TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)

TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)
TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)

Thursday, 19 December 2019

Trình độ học hiểu và tu hành


---------- Forwarded message ---------
From: Dien Luc <
dienluc40@gmail.com>
Date: Wed, Dec 18, 2019 at 9:37 AM
Subject: Kính Sư Thích Chân Tuệ

To:
Kính Sư Thích Chân Tuệ
Tai cac nuoc tu theo Phat giao Nam tong.
Ho khong niem Phat Di Da de cau vang sinh tay phuong, bac phuong
Ho khong cau xin Bo tat Quan the Am cuu kho, cuu nan
Ho khong cau xin Phat Duoc su de khong bi benh
Ho khong cau xin Bo tat Dia tang giai thoat khoi Dia nguc
Nhung Phat giao Nam tong van lon manh tu hon 2500 nam
@@@@
Phật giáo Đại thừa  “Phát triễn” quá xa .!.?. cho nên ngày nay, Phật tử  không còn … Niệm Phật Thích Ca !.!.!
Họ chỉ … Niệm Phật Di Đà … vì tham muốn vãng sanh Tây phương ? cũng giống như Ngoại đạo tham muốn về với Thượng đế của họ.
Kinh Buddhavamsa sutta của Tiểu bộ kinh nói rằng: có 24 vị Phật, có trước Phật Thích Ca.  
Phật giáo Nam tông = Nguyên thủy = Theravada … tôn thờ Chư Phật nói trên, nhưng không tạc tượng, vẻ hình, vì Chư Phật và Chư Thiên là vô hình, vô tướng.
Chính vì thế cho nên Thiên Chúa giáo không tạc tượng Đức Chúa trời và Hồi giáo cũng không tạc tượng Thượng đế Allah của họ.
Ngược lại, chỉ có P.G. Đại thừa dùng sự “tưởng tượng” để chế tác hình dáng … tạc tượng, vẻ hình Chư Phật và luôn cả Chư Bồ tát … nhưng rất lạ lùng là … với y phục của … người Trung hoa, thay vì của … Thiên giới ???.
Xin mời xem Audio để cho rõ ràng hơn… https://www.youtube.com/watch?v=dhgxv07ykJQ&feature=youtu.be
@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@
Hơn nữa, sự hình thành của kinh Đại thừa và kinh của Kim cang thừa cũng là do các “tưởng tượng”. Không phải là lời dạy của Đức Phật.
-1) * Thượng toạ Thích Nhật Từ, Viện trưởng, Học viện Phật giáo, tại Việt nam, nói ở phần đầu của Audio: Kinh Đại thừa không phải là lời dạy của Đức Phật.
-2) * Bài viết đính kèm cũng xác minh: Kinh Đại thừa không phải là lời dạy của Đức Phật.
-3) * Thích Nữ Hằng Như viết: Bồ tát đạo trong kinh Đại thừa không phải là giáo lý của Phật. Xem Link sau đây: A-LA-HÁN ĐẠO và BỒ-TÁT ĐẠO
-4) * Sư Trưởng lão Rewata Dhamma nói theo Tiểu phẩm Cullawagga trong tạng Luật, :.
-1) Kinh của Đại thừa và kinh của Kim cang thừa không phải là lời dạy của Đức Phật. Vì trong 4 lần kết tập, không có 2 bộ kinh nầy.
-2) Hai bộ kinh nầy là do các Đại thừa suy diễn và chế tác. Vì kinh được hình thành, sau khi Đức Phật đã nhập diệt hơn 600 năm.
@ * Tịnh độ tông và Mật tông tu hành theo lời dạy của các Đại thừa, thay vì lời dạy của Đức Phật.
@@@@@@@@@@@@@@@@
Bát Chánh đạo, Căn bản của đạo Phật, dạy 2 pháp tu hành.
Đó là: Chánh niệm và Chánh định.
-1*)  Chánh niệm, Sammã-Sati, còn gọi là: sống trong Chánh niệm hay  Vipassanã, Mindfulness. Pháp tu hành nầy đang nở rộ … trong ngành y khoa … và … trong các cộng đồng người da trắng, ở khắp năm châu.  (Thiền Chỉ = Shamãtha)
-2*)  Chánh định, Sammã-Samãdhi là pháp tu Toàn định để nhập Đại định Samãdhi. Với sự hộ trì của Chư Thiên: Devatas, Brahmanas … hành giả sẽ chứng Hữu dư Niết bàn, lúc còn sống sau khi chết, sẽ tái sinh vào cảnh giới của Chư Thiên.   
Kinh Châu báu, Ratana sutta nói về sự hộ trì của Chư Thiên.                 
Kinh Hộ trì, Atanatiya Sutta nói về sự hộ trì của Chư Phật.
@ Phật giáo Bắc tông cầu xin Chư Bồ tát (Quán Thế Âm ...)
@ Phật giáo Nam tông cầu thỉnh Chư Thiên (Phạm Thiên )
@@@@@@@@@@@@@@@@
Xin kính chuyển các tài liệu nói trên.
lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll
 
Canada 2019.12.03
Kính thưa Quí Vị,
Mỗi người đều có sự suy nghĩ theo nghiệp lực của cá nhân. Miễn bàn luận. Miễn tranh cãi.
Tuy nhiên, nếu suy nghĩ như câu trích dẫn này, thật không khác đạo Thiên Chúa. Chúa là CHA. Thiên đàng là NHÀ.
Thánh thần là ANH EM. Con người do tội tổ tông ngỗ nghịch, không nhận Thiên chúa là Cha.
Trích: "Cũng vậy, Tây Phương Cực Lạc là nhà ta, Phật Di Đà là cha ta, tất cả Bồ Tát là anh em ta, nhưng ta là đứa con hư, đứa con nghỗ nghịch, đã trốn nhà, bỏ cha chạy theo bạn bè làm việc tổn mình, hại người gây xáo trộn trong xã hội đã bao phen".
Kính thưa Quí Vị,
1. Không phải đạo nào cũng tốt.
2. Không phải nhà sư nào cũng có trình độ tu và học giống nhau.
3. Nên ghi nhớ: Mục đích cứu cánh của đạo Phật là giác ngộ và giải thoát, chứ không phải là cầu nguyện như các đạo thần quyền khác. Chẳng hạn như đạo Chúa (bất kể chi nhánh nào như: English Catholic, Roman Catholic, Christian, Orthodox, Jehovah's Witness,...)
4. Không phải nhà sư nào cũng có trình độ giác ngộ và giải thoát như nhau, dù nhà sư đó tu hành trên 100 năm.
Do đó, người muốn theo đạo Phật phải có trí tuệ, phải học hiểu giáo lý, phải nhận ra điều nào là chân lý nên theo, điều nào là tà pháp trộn lẫn với chánh pháp nên loại trừ. Không nên ai nói gì cũng tin, cũng theo và nhất là không nên thần tượng bất cứ nhà sư nào, dù là các nhà sư nổi tiếng, hay lãnh đạo các giáo hội.
Kính chúc Quí vị sớm nhận ra chân lý ngay trước mắt, ngay trước mặt, sớm giác ngộ và giải thoát, chớ nên tiếp tục giấc mơ ban ngày, do các nhà sư giảng dạy, dẫn dắt vào tà dạo bởi tà pháp, nghe giống như chánh pháp.
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT
Kính thư,
VP. PHAT-HOC TINH-QUANG CANADA
Niệm Phật cầu vãng sanh
lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll
 
CANADA WEDNESDAY 2019.12.18
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT
Kính thưa Quí Vị
Trình độ học hiểu và tu hành của mọi người (tại gia & xuất gia) có nhiều khác biệt.
Người nào bênh vực Tiểu Thừa (PG Nguyên Thủy, Therevada, Nam Tông) hay bênh vực Đại Thừa (PG Phát Triển, Bắc Tông) tấn công, mạ lỵ, phỉ báng hay chê trách đối phương đều là những người cố chấp, nông cạn và kém cỏi.

Một vài dòng không bao quát toàn bộ vấn đề này.
1. Sau khi Đức Phật nhập niết bàn, chưa có kinh sách nào được viết ra. Do đó, có thể nói rằng, tất cả kinh sách Phật Giáo đang lưu truyền đều do người đời sau viết ra.
2. Kinh sách Phật Giáo được lưu truyền qua nhiều quốc gia, qua nhiều năm tháng, đều có pha trộn, thêm bớt. Người muốn tu học theo Phật phải có trí tuệ nhận ra, đâu là chánh pháp, đâu là tà pháp.
3. Dù theo tông phái nào, chùa chiền đều có thờ tôn tượng chư Phật. Nhìn cách thờ phượng, người ta có thể nhận định chùa chiền đó theo Nam Tông hay Bắc Tông.
3. Trong Nam Tông hay Bắc Tông đều có nhiều nghi thức sai trái do sự truyền bá theo chiều dài thời gian và không gian. Các nhà sư Nam Tông hay Bắc Tông đều có thực hành nhiều tà pháp mê tín dị đoan. Người muốn tu theo tông phái nào cũng phải sáng suốt nhận định. Tuyệt đối không nên thần tượng bất cứ nhà sư nào, dù Nam Tông hay Bắc Tông, cũng có nhiều tà sư hướng dẫn bá tánh theo tà pháp, tà giáo, sa vào tà đạo - không phải Phật đạo, không phải Phật giáo.
4. Cốt tủy của đạo Phật tuy đơn giản, nhưng rất cao siêu. Người muốn tu theo đạo Phật phải dùng trí tuệ, không phải chỉ có niềm tin hay đức tin. Trên thế gian khó tìm được nhà sư chân tu thực học. Do đó, mọi người cần phải nghiên cứu, tìm hiểu đâu là chánh pháp đâu là tà pháp, mới có thể nhận định và phân biệt được chánh sư và tà sư.
5. Đối với Phật Giáo Phát Triển (Bắc Tông) những kinh sách đều có ngụ ý, giúp cho sự phát triển tâm thức tu hành, phải được hiểu theo nghĩa tâm thức, không nên hiểu theo nghĩa đen. Thí dụ: các vị Bồ Tát đều là ngụ ý theo nghĩa tâm thức này, chứ không phải có vị Bồ Tát Quán Thế Âm theo nghĩa đen, như các nhà sư hay phật tử sơ cơ hiểu, để cầu khẩn, van xin cứu độ. Cũng vậy, các vị Bồ Tát Đại Thế Chí, Bồ Tát Phổ Hiền, Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi hay Bồ Tát Địa Tạng kể cả Bồ Tát Hộ Minh ở cung trời Đâu Suất đều có ý nghĩa tâm thức, cần tìm hiểu để áp dụng tu học, chứ không nên bài bác hay đả kích như các nhà sư nông cạn, dù có học vị tiến sĩ Phật Học India cũng vẫn thiển cận, kém cỏi như bao người khác.
6. Quí vị có thể tham khảo các vấn đề trên theo các LINKS sau đây:

Đại Thế Chí Bồ Tát

Bồ Tát Thiên Thủ Thiên Nhãn, Bồ Tát Chuẩn Đề, Bồ Tát Quán Thế Âm hay Bồ Tát Quán Tự Tại .

Bồ Tát Quán Thế Âm chính là pháp tu cao quí. Đó chính là Chuỗi Ngọc Trân Bảo Pháp Thí, vô ngã vị tha.

Bồ Tát Địa Tạng (TỰ TÁNH TAM BẢO VIÊN NGỌC MINH CHÂU)

Vấn đề cầu khẩn van xin - Ý nghĩa sự cầu nguyện trong Phật Giáo.

http://phtq-canada.blogspot.com/2015/11/ta-phap-trai-bat-o-chan-te-co-hon.html

http://phtq-canada.blogspot.com/2015/11/ta-phap-trai-bat-o-chan-te-co-hon.html


Vấn đề Niệm Phật cầu vãng sanh:

Vấn đề Trai Đàn Bạt Độ, chẩn tế cô hồn

http://phtq-canada.blogspot.com/2015/11/ta-phap-trai-bat-o-chan-te-co-hon.html

http://phtq-canada.blogspot.ca/2016/08/trai-bat-mang-pho-o-vong-linh-chan-te_15.html

http://phtq-canada.blogspot.ca/2016/10/le-trai-bat-o-la-ta-phap-phi-chanh-phap.html

http://phtq-canada.blogspot.ca/2017/02/gia-tri-tinh-than-ich-thuc-chinh-la.html


TIỀN LÀM ĐỘNG TÂM, TIỀN SINH BẤT TỊNH 
(Tỳ-Khưu Thích-Chân-Tuệ)

http://phtq-canada.blogspot.ca/2018/02/tien-lam-ong-tam-tien-sinh-bat-tinh.html

http://phtq-canada.blogspot.ca/2014/08/tien-lam-ong-tam-tien-sinh-bat-tinh.html

http://phtq-canada.blogspot.ca/2011/05/phat-tam-phat-tuong-phat-hoc-tinh-quang.html

http://phtq-canada.blogspot.ca/2015/11/ta-phap-trai-bat-o-chan-te-co-hon.html

http://phtq-canada.blogspot.ca/2011/12/thuong-toa-hay-chu-tieu-phtq-so-19-se.html


Vấn Đề Ngụy Kinh - Vấn Đề Đại Thừa Và Tiểu Thừa

Kính đa tạ và kính chúc Quí Vị cùng Quí Bửu Quyến vạn sự cát tường.
Kính thư,
VP. PHAT-HOC TINH-QUANG CANADA
lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll