TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)

TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)
TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)

Monday, 13 December 2021

CẦU TRỜI CÓ ĐƯỢC GÌ ĐÂU

 

 Kính mời tham khảo

http://phtq-canada.blogspot.com/

http://lotus-lantern-canada.blogspot.com/

 Những Hình Ảnh Hiếm Về Chiến Tranh Việt Nam Có Thể Làm Bạn "Giật Mình"

https://phtq-canada.blogspot.com/2021/10/chien-tranh-viet-nam.html

Nhớ Saigon chốn cũ đường xưa

https://phtq-canada.blogspot.com/2021/07/saigon-chon-cu-duong-xua.html

TIỀN TỆ VIỆT NAM CỘNG HÒA

https://phtq-canada.blogspot.com/2021/07/tien-te-viet-nam-cong-hoa.html

Dấu xưa xe ngựa hồn thu thảo. Saigon từ tâm, Saigon bao dung

https://phtq-canada.blogspot.com/2021/07/thoi-gian-khong-ngung-lai.html

https://phtq-canada.blogspot.com/2021/12/saigon-truoc-1975.html

Ảnh đẹp ngày xưa của Thảo Cầm Viên Saigon

https://phtq-canada.blogspot.com/2021/11/giao-su-hoang-xuan-han.html

Ảnh chợ Bến Thành thập niên 1920 (cuối trang)

https://phtq-canada.blogspot.com/2021/10/cho-ben-thanh-saigon.html

THƯ VIỆN QUỐC GIA TẠI SAIGON

https://phtq-canada.blogspot.com/2021/10/thu-vien-quoc-gia-saigon.html

Hình ảnh Saigon 1968-1969 (Brian Wickham)

https://phtq-canada.blogspot.com/2021/09/saigon-1968-1969.html

llllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll

Không ai, bao gồm tất cả giáo chủ các tôn giáo, dầu là Ðức Phật đi nữa, có đủ quyền lực để gội rửa bợn nhơ của người khác. Nói một cách chính xác, không ai có thể rửa sạch, cũng không ai có thể làm hoen ố người khác. 
Chúa trời chỉ là tưởng tượng không thật, chúa Jesus không tự cứu bản thân, bị giết chết thê thảm khi còn quá trẻ, chưa hưởng tuổi già, làm sao có thể cứu rỗi, tha tội, hay ban phước giáng họa cho thế gian. 35 tuổi chúa Jesus tiêu vong thê thảm. 35 tuổi nhà tu hành Gotama chứng đạo, phát hiện con đường giác ngộ và giải thoát cho tất cả mọi người, không phân biệt màu da, xuất xứ, giai cấp. Đó là Phật giáo lợi ích cho nhân loại, không lợi dụng sự đau khổ của con người để tô vẽ thiên đàng ảo vọng, dùng niềm tin khiến con người u mê, hết thuốc chữa.
Niềm tin chỉ là sự u mê của con người đang đau khổ, không biết tự giải thoát, lại tin tưởng vào chuyện mê hoặc trên trời dưới biển, không thấy mà tin, càng thêm khổ đau. Hãy mau thức tỉnh.
Một đặc điểm khác nên được ghi nhận trong nghi lễ tụng niệm Phật Giáo, đó là, câu kinh không phải là lời thỉnh nguyện, cũng không phải là lời cầu xin chuyển đạt một nguyện vọng. Dầu ta có bỏ hết thì giờ để cầu xin cũng không được gì.
Ðức Phật không khi nào và không thể nào ban bố những ân huệ cho người cầu nguyện. Ðể được cứu rỗi, người Phật tử không nên cầu nguyện mà phải nhận lãnh trách nhiệm, cố gắng trau giồi đức hạnh, kiên trì tu tập để tự thanh lọc và thành tựu giải thoát. Không nên lệ thuộc người khác mà phải nương nhờ nơi mình, tự mình cố gắng.
Ðức Phật dạy:
- "Các con phải cố gắng, các đấng Như Lai chỉ là những vị thầy".
Chẳng những cầu nguyện, van xin, là vô ích mà đó còn là thái độ nô lệ tinh thần. Thay vì đọc kinh cầu nguyện, Ðức Phật khuyên nên cố gắng hành thiền để ghép mình vào kỷ luật, tự kiểm soát, tự thanh lọc tâm, và giác ngộ. Thiền tập là liều thuốc bổ cho cả tâm lẫn trí.
Trong Phật Giáo không có Thần Linh vạn năng, bắt buộc tín đồ phải sợ hãi cúi đầu vâng lệnh. Phật Giáo phủ nhận sự hiện hữu của một oai lực siêu thế, quan niệm như một thực thể toàn năng, hay có năng lực vô cùng tận. Không có tánh cách thần khải, không có người truyền đạt tin tức và những lời sấm của một Thần Linh từ đâu trên cao ban xuống đến cho con người. Do đó người Phật tử không quỵ lụy phục tùng một oai lực siêu nhiên cầm quyền thưởng phạt và kiểm soát định mạng.
Bởi vì không tin nơi thiên khải Thần Linh, Phật giáo không đòi hỏi độc quyền nắm chân lý và không bài xích bất cứ tôn giáo nào khác. "Tánh thiên chấp là kẻ thù tệ hại nhất của tôn giáo".

llllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll

Hỏi:
Kính thưa Quí Thầy,
Người ta cho rằng Đức Phật không phải là thần linh, cho nên con người không thể cầu gì được nấy. Và đạo Phật là đạo do con người tạo ra, nên không có gì gọi là linh thiêng như đạo Chúa. Đạo Chúa là đạo trời.
Kính mong Quí Thầy cho biết tôn ý. Kính đa tạ và kính chúc vạn an.

lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll

Đáp: Kính mời tham khảo:

ĐẠO CHÚA - ĐẠO PHẬT - MÊ TÍN DỊ ĐOAN

https://phtq-canada.blogspot.com/2021/11/dao-chua-dao-phat-me-tin-di-doan.html

https://phtq-canada.blogspot.com/2021/10/me-tin-di-doan.html

https://phtq-canada.blogspot.com/2021/10/loi-dan-do-cuoi-cung-cua-duc-phat.html

http://phtq-canada.blogspot.com/2015/11/ta-phap-trai-bat-o-chan-te-co-hon.html

http://phtq-canada.blogspot.com/2016/08/gia-tri-tinh-than-ich-thuc-chinh-la_5.html

http://phtq-canada.blogspot.com/2017/02/gia-tri-tinh-than-ich-thuc-chinh-la.html

http://phtq-canada.blogspot.com/2018/11/blog-post.html

lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll

Kính thưa Quí Vị,

Đức Phật không phải là thần linh. Đúng. Nhưng thần linh là gì?

Người ta thường nghĩ Thần Linh là các vị thần thánh, có năng lực ban phước giáng họa trên con người. Cho nên, khi gặp chuyện bất như ý hay bất trắc xảy ra, con người thường cầu khẩn van xin Thần Linh hay xin Ơn Trên ban phép lành, giúp tai qua nạn khỏi, bệnh tật tiêu trừ. Có khi con người cầu xin cho thân nhân được điều lành, được sức khỏe, được bình yên. Cũng có khi con người cầu xin cho kẻ thù, tai không qua, nạn không khỏi, họa vô đơn chí. Ví dụ như trong 2 trận thế chiến, 2 phe đều cầu Chúa toàn năng, cầu Thượng đế thần linh ban phép lành cho phe ta, phe đồng minh thắng trận, tiêu diệt đối phương. Trong nội chiến tại Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ 1861-1865

(AMERICAN CIVIL WAR) Chúa ở trên trời cao, chẳng biết ất giáp mô tê răng rứa, chẳng biết phe nào đúng phe nào sai, chấp nhận lời cầu xin cả 2 phe. Nhân loại lâm thảm cảnh kinh hoàng cũng tại Thần Linh.

Ngày nay, tại Nga sô Russia, các giáo sĩ vẫn làm phép Chúa trên các vũ khí chiến tranh của chính quyền xứ này. Mời xem

theo Links:

RUSSIA Đặc sắc nghi lễ ban phước cho vũ khí của Quân đội Nga

http://phtq-canada.blogspot.com/2017/01/ton-giao-la-me-tin-gat-gam-cac-giao-si.html

http://phtq-canada.blogspot.com/2018/08/theo-chinh-tri-theo-ton-giao.html

http://phtq-canada.blogspot.com/2020/02/gat-gam-trong-nha-tho.html

http://phtq-canada.blogspot.com/2020/10/chinh-tri-ton-giao.html

Tóm lại, những chuyện phép lạ cứu người chết sống lại, làm phép nước biển rẽ đôi vùi lấp quân thù, thấy đức mẹ hiện ra ở Fatima Louvre, tượng đức mẹ khóc, bay qua bay lại trên núi Tapao, xác thánh Benedetta Calini ở Pescia không hủy, tất cả đều là tào lao, bịp bợm, gạt gẫm hàng ngàn năm nay. Ai muốn tin muốn theo, tùy thuận chúng sinh, tự do tín ngưỡng và tôn giáo là quyền của con người, miễn bàn, miễn tranh cãi.

Chuyện thần linh còn dài như chuyện phim nhiều tập, chuyện dài nhân dân tự vận trước 1975.

Kính mong Quí vị tham khảo thêm các Links trên đây để hiểu thấu vấn đề gọi là thần linh, huyền bí linh thiêng trong các tôn giáo và tín ngưỡng. Kính chúc Quí Vị sớm giác ngộ và giải thoát.

VP.PHTQ.CANADA

Ghi chú:

Quí vị có thể tham khảo thêm tài liệu về tư cách của một vị nữ tu BENEDETTA (người Pháp) được Giáo hoàng Piô XI đã chính thức phong Thánh cho Bernadette năm 1925.

Links: 

https://vi.wikipedia.org/wiki/Bernadette_Soubirous 

https://en.wikipedia.org/wiki/Benedetta_(film)

Giáo Hoàng Piô XI (Pius_XI) 1857-1939) 
llllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll

CẦU TRỜI CÓ ĐƯỢC GÌ ĐÂU?

https://phtq-canada.blogspot.com/2021/11/cau-troi-co-duoc-gi-dau.html

----- Forwarded Message -----

From: Ton Dzien <tondan.kh21@gmail.com>

To: VP. PHAT-HOC TINH-QUANG CANADA <cutranlacdao@yahoo.com>

Sent: Sunday, October 31, 2021, 09:05:19 p.m. EDT

Subject: Re: Xin giải thích


Thưa Văn Phòng,

Xin Quý VP vui lòng trả lời câu hỏi dưới đây, lấy từ Tập San của VP.: "CẦU TRỜI CÓ ĐƯỢC GÌ KHÔNG?".

Dâng sớ cầu an KHÔNG CHẮC được AN vì Đức Phật không ban phép, do chính Phật dạy Ngài là người thế gian như chúng sinh. Nhưng TRỜI là đấng vô hình, là một Ý NIỆM mà bao đời tổ tiên người Việt ĐỀU TIN mỗi khi cầu (Lạy Trời mưa xuống... Ca dao).  Đưa câu hỏi 'cầu Trời' cùng với câu "Dâng sớ cầu an", có phải VP ngụ ý cầu Trời như cầu An?

Xin cảm ơn Quý VP.

Một lão già 88 tuổi ở Nam Cali, Hoa Kỳ (không dám vô phép)

llllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll

CANADA 2021.11.02

THƯ của VP.PHTQ.CANADA:

Kính thưa Quí Cụ,

1. VP. hoan hỷ nhận được thư của quí Cụ cao niên vẫn còn nhiệt tâm tìm hiểu vấn đề tâm linh, tôn giáo. Điều này tránh cho con người không bị lạc vào tà đạo, tà giáo.

2. Cầu Trời, cầu Phật, cầu Chúa, cầu Thánh Thần Thiên Địa, cầu Thượng Đế, cầu đủ thứ: cầu an, cầu siêu, cầu con, cầu mưa thuận gió hòa, cầu hòa bình, cầu hạnh phúc, cầu bình an, cầu sức khỏe, cầu tài lộc, cầu quan chức, cầu ngươn tinh, cầu may mắn, cầu tai qua nạn khỏi. Nói chung là cầu nguyện. Đó là niềm tin của con người, miễn bàn. Ai muốn tin thế nào là quyền tự do.

3. Vấn đề của trí tuệ là: cầu nguyện có được gì không? Ai cũng có thể đạt được những điều cầu nguyện? Vạn sự đều như ý nguyện chăng? Hai bên chiến tranh đều cầu Chúa trong thế chiến, Chúa giúp cả hai phe, nên thế giới te tua tơi tả. Quí Cụ nghĩ sao?

4. Kính mong quí Cụ hoan hỷ tham khảo các bài viết: Cầu trời có được gì đâu hay Ý nghĩa của sự cầu nguyện theo các Links sau:

http://phtq-canada.blogspot.com/2011/05/cau-troi-co-uoc-gi-au.html   

http://phtq-canada.blogspot.com/2016/02/nen-lo-tu-tam-chuyen-tanh-cho-tin-loi.html

http://phtq-canada.blogspot.com/2011/05/cau-troi-co-uoc-gi-au.html  

http://phtq-canada.blogspot.com/2016/02/nen-lo-tu-tam-chuyen-tanh-cho-tin-loi.html  

http://phtq-canada.blogspot.com/2018/09/cau-troi-co-uoc-gi-au.html  

http://phtq-canada.blogspot.com/2019/01/cau-nguyen.html   

http://phtq-canada.blogspot.com/2020/02/cau-nguyen-co-duoc-gi-dau.html

http://phtq-canada.blogspot.com/2020/04/deadly-easter-sunday-louisiana-tornado.html

http://phtq-canada.blogspot.com/2020/09/chuatroi-ngochoang-thuongde.html

http://phtq-canada.blogspot.com/2021/02/cau-troi-co-duoc-gi-dau.html

http://phtq-canada.blogspot.com/2011/06/quan-iem-chu-truong-cua-phat-hoc-tinh.html 

http://phtq-canada.blogspot.com/2012/06/y-nghia-cung-hoa-en-huong-va-y-nghia-le.html

http://phtq-canada.blogspot.com/2013/02/nam-moi-ban-ve-y-nghia-le-cau-nguyen.html

http://phtq-canada.blogspot.com/2014/04/y-nghia-le-cau-nguyen.html

http://phtq-canada.blogspot.com/2019/01/cau-nguyen.html

http://phtq-canada.blogspot.com/2019/08/y-nghia-le-cau-nguyen.html

http://phtq-canada.blogspot.com/2020/02/y-nghia-le-cau-nguyen.html

http://phtq-canada.blogspot.com/2020/04/deadly-easter-sunday-louisiana-tornado.html

http://phtq-canada.blogspot.com/2020/11/y-nghia-le-cau-nguyen.html

5. Tóm lại, tự do tín ngưỡng và tôn giáo là quyền tự do của mọi người. Không ai có quyền xâm phạm. Tuy nhiên, mọi người cũng có quyền phát biểu ý kiến về sự đúng/sai, chánh/tà và ngăn chận, cảnh giác các hiện tượng tiêu cực phổ biến trong các tôn giáo và tín ngưỡng. Thí dụ như các phép lạ cứu người chết sống lại, Chúa hiện ra chữa lành bệnh đui què câm điếc, làm phép lạ búa rìu nổi lên trên dòng sông, tượng đức Mẹ khóc lóc, chảy máu mắt, bay qua bay lại trên núi Tapao. Chư Tăng sẽ có bài viết về các vấn đề mê tín này.

Kính chúc Quí Cụ cùng Quí Quyến vạn sự bình an.

Kính thư,

VP.PHTQ.CANADA

llllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll

CẦU TRỜI CÓ ĐƯỢC GÌ ĐÂU?
TK. Thích-Chân-Tuệ
VP. Phật-Học Tịnh-Quang Canada
Trời ơi, tại sao tôi khổ quá vậy nè? Tôi ăn hiền ở lành, tôi cầu xin van vái hoài, tại sao trời không giúp đỡ gì hết? Còn cái bà hàng xóm gian ác, chưa bao giờ cầu xin gì cả, mà trời lại giúp bà ta được buôn may bán đắt, gia đình hạnh phúc, con cái đỗ đạt? Tại sao lại có chuyện bất công quá vậy, hả trời?

Trong đời sống hằng ngày, không nhiều thì ít, chúng ta đã từng nghe qua những câu than thở, trách móc "trời" như vậy, do những người chung quanh nói ra miệng, hoặc cũng có lúc do chính chúng ta nghĩ thầm như vậy trong bụng. Khi gặp chuyện không may trong cuộc sống, hay gặp nghịch cảnh trong cuộc đời, hầu như mọi người đều kêu "trời" cứu giúp, nếu như người đó không theo tôn giáo nào. Hoặc là van xin, khấn vái, cầu nguyện "đấng thiêng liêng" cứu độ, cứu rỗi, cứu vớt, phù hộ, độ trì cho được tai qua nạn khỏi.

Trên thực tế, có những người cầu nguyện được tai qua nạn khỏi, có những khi cầu nguyện được tai qua nạn khỏi.

Nhưng có biết bao nhiêu người cầu nguyện, không được tai qua nạn khỏi, biết bao nhiêu khi cầu nguyện, không được tai qua nạn khỏi.

Những lúc cầu nguyện nhưng không được tai qua nạn khỏi, con người bèn tự an ủi, hoặc nghe người khác giải thích là: Tại vì cầu nguyện chưa khẩn thiết lắm, chưa chí tâm chí thành lắm, hoặc là lúc đó trời bận đi cứu giúp người khác, cho nên không nghe lời van vái, lời nguyện cầu của mình.

Lời giải thích có tính cách tiêu cực như vậy, thực tế chẳng giúp ích gì cho cuộc sống tâm linh của con người.

Cầu nguyện hay van xin chỉ giúp con người cảm thấy được bình an trong nhứt thời đau khổ mà thôi, chứ không giúp con người thực sự giảm bớt hay thoát ly được phiền não và khổ đau. Cũng giống như miếng thuốc cao dán, chỉ trị được phần ngoài da, chứ không dứt trừ được căn bệnh trầm kha.

Cuộc sống của con người cứ quanh đi quẩn lại những chuyện đau khổ khổ đau như vậy nhiều đời nhiều kiếp, không có lối thoát.
Tại sao vậy?  
Muốn có câu trả lời chính xác, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu:
"Nguyên nhân nào thực sự gây ra những sự khổ đau trên thế gian này?".

Thực sự, nguyên nhân của những chuyện khổ đau đau khổ trên thế gian này, không phải do "trời" nào gây ra cả, mà chỉ vì con người quá ích kỷ, thường hay suy nghĩ đến "cái ta" hay "cái bản ngã" quá nhiều. Chuyện gì có lợi cho mình, cho vợ chồng mình, cho con cái mình, cho gia đình mình, cho dòng họ mình, cho tổ chức mình, cho tôn giáo mình, cho dân tộc mình, cho quốc gia mình thì được, bằng như ngược lại thì dứt khoát là không được!

Bất cứ chuyện gì xảy ra trên đời nầy, con người cũng đều nghĩ là "vì mình, cho mình".

Chẳng hạn như trời nắng tốt là để cho mình, gia đình mình, bạn bè mình và hội đoàn mình đi chơi vui vẻ! Trời mưa lớn là để cho mình khỏi tốn tiền rửa xe! Ra đường gặp đám tang, cho là người ta xui xẻo thì mình gặp hên! Hoa quỳnh nở trong nhà mình cho là điềm may mắn, điềm tài lộc đến với mình, đến với gia đình mình! Sở công chánh thấy gia đình mình dọn nhà tới khu vực nầy, liền mở con đường mới băng ngang khu đất trống để cho mình đi làm tiện lợi hơn trước! Từ hồi dân mình qua Canada nhiều, trời thương dân mình, nên thời tiết cũng ấm áp hơn trước!

Cái gì cũng đều nghĩ là "vì mình, cho mình"
trước tiên hết trơn!

Con người có sự suy nghĩ như vậy cho nên đau khổ lại hoàn khổ đau! Chính vì con người có tâm ích kỷ như vậy, cho nên gây phiền não và khổ đau cho mọi người chung quanh, có liên hệ với họ về phương diện gia đình hay xã hội. Không có trời nào có thể giúp con người được hết khổ đau, nếu chính con người không chịu từ bỏ lề lối suy nghĩ như vậy.

Thậm chí ngay trong gia đình, nếu người vợ hay người chồng có nếp suy nghĩ ích kỷ, cái gì cũng "vì mình, cho mình" trước tiên như vậy, thì gia đình đó khó có hạnh phúc được.

Nếu người con nào cũng chỉ biết suy nghĩ cho chính bản thân mình mà thôi, thì người con đó rất dễ bất mãn với cha mẹ và anh chị em trong gia đình. Cái gì cũng đòi hỏi phần tốt, phần hơn, phần lợi cho mình, không cần đếm xỉa gì đến những người chung quanh, dù là ruột thịt, thì làm sao có thể sống chung với người khác được? Nhẹ thì bất hòa, gây gổ triền miên trong gia đạo. Nặng hơn thì bỏ nhà ra đi, hoặc gây đau khổ cho những người thân thuộc, nhưng vì mê muội, lại xem như kẻ thù.

Còn đối với mọi người khác ngoài gia đình, các con người có tâm ích kỷ như vậy, lúc nào cũng nghĩ đến mình, vì mình, cho mình, thường dễ trở nên gian ác đối với đồng chủng, đồng loại, tàn nhẫn đối với đồng bào, đồng hương, hay đồng đạo.

Những con người như vậy chỉ biết có đồng tiền mà thôi. Chẳng hạn như vì muốn được hưởng lợi nhiều, ở không lãnh tiền, cho nên con người sẵn sàng vu oan giá họa cho người khác, kiện tụng người khác đòi bồi thường thiệt hại tưởng tượng do họ tự tạo dựng ra, mặc kệ người khác đau khổ thế nào, gia đình của người khác ra sao cũng mặc kệ. Miễn là họ thắng kiện dù phải dùng đủ mọi thủ đoạn để hại người lợi mình.

Những người như vậy lại thường hay nói chuyện nhân nghĩa, phải quấy, nhưng họ nhìn ai cũng thấy quấy, chỉ có họ là phải, nhìn ai cũng thấy nguy hiểm đáng ghét, chỉ có họ là hiền từ dễ thương!

Trong thời đại văn minh, khoa học tiến bộ hiện nay, những sự tin tưởng nơi trời, như là một đấng đầy quyền lực, một đấng toàn năng, một đấng sáng tạo ra muôn loài, một đấng có quyền thưởng phạt tùy ý, đã và đang dần dần tan biến, không nhiều người còn tin như thế.

Chẳng hạn trước kia, con người tin tưởng có thần sấm sét, thần sông, thần núi, thần nước, thần gió, thần mưa, rồi đặt tên là: thiên lôi, hà bá, sơn thần, thủy thần, phong thần, vũ thần. Thực ra đó chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng của con người trong sách vở truyện mà thôi.
Những người yếu bóng vía, yếu tim, yếu gan, nhẹ dạ, ngây thơ, lại tưởng là thiệt !

Ngày nay, con người đã hiểu được là nước bốc hơi thành mây, mây tụ lại thành mưa. Khi mưa có thể có sấm sét, do các luồng điện chạm nhau trên không trung. Ðó là bài khoa học thường thức đã và đang được dạy ở bực tiểu học từ bao lâu nay. Mưa có ở trong đất liền, mưa có ở trên rừng núi, mưa có ở ngoài biển khơi. Mưa do đủ "nhân duyên" mà có. Mưa không vì thương người dân làm ruộng đang cần nước tưới, mưa không vì ghét dân đô thị muốn được khô ráo sạch sẽ, mưa không vì thương hay ghét một ai, mưa không do trời nào làm ra cả. Thậm chí, từ lâu nay các khoa học gia còn có thể làm được mưa nhân tạo. Có đủ "nhân duyên" thì có mưa. Chỉ có con người khôn ngoan biết dùng nước mưa để làm ruộng, hứng nước mưa để làm nước uống.

Ai ai cũng biết rõ ràng hột cam là "nhân" sinh ra cây cam và cây cam sinh ra "quả" cam. Luật nhân quả đã quá rõ ràng như vậy. Khoa học cũng đã công nhận như vậy. Thế mà cho đến ngày nay, vẫn còn có người không chịu tin, lại thích tin tưởng những chuyện linh thiêng huyền bí, càng mơ hồ khó hiểu, khó giải thích chừng nào, lại càng tin nhiều chừng ấy! Nếu con người chịu khó suy tư sâu rộng hơn một chút, thì sẽ không còn những lời oán than trách móc trời như trước đây nữa. Hể đã có "nguyên nhân", cộng thêm "trợ duyên" đầy đủ thì chắc chắn sẽ có "kết quả hay hậu quả". Thí dụ như hột cam là nguyên nhân chính, cộng thêm trợ duyên như đất tốt, nước tưới, phân bón, công người chăm sóc, kỹ thuật trồng trọt thì kết quả sẽ là cây cam và quả cam.

Luật nhân quả không chỉ áp dụng cho riêng một ai, cho riêng một sắc dân nào, cho riêng tín đồ của một tôn giáo nào cả.
Luật nhân quả là một lẽ thực, là chân lý, không lệ thuộc thời gian hay không gian, luôn luôn áp dụng, bất cứ lúc nào, bất cứ nơi nào.
Sách vở có nói về luật nhân quả như các câu sau:
cây nào sinh quả nấy, có lửa mới có khói,
gieo gió thì gặt bão,
sinh sự thì sự sinh.

Về phương diện tâm linh, về phương diện tinh thần, những việc con người tạo tác, những việc con người nói ra, những việc con người suy nghĩ, từ thân khẩu ý, chính là những nguyên nhân, gây ra những kết quả hay hậu quả, mà con người sẽ thừa hưởng, sẽ nhận lấy, hay sẽ gánh chịu.
Chẳng hạn như câu:
"Gieo nhân nào, gặt quả nấy".
Thí dụ như khi còn nhỏ chăm học, lớn lên cố gắng làm việc và biết tiết kiệm là các nguyên nhân. Kết quả là đời sống vật chất sau nầy khá giả, sung túc.

Nghiện ngập, rượu chè, say mê cờ bạc là các nguyên nhân, hậu quả là sự tán gia bại sản về sau.

Tham tiền, tham sắc, tham danh, tham ăn, tham ngủ là các nguyên nhân của những việc làm sai trái, xấu xa, độc ác, bất chấp thủ đoạn, chẳng những gây đau khổ cho chính mình, còn gây khổ đau cho thân nhân và cho những người chung quanh nữa.

Những cơn nóng giận không tự kềm chế được là nguyên nhân của những thất bại, khổ đau, hối hận sau nầy.

Sách có câu:
"Nhất niệm sân tâm khởi,
bách vạn chướng môn khai".
Nghĩa là một khi tâm niệm tức giận, sân hận khởi lên mà chúng ta không tự kềm chế, không tự khắc phục được, thì biết bao nhiêu, trăm ngàn vạn chuyện khó khăn, đau khổ, chướng ngại tiếp nối theo sau đó. Những giây phút nóng giận ngu si, lầm lẫn là nguyên nhân của những sự hối tiếc, đau khổ sau đó, có khi kéo dài triền miên suốt cả cuộc đời.

Những sự cố gắng tu tâm dưỡng tánh, tìm học để hiểu ra chân lý là các nguyên nhân đem lại kết quả là đời sống an lạc và hạnh phúc ngay tại thế gian này cho mình và cho những người chung quanh. Như vậy, nếu con người hiện đang sống khỏe mạnh, làm ăn phát đạt, gia đình hạnh phúc, con cái nên thân, đó là đang thụ hưởng "kết quả" của phước báo nhiều đời nhiều kiếp trước, do chính mình tạo tác, chứ không do trời nào ban phước cho hết, cũng không do cầu nguyện van xin, nhắc nhở kêu gào mà được, nếu như mình không thực sự xứng đáng được thụ hưởng những điều tốt đẹp đó. Còn nếu như con người hiện đang gặp nghịch cảnh, gặp khổ đau, đó là đang gánh chịu "hậu quả" của nghiệp báo nhiều đời nhiều kiếp trước, do chính mình tạo tác, chứ không do trời nào giáng họa cho hết, cũng không do cầu nguyện van xin, rên la thảm thiết, mà tránh khỏi được.

Trời, nếu là đấng chí công vô tư, tại sao lại có lòng thương ghét, ban phước giáng họa tùy tiện, theo lời van xin cầu nguyện được? Trời, nếu là đấng linh thiêng, tại sao lại để cho tội ác xảy ra, rồi mới giáng họa trừng phạt? Trời, nếu là đấng toàn quyền, tại sao lại không chịu ngăn ngừa, ngăn chận trước các tội ác trên thế gian? Trời, nếu là đấng vạn năng, tại sao lại chịu thua loài yêu ma quỉ quái, chỉ biết hành phạt loài người? Trời, nếu là đấng đầy lòng bác ái, tại sao lại sáng tạo ra cuộc đời đầy đau khổ cho nhân loại: bệnh tật, thiên tai, hạn hán, bão lụt?

Hiểu được lý lẽ này, biết rõ ràng "trời" không có thực, chỉ là sản phẩm tưởng tượng của con người mà thôi. Hiểu thấu đáo tường tận sự công bằng của luật nhân quả, con người sẽ giảm bớt khổ đau, sẽ không còn "than trời trách đất" nữa.

Trái lại, con người sẽ không còn bi quan yếu đuối, sẽ mạnh mẽ hơn, can đảm hơn, mạnh dạn hơn, dám nhận lãnh "hậu quả" do chính mình tạo tác, hay an nhiên thụ hưởng "kết quả" do chính mình tạo tác và tiếp tục làm những việc thiện để có phước báo, tránh những việc bất thiện để tránh nghiệp báo, quả báo.

Thực ra, chỉ có những phước báo do tạo tác việc phước thiện là có thể giúp con người được "tai qua nạn khỏi" mà thôi, không có trời nào làm chuyện bất công bằng, đến giúp đỡ mình theo lời van xin, cầu nguyện cả.

Vì thế cho nên, thay vì cầu nguyện, van vái trời, con người hãy tích phước, tạo phước, bằng cách làm các việc thiện, nói các lời thiện, nghĩ các điều thiện, tức là giữ gìn ba nghiệp thân khẩu ý được thanh tịnh. Làm được như vậy, nhưng cũng đừng chấp rằng mình đã làm được bao nhiêu việc thiện, để giữ gìn tâm ý luôn luôn trong sáng và yên tĩnh, là chúng ta đang giảm thiểu nghiệp báo đã tạo, bớt phiền não và khổ đau của đời mình một cách tích cực vậy.

Chúng ta thử xét thí dụ:
Nếu một người bị bắt buộc phải ăn một nắm muối thì quả thực là khó khăn và đau khổ. Nhưng nếu người đó có thể bỏ nắm muối vào trong tô nước rồi uống, thì có lẽ dễ chịu được một chút. Nếu người đó có thể bỏ nắm muối vào trong lu nước rồi uống, thì sẽ dễ chịu hơn chút nữa. Nếu người đó có thể bỏ nắm muối vào trong hồ nước lớn rồi uống, thì chuyện sẽ không còn thành vấn đề lớn nữa.

Nắm muối kia tượng trưng cho những nguyên nhân tội lỗi, những nghiệp nhân bất thiện do chính mình đã tạo tác trước đây, bây giờ phải gánh nghiệp quả, phải chịu nghiệp báo, phải lãnh quả báo, không thể né tránh được, không thể đổ trút cho trời nhờ chuộc tội thế cho mình được, hay là nhờ các vị đại diện trời tuyên bố tha tội cho là hết sạch được đâu! Còn tô nước, lu nước hay hồ nước tượng trưng cho phước báo ít hay nhiều có được từ những nguyên nhân phước thiện do chính mình đã tạo tác trước đây, bây giờ có thể thụ hưởng kết quả tốt đẹp. Nhờ có phước báo hóa giải được ít nhiều những nghiệp quả, nghiệp báo, quả báo phải gánh chịu.

Chuyện lớn hóa nhỏ, chuyện nhỏ hóa không, chính là nghĩa đó vậy.
Người đời thường nói:
"Con người hại thì còn tránh được.
Trời hại thì khỏi tránh!".

Sách cũng có các câu:
"Chạy đàng trời không khỏi nắng",
hay:
"Lưới trời lồng lộng, tuy thưa mà không lọt".
Chữ "trời" trong các câu nói này nên được hiểu là nghiệp quả, hay nghiệp báo, nói chung là "quả báo", theo quan điểm của Phật giáo, chứ đâu có trời nào lại nỡ lòng hại con người khơi khơi, vô cớ, vô lý, vô lẽ như vậy.

Thực ra khi nghiệp quả, nghiệp báo, quả báo đến ngày giờ phải lãnh, phải gánh chịu, dù con người có chạy lên non, lên núi, chui vào hang, trốn trong nhà, ra ngoài đường, xuống dưới biển, bất cứ đi đến đâu, cũng không thể nào tránh được.

Nghiệp quả, nghiệp báo, hay quả báo, cũng như phước báo, do con người tạo ra và theo con người từ kiếp này sang kiếp khác như hình với bóng vậy.

Chúng ta cũng đã thấy có những người xông pha ngoài chiến trận, hiểm nguy vô cùng, giữa lằn tên mũi đạn, nhưng không hề hấn gì. Ðến khi nằm ở trong nhà, lại tử thương vì đạn pháo kích!

Chúng ta thử xét thí dụ khác:
Một cục sỏi rớt xuống nước sẽ chìm lĩm ngay. Nếu cục sỏi đó được đặt trên một chiếc xuồng, dù nhỏ và bằng giấy, thì cục sỏi đó cũng không chìm được. Cũng như một người gây tội, mà không có phước báo, sẽ lãnh đủ hậu quả, quả báo, nghiệp báo. Nhưng nếu người đó có phước báo, do đã tạo tác nhiều việc phước thiện trước đây, thì tội nghiệp sẽ được giảm khinh. Một chiếc máy bay rớt xuống biển sẽ chìm ngay. Nhưng một chiếc hàng không mẫu hạm có khả năng chuyên chở được hàng trăm, hàng ngàn chiếc máy bay, vượt qua biển lớn. Theo luật pháp trên thế gian này cũng vậy, người nào gây tội sẽ phải đền tội tương xứng. Nhưng người nào có làm công lao gì đó, tội nghiệp sẽ được giảm khinh.

Sách có câu:
"Lấy công chuộc tội"
hay
"Ðoái công chuộc tội",
chính là nghĩa đó.
Ðó mới thực sự gọi là công bằng vậy.

Tóm lại, qua những tư duy chân chính này, chúng ta hiểu ra rằng cuộc đời dù có khổ đau, cay đắng, nhưng không vì thế mà bi quan chán đời, không tiêu cực, yếu đuối, van xin, cầu nguyện "ông Trời" do chính mình tưởng tượng ra, để tự dối mình, chính vì muốn chạy tội, muốn tránh né nghiệp quả, nghiệp báo, hay quả báo do chính chúng ta tạo tác. Trái lại, tinh thần của chúng ta sẽ mạnh mẽ hơn, tích cực hơn trong cuộc sống hằng ngày.

Chúng ta nhứt định làm tất cả việc phước thiện, dù lớn dù nhỏ, quyết tâm tránh tất cả việc bất thiện, dù nhỏ dù lớn. Chúng ta luôn luôn kiếm cách tìm dịp, giúp người giúp đời, trong phạm vi khả năng của mình, để cố gắng đem lại an lạc và hạnh phúc cho chính mình và cho những người chung quanh. Chúng ta luôn luôn giữ gìn tâm ý thanh tịnh, không bao giờ bận tâm nhớ nghĩ đến các việc phước thiện đã làm.
Hiểu được như vậy, làm được như vậy, chắc chắn cuộc đời của chúng ta sẽ giảm bớt khổ đau, tâm tư của chúng ta sẽ giảm bớt phiền não, tinh thần được khinh an, trí óc được thanh thản và những người chung quanh chúng ta chắc chắn cũng sẽ cảm nhận được niềm an lạc hạnh phúc cùng với chúng ta vậy.
Do đó, cuộc đời vui tươi và đẹp đẽ, an lạc và hạnh phúc, cửa thiên đàng cõi cực lạc rộng mở kể từ đây.

Tỳ-Khưu Thích-Chân-Tuệ

Mời quí vị xem bài viết: "Sự Mê Tín Trong Dân Gian"

 llllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll



llllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll