TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)

TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)
TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)

Friday, 15 July 2022

CẦU NGUYỆN CÓ ĐƯỢC GÌ ĐÂU

https://phtq-canada.blogspot.com/2022/07/cau-nguyen-co-duoc-gi-dau.html

Cầu Nguyện
Viên Lộc
(Ðã đăng Ðặc san Hương Ðàm, số 1, Mùa Phật Ðản, 1995, tr. 46-48)

Subject: Re: [dien-dan-tin-tuc] xưa nay, có ai CẦU NGUYỆN được gì chăng ? YES! Giáo sư Lâm Vĩnh Thế pháp danh Viên Lộc

llllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll

VP.PHTQ.CANADA có nhận được các thư sau đây:

From: Mia Hill <doanphuongmai255@yahoo.com>; To: NGUOI-VIET-HAI-NGOAI@googlegroups.com; NGUOI-VIET-CANADA@googlegroups.com; NGUOI-VIET-TU-DO@googlegroups.com; DIEN-DAN-DAN-TOC@googlegroups.com; 

Sent: Monday, July 18, 2022 at 01:44:11 p.m. EDT Subject: Re: [dien-dan-tin-tuc] xưa nay, có ai CẦU NGUYỆN được gì chăng ? Ý NGHĨA LỄ CẦU NGUYỆN - Tỳ-Khưu Thích-Chân-Tuệ. Chủ Nhiệm VP.PHTQ.CANADA

Đạo nào cũng vậy, bao gồm nội dung cầu nguyện, cầu xin, chẳng riêng gì đạo Chúa đâu.

Đi vào chùa tịnh độ mà xem phật tử vào lạy phật qua quýt, rồi qua lạy bồ tát cầu làm ăn tấn phát, cầu cho đẻ con trai hay gái, cầu hết bịnh, cầu khi chết được rước về ở một chỗ thật sướng...

Cũng dễ hiểu, chúng sinh thì mong muốn đủ thứ, mà kinh Tàu đã bảo đảm hễ cầu là được như thế kia mà. Có phải ai cũng có đủ trí tuệ mà hiểu biết và chấp nhận lý nhân quả nghiệp báo, lý duyên khởi Phật đã dạy đâu.

Nếu bồ tát có thật thì công việc của ngài cũng chẳng phải là chiều theo những cầu xin tham dục của mình.

Ngày nào còn chúng sinh vô minh tham dục, thì đời còn khổ. Đời còn khổ, thì còn đạo Phật tịnh độ, đạo Chúa, đạo Hồi, đạo Giê hô va, đạo Baha'i, đạo Cao đài...

Đạo nào khuyến khích cầu xin, cầu nguyện, đạo đó còn làm ăn khấm khá hoài.

llllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll

From: Thanh Nguyen <thythy00@yahoo.com> To: VP. PHAT-HOC TINH-QUANG CANADA <cutranlacdao@yahoo.com> Sent: Monday, July 18, 2022 at 11:49:33 a.m. EDT Subject: Re: xưa nay, có ai CẦU NGUYỆN được gì chăng ? Ý NGHĨA LỄ CẦU NGUYỆN - Tỳ-Khưu Thích-Chân-Tuệ. Chủ Nhiệm VP.PHTQ.CANADA

Cảm ơn Sư Phụ,

Con cũng tìm hiểu được mấy quyển sách kinh như :

1- Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ .

2- Kinh Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật .( Kinh DIỆU PHÁP LIÊN HOA )

3- Kinh Dược Sư.

4- Kinh Kim Cang.

5- Kinh Địa Tạng.

6- Kinh Sám Hối ( Thủy Sám )

Và những bài giảng của một số thày trên You Tube .

Như Pháp Sư: Nhất Hạnh....nghe chuyện thực tế về Hồn Ma... sợ mà phải ăn hiền ở lành !

Mỗi ngày con vẫn niệm Phật trước Bàn Thờ Phật tại nhà con: 1 giờ rưỡi đồng hồ để :

a-Trì chú CHÚ ĐẠI BI = 5 lần bài.

b-Trì chú HỒNG DANH: đức A DI ĐÀ PHẬT 1080 lần để cầu vãng sanh.

*** Ăn Chay thì mỗi tháng con ăn được 12 ngày .

Còn sát sanh thì con không trực tiếp giết con vật nào cả. Những ngày ăn mặn con ăn ít miếng cá thịt sẵn ở chợ .

* Riêng giết Kiến + Sâu bọ thì:

Con có phải xịt thuốc kiến ở bếp ! 

Xịt thuốc cho hoa con trồng ở nhà trong chậu.

Nếu không hoa sẽ lụn không nở và cây rụng hết lá.

****

Nay nghe thày Pháp Hoà giảng là chỉ nên tụng kinh Phật: BỔN SƯ THÍCH CA hay kinh Phật Dược Sư vì 2 Vị Này coi cõi Ta Bà (Thế Gian này - Chứ Phật A DI ĐÀ ở CÕI TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC không gần với chúng ta - NGÀI ở cách xa và Không trực tiếp coi Thế GIAN này !).

Vậy con rất Bối Rối ! lại nghe Sư Phụ nói : Cầu Cũng Chẳng Được Gì !!!!!!!!!!!!

*** Tin tuyệt đối vào NHÂN QỦA ???!!! Vậy bỏ chùa bỏ lạy Phật sao ????!!!!!!!!!!!!!!!!!

Kính xin SƯ PHỤ cho con ý kiến .

Con sắp tắt computer xuống nhà Niệm Phật rồi ! 

THƯ KHANH (Mới từ Thờ Ông Bà theo Đạo Phật từ ngày Chồng Chết = ôm hũ Cốt vào chùa Cổ Lâm Seattle!) = Thấy rõ: Sinh Già Bệnh Tử và VÔ THƯỜNG như Phật nói ! Nay con phải TU thế nào đây ?!

lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll

https://phtq-canada.blogspot.com/2022/07/cau-nguyen-co-duoc-gi-dau.html

mọi người có quyền tự do khen chê ! tự do theo hay không theo ! 

bất cứ tôn giáo nào ! bất cứ chế độ chính trị nào !

Đại đa số người theo đạo Chúa đều nghĩ rằng: 

Sau khi gây tội, dù tội ác đến đâu, nếu xưng tội với nhà thờ, chức sắc đạo Chúa dâng lời cầu nguyện xin Chúa lãnh tội và tha tội. Người theo Chúa sẽ được lên Thiên Đàng sống đời đời với Chúa cha Chúa con và cả đám thiên thần! Thiệt là tội ngiệp cho những người mê tín đến mức cuồng, không còn một chút lý trí tối thiểu của con người!

https://phtq-canada.blogspot.com/2016/02/nen-lo-tu-tam-chuyen-tanh-cho-tin-loi.html

https://phtq-canada.blogspot.com/2018/09/cau-troi-co-uoc-gi-au.html

https://phtq-canada.blogspot.com/2019/01/cau-nguyen.html

https://phtq-canada.blogspot.com/2020/02/cau-nguyen-co-duoc-gi-dau.html

https://phtq-canada.blogspot.com/2020/04/deadly-easter-sunday-louisiana-tornado.html

https://phtq-canada.blogspot.com/2020/09/chuatroi-ngochoang-thuongde.html

https://phtq-canada.blogspot.com/2021/02/cau-troi-co-duoc-gi-dau.html

https://phtq-canada.blogspot.com/2021/11/cau-troi-co-duoc-gi-dau.html

https://phtq-canada.blogspot.com/2021/12/cau-troi-co-duoc-gi-dau.html

lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll

người tử tế đã dạy các con cách sống tử tế, lớn lên thành người đàng hoàng, biết yêu thương.

lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll

trích: “tại sao có những lời chống phá Công Giáo và VNCH ? Bởi vì CG hay VNCH có những điểm tiêu cực, xấu xa, ai cũng có quyền tự do phát biểu, vạch trần cho mọi người biết”.

trích: “cái ngu của người Công Giáo nói rằng: cuộc sống của con người có đức tin thì luôn có sự quan phòng của Thiên Chúa. Chúa còn chết thảm thương thì quan phòng, bảo vệ được ai? Đau khổ hay Hạnh Phúc của con người đều đã được ấn định bởi Đấng Toàn Năng. Chúa toàn năng là tao lao và quá độc đoán ! Chúa ngục thì đúng hơn ! Chúa toàn năng sao không ngăn được đại dịch COVID-19, không ngăn được bạo loạn và tội ác đầy dẫy trong các xứ thờ chúa, như USA, UKRAINE và RUSSIA ! Cùng thờ Chúa Orthodox lại tàn sát nhau như Ukraine và Russia thì...bác ái nghĩa là gì ? Hở ? Không ai có thể chống cự được Số Mệnh của mình. Đúng là ngu hết thuốc chữa! Bị nhồi sọ từ nhỏ nên u mê, không còn trí tuệ tối thiểu ! Chấm hết !”.

lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll

Nhà thờ Notre Dame Paris xây năm 1163 bị cháy rụi ngày 4 tháng 5 năm 2019



CẦU NGUYỆN CÓ ĐƯỢC GÌ ĐÂU?
TK. Thích-Chân-Tuệ
VP. Phật-Học Tịnh-Quang Canada
Trời ơi, tại sao tôi khổ quá vậy nè? Tôi ăn hiền ở lành, tôi cầu xin van vái hoài, tại sao trời không giúp đỡ gì hết? Còn cái bà hàng xóm gian ác, chưa bao giờ cầu xin gì cả, mà trời lại giúp bà ta được buôn may bán đắt, gia đình hạnh phúc, con cái đỗ đạt? Tại sao lại có chuyện bất công quá vậy, hả trời?

Trong đời sống hằng ngày, không nhiều thì ít, chúng ta đã từng nghe qua những câu than thở, trách móc "trời" như vậy, do những người chung quanh nói ra miệng, hoặc cũng có lúc do chính chúng ta nghĩ thầm như vậy trong bụng. Khi gặp chuyện không may trong cuộc sống, hay gặp nghịch cảnh trong cuộc đời, hầu như mọi người đều kêu "trời" cứu giúp, nếu như người đó không theo tôn giáo nào. Hoặc là van xin, khấn vái, cầu nguyện "đấng thiêng liêng" cứu độ, cứu rỗi, cứu vớt, phù hộ, độ trì cho được tai qua nạn khỏi.

Trên thực tế, có những người cầu nguyện được tai qua nạn khỏi, có những khi cầu nguyện được tai qua nạn khỏi.

Nhưng có biết bao nhiêu người cầu nguyện, không được tai qua nạn khỏi, biết bao nhiêu khi cầu nguyện, không được tai qua nạn khỏi.

Những lúc cầu nguyện nhưng không được tai qua nạn khỏi, con người bèn tự an ủi, hoặc nghe người khác giải thích là: Tại vì cầu nguyện chưa khẩn thiết lắm, chưa chí tâm chí thành lắm, hoặc là lúc đó trời bận đi cứu giúp người khác, cho nên không nghe lời van vái, lời nguyện cầu của mình.

Lời giải thích có tính cách tiêu cực như vậy, thực tế chẳng giúp ích gì cho cuộc sống tâm linh của con người.

Cầu nguyện hay van xin chỉ giúp con người cảm thấy được bình an trong nhứt thời đau khổ mà thôi, chứ không giúp con người thực sự giảm bớt hay thoát ly được phiền não và khổ đau. Cũng giống như miếng thuốc cao dán, chỉ trị được phần ngoài da, chứ không dứt trừ được căn bệnh trầm kha.

Cuộc sống của con người cứ quanh đi quẩn lại những chuyện đau khổ khổ đau như vậy nhiều đời nhiều kiếp, không có lối thoát.
Tại sao vậy?  
Muốn có câu trả lời chính xác, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu:
"Nguyên nhân nào thực sự gây ra những sự khổ đau trên thế gian này?".

Thực sự, nguyên nhân của những chuyện khổ đau đau khổ trên thế gian này, không phải do "trời" nào gây ra cả, mà chỉ vì con người quá ích kỷ, thường hay suy nghĩ đến "cái ta" hay "cái bản ngã" quá nhiều. Chuyện gì có lợi cho mình, cho vợ chồng mình, cho con cái mình, cho gia đình mình, cho dòng họ mình, cho tổ chức mình, cho tôn giáo mình, cho dân tộc mình, cho quốc gia mình thì được, bằng như ngược lại thì dứt khoát là không được!

Bất cứ chuyện gì xảy ra trên đời nầy, con người cũng đều nghĩ là "vì mình, cho mình".

Chẳng hạn như trời nắng tốt là để cho mình, gia đình mình, bạn bè mình và hội đoàn mình đi chơi vui vẻ! Trời mưa lớn là để cho mình khỏi tốn tiền rửa xe! Ra đường gặp đám tang, cho là người ta xui xẻo thì mình gặp hên! Hoa quỳnh nở trong nhà mình cho là điềm may mắn, điềm tài lộc đến với mình, đến với gia đình mình! Sở công chánh thấy gia đình mình dọn nhà tới khu vực nầy, liền mở con đường mới băng ngang khu đất trống để cho mình đi làm tiện lợi hơn trước! Từ hồi dân mình qua Canada nhiều, trời thương dân mình, nên thời tiết cũng ấm áp hơn trước!

Cái gì cũng đều nghĩ là "vì mình, cho mình"
trước tiên hết trơn!

Con người có sự suy nghĩ như vậy cho nên đau khổ lại hoàn khổ đau! Chính vì con người có tâm ích kỷ như vậy, cho nên gây phiền não và khổ đau cho mọi người chung quanh, có liên hệ với họ về phương diện gia đình hay xã hội. Không có trời nào có thể giúp con người được hết khổ đau, nếu chính con người không chịu từ bỏ lề lối suy nghĩ như vậy.

Thậm chí ngay trong gia đình, nếu người vợ hay người chồng có nếp suy nghĩ ích kỷ, cái gì cũng "vì mình, cho mình" trước tiên như vậy, thì gia đình đó khó có hạnh phúc được.

Nếu người con nào cũng chỉ biết suy nghĩ cho chính bản thân mình mà thôi, thì người con đó rất dễ bất mãn với cha mẹ và anh chị em trong gia đình. Cái gì cũng đòi hỏi phần tốt, phần hơn, phần lợi cho mình, không cần đếm xỉa gì đến những người chung quanh, dù là ruột thịt, thì làm sao có thể sống chung với người khác được? Nhẹ thì bất hòa, gây gổ triền miên trong gia đạo. Nặng hơn thì bỏ nhà ra đi, hoặc gây đau khổ cho những người thân thuộc, nhưng vì mê muội, lại xem như kẻ thù.

Còn đối với mọi người khác ngoài gia đình, các con người có tâm ích kỷ như vậy, lúc nào cũng nghĩ đến mình, vì mình, cho mình, thường dễ trở nên gian ác đối với đồng chủng, đồng loại, tàn nhẫn đối với đồng bào, đồng hương, hay đồng đạo.

Những con người như vậy chỉ biết có đồng tiền mà thôi. Chẳng hạn như vì muốn được hưởng lợi nhiều, ở không lãnh tiền, cho nên con người sẵn sàng vu oan giá họa cho người khác, kiện tụng người khác đòi bồi thường thiệt hại tưởng tượng do họ tự tạo dựng ra, mặc kệ người khác đau khổ thế nào, gia đình của người khác ra sao cũng mặc kệ. Miễn là họ thắng kiện dù phải dùng đủ mọi thủ đoạn để hại người lợi mình.

Những người như vậy lại thường hay nói chuyện nhân nghĩa, phải quấy, nhưng họ nhìn ai cũng thấy quấy, chỉ có họ là phải, nhìn ai cũng thấy nguy hiểm đáng ghét, chỉ có họ là hiền từ dễ thương!

Trong thời đại văn minh, khoa học tiến bộ hiện nay, những sự tin tưởng nơi trời, như là một đấng đầy quyền lực, một đấng toàn năng, một đấng sáng tạo ra muôn loài, một đấng có quyền thưởng phạt tùy ý, đã và đang dần dần tan biến, không nhiều người còn tin như thế.

Chẳng hạn trước kia, con người tin tưởng có thần sấm sét, thần sông, thần núi, thần nước, thần gió, thần mưa, rồi đặt tên là: thiên lôi, hà bá, sơn thần, thủy thần, phong thần, vũ thần. Thực ra đó chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng của con người trong sách vở truyện mà thôi.
Những người yếu bóng vía, yếu tim, yếu gan, nhẹ dạ, ngây thơ, lại tưởng là thiệt !

Ngày nay, con người đã hiểu được là nước bốc hơi thành mây, mây tụ lại thành mưa. Khi mưa có thể có sấm sét, do các luồng điện chạm nhau trên không trung. Ðó là bài khoa học thường thức đã và đang được dạy ở bực tiểu học từ bao lâu nay. Mưa có ở trong đất liền, mưa có ở trên rừng núi, mưa có ở ngoài biển khơi. Mưa do đủ "nhân duyên" mà có. Mưa không vì thương người dân làm ruộng đang cần nước tưới, mưa không vì ghét dân đô thị muốn được khô ráo sạch sẽ, mưa không vì thương hay ghét một ai, mưa không do trời nào làm ra cả. Thậm chí, từ lâu nay các khoa học gia còn có thể làm được mưa nhân tạo. Có đủ "nhân duyên" thì có mưa. Chỉ có con người khôn ngoan biết dùng nước mưa để làm ruộng, hứng nước mưa để làm nước uống.

Ai ai cũng biết rõ ràng hột cam là "nhân" sinh ra cây cam và cây cam sinh ra "quả" cam. Luật nhân quả đã quá rõ ràng như vậy. Khoa học cũng đã công nhận như vậy. Thế mà cho đến ngày nay, vẫn còn có người không chịu tin, lại thích tin tưởng những chuyện linh thiêng huyền bí, càng mơ hồ khó hiểu, khó giải thích chừng nào, lại càng tin nhiều chừng ấy! Nếu con người chịu khó suy tư sâu rộng hơn một chút, thì sẽ không còn những lời oán than trách móc trời như trước đây nữa. Hể đã có "nguyên nhân", cộng thêm "trợ duyên" đầy đủ thì chắc chắn sẽ có "kết quả hay hậu quả". Thí dụ như hột cam là nguyên nhân chính, cộng thêm trợ duyên như đất tốt, nước tưới, phân bón, công người chăm sóc, kỹ thuật trồng trọt thì kết quả sẽ là cây cam và quả cam.

Luật nhân quả không chỉ áp dụng cho riêng một ai, cho riêng một sắc dân nào, cho riêng tín đồ của một tôn giáo nào cả.
Luật nhân quả là một lẽ thực, là chân lý, không lệ thuộc thời gian hay không gian, luôn luôn áp dụng, bất cứ lúc nào, bất cứ nơi nào.
Sách vở có nói về luật nhân quả như các câu sau:
cây nào sinh quả nấy, có lửa mới có khói,
gieo gió thì gặt bão,
sinh sự thì sự sinh.

Về phương diện tâm linh, về phương diện tinh thần, những việc con người tạo tác, những việc con người nói ra, những việc con người suy nghĩ, từ thân khẩu ý, chính là những nguyên nhân, gây ra những kết quả hay hậu quả, mà con người sẽ thừa hưởng, sẽ nhận lấy, hay sẽ gánh chịu.
Chẳng hạn như câu:
"Gieo nhân nào, gặt quả nấy".
Thí dụ như khi còn nhỏ chăm học, lớn lên cố gắng làm việc và biết tiết kiệm là các nguyên nhân. Kết quả là đời sống vật chất sau nầy khá giả, sung túc.

Nghiện ngập, rượu chè, say mê cờ bạc là các nguyên nhân, hậu quả là sự tán gia bại sản về sau.

Tham tiền, tham sắc, tham danh, tham ăn, tham ngủ là các nguyên nhân của những việc làm sai trái, xấu xa, độc ác, bất chấp thủ đoạn, chẳng những gây đau khổ cho chính mình, còn gây khổ đau cho thân nhân và cho những người chung quanh nữa.

Những cơn nóng giận không tự kềm chế được là nguyên nhân của những thất bại, khổ đau, hối hận sau nầy.

Sách có câu:
"Nhất niệm sân tâm khởi,
bách vạn chướng môn khai".
Nghĩa là một khi tâm niệm tức giận, sân hận khởi lên mà chúng ta không tự kềm chế, không tự khắc phục được, thì biết bao nhiêu, trăm ngàn vạn chuyện khó khăn, đau khổ, chướng ngại tiếp nối theo sau đó. Những giây phút nóng giận ngu si, lầm lẫn là nguyên nhân của những sự hối tiếc, đau khổ sau đó, có khi kéo dài triền miên suốt cả cuộc đời.

Những sự cố gắng tu tâm dưỡng tánh, tìm học để hiểu ra chân lý là các nguyên nhân đem lại kết quả là đời sống an lạc và hạnh phúc ngay tại thế gian này cho mình và cho những người chung quanh. Như vậy, nếu con người hiện đang sống khỏe mạnh, làm ăn phát đạt, gia đình hạnh phúc, con cái nên thân, đó là đang thụ hưởng "kết quả" của phước báo nhiều đời nhiều kiếp trước, do chính mình tạo tác, chứ không do trời nào ban phước cho hết, cũng không do cầu nguyện van xin, nhắc nhở kêu gào mà được, nếu như mình không thực sự xứng đáng được thụ hưởng những điều tốt đẹp đó. Còn nếu như con người hiện đang gặp nghịch cảnh, gặp khổ đau, đó là đang gánh chịu "hậu quả" của nghiệp báo nhiều đời nhiều kiếp trước, do chính mình tạo tác, chứ không do trời nào giáng họa cho hết, cũng không do cầu nguyện van xin, rên la thảm thiết, mà tránh khỏi được.

Trời, nếu là đấng chí công vô tư, tại sao lại có lòng thương ghét, ban phước giáng họa tùy tiện, theo lời van xin cầu nguyện được? Trời, nếu là đấng linh thiêng, tại sao lại để cho tội ác xảy ra, rồi mới giáng họa trừng phạt? Trời, nếu là đấng toàn quyền, tại sao lại không chịu ngăn ngừa, ngăn chận trước các tội ác trên thế gian? Trời, nếu là đấng vạn năng, tại sao lại chịu thua loài yêu ma quỉ quái, chỉ biết hành phạt loài người? Trời, nếu là đấng đầy lòng bác ái, tại sao lại sáng tạo ra cuộc đời đầy đau khổ cho nhân loại: bệnh tật, thiên tai, hạn hán, bão lụt?

Hiểu được lý lẽ này, biết rõ ràng "trời" không có thực, chỉ là sản phẩm tưởng tượng của con người mà thôi. Hiểu thấu đáo tường tận sự công bằng của luật nhân quả, con người sẽ giảm bớt khổ đau, sẽ không còn "than trời trách đất" nữa.

Trái lại, con người sẽ không còn bi quan yếu đuối, sẽ mạnh mẽ hơn, can đảm hơn, mạnh dạn hơn, dám nhận lãnh "hậu quả" do chính mình tạo tác, hay an nhiên thụ hưởng "kết quả" do chính mình tạo tác và tiếp tục làm những việc thiện để có phước báo, tránh những việc bất thiện để tránh nghiệp báo, quả báo.

Thực ra, chỉ có những phước báo do tạo tác việc phước thiện là có thể giúp con người được "tai qua nạn khỏi" mà thôi, không có trời nào làm chuyện bất công bằng, đến giúp đỡ mình theo lời van xin, cầu nguyện cả.

Vì thế cho nên, thay vì cầu nguyện, van vái trời, con người hãy tích phước, tạo phước, bằng cách làm các việc thiện, nói các lời thiện, nghĩ các điều thiện, tức là giữ gìn ba nghiệp thân khẩu ý được thanh tịnh. Làm được như vậy, nhưng cũng đừng chấp rằng mình đã làm được bao nhiêu việc thiện, để giữ gìn tâm ý luôn luôn trong sáng và yên tĩnh, là chúng ta đang giảm thiểu nghiệp báo đã tạo, bớt phiền não và khổ đau của đời mình một cách tích cực vậy.

Chúng ta thử xét thí dụ:
Nếu một người bị bắt buộc phải ăn một nắm muối thì quả thực là khó khăn và đau khổ. Nhưng nếu người đó có thể bỏ nắm muối vào trong tô nước rồi uống, thì có lẽ dễ chịu được một chút. Nếu người đó có thể bỏ nắm muối vào trong lu nước rồi uống, thì sẽ dễ chịu hơn chút nữa. Nếu người đó có thể bỏ nắm muối vào trong hồ nước lớn rồi uống, thì chuyện sẽ không còn thành vấn đề lớn nữa.

Nắm muối kia tượng trưng cho những nguyên nhân tội lỗi, những nghiệp nhân bất thiện do chính mình đã tạo tác trước đây, bây giờ phải gánh nghiệp quả, phải chịu nghiệp báo, phải lãnh quả báo, không thể né tránh được, không thể đổ trút cho trời nhờ chuộc tội thế cho mình được, hay là nhờ các vị đại diện trời tuyên bố tha tội cho là hết sạch được đâu! Còn tô nước, lu nước hay hồ nước tượng trưng cho phước báo ít hay nhiều có được từ những nguyên nhân phước thiện do chính mình đã tạo tác trước đây, bây giờ có thể thụ hưởng kết quả tốt đẹp. Nhờ có phước báo hóa giải được ít nhiều những nghiệp quả, nghiệp báo, quả báo phải gánh chịu.

Chuyện lớn hóa nhỏ, chuyện nhỏ hóa không, chính là nghĩa đó vậy.
Người đời thường nói:
"Con người hại thì còn tránh được.
Trời hại thì khỏi tránh!".

Sách cũng có các câu:
"Chạy đàng trời không khỏi nắng",
hay:
"Lưới trời lồng lộng, tuy thưa mà không lọt".
Chữ "trời" trong các câu nói này nên được hiểu là nghiệp quả, hay nghiệp báo, nói chung là "quả báo", theo quan điểm của Phật giáo, chứ đâu có trời nào lại nỡ lòng hại con người khơi khơi, vô cớ, vô lý, vô lẽ như vậy.

Thực ra khi nghiệp quả, nghiệp báo, quả báo đến ngày giờ phải lãnh, phải gánh chịu, dù con người có chạy lên non, lên núi, chui vào hang, trốn trong nhà, ra ngoài đường, xuống dưới biển, bất cứ đi đến đâu, cũng không thể nào tránh được.

Nghiệp quả, nghiệp báo, hay quả báo, cũng như phước báo, do con người tạo ra và theo con người từ kiếp này sang kiếp khác như hình với bóng vậy.

Chúng ta cũng đã thấy có những người xông pha ngoài chiến trận, hiểm nguy vô cùng, giữa lằn tên mũi đạn, nhưng không hề hấn gì. Ðến khi nằm ở trong nhà, lại tử thương vì đạn pháo kích!

Chúng ta thử xét thí dụ khác:
Một cục sỏi rớt xuống nước sẽ chìm lĩm ngay. Nếu cục sỏi đó được đặt trên một chiếc xuồng, dù nhỏ và bằng giấy, thì cục sỏi đó cũng không chìm được. Cũng như một người gây tội, mà không có phước báo, sẽ lãnh đủ hậu quả, quả báo, nghiệp báo. Nhưng nếu người đó có phước báo, do đã tạo tác nhiều việc phước thiện trước đây, thì tội nghiệp sẽ được giảm khinh. Một chiếc máy bay rớt xuống biển sẽ chìm ngay. Nhưng một chiếc hàng không mẫu hạm có khả năng chuyên chở được hàng trăm, hàng ngàn chiếc máy bay, vượt qua biển lớn. Theo luật pháp trên thế gian này cũng vậy, người nào gây tội sẽ phải đền tội tương xứng. Nhưng người nào có làm công lao gì đó, tội nghiệp sẽ được giảm khinh.

Sách có câu:
"Lấy công chuộc tội"
hay
"Ðoái công chuộc tội",
chính là nghĩa đó.
Ðó mới thực sự gọi là công bằng vậy.

Tóm lại, qua những tư duy chân chính này, chúng ta hiểu ra rằng cuộc đời dù có khổ đau, cay đắng, nhưng không vì thế mà bi quan chán đời, không tiêu cực, yếu đuối, van xin, cầu nguyện "ông Trời" do chính mình tưởng tượng ra, để tự dối mình, chính vì muốn chạy tội, muốn tránh né nghiệp quả, nghiệp báo, hay quả báo do chính chúng ta tạo tác. Trái lại, tinh thần của chúng ta sẽ mạnh mẽ hơn, tích cực hơn trong cuộc sống hằng ngày.

Chúng ta nhứt định làm tất cả việc phước thiện, dù lớn dù nhỏ, quyết tâm tránh tất cả việc bất thiện, dù nhỏ dù lớn. Chúng ta luôn luôn kiếm cách tìm dịp, giúp người giúp đời, trong phạm vi khả năng của mình, để cố gắng đem lại an lạc và hạnh phúc cho chính mình và cho những người chung quanh. Chúng ta luôn luôn giữ gìn tâm ý thanh tịnh, không bao giờ bận tâm nhớ nghĩ đến các việc phước thiện đã làm.
Hiểu được như vậy, làm được như vậy, chắc chắn cuộc đời của chúng ta sẽ giảm bớt khổ đau, tâm tư của chúng ta sẽ giảm bớt phiền não, tinh thần được khinh an, trí óc được thanh thản và những người chung quanh chúng ta chắc chắn cũng sẽ cảm nhận được niềm an lạc hạnh phúc cùng với chúng ta vậy.
Do đó, cuộc đời vui tươi và đẹp đẽ, an lạc và hạnh phúc, cửa thiên đàng cõi cực lạc rộng mở kể từ đây.

Tỳ-Khưu Thích-Chân-Tuệ

Mời quí vị xem bài viết: "Sự Mê Tín Trong Dân Gian"
Ý NGHĨA LỄ CẦU NGUYỆN
Tỳ-Khưu Thích-Chân-Tuệ
Trong các buổi lễ, Chư Tôn Đức cầu nguyện gì?
Trong các buổi lễ, Chư Phật Tử cầu nguyện gì?
 
Nghi lễ có tác dụng rất lớn đối với các tôn giáo.
Phật giáo dù không coi trọng, nhưng nghi lễ vẫn chi phối phần lớn các sinh hoạt Phật sự, đôi khi còn là hoạt động chính của một ngôi chùa, để đáp ứng nhu cầu của quần chúng và nhu cầu hoằng pháp.

Đối với cá nhân, khi lâm vào hoàn cảnh bức bách, khổ đau, bất trắc, bất như ý, con người thường cầu nguyện cho tai qua nạn khỏi, tìm sự bình yên trong tâm hồn qua cầu nguyện.

Lời cầu nguyện này chỉ giúp tâm trí được bình yên tạm thời. Nếu con người có học hiểu giáo lý của đạo Phật, thâm hiểu luật nhân quả, biết rằng:
mọi chuyện gì xảy đến cho mình, đều do chính mình đã tạo nghiệp nhân trước đây,
giờ phải nhận nghiệp quả, nghiệp báo
(gọi chung là quả báo).

Việc may mắn đến, mình biết ngay rằng: 
đó là phước báo, 
do việc thiện lành chính mình đã làm.
Việc không may xảy đến, mình biết ngay rằng: 
đó là quả báo, 
do việc bất thiện chính mình đã làm.
Theo chánh pháp, nên biết rằng: 
chỉ có phước báo mới làm giảm bớt
hay tiêu trừ quả báo mà thôi!
Cầu nguyện cho tai qua nạn khỏi, mà không tu nhân tích phước, không tu tâm dưỡng tánh, không dừng các nghiệp bất thiện, phỏng có được gì ?

Thí dụ chúng ta lỡ mượn nợ tiêu xài rồi (tạo nghiệp), bây giờ phải đền trả (gặp xui xẻo), chỉ có cách lấy tiền tiết kiệm (phước báo). Không có tiền tiết kiệm thì phải cầu nguyện trúng số để trả nợ chăng ?!
Người có phước báo nhiều, dù gặp tai nạn lớn lao như rớt máy bay, động đất, vẫn sống sót, gọi là số may mắn quá. Người có phước báo ít hơn, phải chịu thương tích hay xây xát chút đỉnh, gọi là còn hên quá. Người không có phước báo thì lãnh đủ quả báo.

Thời đức Phật còn tại thế, khi chư vị thánh tăng phải đền trả các nghiệp báo cuối cùng, 
đức Phật dạy trong Kinh Pháp Cú, như sau:

Dù lánh lên non núi,
xuống biển hay vào hang
khi nghiệp báo đã mang
không ai tránh thoát khỏi.

Theo quan niệm Phật giáo, 
cầu nguyện không phải van xin đức Phật, Bồ tát, thần thánh, hay năng lực linh thiêng huyền bí nào cả.

Cầu nguyện là 
tập trung tâm trí, nhất tâm chuyển đổi vọng niệm mê lầm, xấu ác trở nên thanh tịnh.
Cầu nguyện là 
một cách định tâm, định ý để chuyển hóa lòng mình, lòng người.
Cầu nguyện vì thế chính là 
phương pháp quán chiếu, nhìn lại con người thật của mình, quan sát tâm tình, trừ khử tà kiến mê tín,  khát vọng phàm tình, ích kỷ nhỏ nhen, ỷ lại yếu đuối.

Nếu hiểu chính xác ý nghĩa cầu nguyện thì 
cầu nguyện là một phương pháp tu tập, có giá trị tương đương với phương pháp thiền định, quán chiếu tự tâm.

- Cầu nguyện cho thế giới hòa bình, chúng sanh an lạc là lời cầu nguyện vị tha, đúng chánh pháp, trưởng dưỡng từ bi & trí tuệ.

- Cầu nguyện cho mình, gia đình mình, đoàn thể mình, tôn giáo mình là lời cầu nguyện vị kỷ, phi chánh pháp, không từ bi & trí tuệ.

- Nếu ai cầu cũng được như ý, thế giới sẽ loạn, nhân sanh đảo điên. Không làm việc cầu giàu có. Không tu hành cầu vãng sanh. Không học hành cầu đỗ đạt. Các bên thù nghịch cầu nguyện đối phương biến mất. Trái đất chỉ còn thú vật, đất đá, cây cỏ! 
Thảm họa của sự cầu nguyện phi chánh pháp là như vậy đó!

- Trong chiến tranh thế giới 1 và 2, hai phe lâm chiến đều làm lễ cầu nguyện long trọng, xin Thượng đế giúp phe mình chiến thắng đối phương.
Thượng đế bèn nghe theo lời cầu nguyện này, nên hai phe đều tả tơi thê thảm. 
Đó là thảm họa của sự cầu nguyện phi chánh pháp!

- Đạo Phật trải qua nhiều năm tháng truyền bá xuyên qua nhiều quốc độ, nên mang cái vỏ mê tín của tôn giáo, và lập ra nhiều nghi thức, lễ hội, để tiếp cận với quảng đại quần chúng đang sống trong vô minh. Giáo lý đạo Phật rất siêu việt, nhiệm mầu khi áp dụng trong đời sống, không buộc ai phải thờ lạy, cúng kiến đức Phật với tâm cầu khẩn van xin, vòi vĩnh như đứa bé thơ.

Trái lại, đức Phật dạy:
Tôn thờ Như Lai mà không hiểu Như Lai, 
chính là phỉ báng Như Lai vậy.

- Ngày nay, người theo đạo Phật, tu sĩ cũng như cư sĩ, nhân danh phát huy tín tâm của Phật tử, bày ra đủ thứ nghi lễ rườm rà, phức tạp, tạo vẻ linh thiêng huyền bí, giải thích hiện tượng thiên nhiên phi chánh pháp, đem kinh sách chữ nghĩa hù dọa những người ít hiểu biết, không thuyết giảng chánh pháp, lại tuyên truyền tà pháp. 

Chẳng hạn như: người ngồi xe lăn, chỉ nhờ tín tâm với tượng Phật ngọc mà phục hồi, đi đứng bình thường!

- Tóm lại,
người Phật tử dù tại gia hay xuất gia, có chút phước báu, có chút trí tuệ, ngoài tín tâm ban đầu qua các hình thức lễ hội, sinh hoạt Phật giáo, nên phát tâm tìm hiểu cốt tủy của lời Phật dạy, hướng tín tâm đến chỗ chánh tín. 
Không nên tiếp tục để các tà sư - mang hình tướng xuất gia hay tại gia - hướng dẫn tín tâm ban đầu
đến chỗ mê tín.
Từ mê tín đến cuồng tín, chỉ cách một sợi tơ !
Mong lắm thay ! ! !

Tỳ-Khưu Thích-Chân-Tuệ
Chủ Nhiệm VP.PHTQ.CANADA

 

lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll

Cầu Nguyện
Viên Lộc
(Ðã đăng Ðặc san Hương Ðàm, số 1, Mùa Phật Ðản, 1995, tr. 46-48)


Cầu nguyện chiếm một phần rất quan trọng trong cuộc sống tôn giáo của chúng ta. Ta có thể cầu nguyện một cách tổng quát cho quốc thái dân an, cho bá tánh chúng sinh được tật bịnh tiêu trừ, tai qua nạn khỏi, nhưng thông thường nhất, ta cầu nguyện để mong cho một việc tốt đẹp nào đó xảy ra cho chính mình hay người thân. Gần như không có một giới hạn nào về thời gian, không gian, hay cách thức cho việc cầu nguyện. Ta có thể cầu nguyện hằng ngày vào các buổi dâng hương sáng hay chiều ở nhà; ta cũng cầu nguyện lúc đến chùa hay đi hành hương; và ta cũng cầu nguyện bất cứ lúc nào và ở đâu khi gặp cảnh hiểm nguy, hay khi nghe tin người thân ở vào hoàn cảnh như vậy. Ta có thể cầu nguyện một mình hay cùng với những người khác. Ta có thể cầu nguyện bằng một câu khấn vái đơn giản hay một bài kinh dài. Ta có thể cầu nguyện một lần trong một thời gian ngắn rồi thôi mà ta cũng có thể lập đi lập lại lời cầu nguyện nầy trong một thời gian dài. Một câu hỏi mà chắc nhiều người đã từng tự hỏi: làm sao để cho lời nguyện cầu của mình được thực hiện? Nơi cầu nguyện, lúc cầu nguyện và cách cầu nguyện đều có một phần nào ảnh hưởng đến kết quả. Ai cũng biết là có những ngôi chùa, ngôi đền luôn luôn có đông đảo thiện nam, tín nữ đến cầu xin điều nầy điều nọ vì họ tin là nơi đó linh thiêng hơn những nơi khác. Ngày rằm, hay đầu tháng cũng được tin là những ngày tốt cho việc cầu xin. Ăn chay, hãm mình, tắm gội sạch sẽ đều được tin là những chuẩn bị cần thiết trong cách thức cầu nguyện. Tôi xin kể câu chuyện sau đây đã xảy ra trong gia đình tôi và từ đó thử rút ra một bài học thiết thực về cầu nguyện.
Câu chuyện xảy ra vào một buổi chiều, vào khoảng tháng 6 hay tháng 7 năm 1980 tại Saigon. Chiều hôm đó, vào khoảng 4 giờ, T., đứa con trai nhỏ cuả tôi, lúc đó khoảng 4 tuổi, thức dậy sau khi ngủ trưa. Nó là một đứa trẻ tương đối hiếu động, nhưng chiều hôm đó nó có vẻ hơi bất bình thường. Nó cũng tự động tụt xuống khỏi võng, đi ra nhà sau và ngồi xuống cái bô để tiểu. Mẹ cháu ngồi giặt quần áo gần đó, nhìn nó cười và hỏi "con tỉnh ngủ chưa?" nhưng nó không trả lời gì cả. Một chập sau, mẹ nó nhìn lên thì thấy nó vẫn ngồi đó nhưng cái đầu quẹo sang một bên. Biết là không bình thường rồi, mẹ cháu vội bỏ thau quần áo đang giặt dở dang và chạy lại ôm nó và hỏi "con có sao không?" nhưng nó vẩn không trả lời gì cả. Lo sợ quá, mẹ nó bồng nó lên nhà trên. Lúc đó tôi cũng vừa về tới. Hai vợ chồng tôi vội thắp nhang ở bàn thờ và thầm vái cầu Ðức Quan Thế Âm Bồ Tát. Sau đó tôi kêu một chiếc xích lô đạp để chở hai mẹ con bé T. sang nhà ông bà ngoại cháu, phần tôi thì đạp xe đạp chạy kèm theo. Sau khi nghe vợ tôi kể lại nội vụ, ông bà ngoại cháu lại cũng thắp nhang và cầu nguyện Ðức Quan Thế Âm Bồ Tát, và khuyên chúng tôi đưa cháu đi bác sĩ. Cho tới lúc đó T. vẫn mở mắt nhưng không nói một lời nào. Chúng tôi lại nhờ bác xích lô đưa hai mẹ con sang phòng mạch của một nữ bác sĩ ở đường Ðinh Công Tráng. Phòng mạch lúc đó đang vắng nên tôi bồng cháu vào ngay. Vừa đặt nó nằm xuống và bác sĩ vừa bắt đầu khám thì bé T. bị lên kinh, tay chân co giật làm vợ chồng tôi càng lo sợ hơn. Ðộ hơn một phút sau cơn động kinh đã qua, vị bác sĩ không dám chích thuốc gì cho cháu cả mà chỉ bảo tôi ra chợ trời kiếm mua thuốc an thần Valium loại 2mg về cho cháu uống. Sau khi đưa mẹ con bé T. về nhà, tôi đạp xe ra chợ trời Tân Ðịnh. Vào khoảng thời gian đó, nguyên cả con đường Trần Văn Thạch đã bị chận kín hai đầu và tổ chức thành chợ trời với các sạp gổ đủ cở, đủ loại. Tôi đi từ phía đường Trần Quang Khải hướng về phía đường Hai Bà Trưng. Gặp sạp bán thuốc Tây nào tôi cũng hỏi mua Valium 2mg. Lúc đó đã gần 6 giờ, nhiều chủ sạp đã bắt đầu dọn dẹp, xếp hàng vào thùng để chuẩn bị ra về. Phần đông họ không muốn bán nữa nên trả lời là không có và tiếp tục dọn dẹp. Một vài người cũng chịu khó lôi hàng ra, tìm thuốc để bán nhưng không có. Tôi đi ra tới khoảng ngang hông chợ Tân Ðịnh thì lại gặp một sạp thuốc Tây nữa. Một chú bé khoảng 12, 13 tuổi cũng đang dẹp hàng. Nghe tôi hỏi Valium 2mg, chú nói có và lục hàng ra tìm. Ngay lúc đó, một ngưòi đàn bà trung niên, thân hình cao lớn, phốp pháp, chạy một chiếc xe Honda đàn ông SS50, rề vào sạp hàng và hỏi chú bé: "con kiếm thuốc gì đó?" Chú bé nói "ông nầy kiếm mua Valium 2mg". Quay sang tôi, bà hỏi tôi mua Valium 2mg làm gì. Tôi kể lại câu chuyên của bé T. Bà bảo ngay:
"thầy về nhà đi, nhà thầy ở đâu, tôi tới chửa cho cháu nó ngay". Tự nhiên, tôi tin ngay lời nói nầy, cho bà biết địa chỉ nhà chúng tôi, và đạp xe về nhà. Tôi vừa về tới nhà thì bà đó cũng tới, vẫn là chiếc xe Honda đàn ông SS50 đó. Lúc đó bé T. đang nằm trên giường với mẹ và bà ngoại ngồi hai bên. Bây giờ thì nó không còn mở mắt nữa và nằm hoàn toàn bất động. Tôi vội giới thiệu mọi người với nhau. Bà ấy bảo vợ tôi lật cho T. nằm sấp và bắt đầu đánh gió trên lưng cháu. Sau đó, bà cắt lưng cháu mấy chỗ và nặn máu. Sau chừng đâu 3, 4 vết cắt thì bé T. khóc ré lên và tỉnh dậy. Ðây là lần đầu tiên tôi và mẹ cháu nghe lại tiếng nói của nó kể từ lúc 4 giờ chiều. Chỉ chừng 5 phút sau đó bé T. trở lại hoàn toàn bình thường, kêu đói và đòi mẹ cho ăn. Sự vui mừng của vợ chồng tôi và bà ngoại T. thật không bút nào tả cho xiết.
Câu chuyện vừa kể thật ra cũng tầm thường, đâu có gì thật đặc biệt đáng kể, nếu không có chi tiết sau đây. Ngay sau khi bắt tay vào đánh gió cho bé T., người đàn bà đó, tự nhiên và bất ngờ, nói lên một câu. Ðây là nguyên văn, không dư không thiếu một chữ của câu nói đó, mà tôi nghĩ rằng suốt đời tôi sẽ không bao giờ quên được. Bà ấy nói như sau: "TÔI LÀ ĐỆ TỬ CỦA ĐỨC QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT ĐÂY!". Có thể nói rằng lúc đó, tôi, vợ tôi và mẹ vợ tôi, đều mọc ốc, điển xuống rần rần cả người chúng tôi. Chúng tôi đưa mắt nhìn nhau, lặng thinh không nói một lời nào. Bà đó, sau khi nói xong câu đó, lại tiếp tục công việc của mình, và không nói gì nữa hết, mà cũng hoàn toàn thản nhiên, coi như đó là một chuyện gì bình thường, không có gì đặc biệt đáng quan tâm. Nhưng đối với ba người chúng tôi, thì quả đó là một phép lạ, nhiệm mầu.
Tại sao chúng tôi có cảm nghĩ như vậy? Bởi vì, từ lúc 4 giờ chiều cho tới khi bà ấy nói lên câu đó, cả ba người chúng tôi, lúc thì nguyện thầm trong tâm, lúc thì thốt ra lời, nhưng lúc nào câu khấn nguyện cũng chỉ là: "NAM MÔ CỨU KHỔ, CỨU NẠN, QUẢNG ÐẠI, LINH CẢM QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT". Và đây, ngay trước mắt chúng tôi, một con người bằng xương bằng thịt, hoàn toàn xa lạ với chúng tôi, đang cứu con, cháu chúng tôi và người đó, không ai hỏi, tự nhiên xưng mình là đệ tử của Ðức Quan Thế Âm Bồ Tát. Rõ ràng là ÐỨC QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT ÐÃ NGHE ÐƯỢC LỜI CẦU NGUYỆN CỦA GIA ÐÌNH CHÚNG TÔI VÀ ÐÃ ÐƯA ÐỆ TỬ CỦA NGƯỜI ÐẾN CỨU CON, CHÁU CHÚNG TÔI. Nếu bác sĩ không bảo tôi tìm mua Valium thì tôi đâu có ra chợ trời làm gì. Mà tôi ra đó, nếu sớm hay trể một chút, có chắc gì gặp được người đàn bà đó. Và người đàn bà đó, tại sao, không ai hỏi gì cả, lại nói ra câu đó. Tại sao bà ta không là đệ tử của một vị nào khác, mà lại đúng là đệ tử của ÐỨC QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT. Không còn nghi ngờ gì nữa cả, dứt khoát đây không phải là một sự tình cờ, ngẫu nhiên, mà rõ ràng đây là một lời cầu nguyện đã được đáp ứng một cách trực tiếp, mau lẹ: MỘT PHÉP LẠ.
Sau đó, người đàn bà đó đã kể cho chúng tôi nghe sơ qua về cuộc đời của bà. Bà là người gốc Hoa, sinh ra và lớn lên tại Việt Nam. Gia đình bà làm nghề cạo heo. Cho đến một hôm được một vị Hoà Thượng khuyên dứt bỏ nghề sát sanh đó và chuyển sang buôn bán. Riêng bà được vị chân tu đó truyền cho môn pháp cứu người bị trúng gió nặng. Bà chỉ biết pháp môn duy nhất đó mà thôi. Vị sư phụ đó cũng dặn bà một điều là khi cứu ai thì phải nói ra câu: "Tôi là đệ tử của Ðức Quan Thế Âm Bồ Tát đây". Câu chuyện của bà, nếu không được nghe trong hoàn cảnh đặc biệt như tôi vừa kể, chắc chắn sẽ bị mọi người cho là truyện cổ tích của Ðạo Phật. Mấy ngày sau đó, vợ chồng tôi có mang nhang đèn, hoa quả vào cúng tạ ơn Ðức Quan Thế Âm Bồ Tát tại nhà của bà gần Trường Mỹ Thuật Gia Ðịnh. Mười lăm năm đã trôi qua, bé T. bây giờ đang học lớp 13 (thời gian này Tỉnh bang Ontario của Canada vẫn còn Lớp 13) để chuẩn bị vào đại học vào tháng 9 năm nay. Vợ chồng tôi vẩn còn nhớ rõ câu chuyện từng chi tiết và sẽ không bao giờ quên được.
Qua câu chuyện nầy, riêng bản thân tôi rút ra được bài học sau đây mà tôi xin được chia sẻ với mọi người. Bài học nầy là về cách thức cầu nguyện. Tôi tin tuyệt đối rằng một trong các điều kiện để cho một lời cầu nguyện được thực hiện là tâm thành. Khi ba người chúng tôi cầu nguyện cho bé T. thì lòng chúng tôi hoàn toàn chân thành vì đây là mạng sống của con, cháu chúng tôi. Biết bao nhiêu câu chuyện của những người vượt biên trên biển Ðông mà lời cầu nguyện đã hiện thực vì lòng họ chân thành trước những hiểm nguy trong chuyến hải trình. Khi lòng mình thành thì có thể có cảm ứng. Lời cầu nguyện phải được tiếp nhận thì sự việc cầu xin mới xảy ra. Thông điệp chỉ được máy nhận tín hiệu tiếp nhận khi được truyền đi đúng với tần số của máy. Tần số đó chính là lòng thành của chúng ta trong khi chúng ta cầu nguyện. Không đúng tần số thì không bao giờ có tiếp nhận thông điệp. Không có tâm thành thì không bao giờ có cảm ứng. Có cảm ứng rồi thì có dứt khoát là sự việc cầu xin phải xảy ra hay không? Tôi nghĩ là không. Vì còn nhiều điều kiện khác phải được thực hiện, trong đó nghiệp căn là quan trọng nhất. Vậy không phải hễ có cầu là có hiện. Nhưng để có thể có hiện, điều quan trọng nhất, mà chúng ta có thể làm được, là phải có tâm thành.
NAM MÔ CỨU KHỔ, CỨU NẠN, QUẢNG ÐẠI, LINH CẢM QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT.
Hamilton, Ontario, Canada
Mùa Phật Ðản, Tháng 4/95

llllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll