, có ý nghĩa là sống tốt thì sinh lên cõi trên (Thiên, Nhơn, Atula), làm ác thì đọa xuống cõi dưới (Địa ngục, Ngạ quỉ, Súc sanh). Ngay lúc đó Ngài tuyên bố: “Thiên thượng thiên ha, duy ngã độc tôn”. Chữ “Ngã” ở đây không có nghĩa là cái “Tôi” của Ngài, mà là “Chân ngã”, “Chân tâm” không dính mắc, đối nghịch với Vọng tâm, Vọng ngã, tức là  dính mắc, trôi lăn theo cảnh trần đối đãi thị phi, thương ghét, tùy duyên mà thay đổi, khen chê, tốt xấu bên ngoài. Điều này làm cho Tâm luôn luôn bất an, loạn động, phiền não, khổ đau. 

Người biết sống với Chân tâm, Chân ngã sẽ không trôi lăn, dù cảnh trần đời vô thường, biến đổi, cho nên tâm lúc nào cũng an nhiên tự tại. Đó là ý nghĩa thâm sâu của thuyết vô ngã hay “Duy Ngã độc tôn”.
Còn nghi lễ “Tắm Phật”, tôi đọc trong kinh sách thì nghi lễ này dựa vào truyền thuyết hai Long Vương phun hai dòng nước, một dòng nước lạnh và một dòng nước nóng, tắm cho Thái tử Tất Đạt Đa trong ngày đản sanh. 

Khi chúng ta múc gáo nước đầu tiên tắm cho tôn tượng Đức Phật đản sanh, chúng ta tâm nguyện rằng: dù trên đời có gặp thuận cảnh, vừa lòng, Tâm của chúng ta vẫn bình tĩnh thản nhiên. Khi múc gáo nước thứ hai tắm cho tôn tượng Đức Phật đản sanh, chúng ta tâm nguyện rằng: dù trên đời có gặp nghịch cảnh phiền lòng, tâm của chúng ta vẫn bình tĩnh thản nhiên. Đây là ý nghĩa sâu xa của nghi lễ tắm Phật. 

Đạo Phật không mê tín, Đạo Phật không chủ trương, không tin vào một Thượng Đế sáng tạo, toàn năng, toàn quyền, thưởng phạt con người tùy tiện, dựa theo lời cầu nguyện. Đức Phật không đến từ một cõi siêu nhiên thần bí nào. Là một con người, Ngài cảm nhận được một cách trọn vẹn nỗi thống khổ của kiếp người từ lúc sinh ra, già, bịnh và chết. 

Đạo Phật đặt niềm tin sâu xa vào Luật Nhân Quả, sự bình đẳng, tùy theo Nghiệp lành hay Nghiệp dữ, do thân, khẩu, ý tạo nên. Muốn đạt đến bước thứ bảy thì Phật tử phải gắng tu học, tu hành theo lời Đức Phật dạy. Những ai còn tham ái, ngã ái, ngã chấp thì Tâm còn dao động, còn khổ đau. Ai không tham ái, không cố chấp, không ngã mạn thì Tâm khinh an, không còn sinh diệt, là sự đoạn tận khổ đau, là Giải Thoát.

Đọc tới đây chắc em đã hiểu ý nghĩa thâm sâu của những huyền thoại trong Đạo Phật, nhằm mục đích để giáo hóa Phật tử, chứ không phải là mê tín. Em đã hiểu ý nghĩa của bảy bước chân của Đức Phật khi sơ sinh trên bảy đóa sen rồi chứ và em hiểu ý nghĩa của nghi lễ tắm Phật rồi chứ? Chị sẽ trở lại với em với nhiều huyền thoại ngụ ý thâm sâu trong Đạo Phật.

Năm mới chúc em thân tâm thường an lạc, vạn sự như ý.  
Diễm Hương
Muốn liên lạc với Diễm Hương, xin gởi thư về Việt Mỹ Magazine.
__._,_.___

Posted by: "VP. PHAT-HOC TINH-QUANG CANADA" <cutranlacdao@yahoo.com> 

lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll