TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)

TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)
TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)

Friday, 25 November 2022

CHỢ LỚN NGÀY XƯA

Bản đồ Sài Gòn-Chợ Lớn năm 1952 (Nguồn: Mạnh Hải Flickr).

https://phtq-canada.blogspot.com/2022/11/cholon-ngay-xua.html

Bàn Cờ xóm tôi
Nguyễn Hoạt
Posted by GLN
Ngày xưa lúc còn bé cho đến trước khi đi Pháp du học, tôi ở đường Phan Thanh Giản xóm Bàn Cờ ở quận 3 Saigon.
Ba tôi là công chức thời Pháp, hồi hưu dọn về ở một ngôi nhà nhỏ năm 1951 của anh tôi cấp cho ba tôi dưỡng già theo phong tục Việt Nam là con cái giúp đỡ cha mẹ lúc tuổi già không có điều kiện hưu trí. Gia đình chúng tôi về đó.

Quận 3 được Pháp thành lập từ năm 1920, đến 1956 thì trở thành một phần của Đô thành Saigon. Năm 1959, Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa ban hành Nghị định số 110-NV về việc phân chia sáu quận đang có thành tám quận mới: Nhứt, Nhì, Ba, Tư, Năm, Sáu, Bảy và Tám (ba quận: Nhứt, Nhì, Ba giữ nguyên địa giới thời Pháp, các quận còn lại đều đổi tên và thay đổi địa giới hành chính). Lúc này, quận Ba trùng với địa giới quận 3 cũ, có 5 phường: Chí Hoà, Bàn Cờ, Đài Chiến Sĩ, Trương Minh Giảng, Yên Đổ.

Năm 1962, quận Ba chia phường Đài Chiến Sĩ thành sáu phường: Cộng Hòa, Cư Xá Đô Thành, Hiền Vương, Lê Văn Duyệt, Phan Đình Phùng và Phan Thanh Giản. Như thế lúc này quận có 10 phường.

Quận 3 là nơi tập trung của rất nhiều biệt thự thời Pháp thuộc ngày xưa, và có nhiều vẻ đẹp của kiến trúc Tây Âu pha với nét truyền thống Á Đông với rất nhiều công trình chùa, miếu nổi tiếng như: Chùa Xá Lợi, chùa Vĩnh Nghiêm, chùa Tân Định, Thiền Viện Quảng Đức, chùa Vạn Thọ, chùa Đại Hạnh, chùa Quan Thánh Đế, chùa Vĩnh Xương, chùa Vạn Thiện,... và các di tích lịch sử hay nhà thờ cổ kính: Đền Đức Mẹ Hằng cứu giúp, Thánh đường - Tu viện Mai Khôi, Bảo tàng chứng tích chiến tranh, Bảo tàng Phụ nữ Nam bộ,...

Ngày xưa, đường Lê Văn Duyệt, với cái tên Tây là Verdun, bị Việt hóa thành ra Quẹt-Đoong. Phía trái của Quẹt Đoong là hoang địa. Xóm Bàn Cờ là rừng nhỏ và thưa, sào huyệt của trộm cướp, anh chị, điếm đàng. Trường trung học Petrus Trương Vĩnh Ký là một cái nghĩa địa lớn của người Tàu của ba bang Phúc-Kiến, Triều-Châu và Hải-Nam, nghĩa địa nầy mãi cho đến hai năm sau, năm 1927 mới bị giải tỏa để bắt đầu xây cất trường Trương Vĩnh Ký, và công việc xây cất kéo dài cho đến niên học khóa 1928-1929 vẫn chưa xong hẳn.

Nhà cửa của Saigon, chỉ đi đến cái nơi mà về sau là rạp Nguyễn Văn Hảo thì thôi. Hai bên đại lộ Trần Hưng Đạo (tên Pháp thuở đó là đại lộ Galliéni) là đất trống không.

Theo Bình Nguyên Lộc, từ trường Trương Vĩnh Ký, đi chùa Tam Tông Miếu, phải băng rừng, vì con đường Cao Thắng đưa tới đó là một con đường mòn đất, đi xe đạp trên đó cũng rất khó khăn lắm. Trừ những con phố lớn, về sau được kéo dài ra, thì đại để các con phố ngày nay, thuở ấy đã có rồi (trừ vài con phố khu Bàn Cờ, Vườn Chuối, mà thuở ấy còn hoang vu).

Nhà tôi cất trên miếng đất tọa lạc ở đường 20 (thời Pháp mới đến, họ lập ra 23 đường theo quy hoạch thành Phiên An của Trần Văn Học) sau đổi tên là đường Général Lizé, thời VN Cộng hoà 1956-1975 là đường Phan Thanh Giản (nay là Điện Biên Phủ), thuộc xóm Bàn Cờ ở quận Ba và ở kế bên cổng Lao Động, nay là cổng Cư Xá Đô Thành.

Trước 1954, thời Pháp thuộc, đường 20 thuộc khu mồ mả (Plaine des tombeaux) của đồng tập trận và mả ngụy là nơi chôn tập thể 1831 người bị vua Minh Mạng xử trảm sau loạn Lê Văn Khôi, con nuôi tả quân Lê Văn Duyệt.

Vị trí Đồng Tập Trận còn được học giả Vương Hồng Sển chỉ ra trong các trang sách sau:

“Khỏi chợ Cây Da Thằng Mọi, có một cánh đồng rộng lớn trống trải và cây cỏ mọc tùm lum nhiều chỗ. Ngày nay nhà cửa cất lấp bít bùng không còn nhìn được nơi nào, chớ xưa kia đây là ‘Đồng Tập Trận’, cũng gọi là ‘Mả Ngụy’ hay ‘Mả Biền Tru’.

... Vui vì xe chạy một đỗi, thấy di tích Đồng Tập Trận mênh mông (nay là Lý Thái Tổ). Sách nói khi xưa, làm con đường này gặp nhiều mả mồ (ắt chốn Đồng Tập Trận cũ)...

... Đồng Tập Trận cũng gọi là Mô súng, sau này mới gọi là Mả Ngụy”.

Vương Hồng Sển dẫn thêm, “Mả Ngụy ở khoảng bệnh viện Bình Dân (thuộc quận 3), từ đường Lê Văn Duyệt (nay là Cách Mạng Tháng Tám) vào Chợ Lớn (thuộc quận 5) nằm phía tay phải đường Điện Biên Phủ ngày nay, tức phía đối diện với bệnh viện”.

Sau khi đến Saigon, Raoul Postel đã mô tả lại cánh Đồng Mả Mồ trong tác phẩm L’ extrême-Orirenh, Cochinchine, Annam Tonkin.

Nguyễn Đình Đầu tả trong Địa Chí Văn Hóa Thành Phố Hồ Chí Minh (tập 1), 1987, tr. 211: “Nằm giữa các đường 3 tháng 2, Lê Đại Hành, Lữ Gia và Lý Thường Kiệt là khu Trường đua Phú Thọ,... trước kia là một phần của một vùng đất hoang vắng phía Tây Bắc thành phố, gọi là Đồng Tập Trận. Đây là một vùng rất khó kiểm soát và gây nhiều khó khăn cho công việc bảo vệ thành phố”.

Nơi đây xưa là vùng sình lầy, hoang vắng, dân cư hầu hết là người lao động nghèo, sống trong những căn nhà tạm bợ, tạo thành đường ngang ngõ dọc giống như ô bàn cờ, địa danh Bàn Cờ ra đời từ đó. Xóm Bàn Cờ, khu vực nằm giữa các đường Lê Văn Duyệt, Hồng Thập Tự và Lý Thái Tổ, Phan Thanh Giản. Nơi đây là giao điểm gạch nối Q. 1, Q. 3, Q. 10, Q. 5 với nhau.

Với vị trí như vậy, Bàn Cờ ngày càng đông đúc, nhà dân, chợ búa, siêu thị, nhà hàng, trường học, bệnh viện mọc lên tấp nập. Thế nhưng, 50 năm trước, xem bản đồ Saigon xưa, ta có thể ngạc nhiên thấy cả khu vực này đều chưa có tên. Tìm hiểu qua sách báo và cư dân lâu năm, mới biết cuối những năm 1950, Bàn Cờ là trại tạm cư. Dân chạy loạn từ quê lên, được chia ô cắm dùi làm lều, làm nhà ở tạm. Cứ thế, trên đất trống hình thành những con hẻm đường đất, chạy chi chít nhưng vuông vắn như... Bàn Cờ.

Xóm Bàn Cờ xưa giống như những xóm khác của Saigon, không những là nhà nghèo mà còn là nhà quê. Nhiều xóm nhà ngày ấy rất đúng nghĩa là xóm nhà lá, nơi khung cửa sổ có treo rèm vải, hàng rào gỗ ở ban công trên lầu, có các chấn song được xếp theo hình chữ X, thay vì xếp hàng dọc đơn điệu. Dần dần các mái nhà được thay bằng tôn, ít có mái ngói.

Những con hẻm đường đất có nhiều cây xanh là ngôi vườn, là sân chơi chung cho con nít, trẻ em trong xóm chơi đánh đáo, bắn bi, ô ăn quan, đá banh, nhảy cầu, nhảy dây, tạt lon... Con nít sau giờ học, đổ ra hẻm, chơi đùa với nhau dễ dàng. Người lớn thả con ra khỏi cửa, không lo lắng trăm nỗi an nguy như bây giờ.

Thời ấy, Saigon xóm chưa có nước máy vào nhà, chưa có cột đèn dẫn điện vào các hẻm. Ngoài nước giếng, người dân quen xài nước máy công cộng. Cứ ba bốn hẻm, lại có một cột bơm nước giếng bằng tay. Trong khu chợ Bàn Cờ, giữa hẻm 212 Nguyễn Thiện Thuật có một cột bơm nước, vừa xài cho xóm, vừa xài cho chợ. Tại đấy, từ sáng đến tối đều đông chật người. Các bà, các chị gánh nước thuê, đầu đội nón lá, mặc áo bà ba, xắn ống quần cao để lộ bắp đùi hai thùng nước sóng sánh, đong đưa nhịp nhàng trên đòn gánh. Đó là loại thùng thiếc vuông của các hãng nước mắm, dầu dừa, dầu hôi..., bây giờ rất hiếm thấy. Họ gánh nước đến đổ vào lu cho từng gia đình. Các bà, các chị hay gọi chủ nhà là Thầy Hai, Cô Ba! Thật ra, thầy hay cô cũng đều là dân lao động như nhau, giới bình dân.

Ở nhiều nhà, còn để một khạp nước có nắp đậy cẩn thận, kèm theo chiếc gáo dừa hay chiếc ly nhựa để khách đi qua cứ tự nhiên múc uống. Thêm vào đó, còn phải kể đến những tiệm thuốc bắc của người Hoa trong xóm. Tại đây, trên quầy lúc nào cũng có sẵn mấy lọ trần bì (vỏ quýt phơi khô) hay những loại kẹo ngậm gì đấy vừa ngọt vừa hăng hăng mùi thuốc bắc.

Cái cổng Lao Động giống như cái cổng chánh của cổng tam quan vào thôn xóm vùng quê, nhưng không có hai cổng nhỏ ở hai bên. Cổng này có mái ngói uốn cong và hai câu đối chữ hán khắc trên hai cột trụ của cổng. Cổng này là ấn tích xưa của xóm Bàn Cờ.

Nhà chúng tôi ở số 391 đường Général Lizé, kế bên nhà ông bà kiểm lâm ở số 387. Ông hay chơi với lũ trẻ tôi trò Huê Dung đạo bắt Tào Tháo, chắc vì nghề nghiệp đi bắt trộm trong rừng.

Đi về phía bắc xa hơn một ít thì gặp bệnh viện Bình dân ở số 371, được thành lập từ năm 1954, sau khi Pháp rút về nước và Ngô Đình Diệm lên làm thủ tướng. Bệnh Viện Bình Dân là Khối Giải Phẩu B của Trường Đại Học Y Khoa Saì Gòn, thuộc Bộ Quốc Gia Giáo Dục, các bệnh viện khác trực thuộc bộ Y tế. Ngay từ những ngày đầu thành lập đã là cơ sở thực tập của trường Đại học Y khoa Saigon và là bệnh viện Ngoại khoa duy nhất ở miền Nam Việt Nam, tập trung hầu hết các chuyên gia tài giỏi ngành Y lúc bấy giờ.

Tới ngã tư Trần Quý Cáp, Lê Văn Duyệt để vào xem rạp Nam Quang (chợ Ðũi) thuộc loại bình dân. Trên dẫy phố trước rạp nầy, buổ̉i tối có nhiều hàng sách cũ, tôi đi mua sách đủ loại. Tôi được biết chú hoa kiều chuyên bán ve chai lúc đầu, rồi bán sách cũ, về sau mở có tiệm sách ở trước mặt rạp Nam Quang. Phải phục lối làm ăn của người hoa.

Về phía Chợ Lớn, bên cạnh nhà tôi có nhà ông giáo sư Vũ lai Chương, nhà thuốc tây Thái Tường, vựa bán cát cho đến đường Cao Thắng. Bên kia đường có lớp học toán của Nguyễn Văn Tụ, hãng vẽ Thế Hệ, tạp hóa Nam Thái, con trai là bạn bi da của tôi. Tiếp đến xe mì chú Cao người Minh Hương, nhà ông họa đồ, nhà may Lâm Tân, nhà chụp hình Mạnh Đan cho đến đầu chợ Nguyễn Thiện Thuật có quán cà phê.

Ở ngã tư đường Cao Thắng, Phan thanh Giản, có rạp hát Ðại Ðồng rất là bình dân, chiếu toàn phim cũ, có thời chiếu 2 phim gíá 5 đồng, giá vé chỉ bằng giá một tô phở xe lửa. Nhưng được cái xe bò viên ngay trước rạp thì tuyệt hảo. Chúng tôi đi coi cọp bằng cửa ra bên hông. Rạp hát Việt Long hay chiếu tuồng cải lương cũng thuộc loại khá. Vào đầu thập niên 70, rạp được tân trang và đổi tên là Thăng Long.

Đường nầy có nhà lầu 5 từng và nhiều biệt thự sang trọng.

Quẹo qua đường Phan thanh Giản về hướng ngã bảy, nơi tọa lạc rạp Long Vân thuộc loại kha khá. Rạp lúc nào cũng đông khán giả, chắc nhờ ở ngay trung tâm nhân mãn của Saigon: cư xá Bàn Cờ, cư xá Ðô Thành, chung cư Minh Mạng... Phía bên kia ngã bảy, đường Vĩnh Viễn là rạp Thành Chung mà khán giả vào xem có thêm phụ diễn là nếu trời nóng thì tắm hơi, còn trời mưa thì tắm nước từ nóc rạp dột xuống.

Trên đường này có hẻm vào xóm Bàn Cờ dưới, có chùa Tam Tông Miếu trên đường Cao Thắng gần góc đường Phan Đình Phùng, được xây vào ngày 9 tháng 9 năm 1926 đến ngày 2 tháng 2 năm 1927 thì hoàn thành. Chùa Tam Tông Miếu này khác xa Tam Tông Miếu xây dựng lại hồi năm 1957, miếu to như chùa, gồm chín cửa, chính giữa là Bửu Ðiện theo kiến trúc kiểu Tàu. Mỗi năm đến ngày Tết Nguyên Đán, chùa này ấn hành lịch gọi là lịch Tam Tông Miếu. Trên tờ giấy lịch có ngày ta, ngay tây, tử vi, sao giải hạn, buôn bán, giờ tốt, giờ xấu, xuất hành... Thực ra nơi đây không phải là ngôi chùa mà là cơ sở tín ngưỡng của Minh Lý đạo.

Đặc điểm của tôn giáo này là đạo được thành lập do những vị trí thức, công chức (thời Pháp), chủ trương Tam giáo đồng nguyên (Phật - Nho - Lão). Kinh sách hoàn toàn dùng tiếng Việt, các lời dạy của Đạo được Ơn trên (các đấng thiêng liêng) ban cho bằng cách giáng cơ (cơ bút, cầu cơ). Đạo không thờ thánh tượng hoặc hình ảnh mà chỉ thờ bài vị. Y phục của tín đồ: nam mặc áo dài đen, quần trắng, khăn đóng đen; nữ mặc áo dài đen, quần đen.

Trước chùa trên đường Cao Thắng có cái mả vôi to, tương truyền là mả của Huỳnh Công Lý là cha vợ của vua Minh Mạng bị tả quân Lê Văn Duyệt trảm,

Chùa Kỳ Viên (Phật Giáo nguyên thủy - Tiểu Thừa) tọa lạc ở góc đường Bàn Cờ và đường Phan Đình Phùng. Năm 1953, một trận hỏa hoạn thiêu hủy gần hết xóm Bàn Cờ và chùa Kỳ Viên bị lửa táp cháy xén một góc nhà bếp.

Góc đường Cao Thắng và Phan Đình Phùng có nhiều tiệm bán sách cũ của hoa kiều mà chúng tôi tới buổi tối mua sách là những kỷ niệm khó quên.

Ngày tôi lên 6, tôi đi học ở trường tư thục Lê Bá Cang ở góc đường Cao Thắng và Phan Đình Phùng. Khi đi học trên đường Cao Thắng, chị tôi đi trước với chị bạn chuyện trò huyên thuyên, tôi đi sau chọc chó trong mấy biệt thự sủa ầm lên rồi cả lũ chạy bở hơi tai.

Học trường tư thì có phí tổn cho nên ba tôi xin cho tôi vào học lớp 3 trường Bàn Cờ bên xóm bên kia đường Phan Đình Phùng. Thầy tôi là ông Hóa dữ đòn.

Ba tôi dẫn tôi đi chúc tết thầy Hóa theo phong tục xưa, ba tôi biếu thầy dưa hấu, tôi không vào nhà mà đứng ngoải cửa lẩm bẩm: Hóa điên vì thầy ta cho tôi ăn đòn đau.

Ba tôi xin cho tôi về học lớp nhì ở trường Bàn Cờ trong xóm Lao động gần nhà. Trường tiểu học Bàn Cờ ở gần bót cảnh sát. Trường được thành lập từ năm 1946, ban đầu trường được xây dựng với mái tranh, vách ván, một cách đơn sơ, tạm bợ trên một bãi đất hoang và mang tên Trường Bàn Cờ II. Đến 1950, để đáp ứng nhu cầu học sinh trong vùng ngày càng tăng, Trường Bàn Cờ II được xây mới với tường gạch lợp ngói, số phòng học tăng lên, trông trường có tầng lầu giống như kiểu kiến trúc của Pháp, có sân chơi ở giữa có cái nhà bồn kèn.

Đến năm 2012, Trường một lần nữa được nâng cấp thành trường THCS (Trung học cơ sở) đào tạo đến bằng trung học đệ nhất cấp.

Tôi học lớp nhất trường Bàn Cờ, thấy tôi là con nhà nghèo học giỏi, cô giáo đề nghị cho đi Cấp cuối năm với các bạn trong lớp, đây là lần đầu tiên tôi được đi ra khỏi thành phố Saigon, trước đó, tôi có mượn thẻ xe buýt của ba tôi đi dạo một vòng đến Bình Đông 3 và ngồi luôn trên xe quay về nhà là hạnh phúc lắm rồi.

Xe đò chở chúng tôi ra Cấp ngừng ở Long Thành, mãi hôm sau mới đến Cấp, chao ôi lần đầu tiên tôi thấy biển sao mà bao la thế. Mấy tên bạn cũng vậy chạy giỡn nô đùa thoả thích. Cái kỷ niệm này tôi nhớ mãi.

Năm 1954, khi đất nước chia đôi Nam Bắc, có phong trào di cư, người Bắc bỏ nhà cửa chạy vào nam tránh chế độ cộng sản, thì dân số Saigon tăng trưởng nhanh chóng, chính phủ có kế hoạch đô thị hoá và đường G. Lizé đổi tên là Phan Thanh Giản, nhà cửa cất lên san sát. Chợ Nguyễn Thiện Thuật được dựng lên trên hẻm cùng tên. Ngày nay chợ này và chợ Bàn Cờ có tiếng là chợ bán đồ si (sida, đồ cũ).

Từ xóm cổng Lao Động có con đường không đất đỏ hình chữ V đi thông ra đường Richaud nối dài sau là đường Phan Đình Phùng, nay là Nguyễn Đình Chiểu Q3. Đi về phía bắc, gần đường xe lửa đi Hòa Hưng có chợ Vườn Chuối.

Chợ Vườn Chuối là một trong những khu chợ đông đúc và tấp nập, nằm bên cạnh đường Nguyễn Đình Chiểu và Nguyễn Thượng Hiền thuộc xóm Vườn Chuối. Ngày xưa xóm này nằm trong khu tập trận. Người dân không ai dám khai khẩn làm gì, chỉ trồng chuối thành vườn rồi từ đó truyền tai nhau gọi tên là xóm Vườn Chuối. Năm 1955, chính quyền Saigon dùng chính tên mà người dân hay gọi để đặt cho chợ và con đường Vườn Chuối ngày nay. Chạy dọc bên cạnh chợ là con đường Vườn Chuối, dài khoảng hơn 400 mét nhỏ nhưng đi được hai chiều. Từ xưa đến nay, con đường này có nhiều nhà may, tiệm quần áo cũ, áo cưới, quán ăn,... nằm san sát nhau. Trước đây, thì khu Vườn Chuối này toàn là nhà lá, nhưng sau bị cháy, nghi là có người đốt. Rồi từ vụ cháy đó, chính quyền mới lấy đất, phân lô bán lại cho dân lao động hoặc cấp cho những người cán bộ để cất nhà, lúc trước còn có những trang trại nuôi ngựa rất lớn. Cho đến những năm 1954 - 1955 thì trở thành khu dân cư đông đúc, náo nhiệt. Trong khu vực chợ Vườn Chuối có một cây bồ đề nằm chễm chệ ở góc chợ. Không ai biết cây này mọc đã bao lâu hay từ khi nào. Chỉ hay rằng người dân thấy cây lâu năm, linh thiêng nên lập bàn thờ dưới gốc cây, rồi mỗi ngày mọi người ra xung quanh nhang khói, hương đèn như một nơi cầu bình an cho gia đình.

Ngày nay những ngôi nhà lá đã biến mất, với sự phát triển của đô thị thì nhiều ngôi nhà cao tầng mọc lên. Đan xen vào đó chỉ còn một vài ngôi nhà cũ kĩ, ọp ẹp đã có từ rất lâu. Chợ Vườn Chuối còn được nhắc đến như một thiên đường ẩm thực mời gọi các tín đồ đam mê ăn uống ghé lại. Từ các món ăn vặt, ăn chơi đến các món ăn mang đặc trưng vùng miền, món nào cũng hấp dẫn và thu hút thực khách. Thú vị nhất có thể kể tới nhiều loại bún ở khắp các vùng miền khác nhau như: bún bò Huế, bún đậu mắm tôm, bún mọc... Trước mặt chợ, ngày xưa có tiệm tạp hóa Tài Lợi mà tôi hay đi mua đồ lặt vặt.

Về phía đường Cao Thắng có tiệm sách Trung Thành chuyên cho thuê chuyện sách cũ. Tôi không có nhiều phương tiện giải trí, nên mải mê thuê chuyện Tàu ở nhà sách nầy và một tiệm khác trong xóm Lao động, giá là 2 đồng 1 tuần. Tôi rành sử Tàu và đọc hết các tiểu thuyết cổ điển như Phong Thần, Tam Quốc, Đông Chu Liệt Quốc, Tiết Nhơn Quý, Tiết Đinh San, Càn Long Du Giang Nam...

Từ đường Cao Thắng đi về ngã bẩy có ngã ba Vườn Lài nằm giữa ngã bảy Saigon (đường Lý Thái Tổ) và ngã sáu Chợ Lớn (đường Nguyễn Tri Phương), bao gồm các đường chính là Minh Mạng (nay là đường Ngô Gia Tự), Vĩnh Viễn, Sư Vạn Hạnh thuộc quận 10 ngày nay. Trước đây, Ngã ba Vườn Lài là một vùng hoang vắng trên cánh đồng tập trận thời nhà Nguyễn. Đến năm 1950, Vườn Lài có xóm đĩ như ngã ba Chú Ía và trở thành xóm sầm uất, dân cư đông đúc, nhà cửa chen chúc với những đường ngang ngõ tắt. Vườn Lài là một trong những khu lao động của thành phố làm cơ sở cho cách mạng, nuôi dưỡng cán bộ, che giấu thanh niên trốn lính dưới chế độ cũ.

Giáo xứ Bàn Cờ bắt đầu có tên từ năm 1952, đầu tiên có một linh mục mua một căn nhà để làm nhà nguyện tại một con hẻm nhỏ trong Bàn Cờ. Năm 1954 số người Công giáo trong xóm tăng lên nhanh chóng và dựng ra họ đạo Bàn Cờ, đằng sau khu tôi ở bây giờ có tường xây bằng xi măng, người Bắc di cư cất nhà có 1 tầng.

Sau khi đậu bằng tiểu học năm 1956, tôi thi rớt vào lớp đệ thất trường Pétrus Ký. Ba tôi ghi tên cho tôi học lớp đệ thất ở trường tư thục Kiến Thiết, sau đó tôi vào trường Kỹ thuật Cao Thắng và vẫn ở cái nhà này cho đến năm 1964 thì đi Pháp học.

Tôi về lại Saigon lần đầu tiên năm 1993 với gia đình và có ghé qua thăm chốn xưa, thì đường Phan Thanh Giản đã đổi tên là đường Điện Biên Phủ, cư xá Lao Động trở thành Cư Xá Đô Thành. Cái nhà 389-391 có nhiều chái đằng trước do dân ngoài Bắc vào sau năm 1975 cất lên buôn bán nhỏ để kiếm thêm sinh kế. Nhà ông bà kiểm trở thành văn phòng AC. Bên kia đường có vô số cửa hiệu. Nhà ảnh Mạnh Đan và nhà ông họa đồ vẫn còn. Xe mì chú Cao vẫn ở ngoài đường trước ngõ hẻm xưa. Chú đã mất xong gia đình còn ở nhà cũ trong hẻm mặc cho nhà chức trách làm khó dễ. Hàng xóm xưa lại chào chúng tôi ở Pháp về. Rạp Đại Đồng vẫn chiếu phim cũ như xưa.

Các đường hẻm xưa trong xóm biến thành đường trải nhựa, có tên là đường số 1, 2, 3, 4 và có nhiều nhà có 3, 4 tầng lầu. Sau này văn phòng AC trở thành quán cà phê sang trọng, còn cái nhà tôi ở biến thành nhà ngân hàng ACB, rạp Đại Đồng chỉnh trang lại theo thời mới. Trường tiểu học Bàn Cờ xưa cũng nhường chỗ cho hai toà nhà mới, bịnh viện bình dân thành ra một bịnh viện tân thời... Những Người Muôn Năm ᴄũ, Hồn Ở Đâu Bây Giờ ?

Năm 2018, Cư Xá Đô Thành là khu vực dân cư sang trọng bậc nhất quận 3, tập trung nhiều văn phòng, công ty, căn hộ dịch vụ cao cấp chọn làm trụ sở. Trong khu dân cư và bán kính xung quanh khu vực 300m có đầy đủ tiện ích của cuộc sống như: trường học các cấp, trung tâm ngoại ngữ, bệnh viện Bình Dân, chợ Vườn Chuối, siêu thị Aeon Mall, sân khấu kịch Saigon.

Năm 2019 tạp chí Time Out mô tả đây là một khu phố nhộn nhịp nhưng ít bị xáo trộn, nơi vẫn còn lưu giữ nhiều dấu ấn lịch sử bên cạnh sự phát triển chóng mặt của đô thị. Tại đây, du khách sẽ có cơ hội ghé thăm các nhà thờ, biệt thự thời thuộc địa hay các ngôi chùa cổ và một số quầy hàng bán ẩm thực đường phố nổi tiếng.

Nguyễn Hoạt
(15-12-2021)
llllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll
llllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll
Chợ Lớn thời phồn thịnh nay còn đâu!

  • Trần Tiến Dũng
  • Chùa Bà Thiên Hậu, Chợ Lớn (ảnh: Christian SAPPA/Gamma-Rapho via Getty Images)

    Thỉnh thoảng có người Sài Gòn đứng tuổi hiếm hoi còn tìm tới một hẻm phố nhỏ ở đường Tuệ Tĩnh quận 11 để ăn sáng với món hủ tíu mì sườn heo Tàu Xì, mùi vị tuy lạ nhưng rất đặc trưng ẩm thực Chợ Lớn xưa.

    Thực khách quen đến với các khu phố người Hoa ngày nay, không chỉ muốn thưởng thức vị gốc các món ăn Tàu – Chợ Lớn, mà người ý nhị còn có mong muốn được nghe lại cái khẩu âm tiếng Quảng Đông, Tiều Châu, Hẹ…

    Ai cũng biết hầu hết các tiệm nước, nhà hàng, tạp hóa, chợ nhỏ… ở toàn khu Chợ Lớn suốt hàng trăm năm, cứ mỗi sáng tinh mơ, lúc nhịp sinh hoạt cả đô thị bừng thức thì các khẩu âm tiếng Hoa, tiếng Việt hòa trộn – hài hòa vào nhau thành một nhịp điệu âm thanh ngôn ngữ riêng của Chợ Lớn mà không thể tìm thấy ở bất cứ tỉnh thành nào khác trên toàn cõi Việt Nam.

    Gần nửa thế kỷ sau biến cố 1975, những người phương xa về và cả những người xưa vẫn còn đang ngụ cư ở Chợ Lớn, rất khó tìm lại được cái không gian sinh ngữ đa dạng khẩu âm Hoa – Việt đặc trưng Chợ Lớn nữa.

    Hôm chúng tôi tìm ăn món hủ tíu mì Tàu Xì, anh bạn gốc Hoa cùng tuổi kể: “Hồi năm 1976, tôi bị đi Thanh niên xung phong, mấy tháng sau về phép, ở nhà tôi nói hay hỏi gì bà già tôi cũng không trả lời, tôi thấy lạ quá, sau cùng hiểu ra do tôi nói tiếng Việt quen miệng, không nói tiếng Hoa nữa nên bà già tôi dù hiểu điều tôi nói nhưng không thèm trả lời.” Ngày nay, hầu hết người Việt gốc Hoa trẻ tuổi sinh sau 1975 đều không còn thói quen sử dụng tiếng Hoa để giao tiếp với nhau, còn chăng chỉ là thế hệ người Hoa ngoài sáu mươi.

    Chợ Lớn thập niên 1990 (ảnh: Jean-Léo DUGAST/Gamma-Rapho via Getty Images)

    Khác với nhiều phố Tàu ở nhiều quốc gia trên thế giới, trước cả năm 1975, ở Chợ Lớn, người ta không hề tìm thấy các bảng hiệu, cổng chào nào có dòng chữ China Town – Phố Tàu. Có người rà lại ký ức rồi mô tả sơ qua không gian địa lý của khu trung tâm Chợ Lớn – Sài Gòn, dù có thể không chính xác nhưng cũng dễ mường tượng được; phía Đông từ đường Đồng Khánh, phía Nam từ cầu Nhị Thiên Đường, phía Tây từ chợ Phú Lâm và phía Bắc bắt đầu từ đường Âu Cơ, khu trung tâm phố Tàu Chợ Lớn mở ra với đủ sắc màu đặc trưng y như một tiểu Hong Kong.

    Trong khu trung tâm Chợ Lớn đó, có lẽ còn rất nhiều người Việt cố cựu vẫn ghi nhớ hình ảnh phố vịt quay, heo quay, xá xíu, phá lấu Tôn Thọ Tường (tên đường mới là Tạ Uyên). Vào thời khu phố này phát đạt thì ánh đèn vàng và màu đỏ da heo quay, vịt quay bóng lưỡng sáng rực cả ngày lẫn đêm. Ở con đường này không cần treo đèn lồng đỏ kiểu Tàu hay mở loa phát nhạc Tàu mà vẫn luôn vang tiếng Hoa, tiếng Việt rao mời mua bán, tiếng dao thớt, hương thơm thực phẩm đa dạng cũng đủ làm nên sự náo nhiệt quanh năm suốt tháng.

    Sài Gòn 1965 (ảnh: Stuart Macgladrie/The Sydney Morning Herald/Fairfax Media via Getty Images via Getty Images)

    Ngày nay, phố vịt quay này chỉ còn người mua người bán lưa thưa, không phải do món này bị kiểu vịt quay, heo quay với lá mắc mật từ các tỉnh miền núi Bắc Việt đem vào cạnh tranh, giựt mối; có lẽ do chính các thế hệ trẻ người Việt gốc Hoa kế thừa món vịt quay, heo quay chánh hiệu Chợ Lớn, đã không còn nhu cầu tập trung để hình thành bản sắc mua bán kiểu phố Tàu nữa. Họ tản ra, mở tiệm rải rác và tan loãng trong đô thị khổng lồ.

    Hầu hết người Sài Gòn cố cựu có dịp vô Chợ Lớn coi múa lân từ lúc tuổi thơ còn nhớ, thời đó cho dẫu các rạp chiếu bóng như Hồng Liên, Cây Gõ… còn chiếu phim Ấn Độ đánh phép thuật và múa hát đầy sắc màu huyền bí, thì các hội múa lân ở Chợ Lớn đã có màn biểu diễn đánh võ Tàu kèm với múa lân trên đường phố. Nhiều người Việt sống ở Chợ Lớn cho là, chính cao thủ thi triển võ múa lân ở Chợ Lớn và truyện chưởng Kim Dung đã kích thích thị hiếu mê ghiền phim chưởng Tàu suốt hàng chục năm của người Việt.

    Một ông người Việt sống ở chung cư Nguyễn Văn Thoại kể: “Hồi tui còn nhỏ, trước Tết Nguyên Đán năm nào cũng có các đoàn múa lân, với lân râu đen, râu trắng đủ hết, kéo đến đường Vĩnh Viễn làm lễ bái sư, vì nghe đâu ở lô G chung cư Nguyễn Văn Thoại dạo đó, những năm 1970, có ông Lai Quý là bậc võ sư thượng thừa, nhiều người còn thấy ổng phi thân từ dưới đất lên lầu một cái chung cư nơi ổng sống”.

    Ngày nay, chuyện các bang hội vẫn còn nhiều đoàn lân, có đoàn danh tiếng đoạt giải thi múa lân ở nước ngoài nhưng cũng có đoàn không cần phải đến Tết hay lễ hội, bất kể ngày nào trong năm, tiệm, nhà hàng, công ty khai trương, tổng kết, ngay cả chính quyền cần tuyên truyền là mướn đoàn lân đến đánh trống ầm ĩ cho lân múa, lạy xôm tụ rồi lấy tiền công như là một thứ dịch vụ. Cái gọi là bản sắc nghệ thuật múa lân cứ vậy mà tầm thường nhàm chán theo thời gian.

    Minh họa: Pexels

    Dạo quanh Chợ Lớn ngày nay, những ai từng thân thiết với khu đô thị này đều dễ ngậm ngùi; đừng nói so với khu trung tâm quận 1, 3 Sài Gòn hay sánh với quận 2, 9 Thủ Đức về đường phố, cao ốc, thương mãi, vui chơi… mà ngay đến cái vẻ tất bật, lam lũ chạy việc, chạy ăn của đa số dân cư Việt, Hoa cũng không che giấu được vẻ bị bỏ rơi.

    Điều trớ trêu là ngay chính cái khu cao ốc Thuận Kiều Plaza, chiếm ngự hơn 9.970 mét vuông trên đường Hồng Bàng, choán cả một không gian đắc địa trung tâm Chợ Lớn, cũng bị người dân cho là bị ếm bùa, vì trông ba tòa tháp cao 33 tầng có hình thù như ba cây nhang, suốt bao năm vẫn cựa quậy tìm cách nắm bắt lại cơ hội phất lên, nhưng rồi qua bao Tết đến, xuân về, nó vẫn như ngóng trông buồn buồn nhìn ra phố xá nhộn nhịp bên ngoài. Đến cái chợ hoa Tết thường họp trên đường Tổng Đốc Phương (tên mới là Châu Văn Liêm) ở phía đối diện có từ trước 1975 cũng bị chính quyền hiện nay giải tán; rồi các rạp hát như Thủ Đô, chiếu bóng Đại Quang cũng tắt đèn quanh năm.

    Đến Chợ Lớn ngày này, người đa cảm cả Việt lẫn Hoa liên tưởng đến lời Việt của khúc hát nhạc Hoa nửa nhớ nửa quên: “Làm sao quên tháng năm/ Xưa đẹp biết bao / Và nơi đó bao người / Đời hăng hái /Bước chân trên vinh nhục thăng trầm…”

llllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll

KÍNH MỜI THAM KHẢO

https://phtq-canada.blogspot.com/

https://lotus-lantern-canada.blogspot.com/

SAIGON XƯA VÀ NAY (1) SAIGON XƯA VÀ NAY (2)

SAIGON XƯA VÀ NAY

ĐÔI NÉT VỀ SAIGON XƯA

https://phtq-canada.blogspot.com/2022/11/cholon-ngay-xua.html

Friday, November 25, 2022 Hột “dzịch lộn”

https://phtq-canada.blogspot.com/2022/11/buu-chinh-vietnam-conghoa.html

Monday, November 21, 2022

https://phtq-canada.blogspot.com/2022/10/doi-net-ve-saigon-xua.html

Saturday, 22 October 2022

https://phtq-canada.blogspot.com/2022/10/xom-chieu-quan-4-saigon.html

Thursday, 20 October 2022

SÁCH QUÝ HIẾM CỦA NHỮNG NHÀ SƯU TẬP KHỦNG

https://phtq-canada.blogspot.com/2022/08/bao-chi-xua.html

BÁO CHÍ XƯA BÁO CHÍ XƯA

https://phtq-canada.blogspot.com/2022/08/dinh-doc-lap-saigon.html

Dinh Độc Lập ngày nay như thế nào?

https://phtq-canada.blogspot.com/2022/06/gia-dinh-trung-luu-hanoi.html

https://phtq-canada.blogspot.com/2022/05/ben-bach-dang-saigon.html

https://phtq-canada.blogspot.com/2022/05/saigon-xua-va-nay.html

Monday, 16 May 2022

https://phtq-canada.blogspot.com/2022/05/cac-cho-o-saigon-xua.html

https://phtq-canada.blogspot.com/2022/05/saigon-xua-va-nay_17.html

https://phtq-canada.blogspot.com/2022/05/saigon-xua-va-nay.html

Những bức ảnh Saigon được chụp cách nhau 100 năm tại cùng một vị trí

https://phtq-canada.blogspot.com/2022/05/cac-cho-o-saigon-xua.html

Monday, May 30, 2022

https://phtq-canada.blogspot.com/2022/02/saigon-xua-va-nay.html

Saturday, 26 February 2022

Kiến Trúc Sư Huỳnh Kim Mãng và các sinh viên Trường Đại Học Kiến Trúc Saigon 1971

https://phtq-canada.blogspot.com/2021/10/cho-ben-thanh-saigon.html

Ảnh chợ Bến Thành thập niên 1920 (cuối trang)

https://nhactrinh.vn/nhung-buc-anh-sai-gon-duoc-chup-cach-nhau-100-nam-tai-cung-mot-vi-tri-phan-2/

https://phtq-canada.blogspot.com/2022/01/saigon-1960-1970.html

BẾN BẠCH ĐẰNG SAIGON - CỘT CỜ THỦ NGỮ XƯA VÀ NAY

Ảnh màu về cuộc sống sôi động của Saigon 1954 (cuối trang)

Loạt ảnh về sân bay Phù Cát (Bình Định) thời chiến tranh Việt Nam

Hình Ảnh Quê Hương Đất Nước - Qui Nhơn năm 1968

Hàng rong Saigon những năm 50 Bởi Brown Sugar 06 October 2017

Ảnh thú vị về Saigon năm 1969 của C. W. Barrett

https://phtq-canada.blogspot.com/2020/10/ha-noi-xua.html

Wednesday, 7 October 2020

https://miennamvietnam.com/nho-saigon-chon-cu-duong-xua-tan-dinh-dakao-nhung-ngay-xua-cu/

Nhớ Saigon, chốn cũ đường xưa: Tân Định & DaKao những ngày xưa cũ

https://phtq-canada.blogspot.com/2020/09/chuatroi-ngochoang-thuongde.html

Friday, 18 September 2020

https://phtq-canada.blogspot.com/2020/09/hinhanh-trieunguyen.html

Wednesday, 16 September 2020

https://phtq-canada.blogspot.com/2020/09/tin-nguong-dan-gian.html

Saturday, 12 September 2020

https://phtq-canada.blogspot.com/2020/09/dakao-tan-dinh.html

Friday, 4 September 2020

https://phtq-canada.blogspot.com/2020/09/hoc-duong-va-cuoc-song.html

Tuesday, 1 September 2020

https://phtq-canada.blogspot.com/2020/08/hinh-anh-ngay-xua.html

Sunday, 16 August 2020

Những hình ảnh quý giá của tạp chí Life về Chợ Lớn 1950

40 bức ảnh màu vô giá về miền Bắc Việt Nam thời chiến

https://phtq-canada.blogspot.com/2019/08/dinh-gia-long.html

https://phtq-canada.blogspot.com/2019/07/blog-post.html

Saigon 1965-1975 - Saigon xưa: Hòn ngọc viễn đông của thuở nào

https://phtq-canada.blogspot.com/2019/07/saigon-1966.html

Saigon 1966 - Ảnh màu cực hiếm về Saigon năm 1965 – 1966

https://phtq-canada.blogspot.com/2019/07/saigon-1900.html

Saigon 1900

https://phtq-canada.blogspot.com/2019/07/saigon-1971.html

Saigon 1971

 llllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll

Aiii… dzật lộn hôn?

Hột dzịch dzữa sung hơn hột dzịch lộn?

Có ai nghĩ món hột vịt lộn chiên này ở nhà hàng… Matthew’s Grill tại Gaithersburg, tiểu bang Maryland, Mỹ? (ảnh: Katherine Frey/The Washington Post via Getty Images)

Tuần rồi, sau khi báo chí trong nước đồng loạt đưa tin TasteAtlas xếp hạng món hột vịt lộn là món dở nhứt trong các món trứng, sóng gió đã nổi lên trên mạng xã hội người Việt.

Liệu rằng ngành kỹ nghệ hột vịt lộn xứ Việt có lạng quạng? Liệu rằng hãng Hột Vịt Lộn Long An ở Mỹ có sụt giảm năng suất? Thực ra tin này cũ xì, phát đi hồi đầu Tháng Tám, đầu Tháng Mười Một báo chí Việt Nam mới đưa tin. Tin cũ mà đâu thấy chấn động gì ở các nước khác!

Với người Việt, hột vịt lộn là một món ngon mà sự phổ biến chỉ sau người Phi Luật Tân. Dân miền Tây gọi là hột dzịch lộn. Tôi ngờ rằng mươi mười năm nữa báo chí sẽ viết y như dân miền Tây gọi. Bằng chứng là bây giờ họ đã viết “lá giang”, “trái giác”, thay vì lá vangtrái vác rồi. Những người viết đúng sẽ bị “mo-rát” sửa lại thành sai.

Nhiều người thật khó quên cái tiếng rao hàng đêm nghe loáng thoáng như “Aiii… dzật lộn hôn”? Quả là một loại tiếng rao có cả nội dung hướng dẫn… dinh dưỡng luôn. Bởi lẽ, dân Phi Luật Tân đồn rằng ăn hột vịt lộn buổi tối về nhà dễ… vật lộn.

Nhưng người Việt ngon hơn dân Phi ở chỗ phát hiện bộ đôi hột vịt lộn – rau răm. Trên trang web Yelp giới thiệu hột vịt lộn Long An ở Westminster, Cali, anh chàng Michael M. Elite ở San Diego dặn người mua hột vịt lộn đừng quên hỏi một mớ rau răm để ăn kèm. Anh kể: “Người đàn ông đứng sau quầy không nói được nhiều tiếng Anh và tôi đã quên tên gọi của loại rau ấy bằng tiếng Việt là gì, nhưng may mắn thay tôi nhìn thấy một chiếc túi phía sau quầy và chỉ vào nó.” Anh ta còn dặn thêm: Nếu bạn không biết nó được gọi là gì, chỉ cần Google nó trên điện thoại của bạn và cho họ xem một bức ảnh.

Getty Images

Hột vịt lộn là món ăn bên Tàu truyền qua Phi Luật Tân theo ngả di dân buôn bán. Người Tàu ăn cái hột vịt ấp ra con đã khá lớn nên họ gọi là món “trứng lông” (mao đản). Xứ Phi duyên khởi với món ăn này và nó trở thành quốc thực của nước họ. Người Phi ăn đủ cỡ phôi như dân Việt. Mấy bà (nhưng không phải tất cả) sợ trứng già thường ăn trứng ấp mề.

Chiều chiều cuối giờ làm, mà nhâm nhi vài lon bia với hột vịt lộn – rau răm không còn gì thần tiên hơn. Nó vừa béo, vừa ngọt nước, kèm vị thơm đặc trưng của rau răm (vietnamese corriander). Sài Gòn, gần chân cầu Nguyễn Tri Phương phía bên Quận 5, có quán Cây Dừa chuyên lẩu bò. Khách vào quán thường gọi một nồi nước lẩu. Chạy bàn sẽ đem ra một mâm với đủ các thứ của con bò, kể cả “súng, đạn”. Nhưng chẳng hiểu tại sao lại có món không phải của con bò: Hột vịt lộn đã lột vỏ. Muốn ăn hột vịt lộn và uống bia thì lại đằng quán Tư Phê trên đường Phạm Ngọc Thạch, Quận 3, cũng ngon bá cháy. Nhớ một thời hột vịt lộn ăn nhiều, bia chẳng uống bao nhiêu vì không có nhiều tiền.

Ở quê tôi, người ta vẫn nuôi vịt chạy đồng để lấy trứng. Lúa gặt xong, chủ vịt tới đặt vấn đề mua đồng gọi là mua lạc túc. Vịt nuôi bầy chuyên trứng là giống vịt cỏ phân biệt với vịt nuôi thịt là vịt sen. Công việc ấp trứng cung cấp hột vịt lộn, vịt con, vẫn được làm thủ công theo quy mô hộ gia đình.

Trong bản bình chọn về trứng của TasteAtlas gồm có bốn cấp độ best, great, OK  worst. Món hột vịt chiên cà tím – tortang talong – của Phi hạng best, món hột vịt lộn (balut) của Phi hạng worst. Bảng bình chọn này nếu ở khu vực Đông Nam Á, chắc chắn sẽ lộn ngược.

Hột “dzịch lộn” phải song kiếm hợp bích với rau răm

Còn một loại trứng nữa đang khá đình đám bởi vì có Sulfur hydrogen: Hột vịt vữa – dân miền Tây gọi là hột dzịch dzữa. Trong nghiên cứu của một nhóm người Nhựt, tỷ lệ đậu phôi khi ấp trong giai đoạn 17-19 ngày vào khoảng 70%, trứng không có cồ và phôi chết lần lượt là 18% và 11%. Những nàng vịt “không chồng mà chửa đẻ” đâu có ít. Động trời thiệt! Nghiên cứu này còn phát hiện trong hột vịt lộn và hột vịt vữa có taurine, trong khi trứng thường khi luộc xong không có. Trứng vữa ít hơn.

Có lần về Cần Thơ tôi được ông bạn chủ quán ban tối chạy kiếm đâu được mấy chục hột vịt vữa. Có lẽ trứng ấp ngắn ngày, mùi khí H2S nhẹ hều, nhưng béo, màu vàng bắt mắt. Trong khi dân tình ăn hà rầm hột vịt vữa, nhứt là dân Phi, một ông tiến sĩ ở Hà Nội biểu: “Trứng ung chứa độc tố là chính, chẳng hạn như khí độc NH3 và H2S.”  Ông Vũ Thế Thành, một chuyên gia an toàn thực phẩm, nói: “Trong an toàn thực phẩm, rất dễ để phát biểu, thực phẩm này có độc chất, phải loại bỏ vì lý do an toàn, và dĩ nhiên, an toàn cả cho người phát biểu, mặc dù ngộ độc do ăn trứng ung hay nước mắm thạch tín chưa được ghi nhận.”

Báo chí từng đồn ầm lên về “hột vịt vữa” khiến mấy bà nô nức đến tận trại ấp tìm mua trứng ung chất lượng cao. Nghiên cứu “H2S như một chất trung gian của quá trình thư giãn cơ trơn thể hang ở người” chỉ mới ghi nhận: “Ở chuột, NaHS và L-Cysteine thúc đẩy sự cương cứng của dương vật…”. Nhưng từ chuột tới người còn xa lắc!

llllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll

KÍNH MỜI THAM KHẢO

https://phtq-canada.blogspot.com/

https://lotus-lantern-canada.blogspot.com/

SAIGON XƯA VÀ NAY (1) SAIGON XƯA VÀ NAY (2)

SAIGON XƯA VÀ NAY

ĐÔI NÉT VỀ SAIGON XƯA

CẦU TRỜI CÓ ĐƯỢC GÌ KHÔNG - CẦU NGUYỆN CÓ ĐƯỢC GÌ ĐÂU -

Ý NGHĨA CỦA PHƯỚC BÁU

Chớ tin lời các giáo phẩm tôn giáo bịa đặt gạt gẫm thế gian u mê.

Tôi đã chứng kiến nhiều Phép Lạ và dám cam đoan điều đó !

Thế nào là cuộc sống có ý nghĩa?

MỘT VÀI CHUYỆN CHO VUI ĐỜI

https://phtq-canada.blogspot.com/2011/05/cau-troi-co-uoc-gi-au.html

https://phtq-canada.blogspot.com/2016/02/nen-lo-tu-tam-chuyen-tanh-cho-tin-loi.html

https://phtq-canada.blogspot.com/2018/09/cau-troi-co-uoc-gi-au.html

https://phtq-canada.blogspot.com/2019/01/cau-nguyen.html

https://phtq-canada.blogspot.com/2020/02/cau-nguyen-co-duoc-gi-dau.html

https://phtq-canada.blogspot.com/2020/04/deadly-easter-sunday-louisiana-tornado.html

https://phtq-canada.blogspot.com/2020/09/chuatroi-ngochoang-thuongde.html

https://phtq-canada.blogspot.com/2021/02/cau-troi-co-duoc-gi-dau.html

https://phtq-canada.blogspot.com/2021/11/cau-troi-co-duoc-gi-dau.html 

Đức Phật không phải là thần linh. Đúng. Nhưng thần linh là gì?

CHỮ TÂM TRONG ĐẠO PHẬT 

(Ý Nghĩa Lễ Cầu Nguyện - Chuyện Trong Chùa - Chuyện Trong Đời - Thế nào là một vị Chân Tu)

https://lotus-lantern-canada.blogspot.com/2022/05/chu-tam-trong-ao-phat.html 

https://thuvienhoasen.org/p22a12010/04-chu-tam-trong-dao-phat

https://lotus-lantern-canada.blogspot.com/2019/09/chu-tam-trong-ao-phat-cu-tran-lac-ao.html

CHỮ TÂM TRONG ĐẠO PHẬT

https://phtq-canada.blogspot.com/2013/10/chu-tam-qua-loi-chu-to-day.html 

(MC Viet Thao Tiền Làm Động Tâm - Tiền Sinh Bất Tịnh)

*** CHỮ TÂM TRONG ĐẠO PHẬT (CƯ TRẦN LẠC ĐẠO TẬP 3)

CHỮ TU TRONG ĐẠO PHẬT 

- TU TRONG ĐỜI SỐNG HẰNG NGÀY - SỐNG AN LẠC TRONG ĐỜI

https://phtq-canada.blogspot.ca/2014/09/xuat-gia-hay-tai-gia.html

Ý NGHĨA CỦA CUỘC SỐNG

The Meaning of Life (Ý nghĩa sự sống)

Ý Nghĩa Của Cuộc Sống  Lý Liên Kiệt giác ngộ được ý nghĩa của cuộc đời

https://phtq-canada.blogspot.com/2012/03/muon-tu-thi-phai-hoc-muon-oc-phai-biet.html

https://phtq-canada.blogspot.com/2012/04/y-nghia-cua-cuoc-song-ctl-tap-3.html

https://phtq-canada.blogspot.com/2012/12/y-nghia-cua-cuoc-song.html

https://phtq-canada.blogspot.com/2017/12/ly-lien-kiet-giac-ngo-uoc-y-nghia-cua.html 

Tuesday, 19 December 2017

https://phtq-canada.blogspot.com/2018/11/y-nghia-cua-cuoc-song.html

https://phtq-canada.blogspot.com/2022/10/cuoc-song-co-y-nghia.html

llllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll